Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

quá trình thâm nhập của văn minh phương tây vào đông nam á từ thế kỉ xvi đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------

VÕ THÀNH TÂM

QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP CỦA
VĂN MINH PHƯƠNG TÂY
VÀO ĐÔNG NAM Á TỪ THẾ KỈ XVI
ĐẾN NĂM 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------

VÕ THÀNH TÂM

QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP CỦA
VĂN MINH PHƯƠNG TÂY
VÀO ĐÔNG NAM Á TỪ THẾ KỈ XVI
ĐẾN NĂM 1945
Chuyên ngành :
Mã số :

Lịch sử Thế giới
602250



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS. Ngô Minh Oanh

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


LÔØI CAÛM ÔN


Hoàn thành đề tài này, trước hết tôi xin cảm ơn PGS.TS. Ngô Minh Oanh cùng
quý Thầy Cô Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Song song đó, tôi cũng xin
được cảm ơn quý Linh mục Nguyễn Vinh Thiên (Chánh xứ Lộ Đức, Đồng Nai, Giáo
phận Xuân Lộc), Lưu Văn Kiệu (Tổng Đại diện Giáo phận Vĩnh Long, Giáo sư Đại
Chủng viện Thánh Quý – Cần Thơ), Dương Văn Thạnh (Phó Giám đốc Đại Chủng
viện Cần Thơ), Nguyễn Văn Việt (Chánh văn phòng Tòa Giám mục Vĩnh Long),
Nguyễn Văn Tài (Philippines), Trung tâm Văn hoá – Đức tin Công giáo, Đại Chủng
viện thánh Giuse, Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh; các cụ cao niên, các
thành viên trong các giáo xứ: Chính Toà Đà Lạt, Chính Toà Nha Trang …. Đồng thời
xin được cảm ơn Thư viện Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thư
viện Trường và Khoa Lịch sử Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ
Chí Minh, Thư viện Tỉnh Vĩnh Long và quý đồng nghiệp cũng như gia đình đã quan
tâm, chia sẻ và nâng đỡ giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song chắc chắn đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót nên rất
mong nhận được sự chỉ dạy, đóng góp của quý Thầy Cô và bạn bè đồng môn để đề
tài ngày một hoàn thiện hơn.
Xin chân thành tri ân
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2011

Thực hiện

Võ Thành Tâm


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài : ..................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề : ....................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : ........................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu : ......................................................................... 9
5. Nguồn tư liệu : ......................................................................................... 10
6. Đóng góp của đề tài : ............................................................................... 11
7. Cấu trúc của đề tài : ................................................................................. 11
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VĂN MINH PHƯƠNG TÂY THÂM NHẬP VÀO
ĐÔNG NAM Á ............................................................................................ 12
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ……………………………………...……..12
1.1.1. Khái niệm “văn hóa” ................................................................... 12
1.1.2. Khái niệm “Văn minh” ............................................................... 14
1.1.3. Văn minh và lịch sử .................................................................... 18
1.1.4. Khái niệm “phương Tây” ............................................................ 18
1.1.5. Khái niệm “phương Đông” ......................................................... 20
1.1.6. Khái niệm tiếp xúc, giao lưu và thâm nhập văn minh ................ 27
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử khu vực
Đông Nam Á………………………………………………………….. ……29
1.2.1. Tổng quan về khu vực Đông Nam Á .......................................... 29
1.2.2. Đông Nam Á trước khi văn minh phương Tây thâm nhập ......... 35
1.3. Chính sách của thực dân phương Tây đối với Đông Nam Á…………...37
1.3.1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây vào Đông Nam
Á ............................................................................................................ 37

1.3.2. Đông Nam Á hải đảo và sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương
Tây......................................................................................................... 41
1.3..2.1. Quá trình xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây vào Đông
Nam Á hải đảo ................................................................................... 41
1.3.2.2. Tầm quan trọng của Malacca ............................................... 42
1.3.3. Đông Nam Á lục địa và sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương
Tây......................................................................................................... 44
1.3.3.1. Bán đảo Đông Dương ........................................................... 44
1.3.3.2. Các vùng còn lại của Đông Nam Á ...................................... 45
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP CỦA VĂN MINH PHƯƠNG TÂY
VÀO ĐÔNG NAM Á ................................................................................... 48
2.1. Giao thông – vận tải và bưu điện……………………………………….48
2.2. Kiến trúc – xây dựng ……………………………………………………51


2.2.1. Kiến trúc đô thị kiểu phương Tây ............................................... 51
2.2.2. Kiến trúc Nhà thờ Công giáo ...................................................... 54
2.2.2.1. Phong cách Roman ............................................................... 56
2.2.2.2. Phong cách Gothic ................................................................ 61
2.2.2.3. Phong cách kiến trúc phương Tây kết hợp bản địa .............. 65
2.3. Nghệ thuật……………………………………………………………..95
2.4. Ngôn ngữ - chữ viết……………………………………………………108
2.4.1. Latin hóa hệ thống chữ viết....................................................... 108
2.4.2. Sự xuất hiện các tờ báo, tạp chí, nhà in, nhà xuất bản .............. 114
2.4.3. Nền văn học mới ảnh hưởng từ phương Tây ............................ 115
2.4.3.1. Văn học mang tư tưởng mới du nhập từ phương Tây ........ 115
2.4.3.2. Văn học Đông Nam Á thay đổi toàn diện ........................... 118
2.4.3.3. Sự đa dạng thể loại của văn học Đông Nam Á hiện đại .... 119
2.5. Xuất hiện các phong trào cải cách xã hội……………………………...121
2.6. Tôn giáo………………………………………………………………..122

2.6.1. Quá trình truyền bá Công giáo vào Đông Nam Á .................... 122
2.6.2. Sự phát triển và ảnh hưởng của Công giáo ở Đông Nam Á ..... 125
2.6.3. Công giáo – cầu nối văn minh phương Tây với Đông Nam Á . 138
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP CỦA
VĂN MINH PHƯƠNG TÂY VÀO ĐÔNG NAM Á................................. 156
3.3.1. Tiêu cực……………………………………………………………...156
3.3.2. Tích cực……………………………………………………………...158
KẾT LUẬN .................................................................................................. 161
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 164
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 168


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trong mấy thế kỉ Đông Nam Á tiếp xúc và giao lưu với phương Tây, ảnh
hưởng của văn minh phương Tây đã tác động một cách khá sâu rộng vào nhiều lĩnh
vực văn hóa vật chất và tinh thần Đông Nam Á. Tuy tùy lúc tùy nơi, thái độ của cư
dân nơi đây có thể khác nhau – chấp nhận hay chống đối – nhưng rồi cuối cùng bao
giờ cũng là sự thâu hóa linh hoạt, tiếp nhận những gì có ích và biến đổi cho phù hợp
với tính cách, điều kiện và nhu cầu Đông Nam Á.
Do hoàn cảnh và vị thế lịch sử, Đông Nam Á là một trong những nơi tiếp xúc
văn minh phương Tây từ rất sớm nhất. Ngay từ thế kỷ XVI, việc tiếp xúc văn minh
phương Tây ở Đông Nam Á đã diễn ra thông qua các nhà truyền giáo và thương
nhân. Đến khi chủ nghĩa thực dân phương Tây nổ súng xâm lược Việt Nam, việc tiếp
xúc với văn minh phương Tây diễn ra mạnh mẽ hơn. Để phục vụ cho chính sách khai
thác thuộc địa, chủ nghĩa thực dân đã cố gắng tạo ra một thiết chế văn hóa mới theo
kiểu phương Tây trên các lĩnh vực chữ viết, giáo dục, truyền thông, giải trí, kiến trúc,
trang phục, ẩm thực… dưới hình thức cưỡng bức.
Có thể nói, Đông Nam Á là vùng đất của sự hội nhập văn hóa – văn minh. Để
có thể cùng tồn tại và phát triển, hội nhập là một nhu cầu nhất thiết của cư dân nhằm

