Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường lam sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 67 trang )

Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến xứ Thanh, đến những hương vị quê hương xứ Thanh chắc du khách
không thế nào quên được hương vị của món nem chua, bánh gai Tứ Trụ, chè lam
Phủ Quảng…và cả những cánh đồng mía xanh ngút ngàn.
Mía là loại cây khỏe, có khả năng thích nghi cao với nhiều loại đất, từ loại đất bãi
ven sông, cho đến đất feralit ở vùng đồi thấp cho đến đất phù sa trong đê,... Vì vậy,
nó góp phần khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai ở nhiều địa phương, nhất là những
vùng đồi trọc vốn bị bỏ hoang hoặc trồng các loại cây hiệu quả thấp.
Mía được trồng rộng rãi ở nhiều địa phương ở nước ta như các tỉnh đồng bằng sông
Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
Trong chiến lược phát triển nông nghiệp giai đoạn mới hiện nay, Đảng và Nhà
Nước ta xác định “cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng”, “hình thành các
vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến” nhằm khai
thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên - kinh tế - xã hội vốn có của mỗi vùng, tạo ra khối
lượng nông sản hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, giải quyết việc làm cho người lao động, đồng
thời cải thiện nâng cao đời sống cho người nông dân. Từ chủ trương này, hàng loạt
các loại cây trồng hàng hóa được phát triển thành những vùng chuyên canh có quy
mô lớn (như: đậu, mía, cà phê, dâu tằm, hoa quả các loại). Trong các loại cây trồng
đó, mía là loại cây trồng được chú trọng do mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ tài
nguyên đất khá tốt.
Thanh Hóa, một tỉnh dân cư đông đúc, đất đai đa dạng, khí hậu rất thích hợp với
cây mía. Cây mía có mặt ở đây từ lâu đời với nhiều giống mía ngon. Tuy nhiên,
trước đây mía chỉ được xem như là loại cây trồng dùng làm nước uống giải khát, ép
lấy mật. Sau khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mía mới trở thành loại
Page 1



Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

cây hàng hóa được chú trọng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết
được nhiều vấn đề kinh tế xã hội như việc làm, thu nhập của người lao động,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng. Thanh Hóa trở thành vùng mía quan
trọng của cả nước.
Do thị trường, thời gian gần đây sản phẩm đường của Việt Nam bị cạnh tranh gay
gắt bởi đường của các nước trong khu vực, hơn nữa do chưa có sự quy hoạch khoa
học nên diện tích, năng suất, sản lượng mía của Việt Nam nói chung cũng như của
Thanh Hóa nói riêng thường không ổn định.
Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng của ngành trồng mía
Thanh Hóa trong nhiều năm qua để xác định các yếu tố ảnh hưởng, tìm ra các mặt
mạnh, mặt yếu của ngành này từ khâu trồng, chế biến, tiêu thụ là vấn đề bức thiết
vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tế, từ đó nhằm thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội tỉnh nhà nói chung và cây mía nói riêng.
Xuất phát từ mục đích khoa học trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tiềm năng và
thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý luân về cây công nghiệp và cây mía, đề tài tập trung đánh giá
tình hình phát triển và phân bố cây mía trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời
nghiên cứu tình hình sản xuất đường, các phụ phẩm của quy trình chế biến mía ở
nhà máy đường Lam sơn. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp thiết thực để
nâng cao hiệu quả kinh tế của cây mía trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Kế thừa, đúc kết và cập nhật cơ sở lý luận về cây công nghiệp và cây mía.
- Phân tích tiềm năng cho phát triển mía ở tỉnh Thanh Hóa.
- Làm rõ bức tranh phát triển cây mía – nguyên liệu của nhà máy đường Lam
Sơn trong thời gian qua.
Page 2



Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

- Định hướng ngành trồng và chế biến mía trong những năm tới. Trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của
cây mía tại nhà máy đường Lam Sơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: đề tài nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển của cây mía –
nguyên liệu của nhà máy đường Lam Sơn.
Không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian vùng nguyên liệu của nhà
máy đường Lam Sơn.
- Thời gian: nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2010.
4. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới có rất nhiều các công trình nghiên cứu về cây mía như:
Năm 1961, Bremr đã nghiên cứu vấn đề trong chăn nuôi tế bào học của cây
mía.
Năm 1968, Euphytica, nghiên cứu lịch sử các giống mía trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học Georgia
(Mỹ) về sản xuất rượu, cồn từ mía.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu về cây mía như: nghiên
cứu các giống mía, các quy trình phòng trừ sâu bệnh, quy trình thâm canh, quy
trình chăm sóc mía bằng cơ giới…
Tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn việc nghiên cứu cũng được tiến hành
triển khai, điển hình như các công trình nghiên cứu: kỹ thuật cải tạo đất trồng mía,
hiệu quả của việc áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, các giải pháp phát triển
công ty cổ phần mía đường Lam Sơn…
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu, phân tích, thống kê
Đây là phương pháp thông dụng của bất cứ nghiên cứu địa lý nào, bởi nền sản xuất

biểu hiện bằng các con số. Để đánh giá chính xác các sự vật hiện tượng, người
Page 3


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

nghiên cứu phải thu thập, thống kê các số liệu liên quan, phân tích đánh giá nó trên
quan điểm tổng hợp.
5.2. Phương pháp so sánh liên hệ
Trong quá trình nghiên cứu, khi đưa ra các nhận định cần so sánh, liên hệ giữa địa
phương nghiên cứu và các địa phương khác trong cả nước để có cái nhìn tổng thể
sự phát triển.
5.3. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp chủ đạo của bất cứ nghiên cứu địa lý nào. Có đi thực địa thì
mới có nhận định chính xác khách quan về sự phát triển, cập nhật thông tin.
5.4. Phương pháp dự báo
Dùng phương pháp này để dự báo xu hướng biến đổi trong sản xuất và chế biến từ
đó làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp phát triển.
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài mang tính chất tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên và đánh giá được điều
kiện đó đối với sự phát triển của cây mía.
Đề tài đánh giá được tiềm năng phát triển của cây mía ở vùng nguyên liệu Lam Sơn
và cả những điều kiện thuận lợi, khó khăn. Việc đánh giá được tiềm năng có ý
nghĩa rất lớn trong việc xây dựng các công trình, chính sách phát triển, đề ra những
biện pháp nhằm phát huy tiềm năng đó cũng như khắc phục những khó khăn, hạn
chế.
Nêu lên được hiện trạng phát triển của cây mía tại vùng nguyên liệu nhà máy
đường Lam Sơn.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài gồm bốn chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về cây mía.
- Chương 2: Tiềm năng phát triển cây mía ở vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn.

