Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

chính sách đối ngoại của mỹ đối với indonesia từ năm 1993 đến năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.72 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trương Thị Linh

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
ĐỐI VỚI INDONESIA TỪ NĂM
1993 ĐẾN NĂM 2008

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trương Thị Linh

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
ĐỐI VỚI INDONESIA TỪ NĂM
1993 ĐẾN NĂM 2008

Chuyên ngành : Lịch Sử Thế Giới
Mã số

: 60 22 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. TRẦN PHI PHƯỢNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
TS. Trần Phi Phượng. Tất cả các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Kí tên

Trương Thị Linh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... 3
MỤC LỤC ................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... 6
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 8
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 8
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 9
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 12
4. NGUỒN TÀI LIỆU ............................................................................................... 13
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN............................................................................ 13
6. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 13
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .................................................................................. 14

CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHÍNH SÁCH
CỦA MỸ ĐỐI VỚI INDONESIA NHỮNG NĂM 1993 - 2008 ........... 15

1.1 Bối cảnh sau chiến tranh lạnh. .......................................................................... 15
1.1.1 Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh......................15
1.1.2 Tình hình quốc gia Mỹ: ...........................................................................................19
1.1.3. Tình hình Indonesia. ..............................................................................................22

1.2. Các nhân tố chi phối việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Indonesia
..................................................................................................................................... 25
1.2.1. Vị trí chiến lược của Indonesia ..............................................................................25
1.2.2. Lợi ích của Mỹ ở Indonesia ....................................................................................28

Chương 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI
INDONESIA THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON (1993 - 2000).
.................................................................................................................... 35
2.1 Chiến lược “cam kết và mở rộng” và chính sách đối ngoại của Mỹ thời Tổng
thống Clinton. ............................................................................................................ 35
2.2 Chính sách đối với Indonesia của Mỹ thời Tổng thống B. Clinton: ............... 39
2.2.1 Chủ trương của Mỹ đối với Indonesia: ...................................................................39
2.2.2 Triển khai chính sách của Mỹ đối với Indonesia;..................................................40

CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI INDONESIA THỜI
KÌ TỔNG THỐNG G. W. BUSH (2001 - 2008) .................................... 55


3.1 Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời tổng thống G.W Bush (2001 – 2008)
..................................................................................................................................... 55
3.2. Chính sách của Mỹ đối với Indonesia dưới thời Tổng thống G. W.Bush
(2001 – 2008) .............................................................................................................. 59
3.2.1. Indonesia trong chính sách chống khủng bố của Mỹ ..........................................59
3.2.2 Triển khai chính sách của Mỹ đối với Indonesia của chính quyền G. W. Bush
(2001 – 2008) .....................................................................................................................67


3.3 Tác động của chính sách của Mỹ đối với Indonesia và khu vực..................... 75
3.3.1 Đối với Indonesia: ....................................................................................................75
3.3.2 Đối với khu vực ........................................................................................................76

KẾT LUẬN ............................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 82


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Đọc là

Tiếng Anh
AML

Anti-Money Laundering: Luật chống rửa tiền

ARF

ASEAN Regional Forum: Diễn đàn an ninh khu vực

ASEAN

Association of South - East Asian Nations: Hiệp hội các nước Đông Nam
Á

CTF/AML


Counter-Terrorism Financing/ Anti-Money Laundering: Chống khủng bố
tài chính và chống rửa tiền

E-IMET

Expanded International Military Education and Training: Chương trình
Đào tạo và Giáo dục quân sự quốc tế mở rộng

EU

European Union: Liên minh châu Âu

FAFT

Financial Action Task Force: Lực lượng Đặc nhiệm Chống Tội phạm Tài
chính

FBI

Federal Bureau of Investigation: Cục Điều tra Liên bang Mỹ

FIU

Financial Intelligence Agency: Cơ quan Tình báo tài chính

FMS

Foreign Military Sales: Chương trình bán thiết bị quân sự cho nước ngoài
International Military Education and Training: Chương trình Đào tạo và


IMET

Giáo dục quân sự quốc tế
International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế

IMF

Joint Combined Exchange Training: Chương trình Liên kết đào tạo

J-CET

Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội

GDP

General System of Preferences: Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập

GSP

The North Atlantic Treaty Organization: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây

NATO

Dương
Organization of Petroleum Exporting Countries: Tổ chức xuất khẩu dầu

OPEC

mỏ
The United States – Indonesia Society: Hội Mỹ - Indonesia


USINDO

World Bank: Ngân hàng thế giới

WB

World Trade Organization: Tổ chức Thương mại thế giới


WTO


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chính sách ngoại giao của mỗi quốc gia bao giờ cũng chịu tác động của nhiều
nhân tố khác nhau như: tính chất, đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị - xã hội thực tại,
quyền lợi của một số tầng lớp – giai cấp có ảnh hưởng quyết định đến việc hoạch định
chính sách, những tính toán chiến lược của đội ngũ và cá nhân cầm quyền… và vị trí địa
lý, tình hình khu vực. Điều này lý giải cho sự khác biệt về đặc điểm và tính chất đường
lối ngoại giao của từng thời kỳ nhất định. Đối với người Mỹ, một chiến lược ngoại giao
đúng đắn là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu và quyền lợi.
Gần hai thập niên kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, trước những biến
đổi sâu sắc của tình hình thế giới, Mỹ luôn xác định mục tiêu chiến lược là giữ vị trí siêu
cường duy nhất của mình, trải qua ba đời tổng thống, chính sách đối ngoại của Mỹ đều
được hoạch định nhằm đảm bảo mục tiêu chiến lược xuyên suốt đó.
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia lớn nhất về mặt lãnh thổ
và dân số ở Đông Nam Á. Với dân số hơn 230 triệu người (chiếm tới 40% dân số các
nước ASEAN) lại nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, tương đối giàu tài nguyên, có vị
trí chiến lược và là nước có vai trò quan trọng trong ASEAN nên bất kì một cường quốc

nào đề ra chính sách đối với khu vực Đông Nam Á không thể nào xem nhẹ Indonesia.
Bức tranh tổng thể về lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á cũng như châu Á Thái Bình Dương
sẽ không hoàn chỉnh nếu không đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Indonesia. Nhận
thức sâu sắc vấn đề này, kể từ sau chiến tranh thế giới II, các đời tổng thống Mỹ đã liên
tục đề ra nhiều học thuyết chính trị mà trong đó nó không ngừng nhấn mạnh tầm quan
trọng của sự thống trị và kiểm soát tình hình khu vực Đông Nam Á, trong đó có
Indonesia. Qua đó, vị thế Indonesia trong chính sách ngoại giao của Mỹ ngày càng giữ
vai trò quan trọng.
Sau sự kiện ngày 11/9/2001, Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố, ra sức
khuếch trương thế lực, lôi kéo, mặc cả và gây áp lực với các nước nhằm tập hợp lực
lượng hình thành “liên minh chống khủng bố” do Mỹ cầm đầu và tăng cường ảnh hưởng
đối với thế giới. Đông Nam Á được Mỹ xác định là mặt trận thứ hai trong cuộc chiến
chống khủng bố của Mỹ. Cùng với nó là việc thay đổi chính sách với các nước trong khu