đối phó lại thiên nhiên và tạo nên tính cộng đồng ổn định trong xã hội, hội nhập để
thành một cộng đồng xã hội ổn định, bền vững và cộng đồng này chứng tỏ có đủ sức
chinh phục vùng đất này. Như vậy, việc hội nhập văn hóa đã được người dân Đông
Nam Á chấp nhận từ những ngày đầu khai phá và có thể từ đó đã trở thành tính cách
đặc trưng của người dân Đông Nam Á sau này. Do đó, khi có dịp tiếp xúc với một
nền văn minh mới như văn minh phương Tây, tính cách này được bộc lộ rõ.
Hiện nay, nhất là trong xu thế hội nhập, quá trình giao lưu văn hóa ngày càng
được thúc đẩy mạnh mẽ. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp bị xói mòn và có
nguy cơ bị đào thải trước sức mạnh của văn hóa bên ngoài. Vì thế, rất nhiều người đã
tìm cách bảo vệ nền văn hóa truyền thống, đóng khung chúng lại trong những định
chế hạn hẹp, để rồi ngăn cản, loại trừ tất cả các yếu tố văn hóa ngoại lai, cho rằng văn
minh phương Tây chỉ là sự nô dịch, phủ nhận tất cả những điều tích cực, những tinh


hoa văn hóa tốt đẹp từ bên ngoài mà tiền nhân đã tiếp nhận và biến đổi cho phù hợp
với hoàn cảnh mới. Rõ ràng, đây là điều rất không nên trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay nhưng cũng không phải vì thế mà cổ súy cho lối sống sùng ngoại, nhất là ở
giới trẻ - những chủ nhân tương lai của Đông Nam Á. Vì vậy, việc nhận thức tầm
quan trọng của vấn đề nêu trên, từ đó nhìn nhận nó một cách khách quan, khoa học là
điều cấp bách hiện nay.
Với ý nghĩa thực tiễn như vậy, tôi đã chọn đề tài: “Quá trình thâm nhập của
văn minh phương Tây vào Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến năm 1945” để làm luận
văn tốt nghiệp. Là công dân Đông Nam Á, bản thân tôi ngay từ thuở nhỏ đã say mê
tìm hiểu, sưu tầm và thực hiện những chuyến hành trình khám phá về sự ảnh hưởng
của văn minh phương Tây ở Đông Nam Á. Nghiên cứu đề tài này cũng giúp ích rất
nhiều cho tôi trong việc giảng dạy, giáo dục và đồng hành với thế hệ trẻ hôm nay đưa
khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng hội nhập hơn nữa với thế
giới, góp phần nhỏ bé vào công cuộc phát triển của quê hương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề :
Khi thực hiện đề tài: “Quá trình thâm nhập của văn minh phương Tây vào

Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến năm 1945”, tác giả kế thừa nghiêm túc và có chọn
lọc các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, bao gồm các nội dung
về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, yếu tố con người và các nhân tố khác có tác
động đến quá trình du nhập văn minh phương Tây vào Đông Nam Á.
Trước hết phải kể đến Giáo sư Mai Ngọc Chừ trong quyển Văn hóa Đông Nam
Á xuất bản năm 1998, các tác giả Phạm Đức Dương và Trần Thị Thu Lương với Văn
hóa Đông Nam Á (1997), Giáo sư Nguyễn Tấn Đắc (2005) với quyển Văn hóa Đông
Nam Á đã có những nhận xét cũng như trình bày khái quát văn hóa Đông Nam Á trên
nhiều lĩnh vực từ thời cổ đại, trung đại cho đến cận – hiện đại. Tuy nhiên, giai đoạn
văn hóa Đông Nam Á tiếp xúc với văn minh phương Tây chỉ được đề cập tương đối
sơ lược bởi nó chỉ là một phần trong tổng thể tác phẩm.
Về mặt lịch sử, một số tác giả đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu
về Đông Nam Á mà phải kể đến Lịch sử Đông Nam Á của Giáo sư Lương Ninh (chủ
biên năm 2005), Nguyễn Thành Văn (2003) với Bước đầu so sánh chế độ thuộc địa


Anh ở Malaysia và của Pháp ở Việt Nam đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
số 4/2003; Tiến sĩ Lê Phụng Hoàng (Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh) với loạt bài nghiên cứu, bài giảng về lịch sử các quốc gia Đông
Nam Á từ thế kỉ XII-XIII đến thập niên 1980, lịch sử chế độ thực dân … Tuy nhiên
vì đây là chủ đề lịch sử nên các tác giả đã đi sâu vào lịch sử với quá trình xâm lược
Đông Nam Á của chủ nghĩa thực dân phương Tây và đấu tranh giành độc lập của các
quốc gia Đông Nam Á mà không đề cập nhiều đến quá trình tiếp xúc và giao lưu văn
minh phương Tây với Đông Nam Á.
Khi nghiên cứu về quá trình thâm nhập của văn minh phương Tây vào Đông
Nam Á chúng ta không thể không đề cập đến thời kì các giáo sĩ thừa sai đến vùng đất
này truyền bá đức tin, đặt nền móng cho quá trình giao lưu tiếp xúc với văn minh
phương Tây qua đạo Công giáo. Có thể kể ra những tác phẩm như bộ Lịch sử Giáo
hội Công giáo (Tập 1 và 2 xuất bản năm 1972 tại Sài Gòn, tái bản và hiệu đính tại
Hoa Kì năm 2001) của Linh mục Bùi Đức Sinh, hay Cuộc lữ hành Đức tin – Lịch sử

