Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

skkn các BIỆN PHÁP hạn CHẾ và sửa CHỮA SAI lầm của học SINH KHI GIẢI bài tập hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.73 KB, 43 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ
SỬA CHỮA SAI LẦM CỦA HỌC
SINH
KHI GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Minh Tấn
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: ......................................................... 
Có đính kèm:
 Mô hình
 Phần mềm

 Phim ảnh

 Hiện vật khác


Năm học: 2012 - 2013
1


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Minh Tấn
2. Ngày tháng năm sinh: 08/10/1987
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: 223/73/3, phường Quang Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0988325623
6. Email:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc Sĩ
- Năm nhận bằng: 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy hóa học
Số năm có kinh nghiệm: 4 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Năm học 2010 - 2011: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY VÀ
HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
+ Năm học 2011 - 2012: MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG GẶP Ở HỌC SINH KHI
GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ THPT

2



CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ SỬA CHỮA
SAI LẦM
CỦA HỌC SINH KHI GIẢI BÀI TẬP HÓA
HỌC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Do yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học và chương trình hoá học phổ
thông. Đổi mới chương trình sách giáo khoa trong giáo dục phổ thông được đặt trọng
tâm vào việc đổi mới PPDH. Chỉ có đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học ta
mới có thể tạo ra được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp
người năng động sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước
trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.
Thực tiễn dạy học hoá học hiện nay, khi giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài
tập hoá học nói chung, chúng tôi nhận thấy HS còn hạn chế về kiến thức, chưa nắm
vững PP giải bài tập dạng cơ bản còn hay mắc sai lầm trong suy luận và tư duy. Nếu
không chú ý đúng mức đến việc phát hiện và sửa chữa vướng mắc, sai lầm cho HS
ngay trong các giờ học hoá học, trong các dạng BTHH cơ bản thì HS sẽ rơi vào tình
trạng: sai lầm nối tiếp sai lầm. Điều đó sẽ làm cho HS không hứng thú học tập và chất
lượng dạy học hoá học cũng giảm đi rõ rệt.
HS giải BTHH theo kiểu “giải toán” tức là chỉ vận dụng phép tính toán học để
tìm ra đáp số mà không cần làm sáng tỏ bản chất hoá học trong BTHH thì cũng dẫn
đến các sai lầm trong quá trình suy luận, tư duy, không vận dụng các kiến thức, quy
luật biến đổi trong hoá học để giải quyết vấn đề.
Theo chúng tôi, nếu giáo viên có khả năng dự đoán được các sai lầm (về cách
hiểu kiến thức lẫn kĩ năng thực hành) mà học sinh thường mắc phải, sẽ tạo nên được
các tình huống hấp dẫn trong bài tập mà ta có thể gọi là “bẫy”. Một giáo viên giỏi, có
kinh nghiệm trong dạy học, sẽ có khả năng dự đoán được nhiều sai lầm của học sinh,
làm cơ sở để xây dựng các bài tập hoá học có nội dung sâu sắc, kiểm tra được những
sai phạm mà học sinh mắc phải trong quá trình học tập môn hóa học, để từ đó điều
chỉnh quá trình dạy học nhằm khắc phục những sai lầm xảy ra.
Hiện nay việc sử dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong các kì thi tốt

nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học - Cao đẳng là chủ yếu, thì những sai lầm trong vận
dụng kiến thức, giải BTHH càng bộc lộ nhiều hơn, đa dạng hơn. Đây cũng là một
trong những yếu tố làm giảm chất lượng học tập hoá học và đòi hỏi người GV hoá
3


học cần có sự nghiên cứu phát hiện, sửa chữa vướng mắc, sai lầm cho HS một cách
hệ thống và nghiêm túc hơn.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về việc phát hiện sai lầm và khắc phục
sai lầm trong quá trình giải BTHH của HS hiện nay còn chưa được chú ý đúng mức,
các đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn ít và chưa hệ thống.
Với các lí do trên cùng với thực tế dạy học hoá học ở trường
THPT chúng tôi chọn đề tài: “CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ
SỬA CHỮA SAI LẦM CỦA HỌC SINH KHI GIẢI BÀI TẬP
HÓA HỌC”.

4


II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Trong các giờ học hoá học nhiều quan niệm sai trái gây ra không ít trở ngại
cho HS trong quá trình nhận thức. Vì vậy, nếu không có những biện pháp, thủ thuật,
kỹ năng sư phạm hợp lý để khắc phục chúng thì những kiến thức mà HS tiếp thu
được sẽ trở nên méo mó, sai lệch với bản chất hoá học. Đương nhiên là trong cấu trúc
tư duy của HS sẽ dần hình thành và tồn tại những hiểu biết sai lệch, các em sẽ quan
sát và giải thích các sự kiện, hiện tượng theo cách của riêng mình, chắc chắn các sai
lầm khi giải bài tập nói chung, giải bài tập hoá học nói riêng cũng xuất hiện theo.
Chúng ta không thể bỏ qua những quan niệm sai lầm của HS, cũng không thể
xử lý chúng một cách phiến diện. Trong dạy học điều đáng quan tâm là tạo điều kiện

