Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Châu Thị Thanh Trúc

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
TỈNH LÂM ĐỒNG,
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Châu Thị Thanh Trúc

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
TỈNH LÂM ĐỒNG,
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số

: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN


Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CẢM ƠN
Được học hỏi và nâng cao nhận thức về Địa lí luôn là mong mỏi
của bản thân tôi. Là một học viên cao học chuyên ngành Địa lí học, tôi
đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô
Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô giáo
Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Và tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy – PGS.TS.
Đặng Văn Phan và quý Thầy, Cô trong Khoa Địa lý đã giúp đỡ trực
tiếp và tận tình cho tôi trong suốt khóa học và thực hiện nghiên cứu
khoa học để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng Ủy, Ủy Ban Nhân Dân, Cục
Thống kê tỉnh Lâm Đồng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
khóa luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu
Trường Trung cấp Biên phòng 2, gia đình, đồng nghiệp, bạn hữu đã
giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả

Châu Thị Thanh Trúc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng số liệu
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ ... 8
1.1. Một số quan niệm về chất lượng cuộc sống............................................... 8
1.1.1. Quan niệm về mức sống...................................................................... 8
1.1.2. Quan niệm về chất lượng sống............................................................ 8
1.1.3. Quan niệm về chất lượng cuộc sống ................................................... 9
1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư ................................ 11
1.2.1. HDI - tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống ................. 11
1.2.2. GDP và GDP bình quân đầu người ................................................... 17
1.2.3. Y tế và chăm sóc sức khỏe ............................................................... 24
1.2.4. Giáo dục ............................................................................................ 28
1.2.5. Các tiêu chí khác ............................................................................... 32
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của dân cư ................................. 36
1.3.1. Vị trí địa lí ......................................................................................... 36
1.3.2. Các nhân tố tự nhiên ......................................................................... 37
1.3.3. Các nhân tố kinh tế xã hội................................................................. 37
Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA DÂN
CƯ TỈNH LÂM ĐỒNG ................................................................................ 40
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Lâm Đồng .... 40
2.1.1. Các nhân tố tự nhiên ......................................................................... 40
2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội .............................................................. 47
2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Lâm Đồng ................. 67
2.2.1. Chỉ số phát triển con người – HDI .................................................... 67


2.2.2. Thu nhập bình quân đầu người ......................................................... 71
2.2.3. Giáo dục ............................................................................................ 78
2.2.4. Y tế và chăm sóc sức khỏe ................................................................ 88
2.2.5. Các điều kiện khác. ........................................................................... 94

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG CỦA DÂN CƯ TỈNH LÂM ĐỒNG .................................. 100
3.1. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ................................................. 100
3.1.1. Phương hướng, mục tiêu tổng quát 5 năm 2011- 2015................... 100
3.1.2. Mục tiêu cụ thể. ............................................................................... 101
3.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2012: ......................... 103
3.2.1 Những thuận lợi và khó khăn: .......................................................... 103
3.2.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội .................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQĐN

:

Bình quân đầu người

CBYT

:

Cán bộ y tế

CSYT

:


Cơ sở y tế

CLCS

:

Chất lượng cuộc sống

CNH-HĐH

:

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

DTTS

:

Dân tộc thiểu số

GD-ĐT

:

Giáo dục - đào tạo

GDP

:


Tổng sản phẩm trong nước

HDI

:

Chỉ số phát triển con người

HDR

:

Báo cáo phát triển con người

KHCN

:

Khoa học và công nghệ

KHHGĐ

:

Kế hoạch hóa gia đình

KSMS

:


Khảo sát mức sống

KTXH

:

Kinh tế - xã hội

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

LĐ-TB-XH

:

Lao động - Thương binh và xã hội

MDG

:

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

PPP

:


Sức mua tương đương

TCTK

:

Tổng cục thống kê

OECD

:

Các quốc gia có thu nhập cao

UNDP

:

Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc

VLSS

:

Điều tra mức sống dân cư Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1.


Phân loại HDI 2011 .................................................................... 14

Bảng 1.2.

HDI Việt Nam và một số nước trong khu vực ............................ 15

Bảng 1.3.

Xếp hạng chỉ số HDI và sự khác biệt về xếp hạng theo nhóm... 16

Bảng 1.4.

Danh sách một số quốc gia Châu Á ........................................... 19

Bảng 1.5.

Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, .......................................... 23

Bảng 1.6.

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam .................................... 25

Bảng 1.7.

Số cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta giai đoạn 2006-2011 ......... 27

Bảng 1.8.

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã .................... 30


Bảng 1.9.

Số năm đến trường trung bình của dân số trong ......................... 31

Bảng 1.10. Tình hình sản xuất và cung cấp điện của nước ta ....................... 33
Bảng 2.1.

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm ................. 42

Bảng 2.2.

Lượng mưa các tháng trong năm trạm Bảo Lộc ....................... 43

Bảng 2.3.

Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo ........... 48

Bảng 2.4.

Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số ................. 51

Bảng 2.5.

Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế ................................ 57

Bảng 2.6.

Số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại ....................... 59

Bảng 2.7.


Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ........... 61

Bảng 2.8.

Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ...... 62

Bảng 2.9.

Doanh thu du lịch theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế ....... 66

Bảng 2.10. Chỉ số HDI và các chỉ số thành phần tỉnh Lâm Đồng 2004-2008 ...... 68
Bảng 2.11. Thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người .............. 71
Bảng 2.12. Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo khu vực................... 72
Bảng 2. 13. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế ....... 74
Bảng 2. 14. Cơ cấu chi tiêu bình quân đầu người một tháng theo ............... 75


Bảng 2. 15. Tỷ lệ nghèo chung và tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm ......... 76
Bảng 2. 16. Giáo dục mẫu giáo .................................................................... 79
Bảng 2. 17. Số giáo viên và học sinh phổ thông .......................................... 81
Bảng 2. 18. Số trường học, lớp học và phòng học phổ thông ....................... 82
Bảng 2.19. Chi ngân sách tỉnh Lâm Đồng cho giáo dục và đào tạo 2006-2010 ... 84
Bảng 2.20. Trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên giai đoạn 2001-2010 .... 87
Bảng 2.21. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe ....................................... 89
Bảng 2.22. Số cơ sở y tế của tỉnh giai đoạn 2005-2011............................... 90
Bảng 2.23. Số cán bộ y tế ........................................................................... 92
Bảng 2.24. Số huy chương thể thao đạt được .............................................. 96
Bảng 2.25. Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà của cả nước, .................... 97
Bảng 2.26. Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà của Lâm Đồng ................ 98

Bảng 2.27. Tỷ lệ hộ chia theo nguồn thắp sáng chính của hộ ...................... 99


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Chỉ số phát triển con người ......................................................... 15
Hình 2.2. Bản đồ quốc gia theo GDP (PPP) trên đầu người,. ...................... 20
Hình 2.3. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam qua các năm ................ 25
Hình 2.4. Ước lượng quãng đời khi sinh, theo thống kê . ........................... 26
Hình 2.5. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ............................................... 52
Hình 2.6. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế ...................... 57
Hình 2.7. Cơ cấu số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại .............. 60
Hình 2.8. Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo khu ................ 63
Hình 2.9. Chỉ số phát triển của quy mô giáo dục mầm non % ................... 80
Hình 2.10. Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà của cả nước ....................... 98


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao chất lượng cuộc sống là mục đích, mục tiêu của mọi người,
mọi quốc gia, mọi dân tộc. Nhìn chung, chất lượng cuộc sống trên toàn thế
giới ngày càng được cải thiện, nâng cao dần. Nhưng tốc độ thay đổi đó diễn ra
không đồng đều giữa các khối nước, các khu vực, các quốc gia và trong từng
địa phương của một quốc gia.
Trong nền kinh tế xã hội thế giới hiện nay, khoảng cách về kinh tế,
khoảng cách về chất lượng cuộc sống giữa các nước phát triển và các nước
đang phát triển ngày càng lớn. Mặc dù một số nước đang phát triển do nhạy
cảm với tình hình thế giới và nắm bắt được thời cơ thuận lợi, đã tiến hành
công nghiệp hoá nhanh vượt bậc, vượt lên, trở thành các nước và lãnh thổ