vực, trong đó đặc biệt chú trọng đến Indonesia, quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới và là
nước chịu tác động mạnh nhất của hoạt động chống khủng bố trong khu vực.
Liệu rằng chính sách của Mỹ đối với Indonesia có thay đổi về chất hay không hay
chỉ là những động thái bề nổi trên một số vấn đề mà thôi. Và những thay đổi này có tồn
tại lâu dài hay không hay chỉ mang tính tạm thời?
Sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với Indonesia từ sau chiến tranh lạnh không chỉ
tác động mạnh đến tình hình Indonesia mà còn ảnh hưởng đến cục diện chính trị và quan
hệ giữa các nước ở đây. Điều đó buộc các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cần
có đối sách thích hợp trong tiến trình hợp tác với Mỹ, Indonesia và các quốc gia khác
trong khu vực.
Từ những lí do trên, đề tài “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Indonesia từ
1993 - 2008” được chúng tôi chọn làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Mỹ với tư cách là quốc gia quyền lực nhất sau chiến tranh lạnh, vừa có khả năng

thâu tóm thế giới bằng sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị - cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ
XXI, đã tiến hành dân chủ hóa đời sống quốc tế. Quá trình này nhấn mạnh sự thống nhất
về chính trị giữa các nước dân chủ, công nhận chủ nghĩa tự do là vấn đề chủ chốt và bảo
vệ con người là hành động nhân bản của những nước dân chủ. Quá trình này được Mỹ
tiến hành thành công trong chiến tranh lạnh và tiếp tục được xem là chiến lược chính trị,
quân sự để ngăn chặn, kiềm chế sự trỗi dậy của những địch thủ cạnh tranh với Mỹ.
Cho đến nay, tác giả chưa tìm thấy một công trình nào ở trong và ngoài nước về
chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1993 đến 2008.
Ở nước ta, liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh và
phần nào đề cập đến chính sách Indonesia có rải rác trong một số tác phẩm như: “Hệ
thống chính trị Mỹ: cơ cấu và tác động đối với quá trình hoạch định chính sách đối
ngoại” của tác giả Vũ Dương Hưng, “Những thay đổi trong chiến lược quân sự của Mỹ”
của tác giả Trần Bá Khôi; “Về chiến lược an ninh của Mỹ” của Lê Linh Lan, Luận án
Phó tiến sĩ: “Chiến lược toàn cầu của Mỹ” của Lê Bá Thuyên.
Tác phẩm của học giả nước ngoài dịch ra tiếng Việt: “Mỹ thay đổi chiến lược
toàn cầu” (Lý Thực Cốc), “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: động cơ sự lựa chọn


trong thế kỉ XXI” (Bruce W. Jentlenson) có đề cập đến chính sách đối ngoại của Mỹ trên
toàn thế giới nói chung và có phần nào đề cập đến Đông Nam Á.
Tuy nhiên, những tác phẩm này chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa đi sâu nghiên
cứu chính sách của Mỹ sau chiến tranh lạnh, đặc biệt sau hai đời tổng thống B.Clinton
và G. Bush để thấy được tính kế thừa và những thay đổi căn bản trong trong việc thực thi
chính sách của từng tổng thống trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Vì vậy, chưa có sự so
sánh trong chính sách Indonesia của hai đời tổng thống.
“Bàn cờ lớn” là tác phẩm tiêu biểu của Zbigniew Brezinki về địa – chính trị thế
giới, được xuất bản năm 1999, mô tả và lí giải chiến lược toàn cầu của nước Mỹ trong
thế kỉ XXI dưới lăng kính lợi ích chính trị và khả năng duy trì vị trí siêu cường của quốc
gia này. Theo tác giả, trên “bàn cờ lớn” đó, lục địa Á – Âu sẽ là nơi sảy ra những tranh
chấp chủ yếu và chính tại đó, Mỹ sẽ khẳng định vị trí lãnh đạo thế giới. Vì vậy, đảm bảo

vị trí lãnh đạo trong khối NATO, mở rộng tổ chức này về địa lí và phạm vi tác chiến,
duy trì sự hiện diện quân sự cùng với ảnh hưởng tuyệt đôi của Mỹ tại khu vực then chốt
như Trung Đông, Viễn Đông, tăng cường xâm nhập vào những địa bàn then chốt như
Đông Nam Á, Trung Á sẽ là những bước đi mang tính “chiến thuật”, nhằm đảm bảo
không một đối tượng nào nổi lên tranh giành quyền lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Tác giả Lê Bá Thuyên đã viết cuốn Hoa Kỳ, cam kết và mở rộng, xuất bản năm
1997; năm 2003, tập thể tác giả Học viện Quan hệ quốc tế xuất bản cuốn Quan hệ của
Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các tác giả đã phân tích
những biến đổi của tình hình thế giới và vị trí chiến lược ngày càng tăng của khu vực
CA – TBD sau Chiến tranh lạnh, dẫn đến những sự điều chỉnh chiến lược trong chính
sách đối ngoại của Mỹ. Mối quan hệ giữa Mỹ với các nước lớn trong khu vực cũng có sự
thay đổi theo xu thế chung của thời cuộc.
Tác giả Đinh Quý Độ và Nguyễn Thiết Sơn đã lần lượt xuất bản cuốn Chính sách
kinh tế của Mỹ đối với khu vực CA – TBD kể từ sau Chiến tranh lạnh và Hoa Kỳ kinh tế
và quan hệ quốc tế vào năm 2000 và năm 2004. Sách đề cập hàng loạt các nội dung về
những vấn đề kinh tế Mỹ và thế giới, nêu ra những chính sách và quan hệ kinh tế của Mỹ
với các khu vực, trong đó có Indonesia.
Năm 2003, nhà xuất bản Khoa học Xã hội cho ra đời cuốn “ Nước Mỹ những năm
đầu thế kỉ XXI” của tác giả Trương Thị Thủy. Sách giúp độc giả tìm hiểu tình hình kinh