cho các quan niệm của HS được bộc lộ rõ nhất, những sai lầm qua trải nghiệm trong
điều kiện có thể, từ đó sẽ giúp các em nhận biết vượt qua các quan niệm sai lầm để
thu nhận, biến đổi trong nhận thức một cách tích cực, tự giác các tri thức khoa học.
Như thế có nghĩa là đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc, cọ xát giữa hai nguồn
tri thức (tri thức khoa học và tri thức đời thường) và sẽ làm cho HS nhận ra chân lý
khoa học một cách tích cực, sâu sắc và các em sẽ phải tự điều chỉnh những quan niệm
của mình cho phù hợp với bản chất hoá học, hay vứt bỏ những quan niệm sai trái với
chân lý khoa học. Việc điều tra và phát hiện ra những quan niệm sai lầm của HS
trong quá trình dạy học là một công việc đòi hỏi tính khách quan và có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng dạy học hoá học trong trường phổ
thông.
Trong quá trình dạy học, người học nâng cao trình độ của mình qua việc hiệu
chỉnh những quan niệm sai và bổ sung hiểu biết nhờ đó mà ngày càng tiến gần tới chỗ
đạt được kết quả học tập lí tưởng. Quá trình này đòi hỏi phải có thực hành, được hiệu
chỉnh từ GV và bản thân người học tự hiệu chỉnh những sai lầm trong nhận thức của
chính mình.
Sự vận dụng của lí thuyết kiến tạo trong DH giúp HS nắm được PP học tập,
chủ động trong hoạt động học tập. HS phải tự tìm hiểu, khám phá, tự xây dựng kiến
thức bằng con đường riêng của mỗi cá nhân. Quá trình phân tích, tự đánh giá hoạt
động học tập của mình mà tự điều chỉnh quá trình học tập của chính mình, sửa chữa
những sai lầm trong nhận thức học tập và tự làm biến đổi nhận thức của chính mình,
5


sửa chữa những sai lầm trong nhận thức học tập của chính mình. GV là người tổ
chức, hướng dẫn, tạo điều kiện để HS phát hiện, sửa chữa những sai lầm của mình.
DH qua sai lầm được đánh giá một quan điểm dạy học tích cực
Đây là PPDH đòi hỏi GV phải tạo điều kiện cho HS trải nghiệm để HS tự thu
nhận kiến thức từ những trải nghiệm thành công và cả những trải nghiệm không
thành công. HS sẽ nhớ nhiều hơn về những sai lầm và biết phân tích tìm nguyên nhân

của những sai lầm để thu nhận kiến thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức. Vai trò
của GV là định hướng, dạy HS cách phân tích, tư duy, động viên, khuyến khích, tạo
điều kiện cho HS tự xây dựng kiến thức cho mình.
Để HS giải bài tập hóa học một cách nhanh chóng, khoa học và chính xác là
điều không dễ, đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu để giúp GV và HS phát
hiện được các sai lầm khi giải bài tập, tìm ra những nguyên nhân của sai lầm đó và
những biện pháp hạn chế, sửa chữa chúng. Tuy nhiên, trong các đề tài nghiên cứu về
khoa học giáo dục của nước ta hiện nay còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu
có hệ thống về lĩnh vực này.
Ở ĐHSP TP.HCM chỉ có một khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu đề tài trên:
“Những sai lầm mà học sinh THPT thường mắc phải khi giải bài tập hóa học”,
(2005) của Văn Vi Hồng.
Ở ĐH Vinh chỉ có một luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề tài trên: “Nâng cao chất
lượng dạy học hóa học thông qua việc khắc phục những sai lầm trong nhận thức
học tập của của học sinh khi giải BTHH phần hóa kim loại THPT”, (2010) của
Nguyễn Văn Kim.
Bên cạnh đó, sách tham khảo và một số trang web – diễn đàn giáo viên thì
thấy rất ít, thậm chí không có tài liệu nào đề cập đến vấn đề phát hiện và sửa chữa sai
lầm cho học sinh. Qua đó, ta thấy rằng việc phân tích và sửa chữa các sai lầm của học
sinh trong dạy học hóa học tuy quan trọng nhưng vẫn chưa được chú ý và quan tâm.
Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm là đã nêu ra một cách
có hệ thống các biện pháp hạn chế và sửa chửa sai lầm của học
sinh khi giải bài tập hóa học, góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa và tác
dụng của việc hạn chế và sửa chữa sai lầm thường gặp trong dạy
học hóa học ở THPT. Bên cạnh đó, còn giúp đỡ học sinh vận dụng
các kiến thức cơ sở của hoá học để tránh những nhầm lẫn dẫn đến
hiểu sai, hiểu lệch lạc kiến thức khoa học, làm ảnh hưởng đến sự
phát triển của thế giới quan khoa học. Đây là tài liệu tham khảo bổ
ích cho giáo viên và học sinh trong dạy học hoá học.
6



2. Nội dung
2.1. Các dấu hiệu để giúp HS tự phát hiện sai lầm
Để hạn chế được các sai lầm mà HS thường mắc phải khi giải bài tập hoá học
phần kim loại thì trước hết GV cần trang bị cho các em làm quen cách nhận biết
(Phân tích lời giải) của mình đúng hay sai thông qua các dấu hiệu cơ bản:
- Dấu hiệu 1: Kết quả lời giải của các HS khác nhau.
Nếu hai lời giải của một bài toán là khác nhau thì ít nhất phải có một lời giải
sai. Lúc đó các HS phải kiểm tra lại cách giải của mình (các phép biến đổi, các
phương trình hoá học, phương pháp giải...), đồng thời dùng suy luận logic để phân
tích lời giải nào sai. Thực tế cũng có khi cả hai lời giải đó đều sai.
- Dấu hiệu 2: Kết quả lời giải không có ý nghĩa thực tiễn, không đúng với các quy
luật hoá học.
Nếu bài tập đã cho phù hợp thực tiễn, nhưng kết quả lại mâu thuẫn với thực tế
thì chắc chắn lời giải đó là sai. Ví dụ như các kết quả bài toán thu được khi:
+ Tính ra hiệu suất phản ứng H > 100%, pH >14...
+ Hoá trị của các nguyên tố, khối lượng mol nguyên tử không phù hợp...
+ Tính ra C%, CM, n, m, M, V, d có giá trị âm...