Page 4


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

- Chương 3: Thực trạng phát triển của cây mía của tỉnh và ngành sản xuất đường
của nhà máy đường Lam Sơn.
- Chương 4: Định hướng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển phát
triển của cây mía.

Page 5


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÂY MÍA
I. Cơ sở lý luận về cây mía
I.1. Nguồn gốc cây mía và lịch sử phát triển
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về mía có từ cách đây hàng vạn năm, cây mía có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới. Hiện nay có hai trung tâm phát sinh cây mía, đó là đảo
Niu Ghinê và Ấn Độ. Ở các trung tâm này, mía được trồng từ thời cổ, sau lan dần
ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương. Sau thế kỷ XVI nhờ đường
biển phát triển, mía được người châu Âu đem sang trồng ở châu Phi và châu Mỹ.
Ngày nay mía đươc trồng trên toàn bộ vành địa nhiệt đới của Trái Đất, trong phạm
vi từ vĩ tuyến 33°B đến vĩ tuyến 30°N.
Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước có lịch sử trồng mía lâu đời nhất. Ở Trung

Quốc, mía được trồng từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên. Nghề trồng mía được
truyền từ Trung Quốc sang các nước Philippin, Nhật Bản; từ Ấn Độ sang Iran, Ai
Cập, Tây Ban Nha… Cây mía được đưa vào trồng ở các nước ven Địa Trung Hải
vào khoảng đâu thế kỷ XIII. Trong chuyến vượt biển lần thứ hai, Critôp Côlômbô
mới đưa cây mía vào châu Mỹ, đầu tiên trồng ở đảo Xanto Đômigo (nay là nước
công hòa Đôminica), sau đó mới đến Mêhicô (1052), Braxin (1533), Cuba (1650).
Trong thế kỷ XVI, đường mía là nguồn hàng trao đổi quan trọng của các nước Nam
Mỹ và thị trường châu Âu. Cuối thế kỷ XVIII, A.S Marggaf giám đốc viện hàn lâm
khoa học Beclin khám phá ra nguồn đường mới từ cây củ cải đường, và từ đây
đường mía và đường củ cải cùng song song phát triển.
Ở Việt Nam cây mía đã có từ lâu đời. Có lẽ do nằm trong vành đai cận nhiệt đới
gió mùa, nên trên đường di chuyển cây mía đã xâm nhập vào nước ta. Mía nguyên
thủy được trồng khắp cả nước, là cây trồng quen thuộc trong vườn gia đình. Các
vùng trồng mía nổi tiếng cả nước như: Quảng Ngãi, Phú Yên, Bến Tre; gần đây

Page 6


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

phát triển mạnh ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Phú Yên.
Nguồn nguyên liệu chế biến ra đường duy nhất ở nước ta vẫn là cây mía.
I.2. Đặc điểm sinh thái của cây mía
I.2.1. Khí hậu
Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện nhiệt ẩm rất cao.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15
- 260C Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiêt độ dưới 21 0C và ngừng sinh
trưởng ở nhiệt độ 130C, dưới 50C cây bị chết. Những giống mía á nhiệt đới tuy chịu
rét tốt hơn nhưng nhiệt độ thích hợp cũng giống như mía nhiệt đới.
Thời kì nảy mầm mía cần nhiệt độ trên 15 0C, tốt nhất ở 26 - 230C. Mía nảy mầm

kém ở nhiệt độ <150C và >400C. Lúc này cần lấp đầy hom mía. Mía chỉ vươn cao
khi nhiệt độ trung bình tăng lên trên 20 0C, mức tăng khối lượng của thân cây ở
nhiệt độ 250C sẽ gấp 4 lần nhiệt độ ở 210C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho mía vươn
cao là 28 - 350C. Thời kỳ mía chín cần nhiệt độ dưới 300C và biên độ nhiệt giữa
ngày và đêm khá lớn. Sự dao động biên độ nhiệt giữa ngày và đêm có liên quan tới
tỷ lệ đường trong mía. Sự dao động càng cao tỷ lệ đường tích lũy trong mía càng
lớn. Giới hạn thích hợp cho thời kỳ mía chín là 14 - 25 0C, vì vậy tỷ lệ đường trong
mía thường đạt tỷ lệ cao nhất cho các vùng có khí hậu lục địa và vùng cao.
+ Ánh sáng: Mía là loại cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng.
Thiếu ánh sáng mía phát triển vóng cây, hàm lượng đường thấp. Mía cần thời gian
chiếu sáng tối thiểu trong năm là 1200 giờ, tốt nhất là 2000 giờ. Quang hợp của cây
mía tỷ lệ thuận với cường độ và độ dài chiếu sáng. Sự hút nước, hút phân cũng chịu
tác động của ánh sáng. Mây che, nhật thực làm giảm sự sự hút nước của mía. Thiếu
ánh sáng cây hút phân kém, do đó bón phân đạm, kali cũng như phân lân chỉ hiệu
quả khi ánh sáng đầy đủ. Ngày dài có tác dụng tốt đối với thời kỳ sinh trưởng, phát
triển và vươn cao của cây mía. Do đó, ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới mía vươn cao

Page 7


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

mạnh nhất khi bắt đầu mùa hè có độ dài ngày tăng lên. Chính vì vậy, nó là nhân tố
quan trọng quyết định năng suất, chất lượng cũng như sản lượng mía.
+ Độ ẩm: Mía là cây cần nhiều nước nhưng sợ úng. Mía có thể phát triển tốt ở
những nơi có lượng mưa là (1500mm/năm, tức tổng lượng mưa phải từ 2000 2500mm). Giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu 100 - 170mm/tháng, khi chín cần khô
ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỷ lệ đường cao “ hanh heo mật trèo lên ngọn”. Đây là
đặc điểm quan trọng của cây mía để phục vụ cho công tác thu hoạch và chế biến có
hiệu quả cao. Chính từ đặc điểm này mà các nước nằm trong khu vực khô hạn
nhưng vẫn trồng mía tốt, còn những vùng mưa nhiều và phân bố đều trong năm thì

việc trồng mía không kinh tế vì tỷ lệ đường thấp.
Tùy từng thời kỳ mà mía cần độ ẩm khác nhau: Thời kỳ mía nảy mầm cần độ
ẩm trong đất là 65%, thời kỳ mía phát triển lóng vươn cao cần độ ẩm đạt là 75 80%, thời kỳ mía chín cần độ ẩm đất dưới 70%.
+ Gió bão: Làm cây đổ dẫn đến giảm năng suất, giảm phẩm chất của mía.
Chính vì vậy gió cũng là dấu hiệu quan trọng trong công tác dự báo lên kế hoạch
thu hoạch và chế biến làm sao tốn ít chi phí mà giá trị sản xuất cũng như phẩm chất
nguyên liệu của mía vẫn cao.
+ Độ cao: Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức chênh
lệch nhiêt độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích trữ đường
trong mía, điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của các khâu ở trong quy trình chế
biến. Giới hạn về độ cao cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng xích đạo là
1600m, ở vùng nhiệt đới là 700 - 800m.
I.2.2. Đất trồng
Mía là loại cây công nghiệp khỏe, dễ tính, không kén đất, nên có thể trồng mía
trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp nhất cho mía
là loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Có thể
trồng mía có kết quả cả trên đất sét rất nặng cũng như trên đất bùn, đất hoàn toàn
Page 8


