Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của nguyễn công hoan và nam cao những tương đồng và dị biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.49 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh Thảo

BÚT PHÁP HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM
CAO- NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh Thảo

BÚT PHÁP HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM
CAO- NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG TRỌNG QUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011



MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 1
T
0

T
0

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 3
T
0

T
0

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4
T
0

T
0

1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................................4
T
0

T
0


2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................6
T
0

T
0

3. Lịch sử đề tài ...................................................................................................................6
T
0

T
0

4. Giới hạn của đề tài ........................................................................................................11
T
0

T
0

5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................11
T
0

T
0

6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................13
T

0

T
0

7. Kết cấu ...........................................................................................................................14
T
0

T
0

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO TRONG DÒNG
RUYỆN NGẮN 1930 - 1945...................................................................................... 15
T
0

T
0

1.1 Thời đại ........................................................................................................................15
T
0

T
0

1.2 Vị trí của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trong dòng truyện ngắn Việt Nam
giai đoạn 1930 - 1945 ........................................................................................................18
T

0

T
0

1.3 Tiểu kết ........................................................................................................................31
T
0

T
0

CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN...................... 33
T
0

T
0

CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO..................................................... 33
T
0

T
0

2.1 Bức tranh hiện thực đa dạng, sinh động về những kiếp người ..............................33
T
0


T
0

2.1.1 Từ những kiếp người lầm than . . . ........................................................................33
T
0

T
0

2.1.2 . . . cùng những kiếp người tha hóa . . . .................................................................42
T
0

T
0

2.1.3 . . . đến những hạng người xấu xa. .........................................................................50
T
0

T
0

2.2 Bút pháp xây dựng nhân vật .....................................................................................54
T
0

T
0


2.2.1 Bút pháp xây dựng nhân vật qua những bức chân dung ........................................54
T
0

T
0

2.2.2 Bút pháp xây dựng nhân vật qua hành động ..........................................................64
T
0

T
0

2.3 Tiểu kết ........................................................................................................................72
T
0

T
0

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO .............................................................. 74
T
0

T
0


3.1 Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao .....................74
T
0

T
0

3.1.1 Ngôn ngữ trần thuật ...............................................................................................75
T
0

T
0

3.1.2 Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................................88
T
0

T
0

3.2 Giọng điệu trần thuật .................................................................................................96
T
0

T
0


3.2.1 Giọng điệu hài hước, trào phúng ...........................................................................97

T
0

T
0

3.2.2 Giọng điệu khách quan, lạnh lùng .......................................................................103
T
0

T
0

3.2.3 Giọng điệu thương cảm, xót xa............................................................................106
T
0

T
0

3.3 Tiểu kết ......................................................................................................................111
T
0

T
0

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 113
T
0


T
0

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 119
T
0

T
0


LỜI CẢM ƠN

Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành
đến:
 TS. Hoàng Trọng Quyền đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả những
lúc khó khăn. Cảm ơn thầy đã dành thời gian và công sức dẫn những hướng đi giúp cho tác
giả hoàn thành tốt luận văn.
 PGS.TS. Lê Thu Yến đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả khi thực hiện luận văn.
 Các thầy cô giảng dạy lớp Cao học khóa 19 đã truyền thụ cho chúng tôi những
kiến thức và kinh nghiệm quí báu.
 Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để các học
viên hoàn thành khóa học.
 Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên hỗ trợ tác giả trong
suốt thời gian vừa qua.

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011



MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 được xem là một giai đoạn đột biến của
nền văn học nước nhà bởi những thành tựu phát triển rực rỡ của nó ở nhiều phương diện
khác nhau như trào lưu, thể loại, phong cách sáng tác, ngôn ngữ nghệ thuật... Nổi bật lên
trên hết là sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có của thể loại truyện ngắn và sự xuất hiện của
trào lưu văn học hiện thực phê phán. Trong đó nhiều tài năng đã khẳng định được vị thế của
mình trên văn đàn với hàng loạt tác phẩm có giá trị: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tô
Hoài, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,... Đây là những tác giả đã góp phần làm vinh dự cho nền
văn học nước nhà. Đồng thời đó cũng là những cây bút mà sự nghiệp văn chương của họ là
lời mời gọi không ngừng sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại.
Điểm nổi bật là họ đã sử dụng chủ nghĩa hiện thực phê phán như một thứ vũ khí lợi hại để
chiến đấu trong cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc thời bấy giờ.
Với bút pháp hiện thực, các nhà văn giai đoạn này đã lấy nền tảng là cái xã hội
đương thời đang sống để phơi bày, bóc trần, lột tả được mặt trái xấu xa của xã hội và của
con người trong xã hội đó. Với các tác phẩm của mình, họ đã kéo văn học gần cuộc đời hơn,
gần với con người hơn. Văn học bây giờ không còn là của một thế giới xa lạ mà trở thành
tấm gương soi chiếu cuộc sống hằng ngày với những nụ cười, những giọt nước mắt, những
nỗi nhọc nhằn, khổ đau và bất hạnh trong cuộc sống thật của những con người thật. Văn học
hiện thực phê phán tuyên chiến với cái ác, cái xấu, chỉa thẳng ngòi bút vào những cái nhố
nhăng, kệch cỡm trong xã hội, cười vào những con người sâu mọt của xã hội bấy giờ. Với
bút pháp hiện thực, các nhà văn còn len lỏi vào phần sâu thẳm của con người để nhìn thấy
được những nỗi đau tinh thần, những bi kịch trong cuộc sống của những con người bất
hạnh, đáng thương trong xã hội ô trọc đương thời. Nói đến các kiện tướng trong dòng Văn
học hiện thực giai đoạn 1930 - 1945, không thể không nhắc đến Nguyễn Công Hoan và
Nam Cao. Sự xuất hiện của họ trên văn đàn Văn học Việt Nam là những hiện tượng độc
đáo. Và khi có đủ độ lùi lịch sử thì tên tuổi của họ luôn được khẳng định ở tầm thế cao trong
lịch sử văn học nước nhà.



Là tác giả của trên 200 truyện ngắn và gần 30 truyện dài, truyện vừa với chất lượng
nghệ thuật cao, Nguyễn Công Hoan được đánh giá là một nhà văn lớn. Phan Cự Đệ trong
Truyện ngắn Việt Nam Lịch sử Thi pháp - Chân dung đã khẳng định: “Nguyễn Công Hoan
là người đầu tiên khẳng định phương pháp hiện thực phê phán trong lĩnh vực truyện ngắn
và là một trong những ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam thời kỳ 1930 1945” [17, 494]. Các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đa dạng, muôn màu muôn vẻ với
những con người múa may, cười khóc, rởm, hợm, với những chuyện xấu xa, những chuyện
thương tâm hay những sự việc lố lăng đến nực cười trong cái xã hội thực dân nửa phong
kiến đầy rẫy những ngang trái những bất công, được xây dựng bởi bút pháp hiện thực rất
Nguyễn Công Hoan.
Cùng với Nguyễn Công Hoan, Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc có vị trí
hàng đầu trong giai đoạn 1930 - 1945. Theo Hà Minh Đức, “Nam Cao là nhà văn đạt chuẩn
mực cao của chủ nghĩa hiện thực trong Văn học Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945.” [18,135].
Nếu Nguyễn Công Hoan là người mở đầu thì Nam Cao được coi là đại diện của Văn học
hiện thực phê phán trong giai đoạn cuối. Có thể nói Nam Cao là người đặt những mảng màu
cuối cùng để hoàn chỉnh bức tranh của Văn học hiện thực giai đoạn 1930 - 1945. Việc chọn
hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao để thực hiện luận văn: “Bút pháp hiện thực
trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - những tương đồng và dị biệt” do
các lí do sau:
Thực tế cho thấy, thời kỳ 1930 - 1945 là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn học
hiện thực phê phán. Trong đó, Nguyễn Công Hoan và Nam Cao là hai tác gia có bút pháp
hiện thực độc đáo, đậm nét và sâu sắc; đồng thời có sức ảnh hưởng lớn, lâu dài đối với đời
sống văn học ở nước ta. Do vậy, chúng tôi lựa chọn hai nhà văn trên làm đối tượng để
nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực phê phán bởi
các tác phẩm của họ có sức sống mãnh liệt trong lòng người đọc về số lượng lẫn chất lượng.
Trong địa hạt truyện ngắn hiện thực thời kỳ 1930 - 1945, Nguyễn Công Hoan và
Nam Cao có mối quan hệ tiếp nối giữa người mở đường, đặt nền móng đầu tiên và người
khép lại dòng văn học hiện thực. Phải chăng giữa họ sẽ có sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau
bên cạnh những cái rất riêng, rất độc đáo? Phải chăng với sự sáng tạo độc đáo trong nghệ
thuật sáng tác của mình, họ đã góp phần tô điểm cho bức tranh văn học hiện thực phê phán

