Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

ảnh hưởng của phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÍCH ĐỒNG VĂN

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG TIỂU
THUYẾT CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC

LUẬN ÁN THẠC SĨ NGỮ VĂN

TP.Hồ Chí Minh – 2000


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc

LỜI CẢM TẠ - TRI ÂN

Tôi xin chân thành cảm tạ và tri ân sự nhiệt tình giúp đỡ của Vụ Sau Đại Học – Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh,
Phòng Khoa Học Công Nghệ - Sau Đại Học, tập thể Thầy Cô Giáo Khoa Ngữ Văn, Khoa
Trung Văn cùng tất cả bạn đồng học, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng Giáo sư Trần Xuân Đề - một người thầy gương mẫu
đã chịu khó nhọc tận tụy hướng dẫn cho tôi trong quá trình nghiên cứu – học tập và hoàn
thành luận án.
Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với nổ lực của bản thân cùng với
sự giúp đỡ tận tụy của các thầy cô và các bạn, tôi đã tiếp thu một số kiện thức vô cùng quí
báu.
Vấn đề của đề tài, đã được một số nhà nghiên cứu bàn luận đánh giá. Luận án đã kế
thừa và phát triển những ý kiến của người đi trước để xây dựng một hệ thống luận điểm
tương đối hoàn chỉnh về những quan điểm và nội dung.
Một lần nữa tôi xin cảm tạ và tri ân


Cuối đông, năm Kỷ Mão – 01/2000
Thích Văn Đồng

Trang 2


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
A. PHẦN DẪN NHẬP ................................................................................................. 5
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................6
3. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................7
a. Nghiên cứu về Phật giáo. ...........................................................................................7
b. Nghiên cứu về Tiểu Thuyết .......................................................................................9
4. Nhiệm vụ và đối tượng, phạm vi nghiên cứu: .............................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................12
6. Những đóng góp mới của luận án : .............................................................................14
7. Cơ cấu của luận án .......................................................................................................14

B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 16
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC NHỮNG GIÁO LÝ CĂN BẢN CỦA ĐẠO PHẬT VÀ QUA
TRÌNH PHẬT GIÁO DU NHẬP TRUNG QUỐC. .........................................................16
1.1. Sự ra đời của đạo Phật: .......................................................................................16
1.2. Sơ lược những Giáo lý căn bản của đạo Phật. ...................................................18
1.2.1. Tứ Đế ...............................................................................................................19
1.2.2 Tam Pháp Ấn ...................................................................................................28
1.2.3. Sư phát triển của trào lưu tư tưởng Đại Thừa. ...............................................32
1.3. Quá trình du nhập của Phật Giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc. ........................35

1.4. Sự quan hệ giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. ...........................................36
1.4.1. Sự quan hê giữa Phật Giáo với Tống Nho: .....................................................38
1.4.3. Sự dung hợp giữa Tam giáo: ...........................................................................40
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT CỔ ĐIỂN
TRUNG QUỐC..................................................................................................................43
2.1. Phật giáo và sáng tác văn học Trung Quốc. .......................................................43
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong quá trình hình thành tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc...................................................................................................................44
2.3. Ảnh hưỏng của Phật giáo trên mặt hình thức của tiểu thuyết Trung Quốc. ..46
2.4. Ảnh hưởng của Phật giáo trong nội dung tư tưởng của tiểu thuyết Trung
Quốc. .............................................................................................................................52
2.4.1. Sự mở rộng của cảnh giới ...............................................................................52
Trang 3


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
2.4.2. Tư tưởng thường - vô thường - sắc và không. .................................................57
2.4.3. “Nhân Quả”, “Luân Hồi”, “Báo ứng”, “Số mệnh” ......................................62
2.4.4. Tôn sùng “Từ - Bi - Hỷ - xả”. .........................................................................77
2.5. Ảnh hưởng của Phật giáo trong cấu tứ nghệ thuật và phương pháp biểu hiện
của tiểu thuyết. .............................................................................................................82

C. PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 98
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 104

Trang 4


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc


A. PHẦN DẪN NHẬP
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo từ lâu đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân và
mọi phương diện văn hóa nghệ thuật của Trung quốc. Nhắc đến Phật giáo, người ta thường
nghĩ ngay đến những tư tưởng: khổ, không, vô thường, vô ngã, niết bàn, luân hồi, báo ứng...
Ảnh hưởng của những tư tưởng này thâm nhập sâu sắc trong mọi lãnh vực của đời sống, nó
phản ảnh rất rõ rệt ý thức tư tưởng học thuật của Phật giáo về vũ trụ và nhân sinh. Có một
thời gian dài, Phật giáo bị xem là luồng tư tưởng ngoại lai; nhưng trên thực tế nó hoàn toàn
là một tư tưởng hữu ích. Nó đến Trung quốc, đã đem lại cho giới trước tác một nguồn tư
tưởng, một cách nhìn và một nghệ thuật sáng tác mới mẻ - phong phú - độc đáo.
Nhờ những giá trị độc đáo đó mà văn hóa Trung Quốc được cả thế giới nhìn nhận như
một cái nôi của văn hóa phương Đông, trong đó, văn học là một điểm then chốt đem lại
cách nhìn bản sắc về dân tộc Trung Hoa. Các thể loại sáng tác như: tản văn, thi ca, hý khúc,
tiểu thuyết ... luôn có những đề tài sáng tạo mới mẻ, diện mạo đa dạng, hàm chứa những
thực tiễn trong cuộc sống để cống hiến cho mọi người, đi vào lòng người bằng một khả
năng tự điều chỉnh và đổi mới kỳ diệu. Cho đến nay, văn học vẫn là một bộ phận không thể
thiếu được khi cần đánh giá toàn diện suốt chiều dài phát triển cùng lịch sử văn hóa Trung
Hoa.
Thời gian gần đây, theo đà tiến của xã hội, văn hóa nghệ thuật đã có chuyển biến mạnh
mẽ và trọng đại. Khoa nghiên cứu văn học thực sự đã nhảy vọt một bước khá xa khi dùng
hình thức tiếp cận các loại hình văn học để phân tích và tìm hiểu tính dung hợp của chúng.
Bằng thực tế nghiên cứu cho thấy hướng tiếp cận mới mở ra nhiều khả năng trong việc đi
sâu, phát hiện và lý giải những vấn đề thuộc về bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật mà mọi
hiện tượng văn học đã và đang phát sinh - phát triển. Cách tiếp cận mới mẻ này sẽ giúp cho
người nghiên cứu có điều kiện phát hiện các quy luât nội tại, các yếu tố chi phối quá trình
hình thành và phát triển của các thể loại sáng tác cũng như khẳng đinh những ưu thế nghệ
thuật đã giúp cho văn học Trung quốc, đặc biệt là tiểu thuyết cổ điển tồn tại lâu dài trong
tiến trình phát triển của dân tộc Trung Quốc.
Mặt khác, nghiên cứu sự ảnh hưởng của Phật giáo trong văn học Trung quốc - nhất là
tiểu thuyết cổ điển, xưa nay ít được mọi người quan tâm. Đây là một đề tài nghiên cứu