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

cát, đất chua mặn, đất đồi, đất khô hạn ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là
có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ pH không vượt quá giới hạn từ 4 - 9, độ pH
thích hợp là từ 5,5 - 7,5. Độ dốc địa hình không vượt quá 15 độ, đất không ngập
úng thường xuyên. Những vùng đất đai bằng phẳng, cơ giới vận tải tương đối thuận
lợi đều có thể bố trí trồng mía. Ngoài ra người ta có thể canh tác mía ở cả những
vùng gò đồi có độ dốc không lớn lắm ở trung du miền núi phía tây. Tuy nhiên ở
những vùng địa bàn này cần bố trí các dãy mía theo các đường đồng mức để tránh
xói mòn đất. Ngành trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình thành

những vùng chuyên canh có quy mô lớn.
I.2.3. Qui trình sản xuất và thời vụ trồng mía
Mía là loại cây rễ chùm, ăn rộng, thích hợp với chế độ cày sâu từ 35 - 40 cm,
bừa kỹ đất đạt độ mịn đến 1,5 cm, đất có nhiều bột. Sau khi làm đất sạch tiến hành
rạch hàng rãnh để đặt hom mía. Khoảng cách giữa các rãnh có thể từ 0,8 - 1,1m, độ
sâu của rãnh có thể từ 25 - 30 cm, độ rộng của rãnh khoảng 30 cm tùy theo loại đất
và giống mía. Trước khi tiến hành trồng cần bón phân lót cho mía. Trung bình mỗi
ha cần bón từ 5 - 8 tạ vôi, 10 - 15 tấn phân chuồng, 6 - 8 tạ phân lân, 1,2 tạ phân
đạm, 80 kg kali, 1,2 - 1,3 tấn phân hữu cơ vi sinh, 30 - 40 kg thuốc Basuzin 1h để
phòng sâu đục thân. Sau khi đặt hom thì dùng đất bột để lấp hom. Sau khi mía đẻ
nhánh khoảng 6 đến 7 lá thì tiến hành bón phân thúc đợt 1 kết hợp với làm cỏ cho
mía. Khi mía đã đẻ nhánh xong và bắt đầu vươn lóng tiến hành bón thúc đợt 2. Lần
này tiến hành bón phân kết hợp với cày trung canh, làm cỏ, vun gốc, tỉa bớt cây vô
hiệu để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển. Trong quá trình sinh trưởng cần tạo cho
vườn mía thông thoáng để các lóng mía có thể vươn cao.
+ Thời vụ: Mía được trồng bằng ngọn và gọi là hom mía. Từ hom mía các mầm
non mọc lên và phát triển thành cây mía. Là loại cây sống nhiều năm nên trồng lần
đầu tiên vào khoảng 11 - 13 tháng mới cho thu hoạch. Sau khi chặt hết mía cây
người ta bón phân để cho mía gốc mọc mầm và tiếp tục phát triển vụ thứ 2. Tuy
Page 9


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

nhiên các vụ năng suất ngày càng giảm, vì vậy các nông trường thường trồng lại
sau khi tiến hành khoảng 2 đến 3 vụ thu hoạch. Năng xuất mía gốc và thời gian lưu
gốc phụ thộc vào giống mía, chất đất điều kiện lúc thu hoạch, trình độ kỹ thuật
canh tác. Thường nhiệm kỳ kinh tế của cây mía kéo dài từ 3 - 5 năm nên đăc biệt
phải chú ý đến chọn giống, làm đất, thời vụ...
Tùy theo thời gian hanh khô mà việc trồng mía và thu hoạch ở mỗi vùng là

khác nhau. Thời vụ trồng và thu hoạch trong năm gồm các thời gian như sau:
- Vụ đông xuân: Thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau,
đây là vụ chính. Thời vụ gieo trồng kéo dài khoảng 5 tháng nhưng tốt nhất là vào
khoảng tháng 11 hoặc 12 năm trước và thu hoạch vào khoảng tháng 3 tháng 4 năm
sau.
-Vụ mía hè: Thường trồng từ cuối tháng 4 đến tháng 5 nếu cần có thể kéo dài
thêm một ít. Vì trồng vào mùa mưa nên độ ẩm và độ cao rất thuận lợi cho việc nảy
mầm. Nhưng vụ này có một số nhược điểm là đến đầu mùa mưa mía bắt đầu vươn
lóng nên không tận dụng được toàn bộ thời gian chiếu sáng, vì vậy ảnh hưởng đến
năng suất, đặc biệt đến tháng 11 mía đã ra hoa ảnh hưởng đến chất lượng mía.
-Vụ thu: Thường trồng từ tháng 9 năm trước và thu hoạch vào tháng 10 năm
sau. Thời gian sinh trưởng 13 đến 15 tháng. Ưu điểm của vụ thu là năng suất cao
gấp rưỡi mía đông xuân, thời gian mía chín nên nâng cao được tỷ lệ đường đầu vụ.
Như vậy thường có 3 vụ mía, trong đó vụ đông xuân là vụ chính. Việc nghiên
cứu cơ cấu mùa vụ của vùng nguyên liệu là rất quan trọng, nhằm cung cấp đầy đủ
liên tục nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường, giảm bớt tính thời vụ
trong chế biến, tạo việc làm đều đặn trong năm cho người lao động. Hơn nữa bố trí
thời vụ trồng và thu hoạch sao cho thời kỳ mía vươn lóng trùng hợp với các tháng
có nhiệt độ cao. Lượng mưa lớn, ánh sáng nhiều là biện pháp quan trọng và rẻ tiền
nhất để đạt năng suất mía cao và chất lượng tốt.