thời kỳ 1930 - 1945 được hoàn chỉnh nhất, rực rỡ nhất? Để có câu trả lời thỏa đáng cho


những câu hỏi trên chúng tôi tiến hành so sánh và đối chiếu để phát hiện được những nét
tương đồng và dị biệt trong bút pháp hiện thực của hai nhà văn trên.
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao
như hai đại diện tiêu biểu về nghệ thuật xây dựng truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực
để tìm hiểu và khẳng định những thành tựu về mặt nghệ thuật của Văn học hiện thực thời kì
1930 - 1945.

2. Mục đích nghiên cứu
Hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đã có những tác phẩm hiện thực thực
sự có giá trị vững chắc trong lịch sử văn học nước nhà, bám rễ bền lâu trong lòng của người
đọc bởi họ không chỉ vận dụng các nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện thực một cách
đúng đắn mà còn rất sáng tạo. Đề tài luận văn hướng đến việc khám phá những sáng tạo hết
sức độc đáo ấy của mỗi nhà văn. Từ đó chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt trong bút
pháp nghệ thuật xây dựng truyện ngắn hiện thực của hai nhà văn.
Thực hiện việc so sánh đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt về bút
pháp hiện thực giữa hai nhà văn để khám phá ra sự đa dạng, phong phú, độc đáo trong
phong cách nghệ thuật xây dựng truyện ngắn hiện thực; đồng thời thấy được quá trình
chuyển tiếp, bổ sung và phát triển về phương diện nghệ thuật của dòng văn học hiện thực
phê phán thời kì 1930 - 1945.
Với những kết quả thu hoạch được sau khi nghiên cứu, người viết mong rằng luận
văn sẽ trở thành một tài liệu tham khảo bổ ích cho quá trình tìm hiểu, học tập về văn học
hiện thực thời kỳ 1930 - 1945, đặc biệt là về hai tác gia Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.

3. Lịch sử đề tài
Nguyễn Công Hoan và Nam Cao là hai cây bút xuất sắc đạt được nhiều thành tựu
trong nền Văn học dân tộc thời kì 1930 - 1945. Đây cũng là hai nhà văn mà sự nghiệp văn
chương của họ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm qua nhiều công trình có giá trị. Các

công trình nghiên cứu ấy đã góp phần khẳng định tầm thế của hai nhà văn này trên văn đàn
Việt Nam. Ngoại trừ các bài viết về cuộc đời, về chân dung dưới dạng hồi ức, chúng tôi đã
thu thập được 52 công trình, bài viết nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của nhà văn
Nguyễn Công Hoan và 63 công trình, bài viết về nhà văn Nam Cao. Với số liệu ấy, quả thật
Nguyễn Công Hoan và Nam Cao chính là mảnh đất màu mỡ cho giới nghiên cứu khai thác.
Song, mặc dù với số lượng nhiều nhưng những bài viết, những công trình nghiên cứu hầu


hết chỉ đi vào khảo sát phong cách, bút pháp nghệ thuật của từng nhà văn riêng rẽ. Còn bài
viết, công trình nghiên cứu so sánh cụ thể, xây dựng thành hệ thống sự tương đồng và khác
biệt về nghệ thuật sáng tác các truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực giữa hai nhà văn
thì hầu như chưa có. Vấn đề so sánh đối chiếu hai nhà văn ở phương diện bút pháp hiện
thực dưới dạng những câu nhận xét khái quát chung là khá nhiều, tiêu biểu như sau:
Trần Đằng Suyền trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX đã nhận xét: “Nếu như đối
với Nam Cao, cuộc đời chỉ là sự chết mòn, chết khi đang sống; đối với Vũ Trọng Phụng
“đời chỉ có toàn những sự vô nghĩa lí”, đời là một con đường dông tố làm đảo điên tất cả,
là cái “xã hội khốn nạn”; “xã hội chó đểu”; thì đối với Nguyễn Công Hoan đời chỉ là một
sân khấu hài kịch, “một tấn trò hề lố lăng, giả dối.” [66, 248]. Nhận xét trên đã trực tiếp so
sánh sự khác nhau về lăng kính nghệ thuật giữa Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và cả Vũ
Trọng Phụng. Nguyễn Công Hoan và Nam Cao nhìn hiện thực cuộc sống và thể hiện nó
trong tác phẩm của mình bằng những cách khác nhau. Với Nam Cao hiện thực cuộc sống là
hình ảnh của những con người sống mà như chết, mòn mỏi đến kiệt sức. Còn với Nguyễn
Công Hoan, hiện thực cuộc sống hiện ra như một sân khấu hài kịch với tất cả những trò hề
lố lăng, kệch cỡm không hơn không kém. Sự so sánh trên cho ta thấy hai nhà văn đã có sự
khác nhau trong việc phát hiện cuộc sống, về cách cảm nhận, vậy nên hiện thực được xây
dựng trong truyện ngắn của hai nhà văn cũng sẽ có những khác biệt. Song, Nguyễn Đăng
Suyền chỉ dừng lại ở nhận xét đó. Ông chưa đi sâu phân tích và lí giải nó một cách chi tiết,
cụ thể.
Phan Cự Đệ cho rằng: “(...) truyện của Nam Cao đi sâu vào tâm lí bên trong của
nhân vật thì truyện của Nguyễn Công Hoan nhằm nâng cao năng lực nhận thức và khám

phá các hiện tượng phức tạp của xã hội.” [15, 165]. Nhận xét trên cho thấy Phan Cự Đệ có
đặt ra việc so sánh điểm khác nhau giữa hai nhà văn về bút pháp. Song việc so sánh chỉ
dừng lại ở việc rút ra điểm khác nhau mà chưa đi sâu và lí giải một cách rõ ràng chi tiết.
Trong bài viết Kỹ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Lê Thị Đức Hạnh
cho rằng:“Nếu so sánh Nguyễn Công Hoan với một số nhà văn đương thời như Ngô Tất Tố,
Nguyên Hồng, Nam Cao..., ta thấy họ gần gũi nhau là bởi họ có sự giống nhau về phương
pháp chọn lọc, đánh giá, cũng như biểu hiện những vấn đề của cuộc sống” [25, 375]. Ý
kiến trên khẳng định Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đã sáng tác theo cùng một phương
pháp. Đó là phương pháp hiện thực chủ nghĩa. Ý kiến này làm vững chắc hơn cho nội dung