Trang 5


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
tương đối khó vì phạm vi quá rộng, hơn nữa vì vốn kiến thức và ngôn ngữ Hán Nôm ít
nhiều còn hạn chế, nên hầu như ít ai lưu ý tới. Vì vậy, vốn kiến thức khá hoàn chỉnh về
những đặc điểm nghệ thuật sáng tác và văn tự là rất cần thiết với ai có tâm huyết, đam mê
nghệ thuật tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Hơn nữa, trong khi nghiên cứu về ảnh hưởng
của tư tưởng Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển và các phạm trù khác trong văn học nghệ
thuật, chúng ta sẽ cảm nhận được những âm vang sâu lắng từ ngàn xưa hòa quyện vào văn
chương và giúp ích cho cuộc sống.
Không phải chỉ những năm gần đây, mà từ xa xưa, Ấn Độ và -Trung quốc đã có sự
giao lưu văn hóa dân tộc rất rộng rãi, lâu dài. Người Trung quốc tiếp thu văn hóa - văn học
Ấn Độ và chuyển biến nó thành trào lưu tư tưởng sáng tác của bản địa, vốn là một hiện
tượng phổ biến trên phương diện giao lưu văn hóa. Thế nên, nghiên cứu ảnh hưởng của Phật
giáo đối với văn hóa Trung Quốc chính là để phát hiện ra sự giống nhau và khác nhau trong
tư duy nghệ thuật - tư tưởng nội dung của các tác giá, của hai dân tộc, đối với tư tưởng Phật
giáo và học thuật đương thời.
Những vấn đề nêu trên là những lý do chủ yếu khiến người viết mạnh dạn đi sâu
nghiên cứu đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
• Qua khảo sát, so sánh một cách tương đối tỷ lệ sử dụng tư tưởng - giáo lý Phật giáo
vào trong các thể loại sáng tác văn học Trung Quốc: tản văn, thi ca, hý khúc, tiểu thuyết ...
của một số tác giả - tác phẩm tiêu biểu, từ đó người viết chứng minh tư tưởng - giáo lý Phật
giáo là một yếu tố đặc biệt không thể tách rời của văn học Trung Quốc.
• Góp phần lý giải quá trình hình thành phát triển cũng như sức sống lâu bền của văn
học Trung Quốc, qua đó cho thấy ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng - giáo lý Phật giáo trong
tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
• Mục tiêu cơ bản của luận án là nghiên cứu để tìm ra sự dung hòa, tư dưỡng và lợi ích
của những tư tưởng - giáo lý Phật giáo được dùng làm nền tảng cốt lõi cho các tác giả sáng

tác.

Trang 6


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
3. Lịch sử vấn đề
a. Nghiên cứu về Phật giáo.

Nghiên cứu về Phật giáo Trung Quốc, trên bình diện lịch sử từ Phật giáo truyền thống
Ấn Độ phát triển đến Phật giáo Trung Quốc là một quá trình dài tiếp thu có chọn lọc, cải
tạo, phát huy, để hình thành hệ thống lý luận mang nét riêng của mình. Điều đáng chú ý là
người Trung Quốc tìm hiểu, tiếp nhận phật giáo Ấn Độ đã và đang sang song tiến hành phát
huy, cải tạo một cách tự giác và bất tự giác. Sự phát huy, cải tạo này, một mặt do tác dụng
định hướng của tư tưởng văn hóa truyền thống và phương thức tư duy mà Trung Quốc vốn
có, mặt khác cũng vì thích hợp với nội tình của Trung Quốc lúc đó.
Sự khởi đầu trong việc kết duyên giữa Phật giáo và văn học Trung Quốc xuất hiện
trong thi ca huyền học của nhà Tấn. Lúc này phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc đã hơn
300 năm, văn nhân Trung Quốc ít nhiều cũng có sự đau khổ cần đến sự giải thoát. Đấy là do
trong giai đoạn Phật giáo truyền nhập vào lúc ban đầu chủ yếu với hình thức của sự tu trì u
thuật và đơn giản mà xuất hiện, nên đã không được con người nhận lấy. Vả lại giáo nghĩa
ban sơ lại được hiểu là tuyên truyền vứt bỏ quốc gia, đi ngược lại với tư tưởng đạo đức
truyền thông của Trung Quốc, cho nên càng khó được giới văn nhân với nổi khát vọng cứu
tế cứu dân, lập công dựng nghiệp chấp nhận.
Từ thời Chánh Thủy tình hình bắt đầu thay đổi: Huyền học bắt đầu thịnh hành, cái
không và cái có trở thành đề tài nóng bỏng của giới văn sĩ. Thời Đông Tấn, một số phật giáo
đồ đã áp dụng phương pháp “cách nghĩa” để đưa huyền học vào trong giáo nghĩa phật giáo,
lấy cái “Vô” của Lão Trang để giải thích cái “không” của phật giáo, cũng từ đó Phật giáo
ảnh hưởng đến tư tưởng của xã hội thượng tầng. Ngay cả giới văn nhân khi tiếp xúc với
giáo nghĩa viên dung vô lậu và phương thức tư duy tinh xảo chặt chẽ của đại thừa Bát Nhã

học cũng bị thu hút.
Giáo lý Phật giáo đã mở ra môi trường hoàn cảnh mới cho giới văn nhân khiến nhận
thức và sáng tác của họ linh hoạt hơn. Trong “ly quá kỳ từ” “đạm hồ quả vị” của Huyền
ngôn thi, chúng ta có thể nhìn thấy vết tích của các văn nhân tiến hành sự tự giải thoát, về
sau đến thời kỳ Nam Bắc triều, Phật giáo càng trở thành cái chí linh pháp bảo để giải thoát
sự đau khổ tinh thần.
Trang 7


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Từ nhà Tông đến cận đại, trong lịch sử văn học Trung Quốc, chúng ta có thể liệt kê
được rất nhiều văn nhân sĩ đại phu đã tìm ra con đường giải thoát trong vương quốc tinh
thần phật giáo này. Đương nhiên, phật giáo Trung quốc lúc này đã hoàn toàn chín mùi, trở
thành lý luận học thuật cho sự kết hợp khăng khít giữa tư tưởng văn hóa truyền thống với
việc phục vụ cho xã hội hiện thực Trung Quốc. So với phật giáo truyền thống Ấn Độ, thì
phật giáo Trung quốc có màu sắc tôn giáo đạm nhạt nhưng màu sắc thế tục thì nồng sâu, coi
trọng cái nghĩa lý, không xem nhẹ sự tu hành. Cũng ngay trong quá trình cải tạo chuyển hóa
này, hàng loạt văn nhân lần luợt kết duyên với phật giáo. Từ nhập thế đến xuất thế, trở lại
nhập thế, vừa có thể ra vừa có thể vào, vừa không rời thế gian vừa siêu thoát thế gian, vừa
cứu bản thân mình vừa cứu chúng sanh, sắc không bất nhị, bi trí song tu, có thể dùng có thể
không, tùy cơ ứng dụng, đây mới chính là “tam đế viên dung”, “lý sự vô ngại” chân chính.
Văn nhân Trung quốc bấy giờ cũng trải qua một quá trình giác ngộ từ vô ngã đến hữu ngã,
từ hữu ngã đến vong ngã. Quá trình này dung hợp ba tư tưởng của Đạo, Nho, Phật, đặc biệt
là sự hội ngộ cùng Phật giáo luôn là dòng chảy chủ yếu, tạo thành một bộ phận tác phẩm
văn học tương đương.
Khi tư duy dị hướng này của phật giáo được dùng như lý luận của văn học Trung
Quốc, đã nở rộ ra nhiều đóa hoa tư tưởng xán lạn. Thông thường, Phật giáo Trung Quốc có
xu hướng suy thoái sau thời Tống nhưng ngược lại khi đi sâu nghiên cứu chúng ta nhận thấy
nó lại được tái sinh trong tinh thần văn học Trung Quốc, có sức sống mạnh mẽ, có rất nhiều
tác phẩm văn học. Sự khai phá của tư tưởng mới, cục diện mới trong lý luận đã chứng minh

cho điểm này.
Thời Lục triều Hán Ngụy, các văn nhân chú trọng tìm hiểu giáo nghĩa Phật giáo, giai
đoạn này gọi là “ngã chú lục kinh”; thời Đường Tống , các văn nhân đã có sự hiểu biết thấu
đáo về Phật giáo, nên đã áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, giai đoạn này gọi là “ngã dụng
lục kinh”; và thời kỳ Minh Thanh (bao gồm cả thời cuối nhà Thanh và thời Dân Quốc sơ),
các văn nhân nhận được sự gợi ý trong tinh thần cơ bản của phật giáo, coi trọng sự tự do
phát huy, đó chính là giai đoạn “lục kinh chú ngã”. Trong số họ không ít người đã cải tạo
giáo nghĩa Phật giáo thành một loại vũ khí tư tưởng dùng vào trong việc khai phá con đường
mới.
Như vậy, nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ: giáo nghĩa Phật giáo ban đầu
vốn chỉ mang ý nghĩa của sự giải thoát đã lần dẫn dụ ra ý nghĩa giải phóng. Dù sự ảnh
Trang 8