công nghiệp mới (NIC) như : Mê-hi-cô, Bra-xin, Hàn Quốc, Xin-ga-po... nhờ
đó, chất lượng cuộc sống ở các nước này đã được cải thiện và ngày càng nâng
cao, nhưng số nước như vậy chưa nhiều.
Trước cách mạng tháng Tám đất nước ta còn là thuộc địa của Pháp, bị
bóc lột tàn tệ đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, xơ
xác, tiêu điều, nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu đồng
bào ta. Cách mạng tháng Tám là mốc son chói lọi, đập tan xiềng xích của thực
dân Pháp, giành lại độc lập tự do cho dân tộc ta. Bản Tuyên ngôn độc lập do
Chủ tịch Hồ Chí đọc tại Quảng trường Ba Đình đã khẳng định chân lý, quyền
được sống, quyền được tự do, bình đẳng, quyền được mưu cầu hạnh phúc của
dân tộc Việt Nam cũng như mọi dân tộc khác trên thế giới. 60 năm xây dựng
và bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn
rất đáng tự hào. Bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi to lớn. Từ một nước có
nền nông nghiệp lạc hậu, thiếu đói, giờ đây Việt Nam đã vươn lên là một
trong những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo, xuất khẩu được dầu khí... và


2

đang từng bước CNH, HĐH đất nước. Nhiều tên tuổi lớn trong các lĩnh vực
của đời sống, như hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, nhạc sĩ Văn Cao, sử học Trần Quốc
Vượng, Dương Trung Quốc..., phi công vũ trụ Phạm Tuân, người đầu tiên của
Việt Nam đã bay vào vũ trụ, mở ra kỷ nguyên mới trên con đường phát triển
vào khoa học công nghệ.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, chất lượng cuộc sống của
người dân cũng được cải thiện rõ rệt, chúng ta đã từng bước phổ cập giáo dục,
chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã được nâng lên, công tác xoá đói giảm nghèo
tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tính riêng trong 5 năm (19931998), thu nhập bình quân đầu người trên phạm vi cả nước đã tăng 2,45 lần.
Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên, trong đó đồng bào dân
tộc thiểu số chiếm 23% dân số toàn tỉnh. Lâm Đồng có vị trí chiến lược quan

trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, là vùng đất giàu về tài nguyên
thiên nhiên, có nhiều thế mạnh, tiềm năng đã và đang được khai thác phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua,
cùng với sự chuyển đổi chung của nền kinh tế cả nước, Lâm Đồng đã có
những thay đổi đáng kể về mặt kinh tế cũng như xã hội, nhìn chung đời sống
của nhân dân đang từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, nếu so sánh với các
địa phương khác trong cả nước và với các nước khác trong khu vực thì mức
sống của người dân tỉnh Lâm Đồng còn thấp. Đặc biệt là ở một số bản, làng
vùng sâu, rẻo cao cuộc sống dân cư còn quá thấp. Do đó, nghiên cứu thực
trạng chất lượng cuộc sống của dân cư và tìm ra các giải pháp nâng cao chất
lượng cuộc sống đối với địa phương là vấn đề cấp bách được đặt ra. Với ý
nghĩa đó, tôi quyết định chọn đề tài “Chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh
Lâm Đồng, thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu với mong muốn góp
phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề chất lượng cuộc
sống ở tỉnh Lâm Đồng.


3

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài
Vận dụng cơ sở khoa học về dân cư và chất lượng cuộc sống vào địa
bàn tỉnh Lâm Đồng để làm sáng tỏ thực trạng chất lượng cuộc sống và tìm ra
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Lâm
Đồng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Lâm Đồng thời
kì 2000 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc
sống của dân cư tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

3. Phạm vi nghiên cứu
Chất lượng cuộc sống là vấn đề phức tạp đa dạng và thường xuyên thay
đổi nhưng thời gian thực hiện đề tài có hạn, điều kiện làm việc còn hạn chế
nên đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát, nghiên cứu một số
tiêu chí cơ bản của chất lượng cuộc sống là: tiêu chí về kinh tế, giáo dục, y tế
và chăm sóc sức khỏe.
Đề tài chỉ nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Lâm Đồng từ năm 2000 đến
nay. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư
trên địa bàn nghiên cứu đến năm 2020.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng cuộc sống và các tiêu chí
đo chất lượng cuộc sống đã được các nhà khoa học trong và nước đặc biệt
quan tâm nghiên cứu.
Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu về
CLCS. Vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, một nhà dân số
học người Ấn Độ (R.C Sharma) đề cập đến CLCS trong tác phẩm “Dân số, tài


4

nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống” (Population, resources,
environment and quality of life), ông nghiên cứu mối tương tác giữa chất
lượng cuộc sống dân cư với quá trình phát triển dân cư, phát triển kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia. Theo ông, CLCS là sự đáp ứng đầy đủ về các yếu tố vật
chất và tinh thần cho người dân. Năm 1990, UNDP (Chương trình Phát triển
Liên Hiệp Quốc) đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về phát triển con
người - HDI (Human Development Index). Hệ thống các chỉ tiêu này đã phản
ánh cách tiếp cận mới, có tính hệ thống về phát triển con người, coi phát triển
con người là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc
sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người.

Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã đề cập tới vấn đề này một cách khái quát.
Được sự quan tâm của thế giới, một dự án của UNDP đã được triển khai và đã
phân tích quan hệ giữa dân số, tài nguyên, môi trường với phát triển trên
phạm vi toàn quốc. Đây là những tiền đề lí luận và thực tiễn của nhiều công
trình nghiên cứu về CLCS có liên quan với nhau. Các công trình liên quan
đến CLCS đã được công bố:
Nguyễn Quán: “Các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người” (1995).
Đỗ Thiên Kính: “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn
đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam” (2003).
PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng: “Chỉ số phát triển
kinh tế trong HDI, cách tiếp cận và một số kết qủa nghiên cứu” (2005).
PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng: “Chỉ số tuổi thọ
trong HDI, một số vấn đề thực tiễn Việt Nam” (2005).
PGS.TS. Nguyễn Thị Cành: “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu
nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền
kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” (2001).


5

Bùi Vũ Thanh Nhật: Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận hiện
trạng và giải pháp.
Trần Thị Thùy Trang: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắc
Lắc.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả như Đỗ
Thiên Kính, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, Lê Thị Phương
Loan, Nguyễn Phong...:“ Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1992-1993”,
“Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 199 -1998”, “Mức sống trong thời kì
bùng nổ kinh tế Việt Nam 2001”... đã điều tra và phân tích các vấn đề có liên
quan đến mức sống của dân cư như thu nhập của người dân, trình độ dân trí,

chất lượng y tế, giáo dục... qua đó đã chứng minh bằng số liệu về sự cải thiện
mức sống của các hộ gia đình Việt Nam giữa các năm 1993 và 1998.
Đặc biệt là các báo cáo phát triển con người Việt Nam, đây là một công
trình quan trọng được nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam tổng hợp từ nhiều
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc chuyên ngành khác nhau
về lĩnh vực phát triển con người ở Việt Nam. Như vậy, đã cho thấy sự quan
tâm ở tầm vĩ mô của Nhà nước về các khía cạnh khác nhau có liên quan đến
CLCS của dân cư, trong đó đặc biệt lưu tâm đến HDI. Tuy nhiên, HDI không
bao quát được tính phong phú, nhiều mặt của sự phát triển con người. Mặt
khác, vấn đề CLCS ở cấp tỉnh cụ thể ít được nghiên cứu, đặc biệt là ở tỉnh
Lâm Đồng.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm hệ thống – lãnh thổ
Đây là quan điểm được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong nghiên cứu bởi
vì CLCS của dân cư ở từng tỉnh, thành phố trong mỗi quốc gia cần phải được
đặt trong mối quan hệ cụ thể với toàn bộ hệ thống lãnh thổ quốc gia. Đó là cơ


6

sở đầu tiên giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống.
Vì vậy, việc nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư Lâm Đồng phải
được đặt trong mối liên hệ với vùng Tây Nguyên và cả nước. Bản thân CLCS
của dân cư tỉnh Lâm Đồng cũng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối
quan hệ qua lại tác động đan xen nhau hình thành nên chất lượng cuộc sống
dân cư.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
CLCS là một khái niệm mang tính tổng hợp của các yếu tố không chỉ vật
chất, tinh thần, mà còn tập hợp nhiều yếu tố như dân trí, văn hóa, giáo dục,…