mà luận văn muốn hướng tới. Nhưng nó cũng dừng lại ở mức độ gợi mở bởi Lê Thị Đức
Hạnh chưa nói rõ và phân tích cụ thể trong bài viết của mình.
Nhận xét về hiện thực cuộc sống mà các nhà văn thể hiện trong các tác phẩm, Vũ
Tuấn Anh cho rằng: “Nếu như với Nguyễn Công Hoan, đời là mảnh ghép của những nghịch
cảnh, với Thạch Lam, đời là miếng vải có lỗ thủng, những vết ố nhưng vẫn nguyên vẹn, thì
với Nam Cao cuộc đời là một tấm áo bị xé rách tả tơi...” [3, 433]. Nhận xét này so sánh sự
khác trong quan niệm nhận thức và trong việc tái hiện đời sống vào trang văn của mỗi tác
giả nhưng người viết vẫn chưa làm rõ thế nào là “mảnh ghép của những nghịch cảnh” và
“tấm áo bị xé rách tả tơi”. Đây sẽ là một lưu ý cho chúng tôi khi phân tích sự khác nhau
trong nghệ thuật xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình ở mỗi nhà văn.
Nguyễn Hoành Khung cũng khẳng định như sau: “Từ Nguyễn Công Hoan, cây bút kì
cựu mà tư duy nghệ thuật và cách viết có nhiều tính chất quá độ đến Nam Cao, nhà văn
xuôi tiêu biểu nhất của thế hệ bước vào văn đàn những năm 40 đã đem đến cho văn xuôi
những cách tân sâu sắc; cả hai đều rất giống nhau ở sự gắn bó sâu xa với đời sống với con
người Việt Nam, văn chương của họ đều rất Việt Nam.” [38, 23]. Nhận xét trên cho thấy
điểm tương đồng lớn nhất ở các tác phẩm của hai nhà văn là ở sự gắn bó sâu xa với đời sống
con người Việt Nam. Cuộc sống và con người Việt Nam được tái hiện sâu sắc, đậm nét
trong các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao. Song, nhà nghiên cứu Nguyễn
Hoành Khung chưa làm rõ được “tính chất quá độ” trong cách viết của Nguyễn Công Hoan

và “những cách tân sâu sắc” trong tác phẩm của Nam Cao.
Tóm lại, những ý kiến mang tính so sánh mà chúng tôi thu thập được từ những công
trình nghiên cứu có liên quan cho thấy phần lớn các so sánh chỉ nêu nhận định khái quát
chung, còn việc lí giải và phân tích là hầu như chưa có. Các ý kiến so sánh thể hiện sự cảm
nhận có tính chất tổng quát về vấn đề và có giá trị gợi mở mà chưa tập trung đi sâu vào
những điểm giống và khác trong bút pháp xây dựng truyện ngắn theo khuynh hướng hiện
thực giữa hai nhà văn.
Như vậy, cho đến nay, chưa có công trình chuyên luận nào nghiên cứu vấn đề so
sánh đặc trưng bút pháp hiện thực trong truyện ngắn giữa hai nhà văn Nguyễn Công Hoan
và Nam Cao. Các bài viết của những người đi trước phần lớn là những bài nghiên cứu, phê
bình viết riêng rẽ về mỗi nhà văn. Có thể kể đến như sau:
Về nhà văn Nguyễn Công Hoan


Các bài viết, các công trình nghiên cứu tiêu biểu về Nguyễn Công Hoan có liên quan
đến đề tài luận văn có thể kể đến như sau:
Trong bài Nguyễn Công Hoan Phan Cự Đệ khẳng định: “Nguyễn Công Hoan là
người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho nền văn xuôi hiện thực phê
phán.” và “Có thể nói Nguyễn Công Hoan là người đầu tiên khẳng định phương pháp hiện
thực phê phán trong lĩnh vực truyên ngắn và là ngọn cờ đầu của Văn học hiện thực phê
phán Việt Nam thời kì 1930 - 1945.” [15, 163]. Khi bàn về nhân vật trung tâm trong các tác
phẩm của Nguyễn Công Hoan, nhà nghiên cứu này cho rằng: “Nếu như Ngô Tất Tố tập
trung viết về nông dân, Vũ Trọng Phụng đả kích vào giai cấp tư sản thì đóng góp chủ yếu
của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là đã xây dựng thành công một phòng tranh châm
biếm và đả kích các kiểu quan lại và địa chủ cường hào ở nông thôn.” [15, 164]. Những
nhận định trên có ý nghĩa với chúng tôi trong việc xác định vị trí mở đường của Nguyễn
Công Hoan trong nền Văn học hiện thực phê phán và xác định các kiểu nhân vật trung tâm
trong các truyện ngắn hiện thực của ông. Song, những ý kiến trên vẫn còn mang tính chất
khái quát, chưa đi sâu vào toàn diện và có hệ thống các đặc trưng bút pháp hiện thực của
Nguyễn Công Hoan.

Về nhà văn Nam Cao:
Nguyễn Duy Từ trong chuyên luận Truyện ngắn Nam Cao từ lãng mạn đến hiện thực
có một số ý kiến khá xác đáng khi trình bày về quá trình sáng tác của Nam Cao từ lãng mạn
đến hiện thực. Mặc dù chỉ đi sâu vào tác giả Nam Cao nhưng đối với đề tài luận văn chúng
tôi đang nghiên cứu thì đây là một tài liệu rất bổ ích. Chuyên luận đã làm rõ hành trình đến
với chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Nam Cao. Tác giả Nguyễn Duy Từ cho rằng chủ
nghĩa hiện thực không phải là lựa chọn đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn này.
Ông viết: “Trước khi khai sinh ra nhân vật bất hủ Chí Phèo, hơi thở lãng mạn đã làm nên
nhịp đập chính của văn chương Nam Cao” và “cảm quan lãng mạn được thể hiện khá rõ từ
những không gian nghệ thuật được Nam Cao tạo dựng trong tác phẩm của mình” [70; 16,
19]. Nhưng lãng mạn chỉ là khởi đầu của cuộc hành trình, còn điểm cuối của hành trình đó,
Nam Cao đã đến với chủ nghĩa hiện thực phê phán. Chuyên luận đã phân tích, đánh giá về
nghệ thuật xây dựng tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình và bàn đến sự chân thật của
chi tiết nghệ thuật trong các truyện ngắn của Nam Cao; đồng thời đi sâu vào các truyện
ngắn hiện thực của Nam Cao, song phần phân tích, lí giải còn tập trung chưa đồng đều ở các
tác phẩm, chưa chú ý nhiều về ngôn ngữ và giọng điệu.


Phong Lê trong bài viết Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao đã nhận định: “Nói
bút pháp Nam Cao là nói một bút pháp hiện thực nghiêm ngặt. Một bút pháp chủ trương
lách vào tận đáy sâu sự thật”, “một chủ nghĩa hiện thực, một bút pháp hiện thực Nam Cao,
một giọng điệu Nam Cao - đó là nét in dấu và nổi đậm lên trên những trang văn Nam Cao đầu những năm 40 khiến cho Nam Cao không lặp lại những Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất
Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Tô Hoài và đưa Nam Cao lên hàng đầu dòng văn học
hiện thực Việt Nam đang đi vào chặng cuối - trước khi vào bản lề Cách mạng” [40; 505,
511]. Trước khi nhận xét như vậy, Phong Lê đã chỉ ra những độc đáo trong truyện ngắn hiện
thực Nam Cao ở các phương diện: ngôn ngữ, nhân vật, tình huống. Song, ở dung lượng một
bài viết ngắn, tất cả chỉ là những khơi gợi, cảm nhận chung mà chưa đi sâu vào chi tiết cụ
thể cũng như chưa bao hàm hết những yếu tố tạo nên những đặc sắc trong bút pháp hiện
thực của Nam Cao. Do vậy những đặc trưng về bút pháp trong bài viết chưa được sắp xếp
thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Trần Đăng Suyền trong bài viết Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo
chủ nghĩa lớn có một số ý kiến đáng chú ý. Thứ nhất, ông cho rằng: “Nam Cao là nhà văn
của chủ nghĩa hiện thực tâm lí”. Thứ hai, ông khẳng định “cái gốc nền tảng vững chắc của
chủ nghĩa hiện thực Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo” [67; 211, 214]. Nhà nghiên cứu này
trong bài Chủ nghĩa tâm lí trong sáng tác của Nam Cao cũng viết: “đối với Nam Cao, cái
quan trọng hơn cả trong nhiệm vụ phản ánh chân thật cuộc sống là cái chân thật của tư
tưởng, của nội tâm nhân vật (... ), với Nam Cao sự phân tích tâm lí hầu như là điều kiện cơ
bản nhất của việc thể hiện con người theo phương pháp hiện thực có chiều sâu của ông”
[67, 212]. Những nhận định trong hai bài viết trên tập trung về nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật trong sáng tác của Nam Cao. Điều này cho thấy ý nghĩa hiện thực trong những tác
phẩm của Nam Cao không chỉ dừng lại ở cái bề rộng, bề nổi mà còn ở chiều sâu trong đời
sống tâm lí của con người.
Có thể nói rằng, các bài viết về hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao là rất
phong phú. Nhưng hầu hết đều là những bài đánh giá, phê bình riêng rẽ. Cũng có một số bài
so sánh, đối chiếu nhưng chỉ dừng lại ở những nhận định khái quát về khía cạnh này hoặc
khía cạnh kia. Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào so sánh đặc trưng bút pháp hiện
thực giữa hai nhà văn một cách cụ thể, tỉ mỉ, sâu sắc và có hệ thống. Các ý kiến, các bài viết
riêng rẽ về một nhà văn cũng là những tư liệu hết sức quý báu và cần thiết cho chúng tôi
khi tiến hành thực hiện đề tài này.