2.2. Một số biện pháp khắc phục sai lầm của học sinh
Việc khắc phục những sai lầm của HS trong giải BTHH là công việc khó khăn
và lâu dài, đòi hỏi GV phải có tâm huyết và có kế hoạch cụ thể. GV phải hệ thống
phân loại các dạng bài tập, phân tích hiểu được ý nghĩa và dự kiến những sai lầm có
thể có của HS trong tư duy, suy luận khi giải quyết vấn đề, thống kê các sai lầm và
phân tích nguyên nhân dẫn đến các sai lầm của HS. Từ sự hệ thống và phân tích này
mà đề ra những biện pháp thích hợp rồi thử nghiệm chúng.
Trong quá trình lên lớp giáo viên thường phối hợp nhiều phương pháp cho mỗi
bài học, cho từng đơn vị kiến thức. Do đó, các biện pháp khắc phục sai lầm của HS
cũng được thể hiện rất phong phú và đa dạng (không trường hợp nào giống trường

hợp nào).
Có thể sử dụng đồng thời hoặc riêng lẻ các biện pháp, tuỳ theo năng lực của
GV bộ môn và tuỳ theo từng lớp học cụ thể. Trong luận văn này chúng tôi xin nêu lên
7


ba biện pháp khắc phục sai lầm và vướng mắc cho HS khi giải bài tập phần “kim
loại’’ nói riêng và bài tập hoá học nói chung. Các biện pháp này được dựa trên sự
phân tích các nguyên nhân dẫn đến sai lầm và vướng mắc đồng thời dựa trên cơ sở lý
luận về phương pháp dạy học, và tâm lý học sư phạm.
2.2.1.

Rèn luyện kĩ năng phân tích đề bài, lựa chọn phương pháp
giải

Như chúng ta đã phân tích, một trong những vướng mắc cơ bản trong quá trình
giải bài tập của HS là HS chưa nắm vững các PP giải bài toán hoá học, về mặt đặc
điểm của PP, khả năng áp dụng, cơ sở khoa học của PP... nên chưa biết cách lựa chọn
PP giải hợp lí cho một bài toán. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành trang bị cho HS một số
dấu hiệu nhận biết và khả năng áp dụng một số PP giải BTHH cơ bản để HS có thể
lựa chọn cho phù hợp với bài toán.
a. Phương pháp sơ đồ đường chéo
Phương pháp sơ đồ đường chéo thường sử dụng cho các bài toán tính nồng độ
dung dịch khi trộn lẫn 2 dung dịch không phản ứng với nhau, tìm % hỗn hợp 2 đồng
vị, bài toán trộn 2 loại quặng của cùng một kim loại, bài toán hỗn hợp 2 chất vô cơ
của 2 kim loại cùng tính chất hoá học, bài tập tính thành phần hỗn hợp muối trong
phản ứng giữa đơn bazơ và đa axit, bài tập tính tỉ lệ thể tích hỗn hợp 2 khí...
* Phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp trộn lẫn các dung dịch của
cùng một chất, hoặc khác chất nhưng do phản ứng với H 2O lại cho cùng một chất.
Chẳng hạn cho Na2O vào dung dịch NaOH ta thu được dung dịch chỉ chứa một chất

tan duy nhất là NaOH vì Na2O + H2O → 2NaOH.
* Không áp dụng cho các trường hợp trộn lẫn các chất khác nhau hoặc có xảy ra
phản ứng hoá học giữa chúng như trộn HCl vào NaOH vì HCl + NaOH → NaCl +
H2O.
* Khi cô cạn hoặc pha loãng dung dịch có thể giải nhanh theo sơ đồ đường chéo
nếu quan niệm nước là một dung dịch có nồng độ chất tan bằng không (không có chất
tan).
Ví dụ: Cần trộn bao nhiêu gam dung dịch HCl 40% (m 1) với bao nhiêu gam dung
dịch dung dịch HCl 10% (m2) để được 15 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml).
Dấu hiệu để lựa chọn phương pháp:
Từ đề bài ta thấy đây là bài toán trộn lẫn hai dung dịch của cùng một chất nên có thể
sử dụng phương pháp sơ đồ đường chéo để giải:
Từ sơ đồ đường chéo:
10 − 20
m1 40
m
10
⇒ = 1
20
20
m
40 − 20
2

8


m2 10
⇒ m2 = 2m1 (1)
Mặt khác :

m1 + m2 = 1,1.15 = 16,5
(2)
Giải hệ (1) và (2) ta được:
m1 = 5,5 gam, m2 = 11 gam.
b. Phương pháp sử dụng đồ thị
Các dạng bài tập có thể sử dụng đồ thị để giải:
- Sục từ từ khí CO2 (SO2) vào dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 có tạo kết tủa và kết
tủa tan khi CO2 (SO2) dư.
- Rót từ từ dung dịch chứa ion OH - vào dung dịch chứa ion Al3+ hoặc Zn2+ tạo kết tủa
và kết tủa tan khi OH- dư.
- Rót từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch chứa ion Cu2+, Zn2+, Ag+ tạo kết tủa và phức
tan khi dư NH3
- Cho từ từ dung dịch chứa H+ vào dung dịch chứa Al[OH]4-, Zn[OH]42-...
Ví dụ: Trong một bình đựng 1,5 lít dd Ca(OH) 2 0,01M. Sục vào bình một số mol
CO2 có giá trị biến thiên 0,01 ≤ n CO2 ≤ 0,018. Tìm lượng kết tủa lớn nhất thu được?
Giải
Ta có phương trình hoá học của phản ứng: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ +H2O
CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2
Nếu cho x mol khí CO2 tác dụng với a mol Ca(OH)2 thu được y mol kết tủa, thì
ta có phương trình và đồ thị như sau:
y
Phương trình:
a
n ↓ max
 x( x ≤ a )

y= − x + 2a(a < x < 2a )
0( x ≥ 2a )



