Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.18 KB, 8 trang )

1. Theo quan điểm riêng của anh (chị), tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp Việt Nam nên theo mô hình nào? Vì sao?
 Ba mô hình kế toán quản trị:
Việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm
hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, với
mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán phải gọn
nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho bộ máy lãnh đạo
của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp căn cứ vào các điều kiện cụ thể của mình (Quy mô; trình độ cán
bộ; đặc điểm sản xuất, kinh doanh, quản lý, phương tiện kỹ thuật...) để tổ chức bộ máy kế
toán quản trị theo một trong các hình thức sau:
- Hình thức kết hợp: Tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị theo
từng phần hành kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán bán hàng,…
Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế
toán quản trị phần hành đó. Ngoài ra, doanh nghiệp phải bố trí người thực hiện các nội
dung kế toán quản trị chung khác, như: Thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập
dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh
nghiệp. Các nội dung công việc này có thể bố trí cho kế toán tổng hợp hoặc do kế toán
trưởng đảm nhiệm.
- Hình thức tách biệt: Tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị riêng biệt với bộ phận
kế toán tài chính trong phòng kế toán của doanh nghiệp. Hình thức này chỉ thích hợp với
các doanh nghiệp có quy mô lớn, như: Tổng công ty, tập đoàn kinh tế,...
- Hình thức hỗn hợp: Là hình thức kết hợp hai hình thức nêu trên như: Tổ chức bộ phận
kế toán quản trị chi phí giá thành riêng, còn các nội dung khác thì theo hình thức kết hợp.
 Thực trạng quản trị tài chính ở Việt Nam :
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tại Việt Nam rất nhiều công ty được thành
lập có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, trừ một số doanh nghiệp liên doanh, doanh
nghiệp có 100% vốn nước ngoài còn lại đại đa số các doanh nghiệp đều chưa chia hình


thành bộ phận quản trị tài chính và chức danh giám đốc tài chính.Trong nhiều doanh


nghiệp, những nhiệm vụ, chức năng của giám đốc tài chính và bộ phận quản trị tài chính
đã mặc nhiên giao cho một phó giám đốc và kế toán trưởng làm thay. Thế nhưng theo
Điều lệ kế toán trưởng các doanh nghiệp quốc doanh còn đang có hiệu lực, kế toán
trưởng lại không có những chức năng nhiệm vụ của giám đốc tài chính. Thậm chí, trong
luật kế toán cũng vậy. Sự làm thay này chính là một trong những nguyên nhân tạo ra một
“khoảng trống về quản trị tài chính” trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Nguyên
nhân cơ bản của tình trạng trên là sự nhầm lẫn chức năng giữa bộ phận kế toán và bộ
phận tài chính doanh nghiệp, không chỉ có trong nhận thức của các chủ doanh nghiệp mà
cả trong tư duy của không ít nhà làm luật. Chẳng hạn, cho đến nay, trong hệ thống văn
bản pháp quy về kế toán chưa có một văn bản nào quy định về giám đốc tài chính.Trong
một số công ty liên doanh, khi tồn tại song song hai chức danh giám đốc tài chính và kế
toán trưởng, nếu giám đốc tài chính là người nước ngoài và kế toán trưởng là người Việt
Nam thì thông thường kế toán trưởng chỉ tồn tại trên hình thức.
 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam nên
chọn:
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung đang phổ biến là qui mô nhỏ, thiếu
vốn, công nghệ sản xuất kinh doanh chưa hiện đại, chưa có kinh nghiệm và đào tạo bài
bản về quản trị kinh doanh. Việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp phải
phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Bộ
máy kế toán phải gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin
cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp căn cứ vào các điều kiện cụ
thể của mình (Quy mô; Trình độ cán bộ; Đặc điểm sản xuất, kinh doanh, quản lý, phương
tiện kỹ thuật...) để tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo một mô hình thích hợp với doanh
nghiệp mình.
Theo em với những công ty có qui mô sản xuất vừa và nhỏ thì nên chọn mô hình kết
hợp để giảm được những khoản chi phí cần thiết vì qui mô sản xuất nhỏ dễ quản lý nên


có thể kết hợp kế toán tài chính với kế toán quản trị theo từng phần hành kế toán. Với