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
hưởng này trong cuộc sống xã hội lúc ấy và tiến trình lịch sử không lớn lắm, nhưng đối với
rất nhiều nhân vật có tư tưởng tiến bộ trong giới văn học quả thật đã có tác dụng khiêu gợi
và động viên họ.

b. Nghiên cứu về Tiểu Thuyết
Trong loại hình văn xuôi tự sự có truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết. Đây là loại
hình có chung phương thức sáng tác tái hiện cuộc sống khách quan bên cạnh những phương
thức sáng tác khác như trữ tình, kịch...
Từ điển thuật ngữ văn học có định nghĩa về khái niệm tiểu thuyết như sau:
“Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi
giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời,
những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái
hiện nhiều tính cách đa dạng”.
Khái niệm này trong quá trình vận động và phát triển nó không ngừng bổ sung và thay
đổi. Tuy nhiên nó vẫn có một số đặc điểm chung là:

1. Nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư.
2. Tái hiện cuộc sống nhưng không thi vị hóa cuộc sống. Chất văn xuôi làm cho tiểu
thuyết phản ánh được cuộc sống hiện thực khách quan.
3. Nhân vật trong tiểu thuyết là con người nếm trãi, tư duy chịu khổ đau dằn vặt của
cuộc đời. Đó là con người luôn biến đổi trong hoàn cảnh, trưởng thành do cuộc đời dạy bảo.
4. Thành phần chính yếu của tiểu thuyết không chỉ là cốt truyện và tính cách nhân vật
mà là miêu tả tư duy và những diễn biến tình cảm của nhân vật.
5. Tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật, có sự
đồng hóa giữa nhà văn với nhân vật.
6. Tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các loại văn học
nghệ thuật khác.
Đây là cách hiểu theo quan niệm hiện đại về tiểu thuyết. Thật ra, thuật ngữ này xuất
hiện từ rất xưa. Quan niệm về nó như thế nào cũng có nhiều phạm vi khác. Theo giáo sư
Trang 9


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Trần Xuân Đề: “Thuật ngữ tiểu thuyết xuất hiện ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ IV, thứ III
trước công nguyên”
Giáo sư Lương Duy Thứ cũng cho biết: “Tiểu thuyết Trung Quốc có dòng mạch phát
triển định hình từ Ngụy – Tấn (Thế kỷ III - V)”.
Theo học giả Nguyễn Hiến Lê : 1
“Tiểu thuyết Trung Quốc có nguồn gốc từ Thần thoại, xuất hiện rõ từ đời Lục triều.
Loại quái đản như “Sưu Thần Ký” của Can Bảo, “Tục Tề Hài ký” của Ngô Quân, “Thập Di
ký” của Vương Gia...Loại nhân sự như “Hán Võ cố sự”, “Phi Yến ngoại truyện” (Khuyết
danh).
Ông cũng cho biết tiểu thuyết Trung Quốc ở mỗi thời kỳ đều có bước phát triển về
hình thức và những đặc điểm khác.
- Tiểu thuyết đời Đường có ba loại :
• Loại hào hiệp: “Hồng Tuyến truyện”, “Lâu Vô Song truyện”, “Tạ Tiểu Nga

truyện”....
• Loại diễm tình: “Chươngg Đài Liễu truyện”, “Trường Hận Ca truyện”...
• Loại thần quái: “Tần Mộng ký”, “Nam Kha ký”...
- Tiểu thuyết đời Tống:
• Loại diễm tình: “Dương Thái Chân ngoại truyện”, “Triệu Phi Yến biệt truyện”...
Có nhiều bộ tiểu thuyết viết bằng bạch thoại làm gốc cho Tây Du ký, Thủy Hử sau
này.
- Tiểu thuyết đời Minh Thanh:
Tiểu thuyết chương hồi có nguồn gốc từ thoại bản dân gian từ đời Tống để lại, gồm các
loại:
• Tiểu thuyết anh hùng: “Thủy Hử” của Thi Nại Am...

1

Nguyễn Hiến Lê – Đại cương văn học sử Trung Quốc – NXB Trẻ - 1997

(1) GS. Lương Duy Thứ (chủ biên) – Tiểu thuyết cổ Trung Quốc – NXB Trẻ

Trang 10


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
• Tiểu thuyết lịch sử: “Tam Quốc Chí” của La Quán Trung...
• Tiểu thuyết thần ma: “Tây Du Ký” của Ngô Thừa An...
• Tiểu thuyết diễm tình: “Kim Bình mai” của Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh...
• Đoản thiên tiểu thuyết. “( nội dung ngắn) như từng câu chuyện trong “Liêu Trai Chí
dị” của Bồ Tùng Linh.
• Trung thiên tiểu thuyết. (nội dung vừa) như một số truyện “chí nhân chí quái” truyền
kỳ:


+ Vợ chồng Hàn Bằng của Can Bảo.
+ Lý Ký trảm xà của Can Bảo....
• Loại trường thiên tiểu thuyết ( nội dung dài có hàng trăm nhân vật) như “Tam Quốc

diễn nghĩa”, “Thủy Hử” ...
Theo Giáo sư Lương Duy Thứ thì cách chia tiểu thuyết ra làm năm loại dựa trên đề tài
và tư tưởng chủ đề, vừa dễ nhận biết vừa phù hợp hơn cả:
+ Tiểu thuyết lịch sử

+ Tiểu thuyết nghĩa hiệp

+ Tiểu thuyết thần ma

+ Nhân tình thế thai

+ Đoản thiên tiểu thuyết.
Từ những luận điểm trên, người viết nhận thấy:
- Thuật ngữ tiểu thuyết chỉ dùng theo nghĩa rất tương đối. Lúc đầu nội dung rất đơn
giản, nó như một thông báo sự việc, con người, chỉ là “ghi chép vắn tắt những sự tích quái
dị, những con người phi phàm...” (2)
- Qua mỗi giai đoạn lịch sử phát triển của văn học gắn với lịch sử dân tộc Trung Hoa,
thể loại tiểu thuyết cũng không ngừng mở rộng phạm vi phản ánh cuộc sống và ngày càng
hoàn thiện về đặc điểm hình thức của nó.
- Tiểu thuyết Trung Quốc thường có nguồn gốc từ văn học Dân gian (truyền thuyết
thoại bản). Nó phát triển rực rỡ nhất ở thời kỳ Minh Thanh.
Qua nghiên cứu lịch sử vấn đề, người viết nhận xét sau:
• Về Phật giáo: Toàn bộ lý luận của Phật giáo là lý luận của sự giải thoát. Những giáo
lý cơ bản nhất mà Phật giáo truyền thống truyền: nhập Trung quốc chính là “tại sao chúng
Trang 11



Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
sinh cần phải giải thoát. Giải thoát cái gì ? Như thế nào mới là giải thoát ? Làm sao có thể
giải thoát ? Và hàng loạt vấn đề tư tưởng tôn giáo ...”
• Về văn học Trung Quốc: Ban đầu, giới văn nhân tiếp thu giáo lý tư tưởng Phật giáo
chủ yếu vì nhu cầu giải thoát tinh thần. Sau đó, tư tưởng lý luận Phật giáo đã được các văn
nhân đưa vào sử dụng trong sáng tác, tạo một hiệu quả tích cực với hy vọng là giải thoát
hàng loạt sự phiền toái khổ đau trên thế gian và hướng về một tinh thần tự do. Tóm lại, Phật
giáo có thể kết duyên với văn học Trung quốc vì cùng đạt được điểm chung là giải thoát.
4. Nhiệm vụ và đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
• Nhiệm vụ:
- Đem văn học Trung quốc đặt vào sự đối sánh với giáo lý Phật giáo để thấy ảnh
hưởng sâu rộng của Phật giáo đối với quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết cổ
điển Trung quốc.
- Đi sâu khảo sát, so sánh giữa nội dung tư tưởng của Phật giáo và nội dung tư tưởng
của tiểu thuyết cổ điển để thấy sự dung hợp giữa tư tưởng Phật giáo và tư tưởng văn nhân
Trung quốc đương thời.
• Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là sự ảnh hưởng của Phật giáo trong quá trình
hình thành và phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung quốc, chủ yếu là các bộ tiểu thuyết
tiêu biểu.
• Phạm vi khảo sát
Phạm vi khảo sát chính của luận án :
- Những kinh sách viết về tư tưởng - giáo lý Phật giáo ở Ấn Độ và Trung quốc .
- Những trước tác - bình luận - chú giải của các bậc tiền bối trên lĩnh vực văn học
Trung Quốc mà chuyên sâu nhất là các tác phẩm tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp của
phương pháp luận nghiên cứu văn học :
• Phương pháp so sánh lịch sử - loại hình :