0

x1 a

x2

2a

x

Ta thấy x1 = 0,01 mol, x2 = 0,018 mol, a = 1,5.0,1 = 0,015 mol


x1 < a < x 2 ⇒ y max = 0,015mol

⇒ khối lượng kết tủa max là 1,5 gam.

c. Sử dụng phương trình ion thu gọn để giải BTHH
Các dạng toán để sử dụng phương trình ion thu gọn để giải liên quan đến các
phản ứng hoá học xảy ra trong dung dịch của các chất điện li với các hệ chất:
- Nhiều axit tác dụng với kim loại (một kim loại hoặc hỗn hợp kim loại).
- Nhiều bazơ tác dụng với Al, Zn, Al3+, Zn2+, H+...
9


- Nhiều muối chứa HCO3- tác dụng với dung dịch chứa OH - .
- Nhiều muối chứa HCO3- ( CO32- ) tác dụng với dung dịch chứa H + .
- Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp (NaNO3 và H2SO4).
Nói chung với các bài toán dung dịch hỗn hợp chất điện li, chúng ta nên biểu
diễn các phản ứng hoá học ở dạng phương trình ion thu gọn để làm rõ bản chất các

phản ứng xảy ra, giảm bớt số lượng các phương trình và tính toán đơn giản hơn.
Ví dụ: Hòa tan 1,92 gam bột Cu trong 200 ml dung dịch chứa đồng thời HNO 3 0,1M
và HCl 0,2M kết thúc phản ứng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất,
đktc). Tính V.
Giải


+

nCu = 0,03 mol; nNO 3 = 0,02 mol; nH = nHCl + nHNO 3 = 0,06 mol
3Cu + 2NO 3− + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
bđ:
0,03
0,02
0,06
pư:
0,0225
0,015
0,06
0,015
còn: 0,0075
0,005
0
→ VNO = 0,015.22,4 = 0,336 lít
d. Phương pháp bảo toàn electron
PP này áp dụng với các bài toán có liên quan đến phản ứng oxi hoá - khử.
Các dạng thường gặp:
- KL (hoặc hỗn hợp KL) tác dụng với axit (hoặc hỗn hợp axit): HCl, H 2SO4 loãng…
(KL khử ion H+ của axit, nước).
- KL (hoặc hỗn hợp KL) tác dụng với axit (hoặc hỗn hợp axit): HNO 3, H2SO4 đặc…

(KL khử ion NO3- trong môi trường axit, HNO3, H2SO4 đặc nóng).
- Oxit KL (hoặc hỗn hợp oxit KL), muối KL đa hoá trị tác dụng với axit (hoặc hỗn
hợp axit): HNO3, H2SO4 đặc.
- Các bài toán liên quan tới sắt (điển hình là bài toán để sắt ngoài không khí rồi lấy
sản phẩm tạo thành cho tác dụng với HNO3 hoặc H2SO4 đặc).
- KL khử ion KL khác (trong dung dịch muối).
- H2, CO, Al khử oxit kim loại, hỗn hợp KL tác dụng với hỗn hợp phi kim...
Nói chung bất kỳ bài toán nào liên quan tới các phản ứng hoá học có sự thay
đổi số oxi hoá của một số nguyên tố đều có thể giải được bằng phương pháp này.
Phương pháp này cho phép giải rất nhanh các bài toán về phản ứng oxi hóa khử mà không cần viết phương trình hoá học của phản ứng. Điều quan trọng nhất của
phương pháp này là phải xác định đúng chất oxi hoá, chất khử, môi trường, trạng thái
đầu và trạng thái cuối của các chất oxi hóa và chất khử.
10


Ví dụ: Cho V lít hỗn hợp khí ở đktc gồm O2 và Cl2 tác dụng hết với hỗn hợp A gồm
12 gam Mg và 20,25 gam Al. Sau phản ứng thu được hỗn hợp muối và oxit có khối
lượng 91,25 gam. Tính phần trăm (%) theo thể tích khí Cl2 trong hỗn hợp.
Giải
nAl = 0,75 mol ; nMg = 0,5 mol.
Gọi a, b lần lượt là số mol của O2 và Cl2, ta có:
Ta có các quá trình oxi hóa – khử là:
o

Al

0,75




o

Al+3 + 3e


O2

2,25

+ 4e → 2O -2

a → 4a
o

o

+2
+ 2e
Mg → Mg

Cl2

+ 2e →

2Cl-

0,5 →
1,0
b → 2b
Theo định luật bảo toàn electron:

4a + 2b = 3,25
(1)
Theo định luật bào toàn khối lượng:
32a + 71b = 91,25 – 12 – 20,25 = 59 (2)
Giải (1) và (2) ta được: a = 0,515; b = 0,6
Vậy % theo thể tích khí Cl2 trong hỗn hợp là 53,81%.
e. Phương pháp bảo toàn khối lượng
PP này có phạm vi áp dụng rộng cho cả hệ phản ứng oxi hoá khử và không oxi
hoá khử. Các dạng bài tập có các hệ chất phản ứng sau có thể sử dụng PP bảo toàn
khối lượng:
- Hỗn hợp oxit tác dụng với CO, H2, Al ở nhiệt độ cao.
- Hỗn hợp kim loại tác dụng với HCl (H2SO4).
- Hỗn hợp muối cacbonat (muối sunfit) tác dụng với dung dịch HCl (H2SO4).
Nói chung bất kì bài tập nào có n đại lượng trong phương trình hoá học mà biết
được (n - 1) đại lượng thì đại lượng thứ n sẽ tìm dễ dàng theo phương pháp này. Thực
tế các bài tập thường chỉ cho biết (n - 2) hoặc (n - 3) đại lượng dưới dạng tường minh,
còn các đại lượng khác phải tìm thông qua các phương trình hoá học.
Ví dụ 1: Cho luồng khí CO đi qua hỗn hợp X gồm các oxit (Fe 3O4, Al2O3, MgO,
CuO) nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y và 23,6 gam chất rắn Z.
Cho Y lội chậm qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy có 40 gam kết tủa
xuất hiện.Tìm khối lượng của X ?
Giải
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
(1)
0,4
0,4
o
X + CO, t : Al2O3, MgO không bị khử.
to
CuO + CO 