Page 10


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

+ Thu hoạch: Cần tiến hành thu hoạch mía khi đạt độ chín cần thiết (10 -12
tháng đối với các giống mía chín sớm, 12 - 14 tháng đối với các giống mía chín
muộn). Khi mía chín thì chuyển sang màu vàng, lá ngắn, lá gần ngọn xếp khít nhau.
Khi chặt mía cần chặt sát mặt đất tránh làm dập gốc ảnh hưởng đến việc nảy

mầm của vụ sau. Sau khi chặt, mía phải được chuyển về nhà máy để chế biến ngay,
không để quá 48 giờ, vì nếu không sẽ làm hao hụt lượng đường trong mía rất lớn.
Trung bình sau khi chặt cứ mỗi ngày lượng đường kết tinh trong mía giảm 0,21%,
cá biệt có giống mía giảm tới 0,57%. Trong thời gian này nhiệt độ càng cao tốc độ
suy giảm đường càng lớn. Đây là khâu rất quan trọng vì nếu thu hoạch và vận
chuyển không chú ý, cây mía bị dập nát thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản xuất.
Vùng nguyên liệu rộng, lại nằm xa nhà máy, nếu không có kế hoạch chặt hợp lý,
vận chuyển chậm thì ảnh hưởng đến lượng đường trong mía, sẽ gây lãng phí lớn.
Chính vì vậy yếu tố vận tải đóng vai trò quan trọng trong khâu thu hoạch.
I.2.4. Giá trị kinh tế của cây mía
Mía là loại cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp
đường. Đường là một lọai thực phẩm có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều
quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành
công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo...
Về mặt kinh tế, chúng ta nhận thấy trong thân mía có chứa khoảng 80 đến 90%
nước dịch, trong dịch đó có chứa khoảng 16 đến 18% dịch đường. Vào thời kỳ mía
chín già người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước. Từ dịch mía được cô đọng và
đem cô đặc thành đường. Có hai phương pháp chế biến, nếu chế biến bằng thủ công
thì có các dạng đường đen, đường mật, đường hoa mai... Nếu chế biến qua các nhà
máy sau khi lọc và bằng phương pháp ly tâm, sẽ được các loại đường kết tinh, tinh
khiết.
Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm:

Page 11


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

+ Bã mía chiếm 25 - 30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chiếm trung
bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45 - 55% là xenlulô), 2,5% là chất hòa

tan (đường). Bã mía có thể dùng ngay để làm nhiên liệu đốt lò hoặc bột giấy, ép
thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn nữa từ bã mía làm ra Furfural là nguyên
liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm, nguồn
nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan
trọng để thay thế.
+ Mật gỉ chiếm 3 - 5% trọng lượng mía đem ép. Thành phẩm mật gỉ trung bình
chứa 20% nước, đường sáccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp
1%, bột 4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu Rhúm, sản
xuất men các loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic,
hoặc có thể sản xuất 300 lít tinh dầu và 3800 lít rượu. Từ một tấn mía tốt người ta
có thể sản xuất ra 35 - 50 lít cồn 96 độ, một ha với kỹ thuật sản xuất hiện đại của
thế kỷ 21 có thể sản xuất 7000 - 8000 lít cồn để làm nhiên liệu. Vì vậy khi mà
nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì người ta đã nghĩ đến việc thay thế
năng lượng của thế kỉ 21 là lấy từ cây mía.
+ Bùn lọc chiếm 1,5 - 3,5% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã
còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 1,6 % P 2O5, O,4%
K2O, 3% Protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía
để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh giầy,... Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm
phân bốn rất tốt.
Theo ước tính gía trị các sản phẩm phụ phẩm còn cao hơn 2 - 3 lần sản phẩm
chính là đường.
Ngoài ra mía còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thường được
trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm là lúc lượng mưa rất thấp. Đến mùa mưa,
mía trồng từ 4 đến 5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau làm thảm lá xanh dày, diện tích
lá gấp 1-5 lần diện tích đất làm cho nước mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất
Page 12


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn


do đó có tác dụng chống xói mòn cho các vùng đồi trung du. Hơn nữa mía là cây rễ
chùm và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0 - 60cm. Một ha mía tốt có thể cho từ
10 - 13 tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ
quý làm tăng độ phì của đất.
Như vậy, nếu đầu tư có hiệu quả, ngành mía đường sẽ ra một tương lai mới đầy
hy vọng cho vùng trồng mía, trước hết là người nông dân, sau đó là các nhà máy
chế biến đường và các nhà máy phụ trợ khác. Khi phát triển được vùng chuyên
canh mía có quy mô lớn, vấn đề việc làm cho người lao động nông nghiệp trên lãnh
thổ sẽ được giải quyết cơ bản. Mặt khác cung cấp mía nguyên liệu ổn định sẽ đảm
bảo cho công nghiệp chế biến đường phát triển, do đó kéo theo các ngành công
nghiệp chế biến khác như bánh kẹo, những ngành công nghiệp phụ phẩm sau
đường phát triển. Giá trị kinh tế hàng hóa của cây mía tăng lên, cơ cấu kinh tế cây
trồng cũng như cơ cấu kinh tế xã hội có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ.
Khoảng cách về thu nhập của lao động nông nghiệp và công nghiệp được rút ngắn.
Điều kiện để thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn được thực hiện. Sản
xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
II. Cơ sở thực tiễn về phát triển cây mía cả nước và tỉnh Thanh Hóa.
II.1. Cả nước
Theo số liệu thống kê từ sở NN & PTNT, các tỉnh và các công ty đường cho
thấy, diện tích trồng mía tập trung để cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất của
các nhà máy đường vụ ép 2010 – 2011 của cả nước là 250,8 nghìn ha, tăng 3,4% so
với vụ ép trước.
Diện tích các vùng mía nguyên liệu cả nước đều tăng nhanh nhưng tốc độ tăng
không cao, chỉ đạt 3 – 4 %. Có những vùng sản xuất mía đường về cơ bản đã đi vào
ổn định nên diện tích tăng giảm cũng không đáng kể, ( đồng bằng sông Cửu Long
tăng 0,4%, Tây Nguyên giảm 1,1%). Trong đó vùng mía rộng lớn tại khu vực Bắc