Trang 12


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Ngày nay, sự giao lưu văn hóa giữa các nền học thuật của các dân tộc đã trở thành một
hiện tượng có tính chất phổ biến. Nền học thuật của các tôn giáo cùng các dân tộc của các
nước có sự gắn bó mật thiết với nhau. Dùng phương pháp so sánh văn hóa, với tư cách là
một lãnh vực nghiên cứu khoa học về văn chương - văn hóa - con người - xã hội - và các
mối liên hệ tinh thần giữa các dân tộc, nhân loại ngày càng trở thành một công cụ góp phần
vào việc làm cho dân tộc và toàn nhân loại cùng các học thuật tôn giáo hiểu biết chính mình
- hiểu biết lẫn nhau, vì một nền hòa bình - tiến bộ của một quốc gia - dân tộc.
Người viết dùng phương pháp này để nghiên cứu sự ảnh hưởng của Phật giáo trong
tiểu thuyết cổ điển Trung quốc. Ảnh hưởng này dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đã đặt tư
tưởng - giáo lý Phật giáo vào các sáng tác văn học Trung Quốc trong bối cảnh xã hội đương
thời mà các tiểu thuyết cổ điển được hình thành, từ đó tìm ra những đặc điểm chung và
riêng về mặt sáng tạo nghệ thuật hình tường nhân vật. Theo người viết, có thể sẽ đạt được
kết quả khả quan.
• Phương pháp thống kê - hệ thống:
Phương pháp này được sử dụng nhằm khảo sát tỷ lệ sử dụng. tư tưởng - giáo lý Phật
giáo trong văn học Trung Quốc, nhằm đánh giá vị trí ảnh hưởng của Phật giáo trong văn học
Trung quốc nói chung, đặc biệt là tiểu thuyết cổ điển Trung quốc.
Qua đó, làm rõ hơn ảnh hưởng cũng như tác động sâu sắc của Phật giáo đối với thể loại
tiểu thuyết. Đó là mối quan hệ tiếp thu - chuyển biến - sáng tạo giữa những phạm trù chuẩn
mực và sự phá cách độc đáo, nhằm xác định rõ hơn những nét tương đồng và dị biệt của tư
tưởng Phật giáo và tư tưởng văn học Trung quốc trong tiểu thuyết.
• Phương pháp phân tích đối chiếu:
Đây là phương pháp được sử dụng nhằm tìm hiểu, phát hiện những đặc điểm của Phật
giáo trong tiểu thuyết cổ điển, qua đó tìm ra sự dung hợp - ẩn dụ - ẩn hình - hóa thân ... của
tư tưởng giáo lý Phật giáo trong các nhân vật, cốt truyện của tiểu thuyết.
Ngoài ra, trong luận án, người viết còn vận dụng những kiến thức và thi pháp học thể

loại để nghiên cứu vấn đề.
Trong số các phương pháp trên, phương pháp phân tích - đối chiếu có một tầm quan
trọng trong quá trình nghiên cứu của luận án.

Trang 13


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
6. Những đóng góp mới của luận án :
Điều đầu tiên cần phải nói là vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo trong văn học Trung
Quốc là vấn đề đã được không ít tác giả quan tâm, nhưng còn rải rác chứ chưa có một công
trình nào trong nước đề cập thẳng đến vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết
Trung quốc. Qua đề tài, người viết muốn đi sâu vào mảnh đất còn ít người khai phá này để
khám phá giá trị và sự cống hiến của Phật giáo dưới một cái nhìn cổ tính lịch sử và hệ
thống.
Đề tài đi vào phân tích - đối chiếu, tìm ra sự dung hợp giữa Phật giáo và văn học Trung
Quốc với mục đích biết được sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển
Trung quốc, qua đó cũng biết được qua sự sáng tác các nhà văn đã chịu ảnh hưởng những
phương diện nào của Phật giáo, bối vì theo quan điểm của phương pháp phân tích - đối
chiếu - so sánh thì phân tích chính là đi tìm nguồn sốc sáng tác của tác giả. .
Dù khả năng còn nhiều hạn chế, nhưng trong khi khảo sát đề tài, người viết cố gắng
tiếp cận các nền học thuật dưới ánh sáng của thi pháp học. Điều này góp phần khẳng đinh
một khuynh hướng mới trong nghiên cứu lý luân phê bình văn học. Đó là khuynh hướng
bám sát văn bản, đi sâu vào nghệ thuât tìm hiểu bổ sung cho những khuynh hướng thiên về
lịch sử - xã hôi học khá phổ biến trước đây, cho việc giảng dạy văn học cổ điển Trung
Quốc.
Vì khuôn khổ luận án và trình độ của người viết có giới hạn nên những vấn đề được
nghiên cứu ở đây chưa thể xem là hoàn chỉnh và xuyên suốt. Do đó, nội dung luận án chỉ
mong đóng góp vài ý kiến hữu ích, giúp cho những ai có cùng chung mục đích, tiếp cận
được thế giới tư tưởng Phật giáo kỳ diệu hàm chứa trong những câu chuyện văn chương.

7. Cơ cấu của luận án
Luận án được chia thành ba phần lớn:
A. PHẦN DẪN NHẬP
B. PHẦN NỘI DƯNG
C. PHẦN KẾT LUẬN
Trong PHẦN NỘI DƯNG của luận án được chia làm hai chương:

Trang 14


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
CHƯƠNG 1: Sơ lược những giáo lý căn bản của Đạo Phật và quá trình Phật giáo du
nhập Trung Quốc.
1.1. Sự ra đời của Đạo Phật.
1.2. Sơ lược những Giáo lý căn bản của đạo Phật.
1.3. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo từ Ấn Độ đến Trung Quốc.
1.4. Sự quan hệ giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.
CHƯƠNG 2: Ảnh hưởng của phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
2.1. Phật giáo và sáng tác văn học Trung Quốc.
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong quá trình hình thành tiểu thuyết cổ điển Trung
Quốc.
2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo trên mặt hình thức của tiểu thuyết Trung Quốc.
2.4. Ảnh hưởng của Phật giáo trong nội dung tư tưởng của tiểu thuyết Trung Quốc.
2.5. Ảnh hưởng của Phật giáo trong cấu tứ nghệ thuật và phương pháp biểu hiện của
tiểu thuyết.
* Các chú thích về xuất xứ của tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận án được đặt
trong ngoặc vuông. Ví dụ: [ 155:21 ] - Số trước là số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài
liệu tham khảo, số sau là trang được trích dẫn.