Tóm lại, đề tài luận văn nghiên cứu ở phương diện so sánh đối chiếu những đặc trưng
bút pháp hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, tìm và chỉ ra những
điểm tương đồng và dị biệt một cách có hệ thống, hoàn chỉnh và sâu sắc.

4. Giới hạn của đề tài
Đề tài luận văn khảo sát các đặc trưng bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan và Nam Cao giai đoạn 1930 - 1945. Vì vậy luận văn không nghiên cứu
hai nhà văn trên một cách toàn diện mà chỉ chú trọng ở phương diện những đặc trưng của
bút pháp hiện thực như nhân vật điển hình, nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, ngôn

ngữ và giọng điệu trong các tác phẩm thuộc thể tài truyện ngắn. Thế nên, các sáng tác thuộc
loại khác như tiểu thuyết, truyện dài hoặc các tác phẩm mang khuynh hướng lãng mạn của
hai nhà văn sẽ nằm ngoài phạm vi khảo sát của đề tài.
Vì đặc trưng bút pháp hiện thực gắn với những sáng tạo đạt đến trình độ nghệ thuật
cao nên luận văn chỉ khảo sát ở mỗi nhà văn không phải toàn bộ truyện ngắn trong sự
nghiệp văn chương của họ mà chỉ chủ yếu ở những truyện tiêu biểu có giá trị nghệ thuật, đại
diện cho mỗi nhà văn và được các nhà nghiên cứu đánh giá cao.
Luận văn khảo sát tập trung các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan trong
Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, tập 2, NXB Văn học, năm 2006 bao gồm 66 truyện và 48
truyện ngắn của nhà văn Nam Cao in trong quyển Truyện ngắn Nam Cao, NXB Văn học,
năm 2009. Đây là những truyện ngắn tiêu biểu được chọn lọc của hai nhà văn mà người viết
cho rằng phù hợp với mục đích khảo sát của đề tài. Tất nhiên, trong quá trình nghiên cứu,
khảo sát, phân tích, tổng hợp,... người viết sẽ có sự bổ sung thêm hoặc bớt số lượng tác
phẩm theo mục đích và sẽ có ghi chú rõ trong luận văn.
Để giải quyết phần cơ sở lí luận, luận văn cũng sẽ đề cập đến những khái niệm: chủ
nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực phê phán, bút pháp hiện thực và khái niệm truyện
ngắn. Những khái niệm mang tính lí thuyết này sẽ là cơ sở giúp cho phần phân tích, lí giải
được rõ ràng hơn, thuyết phục hơn.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp hệ thống
Hệ thống là một tập hợp có nhiều thành tố liên hệ chặt chẽ với nhau. Qua chỉnh thể
sẽ hiểu rõ thành tố và ngược lại. Qua hệ thống sẽ hiểu được cái riêng và ngược lại. Khi
nghiên cứu, đặt đối tượng vào hệ thống sẽ tránh được cách nhìn chủ quan và phiến diện.


Vậy nên khi nghiên cứu về bút pháp hiện thực được thể hiện trong truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan và Nam Cao, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp
hệ thống. Phương pháp hệ thống sẽ giúp luận văn có cái nhìn toàn diện, khái quát, sâu sắc
khi phân tích, đánh giá những đặc sắc trong bút pháp xây dựng truyện ngắn theo khuynh

hướng hiện thực phê phán của hai nhà văn. Bút pháp mang tính đa dạng và phong phú
nhưng nó cũng thống nhất với nhau. Khi phân tích sự đa dạng đó, bằng phương pháp hệ
thống, chúng tôi sẽ chú ý tìm ra sự thống nhất ấy.
Như ở phần giới hạn của đề tài đã nêu, đặc trưng bút pháp hiện thực luôn gắn với
những sáng tác đạt đến trình độ nghệ thuật cao nên luận văn xác lập một hệ thống các tác
phẩm tiêu biểu, đạt được trình độ nghệ thuật cao để khảo sát, phân tích và đưa ra nhận định.
Bên cạnh đó, hệ thống các tác phẩm được xác lập này cũng chỉ nằm trong phạm vi là các
truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Khi soi chiếu, khảo sát trong hệ thống
này, những đặc trưng độc đáo, mang dấu ấn cá nhân của nhà văn cũng sẽ được thể hiện một
cách rõ ràng, thuyết phục.
5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Việc so sánh đối chiếu ngoài mục đích để thấy cái riêng, khác biệt giữa hai bút pháp
hiện thực Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, còn để làm rõ những nét tương đồng trong việc
xây dựng tác phẩm theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa. Nếu cái riêng cho thấy sự độc
đáo mang dấu ấn cá nhân của mỗi nhà văn thì những nét tương đồng sẽ khẳng định được
những đặc điểm chung có của các truyện ngắn hiện thực phê phán thời kì 1930 - 1945. Sự
khác nhau thể hiện cái đa dạng, phong phú trong bút pháp nghệ thuật. Sự giống nhau sẽ thể
hiện cái chung được tiếp nối bổ sung và phát triển qua các thế hệ nhà văn theo chủ nghĩa
hiện thực trong giai đoạn 1930 - 1945.
5.3. Phương pháp thống kê
Để bổ trợ cho việc phân tích và đưa ra những nhận xét chính xác về đặc trưng bút
pháp hiện thực của mỗi nhà văn, bên cạnh phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh đối
chiếu, luận văn còn vận dụng thêm phương pháp thống kê. Bằng những con số, phương
pháp thống kê sẽ giúp cho việc so sánh đối chiếu chính xác, ngắn gọn và thuyết phục hơn.
5.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa trên những tài liệu lí thuyết đã thu thập được luận văn sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp để làm rõ vấn đề và xâu chuỗi vấn đề để tạo ra một hệ thống quan điểm.
Thao tác phân tích giúp ta đi sâu vào từng vấn đề, mổ xẻ để tìm ra nét tương đồng hoặc dị



biệt. Phân tích giúp ta nhận rõ và nắm vững bản chất của vấn đề trong từng phương diện.
Trên cơ sở đã phân tích, ta lại tổng hợp chúng để tạo ra một hệ thống và nhận thấy mối quan
hệ biện chứng giữa chúng với nhau. Từ đó, ta sẽ hiểu vấn đề một cách đầy đủ, toàn diện và
sâu sắc hơn.
Các phương pháp nêu trên được vận dụng phối hợp với nhau để việc khảo sát đặc
trưng bút pháp hiện thực trong sáng tác của hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao
đạt hiệu quả cao nhất.