Giáo hội của Linh mục Tiến sĩ Đào Trung Hiệu dòng Đa Minh, gần đây là tập Kỷ yếu
mừng 50 năm Dòng Tên trở lại phục vụ tại Việt Nam (1957-2007). Các tác phẩm này,
ngoài những phần đi sâu về Giáo hội Công giáo, còn cho ta thấy quá trình truyền bá
đạo Công giáo ở Việt Nam như thế nào, những biện pháp mà các giáo sĩ đề ra để
thích ứng và truyền đạt văn minh phương Tây qua đạo Công giáo vào Đông Nam Á
nói chung và Việt Nam nói riêng. Phạm Huy Thông có bài viết về Những đóng góp
của đạo Công giáo vào văn hóa Việt (2003), trong đó ông nhấn mạnh đạo Công giáo
là cầu nối giao lưu giữa văn hóa Việt Nam và thế giới, xây dựng chữ Quốc ngữ, làm
phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh xã
hội …
Ngoài ra còn có thể kể đến hàng loạt tác phẩm như Giáo sĩ Đắc Lộ và Giáo hội
Công giáo nguyên thủy Việt Nam, Ngữ pháp tiếng Việt của Đắc Lộ năm 1651 của
Nguyễn Khác Xuyên, Tarberd – Chữ Quốc ngữ và chữ Nôm tự vị, Lịch sử truyền
giáo tại Việt Nam từ thế kỉ XVI – XVII của Linh mục Đào Quang Chính; một số
chương trong Niên giám 2005 của Văn phòng Tổng Thư kí Hội đồng Giám mục Việt
Nam … Các tác phẩm Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam – Kiến trúc và Lịch sử của


nhiều tác giả (2004), “Nhà thờ trong làng Việt Nam” in trong Làng xã ở châu Á và ở
Việt Nam (1995), Nhà thờ Công giáo Việt Nam (2003) hay Nếp sống đạo của người
Công giáo Việt Nam (2010) của Nguyễn Hồng Dương chủ biên, phần nào cho ta thấy
diện mạo các ngôi nhà thờ Công giáo được ảnh hưởng từ lối kiến trúc và xây dựng
kiểu phương Tây như thế nào. Tuy nhiên, đa số chỉ là những bộ sưu tập ảnh chỉ có
vài dòng chú thích sơ lược về thời gian xây dựng, lịch sử hình thành mà không đi sâu
nhận xét, đánh về mức độ ảnh hưởng của lối kiến trúc xây dựng phương Tây đến các
công trình xây dựng ở Việt Nam nói riêng và ở Đông Nam Á nói chung từ giai đoạn
tiếp xúc với văn minh phương Tây thế kỉ XVI đến năm 1945.
Tiếp xúc và giao lưu văn minh trong lịch sử nhân loại còn là một vấn đề lớn
thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Tiếp xúc và giao lưu văn minh
nhân loại của Ngô Minh Oanh (2008) đề cập đến cội nguồn phát triển và những yếu

tố tạo nên bản sắc của một nền văn minh cụ thể, để có thể tiếp thu những cái hay, cái
đẹp của thế giới, làm phong phú thêm văn minh truyền thống của đất nước trong xu
thế hội nhập hiện nay.
Trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (1997), nhất là trong Chương 6: Văn
hóa ứng xử với môi trường xã hội, phần Phương Tây với văn hóa Việt Nam, Trần
Ngọc Thêm đã nhấn mạnh một cộng đồng cư dân không chỉ sống trong mối quan hệ
với môi trường tự nhiên mà còn luôn phải quan hệ với các dân tộc xung quanh, đó là
môi trường xã hội. Cách thức ứng xử với môi trường xã hội là thành tố của một hệ
thống văn hóa. Tác giả cũng đề cập đến vị trí ngã tư đường của các nền văn minh của
Việt Nam. Văn minh phương Tây đem lại Kitô giáo và những giá trị văn hóa vật chất,
tinh thần mới mẻ. Điều cần nhận thấy là, đặc tính xuyên suốt của quá trình giao lưu
văn hóa này là, tính tổng hợp – dung hợp – tích hợp của người Việt Nam.
Những nội dung được đề cập ở trên chưa có tính hệ thống, chưa có tính liên
tục, chưa được đi sâu. Như vậy, đề tài này vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cho giới
nghiên cứu.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Chủ đề của luận văn là “Quá trình thâm nhập của văn minh phương Tây vào
Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến năm 1945”, vì thế tác giả đi sâu tìm hiểu sự du nhập
của văn minh phương Tây vào Đông Nam Á, cụ thể là bối cảnh của quá trình du
nhập, từ trước khi văn minh phương Tây thâm nhập, những yếu tố chủ đạo của văn
minh phương Tây được du nhập, truyền bá và ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á.
Về không gian, vùng đất Đông Nam Á từ trước khi chủ nghĩa thực dân xâm
chiếm là vùng rất rộng lớn. Vùng đất Đông Nam Á vốn là một địa bàn giao tiếp và đã
từng có nhiều lớp cư dân đến khai phá. Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề
lịch sử thuộc phạm vi không gian địa giới khu vực Đông Nam Á hiện nay, Khi giới
hạn phạm vi nghiên cứu, tác giả có tính đến sự thay đổi về địa giới hành chính qua
các thời kì lịch sử.
Về thời gian, luận văn đề cập đến quá trình khai phá Đông Nam Á, những điều

kiện tự nhiên, văn hóa Đông Nam Á trước khi văn minh phương Tây thâm nhập. Quá
trình du nhập của văn minh phương Tây vào Đông Nam Á được nghiên cứu, phân
tích qua hai giai đoạn: Từ thế kỉ XVI cho đến đầu thế kỉ XX và thời kì từ đầu thế kỉ
XX cho đến năm 1945.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Thực hiện đề tài này, tác giả vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp
logic : Đây là những phương pháp cơ bản sử dụng trong luận văn. Trong đó, phương
pháp lịch sử đóng vai trò chủ đạo.
Phương pháp hệ thống hóa: Hệ thống lại những vấn đề được viết tản mạn, rải
rác trong các tư liệu và từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau có liên quan đến quá trình
du nhập của văn minh phương Tây vào Đông Nam Á. Phương pháp hệ thống hóa là
cơ sở để trình bày những nội dung trong luận văn.
Phương pháp so sánh : Dùng phương pháp này để đối chiếu quá trình du nhập
cũng như ảnh hưởng của văn minh phương Tây vào Đông Nam Á ở các vùng khác
nhau, từ Đông Nam Á lục địa đến Đông Nam Á hải đảo.


Phương pháp liên ngành : Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả có kết hợp
chủ yếu các loại tài liệu và kế thừa thành tựu nghiên cứu của các ngành khác nhau
như địa lý, thống kê, văn hóa học, …
5. Nguồn tư liệu :
Dựa trên nguồn sử liệu thu thập của các tác giả Việt Nam và thế giới, do vậy
nguồn tài liệu chủ yếu là tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp, do luận văn đề cập đến
sự du nhập văn minh phương Tây mà chủ yếu là từ quá trình truyền giáo rồi xâm
nhập và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả nghiêm túc kế thừa không chỉ tư
liệu mà cả về lý luận của các công trình đi trước có liên quan đến đề tài. Nguồn tư
liệu bao gồm: sách, báo, tạp chí, các luận văn Cao học được lưu giữ ở Thư viện
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Xã hội, Thư

viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam, Thư viện
Thành phố Cần Thơ, Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ, Thư viện tỉnh
Vĩnh Long.
Tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ khi được tham khảo các tư liệu gửi về từ
Thư viện Lưu trữ Hội Thừa Sai Hải ngoại Paris - Pháp (M.E.P), Thư viện Đại Chủng
viện Thánh Quý – Cần Thơ, Thư viện Đại Chủng viện Thánh Giuse cơ sở 1 (Thành
phố Hồ Chí Minh) và cơ sở 2 tại Xuân Lộc – Đồng Nai, Trung tâm Văn hóa – Đức
tin Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện các Tòa Giám mục Vĩnh Long,
Long Xuyên, Thư viện cá nhân của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Văn phòng
lưu trữ Nhà thờ Cái Mơn, Thư viện Dòng Tên, Dòng Đaminh, Thánh Phaolô – Thành
phố Hồ Chí Minh …
Một nguồn tài liệu cũng rất có giá trị mà tác giả luận văn thường sưu tầm, đó là
nguồn tài liệu từ Internet, những bài viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp có liên quan
đến luận văn mà bản thân tác giả tự dịch và một số qua sự hỗ trợ dịch thuật từ quý
Giám mục, Linh mục giáo sư Đại Chủng viện.