tế, chính trị, xã hội và chính sách đối ngoại cũng như quan hệ quốc tế của nước Mỹ
những năm đầu thế kỉ XXI. Trong khi đó, Viện Khoa học thông tin xã hội xuất bản công
trình nghiên cứu “Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế”. Các tác giả
của công trình đã đưa ra định nghĩa về chống khủng bố, đồng thời cũng tập trung phân
tích những nguyên nhân của chủ nghĩa khủng bố nằm ở mối quan hệ giữa nhà nước và
dân chúng, giữa những người cai trị và những người bị trị, giữa khu vực trung tâm với
khu vực ngoại vi. Vì vậy, nếu xây dựng tốt các mối quan hệ này sẽ loại trừ được chủ
nghĩa khủng bố; trợ giúp về mặt kinh tế, chính trị, quân sự để ổn định khu vực cho Trung
Đông, Trung Á và cả Đông Nam Á; khuyến khích dân chủ hóa đối với các chế độ bị

nhiều nước phản đối …” [39,154-155]. Thông qua cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ đã
cũng cố được vai trò lãnh đạo của mình trên toàn thế giới, trong đó có cả khu vực Đông
Nam Á.
Năm 2004, Nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành cuốn “Nước Mỹ nửa thế kỉ chính sách đối ngoại của Hoa Kì trong và sau Chiến tranh lạnh” của Thomas J.
McCormich do Thùy Dương dịch. Nội dung sách nêu rõ trọng tâm chính sách đối ngoại
của Mỹ trong và sau chiến tranh lạnh là thực hiện kế hoạch bá quyền thế giới, ngăn chặn
chế ngự Liên Xô; ràng buộc Anh vào “mối quan hệ đặc biệt” và kiềm chế Đức, Nhật;
kiềm chế chủ nghĩa dân tộc cách mạng ở thế giới thứ ba bằng chính sách “Củ cà rốt và
cây gậy”. Đây chỉ là một phần nhiệm vụ phải thực thi trong nhiệm vụ này. Mặc dù Chiến
tranh lạnh đã kết thúc, nhưng chính phủ Mỹ vẫn tin rằng cấu trúc chủ nghĩa tư bản toàn
cầu đòi hỏi phải có một trung tâm bá quyền để đặt ra và cưỡng chế thi hành luật lệ quốc
tế của chủ nghĩa tư bản tự do và chỉ có Mỹ mới có sức mạnh để thực thi vai trò đó.
Cuốn “Chính sách đối ngoại của Hoa Kì: động cơ sự lựa chọn trong thế kỉ XXI”
của Bruce W. Jentenson (do tập thể các tác giả Linh Lan, Yên Hương … và Diệu Hương
biên dịch) nêu lên cơ sở lí luận và lịch sử hình thành chính sách đối ngoại của Mỹ, đi
sâu phân tích một số nội dung cơ bản của quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của
Mỹ trong thế kỉ XXI, mục tiêu và động cơ lựa chọn .. trong chính sách đối ngoại của Mỹ
trước diễn biến mới của tình hình thế giới.
Bên cạnh đó, nhiều báo, tạp chí chuyên ngành như: tạp chí Nghiên cứu quốc tế,
Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Châu Mỹ, Những vấn đề kinh tế - chính trị thế


giới, các tài liệu từ Thông tấn xã Việt Nam… cũng đã có nhiều bài viết về chính sách đối
ngoại của Mỹ ở Đông Nam Á và quan hệ Mỹ - Indonesia.
Những công trình nghiên cứu công phu vừa kể trên dù có hay không lấy chính
sách của Mỹ với Indonesia làm chủ đề chính nhưng đã cung cấp nhiều thông tin giúp
chúng ta có cái nhìn tổng quan và gợi mở nhiều ý tưởng nghiên cứu. Tuy nhiên, nhìn
chung, theo chúng tôi được biết, vẫn chưa có công trình nghiên cứu có tính chất chuyên
khảo một cách toàn diện về chính sách của Mỹ đối với Indonesia sau Chiến tranh lạnh,
thời gian từ 1993 - 2008. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung ở

nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực: bối cảnh lịch sử, thực trạng, đặc điểm, xu hướng phát
triển và tác động của chính sách của Mỹ đối một nước quan trọng trong khu vực Đông
Nam Á như Indonesia.

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về không gian, luận văn nghiên cứu chính sách của Hoa kỳ với Indonesia trong
một bối cảnh lịch sử nhất định là thời kì cầm quyền của hai vị tổng thống Mỹ là Bill
Clinton và Goerge Walker Bush (1993 -2008). Ngoài ra, luận văn còn đề cập đến chính
sách của Mỹ trên phạm vi toàn cầu và Đông Nam Á để đảm bảo tính logic của vấn đề.
Lí do chúng tôi chọn mốc mở đầu và kết thúc thời gian nghiên cứu trên là vì mỗi
một tổng thống Mỹ khi lên cầm quyền đều đề ra chính sách đối ngoại cho nhiệm kì của
mình. Phạm vi luận văn xem xét chính sách của Mỹ đối với Indonesia trong hai đời tổng
thống để có thể đối chiếu, so sánh, đánh giá toàn diện về sự thay đổi chiến lược ngoại
giao của Mỹ nói chung và chính sách của Mỹ đối với Indonesia nói riêng.
Để làm rõ bối cảnh này, luận văn không thể không đề cập đến những tác động từ
các chính sách của Hoa Kỳ đến tình hình Indonesia, những chuyển biến về kinh tế, chính
trị- an ninh ở Đông Nam Á và quan hệ quốc tế.
Về không gian, luận văn giới hạn trong phạm vi chính sách đối ngoại của Mỹ đối
với Indonesia, trong đó tập trung nghiên cứu chính sách trên lĩnh vực chính trị, quân sự
và an ninh là chủ yếu. Song nội dung đề tài cũng không thể tách rời mối quan hệ
Indonesia với bối cảnh thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á nói riêng và châu ÁThái Bình Dương nói chung.


4. NGUỒN TÀI LIỆU
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các nguồn tài liệu sau:
- Những tài liệu có tính chất văn kiện chính thức của chính quyền Mỹ về các vấn
đề ngoại giao như: các diễn văn, thông điệp ngoại giao, các bài phát biểu về an ninh
quốc gia, kinh tế, tuyên bố của các Tổng thống Mỹ và các quan chức ngoại giao của
chính quyền Mỹ…
- Các văn kiện của Đảng ta về quan hệ quốc tế.

- Các sách, báo, tạp chí nghiên cứu chuyên đề.
- Tài liệu Internet.
- Tài liệu tham khảo đặc biệt; Các vấn đề quốc tế và Tài liệu tham khảo, số ra
hàng tháng của Thông tấn xã Việt Nam .