6. Đóng góp của đề tài
Đóng góp quan trọng nhất của đề tài là từ việc so sánh đối chiếu những nét tương
đồng và dị biệt trong đặc trưng bút pháp hiện thực giữa hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và
Nam Cao, nhằm khám phá sâu hơn, khẳng định rõ hơn tài năng nghệ thuật của hai nhà văn
trong địa hạt truyện ngắn hiện thực. Những tương đồng và dị biệt trong bút pháp xây dựng
tác phẩm hiện thực của hai nhà văn sẽ cho thấy được sự đa dạng, sự tiếp nối, bổ sung về
phương diện nghệ thuật của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Tất
nhiên hai nhà văn này không phải là tất cả bức tranh văn học hiện thực giai đoạn 1930 –
1945 với đầy đủ sự phong phú đa dạng của nó nhưng qua bút lực đầy tài năng, qua sự
nghiệp văn chương của họ, qua các truyện ngắn hiện thực có giá trị của họ, có thể xem họ là
những cây bút xuất sắc nhất đã tạo nên những đường nét cơ bản nhất cho diện mạo văn học
hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
Khi nghiên cứu sâu vào những đặc trưng độc đáo trong nghệ thuật xây dựng các
truyện ngắn hiện thực của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, chúng tôi nghĩ luận văn sẽ có
đóng góp nhất định vào việc khẳng định một cách cụ thể và có sức thuyết phục về thành tựu
của dòng văn học hiện thực phê phán trong lịch sử văn học hiện đại nước nhà.
Nguyễn Công Hoan và Nam Cao là hai tác giả có nhiều tác phẩm được học ở trường
phổ thông, Cao đẳng và Đại học. Do vậy, nghiên cứu đặc trưng bút pháp hiện thực trong các
truyện ngắn của hai nhà văn một cách sâu sắc có hệ thống, luận văn hi vọng sẽ có những
đóng góp nhất định vào việc khẳng định những thành tựu, những nét nổi bật độc đáo của hai
nhà văn về phương diện nghệ thuật. Từ đó cũng góp phần bổ ích cho việc nghiên cứu giảng
dạy và học tập văn học hiện thực phê phán ở các trường học nói chung. Bởi từ trước đến

nay, khi giảng dạy và học tập chúng ta thường đi sâu vào nội dung nhiều hơn so với nghệ
thuật. Nghiên cứu về đặc trưng bút pháp xây dựng các truyện ngắn hiện thực theo hệ thống


sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích khi giảng dạy và học tập về phương diện phong cách
nghệ thuật, đặc biệt ở hai tác gia Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.

7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có ba chương chính như sau:
Chương I: Vị trí của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trong dòng truyện ngắn Việt
Nam giai đoạn 1930 - 1945
Chương II: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao
Chương III: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và
Nam Cao


CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO
TRONG DÒNG RUYỆN NGẮN 1930 - 1945

1.1 Thời đại
Khi bàn về phong cách của một nhà văn, cũng như sự nghiệp sáng tác của họ thì có
một yếu tố không thể không nhắc tới. Đó là yếu tố thời đại. Có thể nói, thời đại là yếu tố có
ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ tới con người. Con người ấy, nhà văn ấy lựa chọn phong
cách như thế nào cũng do phần nhiều sự tác động của thời đại mà họ đang sống, cái hiện
thực mà họ đang trải qua. Trong tác phẩm của mình, nhà văn luôn có một hệ thống nhân vật,
những chuỗi tình huống, những hình ảnh biểu tượng mà với đời sống xã hội hằng ngày,
chúng chính là những tấm gương phản chiếu. Nói cách khác, yếu tố thời đại góp phần nhiều
trong việc định hình phong cách nghệ thuật của nhà văn. Vấn đề này có mối liên quan chặt
chẽ với chức năng nhận thức của văn học. Một nhà văn độc đáo là một nhà văn mà những
tác phẩm của họ giúp người đọc biết thêm, có thêm tri thức và những tri thức ấy là những

hiểu biết về hiện thực đời sống. Văn học nghệ thuật là tấm gương phản chiếu đời sống hiện
thực. Một nhà văn sẽ lập tức mờ nhạt khi tác phẩm của anh ấy không là hình dung của hiện
thực đời sống. Có thể nói, một tác phẩm văn học có sức sống vững bền theo thời gian hay
không là do cái nó phản ánh. Một nhà văn thành công là một nhà văn phải biết tái hiện, khắc
họa lại thời đại mà mình đang sống trong những tác phẩm của họ. Bởi lẽ, một nhà văn
không phải là một anh thư ký chỉ biết cặm cụi ghi chép và mô tả lại đời sống mà nhà văn
phải là nhà nghiên cứu, nghiền ngẫm về đời sống xã hội và con người. Tác phẩm văn học
thể hiện kết quả của quá trình quan sát, trăn trở, lựa chọn và thể hiện về những vấn đề xã hội
trong thời đại mà nhà văn đang sống. Tài năng càng lớn, độ suy nghĩ càng sâu thì vấn đề
nhà văn phản ánh trong tác phẩm sẽ trở thành vấn đề cơ bản của thời đại, đúng với bản chất
xã hội.
Nhận thức đúng đắn vai trò của thời đại trong các sáng tác của nhà văn để có thể hiểu
rõ, sâu sắc hơn tại sao nhà văn lại lựa chọn phong cách này mà không là phong cách kia,
đồng thời nắm được những yếu tố góp phần định hình phong cách của nhà văn. Trở lại với
Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, ta thấy rõ ràng thời đại có tác động mạnh và có sức ảnh
hưởng lớn trong việc định hình phong cách của hai nhà văn. Khi xét về thời gian xuất hiện


và phát triển sự nghiệp trên văn đàn, Nguyễn Công Hoan là lớp trước, Nam Cao là lớp sau
vì vậy việc giới hạn mốc thời gian khảo sát trong giai đoạn 1930 - 1945 đã tạo những thuận
lợi nhất định cho người viết khi tìm hiểu về thời đại mà hai nhà văn đã sống.
Dân gian có câu: “Thời thế tạo anh hùng”. Vậy “thời thế” mà Nguyễn Công Hoan và
Nam Cao đã sống ở giai đoạn 1930 - 1945 có những điểm nổi bật nào đáng lưu ý? Thời kỳ
1930 - 1945 là thời kỳ đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp hết sức sâu sắc. Đến thời kỳ
này, thực dân Pháp ngày càng phơi trần bộ mặt thâm hiểm và tàn bạo của tên thực dân đi
cướp nước. Phát xít Nhật thì nuôi tham vọng làm bá chủ vùng Châu Á - Thái Bình Dương.
Từ 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào công nhân và các
phong trào yêu nước ngày càng dâng cao. Thực dân Pháp đã dùng vũ lực và chính sách
chuyên chế về chính trị để dập tắt phong trào yêu nước. Những cuộc bắt bớ, đàn áp, những
vụ thảm sát đẫm máu của bọn thực dân ngày càng tăng cao. Có thể kể ra như cuộc đàn áp

cực kỳ dã man đối với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc khủng bố trắng có quy mô toàn
quốc đầu những năm 30 với 1094 án chính trị, trong đó có 164 bản tử hình mà 88 bản đã thi
hành, 114 khổ sai chung thân, 420 người bị đày biệt xứ... Tiếp đến là cuộc khủng bố trắng
thứ hai đã diễn ra sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại vào tháng 11 năm 1940. Trong
cuộc khủng bố này, Pháp đã huy động không quân, lục quân với 20 máy bay ném 263 quả
bom phá, 42 bom lửa đốt cháy nhiều làng mạc... để đàn áp. Tuy bị dìm trong máu lửa nhưng
tinh thần của đấu tranh vô cùng dũng cảm của nhân dân ta vẫn không hề bị dập tắt. Bên
cạnh đó, thực dân Pháp cũng ra sức bóc lột về kinh tế một cách thô bạo. Thực dân Pháp thực
hiện chính sách kinh tế độc quyền vơ vét biến Việt Nam trở thành một thuộc địa cung cấp
nguồn nhân công rẻ mạt, đồng thời là nơi cung cấp nguồn nhiên liệu béo bở cho chính quốc.
Trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, thực dân Pháp và phát xít Nhật bắt tay nhau vơ vét đến
tận cùng tài nguyên của Việt Nam để phục vụ cho chiến tranh.
Đây là thời đại có những sự kiện biến động quan trọng đáng lưu tâm. Thời kì 1930 1945 là khoảng thời gian mà mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Việt Nam
khá nặng nề và sâu sắc. Về mặt chính trị thì đây là giai đoạn thực dân Pháp ra sức tăng
cường bóc lột nhằm bù đắp vào những thiệt hại ghê gớm sau thế chiến thứ nhất. Người dân
lao động Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Một mặt họ phải nai lưng
làm bán sống bán chết, vắt kiệt sức để có cái ăn, cái mặc; mặt khác, họ phải gồng mình để
gánh đủ các thứ thuế có tên và không tên, rồi phải đối mặt với lũ lụt, hạn hán và nạn đói...
Đối nghịch với cảnh bị bóc lột đến tận xương tủy, bị đẩy vào cảnh bần cùng hóa và lưu