6. Đóng góp của đề tài :
Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm phong phú khối lượng tư liệu liên
quan đến quá trình du nhập cũng như ảnh hưởng của văn minh phương Tây đến Đông
Nam Á. Nguồn tư liệu này được bổ sung vào tư liệu nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á
nói chung.
Luận văn còn đóng góp một số kết luận cụ thể về những hệ quả tích cực cũng
như tiêu cực, đặc điểm của quá trình tiếp xúc và giao lưu văn minh phương Tây với
Đông Nam Á. Từ đó có những đề xuất và giải pháp thích hợp trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay.
Luận văn cũng cung cấp một số tư liệu, góp phần lấp một khoảng trống trong
việc nghiên cứu quá trình du nhập của văn minh phương Tây ở Đông Nam Á, nhất là
trong việc biên soạn giáo trình, bài giảng về lịch sử Đông Nam Á.
7. Cấu trúc của đề tài :

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính gồm có ba chương :
Chương I : Bối cảnh quá trình thâm nhập của văn minh phương Tây vào Đông
Nam Á
Chương II: Quá trình thâm nhập văn minh phương Tây vào Đông Nam Á
Chương III: Nhận xét – đánh giá về quá trình thâm nhập của văn minh phương
Tây vào Đông Nam Á.


CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH VĂN MINH PHƯƠNG TÂY
THÂM NHẬP VÀO ĐÔNG NAM Á
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ
1.1.1. Khái niệm “văn hóa”
Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội
hàm hết sức khác nhau. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng
để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên
biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn…). “Đề cương về
văn hóa Việt Nam” của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1943 đã xếp văn hóa bên
cạnh kinh tế, chính trị và xem nó bao gồm cả tư tưởng, học thuật (khoa học và giáo
dục), nghệ thuật. Ủy ban UNESCO của Liên hiệp quốc thì xếp văn hóa bên cạnh
khoa học và giáo dục, tức là đặt hai lĩnh vực này ra ngoài khái niệm văn hóa.
Fedrico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO cho biết: “Đối với một số người, văn
hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối
với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác
với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong
tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế
chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại
Venise” [67: 5].
Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống. Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một nền
văn hóa đều có liên quan mật thiết với nhau. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư

cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng
tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung
cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã
hội của mình. Văn hóa còn có tính giá trị, bởi vì nó có nghĩa là “trở thành đẹp, thành
có giá trị”. Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân
bản của xã hội và con người. Chúng ta cũng phải kể đến tính nhân sinh của văn hóa.
Bởi văn hóa là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người.


Văn hóa đối lập với tự nhiên, nó là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của
con người, là “phần giao” giữa tự nhiên và con người. Văn hóa còn có tính lịch sử,
thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua
nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu, và chính nó
buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá
trị. Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống (truyền: chuyển giao,
thống: nối tiếp).
Như thế, chúng ta có thể nêu ra một định nghĩa văn hóa như sau: Văn hóa là một
hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội của mình. [63 : 27].
Từ “văn hoá” (tiếng Latinh cultura có nghĩa là cày cấy, vun trồng, cải thiện), rõ
ràng có liên quan đến lao động tích cực cải tạo của con người, về sau từ này chuyển
nghĩa nói về sự khai trí, có giáo dục của bản thân con người. Từ văn hóa (culture,
kultura, kultur…) trong các tiếng châu Âu có nguồn gốc từ tiếng Latinh là cultura, có
nghĩa là trồng trọt, luyện tập, cư trú… Có cultura agri (trồng trọt ngoài đồng) và
cultura animi (trồng trọt tinh thần). Như vậy văn hóa chỉ toàn bộ sản phẩm cả vật chất
và tinh thần mà con người tạo ra. Những sản phẩm đó luôn biến đổi tùy theo sự phát
triển của trình độ con người, nó luôn năng động theo sự phát triển của nền văn minh
nhân loại. Cùng với sự phát triển của khoa học, nội dung của văn hóa được mở rộng
và được chú ý như đối tượng của một khoa học. Sự phát triển của các ngành khoa học

như : Xã hội học, Dân tộc học, Nhân loại học… hồi giữa thế kỉ XX đã góp phần trực
tiếp vào việc nghiên cứu Văn hóa học. Nhà nhân loại học người Anh E. B. Tylor
(1832 – 1917) là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về văn hóa trong cuốn Văn hóa
nguyên thủy (Primitive culture) xuất bản năm 1871 ở Luân Đôn. Ông cho rằng: “Văn
hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
pháp luật, phong tục và cả những năng lực thói quen mà con người đạt được trong xã
hội”. [52: 8-9].
Đến năm 1885, nhà nghiên cứu người Đức Klemn trong công trình khoa học
chung về văn hóa đã trình bày sự phát sinh và phát triển toàn diện của loài người như


quá trình lịch sử văn hóa. Văn hóa đã thực sự trở thành đối tượng của một khoa học
riêng biệt – Văn hóa học.
Người Trung Quốc và Nhật Bản đã dùng từ văn hóa để dịch chữ culture của
người phương Tây. Theo nghĩa gốc Hán, văn có nghĩa là vẻ đẹp, là những hình thức
đẹp đẽ biểu hiện trước hết trong lễ nhạc, cách cai trị, đặc biệt là trong văn chương,
ứng xử. Còn hóa có nghĩa là trở thành. Văn hóa là làm cho trở thành đẹp.
Người Việt Nam chúng ta, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, dùng từ Hán
Việt nhưng quan niệm về văn hóa, văn minh của chúng ta không phải là không độc
đáo và hiện đại. Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh từ năm 1942 là một điển
hình : “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự
tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [43:431].
1.1.2. Khái niệm “Văn minh”
Là danh từ gốc Hán, “văn” có nghĩa là dáng dấp bề ngoài và thường được hiểu
là đẹp đẽ, tốt lành, trái với nghĩa mộc mạc, thô kệch; “minh” là sáng sủa, trong sáng,
rõ ràng. Văn minh là cái tia đạo đức phát hiện ra ở trong chính trị, pháp luật, học

thuật, điển chương… Văn minh là cái dấu vết do đạo đức, lễ nhạc, giáo hóa mà có vẻ
đẹp rõ rệt, trái với dã man. Nhưng “văn minh” là từ dịch từ phương Tây. Từ “văn
minh” trong các ngôn ngữ phương Tây (civilisation, civilization…) đều có nguồn gốc
Latinh là civitas, nghĩa là trạng thái đã được khai hóa, không còn ở trong trạng thái ăn
lông ở lỗ, hái lượm… nay đây mai đó, mà đã định cư thành những cộng đồng, civitas
cũng có nghĩa là tình trạng đã có quốc gia, chính quyền, luật pháp.
Từ văn minh (civilisation, civilization…) được dùng rộng rãi từ thế kỉ XVIII,
tức thế kỉ Ánh Sáng. Trong bộ Từ điển bách khoa (Encyclopédie) do Diderot chủ
biên, từ civilisation được giải thích là sự tiến hóa của nhân loại từ trạng thái dã man
hay bán khai sang trạng thái khai hóa. Các nhà triết học Ánh sáng tiếp tục phát triển