Page 13



Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

Trung Bộ tại hai tỉnh Ngệ An, Thanh Hóa đã ổn định quy hoạch, diện tích tăng
không đáng kể.
Theo nhận định của cục Trồng Trọt, nếu diện tích mía của cả nước tăng không
nhiều thì chưa tạo ra đột biến về sản lượng mía và trong trường hợp cây mía được
thâm canh tốt, cũng chỉ đáp ứng không quá 70% nhu cầu của các nhà máy chế biến
đường theo công suất hiện tại. Vụ sản suất 2009 – 2010 cả nước có 40 nhà máy
đường hoạt động, lượng mía ép đạt 9,74 triệu tấn, lượng đường sản xuất ra đạt 904
nghìn tấn, tỷ lệ phát huy công suất bình quân cả nước mới chỉ đạt 61,5%.
II.2. Bắc Trung Bộ và Thanh Hóa
Hiện tại vùng nguyên liệu mía đường của toàn tỉnh Thanh Hóa phát triển trên
địa bàn 18 huyện, với gần 200 xã, thi trấn và 17 nông trường. Việc phát triển vùng
nguyên liệu mía đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả thu
nhập trên một đơn vị diện tích. Tuy đã được chú trọng đầu tư nhưng nhìn chung,
diện tích, năng suất, sản lượng trong vòng 10 năm trở lại đây của tỉnh không ổn
định, có xu hướng giảm. Vụ ép mía năm 2007 – 2008 là năm có diện tích, năng
suất, sản lượng mía đạt cao nhất từ trước đến nay, với diện tích đạt 31.545 ha, năng
suất đạt 63 tấn/ha, sản lượng đạt gần 1,99 triệu tấn. Niên vụ ép 2010 – 2011 diện
tích giảm chỉ còn 26.088 ha. Chính vì vậy mà sản lượng mía nguyên liệu hàng năm
thường không đáp ứng được công suất thiết kế của các nhà máy.

CHƯƠNG I: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY MÍA
Ở VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
I. Vị trí địa lý
Thanh Hóa là một tỉnh nằm trong vùng Bắc trung bộ, lãnh thổ kéo dài từ 19° - 20°
vĩ độ Bắc, 104°22 - 106°04 kinh độ Đông. Thanh Hóa nằm ở cửa ngõ nối liền Bắc
Page 14



Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, cách thủ đô Hà Nội 150 km, thành phố Đà Nẵng 610
km, thành phố Hồ Chí Minh 1560 km.
Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn của Thanh Hóa được quy hoạch ở 5 huyện,
bao gồm: Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Triệu Sơn, Thường Xuân, Yên Định, gồm 40 xã và
5 nông trường quốc doanh. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 74.500 ha, đất có khả
năng trồng mía toàn vùng là 23.300 ha trong đó có 19.500 ha nằm trong cự ly cách
nhà máy 23km.
Căn cứ vào khả năng phát triển, vùng nguyên liệu mía đáp ứng đủ nhu cầu cho nhà
máy hoạt động ổn định kể cả khi nhà máy được mở rộng. Tổng diện tích mía thời
kỳ 1996 - 2000 được quy hoạch 15.000 ha, diện tích luân canh 3.750, ha đảm bảo
sản lượng mía 900.000 tấn đến 1.000.000 tấn mía/năm.
Khối nông trường quốc doanh có diện tích là 2.200 ha, mỗi năm cung cấp cho nhà
máy 160.000 tấn mía cây.
Khối tập thể và hộ gia đình diện tích đất mía là 12.800 ha mỗi năm cung cấp
740.000 tấn mía.
Theo quy hoạch diện tích mía trong vùng khá tập trung nằm trên lưu vực sông Chu,
sông Mã, giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển mía về nhà máy.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
II.1. Tài nguyên đất
Đây là tài nguyên quan trọng hàng đầu trong việc tính toán trồng cây gì, trồng bao
nhiêu trên bất cứ lãnh thổ nông nghiệp nào.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội năm 2010 của Thanh Hóa cho
thấy: diện tích đất tự nhiên Thanh Hóa rất lớn, tới 1.111.364 ha gồm 10 nhóm đất
chính. Các nhóm đất có diện tích lớn bao gồm:
Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 637.074 ha, chiếm 57% diện tích đất tự nhiên toàn
tỉnh. Phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi, trung du như Quan Hóa, Ngọc Lặc,

Page 15



Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

Thạch Thành, Triệu Sơn, Yên Định... thích hợp cho việc phát triển các loại cây
công nghiệp.
Nhóm đỏ vàng trên núi: diện tích 87.000 ha phân bố ở độ cao trên 7.000 m thích
hợp cho phát triển rừng.
Nhóm đất phù sa bồi tụ: diện tích 142371 ha, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và
ven biển thích hợp cho việc trồng cây lương thực.
Nhóm đất bị xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 9.000 ha, phân bố ở các vùng trung du và
các vùng độc lập ở vùng đồng bằng ven biển có thể đầu tư cải tạo đưa vào khai
thác.
Nhóm đất bạc màu: diện tích 26.500 ha.
Nhóm đất thụt lầy than bùn: diện tích 10.959 ha.
Nhóm đất cát: diện tích 15.961 ha.
Còn lại là các loại đất khác.
Đất đã sử dụng 824783,27 ha (74,19% DTTN). Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp
là 233137,19 ha (22,8% DTTN), đất có rừng là 481215,91 ha (43,2% DTTN), đất
chưa sử dụng còn tới 286850,67 ha (25% DTTN).
Tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, đất có độ dốc trung bình dưới 12°, tầng
đất dày từ 0,8 - 1 mét và được chia làm 5 loại đất: đất nông nghiệp, đất có khả năng
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khác. Trong đó đất nông nghiệp
chiếm tỷ lệ lớn 43,8%.
Đặc điểm của vùng là khe suối, hồ đập tự nhiên nhiều, độ ẩm đất cao, cây mía phát
triển trên đất đồi vùng này rất phù hợp. Thực tế việc sản xuất mía của các nông
trường, các hộ gia đình trong nhiều năm qua dã chứng minh điều đó, năng suất mía
bình quân toàn vùng hiện nay đạt 58 tấn/ha, nhiều điển hình tiên tiến đã đạt 120 150 tấn/ha.
II.2. Khí hậu