những doanh nghiệp có qui mô lớn thì nên chọn mô hình tách biệt. Tách riêng bộ phận kế
toán tài chính và kế toán quản trị, bố trí người thực hiện các nội dung kế toán quản trị
chung khác như: Thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và phân tích
thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp.
Việc tách riêng bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị giúp tình hình tài
chính doanh nghiệp ổn định và minh bạch hơn số liệu đáng tin cậy hơn nhờ chính sách kế
toán rõ ràng và trách nhiệm được phân công rõ ràng . Điều này sẽ giải phóng cho Kế toản
Trưởng (hoặc Giám đốc Tài chính) khỏi các công việc hàng ngày và cho phép họ tập
trung vào những công việc hay những phân tích tạo ra giá trị cao hơn cung cấp thông tin
quản trị hữu ích và cập nhật cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp
phát triển doanh nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng trong những trường hợp mà Kế
toán Trưởng (hoặc Giám đốc Tài chính) bị quá tải bởi công việc. Hệ thống kế toán tách
biệt nhiệm vụ rõ ràng sẽ không cho phép một cá nhân nào vừa hạch toán, vừa xử lý tất cả
các công đoạn của một nghiệp vụ và do đó sẽ giúp loại trừ sai sót hay gian lận từ phía
một cá nhân riêng lẻ.
Một hệ thống kế toán vững mạnh sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và đáng tin
cậy cho ban lãnh đạo, chẳng hạn như các báo cáo quản trị hàng tháng. Các báo cáo này
giúp cho ban lãnh đạo đưa ra quyết định quản lý đúng đắn,Cung cấp thông tin đánh giá
kết quả công việc. Khi doanh nghiệp có thể đưa ra các báo cáo đáng tin cậy và chi tiết ở
cấp phòng ban, hoạt động của các phòng ban hoặc trưởng các phòng ban được đánh giá
dựa vào khả năng họ đạt được mục tiêu lợi nhuận hoặc giảm được chi phí trong hạn mức.
Điều này hỗ trợ hệ thống đánh giá kết quả công việc một cách hiệu quả.
Dự toán và lập kế hoạch tài chính Các số liệu kế toán chi tiết và đáng tin cậy sẽ giúp
doanh nghiệp lập dự toán và kế hoạch phát triển đúng đắn do họ có thể dự đoán và phân
bổ chi phí một cách có cơ sở. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu
tư đúng đắn.


Doanh nghiệp muốn tồn tại, và phát triển trước môi trường kinh doanh đầy biến
động, nền kinh tế không ổn định, khách hàng và đối thủ cạnh tranh thay đổi các doanh

nghiệp Việt Nam phải xác định được các chiến lược mặt hàng và chiến lược thị trường
trong bối cảnh thị trường mở, đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý nâng cao
năng suất chất lượng, hoàn thiện phương thức kinh doanh.Muốn thực hiện được điều đó
trước hết phải xây dựng mô hình kế toán phù hợp với doanh nghiệp mình tình hình tài
chính doanh nghiệp ổn định là một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao. Sự ổn
định đó có được hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản trị tài chính của doanh
nghiệp.
Như vậy để có thể phát triển, tình hình tài chính ổn định thì các doanh nghiệp cần:
Phân định rõ ràng chức năng của giám đốc tài chính và kế toán trưởng như là một bộ
phận quản trị tài chính và bộ phận kế toán trong doanh nghiệp. Tổ chức bộ phận quản trị
tài chính doanh nghiệp do giám đốc tài chính đứng đầu theo một cơ cấu thống nhất giữa
các doanh nghiệp.Có sự phối hợp chặt chẽ hơn mối quan hệ mật thiết giữa bộ phận quản
trị tài chính doanh nghiệp với các phòng ban chức năng khác, đặc biệt là tạo ra mối quan
hệ chặt chẽ giữa bộ phận quản trị tài chính, giám đốc tài chính với giám đốc, tổng giám
đốc hay hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Đó là những việc làm cấp thiết giúp cho các
doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh hơn, tăng thêm khả năng hội nhập kinh tế thế
giới. Một doanh nghiệp phát triển và thành công trong kinh doanh bao giờ cũng phải đi
kèm với tình hình tài chính vững mạnh và hiệu quả.
2. Trình bày mối quan hệ giữa chí phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
2.1. Định nghĩa
a. Chi phí sản phẩm (product costs) là chi phí gắn liền với giá trị sản phẩm sản xuất
hoặc hàng hóa mua.
- Sản phẩm sản xuất: chi phí sản phẩm gồm chí phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí
sản xuất chung.
- Sản phẩm mua (hàng hóa): Chi phí sản phẩm gồm giá mua và chi phí mua.


Chi phí sản phẩm thay đổi theo số lượng và được tính là phí tổn trong kỳ khi sản
phẩm tiêu thụ.

Chi phí sản phẩm được trình bày trên Bảng cân đối kế toán dưới khoản mục hàng
tồn kho, bao gồm: Sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán.
b. Chi phí thời kỳ (period costs) là chi phí gắn liền với từng thời kỳ kinh doanh– không
gắn liền với giá trị sản phẩm như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí thời kỳ thay đổi theo thời gian và được tính là phí tổn trong kỳ phát sinh
chi phí.
Chi phí thời kỳ được trình bày trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
Xác định chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ nhằm mục đích phục vụ cho việc lập
báo cáo tài chính. Tùy theo loại hình doanh nghiệp (sản xuất, thương mại, dịch vụ) mà
chi phí sản phẩm và chi phí thời lỳ được nhận biết như sau:
Loại

hình

doanh

nghiệp

Chi phí sản phẩm

Chi phí thời kỳ

Tất cả chi phí phát sinh là chi
phí sản phẩm. Ban đầu nó
Doanh
nghiệp

Bộ phận sản
xuất


được đưa vào chi phí sản
phẩm đang chế tạo. Khi sản
phẩm được chế tạo xong thì

sản

giá trị của thành phẩm được

xuất

chuyển vào hàng tồn kho.