manh hóa của người dân lao động là sự giàu có một cách trâng tráo của quan lại Pháp và tư
sản mại bản. Sự đối nghịch này ngày càng làm phân cực rõ nét hơn sự đối lập giàu và nghèo
trong xã hội đương thời. Người dân lao động nghèo càng bị bóc lột tận xương tủy thì tư sản
quan lại càng giàu có, càng ăn chơi hưởng lạc. Xã hội thực dân phong kiến ở nông thôn,
thành thị ngày càng bộc lộ những ung nhọt đang sưng tấy lên ngày càng trầm trọng và khó
có thể che dấu được. Con người sống vì đồng tiền, sẵn sàng làm giàu trên mồ hôi, xương
máu của đồng loại. Họ sẵn sàng chà đạp lên luân lí, đạo đức để làm giàu. Người bóc lột
người. Thuần phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa ngàn đời của cha ông đã bị giấy bạc
làm mờ đi. Thanh niên bị ru ngủ bởi những phong trào Âu hóa, “vui vẻ trẻ trung”, sống xa

hoa, thực dụng, trụy lạc, ăn chơi sa đọa, xa rời thuần phong mỹ tục của dân tộc và chẳng
màng đến nỗi đau nô lệ, nỗi đau mất nước của dân tộc. Thực dân Pháp không chỉ thực hiện
chính sách đàn áp về quân sự, chuyên chế về chính trị, bóc lột về kinh tế mà còn đầu độc về
văn hóa. Đời sống người dân ở thành thị cũng như nông thôn đều rơi vào sự xáo trộn đến bế
tắc. Rõ ràng, thời đại mà Nguyễn Công Hoan và Nam Cao sống là thời đại của một xã hội
rối ren, phức tạp, đầy biến động và con người sống trong xã hội ấy cũng ngột ngạt đến khó
thở.
Tình hình xã hội là vậy. Tình hình văn học cũng có những diễn biến mới. Hiển nhiên,
một khuynh hướng văn học bao giờ cũng xuất hiện, hình thành và phát triển trên cơ sở
những tiền đề xã hội nhất định. Và những tiền đề xã hội nêu trên đã làm xuất hiện trên văn
đàn văn học công khai một dòng văn học hiện thực phê phán. Giai đoạn 1930 - 1945 là giai
đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học hiện thực phê phán. Hiểu rõ bản chất của dòng văn
học này ta sẽ thấy được sự đóng góp quan trọng của nó trong cuộc đấu tranh giai cấp và đấu
tranh dân tộc lúc bấy giờ. Chủ nghĩa hiện thực là khuynh hướng cảm hứng thẩm mỹ không
tìm đến những thế giới xa lạ mà tìm ngay đến những đối tượng quen thuộc phổ biến trong
đời sống hằng ngày, thậm chí là ngay cả ở những mảnh đời tầm thường nhàm chán. Ở
khuynh hướng sáng tác này, đối với người sáng tác, mục đích sáng tác của họ là để phát
hiện cái bản chất và quy luật khách quan của đời sống, họ muốn làm khoa học trong văn
chương và đặc biệt hứng thú với việc nắm bắt từng chi tiết chính xác của nó. Họ đã bỏ ra
nhiều công phu cho tính chân thực này. Sự chân thực của chi tiết là một khía cạnh quan
trọng trong chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực phê phán phát triển trên nền của chủ
nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực phê phán không phụ thuộc ý thức hệ tư sản, mà thiên
về phê phán và phủ định hiện thực xã hội tư sản thực dân phong kiến; ca ngợi, khẳng định


những lực lượng tiến bộ trong xã hội, những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nhưng
nhìn họ như những nạn nhân, bất lực, bi quan về lối thoát của xã hội. Các nhà văn hiện thực
phê phán quan niệm được “con người xã hội”. Có nghĩa là khi có được tư duy lịch sử - cụ
thể họ sẽ đặt con người trong hoàn cảnh xã hội cụ thể rồi triển khai sự phát triển tính cách
của nó theo sự diễn biến của hoàn cảnh đó. Nếu hình tượng nhân vật chủ nghĩa cổ điển nặng

về cái chung mà nhẹ về cái riêng hay chủ nghĩa lãng mạn thì lại nhấn mạnh cái riêng đến độ
phi thường ngoại lệ nhưng lại nhẹ về mặt tiêu biểu khái quát thì tính cách điển hình trong
chủ nghĩa hiện thực là sự thống nhất hài hòa cao độ giữa tính riêng sắc nét và tính chung có
ý nghĩa khái quát cao, là những nhân vật hoàn toàn xa lạ song qua họ ta lại thấy được “cái
quen” rất giống mình và mọi người trong cuộc sống.
Với nguyên tắc lịch sử cụ thể, với quan niệm “con người xã hội”, chủ nghĩa hiện thực
phê phán xây dựng được những hoàn cảnh điển hình. Đó là những hoàn cảnh của nhân vật
được tái hiện trong thẩm mỹ hiện thực, phản ánh được bản chất hoặc một vài khía cạnh bản
chất trong những tình thế xã hội với một quan niệm giai cấp nhất định. Cũng như tính cách
điển hình, ý nghĩa tiêu biểu khái quát của hoàn cảnh điển hình phải thông qua tính chất cụ
thể riêng biệt của nó. Cái hiện lên trước mắt người đọc chính là những hoàn cảnh riêng biệt
cụ thể đó, người đọc cảm thấy được những vấn đề xã hội rộng lớn. Khi đã xây dựng những
hoàn cảnh điển hình như vậy thì tính cách chính là con đẻ của hoàn cảnh, được giải thích
bởi hoàn cảnh. Chính vì thế mà những tính cách nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực cho dù
có phức tạp đa tầng đến đâu nhưng từ hoàn cảnh có thể giải thích được. Là con đẻ của hoàn
cảnh điển hình, tính cách điển hình trở nên rất phong phú và đa dạng. Các tác phẩm thường
được thể hiện bởi các thể loại phù hợp như tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn. Ở phạm vi
nghiên cứu của đề tài, truyện ngắn là thể loại mà chúng tôi quan tâm khảo sát ở hai nhà văn
Nguyễn Công Hoan và Nam Cao. Vậy nên, việc giới thuyết đôi nét về truyện ngắn nói
chung và vị trí của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao trong địa hạt truyện ngắn hiện thực phê
phán giai đoạn 1930 - 1945 là điều vô cùng cần thiết.

1.2 Vị trí của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trong dòng truyện ngắn Việt
Nam giai đoạn 1930 - 1945
Truyện ngắn là một tác phẩm tư sự cỡ nhỏ. Nội dung của nó bao trùm hầu hết các
phương diện của đời sống nhưng độc đáo ở chỗ dung lượng thể hiện chỉ trong một phạm vi
hạn hẹp. Truyện ngắn hiện đại thể hiện một lối tư duy hoàn toàn mới, một cách nhìn cuộc