Page 16


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

Khí hậu là một nhân tố quan trọng trong việc xác định cơ cấu vật nuôi cây trồng,
khả năng thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích của mỗi lãnh thổ nông nghiệp, năng
suất của cây trồng cũng bị ảnh hưởng của yếu tố khí hậu không nhỏ.
Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn có khí hậu ôn hòa. Qua theo dõi về tình
hình thời tiết, khí hậu của vùng chúng tôi có nhận xét chung là 1 vùng mưa thuận
gió hòa, thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là đối với cây
mía.
Nhiệt độ của vùng biến động không điều hòa qua các tháng từ tháng 3 đến tháng
10. Nhiệt độ trung bình cả vùng lớn hơn 20°C và giảm dần ở vụ thu hoạch mía.
Nhìn chung nhiệt độ ở đây phù hợp với sinh trưởng, phát triển và tích lũy đường
của cây mía.
Về lượng mưa: từ tháng 5 đến tháng 9 lượng mưa lớn hơn các tháng trong năm,
tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất và giảm dần từ tháng 9. Lượng mưa trung
bình cả năm trên 1.500 mm đáp ứng nhu cầu về nước cho cây mía.
Độ ẩm các tháng trong năm lớn hơn 80%, đây là độ ẩm phù hợp cần thiết cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây mía.
Như vậy điều kiện thời tiết khí hậu của vùng rất thuận lợi cho cây trồng phát triển,
đặc biệt là cây mía.
II.3. Nguồn nước
Nước là yếu tố chi phối khả năng khai thác tiềm năng nông nghiệp của mỗi lãnh
thổ. Là yếu tố quan trọng thực hiện trong việc thâm canh, luân canh. Mía là loại cây
không cần nhiều nước như lúa và một số loại cây công nghiệp khác nhưng mỗi thời
kỳ phát triển cây mía lại cần một lượng nước khác nhau. Trong giai đoạn đầu mía
cần nhiều nước nhưng lại không chịu được úng.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa lượng mưa trung bình năm lại khá lớn từ

1000 – 1500 mm, mưa nhiều vào các tháng 7, 8, 9, khô ráo vào các tháng 10, 11,
12. Khu vực nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn có hai hệ thống sông là sông
Page 17


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

Chu có chiều dài 32 km và sông Nông Giang có chiều dài 13 km. Hai hệ thống
sông trên là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho vùng nguyên liệu mía đường Lam
Sơn. Ngoài ra nguồn nước ngầm cũng khá phong phú. Vậy với nguồn nước như
trên nếu được điều tiết bằng hệ thống thủy lợi phù hợp là khá dồi dào thỏa mãn nhu
cầu phát triển sản xuất và phục vụ cho sinh hoạt dân cư nói chung và đối với các
thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây mía nói riêng. Hàm lượng phù sa trong
nước lớn là nguồn bổ sung phân bón tạo khả năng tăng năng suất và chất lượng mía
đường. Tuy nhiên do địa hình còn nhiều phức tạp, việc làm thủy lợi đòi hỏi chi phí
tốn kém. Nguồn nước phân bố không đều trong năm giữa các mùa, nên nguồn nước
tưới khó khăn chủ yếu trông chờ vào nước mưa, gây tình trạng hạn hán ảnh hưởng
nhiểu tới năng suất chất lượng mía.
III. Điều kiện kinh tế - xã hội
III.1. Dân cư và nguồn lao động
Trên toàn bộ tỉnh Thanh Hóa có 3.6 triệu người, đứng thứ 3 cả nước, cơ cấu dân số
trẻ, lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ gia tăng tự nhiên còn khá cao
14%. Có thể nói Thanh Hóa có nguồn lao động khá dồi dào. Đáng quý là người dân
Thanh Hóa rất cần cù, chịu thương chịu khó, luôn tìm mọi cách để khắc phục khó
khăn vươn lên trong cuộc sống. Đây là nguồn lực quý trong quá trình xây dựng và
phát triển kinh tế của Thanh Hóa. Trong số 3,6 triệu người thì dân cư nông thôn
chiếm 90,2% tổng số dân.
Trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Trình độ biết chữ của
người dân đạt 97,9%, dân số có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT cao hơn hẳn mức
trung bình cả nước và vùng Bắc Trung Bộ. Đội ngũ khoa học có trình độ học vấn là

khá lớn (số lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 7,13% số lao động có
chuyên môn kỹ thuật). Tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 19%.

Page 18


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

Tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn có tổng số dân 290.360 người, bao gồm
nhiều dân tộc khác nhau như dân tộc mường, dân tộc thái, dân tộc kinh. Tổng
nguồn lao động 162.917 người.
Sự phân công lao động trong vùng: Ở các thị trấn là 80% lao động làm công
nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và các nơi khác là 90% lao động làm nông
nghiệp.
Mức sống dân cư không đều: Khu vực Bái Thượng, Mục Sơn khoảng 200
USD/người/năm, khu trồng mía khoảng 180 USD/người/năm, còn nơi khác bình
quân khoảng 150 USD/người/năm.
III.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng
Một địa phương có cơ sở hạ tầng vững chắc sẽ tạo tiền đề cho phát triển kinh tế và
thu hút đầu tư nước ngoài. Ngành mía đường có đặc điểm là cần có sự liên kết giữa
trồng và chế biến mới tạo ra sản phẩm cuối cùng, tức là để tồn tại ngành sản xuất
này phải có mối quan hệ gắn bó giữa nông nghiệp và công nghiệp, vì vậy vấn đề cơ
sở hạ tầng là rất quan trọng với ngành. Với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước trên
phương châm Nhà nước và dân cùng làm, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ
tầng đang từng bước được hoàn thiện.
- Giao thông: Trên toàn tỉnh Thanh Hóa thì mạng lưới giao thông được hình thành
và phát triển qua nhiều thời kỳ, gồm đường ô tô, đường sắt, đường hàng không,
đường sông, gắn liền với hệ thống giao thông quốc gia, đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội và bảo vệ đất nước.
Toàn tỉnh đã có hơn 8000 km đường bộ không kể đường liên thôn nội đồng, các xã

có đường ô tô đến trung tâm xã. Chỉ còn 12/633 xã phường chưa có đường ô tô đến
trung tâm xã thuộc các huyện miền núi cao của tỉnh, các tuyến đường quốc lộ được
nâng cấp, xây dựng. Đường quốc lộ 1A. Đường Trường Sơn (134 km), đường quốc
lộ 47.45.15A, 217, là tuyến giao thông huyết mạch cả nước được nâng cấp, đường
nhựa chiếm 12%. Xây dựng mới và đưa vào sử dụng các tuyến đường Cầu Hổ Page 19