Trang 15



Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC NHỮNG GIÁO LÝ CĂN BẢN CỦA ĐẠO PHẬT VÀ QUA
TRÌNH PHẬT GIÁO DU NHẬP TRUNG QUỐC.
1.1. Sự ra đời của đạo Phật:
Một tôn giáo dù cho cao siêu thâm thúy đến đâu cũng vẫn là sản phẩm của xã hội. Là
sản phẩm của xã hội, tất nhiên tôn giáo phải chịu ảnh hưởng của xã hội và ngược lại nó
cũng có những tác động trở lại đối với xã hội.
Phật giáo có một lịch sử trên hai ngàn năm trăm năm, truyền bá đến vài mươi nước.
Nhưng nói đến Phật giáo, trước hết ta phải nói tới cái nôi của nó ra đời: Ấn Độ.
Thuở xưa dân tộc Ấn Độ rất cung kính thần linh, họ đối với bầu trời man mác, với hiện
tượng nhật, nguyệt, tinh tú, non, sông, gió, mây, nước, lửa..... đều có một ý niệm tín thành
sùng bái. Đó là lý do mà người ta đã sáng tác ra những bản Thánh ca và những nghi thức
cúng tế thần linh, để cầu cho đất nước gia đình được tiêu tai, thêm phước. Nghi thức đã
nhiều thì không thể ai cũng thông thạo cả, do vậy phải có người chủ trì việc Tế tự.
Lúc đầu họ đặt ra Gia trưởng, hoặc Tộc trưởng để giữ việc tế lễ, gọi là chức Ty tế. Lần
lần chức Ty tế này trở thành - việc chuyên môn nên được thay thế bằng các Tăng lữ Bà La
Môn. Trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ giai cấp Tăng lữ chủ về việc tế tự chiếm địa vị tối
cao, đẳng cấp Vua chúa nắm giữ chánh quyền ở vào địa vị thứ hai, nhân dân như hạng nông,
công, thương thuộc địa vị thứ ba, còn những người thổ dân Ấn Độ làm những nghề nghiệp
thấp kém như ở đợ, làm mướn, là đẳng cấp tiện dân ở vào địa vị thứ tư. Lối phân chia đẳng
cấp đó mỗi ngày thêm chặt chẽ. Lúc đầu, sự phân biệt chỉ ở trong quan niệm của dân chúng
mà thôi. Nhưng khi các tăng lữ Bà la Môn nắm được thực quyền trong xã hội, họ liền tổ
chức thành bốn đẳng cấp rõ rệt:
- Tăng lữ thuộc đẳng cấp Bà la môn (Brahman).
- Vua chúa thuộc đẳng cấp Sát đế lỵ (Ksatriya).
- Bình dân thuộc đẳng cấp Phệ xá (Vaisa).

- Tiện dân thuộc đẳng cấp Thủ đà la (sùdra).

Trang 16


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Hai hạng trước là đẳng cấp thống trị, hai hạng sau là đẳng cấp bị trị. Bốn đẳng cấp này
theo chế độ thế tập, cha truyền con nối, đẳng cấp nô lệ cứ phải đời đời làm nô lệ, tạo nên
một tổ chức xã hội bất công.
Tăng sĩ Bà la môn đã chế định ra bốn đẳng cấp ấy, tự cho mình ở địa vị tối cao. Còn ba
đẳng cấp kia, nhất là hàng tiện dân, lại bị xã hội khinh miệt, không được luật pháp bảo hộ,
không cho dự phần tín ngưỡng tôn giáo và tán tụng kinh điển Phệ đà (veda). Thời bấy giờ ở
Ấn Độ người ta lại chế ra thứ luật Ma-noa (Mànu), hỗn hợp cả chính trị lẫn tôn giáo. Nhờ có
pháp luật này tổ chức của đạo Bà la Môn mới được hoàn thành. Bởi giáo lý của đạo này lấy
việc duy trì bốn đẳng cấp làm mục đích duy nhất. Sống dưới một chế độ bất công như thế,
lâu ngày dân chúng đâm ra chán nản và luôn ước ao có một cuộc đổi mới.
Giữa cuộc sống đầy bất công như thế, con người cảm thấy cuộc sống thế gian không
làm cho mình hoàn toàn hạnh phúc. Để thỏa mãn những mong ước ấy, các giáo phái đã xuất
hiện ra đời. Điểm xuất phát này đại để có ba nguyên nhân:
1- Do khổ muốn cầu thoát ly.
Trên con đường gập ghềnh, giữa lúc trời trưa nắng gắt, khách lữ hành mỏi một ước ao
có một cơn gió, một bóng cây mát để nghỉ ngơi. Trên đường đời cũng thế, sự vui dù có,
cũng chỉ là tương đối. Vì vui tương đối nên mới có khổ, mà sự khổ lại thường chiếm phần
tối đa. Và vì khổ, con người mới nảy sanh tư tưởng cầu thoát ly.
2- Do sự sùng tín trước hiện tượng của vũ trụ:
Trong thời đại nguyên thủy, con người chưa giải thích nổi những nghi vấn trước hiện
tượng của vũ trụ. Cho nên họ quan niệm rằng: mọi ánh sáng giữa bầu trời đều là một phẩm
cách thần thánh. Cũng vì thế, họ mới sùng bái các hiện tượng sáng suốt như: mặt trời, mặt
trăng, ngôi sao, làn chớp, ngọn lửa... Tựu trung, mục đích sùng bái của họ không ngoài
mong muốn sanh tồn cho bản thân. Rồi do đó mới có những hình thức thờ phụng để trừ tai,

cầu phước và tiến hành những nghi cúng tế, ca ngợi thần thánh. Vì thế mới có các lối tư
tưởng sai biệt, mà người ta gọi là Đa thần giáo.
3- Do sự cầu giải thích nguyên lý nhơn sanh, vũ trụ.
Lại có một số người, trước đối tượng vũ trụ bao la, họ động tánh hiếu kỳ, muốn tìm
hiểu các sự bí mật giữa trời đất. Lối giải thích thần thoại không làm thỏa mãn họ. Căn cứ

Trang 17


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
vào những kinh điển xưa và sự tu tập của bản thân, họ tự do khảo cứu và lập ra các phái triết
học.
Tóm lại, điểm xuất phát của các giáo phái, đại để như: cầu thoát khổ được an vui, dựa
trên tư tưởng sùng bái và tìm hiểu mọi sự bí mật để đem con người trở về vũ trụ. Cho nên sự
xuất hiện của 62 môn phái tôn giáo ở Ấn Độ thời đó cũng không ngoài ba lý do này. Nói
chung, tư tưởng giới Ấn Độ thời bấy giờ gần giống như tư tưởng giới đời Chiến Quốc bên
Trung Hoa.
Xét về mặt xã hội thì trước Phật giáng sanh khoảng 100 năm, nhằm thời đại tiền kỷ
nguyên độ bảy thế kỷ, đạo Bà la môn thạnh hành đến cực điểm. Nhưng cũng do sự độc
quyền của phái Tăng lữ, mà đạo đức tôn giáo thời đó chỉ có nghi thức phô trương bề ngoài.
Hơn nữa, lại vì chế độ đẳng cấp không công bình, nhân dân không được tự do, rồi sanh ra tư
tưởng yếm thế. Bởi duyên cớ ấy, mê tín hoành hành, người ta hy sinh tu theo khổ hạnh. Họ
quan niệm rằng có gần sự khổ mới quen với cái khổ, và sẽ xem thường, không còn thấy khổ.
Có kẻ lại tin tưởng tu khổ hạnh sẽ được sanh len cõi trời hưởng các điều vui. Lại một
phương diện khác, người ta nảy ra tư tưởng hoài nghi, phủ nhận tất cả tôn giáo, nhân quả và
đạo đức. Nương theo quan niệm ấy, họ cổ xúy tư tưởng phản kháng. Nhưng dù sao những
học thuyết, những tư tưởng rối ren thời đó cũng là cơ vận để mở mang một thứ tôn giáo
canh tân. Chính vì vậy nên từ trong những tư tưởng phức tạp và những học thuyết rối ren đó
đã phát sinh ra một tôn giáo với mục đích nhất vị bình đẳng cứu đời, do đức Phật Thích Ca
Mâu Ni sáng lập. Phật Thích Ca, ngài không phân biệt sang, hèn, giàu, nghèo, không nương

vào dòng họ cao thấp để định giá con người, mà chỉ nương vào phẩm hạnh đạo đức. Đặc
biệt ngài phủ nhận giai cấp bất công, đem chế độ bình đẳng đãi ngộ mọi hạng người trong
xã hội. Ngài căn cứ vào phần trí huệ có nông sâu, đức hạnh có hậu bạc để định thứ vị con
người. Ngài đã dung hội tất cả tư tưởng phức tạp, để vạch ra một đường lối chân chánh, giải
thoát cho tất cả mọi con người.
1.2. Sơ lược những Giáo lý căn bản của đạo Phật.
Trong các tôn giáo trên thế giới, triết học Phật giáo luôn nổi tiếng với sự uyên thâm
của nó. Từ khi Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra giáo phái đến nay đã hơn 2.500 năm, Phật
điển bàng bạc như khói biển, học thuyết của nó cũng ngày càng phong phú phức tạp. Và do
vậy đã ra đời rất nhiều tông phái Phật giáo với sự khác biệt rất lớn về mặt tu trì pháp môn.
Mặt khác còn do sự khác nhau về địa khu, dân tộc mà hình thành các hệ thống Phật giáo
Trang 18