khái niệm văn minh. Nói chung, họ gọi một xã hội dựa trên cơ sở của lí trí và công
bằng là văn minh.
Trong nửa đầu thế kỉ XIX, “văn minh” được dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản [40 :
546]. Nhưng quan điểm này không phải là quan điểm duy nhất. Nhà xã hội học người
Nga, N. Ia Danileevski (1822-1885), nêu lên học thuyết phân loại văn hóa (hay văn
minh) chung. Theo ông, không có lịch sử toàn thế giới mà chỉ có lịch sử những nền
văn minh riêng biệt mang tính chất khép kín. [52 : 6].
Nội hàm của khái niệm văn minh được xác định và bổ sung nhờ công trình Xã
hội cổ đại của nhà xã hội học L. H. Morgan (1818-1881). Các thành tố của khái niệm
văn minh theo quan niệm của Morgan được F.Engels đề cập đến trong tác phẩm
Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước [41:53-55]. Nhưng
những thành tố của văn minh như: sự sáng tạo ra chữ việt, công nghiệp và nghệ thuật,
chế độ hôn nhân một vợ một chồng, sự phân chia xã hội thành giai cấp… chỉ mới
được chứng minh qua bốn nền văn minh đã biết lúc đó : Ai Cập, Assyria, Hy Lạp và
Roma.
Những phát hiện của ngành khảo cổ học đầu thế kỉ XX 1 đã phát triển và hoàn
thiện khái niệm văn minh. Vào những năm 1920, nhà khỏa cổ học người Anh, V.
Gordon Childe (1892-1957) đưa ra định nghĩa văn minh trong phạm vi những yếu tố

mà ông cho là cơ sở để chuyển từ văn hóa sang văn minh. Những yếu tố này bao
gồm: việc phát minh ra chữ viết, ngành luyện kim, các đơn vị đo lường tiêu chuẩn,
toán học, kiến trúc, ngoại thương, xe có bánh, thợ thủ công chuyên nghiệp, kĩ thuật
tưới tiêu, sử dụng cày và sản phẩm thừa. Định nghĩa của Childe mở đầu cho hàng loạt
các công trình lịch sử về các nền văn minh đã từng tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, sự nghiên cứu sâu vào các nền văn minh cụ thể đã bộc lộ những
khiếm khuyết của một định nghĩa tiêu chuẩn. Chẳng hạn như, nghề luyện kim vốn
được xem như một đặc trưng cơ bản của văn minh, đã từng tồn tại trong các cộng
đồng nông nghiệp nhỏ ở vùng Cận Đông cổ đại ít nhất từ 7.000 năm trước Công
nguyên, nhưng dùng khái niệm văn minh ở trường hợp này là hoàn toàn không thích
Phát hiện nền văn minh Sumer ở Lưỡng Hà (có niên đại 5.000 – 4.000 năm trước Công nguyên, văn minh Minoan và
Mycene (3.000 – 1.000 năm trước Công nguyên) ở vùng Aegean vào đầu thế kỉ XX, văn minh Thương (1.600 năm
trước Công nguyên) ở Hoàng Hà – Trung Quốc vào năm 1920. Năm 1924, nhà khảo cổ học người Anh, J. Marshall
công bố những phát hiện về nền văn minh Ấn Độ (3.000 – 1.700 năm trước Công nguyên).
1


hợp. Lại nữa, sự phát triển xã hội của người Inca hoàn toàn đạt các tiêu chí của một
xã hội văn minh khi họ chưa có chữ viết.
Ngày nay, nhiều nhà nhân loại học cho rằng, không có một tiêu chuẩn hoặc
một bảng các tiêu chuẩn để định nghĩa văn minh. Khái niệm văn minh chỉ sự tiến bộ
xã hội, sự vươn tới một trình độ cao hơn về mặt vật chất và tinh thần, ở đây nói lên
một trật tự xã hội hợp lí, cho phép con người vươn tới những đỉnh cao văn hóa.
Nhưng khác với văn hóa, văn minh là một phạm trù lịch sử.
Theo W. Durant thì: “Xét chung thì văn minh chỉ là sự sáng tạo văn hóa nhờ
một trật tự xã hội gây ra và kích thích. Nó gồm bốn yếu tố căn bản: sự phòng xa về
kinh tế, sự tổ chức chính trị, những truyền thống luân lý và sự tăng tiến tri thức, phát
triển nghệ thuật. Chỉ khi nào không còn sự hỗn độn, sự bất an nữa thì văn minh mới
phát sinh được”. [9:5].
Như vậy, văn hóa và văn minh đều chỉ những giá trị vật chất và tinh thần do

con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. Lâu nay, nhiều người vẫn sử dụng văn
hóa và văn minh như những từ đồng nghĩa. Thực sự, chúng khác nhau cơ bản. Sự
khác nhau giữa văn hóa và văn minh là ở chỗ, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi con người ra đời cho đến nay, còn
văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra ở giai đoạn
phát triển cao của xã hội. Văn hóa có bề dày lịch sử, còn văn minh là một lát cắt
đồng đại, nó chỉ trình độ phát triển cao của văn hóa. Một dân tộc lạc hậu vẫn có thể
có một nền văn hóa phong phú mang bản sắc độc đáo. Bất cứ một dân tộc nào dù
mông muội hay bán khai, dù lạc hậu hay văn minh đều có văn hóa. Người châu Phi
hay châu Âu, người da đỏ hay người Mĩ ở Hoa Kì, người thiểu số hay đa số ở mỗi
quốc gia đều có văn hóa riêng của họ. Về mặt không gian, phạm vi văn hóa thường
mang dấu ấn của một dân tộc, một vùng, còn văn minh thường mang tính quốc tế
(siêu dân tộc) vì những thành tựu văn minh dễ phổ biến hơn. Văn hóa giàu tính nhân
bản, vị tha và đồng cảm; nó hướng tới những giá trị vĩnh hằng.
Còn văn minh là ý muốn vươn tới sự hợp lí, sự tổ chức xã hội sao cho tiện lợi, phù
hợp với sự phát triển cao của khoa học – kĩ thuật.


Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng “văn minh” như một từ đồng nghĩa với
“văn hóa”. “Thực ra, đây là những khái niệm gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau,
song không đồng nhất. Văn hóa giàu tính nhân bản, nó hướng tới những giá trị muôn
thuở, trong khi đó thì văn minh hướng tới sự hợp lí, sắp đặt cuộc sống sao cho tiện
lợi”. [63:27].
Nói đến văn minh, người ta chủ yếu nghĩ đến các tiện nghi vật chất. Như vậy
văn hóa và văn minh khác nhau trước hết là ở tính giá trị, trong khi văn hóa là một
khái niệm bao trùm, nó chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh thiên
về các giá trị vật chất mà thôi.
Văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính lịch sử, trong khi văn hóa luôn luôn
có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, nó chỉ cho biết trình
độ phát triển của văn hóa, từ “văn minh” có thể được định nghĩa khác nhau trong các

từ điển, song chúng thường có chung một nét nghĩa là nói đến trình độ phát triển.
Văn minh luôn là đặc trưng của một thời đại: nếu như vào thế kỉ XIX, chiếc đầu máy
hơi nước đã từng là biểu tượng của văn minh thì sang thế kỉ XX, nó trở thành biểu
tượng của sự lạc hậu, nhường chỗ cho tên lửa vũ trụ và máy vi tính. Một dân tộc có
trình độ văn minh cao vẫn có thể có một nền văn hóa rất nghèo nàn và ngược lại, một
dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một nền văn hóa phong phú.
Sự khác biệt của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sử dẫn
đến sự khác biệt về phạm vi: Văn hóa mang tính dân tộc, bởi lẽ nó có giá trị tinh thần
và tính lịch sử, mà cái tinh thần và tính lịch sử là của riêng, không dễ gì mua bán
hoặc thay đổi được, còn văn minh thì có tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực
rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ nó chứa giá trị vật chất, mà cái vật chất thì dễ phổ
biến, thâm nhập, lây lan.
Văn hóa và văn minh còn có sự khác biệt về nguồn gốc. Văn hóa gắn bó nhiều
hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây
đô thị. Các nền văn hóa cổ đại đều xuất phát từ phương Đông: Trung Hoa, Ấn Độ,
Lưỡng Hà, Ai Cập. Nền văn hóa phương Tây sớm nhất là văn hóa Hi-La (Hi Lạp và
La Mã) thì cũng có nguồn gốc từ phương Đông, nó được hình thành trên cơ sở tiếp
thu những thành tựu của các nền văn hóa Ai Cập và Lưỡng Hà (ngay cả đơn giản như


bộ chữ cái mà ta vẫn quen gọi là Latinh thực ra cũng được vay mượn từ người
Phenicia từ phương Đông – vùng Syria-Palestine ngày nay). Các nền văn hóa phương
Đông lại cũng đều hình thành ở lưu vực các con sông lớn là những nơi sản xuất nông
nghiệp. Ở các ngôn ngữ phương Tây, từ “văn hóa” bắt nguồn từ chữ cultus tiếng
Latinh có nghĩa là trồng trọt. Từ trồng trọt phát triển ra chăm sóc (cây cối), từ chăm
sóc cây cối dẫn đến chăm sóc con người (tức giáo dục). Trong khi đó thì văn minh
trong các ngôn ngữ phương Tây đều bắt nguồn từ chữ civitas tiếng Latinh có nghĩa là
thành phố. Nghĩa gốc này kéo theo mình hàng loạt từ và nghĩa phái sinh trong các
ngôn ngữ châu Âu: thị dân, công dân … từ đó đến civilization là ‘làm cho trở thành
đô thị’, đầy đủ tiện nghi như đô thị. Như vậy, văn minh là khái niệm có nguồn gốc

phương Tây đô thị chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật
chất và mang tính quốc tế. [63:29].
1.1.3. Văn minh và lịch sử
Lịch sử văn minh nhân loại là một bộ phận của lịch sử thế giới, bởi vậy cần
phải thấy được mối liên quan giữa văn minh và lịch sử, phân biệt được ranh giới giữa
hai khái niệm này để từ đó xác định được đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên
cứu cho phù hợp.
Văn minh và lịch sử có liên quan mật thiết với nhau. Một nền văn minh nào đó
chỉ được hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nền văn
minh đó mang “dấu ấn” của hoàn cảnh lịch sử, hay nói cách khác, nó là con đẻ của
lịch sử. Chúng ta không nên đồng nhất văn minh với lịch sử, vì lịch sử là toàn bộ hoạt
động của con người trong quá khứ, đó là những hoạt động chinh phục tự nhiên và đấu
tranh giai cấp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội. Đối
tượng của lịch sử rộng lớn hơn còn văn minh chỉ đề cập đến trình độ phát triển sản
xuất, trình độ tổ chức xã hội và các thành tựu về tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, khoa
học…
1.1.4. Khái niệm “phương Tây”
Về nguồn gốc mà nói, thuật ngữ “phương Tây” có nguồn gốc hoàn toàn từ
châu Âu, phương Tây của châu Âu. Trong thời kì cổ đại, trung tâm buôn bán, kinh tế
là các vùng ven Địa Trung Hải, người ta dùng thuật ngữ “phương Tây” để chỉ khu


vực phía tây Địa Trung Hải. Với sự phát triển của thời gian, do những hoàn cảnh lịch
sử mà thuật ngữ “phương Tây” bao gồm thêm cả Bắc Mĩ. Có cách hiểu như vậy vì
người ta thấy có sự tương đồng về các yếu tố của văn minh như: lí luận về chính trị
và tổ chức chính trị, lí luận về tổ chức kinh tế, hoàn cảnh sinh hoạt xã hội.
Dưới góc độ của người phương Đông, các thuật ngữ phương Tây, Tây Âu, Tây
Dương, Thái Tây, … có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Nó đơn giản hơn và liên hệ
nhiều đến phương hướng. Phương Tây ở đây là chỉ các vùng đất châu Âu trong buổi
đầu khi có sự tiếp xúc của người châu Âu với người châu Á.

Thuật ngữ phương Tây cũng được dùng với ý là để chỉ các đặc điểm về chủng
tộc: người châu Âu phần lớn là chủng tộc có da trắng, tóc và lông màu hung đỏ do đó
trước đây người phương Đông thường hay gọi người phương Tây là “bạch quỷ” hay
“hồng mao”… Người phương Đông hay dùng một khái niệm chung là Tây, hay
phương Tây để chỉ người da trắng mà không cần phân biệt người đó là người Âu hay
người Mĩ. Phương Tây ở đây còn được hiểu là chủng tộc có những tập tục, truyền
thống, lối sống khác hẳn với người phương Đông.
Trong thời hiện đại, nhất là trong thời kì chiến tranh lạnh, thuật ngữ phương
Tây thường được hiểu như là một thế giới đối lập với thế giới cộng sản. Thuật ngữ
phương Tây và phương Đông được hiểu như trên được xuất hiện từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai, khi trật tự hai cực Yanta được hình thành, thế giới được phân chia
thành hai khối đối đầu nhau. Một loạt các nước ở Đông Âu sau khi hoàn thành cách
mạng dân chủ đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trước tình hình đó, trong bài
diễn văn của mình đọc trước Quốc hội Mĩ vào tháng 3 năm 1947, tổng thống H.
Truman đã tuyên bố về sự “xâm lăng” của cộng sản. Các nước Tây Âu đã tập hợp lại
với nhau thành một khối để chống lại “nguy cơ” chủ nghĩa xã hội. Từ đó một cách
hiểu thông thường lúc bấy giờ khi nhắc đến phương Tây có nghĩa là bao gồm các
nước tư bản chủ nghĩa. Trong thời kì xảy ra hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Đông
Dương, phương Tây lại được hiểu bao gồm Mĩ và các nước đồng minh.