đời, đánh giá con người, một cách nắm bắt và nhận định đời sống rất riêng. Nếu tiểu thuyết

với dung lượng rộng lớn, chiếm lĩnh đời sống và thể hiện đời sống trong một phạm vi trọn
vẹn, toàn bộ thì truyện ngắn chỉ nhằm mục đích hướng tới và khắc họa một hiện tượng, phát
hiện và khám phá không phải toàn bộ hệ nhân sinh rộng lớn mà đi sâu vào một lát cắt của
đời sống tâm hồn con người. Chính vì thế mà cốt truyện của truyện ngắn thường chỉ diễn ra
trong một thời gian hạn định, trong một không gian hạn chế. Để thể hiện được một cốt
truyện như thế, nhà văn phải xây dựng được một hệ thống nhân vật, tình tiết và ngôn ngữ
đặc biệt hàm súc có chiều sâu. Bút pháp tự sự của truyện ngắn là bút pháp chấm phá. Qua
các chi tiết đầy ẩn ý, qua lối hành văn cô đọng của mình, nhà văn phải tạo được cho tác
phẩm một chiều sâu chưa nói hết, mà muốn hiểu được tác phẩm, chiếm lĩnh được nó một
cách trọn vẹn thì người đọc phải trăn trở, suy tư. Do ngắn, do nội dung gần gũi với đời sống
nên truyện ngắn là thể loại được tiếp nhận nhanh chóng và có sức ảnh hưởng kịp thời trong
đời sống.
Trong nền văn học Việt Nam, truyện ngắn hiện đại là thể loại xuất hiện tương đối
muộn so với các thể loại khác. Năm 1887, truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng
Quản là một hiện tượng mới và hết sức bất ngờ. Tác phẩm này khởi đầu cho một thể loại
văn tự sự mới, xa rời lối viết cổ điển trước đây. Theo Phan Cự Đệ trong “Truyện ngắn Việt
Nam. Lịch sử - Thi pháp - Chân dung” thì năm 1900 được xem là cái mốc của truyện ngắn
hiện đại vì từ năm 1901 đến 1910 đã xuất hiện một loạt truyện ngắn trên Nông Cổ mín đàm
và Nam kì địa phận [17, 249]. Cũng theo nhà nghiên cứu này, truyện ngắn Việt Nam hiện
đại những thập niên đầu thế kỷ XX “là sự dung hòa giữa văn hóa phương Tây và văn hóa
phương Đông, vừa mang thi pháp của truyện ngắn hiện đại, vừa có cái lạc quan khỏe khoắn
của văn học dân gian lại vừa có vẻ đẹp trí tuệ của tư duy hiện đại” [17, 250]. Rõ ràng, thể
loại truyện ngắn là một làn gió mới tươi mát của văn đàn Việt Nam trong một hoàn cảnh
lịch sử đầy biến động. Có thể tạm chia truyện ngắn hiện đại Việt Nam theo bốn khuynh
hướng chính sau:
-

Khuynh hướng đạo lí

-


Khuynh hướng yêu nước và cách mạng

-

Khuynh hướng phê phán hiện thực

-

Khuynh hướng lãng mạn thoát li
Do đối tượng khảo sát của đề tài là bút pháp hiện thực của truyện ngắn Nguyễn Công

Hoan và Nam Cao nên người viết chỉ xoáy vào trọng tâm khuynh hướng phê phán hiện


thực. Quá trình vận động và phát triển của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam trải
qua 4 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Đầu thế kỷ XX đến những năm 30: với sự góp mặt của Hồ Biểu Chánh,
một ngòi bút mang phong vị hương đồng gió nội. Ông đã Việt hóa các tiểu thuyết, các tác
phẩm phương Tây. Về truyện ngắn thì có sự góp mặt của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Ngọc.
Ở giai đoạn này thì hầu hết các tác phẩm chưa thoát khỏi lối văn biền ngẫu và cách thuyết lí
đạo đức trực tiếp của tác giả trong tác phẩm.
• Giai đoạn 2: từ năm 1930 đến năm 1935: Tác giả tiêu biểu là Nguyễn Công Hoan,
Tam Lang, Tú Mỡ và đã xuất hiện ngòi bút Vũ Trọng Phụng với phóng sự Cạm bẫy người
(1933) và Kỹ nghệ lấy Tây (1934). Ở giai đoạn này nổ ra cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ
thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh. Có thể nói, các sáng tác ở giai đoạn này có tầm bao quát
và khám phá hiện thực chưa cao, chưa đặt ra những vấn đề có tính tư tưởng lớn và nền tảng
chủ nghĩa nhân văn chưa vững. Thế giới nhân vật là các tầng lớp dân nghèo thành thị. Các
tác phẩm đều bày tỏ thái độ phê phán sự bất công đối với họ và tỏ lòng thương xót họ nhưng
chỉ mới nhìn nhận họ như những con người hèn kém, bất lực và những con người dễ bị lưu

manh hóa.
• Giai đoạn 3: 1936 - 1939: Đây là chặng văn học hiện thực phê phán phát triển phong
phú nhất, có những thành tựu tiêu biểu nhất, đóng góp được nhiều nhân vật điển hình nhất.
Tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng... Ở giai
đoạn này, hiện thực đời sống được các tác giả phát hiện và bao quát ở chiều rộng và cả
chiều sâu. Các tác phẩm đã khám phá được những mâu thuẫn giai cấp quyết liệt trong xã hội
và đặt các nhân vật vào trong những mâu thuẫn ấy. Đồng thời cũng mang tính chiến đấu
cao.
• Giai đoạn 4: 1940 - 1945: Vị chủ soái văn đàn hiện thực phê phán giai đoạn này là
Nam Cao - cây bút mạnh mẽ và giàu tài năng. Với Nam Cao, truyện ngắn đã đạt tới mức độ
hoàn thiện của nó. Đề tài chủ yếu trong giai đoạn này là truyện phong tục, ít đề tài rộng lớn
có tính chính trị xã hội. Về mặt chủ đề tư tưởng thì có những chiều sâu mới: tư tưởng sâu
sắc về thân phận con người ở hầu hết tác giả, tư tưởng về vấn đề cải tạo xã hội và tương lai
đất nước. Ngoài Nam Cao, còn có Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân...
Từ 4 giai đoạn đã nói ở trên, có thể thấy rằng ba mươi năm đầu của thế kỷ XX là thời
kỳ thai nghén của truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Cái hiện thực đầu
tiên được phản ánh trong các truyện ngắn đầu thế kỷ vẫn là cái mâu thuẫn thâm căn cố đế


ngàn đời giữa nông dân với địa chủ, quan lại phong kiến. Ở đề tài này, truyện ngắn gây xôn
xao trong lòng người đọc, tạo một ấn tượng mạnh là truyện ngắn Sống chết mặc bay của
Phạm Duy Tốn (viết năm 1918). Truyện có kết cấu độc đáo bằng một tình huống đối lập,
bằng những chi tiết tương phản nhau: ngoài đê trời mưa tầm tã, người dân phu phải chân
lấm tay bùn, dùng mọi sức lực để chống lại thiên tai, để giữ gìn đê trong tình trạng sắp vỡ
thì trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lại, lính tráng đi lại rộn ràng, chực hầu điếu đóm và
quan phụ mẫu thì chễm chện ngồi đánh tổ tôm một cách nhàn nhã đường bệ. Cao trào
truyện tăng cao khi “khắp nơi, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng,
lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn” thì quan phụ mẫu cũng vô
cùng sung sướng hạnh phúc hả hê vì ù lớn ván bài. Đó là một niềm vui phi nhân tính. Niềm
vui trên sự đau khổ của đồng loại, niềm vui ấy đối nghịch với bất hạnh của dân đen. Sống

chết mặc bay, với bút pháp hiện thực, với các sự việc liên tiếp được kể ra một cách khách
quan lạnh lùng đã cho thấy hiện thực tăm tối chốn nông thôn với mâu thuẫn cao độ giữa bọn
quan lại vô lương tâm và số phận bi đát của người nông dân đương thời. Tuy là tạo ấn
tượng, song tác phẩm truyện ngắn hiện thực đầu tay của Phạm Duy Tốn vẫn còn một số hạn
chế. Truyện ngắn hiện thực từ năm 1930 trở đi mới thật sự định hình, trưởng thành và đạt
được những thành tựu đáng kể. Lúc này, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã xuất hiện và cho ra
mắt những tác phẩm truyện ngắn hiện thực đầu tiên.
Nguyễn Công Hoan sinh năm 1930 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn
Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hưng Yên trong một gia đình quan lại phong kiến xuất
thân khoa bảng và bắt đầu sa sút. Ông sống trong gia đình có truyền thống Nho học, được
thẩm thấu niêm luật thơ ca, thanh điệu của ngôn ngữ, có niềm say mê văn học. Nguyễn
Công Hoan được học chữ Nho, học quốc ngữ rồi sau đó học tiếng Pháp ở trường Bưởi và
trường Sư phạm. Nguyễn Công Hoan bắt đầu viết truyện từ 1920. Nhà văn có sở trường đặc
biệt về truyện ngắn trào phúng theo khuynh hướng hiện thực phê phán.
Xuất hiện và nhanh chóng định hình phong cách, Nguyễn Công Hoan viết với bút lực
thật khỏe. Số lượng tác phẩm của Nguyễn Công Hoan minh chứng bút lực của ông là rất
sung sức. Từ 1930 đến 1932, Nguyễn Công Hoan viết 24 truyện ngắn, trong đó có 20 truyện
đăng trên mục Xã hội ba đào kí (chiếm hơn một nửa tổng số truyện ngắn đăng trên mục
này). Xuất hiện với những tác phẩm truyện ngắn hiện thực phê phán có giá trị, gây ấn tượng
mạnh và nhanh chóng đi vào lòng người đọc, Nguyễn Công Hoan thời kỳ này luôn được
nhắc đến như một nhà văn sáng giá. Thực tế, Nguyễn Công Hoan là người cắm ngọn cờ đầu