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

Nghi Sơn, Bỉm Sơn - Thạch Thành, các tuyến đường vùng nguyên liệu mía gồm
đường liên vùng, đường nội đồng được xây dựng. Năm 2003 xây dựng được hơn
580 km đường giao thông liên vùng mía, trong đó vùng nguyên liệu phía bắc 153
km, vùng nguyên liệu mía tây nam 130 km. Các cầu qua các sông lớn như cầu Lèn,
cầu Tào, cầu Công, cầu Nà Sai, cầu Hồi Xuân, cầu Kiểu, cầu Bái Thượng được
nâng cấp góp phần quan trọng trong lưu thông phân phối hàng hóa cả nước, quan
trọng hơn là việc vận chuyển mía nhanh về nhà máy, kịp thời để giảm sự hao hụt
trữ lượng đường trong mía sau khi thu hoạch.
Riêng tại vùng nguyên liệu của nhà máy mía đường Lam Sơn hệ thống giao thông
đường bộ rất thuận lợi nhưng chất lượng còn thấp, trong vùng có hai tuyến quốc lộ
chạy qua dài 66,3 km, quốc lộ 15A dài 51km cấp V, quốc lộ 47 dài 15,3 km cấp IV.
+ Đường tỉnh lộ có 7 tuyến dài 66,5 km (cấp IV - VI).
+ Đường nội bộ vùng có 22 tuyến: huyện Ngọc Lặc 10 tuyến dài 92 km, huyện Thọ
Xuân 5 tuyến dài 54 km, huyện Thường Xuân 1 tuyến dài 8 km, huyện Triệu Sơn
3 tuyến dài 26 km, huyện Yên Định 1 tuyến dài 9 km.
+ Giao thông đường thủy: có 2 tuyến sông Chu 32 km, sông Nông Giang 13 km.
Tuy nhiên hệ thống giao thông vẫn còn nhiều yếu kém, đường cấp phối, đường đất
vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn, đường xấu vẫn còn nhiều, gây ảnh hưởng tới việc vận
chuyển mía.
- Thủy lợi: Trong những năm qua các công trình thủy lợi đang được xây dựng các
công trình thủy lợi đã được xây dựng nhiều, toàn vùng có 25 trạm bơm điện tưới

cho 2887 ha và 99 hồ đập tưới cho 2.879 ha.
Số diện tích được tưới đại bộ phận là lúa, còn phần lớn đất mía chưa được tưới,
thực trạng của vùng nguyên liệu phản ánh đầy đủ điều kiện mở rộng vùng mía đảm
bảo công suất mở rộng nhà máy từ 6500 tấn mía/ngày trở lên.
- Năng lượng: Mạng lưới đường điện được cung cấp hàng năm cho toàn bộ tỉnh
Thanh Hóa là 650 triệu kw/h, đường điện 500 kw Bắc - Nam chạy qua. Đặc biệt tại
Page 20


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

vùng nguyên liệu Lam Sơn có nhà máy thủy điện Bàn Thạch thuộc huyên Thọ
Xuân có công xuất 1200 KVA cung cấp 5 triệu kwh/năm.
III.3. Chính sách phát triển kinh tế
Từ chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong định hướng phát triển giai
đoạn mới hiện nay là :“Cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng”, “hình thành
các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến”. Từ đó
ban lãnh đạo các huyện thuộc vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đã đánh giá
cao vai trò của cây mía đối với sự phát triển kinh tế của địa phương trong xuốt
những năm qua. Cùng với đó là việc xây dựng những cánh đồng mẫu lớn cho năng
xuất mía cao là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tổ chức mô
hình trồng mía cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, áp dụng để
nâng cao năng suất, hiệu quả cho người nông dân, góp phần xây dựng nông thôn
mới.
Trước những khó khăn chung của nền kinh tế các cấp ban lãnh đạo và công ty nhà
máy đường Lam Sơn sẽ tập trung hợp tác chỉ đạo những chủ chương của tỉnh ủy về
chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa tập trung. Đây cũng
chính là định hướng xây dựng thương hiệu đường xứ Thanh, phát triển bền vững
LASUCO, đồng thời nâng cao mở rộng diện tích, sản lượng của vùng nguyên liệu,
nâng cao đời sống nhân dân.

IV. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tới sự phát triển
của cây mía
IV.1. Thuận lợi
- Vị trí địa lí tạo điều kiện cho nhà máy khai thác tốt tiềm năng còn đang bỡ
ngỡ của vùng miền núi trung du của tỉnh. Ngoài ra nó còn nằm trong vùng giao
thoa chịu tác động của 2 cực kinh tế đất nước. Mà như ta biết đất đai vùng núi đất
đai da dạng có thể hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,
chăn nuôi gia súc. Bên cạnh đó việc tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật, kinh
Page 21


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin… của vùng với bên
ngoài cũng trở nên rất thuận lợi
- Vùng Lam Sơn có khí hậu ôn hòa, thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và
phát triển, đặc biệt là cây mía.
Nhiệt độ trung bình của vùng >20 0c và thấp dần ở vùng thu hoạch mía. Nhìn
chung nhiệt độ ở đây phù hợp với sinh trưởng, phát triển và tích lũy đường ở cây
mía.
Về lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng mưa lớn hơn các tháng trong
năm trong đó tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất sau đó thì giảm dần. Lượng
mưa trung bình cả năm >1500mm đủ đáp ứng nhu cầu về nước của cây mía.
Độ ẩm các thánh trong năm >80% rất phù hợp cho sự phát triển của cây mía.
-Địa hình chủ yếu của vùng là đồi núi xen kẽ nên hạn chế bớt được ảnh hưởng của
gió bão. Ngoài ra còn có các dạng địa hình lòng chảo ở Cẩm Thủy, các đồng bằng
xen kẽ các gò đồi ở Thọ Xuân, địa hình chân núi ở Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá
Thước...Với dạng địa hình đó cộng với đất đai màu mỡ, độ dốc không quá lớn đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp. Trên vùng mía đường còn có
hai nông trường lớn đó là nông trường Sao Vàng và nông trường Sông Âm tương

đối bằng phẳng mía được trồng nhiều ở những khu vực này. Dạng địa hình bán sơn
địa được cấu tạo bởi đá feralit đã tạo nên những thuận lợi cho phát triển cây mía
của vùng.
Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ gia tăng tự nhiên
còn khá cao 1,14%. Từ đây ta thấy vùng có nguồn lao động khá dồi dào, mặt khác
người dân ở đây rất cần cù chịu khó, luôn tìm cách khắc phục khó khăn vươn lên
trong cuộc sống.
Có thể thấy đây là nguồn lực quý trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của
vùng, nhất là phát triển cây mía vì loại cây này cần rất nhiều nhân công trong các