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Trung Quốc, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Thái Lan... Các hệ thống Phật giáo này đều có
tư tưởng riêng của mình.
Nhưng dù có biến hóa muôn vàn, thì nguồn gốc của chúng cũng không thể không xuất
phát từ Diệu Đế của Phật pháp mà năm xưa đức Phật đã chứng ngộ được. Quan điểm cơ bản
của Phật giáo nguyên thủy này là cái mà tất cả các học giả Phật giáo đời sau cần phải tuân
thủ trước sau như một. Tất cả sự phát triển, cải tạo, sáng tạo, đều chỉ có thể tiến hành dưới
điều kiện tiên quyết là không thể đi ngược lại với những quan điểm cơ bản đó. Do vậy, nếu
muốn hiểu được giáo lý căn bản của Phật giáo, thì trước hết cần phải tìm hiểu ý nghĩa cốt
yếu cơ bản của Phật giáo truyền thống Ấn Độ, như vậy mới có thể gọi là hiểu được tận
nguồn của nó.
Giáo lý cơ bản của Phật giáo truyền thống Ấn Độ bao gồm:
• Tứ Đế
• Tam Pháp Ấn
• Thập Nhị Nhân Duyên
• Bát Chánh Đạo ...V.V.

1.2.1. Tứ Đế
Đế, tức là chân đế, chân lý. Là chân lý mà Phật đà thánh nhân chứng ngộ nên lại gọi là
“Tứ Thánh Đế”, “Tứ Chơn Đế”, ”Tứ Diệu Đế”, ”Tứ Đế”. Nó bao gồm bốn phần: Khổ đế,
Tập đế, Diệt đế, Đạo đế, là lời Phật đà giải thích tất cả sự đau khổ phiền não của chúng
sanh, đồng thời chỉ ra cách cắt đứt sự phiền não vọng niệm, là con đường chính để giải thoát
thành Phật.
1.2.1.1. Khổ đế:
Điều mà Khổ đế muốn nói rõ là tại sao chúng sanh cần phải giải thoát. Chúng ta biết
rằng, toàn bộ nền tảng lý luận của Phật giáo là Duyên khởi luận. Nó liên quan đến Bản thể
luận, Nhận thức luận và Phương pháp luận. Nội dung của Duyên Khởi Luận chỉ cho chúng
ta cách tìm tòi nguyên do của tất hiện tượng xảy ra, để nhận thức được chân tướng thực sự
của thế giới. Theo kinh văn, năm xưa Phật đà sau khi tận mắt nhìn thấy cảnh tượng sinh lão
bệnh tử, đau khổ của nhân gian, tàn sát ăn thịt lẫn nhau của chúng sanh, cảm nhận được
nhân gian là khổ, thế gian giống như biển khổ ải mà chúng sanh trôi dạt trong đó, chịu đựng
muôn vàn sự dàỳ vò của phiền não, không sao giải thoát được. Do đó Ngài đã phát nguyện
Trang 19


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề, tìm kiếm con đường giải thoát. Phật đà từ tầng tầng lớp lớp căn
nguyên già chết của chúng sanh mà đi ngược dòng tìm kiếm, cuối cùng có được sự kết luận,
tất cả mọi thứ này vẫn là do vô minh, tức là do đối áp dụng nhận thức sai lầm đối với hiện
tượng sự vật mà tạo nên. Vì vậy, muốn cắt đứt căn nguyên của sự phiền não đau khổ, trước
hết cần phải nhận thức chính xác chân tướng thật của nhân sanh. Như vậy, cái mà Phật đà
cho rằng “thật tướng của nhân sanh” là gì?
Phật giáo cho rằng, chúng sanh trong ba cõi, lục đạo luân hồi, tất cả sinh mạng và hiện
tượng tồn tại, chẳng qua đều là sự biểu hiện của khổ. Tất cả sự vật xảy ra đều do sự hòa hợp
của nhân duyên, đều cần sự tương tư tương đãi nhau, cho nên bất kể sự vật nào cũng đều
“vô tự ngã thực thể khả ngôn”. Lại do sự luôn thay đổi của Nhân và Duyên, cho nên sự vật
luôn ở trong trạng thái biến động. Trong quãng thời gian trôi qua vô thường đó, chúng sanh

không thể tự mình làm chủ được, không có được sự tự do. Những điều họ gặp phải là hàng
loạt sự phiền não khổ đau không cách nào tránh đi và thoát khỏi được. Phật giáo phân
những sự phiền não này làm Nhị khổ, Tam khổ, Tứ khổ, Bát khổ thậm chí đến 108 thứ
khổ... Thông thường thì hay nói đến là Nhị khổ, Tứ khổ và Bát khổ.
Nhị khổ tức là chỉ cái nội khổ và ngoại khổ. Nội khổ chính là chỉ cái bệnh tật phiền não
đến từ tâm lý và sinh lý của bản thân chúng sanh và ngoại khổ chỉ cái thiên tai nhân họa đến
từ ngoại giới.
Tứ khổ tức là chỉ cái sinh, lão, bệnh, tử, bốn loại khổ đau không thể thoát khỏi được.
Và Bát khổ lại trên cơ sở của bốn loại đau khổ này thêm vào tứ khổ: Ái biệt ly, Oán tắng
hội, Cầu bất đắc, Ngũ uẩn xí thạnh. Theo đó ta thấy:
- Sinh khổ: Sự sinh sống của con người có hai phần khổ: Khổ trong lúc sinh và khổ
trong đời sống.
- Lão khổ: Con người đến lúc già, thân thể hao mòn, tinh thần suy kém nên khổ cả thể
xác lẫn tinh thần.
- Bệnh khổ: Hành hạ thân xác con người, làm cho nó khổ sở, không gì hơn là cái đau!
- Tử khổ: Trong bốn hiện tượng của Vô thường (sinh, già, bệnh, chết) thì chết là cái
làm cho chúng sinh kinh hãi nhất, làm cho thân thể tan rã, thần thức theo nghiệp dẫn đi thọ
sinh ở một cõi nào chưa rõ.Tử khổ có hai loại: thân xác và tinh thần.

Trang 20


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
- Ái biệt ly khổ: Tình yêu thương giữa vợ chồng - con cái - anh em đang mặn nồng
thắm thiết mà bị chia ly thì thật không có gì đau đớn hơn. Sự chia ly này có hai loại: Sinh ly
và tử biệt.
- Cầu bất đắc khổ: Người ta ở đời, hễ hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lắm. Bất
luận trong một vấn đề gì, số người được toại nguyện thì quá hiếm hoi mà kẻ thất bại bất như
ý thì không sao kể xiết. Cầu bất đắc khổ gồm trong ba loại: Thất vọng vì công danh, Thất
vọng vì phú quý, Thất vọng vì tình duyên.

- Oán tắng hội khổ: Con người ở trong cảnh thương yêu, chẳng ai muốn chia ly. Cũng
như ở trong cảnh hờn ghét, chẳng ai mong gặp gỡ. Nhưng ở đời, khi mong muốn được hội
ngộ, lại phải chia ly. Cũng như khi mong ước được xa lìa, lại phải sống chung đụng nhau
hằng ngày! Cái khổ phải biệt ly đối với những người thương yêu nhau như thế nào thì cái
khổ phải hội ngộ đối với những người ghét nhau cũng như thế ấy!
- Ngũ ấm xí thạnh khổ: Cái thân tứ đại của con người cũng gọi là thân ngũ ấm (năm
món che đậy), sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm. Với cái thân ngũ ấm ấy, con
người phải chịu không biết bao nhiêu là điều khổ. Giữa ngũ ấm ấy luôn luôn có sự xung đột
- mâu thuẫn chi phối lẫn nhau. Vì sự xung đột - mâu thuẫn ấy nên cái thân con người mới
chịu những cái khổ sau đây:
• Bị luật Vô thường chi phối không ngừng.
• Bị thất tình lục dục lôi cuốn, đắm nhiễm sáu trần, khổ lụy thân tâm.
• Bị vọng thức điên đảo chấp trước nên con người nhận thấy một cách sai lầm là có ta
có người, còn mất, khôn dại, có không và sinh ra rầu lo khổ não.
Các cái Nhị khổ, Tứ khổ, Bát khổ kể trên chính là sự nhận thức đối với thực tướng
nhân sanh của Phật giáo truyền thống Ấn Độ. Phật kinh còn nói: “Tam giới vô an, du như
hỏa trạch” (Ba cõi này không an, cũng như ngôi nhà đang bị cháy). Nói tóm lại, quá trình
nhân sanh chính là khổ, xã hội hiện thực chính là khổ, và nguồn gốc của cái khổ, một mặt
đến từ sự hạn chế của quy luật tự nhiên (như tứ khổ trước), một mặt là do sự cố chấp, sự
tham cầu đối với tình và dục của chúng sanh mà tạo nên (như tứ khổ sau ). Do vậy, nếu
muốn giải thoát một cách triệt để sự đau khổ, chỉ có thể là vô sanh, vô tình, vô dục. Từ đây
quan sát, điều mà lý luận khổ đế của Phật giáo muôn tỏ rõ, vẫn là một loại thái độ phủ định