của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong lĩnh vực truyện ngắn. Thời kỳ 1930 - 1945 là thời kì
văn học Việt Nam đã tiếp biến một cách sáng tạo những mặt tích cực của văn hóa phương
Tây và văn hóa phương Đông trên cơ sở là bề dày truyền thống lâu đời của dân tộc. Vậy nên
đây là thời kỳ mà văn học Việt Nam bước những bước rất dài và rất nhanh trên con đường
hiện đại hóa. Các dạng truyện ngắn cũng ngày càng tự hoàn thiện, tròn trịa hơn và đổi mới
theo xu hướng thời đại để hòa nhập cùng văn học thế giới. Nguyễn Công Hoan đã có những
đóng góp quan trọng cho truyện ngắn hiện thực thời kỳ này khi ông liên tục cho ra mắt bạn

đọc những tác phẩm có giá trị. Nguyễn Công Hoan đã chọn cho mình một con đường đi
đúng đắn về tư tưởng và sự thể hiện độc đáo. Nguyễn Công Hoan đã phản ánh một cách
chân thực và sinh động nhiều vấn đề trong xã hội đương thời. Đó là một xã hội băng hoại
về đạo đức, một xã hội mà tất cả mọi giá trị đều phải lép vế sau đồng tiền, một xã hội u nhọt
và bất cứ người dân lương thiện nào sống trong xã hội ấy đều cảm thấy ngột ngạt, đau đớn
và bế tắc thì xã hội ấy đáng bị phơi bày, vạch trần, lên án và phê phán. Nguyễn Công Hoan
trên cái nền là bản sắc dân tộc, là truyền thống văn hóa dân tộc cùng với tư duy hiện đại,
ông đã chọn chủ nghĩa hiện thực là ngọn đèn dẫn lối cho các tác phẩm của mình. Kế thừa nụ
cười trào phúng của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương hay chất tếu và tính phê
phán trong các truyện cười dân gian, Nguyễn Công Hoan viết truyện ngắn hiện thực đậm
chất hài, hóm hỉnh và rất sâu sắc. Không hướng vào những đề tài xa xôi, Nguyễn Công
Hoan đi thẳng vào hiện thực nước mình, xung quanh mình, thời đại mình để phơi bày, mổ
xẻ, phẩm bình và bao giờ cũng có cách thể hiện, nhìn nhận hợp với đạo lí của dân tộc Việt
Nam.
Những truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Công Hoan được tập hợp trong tập truyện
ngắn Kiếp hồng nhan xuất bản năm 1923 gồm khoảng mười truyện ngắn mà theo cách nói
của chính ông trong Đời viết văn của tôi là: “không có nghĩa lý gì, không có mục đích nào”
[51, 523]. Và dĩ nhiên nó cũng mang tính thử bút vì chưa đạt được độ chín về nghệ thuật.
Từ 1930 đến 1932, khi tham gia viết cho mục Hội ba đào ký trên Annam tạp chí do Tản Đà
chủ trương, Nguyễn Công Hoan đã viết được 24 truyện, trong đó có 20 truyện được đăng.
Lúc này, mọi sự chú ý từ bạn đọc đều hướng về Nguyễn Công Hoan - một cây bút đầy tiềm
năng. Tiếp sau Xã hội ba đào ký, Nguyễn Công Hoan viết đều cho các báo Nhật Tân, Tiểu
thuyết thứ bảy, và Phổ thông bán nguyệt san của nhà xuất bản Tân Dân. Những truyện ngắn
tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan thời kỳ này là: Răng con chó của nhà tư sản (1929), Hai
thằng khốn nạn (1930), Ngựa người và người ngựa (1931), Thằng ăn cắp (1932), Cụ Chánh


bá mất giày (1933),... Truyện ngắn hiện thực của Nguyễn Công Hoan là những câu chuyện
thẳng thắn nhìn thẳng vào hiện thực, dù đó có là một hiện thực thối nát, xấu xa đi chăng
nữa.

Bằng những trang viết đậm chất trào phúng, Nguyễn Công Hoan đã phơi bày mặt trái
của xã hội đầy bất công, nhan nhản những truyện trái tai gai mắt, kẻ giàu thì sống phè phỡn,
làm giàu một cách bất lương, vô đạo, còn người nghèo thì bị đè bẹp, bị ức hiếp và rơi vào
tình trạng đói khổ cùng cực. Ông tả thực xã hội, kể những chuyện có thực trong đời sống
hằng ngày. Qua những gì mà Nguyễn Công Hoan thể hiện trong các sáng tác, ta thấy rõ đó
chính là mâu thuẫn có tính giai cấp, là sự đối đầu, đụng độ giữa giàu và nghèo. Tiêu biểu
như trong truyện Răng con chó của nhà tư sản, đó rõ ràng là sự đụng độ giữa kẻ giàu và
người nghèo. Và trong sự đụng độ ấy, người nghèo luôn là kẻ yếu gặp rủi ro, bất trắc, còn
người giàu luôn là kẻ mạnh. “À, mày đánh gẫy răng chó ông, ông chỉ kẹp cho mày chết
tươi, rồi ông đền mạng. Bất quá ba chục bạc là cùng”. Câu nói của tên tư sản giàu có cho
thấy kẻ giàu - kẻ mạnh có thể dùng đồng tiền để tàn hại sinh mạng của một con người; đồng
thời giúp ta thấy rõ cái giá trị thật rẻ rúng của người nghèo trong cái xã hội đồng tiền đó, giá
trị của họ chỉ ở khoảng “ba chục bạc là cùng”. Ngoài ra, ta thấy rõ hơn cái khổ của người
nghèo trong xã hội đương thời: không chỉ bần cùng, nghèo khổ, đói rách mà họ còn bị xúc
phạm một cách thê thảm về nhân phẩm - giá trị cao nhất của con người. Họ bị chà đạp, rẻ
rúng một cách đáng thương. Cái mới mà Nguyễn Công Hoan mang lại cho văn đàn giai
đoạn này là những câu chuyện mang tính đời thường, giản dị và sâu sắc. Sâu sắc bởi đã kéo
con người về với hiện thực, quan tâm hiện thực, thấy được cái đen tối của xã hội mà mình
đang sống chứ không phiêu du đến những miền đất xa xôi không tưởng nào khác. Nguyễn
Công Hoa đã luôn nhìn thẳng vào cuộc sống, nhận thức đúng bản chất của nó để lựa chọn
cách sống đúng đắn: đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác một cách quyết liệt, triệt để. Đề tài,
phương pháp sáng tác hiện thực phê phán là những yếu tố đầu tiên tạo nên tên tuổi Nguyễn
Công Hoan.
Giai đoạn từ tháng 1-1937 đến tháng 8-1939, ở thời kì Mặt trận dân chủ, thực dân
Pháp buộc phải bãi bỏ chế độ kiểm duyệt gắt gao, các nhà văn hiện thực phê phán đều có
điều kiện sáng tác tự do hơn, thoải mái hơn. Vì thế ở giai đoạn này, Nguyễn Công Hoan đã
viết đến 80 truyện với nhận thức sâu sắc hơn về mâu thuẫn xã hội mang tính giai cấp, với
tình cảm yêu ghét sâu sắc, chính xác hơn và nhà văn đã cố gắng hướng đến những chủ đề
chính trị, thời sự mang tính chiến đấu mạnh mẽ hơn. Các truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn



×