Page 22


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

thời kì chăm sóc lẫn lúc thu hoạch. Vì vậy nguồn lao động dồi dào rất phù hợp cho
điều kiện phát triển cây mía.
4.1.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng
Là một vùng nguyên liệu lớn nên do đó việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
và cơ sở hạ tầng, luôn được Đảng, Nhà Nước và lãnh đạo nhà máy chú trọng đầu tư
phát triển để phục vụ sản xuất.
Như giao thông: Hệ thống giao thông đường bộ rất thuận lợi, trong vùng có hai
tuyến đường quốc lộ chạy dài 66,3km và quốc lộ 15A dài 51km cấp V, quốc lộ 47
dài 15,3km cấp IV, ngoài ra vùng còn phát triển cả hệ thống giao thông đường thủy
với hai tuyến là sông Chu và sông Nông Giang, từ đó thuận lợi cho việc giao lưu
phát triển giữa các vùng, khu vực với nhau.
Thủy lợi: Mạng lưới thủy lợi được đầu tư thích lớn, hệ thống sông được nâng
cấp, các công trình thủy lợi đã được xây dựng nhiều, toàn vùng có 25 trạm bơm
điện tưới cho 2.887ha và 99 hồ đập tưới cho 2879ha.Việc xây dựng kiên cố các
kênh mương, hồ đập đã góp phần chủ động trong việc tưới tiêu cho hoa màu trong

toàn vùng.
4.1.6. Chính sách phát triển
Đường lối chính sách là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển cây mía cũng
như các loại cây trồng khác.
Nhận thức được tầm quan trọng của cây mía là cây làm giàu cho nông dân
xóa đói giảm nghèo ở những vùng phát triển các loại cây lương thực khó khăn,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Cùng với xu hướng phát triển
chung của cả nước thì Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa phối hợp cùng nhà máy có
những chủ trương định hướng rõ ràng cho sự phát triển cây mía. Do đó mà diện
tích, năng suất , sản lượng mía của vùng không ngừng tăng lên, đáp ứng được công
suất thiết kế của nhà máy.
4.2. Khó Khăn
Page 23


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

4.2.1. Vị trí địa lí
Tuy vị trí địa lí đã tạo ra nhiều thuận lợi cho vùng nguyên liệu, nhưng bên cạnh
đó còn gây ra một số khó khăn như:
Thanh Hóa là một tỉnh miền núi lại cách xa các trung tâm công nghiệp lớn,
cách Hà Nội. Ngoài ra trong vùng mía giao thông đi lại vẫn chưa thực sự được
thuận lợi, phần nào gây cản trở cho quá trình sản xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm.
Vị trí nằm phía tây của Tỉnh cộng với địa hình đồi núi xen các thung lũng vì
vậy khí hậu có sự phân hóa phức tạp, biên độ dao động nhiệt lớn, ngoài ra mùa
đông còn chị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, có những đợt lạnh kéo dài gây ra
các dạng thời tiết cực đoan, làm cản trở quá trình phát triển của cây mía. Là một
tỉnh giáp biển nên hằng năm luôn chịu ảnh hưởng của các cơn bão đi qua làm quật
đổ nhiều diện tích mía, nếu mía bị đổ non thì hàm lượng đường trong mía giảm đi
rõ rệt, năng suất thấp, mía chủ yếu được canh tác trên các địa hình núi lượng mưa

lớn con gây ra lũ lụt xói mòn đất làm đất bạc màu kém màu mỡ, ngoài ra còn gây
ngập úng trên diện rộng đặc biệt là các vùng ven sông. Không những thế vùng mía
còn chịu ảnh hưởng của những đợt gió Lào khô và nóng làm ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng của cây.
4.2.2. Địa hình
Vùng mía đường Lam Sơn địa hình chủ yếu là trung du đồi núi thấp, độ che
phủ rừng ngày càng giảm làm cho quá trình xói mòn, lũ quét, sạt lở đất diễn ra
thường xuyên đặc biệt là vào mùa mưa làm giảm chất dinh dưỡng chất khoáng
trong đất, xuất hiện đất xám đất bạc màu, gây ảnh hưởng đến chất lượng và sản
lượng cây mía.
Mặt khác ở những vùng nhiều đồi núi( Minh Tiến, Nguyệt Ấn, Ngọc Lặc) độ chia
cắt mạnh ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích, hình thành những vùng chuyên
canh với quy mô lớn gây khó khăn trong việc cơ giới hóa thủy lợi hóa,...

Page 24


Tiềm năng và thực trạng phát triển cây mía – nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn

Địa hình làm cho sự phát triển giao thông không thực sự thuận lợi, khó khăn trong
quá trình vận chuyển. Đặc biệt trong mùa mưa đường chủ yếu là đường đất vì thế
rất bẩn và lầy lội, trơn nhão nhét..những chuyến xe vận chuyển mía qua những
đoạn đường rất nguy hiểm, đã không ít xe bị lật trong quá trình xuống dốc, hoặc
trên những bãi mía độ nghiêng lớn.
4.2.3. Khí hậu
Vùng mía Lam Sơn là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao,
độ ẩm >80%. Tuy nhiên khí hậu cũng không ít gây ra khó khăn cho quá trình sản
xuất mía như gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như rét đậm rét hại, sương
muối, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Vào mùa hạ thì xuất hiện mưa đá,
lốc xoáy, đặc biệt còn xuất hiện các đợt gió Lào khắc nghiệt gây ảnh hưởng và làm

chậm quá trình phát triển của cây mía.
4.2.4. Mạng lưới thủy văn
Vùng mía có 2 con sông chảy qua: sông Mã và sông Chu vì vậy có thể tận dụng
nguồn nước này tưới cho mía trong những đợt khô hạn nắng nóng. Tuy nhiên nó
chỉ áp dụng được đối với những khu vực cạnh 2 con sông này mà thôi còn những
vùng khác chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên là nước mưa. Còn hệ thống thủy
lợi phục vụ cho cây mía chưa được tiến hành rộng rãi chỉ xuất hiện ở những khu
vực đồng bằng. Vả lại những cánh đồng mía rộng lớn như vậy thì cũng không đủ
sức để đi tưới cho từng rãnh một, khi khoa học kĩ thuật chưa được áp dụng vào
trồng mía thì vấn đề thủy lợi đang là một dấu hỏi cho ngành mía đường.
4.2.5. Dân cư và nguồn lao động
Nguồn lao động có trình độ khoa học kĩ thuật chưa nhiều, bà con nông dân
chủ yếu sản xuất theo kiểu truyền thống, đa số người dân trồng mía là người dân
tộc thiểu số, hoạt động theo kiểu kinh nghiệm vốn có của bản thân, gia đình, đòi
hỏi kĩ thuật chưa cao. Trình độ lao động còn nhiều hạn chế, họ chưa được đào tạo
một cách đồng bộ về khoa học kĩ thuật trong trồng và chăm sóc mía. Do vậy hình
Page 25


×