tạo nên. Do vậy, nghiên cứu CLCS dân cư tỉnh Lâm Đồng cần phải có quan
điểm tổng hợp.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Khi phân tích CLCS dân cư trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt
Nam và tỉnh Lâm Đồng trong quá khứ thì chúng ta sẽ hiểu được CLCS trong
thời điểm hiện tại và có thể dự đoán được sự phát triển của nó trong tương
lai. Từ đó sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian
5.1.4. Quan điểm sinh thái - phát triển bền vững
Môi trường sống và CLCS của dân cư có mối quan hệ mật thiết và hữu
cơ với nhau. Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến CLCS của dân cư, đặc
biệt là sức khỏe và tuổi thọ của người dân. Vì vậy, khi nghiên cứu chúng ta
cần xem môi trường như là một bộ phận của CLCS dân cư.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập - phân tích - tổng hợp lí thuyết
Đây là phương pháp quan trọng được tiến hành đầu tiên trong thực hiện đề
tài, tác giả đã tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu thống
kê của các cơ quan, qua sách, báo, tạp chí, các nghiên cứu đã được công bố
của các cơ quan, ban ngành của tỉnh, các tài liệu thống kê, các trang web…


7

nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí số liệu, đưa ra kết quả
nghiên cứu mang tính định lượng, tổng hợp các tiêu chí để đánh giá chất
lượng cuộc sống của dân cư
5.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu Địa lý kinh tếxã hội. Những kết quả có được nếu được phản ánh lên bản đồ, biểu đồ sẽ
được thể hiện cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Thông qua đó sẽ dễ dàng

so sánh, phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành CLCS.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học về chất lượng cuộc sống dân cư.
Chương 2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Lâm Đồng.
Chương 3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư
tỉnh Lâm Đồng.


8

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG DÂN CƯ
1.1. Một số quan niệm về chất lượng cuộc sống
1.1.1 Quan niệm về mức sống
Mức sống có ý nghĩa là điều kiện quan trọng nhất cho hoạt động sống
của con người. Khái niệm “Mức sống” chủ yếu nói lên khía cạnh số lượng
của đời sống, khía cạnh kinh tế của phúc lợi con người. Mức sống phản ánh
phúc lợi của dân cư về mặt tiêu dùng của cải vật chất, tinh thần và kết quả của
sự tiêu dùng ấy. Trong hệ thống chỉ tiêu về mức sống, độ dài của thời gian
làm việc và thời gian rỗi, cũng như hiệu quả sử dụng những thời gian ấy, đóng
một vai trò to lớn.
Khái niệm “mức sống” khác hẳn với khái niệm “lối sống”. Mặc dù hai
khái niệm ấy có một mối liên hệ khăng khít nhưng mức liên hệ ấy không phải
trực tiếp, bởi vì cũng một mức sống giống nhau, lối sống có thể khác hẳn
hoặc thậm chí đối lập nhau.
Như vậy, mức sống là sự thỏa mãn của con người chủ yếu về những
nhu cầu thể chất của họ; có tính động rất lớn và có những thay đổi nhanh
chóng; có thể thay đổi nhiều trong một khoảng thời gian lịch sử ngắn và trong

khuôn khổ một chế độ XH
1.1.2 Quan niệm về chất lượng sống
Chất lượng sống là một khái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con
người, điều này bao gồm tất cả các khía cạnh về mặt tình cảm, xã hội và thể
chất trong đời sống cá nhân. Khi cụm từ được sử dụng trong những tài liệu
tham khảo liên quan đến y học và y tế thì được hiểu là chất lượng y tế có liên
quan của cuộc sống, nó đề cập đến sự chăm sóc dành cho các cá nhân có thể
bị ảnh hưởng bởi một căn bệnh, khuyết tật, hoặc rối loạn khác.


9

Chất lượng sống liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực y tế, về hệ thống y tế,
cơ sở hạ tầng y tế (bệnh viện, trạm xá...) nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa
bệnh cho người dân cũng như việc cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu
của nhân dân. Nguồn nước hay tài nguyên nước là tiêu chí quan trọng của
chất lượng sống, điều này đã được khẳng định từ lâu trong lịch sử.
Ngoài ra các vấn đề về đất đai canh tác, ô nhiễm môi trường cũng là
một trong những nhân tố ảnh hướng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
1.1.3. Quan niệm về chất lượng cuộc sống
Thuật ngữ chất lượng cuộc sống được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh
của các lĩnh vực phát triển quốc tế, y tế, sức khỏe và thậm chí là cả về mặt
chính trị. Không nên nhầm lẫn chất lượng cuộc sống với khái niệm về mức
sống, mà tiêu chí là dựa chủ yếu vào thu nhập. Thay vào đó, chỉ số tiêu chuẩn
về chất lượng của cuộc sống bao gồm không chỉ về thu nhập, sự giàu có và
việc làm, mà còn là môi trường xã hội, môi trường sống, sức khỏe và tinh
thần, giáo dục, giải trí và cuộc sống riêng tư. Chất lượng cuộc sống cũng
không nên nhầm với chất lượng sống, một khái niệm chỉ về các chỉ số sức
khỏe của con người.
Chất lượng cuộc sống là thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung

nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi
toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng hoàn toàn
về thể chất, tâm thần và xã hội. Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi
vật chất và giá trị tinh thần. Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng
cao chất lượng cuộc sống cho con người là một nỗ lực của các nhà nước, xã
hội và cả cộng đồng quốc tế.
Mặt khác, chất lượng cuộc sống thường xuyên liên quan đến những
khái niệm trừu tượng và đậm màu sắc chính trị như tự do, dân chủ, nhân
quyền, dân quyền. Hơn nữa, nó cũng liên quan đến chỉ số hạnh phúc, tuy


10

nhiên, vì hạnh phúc là yếu tố mang tính chủ quan và khó để đo lường, thống
kê, người ta không thể cân đong đo đếm được và không nhất thiết phải là sự
giàu có, tăng thu nhập mới là sự hạnh phúc, thoải mái và mức sống không nên
được coi là một thước đo duy nhất của hạnh phúc.
Chất lượng cuộc sống là một phạm trù khá rộng và là vấn đề mang
nặng tính chủ quan. Không giống như GDP bình quân đầu người hoặc mức
sống, cả hai đều có thể được đo trong các số liệu tài chính, kinh tế, chất lượng
cuộc sống khó khăn hơn nhiều để thực hiện những phép đo một cách khách
quan hoặc lâu dài.
Như vậy, có thể hiểu chất lượng cuộc sống là sự phản ánh, sự đáp ứng
những nhu cầu của xã hội, trước hết là nhu cầu về vật chất cơ bản tối thiểu
của con người. Mức đáp ứng đó càng cao thì CLCS càng cao. Bên cạnh đó,
CLCS còn được gắn liền với môi trường và sự an toàn của môi trường. Một
cuộc sống sung túc là một cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cần
thiết như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ.
Đồng thời, con người phải được sống trong một môi trường tự nhiên trong
lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một môi trường xã hội lành mạnh và bình

đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn xã hội.
Từ những phân tích trên, có thể quan niệm về chất lượng cuộc sống như
sau: CLCS là một chỉ số tổng hợp thể hiện về trí tuệ, tinh thần và vật chất của
con người, là mục tiêu phấn đấu nhằm đáp ứng sự phát triển bền vững của
mọi quốc gia. CLCS càng cao thì con người càng có nhiều khả năng lựa chọn
trong việc phát triển cá nhân và trong hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh
thần mà xã hội đã tạo ra.
CLCS thể hiện ở mức sung túc về kinh tế, con người có giáo dục, sống
khỏe mạnh và trường thọ, được sống trong môi trường tự nhiên, xã hội, nhân
tạo an toàn, bình đẳng và được tôn trọng


11

1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư
Một số tiêu chí khác có thể phản ánh chất lượng cuộc sống như: HDI,
GDP (GDP bình quân đầu người và hộ gia đình, chỉ số nghèo đói), chỉ số giáo
dục (gồm tỷ lệ người biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số người mù chữ,
số năm đến trường, cơ sở hạ tầng cho giáo dục), Chỉ số tuổi thọ (gồm tuổi thọ,
sức khỏe, y tế và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng cho y tế),
và một số tiêu chí khác như chỉ số calo bình quân đầu người - phản ánh tình
trạng no đủ và chất lượng bữa ăn đầu người, điều kiện sử dụng điện sinh hoạt,
sử dụng nước sinh hoạt (nước sạch, nước lọc, nước máy, nước ngầm, nước
giếng...) là vấn đề cơ bản và cấp thiết của con người, điều kiện về nhà ở, chỗ
ở của con người (bao gồm diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở), ngoài ra còn
các công trình công cộng, xã hội khác như công viên, nhà vệ sinh công cộng,
nhà ở xã hội.... và các công trình phúc lợi công cộng khác phục vụ cho cuộc
sống vật chất và tinh thần của con người.
1.2.1. HDI - tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống
Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt

động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và thế giới. Việc lựa chọn các tiêu chí
phản ánh sự phát triển con người có ý nghĩa rất quan trọng. Từ những năm
1990, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đưa ra chỉ số phát
triển con người HDI (Human Development Index). HDI phản ánh các thành
tựu phát triển con người trong ba lĩnh vực cơ bản: [4]
- Sức khỏe được đo bằng tuổi thọ trung bình (năm).
- Học vấn được đo bằng tỉ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên
(%) với quyền số (trọng số) 2/3 và tỉ lệ nhập học của các cấp giáo dục tiểu
học, trung học và đại học trong nhóm dân cư từ 6-24 tuổi so với dân số độ
tuổi (%) với quyền số (trọng số) 1/3.


12

- Mức sống kinh tế được đo bằng GDP bình quân đầu người được điều
chỉnh theo PPP (Purchasing Power Parity- sức mua tương đương) tính bằng
USD.
- Để tính được giá trị HDI, trước hết cần phải tính 3 chỉ số thành phần:
tuổi thọ, kiến thức và thu nhập. Quy tắc chung để tính các chỉ số thành phần
này là sử dụng các giá trị tối thiểu và tối đa cho từng chỉ số theo công thức
sau:
Giá trị xi thực tế - Giá trị xi tối thiểu
Chỉ số thành phần =
Giá trị xi tối đa - Giá trị xi tối thiểu

Giá trị biên (tối đa – max và tối thiểu – min) của tuổi thọ, kiến
thức và GDP/người thực tế theo PPP là chung cho tất cả các nước, là giá trị
quốc tế.
Bảng 1.1. Các giá trị quốc tế để tính chỉ số HDI
Chỉ tiêu

Tuổi thọ (năm)

Max
85

Min
25

Tỷ lệ người biết chữ (%)

100

0

Tỷ lệ nhập học các cấp (%)

100

0

ế

Nguồn: Địa lý Kinh tế-xã hội Việt Nam

Việc tính chỉ số thu nhập có phức tạp hơn, được thống nhất tính theo
công thức sau:
log (giá trị thực) – log (giá trị tối thiểu)
I3

log (giá trị tối đa) – log (giá trị tối thiểu)


Tổng hợp ba chỉ số thành phần sẽ có được chỉ số HDI theo công thức
sau:
HDI =

I1 + I 2 + I 3
3


13

Trong đó :

I1 : chỉ số tuổi thọ
I2 : chỉ số giáo dục
I3 : chỉ số thu nhập

Về mặt trị số: 0 ≤ HDI ≤ 1
Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục, GDP và HDI đều nhận giá trị từ 0 đến 1.
Giá trị của các chỉ số này càng gần tới 1 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp
hạng càng cao (với 1 là thứ hạng cao nhất), trái lại, các chỉ số càng gần 0 có
nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng thấp.
Cách tính chỉ số HDI mới mà UNDP đưa ra được áp dụng từ năm 2010
như sau:
Chỉ số phát triển con người (HDI) là trung bình nhân của chỉ số tuổi thọ
(LEI), chỉ số giáo dục (EI) và chỉ số thu nhập (II):

HDI =

3


LEIxEIxII

Các chỉ số này đều được tính theo một công thức chung:

Các giá trị tối đa và tối thiểu được chọn như sau:
Với LEI: mức tuổi thọ trung bình tối đa là 83,4 tuổi (ứng với Nhật Bản),
mức tối thiểu được chọn là 20.
Với EI: số năm học trung bình tối đa là 13,1 (ứng với Cộng hòa Czech),
số năm học kỳ vọng tối đa chọn được là 18; số năm học tối thiểu được chọn
là 0.
Với II: mức thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương
đương tối đa là 107.721 USD (ứng với Qatar) và mức tối thiểu được chọn là
100 USD.