1.1.5. Khái niệm “phương Đông”
Đông Nam Á được xếp vào các nước phương Đông. Khái niệm phương Đông
cũng là một trong những khái niệm có nội dung rất rộng, vì vậy, nếu không tìm hiểu
một cách tường tận, chính xác, có thể tạo ra sự nhầm lẫn, mơ hồ trong nhận thức.
Từ thời cổ - trung đại, cư dân hai bên bờ Địa Trung Hải dùng thuật ngữ
“phương Đông” để chỉ vùng đất nằm ở phía đông Địa Trung Hải, nghĩa là vùng đất
phía Mặt trời mọc. Dần dần cùng với thời gian, tầm mắt và hiểu biết của con người
cũng được mở rộng ra. Người châu Âu với ưu thế phát triển của mình, qua các cuộc
khám phá, những phát kiến địa lí, họ thấy rằng vùng đất Mặt trời mọc không chỉ là

vùng đất chật hẹp nằm ở phía đông Địa Trung Hải, mà còn là những vùng đất xa xôi
bên kia các đại dương. Họ gọi là vùng đất Tân thế giới.
Cùng với quá trình di chuyển dân cư sang vùng đất Tân thế giới, người châu
Âu đã du nhập sang đây ngôn ngữ, lối sống, những thiết chế xã hội… Mặc dù đã diễn
ra quá trình tiếp xúc và giao lưu văn minh, nhưng sự tương đồng về văn hóa, văn
minh là rất lớn (đặc biệt là vùng Bắc Mĩ). Từ đó còn có một cách hiểu mới về phương
Đông: phương Đông là khu vực các nước ngoài châu Âu và Bắc Mĩ.
Trên thực tế, cấu trúc và lịch sử phát triển của các xã hội phương Đông có
nhiều điểm khác biệt với phương Tây. Từ đó một số nhà văn hóa tư sản đã đi đến
những quan điểm cực đoan mang tính chất phản động, như quan điểm của nhà văn
thực dân Anh R. Kipling: “Đông là Đông, Tây là Tây; hai cái đó sẽ không bao giờ
gặp nhau”. [52:15]
Sử học Marxist trong khi khẳng định một nguồn gốc chung, thống nhất cho tất
cả mọi dân tộc, dù là Đông hay Tây, khẳng định những quy luật chung, phổ biến
trong sự tiến hóa kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới, thì vẫn thừa nhận những
sự khác biệt trong quá trình tiến hóa riêng của từng nước, từng dân tộc, ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình phát triển của mỗi dân tộc. Sự khác biệt đó là do các điều
kiện tự nhiên và cơ sở xã hội khác nhau của các nước.
Sử học Marxist thường nhấn mạnh đến khuynh hướng xích lại gần nhau của
các xã hội, các dân tộc, nhất là trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Các dân tộc dù


ở phương Đông hay phương Tây trước sau rồi cũng sẽ tiến lên một mục tiêu chung
của xã hội loài người.
*
*

*

Như vậy, vấn đề phương Đông, phương Tây là một vấn đề thuộc về nhận thức,

lúc đầu đơn thuần dùng để chỉ phương hướng, sau đó nó gắn liền với yếu tố lịch sử và
màu sắc chính trị. Điều cần thiết là phải đi đến sự thống nhất trong cách tiếp cận và
hiểu nó một cách toàn diện và biện chứng.
Lâu nay trên thế giới phổ biến cách phân chia nhân loại thành ba đại chủng:
chủng Á (Mongoloid, trong cách nói dân gian thường gọi là chủng da vàng), chủng
Âu (Europeoid, dân gian thường gọi là chủng da trắng) và chủng Úc-Phi (AustraloNegroid, dân gian thường gọi là chủng da đen). Song những nghiên cứu mới hơn
trong khoa nhân chủng học cho thấy rằng sự phân loại ấy mới chỉ dựa trên các đặc
điểm thích nghi (màu da, hình tóc, mũi, môi…).
Căn cứ vào những đặc điểm trung tính, không thay đổi trước những biến động
của môi trường (như nhóm máu, đường vân tay, hình thái răng…) người ta đã chia
nhân loại thành hai khối quần cư lớn: Úc-Á và Phi-Âu – đó cũng chính là hai trung
tâm hình thành chủng tộc cổ xưa nhất của loài người: Trung tâm phía Tây (Phi-Âu)
và Trung tâm phía Đông (Úc-Á). Theo nhà nhân chủng học nổi tiếng người Nga
N.N.Cheboksarov, ngay từ sơ kì đồ đá cũ (khoảng 50 – 30 vạn năm trước Công
nguyên), đã xuất hiện hai trung tâm hình thành chủng tộc, sớm hơn là miền ĐôngBắc Phi và Tây-Nam Á, ít nhiều muộn hơn là miền Đông Nam Á. Những con người
muộn hơn nữa thuộc loại hiện đại Homo Sapiens dần dần phân bố rộng rãi khắp nơi
trên trái đất… họ tuy còn giữ lại nhiều đặc điểm trung tính nhưng đồng thời cũng tiếp
tục thích nghi với điều kiện tự nhiên khác nhau để phân hóa dần thành các chủng tộc
ngày nay. [63:38].
Từ trung tâm phía Tây, con người nguyên thủy phân tán ra thành hai đại
chủng: Đại chủng Âu (Europeoid) bao gồm các chủng Baltic, Trung Âu, Địa Trung
Hải và Đại chủng Phi (Negroid) bao gồm các chủng Nam Ấn (Dravidien), Ethiopie,
Đông – Trung – Nam Phi.


Từ trung tâm phía Đông, con người nguyên thủy cũng phân tán ra thành hai đại
chủng: Đại chủng Á (Mongoloid) bao gồm các chủng Bắc, Đông, Nam, Mĩ (Indian)
và Đại chủng Úc hay phương Nam (Australoid).
Sự phân biệt hai trung tâm vừa trình bày thành Tây và Đông là thuần túy dựa
vào địa lí. Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, hình thành sự phân biệt hai

khái niệm phương Đông và phương Tây về mặt văn hóa văn minh. Phương Đông là
một khái niệm do chính người phương Tây đặt ra. Hai khu vực này có sự khác biệt rất
rõ rệt về mọi phương diện. Trong khi các ngôn ngữ phương Tây biến hình thì các
ngôn ngữ phương Đông chủ yếu là đơn lập, trong khi người phương Tây coi trọng cá
nhân thì người phương Đông coi trọng cộng đồng, trong khi người phương Tây chìa
tay ra bắt lúc gặp nhau thì người phương Đông khoanh hoặc chắp tay cúi đầu. Những
khác biệt này xưa nay đã được nhiều người nhắc đến. Có thể thấy sự khác biệt
phương Đông – phương Tây bằng các phạm trù “hướng nội – hướng ngoại”, “trầm
mặc – hoạt động”, “phẩm – lượng” …
Bởi văn hóa – văn minh là sản phẩm của con người và tự nhiên nên nguồn gốc
sâu xa của mọi sự khác biệt về văn hóa chính là do những khác biệt về điều kiện tự
nhiên (địa lí – khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) quy định.
Môi trường sống của các cộng đồng cư dân ở phương Đông (chính xác hơn là
Đông Nam) là xứ nóng sinh ra mưa nhiều (ẩm), tạo nên những vùng đồng bằng nằm
trong lưu vực các con sông lớn. Còn phương Tây lại là xứ lạnh với khí hậu khô, tạo
nên những vùng đồng cỏ mênh mông.
Hai loại địa hình đồng bằng và đồng cỏ dẫn đến chỗ cư dân của hai khu vực
phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau: trồng trọt và chăn nuôi. Kinh tế trồng trọt
bắt buộc người dân phải sống định cư, vì khi trồng cái cây xuống thì phải chờ cho nó
lớn lên, ra hoa kết trái để còn thu hoạch. Ấy là chưa kể đến những loại cây lâu năm,
phải trồng công phu, phải chờ 5 – 10 năm mới có quả, rồi lại thu hoạch nhiều lần. Lối
sống chăn nuôi thì khác: tài sản của dân du mục là đàn gia súc. Gia súc ăn cỏ và
không bị cố định như cái cây, ăn hết cỏ không thể ngồi đợi cho cỏ mọc mà phải đi tìm
bãi cỏ khác. Cho nên sống bằng nghề du mục là lối sống du cư – vừa đi vừa ở nay
đây mai đó lang thang.