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Nội dung nghiên cứu của luận văn được thực hiện trên cơ sở tiếp thu những thành
tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Tuy vậy, chúng tôi cố
gắng đóng góp một số điểm mới trong luận văn của mình:
- Bước đầu tập hợp và hệ thống các tài liệu tham khảo về Chính sách của Mỹ đối
với Indonesia.
- Trình bày một bức tranh tương đối đầy đủ, có hệ thống về chính sách của Mỹ
đối với Indonesia từ năm 1993 - 2008.
- Phân tích tác động của chính sách đối với Indonesia, khu vực.

6. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Về cơ sở phương pháp luận, việc nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả vận dụng phương pháp lịch sử kết
hợp chặt chẽ với phương pháp lôgic, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, quan hệ
quốc tế…


7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động tới Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
Indoneisa từ năm 1993 đến 2008.
Chương 2: Chính sách của Mỹ đối với Indonesia thời kì Tổng thống B. Clinton (1993
- 2000).

Chương 3: Chính sách của Mỹ đối với Indonesia thời kì Tổng thống G. W. Bush
(2001 - 2008)


CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHÍNH SÁCH
CỦA MỸ ĐỐI VỚI INDONESIA NHỮNG NĂM 1993 - 2008
1.1 Bối cảnh sau chiến tranh lạnh.
1.1.1 Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh.

1.1.1.1 Tình hình thế giới.
Tháng 12/1989, những người đứng đầu hai nước Xô – Mỹ đã gặp nhau tại
Manta tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Sự sụp đổ của Liên Xô và thất bại của chủ
nghĩa xã hội ở Đông Âu đã chấm dứt sự tồn tại của trật tự hai cực Ianta. Khối Vacxava
cũng bị tan rã. Nền chính trị thế giới có những thay đổi sâu sắc. So sánh lực lượng trên
bình diện toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay
chuyển sang trạng thái mất cân bằng. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất – cả về chính trị,
kinh tế và quân sự. Mỹ có điều kiện thuận lợi để tính toán theo đuổi những lợi ích quốc
gia một cách quyết liệt và tự tin hơn. Chính quyền Mỹ nhận định đã đến lúc Mỹ phải
vươn lên trở thành người lãnh đạo duy nhất của thế giới, Mỹ cho rằng: “Sự lãnh đạo và
can dự của Mỹ vào công việc thế giới có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh của Mỹ, nhờ
sự lãnh đạo và sự can thiệp đó mà đất nước chúng ta và cả thế giới cảm thấy an ninh và
thịnh vượng hơn” [66, 7]. Mặc dù có ưu thế vượt trội về nhiều mặt nhưng Mỹ cũng suy
yếu tương đối sau một thời gian dài chạy đua trong Chiến tranh lạnh. Thâm hụt thương
mại ngày cang tăng, thất nghiệp, bất công xã hội, biểu tình, bãi công tăng lên nhanh
chóng... là những vấn đề kinh tế nan giải mà Washington phải giải quyết.
Trong khi Mỹ đang gặp phải rất nhiều khó khăn thời hậu Chiến tranh lạnh thì các
nước đồng minh đang có những bước chuyển mình, tích cực mở rộng và phát huy ảnh
hưởng của mình, dần trở thành đối thủ của Mỹ: địa vị ngày càng quan trọng của Nhật
Bản, sự lớn mạnh của EU, sự tái khẳng định vị thế của nước Nga, sự trỗi dậy nhanh
chóng của Trung Quốc, sự vươn lên của Ấn Độ. ASEAN cũng từng bước khẳng định vị

trí của mình trên trường quốc tế. Điều này cho thấy, trong một thế giới “nhất siêu, đa
cường”, các cường quốc không chấp nhận sự chi phối của Mỹ mà muốn có được vị thế
xứng đáng bằng cách củng cố tiềm lực quân sự, tăng cường hợp tác và phát triển kinh tế.
Xu thế phát triển của trật tự thế giới trong tương lai là tiến tới một hệ thống đa cực, bởi
lẽ nhìn trên bình diện toàn cầu, một quốc gia, dù là siêu cường duy nhất cũng không có
khả năng kiểm soát thực tế toàn bộ các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Sự phụ thuộc lẫn


nhau giữa các quốc gia trong kỷ nguyên toàn cầu hoá khiến cho Mĩ không thể và không
đủ khả năng thiết lập một trật tự đơn cực mà phải dựa vào các cường quốc khác và các tổ
chức quốc tế, trong đó quan trọng nhất là Liên Hợp Quốc.
Kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và
trở thành động lực chính của xu thế khu vực hóa và toàn cầu hoá. Trong bối cảnh sự phát
triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ, các quốc gia đều nhận thấy vấn
đề cấp bách hàng đầu là phải ra sức tận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để
phát triển kinh tế. Cách đặt vấn đề về an ninh, quốc phòng và kinh tế về cơ bản đã khác
so với thời kỳ chiến tranh lạnh. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia không còn tuỳ thuộc
vào sức mạnh quân sự, chính trị mà sức mạnh kinh tế nổi lên hàng đầu và trở thành trọng
điểm. Đồng thời, làn sóng tập hợp các quốc gia trong các tổ chức khu vực địa lý, từ tiểu
khu vực đến đại khu vực thành những khu vực mậu dịch tự do đang diễn ra dồn dập ở
hầu khắp các châu lục, thậm chí liên châu lục. Trào lưu nhất thể hoá khu vực phát triển
mạnh trong thập niên 90, sẽ tiếp tục gia tăng cả về lượng và về chất trong những năm
đầu thế kỷ XXI, cùng với quá trình toàn cầu hoá sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực
của đời sống quốc tế.
Mặt khác, Chiến tranh lạnh kết thúc, đồng thời là giảm thiểu sự đối đầu về ý thức
hệ, xu thế đối thoại được thay thế, nhưng môi trường an ninh quốc tế vẫn chưa hoàn toàn
ổn định, nó chứa đựng nhiều bất ngờ và không chắc chắn, phát triển theo hướng phức tạp
và đa dạng. Khả năng xảy ra chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, song hàng loạt các mâu
thuẫn, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, khu vực bắt đầu trỗi dậy. Phần lớn những tranh
chấp, mâu thuẫn này đều có căn nguyên lịch sử của nó, nên việc giải quyết không thể

nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, những xung đột này khó có khả năng lan rộng, lôi
cuốn sự đối đầu trực tiếp của các nước lớn, chủ yếu là do các nước lớn này có lợi ích lâu
dài và cơ bản trong việc duy trì hòa bình để phát triên kinh tế . Đó là những tranh chấp
lãnh thổ, xung đột tôn giáo, tranh giành tài nguyên, nổi bật là nguy cơ phổ biến vũ khí
hạt nhân và chủ nghĩa khủng bố. Vũ khí hạt nhân được một số nước coi là một trong
những thước đo về sức mạnh quân sự, làm con bài mặc cả trên bàn đàm phán. Vì thế, sở
hữu vũ khí hạt nhân là mục tiêu của không ít quốc gia, bất chấp nỗ lực ngăn chặn của
cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, nguy cơ bị tấn công khủng bố dấy lên những lo ngại về an
ninh của tất cả các quốc gia. Trên thực tế, khủng bố quốc tế ngày càng trở thành mối