Trang 21


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
đối với nhân sanh, nhân thế; hậu thế xem Phật giáo như là một loại triết học xuất thế, chính
là từ quan niệm khổ đế này.
1.2.1.2. Tập đế:

Tập Đế là lý luận phân tích xem chúng sanh cần giải thoát cái gì? Phật giáo xuất phát
từ Duyên khởi luận, chỉ ra tất cả sự vật đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra. Bất kể sự
vật nào, đều là do nguyên nhân nhất định mới có thể sinh ra, mà một khi sinh ra, thì tất
nhiên sẽ tạo thành một hậu quả nhất định. Cái được gọi là “thử hữu cố bỉ hữu, thử sanh cố bỉ
sanh, thử vô cố bỉ vô, thử diệt cố bỉ diệt” (Trung A Hàm Kinh - quyển 12) nghĩa là: “vì đây
có nên kia có, vì đây sanh nên kia sanh, vì đây không nên kia không, vì đây diệt nên kia
diệt, chính là sự khái quát đối với luật nhân quả vạn hữu của Phật giáo. Như vậy, việc sinh
mệnh của con người chịu sự đau khổ rốt cuộc là từ đâu đến? Khi sinh mệnh kết thúc thì nó
lại sẽ đi về đâu? Phật đà thông qua cách nói “thập nhị nhân duyên” “tam thế luân hồi”... đã
tiến hành phân tích một cách tỉ mỉ tiền nhân hậu quả của sinh mạng chúng sanh. Phật đà chỉ
ra rằng, tất cả sự hình thành của sinh mệnh chúng sanh đều là do cái “nghiệp” của kiếp
trước của bản thân mình tạo nên, và hướng đi sau khi kết thúc của sinh mệnh chỉ có thể căn
cứ vào cái “nghiệp “ của hiện thế để mà quyết định. Đó cũng chính là “tự tác nghiệp, tự thụ
báo”, sinh mạng và vận mạng của chúng sanh, vừa không phải do Thượng đế làm chủ, cũng
không phải là vô duyên vô cớ mà nảy sinh. Hình thức lưu chuyển đối với sinh mệnh của
chúng sanh, hoàn toàn có đầy đủ tác dụng chủ quan năng động, do vậy, tất cả trách nhiệm
phải do bản thân mình gánh vác.
Điều mà thập nhị nhân duyên chú trọng phân tích tức là hàng loạt mối quan hệ nhân
quả, các ngõ ngách lụi tới của sinh mạng. Giữa những cái nhân và quả này là phản ứng dây
chuyền, từng khâu vòng vào từng khâu, không tách rời nhau.
Theo kinh điển ghi lại: Phật đà trong lúc nghiên cứu tìm tòi nguyên nhân “Lão tử” của
nhân sanh, đã đi ngược dòng đến cội nguồn hình thức của sanh mệnh là “sanh”, có sanh thì
mới có tử. Do vậy, nguyên nhân của lão tử chỉ có thể là “sanh”. Phật đà cho rằng, cái “sanh”
của chúng sanh được nảy sinh ra, là bởi vì cái “nghiệp” mà bản thân mình tạo nên ở kiếp
trước quyết định. Cái “nghiệp” này, trong thập nhị nhân duyên gọi là “hữu”, nó biểu thị một
loại tồn tại, chỉ sự thực của hàng loạt tư tưởng hành vi thiện ác của kiếp trước. Và “hữu”lại
chịu sự chi phối của “ái” mà có. “Ái” tức chỉ cái ham muốn, lưu luyến, sự cố chấp đôi với
nhu cầu dục vọng của chúng sanh. Vậy “ái” từ nguyên nhân nào mà bắt đầu nổi dậy? Phật
Trang 22



Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
đà đã đi ngược dòng đến cái “thụ”, tức là cảm thụ, chính là cái cảm thụ đối với sự sinh ra
hoặc khổ hoặc vui của sự vật, làm nảy ra ý thức tình cảm yêu thích hoặc chán ghét. Và cái
“Thụ” có từ nguyên nhân của cái “xúc”, tức là tiếp xúc, nhân sanh sau khi ra khỏi bào thai,
các giác quan như mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý tiếp xúc với ngoại cảnh, từ đó mà có xúc
cảm. Và xúc cảm chính là điều kiện tiên quyết làm nảy ra các cảm thụ khổ và lạc. Nguyên
do làm nảy sinh ra khứu giác đương nhiên là các cơ quan cảm giác của con người. Những
cảm quan này đã dần dần lớn lên lúc bào thai còn trong bụng mẹ. Phật giáo gọi sự hình
thành của sáu loại cảm quan nhận thức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý khi chưa ra khỏi bào thai
là “Lục xứ” (lục nhập). Trạng thái ban đầu của “lục xứ” là “danh sắc”, “danh” chỉ tinh thần,
“sắc”chỉ vật chết, “danh sắc” tức là kết hợp thể của tinh thần và vật chất khi mới bắt đầu
mang thai. Và “danh sắc” có nguyên nhân bắt đầu từ “thức”. Cái 'thức" này theo sự giải
thích của Luận Câu Xá - quyển 9 tức là “vu mẫu thai đẳng chánh kết sanh thời nhất sát na
vị ngũ uẩn danh thức”. Do vậy, cho dù Phật giáo không thừa, nhận cách nói của linh hồn,
nhưng cái “thức” này lại bao hàm ý nghĩa linh hồn. Theo sách ghi, “thức” có được là do
khoảng khắc kết hợp giữa tinh trùng và trứng của cha mẹ nên gọi là “sanh hữu”. Nhưng
nguyên nhân căn bản mà “thức” xảy ra, vẫn là do tác dụng lôi kép của cái “hành”, sự kết
hợp của cha mẹ chẳng qua là một loại duyên cớ. “Hành” là gì? “Luận Câu Xá” giải thích:
“Vu túc vị trung phúc đẳng nghiệp vị chí kim quả thục, tổng đắc danh hành”. Có thể thấy
được “hành” là chỉ các cái “nghiệp” thiện ác của các quả báo phúc hay tội ở kiếp này mà túc
thế có thể mang đến. Loại “nghiệp” này có thể quyết định sự đầu thai kiếp này của chúng
sanh. Lại bởi do “hành uẩn”, một loại hoạt động ý chí tinh thần, nên đã dẫn dắt cái “thức” đi
theo nơi mà chúng sẽ đầu thai. Và nguyên nhân tạo nên cái “hành” của các loại nghiệp túc
thế thì Phật đà đưa ra kết luận nó chính là “vô minh”
“Vô minh” này, tức là tất cả sự phiền não của thế gian, là tổng căn nguyên của sự chịu
khổ chịu nạn của chúng sanh. Theo cách nói truyền thống của Phật giáo, thế giới chính là do
nghiệp lực của chúng sanh mà tạo nên, và sự tạo tác của nghiệp lực này tức là cái duyên
khởi của “vô minh”. Đây là nói từ mặt cộng thể. Nói từ mặt cá thể, thì “vô minh” quyết định
“hành” (cái nghiệp mà túc thế cá thể tạo nên). “Hành” lại quyết định “thức”. “Thức” chính

là cái thai thức của kiếp này. Sau đó mới có quá trình lưu chuyển sinh, lão, bệnh, tử... của
nhân sanh. Hàm ý của “vô minh” lại là gì ? Kinh Đại thừa nghĩa chương - quyển hãi chép:
“Vu pháp bất liều vị vô minh” “ngôn vô minh giả, si ám chi tâm, thể vô huệ minh”; Câu Xá
Luận chép: “sỉ vị vô minh”. Có thể thấy, trước hết “vô minh” là một loại nhận thức sai lầm
Trang 23