14

Đối với Việt Nam, năm 2011, ước tính tuổi thọ trung bình đạt mức 75,2
tuổi; số năm học trung bình là 5,5 năm; số năm học kỳ vọng là 10,4 năm; thu
nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương là 2.805 USD. Do
đó, các chỉ số sẽ có giá trị như sau:
LEI =

75,2 − 20
= 0,87
83,4 − 20

MYSI =


5,5 − 0
= 0,487
13,1 − 0

EYSI =

10,4 − 0
= 0,576
18 − 0

0,478 x 0,576
= 0,503
0,978 − 0

EI =
II =

ln( 2805) − ln(100)
= 0,478
ln(107721) − ln(100)

Khi đó, HDI của Việt Nam sẽ có giá trị:
HDI= 3 LEIxEIxII = 3 0,87 x0,503x0,478 = 0,593
Bảng 1. 1 Phân loại HDI 2011
Phân loại

HDI

Xếp hạng quốc gia


Rất cao

từ 0,889 trở lên

1 – 47

Cao

0,741 – 0,888

48 – 94

Trung bình

0,630 – 0,740

95 – 141

Thấp

0,456 – 0,629

142 - 187
Nguồn: UNDP, 2011

Trong số 187 quốc gia cung cấp số liệu để xây dựng HDI cho
năm 2011, 47 quốc gia xếp hạng HDI rất cao; 47 quốc gia xếp hạng HDI
cao; 47 quốc gia xếp hạng HDI trung bình và 46 quốc gia xếp hạng HDI
thấp. Việt Nam được xếp hạng 128 với giá trị 0,593 nằm ở mức thấp.



15

Bảng 1. 2 HDI Việt Nam và một số nước trong khu vực
châu Á Thái Bình Dương, 2011
HDI
Tên nước

Xếp
hạng/187

HDI
Điểm

Tên nước

Xếp
hạng/187

Điểm

New Zealand

5

0,908

Mông Cổ

110


0,653

Nhật Bản

12

0,901

Philippines

112

0,644

Hàn Quốc

15

0,897

Indonesia

124

0,617

Australia

19


0,885

Việt Nam

128

0,593

Singapore

26

0,866

Lào

138

0,524

Brunei

33

0,838

Cambodia

139


0,523

Malaysia

61

0,761

Timor Leste

147

0,495

Trung Quốc

101

0,687

Myanmar

149

0,483

Nguồn: UNDP, 2011

Hình 2. 1 Chỉ số phát triển con người



16

Ngoài xếp hạng về HDI, Báo cáo Phát triển con người năm 2011 của
LHQ cũng xếp hạng chỉ số HDI có điều chỉnh khía cạnh bất bình đẳng
(IHDI), chỉ số bất bình đẳng giới (GII), chỉ số nghèo đói đa chiều (MPI).
Na Uy, Úc, Hà Lan, Mỹ, New Zealand, Ai Len, Cộng hòa
Liechtenstein, Đức, Thụy Điển là các quốc gia nằm trong nhóm 10 quốc gia
có Chỉ số Phát triển con người (HDI) có thứ hạng cao nhất. Tuy nhiên, theo
chỉ số Phát triển con người có điều chỉnh khía cạnh bất bình đẳng (IHDI)
trong phân tổ y tế, giáo dục, thu nhập thì một số quốc gia nằm trong những
nước giàu cũng không thuộc nhóm 20 nước đứng đầu. Trong đó, Mỹ bị rớt từ
vị trí số 4 xuống 23, Hàn Quốc từ vị trí 15 xuống 32, Israel từ 17 xuống 25.
Theo chỉ số IHDI, ba quốc gia đứng đầu thế giới là Na Uy, Úc và Hà Lan.
Cộng hòa Công Gô, Niger và Burundi xếp cuối cùng. Điển hình là Thụy Điển
(từ 10 lên vị trí số 5), Đan Mạch (từ 16 lên 12), Slovenia (từ 21 lên 14). Do có
sự bình đẳng hơn trong hệ thống y tế, giáo dục và thu nhập đã vươn lên những
thứ hạng đầu trong nhóm chỉ số IHDI.
Bảng 1. 3. Xếp hạng chỉ số HDI và sự khác biệt về xếp hạng theo nhóm
chỉ số IHDI, 2011
Tên nước

Xếp hạng
HDI/187

New Zealand
Nhật Bản
Hàn Quốc
Australia

Singapore
Brunei
Malaysia
Trung Quốc
Thái Lan

5
12
15
19
26
33
61
101
103

Thay đổi
xếp hạng
IHDI so với
HDI

-17
1

-1
2

Tên nước

Xếp

hạng
HDI/187

Mông Cổ
Philippines
Indonesia
Việt Nam
Lào
Cambodia
Timor Leste
Myanmar

110
112
124
128
138
139
147
149

Thay đổi
xếp hạng
IHDI so
với HDI

15
4
8
14

6
3
-1


×