nguy cơ lớn đối với an ninh và ổn định của thế giới. Các tổ chức khủng bố quốc tế ngày
càng lan rộng, từ châu Mỹ đến châu Phi, từ châu Âu đến châu Á ... Mục tiêu khủng bố
trở nên đa dạng hơn, bất ngờ hơn và thiệt hại cũng lớn hơn. Điều này sẽ giúp giải thích
tại sao các nước lớn không đề ra chính sách rõ ràng mà chỉ có thể đưa ra một chiến lược
tổng thể cho giai đoạn này.
Thêm vào đó những vấn đề mang tính chất những vấn đề an ninh phi truyền thống
như tội ác có tổ chức, ô nhiễm môi trường, buôn bán ma túy và căn bệnh thế kỉ AIDS ...
đang trở thành mối quan tâm lớn của chung cho tất cả các quốc gia và đòi hỏi hợp tác
toàn cầu mới có thể giải quyết được.
Tình hình đó đặt ra cho mỗi quốc gia trên thế giới phải có cách nhận thức đúng và
kịp thời để hoạch định một chính sách đối ngoại phù hợp với trào lưu chung của thế giới,
đồng thời nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Điều này càng quan trọng với
Mỹ - nước có vai trò chi phối tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Bên cạnh đó, khả năng xung đột quân sự vẫn còn tiềm ẩn và sẵn sàng bùng phát
nếu không có sự giải quyết hài hòa, hợp lý mà trong đó phụ thuộc rất lớn vào Mỹ cường quốc số một sau chiến tranh.
1.1.1.2 Tình hình Đông Nam Á.
Những biến đổi đã nêu trên là những nhân tố tác động trực tiếp đến khu vực Đông
Nam Á. Chiến tranh lạnh kết thúc, diện mạo chính trị của Đông Nam Á thay đổi, sự đối
đầu về ý thức hệ tồn tại hơn 40 năm đã không còn mang ý nghĩa chi phối khu vực. Đối

với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, đây thực sự là giai đoạn đánh dấu
nhiều biến đổi sâu sắc của tình hình khu vực. Tình hình an ninh - chính trị nhìn chung
được cải thiện, đặc biệt khi vấn đề Campuchia đi đến giải pháp toàn diện. Các nước
Đông Nam Á có điều kiện xích lại gần nhau, cùng hợp tác và hội nhập. Từ một điểm
nóng trong cuộc đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mỹ và là nơi tập trung các mâu thuẫn
của trục tam giác chiến lược Mỹ - Xô – Trung thời kì Chiến tranh lạnh, Đông Nam Á
nhanh chóng trở thành nơi hội tụ những nỗ lực hợp tác giữa các nước trong khu vực và
với bên ngoài. ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) lần lượt đã đưa ra hàng
loạt các sáng kiến mới nhằm thích ứng với sự gia tăng của toàn cầu hóa và thay đổi
quyền lực trên thế giới.


Mặt khác, khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nền kinh tế thế giới lâm vào cuộc suy
thoái trầm trọng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì Đông Nam Á vẫn là một khu vực
phát triển năng động và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao (vào khoảng 7%). Tính
năng động thể hiện rõ nét trong nỗ lực của các nước khu vực sớm tìm kiếm những hình
thức, cơ chế hợp tác, liên kết với nhau trước sự phát triển của xu thế quốc tế hóa và toàn
cầu hóa. Theo đó, ASEAN đã được thành lập năm 1967 với năm thành viên là Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Philippins, Singapore và trong quá trình phát triển, Bruney (1984),
Việt Nam (1995), Lào, Mianmar (1997), Campuchia (1999) lần lượt trở thành thành
viên, góp phần tăng cường vị trí chiến lược của Đông Nam Á. Cùng với tốc độ tăng
trưởng cao, dòng vốn đầu tư vào các nước trong khu vực cũng tăng lên. ASEAN đang là
miền đất được các công ty xuyên quốc gia quan tâm do có tốc độ tăng trưởng cao và môi
trường đầu tư ngày càng được cải thiện.
Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ nổ ra giữa năm 1997 tuy gây ra chấn động
nặng nề đối với kinh tế Đông Nam Á, nhưng sự kiên định đi theo đương lối mở cửa và
tiến hành những cải cách cần thiết, các nền kinh tế ở đây phục hồi tương đối nhanh vẫn
tiếp tục duy trì niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế về triển vọng phát triển của kinh tế
khu vực và vị thế của ASEAN trong nền kinh tế thế giới.
Sự phát triển của các nước Đông Nam Á đang làm thay đổi vai trò, vị trí của nó

trên trường quốc tế. Khu vực này ngày càng trở nên quan trọng hơn không chỉ xét về
góc độ địa - chính trị và địa – lịch sử, văn hóa đối với thế giới. Cũng do vậy, các nước
lớn thực hiện nhiều bước điều chỉnh quan trọng chính sách đối với khu vực này. Mỹ,
EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và các nước khác đều chú trọng thị trường
Đông Nam Á, đẩy mạnh việc lưu chuyển vốn đầu tư, đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh
vực.
Bên cạnh những chuyển biến thuận lợi, trong khu vực vẫn tồn tại những nhân tố
bất ổn, tiềm ẩn, đe dọa an ninh và sự phát triển bền vững của các nước như chủ nghĩa li
khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới đất liền, hải đảo, đặc biệt là nguy
cơ bùng nổ tranh chấp biển Đông.
Với nước Mỹ, vẫn có những lợi ích ở Đông Nam Á, đây vẫn là khu vực nhạy cảm
và cần quan tâm. Trước sự phát triển năng động của khu vực, đặc biệt là sự gia tăng ảnh
hưởng của Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ đã điều chỉnh chính sách nhằm cải thiện, tăng


cường quan hệ với các nước trong khu vực, cả trên bình diện song phương lẫn đa
phương.
Sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn đối với khu vực sau Chiến tranh lạnh –
đặc biệt là Mỹ - đã và đang tác động đến cục diện chính trị và quan hệ giữa các nước ở
đây, làm xuất hiện những phương thức tập hợp lực lượng mới cơ động, linh hoạt nhưng
cũng rất phức tạp. Điều đó buộc các nước Đông Nam Á cần có đối sách thích hợp trong
tiến trình hợp tác, liên kết khu vực.
1.1.2 Tình hình quốc gia Mỹ:

Như trên đã trình bày, mặc dù vẫn giữ vị trí siêu cường sau Chiến tranh lạnh,
nhưng Chiến tranh lạnh với cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô, đã làm cho nền kinh tế
Mỹ lâm vào tình trạng trì trệ, sức cạnh tranh của nền kinh tế giảm sút, thâm hụt cán cân
buôn bán ở mức báo động. Trong thập kỉ 80, chạy đua vũ trang đã tiêu tốn hơn 3 nghìn tỉ
USD, điều này tác động trực tiếp đến nền kinh tế khiến cho nền kinh tế Mỹ gặp phải
những khó khăn. Thất nghiệp luôn ở mức cao. Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc điều

chỉnh ngân sách quân sự và cơ cấu sản xuất nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế, song
không mang lại kết quả gì đáng kể. Các nền kinh tế tăng trưởng mạnh ở châu Á xuất
hiện như những cường quốc kinh tế thách thức nước Mỹ. Đặc biệt là Nhật Bản, với sự
tập trung vào kế hoạch dài hạn và sự phối hợp chặt chẽ giữa các tập đoàn kinh doanh,
ngân hàng và chính phủ, dường như đưa ra một mô hình tăng trưởng kinh tế mới. Không
có chính sách hiệu quả để vực dậy nền kinh tế được các học giả cho rằng đây là một
trong những nguyên nhân khiến Tổng thống đương nhiệm (G. Bush) không giành được
chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào cuối năm 1992, mặc dù có thành tích rất
khả quan trên lĩnh vực đối ngoại.
Bill Clinton là tổng thống đầu tiên của nước Mỹ được bầu lên để lãnh đạo nước
Mỹ trong một môi trường quốc tế đầy xáo động và phát triển nhanh chóng. Thời điểm
B.Clinton lên cầm quyền, nền kinh tế Mỹ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn. Nếu
năm 1980, Mỹ chiếm 50% GDP của thế giới, thì đến năm 1994, GDP của Mỹ chỉ còn
chiếm 27% của thế giới, năm 1992, tổng các khoản nợ liên bang vượt quá 4000 tỉ USD
[11,36]. Sự khủng hoảng kinh tế đang đe dọa nước Mỹ. Nhiều người Mỹ vào thời điểm
đó mất niềm tin vào vai trò và vị thế siêu cường kinh tế của Mỹ.


Mặt khác, sự sụp đổ của Liên Xô làm cho nước Mỹ mất đi cơ sở tạo nên sự nhất
trí rộng rãi trong nội bộ về một mối đe dọa rõ ràng, cụ thể đối với nước Mỹ. Ở một mức
độ nào đó, có thể nói, với sự biến mất của kẻ thù chủ yếu, nước Mỹ rơi vào tình trạng bị
động trong một thế giới mà Mỹ chưa xác định rõ ràng lợi ích cơ bản của mình. Trong
lòng nước Mỹ diễn ra cuộc tranh luận gay gắt về mục tiêu chiến lược của nước Mỹ trong
thời kì mới và vai trò của Mỹ trên thế giới. Cuộc tranh luận truyền thống giữa chủ nghĩa
biệt lập và chủ nghĩa quốc tế đã trở thành sự giằng co giữa chủ nghĩa biệt lập mới và chủ
nghĩa quốc tế mới. Điều đó chứng tỏ trong lòng nước Mỹ cũng chưa có sự nhất trí về vai
trò lãnh đạo thế giới và xác lập bá quyền của mình. Trong khi quyền quyết định chính
sách đối ngoại của chính quyền bị quốc hội, giới học giả, các nhóm quyền lợi và công
chúng chi phối mạnh mẽ. Đây cũng là một thách thức đối với việc hoạch định và triển
khai chiến lược của Mỹ trong thời kì mới. Đặc biệt đối với những quốc gia mà ở đó Mỹ

thay đổi về cơ bản lợi ích.
Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn, địa vị trên trường quốc tế giảm sút, nhưng
Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới sau Chiến tranh lạnh với những ưu thế vượt trội
trên nhiều lĩnh vực. Mỹ vẫn có sức mạnh tuyệt đối về quân sự, kinh tế và ảnh hưởng đối
với những vấn đề chính trị, văn hóa, tư tưởng trên toàn cầu. Đây là nhân tố hàng đầu chi
phối sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ
Về kinh tế, mặc dù đang trên đà khủng hoảng, kinh tế Mỹ vẫn là một nền kinh tế
mạnh nhất lúc bấy giờ. Mức tăng trưởng dù giảm đi, nhưng cũng vẫn là mức tăng trưởng
cao hơn đáng kể so với các trung tâm kinh tế lớn khác. Các công ty xuyên quốc gia của
Mỹ nắm nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thế giới, nhờ đó Mỹ có thể kiểm soát và chi phối
mạnh mẽ đến hầu hết các tổ chức kinh tế tài chính, tiền tệ, thương mại thế giới: WB,
IMF, WTO, G7 … GDP của Mỹ vẫn chiếm 27% của thế giới (năm 1994) trong khi dân
số chỉ chiếm khoảng hơn 4% dân số thế giới. Ngoại thương Mỹ chiến khoảng 25% tổng
kiêm ngạch thương mại toàn cầu. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế có sức cạnh tranh lớn.
Đồng đô la vẫn là đồng tiền chủ yếu trong giao dịch thương mại, đầu tư và tài chính toàn
cầu (chiếm khoảng 60%) và là đồng tiền dự trữ chủ yếu của hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Biến động trên thị trường chứng khoán New York tác động đến thị trường chứng
khoán khắp nơi trên thế giới. Xu hướng chung cho thấy nền kinh tế Mỹ ngày càng gắn
bó chặt chẽ với nền kinh tế thế giới.


Về quân sự, Mỹ đi đầu trong các công nghệ quân sự và có nguồn tài chính dồi dào
để biến các ý tưởng quân sự thành hiện thực. Hệ thống phòng thủ tên lửa (MD) mà Mỹ
đang theo đuổi cho thấy sự gắn bó chặt chẽ của giới công nghiệp quốc phòng với chính
quyền, tiềm lực khoa học tài chính và nhân lực khổng lồ của Mỹ. Chi phí quốc phòng
của Mỹ cao hơn nhiều so với nhiều quốc gia có chi phí quốc phòng cao sau Mỹ.
Cùng với chi phí quốc phòng khổng lồ, Mỹ có một lực lượng quân sự hùng hậu,
những lợi thế về vũ khí nguyên tử cũng như kỹ thuật quân sự mũi nhọn với hàng trăm
căn cứ quân sự rải rác từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Xét về cơ cấu lực
lượng, Mỹ có thế mạnh về hạt nhân, về không quân, hải quân, và là quốc gia duy nhất có