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
đối với chân tướng thực sự của thế gian do không hiểu biết chân đế của Phật pháp mà xảy
ra. Tính chất của nó là “si”. Luận Duy Thật -quyển 6 giải thích: “vân hà vị si? vu chư sự lý
mê ám vị tính, năng chướng vô si nhất thiết tạp nhiễm sở y vi nghiệp”. Ví dụ, “vô thường”
rõ ràng là cái tính không của nhân sanh, thế gian nhân sinh tất cả đều là giấc mơ hoang
tưởng như bong bóng nước, chúng sanh lại khăng khăng nhận hư là thực, lấy đó mà theo
đuổi. Thân người là do sự hòa hợp của “ngũ uẩn” mà ra, cái “ngã” vốn không có thực thể,
chúng sanh lại khăng khăng cho “vô ngã” là “ngã”, vì “ngã” mà sanh giận hờn, yêu thích,
thiện ác... Đây chính là một loại mê ám, một loại ngu si vô minh. Loại vô minh này có chức
năng sanh ra các phiền não chướng, làm chỗ nương tựa cho tất cả cái tạp nhiễm. Chính do
vậy mà khiến cho bản tánh “sáng suốt như gương trong” vốn có của chúng sanh bị bụi mờ
che phủ, không thấy được chân tính sẵn có của chính mình. Dưới tác dụng của “vô minh”,
chúng sanh khăng khăng cho “vô thường” là “thường”, “vô ngã” là “ngã”, khởi tâm động
niệm, đều là vì chấp trước “thường” và “ngã” này, do đó tạo nên hàng loạt cái nghiệp (thân
nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp). Cái nghiệp chính là “hành”, các quyết định việc đầu thai
sanh ra kiếp sau của chúng sanh.
Từ đó mà thấy được “vô minh” là nguyên nhân căn bản làm cho chúng sanh chìm vào
biển khổ. Chúng sanh muốn giải thoát, trước hết cần phải bắt đầu từ việc phá bỏ cái “vô
minh”, tức là quay ngược lại cái nhận thức sai lầm điên đảo đối với cái chân tướng thực sự
của các pháp trong thế giới, giác ngộ được “vô thường” “vô ngã”, không chấp trước hư
vọng, không vì cái “thường” “ngã” mà động lòng tạo nghiệp, từ đó bỏ nhiễm về tịnh, thoát
khỏi sự lưu chuyển tuần hoàn trong kiếp luân hồi sinh tử của chúng sanh.
Điều mà “tam thế luân hồi” nói đến cũng là từ lý luận duyên khởi để suy đoán nghiên

cứu tiền nhân hậu quả trong kiếp lưu chuyển sinh tử của chúng sanh, Phật giáo cho rằng
việc đầu thai để sanh ra của kiếp này là bởi vì cái nghiệp ma kiếp trước đã tạo nên nó quyết
định. Vì vậy, cái nghiệp của kiếp trước tức là cái nhân, cái sinh của kiếp này tức là cái quả;
cái nhân nhất định tất nhiên sẽ cho ra cái quả nhất định, tức thiện nhân kết thiện quả, ác
nhân kết ác quả. Và cái thiện nghiệp và ác nghiệp của kiếp này lại coi là cái nhân của kiếp
tới, quyết định cái thiện và cái ác của quả báo kiếp tới, Nếu như thế thì đời trước, đời này,
đời sau, đời đời lưu chuyển, không có thời hạn chấm dứt. Phật giáo lại cho rằng việc thác
sinh kiếp tới của chúng sanh sẽ căn cứ vào các nghiệp thiện ác do kiếp này tạo nên mà có
sáu nơi đến khác nhau. Đó chính là “lục đạo luân hồi”, “lục đạo” là chỉ cho: Thiên, Nhân, A
Tu La, Súc Sanh, Quỷ Đói, Địa Ngục. Trong đó Thiên, Nhân, A Tu La gọi là tam thiện đạo,
Trang 24


Ảnh hưởng của Phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Súc Sanh, Quỷ Đói, Địa Ngục gọi là tam ác đạo. Thiên trong đây là thiên thần, như Tứ Đại
Thiên Vương.... các vị sống ở thiên giới, là cấp cao nhất trong lục đạo, nhưng vẫn chưa thể
thoát ly khỏi sự lưu chuyển của luân hồi, còn căn cứ vào nghiệp thiện ác của hiện tại vào
kiếp sau mà sanh lên hay đọa xuống. Cho nên, nếu chưa vượt ra “lục đạo luân hồi” thì vẫn
tồn tại cái khả năng chịu khổ chịu nạn.
Điều đáng nhấn mạnh là, tiêu chuẩn thiện ác của Phật giáo và tiêu chuẩn đạo đức thiện
ác của xã hội thế tục là khác nhau. Phật giáo xem hành vi phù hợp với quy định của giáo
nghĩa gọi là thiện nghiệp, ngược lại thì gọi là ác nghiệp. Như trong “thập thiện nghiệp” quy
định thân nghiệp là phóng sanh, bố thí, tịnh hạnh; khẩu nghiệp là thành thực ngữ, chết trực
ngữ, nhu nhuyễn ngữ, hoa tịnh ngữ; ý nghiệp là từ bi quán, bất tịnh quán, nhân duyên quán.
Có thể thấy, trong đó có không ít cái đều là thuộc tư tưởng và hành vi vốn có của tôn giáo.
Phật giáo còn xưng tụng chúng sanh nếu như thành tâm phụng sự Tam Bảo Phật, Pháp,
Tăng, là bậc vô lượng công đức, thì sẽ được thêm phần thiện báo.
Thập nhị nhân duyên kể trên, là tường thuật quá trình lưu chuyển sinh mệnh của kiếp
trước, kiếp này, kiếp sau của chúng sanh. Trong đó, “vô minh” và “hành” thuộc nhị nhân
của quá khứ (tức kiếp trước), “thức” “danh sắc” “lục xứ” “xúc” “thụ” thuộc vào ngũ quả của

hiện tại (hiện thế), và các ý chí tình cảm, hành vi “ái” “thù” “hữu” do cái “thụ” dẫn đến lại
là tam nhân của hiện tại (hiện thế), tam nhân của hiện tại lại tạo thành cái '”sanh” của kiếp
tới, mà sanh lại là khởi điểm của '”lão tử”, do đó “sanh” và “lão tử” lại là nhị quả của vị lai
(kiếp tới). Như vậy, thập nhị nhân duyên bao gồm nhị trùng nhân quả quan hệ của ba kiếp
quá khứ, hiện tại, tương lai. Phật giáo khẳng định rằng, tất cả chúng sanh chưa thoát ra kiếp
luân hồi sinh tử, thì không ai có thể thoát ra được sợi dây xiềng xích của “tam thế nhị trùng
nhân quả” này.
1.2.1.3. Diệt đế:
Điều mà Diệt đế lý luận là làm thế nào mới là giải thoát. Phật giáo giải thích nguyên
nhân của cái khổ là quá trình tuần hoàn của các nghiệp thiện ác quả báo do tác dụng của vô
minh tạo nên cho chúng sanh và từ đó mà chứng sanh rơi vào sự chịu báo ứng của luân hồi
là “lưu chuyển”. Chủ thể trong quá trình “lưu chuyển” tức là “thức”. Phật giáo cho rằng
“thức” không phải là linh hồn. Linh hồn có thực thể tồn tại, “thức” chỉ là một loại hoạt động
tinh thần, không phải thực thể. “Thức” rơi vào quá trình luân chuyển không dứt, chủ quan là
do trần duyên chưa dứt, do dục vọng sinh tồn (thức duyên vô minh); mặt khách quan là do
Trang 25


×