(2)
→ Cu + CO2
o

t
Fe3O4 + CO 
→ 3 FeO + CO2

(3)
11


FeO

o

t
+ CO 
→ Fe

+ CO2

(4)

Từ phương trình (2), (3), (4) ⇒ nCO = nCO = 0,4 (mol)
pu

2

Theo định luật bảo toàn khối lượng: m X + mCO = m Z + mCO2

⇒ m X = (m Z + mCO2 ) − mCO = 23,6 + 44.0,4 - 28.0,4 = 30 gam.

Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam kim loại M hóa trị II bằng dung dịch H 2SO4
loãng thu được dung dịch X và 3,36 lít H 2 (đktc). Tìm khối lượng của muối khan thu
được khi cô cạn dung dịch X?
Giải
n H SO = n H = 0,15 (mol).
2

4

2

M + H2SO4 → MSO4 + H2 ↑
Theo định luật bảo toàn khối lượng :
mM + mH 2 SO4 = mMSO4 + mH 2
⇒ m MSO4 = (m M + m H 2 SO4 ) − m H 2 = 3,6 + 98.0,15 - 2.0,15 = 18 gam.

Ví dụ 3: Cho 24,4 gam hỗn hợp (Na2CO3 và K2CO3) tác dụng vừa đủ với dung dịch
BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu
được m (g) muối clorua. Tìm giá trị của m ?
Giải
Na2CO3 + BaCl2 → 2 NaCl + BaCO3 ↓
K CO
1 22 3 3
24,4 g

+ BaCl2 → 2{
KCl
123

mg
0,2 mol

+ BaCO3 ↓
123
39,4 g

→ m = 24,4 + 208.0,2 – 39,4 = 26,69
f. Phương pháp bảo toàn nguyên tố
Phương pháp này thường áp dụng cho các bài toán xảy ra nhiều phản ứng và để
giải nhanh ta chỉ cần thiết lập sơ đồ mối quan hệ giữa các chất.
Đối với các bài toán việc tìm các đại lượng của một hợp chất trong hệ phản
ứng gặp khó khăn thì ta có thể nghiên cứu để tìm các đại lượng của các nguyên tố tạo
nên hợp chất đó rồi từ đó suy ra các đại lượng của hợp chất cần tìm.
Ví dụ: Hỗn hợp rắn A gồm 0,1 mol Fe 2O3 và 0,1 mol Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn A
bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch B. Cho NaOH dư vào B, thu được kết
tủa C. Lọc lấy kết tủa C, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được m gam chất rắn D. Tìm giá trị của m.
Giải
Nhận xét: Với bài toán này, HS có thể sử dụng phương pháp đại số hoặc phương
pháp bảo toàn nguyên tố để giải. Với đa số học sinh, các em sẽ lựa chọn phương pháp
phổ biến là phương pháp đại số và thực hiện cách giải như sau:
12


Fe2O3 + 6 HCl → 2 FeCl3 + 3 H2O
0,1
0,2
Fe3O4 + 8 HCl → FeCl2 + 2 FeCl3 + 4 H2O
0,1

0,1
0,2
NaOH + HCl → NaCl + H2O

(1)

2 NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 ↓ + 2 NaCl
0,1
0,1

(4)

(2)
(3)

3 NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ + 3 NaCl
(5)
(0,2 + 0,2) → 0,4
to
4Fe(OH)2 + 2 H2O + O2 
(6)
→ 4 Fe(OH)3

0,1
0,1
o
t
2 Fe(OH)3 
(7)
→ Fe2O3 + 3 H2O

(0,4 + 0,1) → 0,25
Từ (1), (2), (4), (5), (6), (7) ⇒ n Fe O = 0,25mol
⇒ m Fe O = 0,25. 160 = 40g
2

3

2

3

Tuy nhiên, nếu học sinh biết phân tích bài toán:
Trong quá trình phản ứng thì toàn bộ Fe sẽ chuyển hoá hết theo sơ đồ sau:
 Fe2 O3

 Fe3O4

 FeCl 2
HCl
→

NaOH
→

FeCl
3


 Fe(OH ) 2


 Fe(OH ) 3

o

t , kk

→ Fe2O3

Từ đó có thể sử dụng phương pháp phương pháp bảo toàn nguyên tố:
+ Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với Fe
 Fe 2 O3: 0,1 mol
⇒ Fe2O3 (rắn D)

Fe
O
:
0,1
mol
3
4


+

∑ Fe (trong D)

= 0,1.2 + 0,1.3 = 0,5 mol

⇒ nD = 0,5/2 = 0,25 mol ⇒ mD = 0,25.160 = 40 gam.


g. Phương pháp các giá trị trung bình
Trong hóa học thường gặp các bài toán hỗn hợp các chất có tính chất tương
đương. Khi đó để giải nhanh ta có thể sử dụng phương pháp các giá trị trung bình
như: Phân tử khối trung bình, số nguyên tử trung bình, nhóm nguyên tử trung bình...
Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 10,1 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp
trong hệ thống tuần hoàn vào nước thu được dung dịch A. Để trung hòa 1/2 dung dịch
A cần 1,5 lít dung dịch HCl 0,1M. Tìm hai kim loại đó.
Giải
Đây là hỗn hợp 2 kim loại kiềm ⇒ chúng có tính chất tương đương nhau
⇒ Sử dụng phương pháp trung bình: thay thế hai kim loại kiềm bằng một kim loại
tương đương M hóa trị 1 để giải.
13