khả năng triển khai sức mạnh toàn cầu. Mỹ có khoảng hơn 800 cơ sở quân sự ở hải ngoại
, trong đó có hơn 60 căn cứ lớn. Hiện diện quân sự ở hơn 140 nước, trong đó triển khai
quân đội ở mức độ lớn tại hơn 25 nước. Cam kết mạnh mẽ hỗ trợ phòng thủ hoặc ủng hộ
các nỗ lực quân sự của 31 nước và kí hiệp định hợp tác quân sự với 29 nước khác.
Chúng ta đều nhận thấy rằng chỉ có Mỹ mới có thể phái các máy bay ném bom
của mình đi thực hiện cac phi vụ tấn công các mục tiêu ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Chỉ có Mỹ mới có thể phái các lực lượng lục quân của họ với số lượng lớn tới bất kì
chiến trường nào. Cũng chỉ có Mỹ mới có thể triển khai lực lượng hải quân thật sự hoạt
động ở mọi đại dương với 12 tàu sân bay khổng lồ.
Sức mạnh quân sự của Mỹ còn thể hiện ở trình độ công nghệ và kỹ thuật ứng
dụng trong quốc phòng, nhất là công nghệ thông tin và viễn thông. Mỹ đứng hàng đầu
thế giới về ứng dụng công nghệ thông tin và và viễn thông vào lĩnh vực quân sự. Quân
đội Mỹ được trang bị hiện đại, đi đầu trong lĩnh vực chiến tranh kỹ thuật cao.
Về khoa học – kĩ thuật, Mỹ có nền khoa học kĩ thuật hàng đầu thế giới. Mỹ là
nước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai, nhiều phát minh
khoa học – kĩ thuật có nguồn gốc từ Mỹ. Mỹ là đứng đầu 20 trong tổng số 29 ngành
khoa học – công nghệ mũi nhọn trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực thông tin liên
lạc, công nghệ sinh học, công nghệ chế tạo vật liệu mới, không gian điều khiển học …
Những thế mạnh của khoa học – kĩ thuật là điều kiện để giúp Mỹ thực hiện một chiến
lược ngoại giao mới, trong đó “xuất khẩu văn hóa Mỹ”, “giá trị Mỹ” là một trong những
nội dung quan trọng của chiến lược này.


Về mặt xã hội, người dân Mỹ có chất lượng cuộc sống cao, giáo dục và dịch vụ
chăm sóc y tế hàng đầu thế giới. Là nước có nền văn hóa đa dạng, sự đa dạng đó được
Clinton đánh giá “không phải là điểm yếu, mà là sức mạnh vĩ đại nhất” 1 của Mỹ.
Theo đánh giá của các học giả, sức mạnh và ưu thế của Mỹ có thể được duy trì
trong nhiều thập kỉ tới. Người ta ước tính rằng với tốc độ tăng trưởng như hiện nay,
Trung Quốc phải mất 30 năm nữa mới có thể đạt được mức của Mỹ hiện nay về kinh tế
và tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người vẫn thấp hơn. Trên cơ sở những cơ hội và

thách thức được tạo ra từ hàng loạt các nhân tố trong nước và quốc tế, Mỹ đề ra chiến
lược ngoại giao cho thời kì sau chiến tranh lạnh. Việc đề ra chiến lược đối ngoại của Mỹ
phụ thuộc vào so sánh tiềm lực của nó với các cường quốc khác, nhưng trước tiên, phụ
thuộc vào sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự của mình. Mặc dù có phần sa sút sau khi
Chiến tranh lạnh kết thúc, nhưng với những ưu thế vượt trội vừa phân tích, Mỹ đã có
những điều chỉnh mới trong chiến lược đối ngoại nhằm bảo vệ lợi ích và duy trì vị trí số
một của mình trên thế giới. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với một quốc gia hay một
khu vực còn phụ thuộc vào lợi ích của mình ở đó. Tình hình nội bộ của các quốc gia
Indonesia là nhân tố quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ với
quốc gia này.
1.1.3. Tình hình Indonesia.

Về mặt chính trị- xã hội, những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, tình hình
chính trị Indonesia tương đối ổn định. Chính quyền của Tổng thống Suharto tiếp tục
đứng vững trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1992. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm
1993, Suharto lại tái đắc cử và tiếp tục làm Tổng thống ở Indonesia.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đã kéo theo một thời kì bất ổn chính
trị kéo dài, những cuộc bạo động chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử Indonesia. Tái đắc cử
Tổng thống tháng 3/1998 và tiến hành hàng loạt các biện pháp hà khắc để vực dậy nền
kinh tế. Chính sách này đã làm bùng nổ làn sống đấu tranh mạnh mẽ của người dân, đặc
biệt là thanh niên, học sinh. Biểu tình, tuần hành, bạo động bùng phát dữ dội.
Gắn liền khủng hoảng kinh tế, hệ thống chính trị Indonesia rạn nứt nghiêm trọng,
những mâu thuẫn trong nội các Chính phủ vốn đã tiểm ẩn từ lâu nay bắt đầu bùng phát.
1

Hà Mỹ Hương: quan hệ Mỹ - Nga


Tình trạng tham nhũng, móc ngoặc, gia đình trị của Tổng thống Suharto đã gây bất bình
cho các tầng lớp trong xã hội. Lực lượng quân đội, vốn là trụ cột của Chính phủ, đã quay

lưng lại với Tổng thống. Các đảng phái Hồi giáo và các đảng chính trị đối lập khác đã
kích động phong trào đòi Suharto từ chức. Ngày 21/5/1998, Tổng thống Suharto buộc
phải tuyên bố từ chức sau 32 năm cầm quyền. Phó Tổng thống Habibie tuyên thệ nhậm
chức Tổng thống.
Tuy nhiên, chính phủ của Habibie cũng không làm thay đổi cục diện chính trị kinh tế tồi tệ của đất nước. Ngày 20/10/1999, Abdurahmam Wahid, một lãnh tụ Hồi
giáo, trở thành Tổng thống mới sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống có
tranh cử đầu tiên của Indonesia.
Chính phủ của Tổng thống Wahid là một chính phủ liên hiệp, cho nên cần phải có
thái độ ôn hòa giữa các đảng phái chính trị phức tạp ở Indonesia. Do những bất ổn ngày
một gia tăng của tình hình chính trị, tháng 7/2000, Tổng thống Wahid đã trao một số
quyền cho Phó Tổng thống Megawatti Sukarnoputri (con gái của cố Tổng