Kết quả là hình thành một cách rõ ràng hai loại văn hóa: Văn hóa nông nghiệp
thì lo tạo dựng một cuộc sống ổn định lâu dài, không xáo trộn – chúng mang tính chất
trọng tĩnh; văn hóa du mục thì lo tổ chức làm sao để có thể thường xuyên di chuyển

một cách gọn gàng, nhanh chóng, thuận tiện – chúng mang tính chất trọng động. Các
nền văn hóa hiện đại dù đang thuộc giai đoạn văn minh nào (nông nghiệp, công
nghiệp, hay thậm chí hậu công nghiệp) cũng đều không thoát ra ngoài hai loại hình
ấy. Căn cứ theo nguồn gốc, có thể gọi chúng là các nền văn hóa gốc nông nghiệp và
các nền văn hóa gốc du mục, căn cứ theo tính chất, có thể gọi chúng là các nền văn
hóa trọng tĩnh và trọng động. Điển hình cho loại trọng tĩnh (gốc nông nghiệp) là các
nền văn hóa phương Đông, cụ thể là khu vực Đông Nam Á; còn điển hình cho loại
trọng động (gốc du mục) là các nền văn hóa phương Tây.
Chính vì động cho nên các nền văn hóa phương Tây đã chuyển biến rất nhanh.
Trong khi phần lớn các nền văn hóa phương Đông đến nay về cơ bản vẫn mang tính
nông nghiệp thì các nền văn hóa phương Tây đã chuyển sang công nghiệp từ lâu.
Con đường chuyển biến từ du mục đến công nghiệp đi qua giai đoạn thương
nghiệp: Ban đầu là du mục, nhưng trong khi lang thang từ nơi này sang nơi khác,
người ta nhận ra sự khác biệt về giá cả, vì vậy họ đã chuyển sang mô hình kết hợp du
mục cộng với buôn bán. Khi hàng hóa dồi dào và thấy buôn bán có lợi hơn chăn nuôi,
người du mục sẽ từ bỏ chăn nuôi mà chuyển hẳn sang thương nghiệp. Nhưng thương
nghiệp thì phải có kho bãi, phải có nơi gặp gỡ để trao đổi hàng hóa. Và thế là cuộc
sống định cư hình thành, dân số tăng lên, các kho bãi, chợ búa sẽ phát triển thành đô
thị. Để phục vụ nhu cầu của đô thị và có hàng hóa mang trao đổi lấy hàng nông
nghiệp về nuôi sống đô thị, đồng thời với sự phát triển của khoa học – sản phẩm của
tư duy phân tích, một xã hội công nghiệp sẽ hình thành.
Đặc tính chăn nuôi và thương mại của các nền văn hóa phương Tây là rất rõ
ràng. Trong Kinh Thánh cả Cựu Ước và Tân Ước, từ “chiên” được nhắc tới trên
5.000 lần [63:42]. Theo tác giả cuốn Lịch sử nhân loại thì ngày xưa người Hi Lạp chỉ
nuôi dê và cừu, ít người làm nghề nông, phần đông lo việc mục súc và hàng hải. Nằm
trên bờ Bắc Địa Trung Hải, Hi Lạp và Roma bao gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ. Địa
Trung Hải giống như một cái hồ rất lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợi giữa các


nước với nhau; do đó từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, ngư nghiệp và

thương nghiệp biển. Trên cơ sở đó, Hi Lạp và Roma đã phát triển cao về kinh tế và xã
hội, làm cơ sở cho một nền văn hóa rất rực rỡ. [88:20]. Còn W. Durant trong cuốn
Nguồn gốc văn minh thì cho biết: “Tại những bộ lạc săn bắn và mục súc, loài bò là
một đơn vị giá trị rất tiện… Vào thời đại Homer ở Hi Lạp người ta đánh giá người và
vật bằng số bò… Người La Mã cũng vậy, họ dùng hai danh từ gần giống nhau –
pecus và pecunia để chỉ bò và tiền bạc” [9:33]. Xem thế đủ thấy nguồn gốc du mục
và con đường từ du mục đến thương mại của phương Tây đã quá rõ ràng.
Sự khác biệt giữa văn minh phương Đông và phương Tây được thể hiện trong
cách ứng xử với môi trường tự nhiên. Nếu dân nông nghiệp sống phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên, đã ở cố định một chỗ với ngôi nhà, cái cây của mình thì phải có ý thức
tôn trọng, không dám ganh đua với thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên – đó là
mong muốn của cư dân các nền văn hóa trọng tĩnh phương Đông, trong đó có cư dân
Đông Nam Á. Còn dân du mục thì nếu thấy ở nơi này không thuận tiện, họ có thể dễ
dàng bỏ đi nơi khác, do vậy dễn đến tâm lí coi thường thiên nhiên, bởi vậy mà các
nền văn hóa phương Tây trọng động mang trong mình tham vọng chinh phục và chế
ngự thiên nhiên.
Trong sách Khởi Nguyên của Kinh Thánh Cựu Ước, ta thấy tường thuật lại lời
Thiên Chúa phán với tổ tiên loài người: “Hãy sinh sôi nảy nở và hãy nên đầy dẫy
trên đất. Và hãy bá chủ nó! Hãy trị trên cá biển và chim trời cùng mọi loài sinh vật
trên đất” (Khởi nguyên, đoạn 1, câu 28) [65:5]. Trong Kinh Tiền Tụng Sách lễ
Roma, trước khi vị chủ tế đọc lời truyền phép trong thánh lễ của đạo Công giáo có
đoạn: “Chúa đã tác thành mọi sự trong vũ trụ và đã sắp đặt cho thời gian thay đổi
tuần hoàn. Còn loài người, Chúa đã dựng nên giống hình ảnh Chúa và bắt mọi sự kỳ
diệu quy phục loài người, để họ thay quyền Chúa thống trị mọi loài Chúa đã sáng tạo
và luôn ca tụng Chúa vì muôn việc kỳ diệu Chúa đã làm”. [68:45]. V.C. Ferkiss đã
nhận xét rằng tư tưởng phương Tây cổ truyền, từ triết học Hi-La, qua Kitô giáo, đến
triết học duy lý Descartes luôn bộc lộ “khuynh hướng khuyến khích một thái độ thù
địch với thiên nhiên… thiên nhiên phải được chinh phục, vì nó là thù nghịch” [73:
12-18].



×