Gọi M là kim loại chung cho 2 kim loại kiềm.
Ta có phương trình hoá học của phản ứng:
2 M + 2H2O → 2 M OH + H2 ↑
x
x
Dung dịch A chứa : x mol OH- và x mol
M
n H = nHCl = 0,1.1,5 = 0,15 mol.
1/2 dd A + dd (HCl + HNO3):

OH+
H+
H2O
→ 0,5x
0,5x 
10,1

⇒ 0,5x = 0,15 ⇒ x = 0,3 mol. ⇒
M =
= 33,67

(1)

+

(2)

0,3

⇒ M1 = 23 (Na) < M= 33,67 < M2 = 39 (K)
⇒ Hai kim loại cần tìm là Na và K

2.2.2. Bổ sung, làm chính xác hoá các kiến thức lý thuyết thông qua các
câu hỏi định tính tương ứng
Trong học tập nếu HS nắm vững kiến thức và biết vận dụng linh hoạt thì các
em sẽ ít mắc sai lầm hơn. Vì vậy, trong từng tiết học, ngoài việc trang bị cho HS
những kiến thức bắt buộc GV cần lưu ý HS những kiến thức mở rộng, những kĩ năng
vận dụng kiến thức vào các tình huống khác. GV có thể dự đoán các kiến thức mà HS
thường không hiểu đầy đủ, dễ dẫn đến các suy luận sai lầm thì cần lựa chọn các câu
hỏi lí thuyết (định tính) để giúp HS nắm được bản chất các quá trình hoá học xảy ra
trong các hệ chất. Trong các câu hỏi này có các “bẫy” kiến thức để khắc phục sai lầm
của HS. Ví dụ như:
a. Khi dạy cho HS kiến thức về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm thì
GV cần lưu ý cho HS một số vấn đề sau:
- KL kiềm và KL kiềm thổ tan trong nước tạo ra môi trường kiềm, muối cacbonat của
chúng tan trong nước cũng tạo môi trường kiềm yếu.
- Al, Zn, Al2O3, ZnO, Al(OH)3, Zn(OH)2... tan được trong môi trường kiềm.

- KL tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường thì oxit của nó cũng phản ứng hoá
học với nước ở nhiệt độ thường.
Sau đó GV có thể xây dựng các câu hỏi định tính để cho HS vận dụng kiến
thức đó chẳng hạn như:
- Bài tập cho kim loại kiềm, kiềm thổ phản ứng hoá học với dung dịch muối.
- Bài tập cho hỗn hợp kim loại kiềm, kiềm thổ và các chất phản ứng hoá học được
với dung dịch kiềm vào nước.
- Bài tập cho dư kim loại kiềm, kiềm thổ vào dung dịch axit.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:
14


1. Khi cho thanh Al vào dung dịch CuSO4 có hiện tượng gì xảy ra? Thanh Al luôn có
lớp Al2O3 bảo vệ vì sao lớp oxit này lại bị phá bỏ trong dung dịch CuSO 4 để Al có thể
tác dụng với CuSO4 ?
2. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl vào dung dịch Na 2CO3 đến dư có hiện tượng gì
xảy ra? Giải thích? Nếu nhỏ ngược lại từng giọt dung dịch Na 2CO3 vào dung dịch
HCl thì hiện tượng có giống như trên không? Giải thích?
3. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi:
- Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH đến dư.
- Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 đến dư.
4. Cho Al vào dung dịch kiềm thì các phản ứng hoá học xảy ra như thế nào? đến bao
giờ thì phản ứng dừng lại?
5. Nêu hiện tượng và giải thích quá trình thí nghiệm sau:
- Lấy thanh nhôm nhúng vào ống nghiệm chứa 2ml dd Hg(NO3)2 khoảng 2-3
phút.
- Lấy thanh nhôm ra và để ngoài không khí (khoảng 3-5 phút)
- Gõ nhẹ cho lớp bột trên mặt thanh nhôm rơi hết và cho thanh nhôm vào nước?
6. Cho biết hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi cho Na
vào các dung dịch: NaHCO3, Ba(HCO3)2, CuSO4, KHSO4, Na2CO3

7. Viết phương trình hoá học của phản ứng khi cho:
- Hỗn hợp bột (Na, Al) vào H2O
- Hỗn hợp bột (Na, Al) vào dung dịch NaOH
- Hỗn hợp bột (Na, Al) vào hỗn hợp dung dịch NaOH, KOH, Ba(OH)2
- Hỗn hợp bột (Na, Al2O3) vào H2O.
8. Hỗn hợp rắn X chứa Na2O, NH4NO3, NaHCO3 và Ba(NO3)2 có số mol mỗi chất đều
bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H 2O dư, đun nóng, dung dịch thu được chứa chất tan
gì ?
9. Cho luồng H2 dư đi qua các ống mắc nối tiếp nung nóng theo thứ tự:
ống 1 đựng 0,2 mol Al2O3, ống 2 đựng 0,1 mol Fe2O3, ống 3 đựng 0,15 mol Na 2O.
Đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm chất rắn còn lại trong các ống sau phản ứng?
b. Khi dạy cho HS kiến thức về dãy điện hoá hoặc phần kim loại sắt, đồng, bạc
thì GV cần lưu ý cho HS một số phản ứng sau:
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
Cu +2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag đặc biệt: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
GV có thể lựa chọn, xây dựng câu hỏi định tính cho HS vận dụng như:
1. Khi cho mảnh Cu vào dung dịch Fe3+ có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.