thống

Sukarno) nhằm tăng cường khả năng điều hòa giữa các đảng phái trong nội các và thuyết
phục các lực lượng chính trị - xã hội trong nước, nhưng tình hình Indonesia vẫn bất ổn.
Tháng 7/2001, Quốc hội đã bỏ phiếu phế truất Tổng thống Wahid và bầu bà Megawatti
làm Tổng thống Indonesia.
Chính phủ của bà Mgawatti phải đối mặt với những thách thức to lớn về kinh tế,
chính trị, xã hội, đặc biệt là xu hướng li khai, bùng phát sau sự kiện Đông Timo tách
khỏi Indonesia ở Irian Java (Tây Papua), các cuộc xung đột ở Malucu và điển hình là
xung đột ở Aceh.
Cùng với cuộc chiến khốc liệt chống lại các lực lượng li khai, Chính phủ của bà
Magawatti đã thi hành hàng loạt các biện pháp để chống tham nhũng, phục hồi kinh tế
và xử lí những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống trực tiếp đầu tiên của Indonesia tháng 9/2004,
Susilo Bambang Yudhoyono, Bộ trưởng An ninh, đã trúng cử Tổng thống thứ sau của
đất nước này. Ông Susilo đưa ra chương trình phát triển kinh tế – xã hội với mục tiêu lớn
thực hiện triệt để và quyết liệt trong cuộc chiến chống tham nhũng. Mục tiêu thứ hai là
cải thiện pháp lí, thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Kể từ khi trở thành Tổng thống,

Suliso Bambang Yudhoyono luôn nổ lực đưa đất nước phát triển đi lên. Tuy nhiên, một


loạt thánh thức vẫn còn tồn tại. Nghèo đói vẫn lang tràn ở Indonesia, cơ sở hạ tầng yếu
kém, nạn tham nhũng, hối lộ phổ biến.
Về kinh tế, bước vào thập niên 90 của thế kỉ XX, Indonesia tiếp tục mở rộng tư
nhân hóa, kết quả là năm 1991 các công ty tư nhân trong nước đã kiểm soát thị phần
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng
hóa các ngành sản xuất nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào công nghiệp dầu mỏ, điều
chỉnh sự bất hợp lí trong cơ cấu kinh tế. Về cơ bản, những chỉ tiêu kinh tế của kế hoạch
5 năm lần thứ năm (1989 – 1994) đã đạt được mục tiêu đề ra: đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) tăng gần 7 lần, giá trị xuất khẩu tăng gấp đôi, chương trình nông nghiệp và phát
triển nông thôn được triển khai rộng rãi.
Từ năm 1995, Indonesia bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1995 1999) với mục tiêu duy trì sự ổn định kinh tế - chính trị, tập trung phát triển các ngành
công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật và chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường,
đồng thời, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, những khó khăn đã xuất hiện và
ngày càng gia tăng kể từ năm 1996. Chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của chính
phủ tuy có góp phần ổn định kinh tế vĩ mô nhưng không giải quyết được vấn đề phát
triển mất cân đối, tình trạng chênh lệch giữa các vùng miền và tình trạng nghèo khổ ở
nông thôn. Đặc biệt, nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thương mại đã tăng rất nhanh
làm các nhà đầu tư và ngân hàng nước ngoài lo ngại về khả năng thanh toán thương mại
của Indonesia.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bùng phát ở Indonesia từ tháng 8/1997. So với
các nước Đông Nam Á, Indonesia là nước chịu tác động nặng nề nhất về kinh tế, đồng
thời khủng hoảng kinh tế còn dẫn tới khủng hoảng chính trị - xã hội kéo dài. Cùng với
việc đồng rupi bị mất giá trên 80%, tăng trưởng kinh tế của Indonesia liên tục giảm sút.
Số người thất nghiệp lên đến 12 triệu người. Tình trạng kinh tế khó khăn cùng với điều
kiện thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo dài đã làm khoảng 15 triệu người dân thiếu
đói. Indonesia trở thành một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của cuộc
khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Đông Á trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã

hội.
Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng, Indonesia là một trong hai nước
Đông Nam Á phải kêu gọi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trợ giúp. Để nhận được sự hỗ trợ từ


IMF, Indonesia phải thực hiện hai chương trình cơ bản: chương trình cải cách - phục hồi
kinh tế và chương trình hành động bao gồm các chính sách kinh tế - xã hội. Trên cơ sở
hai chương trình trên, Indonesia đã đề ra những biện pháp cụ thể để thực hiện trên các
lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại, chính trị - xã hội.
Bằng những biện pháp cấp bách, cho đến những tháng cuối năm 1999, nền kinh tế
Indonesia bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi. Năm 2000, một số chỉ số kinh tế đã đạt
bằng hoặc xấp xỉ mức trước khủng hoảng. Tỉ lệ nợ Chính phủ trong tổng GDP liên tục
giảm trong 3 năm liền, từ 100% năm 2000 xuống còn 90% năm 2001 và 80% năm
2002. Mức độ lạm phát dần được kiềm chế năm 1999, chỉ số lạm phát là 22,7%. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt 5% năm 2001, 3,7% năm 2002, 4,5% năm 2003.
Như vậy, so với các thành viên sáng lập ASEAN, kinh tế Indonesia mới đạt được
mức phát triển trung bình, được xếp ở vị trí thứ năm, sau Singapore, Brunei, Malaysia,
Thái Lan. Bên cạnh đó, Indonesia còn phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh chính trị và
hàng loạt các vấn đề xã hội khác.
Nhìn chung, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Indonesia có nhiều biến động và
chuyển biến phức tạp. Điều đó buộc các nhà hoạch định chính sách đối với Indonesia
của các nước cần phải cập nhật tình hình, có những thay đổi kịp thời và phù hợp để có
thể đem lại lợi ích tối đa cho quốc gia của mình.

1.2. Các nhân tố chi phối việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Indonesia
1.2.1. Vị trí chiến lược của Indonesia

Indonesia là quốc gia lớn nhất khu vực Đông Nam Á về mặt lãnh thổ và dân số,
có tầm ảnh hưởng đặc biệt ở khu vực này. Điều này thể hiện ở nhiều mặt:
Thứ nhất, Indonesia nằm ở vị trí trọng yếu, trung tâm Đông Nam Á những hòn

đảo của đất nước này trải dài theo những tuyến đường biển quan trọng nhất nối liền
Trung Đông với Đông Á và kiểm soát cửa ngõ ra vào con đường thương mại trên biển.:
eo Malacca. Eo biển Malacca rộng 600 dặm vuông, nằm giữa Indonesia, Malaysia,
Singapore và là tuyến đường giao thông cực kì quan trọng, vận chuyển hàng hóa bằng
đường thủy từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á, Đông Á. Eo
biển này được xem là điểm điều tiết giao thông quan trọng nhất ở châu Á và là nơi
chiếm ¼ lượng giao thông hàng hải hàng năm của thế giới. Mỗi năm có khoảng 50 nghìn


×