Thành phẩm được bán ra và trở
thành giá vốn hàng bán.

Bộ phận bán
hàng

và Không có

Tất cả chi phí phát sinh

quản lý
Doanh nghiệp thương Giá mua và chi phí mua của
mại

tồn kho

Giá vốn của hàng hóa xuất bán

và chi phí bán hàng cũng như
chi phí quản lý doanh nghiệp.


Doanh nghiệp dịch
vụ

Tất cả chi phí phát sinh trong kỳ.
Không có

Vì chúng không có thành phẩm
tồn kho.

3: Thế nào là biến phí thực thụ (biến phí tỷ lệ), biến phí cấp bậc?
Biến phí còn được gọi là chi phí biến đổi hay chi phí khả biến - là những chi phí
thay đổi theo khôi lượng hoạt động. Khi biến phí và khối lượng hoạt động có mối quan
hệ tuyến tính:
Tổng biến phí biến động theo vùng tỷ lệ với biến động cơ khối lượng hoạt động.
Biến phí tính cho một đơn vị khối lượng hoạt động, gọi là biến phí đơn vị, không
thay đổi.
Biến phí trong thực tế không phải tất cả các biến phí đều có cách ứng xử giống
nhau theo mức độ hoạt động. Xét theo cách thức ứng xử khác nhau đó, biến phí còn được
chia thành hai loại: biến phí thực thụ và biến phí cấp bậc.
3.1. Biến phí thực thụ
Là các chi phí có sự biến đổi một các tỷ lệ với mức độ hoạt động. Đa số các chi
phí khả biến thường thuộc loại này.
Biến phí thực thụ bao gồm các khoản như chi phí mua hàng để kinh doanh, chi phí
mua nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí bao bì, đóng gói, hoa hồng bán hàng. Các
chi phí này thay đổi một cách tương quan với mức độ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.

Ví dụ: giả sử sản xuất một chiếc đèn bàn người ta cần nhập một bóng đèn và một bóng
đèn trị giá 10.000 đồng. Nhu vậy tổng chi phí sẽ là bao nhiêu nếu 10, 20, 30 chiếc đèn
được sản xuất?
Chi phí bóng đèn = CP 1 bóng đèn × số lượng đèn bàn được SX
Số lượng đèn bàn

10

20

30

Tổng CP bóng đèn

100.000

200.000

300.000


Ta thấy khi nhiều chiếc đèn bàn được sản xuất thì số lượng bóng đèn cũng tăng
theo và tăng theo một tỷ lệ nhất định là 100.000 đồng. Nhu vậy 100.000 đồng được gọi là
biến phí thực thụ.
3.2. Biến phí cấp bậc
Là biến phí có quan hệ tỷ lệ với mức độ hoạt động của doanh nghiệp nhưng không
tuyến tính nghĩa là khi doanh nghiệp thay đổi quy mô hoạt động kinh doanh thì chi phí
này cũng thau đổi nhưng không theo một tỷ lệ nào. Khác với biến phí thực thụ, biến phí
cấp bậc chỉ có sự thay đổi hoạt động đạt đến một giới hạn nhất định.
Ví dụ: Trong một nhà máy lắp ráp mô tô, các phân xưởng lắp ráp được chia thành từng

tổ nhỏ. Nếu trong tháng đó tổ nào lắp được ít hơn 300 chiếc thì lương của họ trong tháng
đó sẽ là 3.000.000 đồng, nếu tổ nào lắp được từ 301 đến 310 chiếc thì sẽ nhận được
lương là 3.250.000 đồng và tương tự như vậy nếu con số lắp ráp tăng lên.
4. Thế nào là định phí bắt buộc, định phí tùy ý?
Định phí là những phần chi phí kinh doanh không đổi theo quy mô sản xuất, nếu
tính trong một khuôn khổ công suất sản xuất nhất định.
Ví dụ: Tiền thuê mặt bằng không phụ thuộc vào doanh thu của một doanh nghiệp cụ thể
nào.
Căn cứ vào mức độ cần thiết của định phí thì định phí được chia làm hai loại: định
phí bắt buộc và định phí tùy ý.
4.1. Định phí bắt buộc
Định phí bắt buộc là những chi phí phát sinh nhằm tạo ra các năng lực hoạt động
cơ bản của doanh nghiệp, thể hiện rõ nhất là chi phí khấu hao tài sản cố định hay tiền
lương của nhân viên quản lý ở các phòng ban chức năng.
Định phí bắt buộc phải có những đặc điểm sau:
+ Bản chất sử dụng lâu dài, tồn tại lâu dài cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp


+ không thể cắt giảm hay bằng 0 ( trong thời gian ngắn), dù hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp bị giảm hay bị gián đoạn.
4.2. Định phí tùy ý
Là các định phí có thể đựơc thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà
quản trị doanh nghiệp (chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo...)
Định phí bắt buộc thường có hai đặc điểm:
+ Có bản chất ngắn hạn, thường liên quan đến những kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng
tới chi phí của doanh nghiệp hằng năm.
+ Có thể cắt bỏ định phí này trong những trường hợp cần thiết.




×