15


2. Vì sao để bảo quản Fe 2+ trong phòng thí nghiệm người ta lại cho vào dung dịch
Fe2+ một vài đinh sắt hoặc một ít bột sắt? Giải thích cơ sở khoa học của cách bảo
quản này.
3. Dung dịch AgNO3 được dùng để nhận ra ion Cl- trong dung dịch, nó có thể dùng để
phân biệt dung dịch Fe(NO3)2 không? Vì sao?
4. Viết phương trình hoá học của phản ứng khi cho:
- Fe dư vào dung dịch AgNO3
- Fe vào dung dịch AgNO3 dư

- Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2 đến dư.
5. Cho hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO 3. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một loại chất tan và kim loại dư. Tìm công
thức của chất tan đó ?
c. Khi dạy bài hợp chất của sắt và hợp chất của nhôm GV cần lưu ý cho HS:
- Muối Fe2(CO3)3 và Al2(CO3)3 không bền bị thuỷ phân theo phương trình hoá
học sau:

Fe2(CO3)3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 ↓ +3CO2 ↑

Al2(CO3)3 + 3H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 3CO2 ↑
- Các muối tan của một số KL nặng có phản ứng với nước khi hoà tan tạo
hiđroxit và H+, dung dịch muối tan của chúng có môi trường axit.
- Tính chất hoá học đặc trưng của muối sắt (III) là tính oxi hoá.
Sau đó GV có thể xây dựng các bài tập định tính để HS vận dụng lượng kiến thức này
trước khi giải các bài toán hoá học có liên quan. Ví dụ:
1. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch FeCl 3 vào dung dịch Na2CO3 cùng nồng độ có hiện
tượng gì xảy ra? Nếu nhỏ từ từ dung dịch Na 2CO3 vào dung dịch FeCl3 thì hiện tượng
xảy ra có giống như trường hợp trên không? vì sao?
* Sau khi hướng dẫn HS giải cần khái quát: với các muối tan của KL nặng như Fe,
Al, Zn, Cu, Hg, Pb... Khi tan trong nước có quá trình phản ứng với nước (phản ứng
thuỷ phân) tạo kết tủa hiđroxit và dung dịch có môi trường axit. Cho HS vận dụng
giải thích hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch AlCl 3 đến dư vào dung dịch Na 2CO3
và ngược lại.
2. Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
FeCl3 + KI →
FeCl3 + H2S →
FeCl3 + dd Na2S →
3. Cho biết hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NH 3 đến dư vào dung dịch
CuSO4 và ngược lại.

4. Để phân biệt dung dịch AlCl3 và ZnCl2 cần dùng dung dịch chất nào? Giải thích?
d. Khi dạy HS về tính chất của KL phản ứng với HNO 3 hoặc muối nitrat cần
lưu ý cho HS:
môi trường axit

NO 3−

môi trường trung tính

có tính oxi hoá mạnh như HNO3.
16


không có tính oxi hoá.
môi trường kiềm

bị Al, Zn khử đến NH3.

- Khi kim loại phản ứng với HNO 3 thì sản phẩm khử của HNO3 là chất khí, đối
với một số kim loại có tính khử mạnh có thể khử HNO 3 để tạo ra sản phẩm khử có
NH4NO3.
- Khi giải bài tập dạng: kim loại phản ứng với HNO 3 thì HS có thể xem xét để
sử dụng phương pháp bảo toàn (e) hoặc phương pháp ion - electron.
Các bán phản ứng oxi hoá xảy ra:
10H +

+ 8e




NH +4

2NO 3− + 12H +

+ 10e



N2 + 6H2O

(2)

2NO 3− + 10H +

+ 8e



N2O + 5H2O

(3)



NO + 2H2O

(4)




NO2 +

(5)

NO 3− +

NO 3− + 4H +
NO 3− +

2H +

+ 3e
+ 1e

+ 3H2O

H2 O

(1)

Từ (1), (2), (3), (4) và (5) ta thấy:
n HNO3 = n H + = 10.n NH4 NO3 + 12n N2 + 10n N 2O + 4n NO + 2n NO2

ne nhận =

8.n NH 4 NO3 + 10n N 2 + 8n N2O + 3n NO + n NO2

m(muối) = m KL + 62( 8.n NH 4 NO3 + 10n N 2 + 8n N 2O + 3n NO + n NO2 ) + 80. n NH NO
4


3

Khi HS đã hiểu các công thức này và biết sử dụng nó trong quá trình giải bài
tập thì sẽ phần nào khắc phục được vấn đề “bỏ sót sản phẩm khử của HNO3”
Sau đó xây dựng câu hỏi định tính cho HS vận dụng kiến thức này ví dụ như:
1. Thả một mẩu Cu vào dung dịch NaNO3 thì không thấy có hiện tượng gì xảy ra.
Nhưng nếu ta thêm tiếp vào vài giọt dung dịch HCl thì Cu tan dần tạo thành dung
dịch màu xanh lam và đồng thời có sủi bọt khí thoát ra hóa nâu trong không khí. Vì
sao lại như vậy ? Phải chăng Cu tan được trong dung dịch HCl ? Rõ ràng là không vì
Cu đứng sau H2. Vậy giải thích hiện tượng trên như thế nào ? Bản chất của phản ứng
xảy ra là gì ?
2. Cho một mẩu Al vào dung dịch NaNO3 thì cũng không thấy có hiện tượng gì xảy
ra. Nhưng nếu thêm tiếp vào hỗn hợp này một ít dung dịch NaOH thì thấy nhôm tan
và dung dịch có sủi bọt khí mùi khai thoát ra. Tại sao khí thoát ra lại có mùi khai ? Có
phải NH3 không ? Điều này mâu thuẫn với những điều đã học trước đó nhôm tan
trong dung dịch NaOH tạo ra khí H2 không mùi ?
17


d. Oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm thì muối tạo thành có thể là muối axit,
muối trung hoà hoặc cả hai muối này
⇒ HS gặp khó khăn trong việc xác định sản phẩm tạo thành
⇒ HS dễ sai lầm trong lúc giải bài tập
⇒ GV cần trang bị kiến thức cho HS về vấn đề này.
Trường hợp: CO2 (SO2) tác dụng với dung dịch kiềm MOH (NaOH,KOH...).
Ví dụ: CO2 + NaOH:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
Có thể tóm tắt như sau:


n NaOH
Nếu đặt : T = nCO thì ta có :
2
NaHCO3
NaHCO3 NaHCO3

CO2

Na2CO3

Na2CO3

Na2CO3

1

NaOH dư

2

T

Có thể nhận biết sự có mặt của muối axit bằng cách đun nóng dung dịch sau
phản ứng có sủi bọt khí thoát ra.
t
2NaHCO3 →
Na2CO3 + CO2 ↑ + H2O
0

Trường hợp: CO2 (SO2) Tác dụng với dd kiềm thổ M(OH)2 (Ba(OH)2, Ca(OH)2)...

1) Nếu bài toán cho dung dịch M(OH) 2 dư hoặc tính được
trường hợp này muối tạo thành là muối trung hòa (kết tủa).

n M ( OH ) 2
nCO2

≥ 1 thì cả hai

CO2 + M(OH)2 → MCO3 ↓ + H2O

2) Nếu
3) Nếu

n M ( OH ) 2
nCO2
1
<
2



2CO2

1
thì muối tạo thành là muối axit.
2
+ M(OH)2 → M(HCO3)2

n M ( OH ) 2
nCO2


< 1 thì tạo được hai muối.

CO2 + M(OH)2 → MCO3 ↓

+

H2 O

Sau đó vì CO2 dư nên có hiện tượng hòa tan kết tủa.
CO2 +

MCO3 + H2O → M(HCO3)2

Sau phản ứng có MCO3 còn lại và M(HCO3)2 sinh ra.
Cũng có thể nhận biết sự có mặt của muối axit bằng 2 dữ kiện sau:
Lọc bỏ kết tủa đun nóng nước lọc lại có kết tủa suất hiện.
t
M(HCO3)2 →
MCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O
0

Dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch bazơ tạo kết tủa.
M(HCO3)2 + 2OH- → MCO3 ↓ + CO32- + 2H2O
18


2.2.3. Xây dựng bài tập chứa các "bẫy" sai lầm
a. Hệ thống bài tập chứa các "bẫy" sai lầm
Xây dựng các bài tập để học sinh vướng phải một số sai lầm và khi phát hiện

mình bị mắc sai lầm thì học sinh sẽ nhớ đời, và từ đó kiến thức ngày càng được khắc
sâu cũng như kĩ năng giải bài tập hóa học sẽ ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó, những
bài tập hóa học này có thể phát hiện những học sinh có khả năng tư duy trở thành học
sinh giỏi Hóa học, đồng thời nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh giỏi môn Hóa học ở
trường THPT. Sau đây là hệ thống bài tập chứa các bẫy sai lầm:
Dạng 1: Những sai lầm về cách hiểu và vận dụng lý thuyết hóa học trong giải
bài tập
Câu 1: Phát biểu nào không đúng?
A. Axit HClO4 có tính oxi hóa mạnh hơn HClO.
*
B. Axit HF có tính axit yếu hơn HI.
C. HF có nhiệt độ sôi cao hơn HI.
D. Axit H2CO3 có tính axit mạnh hơn axit HClO.
Câu 2: Cho biết các phản ứng xảy ra sau:
2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 và 2NaBr + Cl2 → NaCl + Br2.
Chọn phát biểu đúng?
A. Tính khử của Cl− > Br−.
B. Tính khử của Br− > Fe2+.
C. Tính oxi hoá của Br2 > Cl2.
D. Tính oxi hoá của Cl2 > Fe3+. *
Câu 3: Cho ba phương trình ion rút gọn:
(a) Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+
(b) Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
(c) Fe2+ + Mg → Fe + Mg2+.
Kết luận nào đúng?
A. Tính khử của: Mg > Fe2+ > Cu > Fe.
B. Tính khử của: Mg > Fe > Fe2+ > Cu.
C. Tính oxi hóa của: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+.
D. Tính oxi hóa của: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+. *
Câu 4: Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng

hóa học sau: X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2 và Y + XCl2 → YCl2 + X.
Phát biểu đúng là
A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.
19


B. Kim loại X khử được ion Y2+.
C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.
D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. *
Câu 5: Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axit tạo ra ion
Fe3+. Còn ion Fe3+ tác dụng với I- tạo ra I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất oxi hoá Fe3+, I2 và
MnO4- theo thứ tự mạnh dần?
A. Fe3+, I2, MnO4-.
B. I2, Fe3+, MnO4-. *
C. I2, MnO4-, Fe3+.
D. MnO4- , Fe3+, I2.
Câu 6: Để chứng minh tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2, người ta dùng hóa chất nào
sau đây?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột. * D. Que đóm.
Câu 7: Có phản ứng: 2HX + H2SO4 đặc → X2 + SO2 + 2H2O.
Phân tử HX có thể là
A. HCl, HF.
B. HCl, HBr.
C. HBr, HI. *
D. HCl, HI.
Câu 8: Để điều chế X2 (X là nguyên tố halogen), người ta cho MnO2 (rắn) tác dụng
với dung dịch HX đặc, đun nóng. X2 có thể là:
A. F2, Cl2, Br2, I2.

B. Cl2, Br2, I2. *
C. F2, I2, Br2.
D. F2, Cl2, I2.
Câu 9: Cho sơ đồ: Fe3O4 + dung dịch HI (dư) → X + Y + H2O.
Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá. Các chất X và Y là
A. Fe và I2.
B. FeI3 và FeI2.
C. FeI2 và I2. *
D. FeI3 và I2.
Câu 10: Trong phản ứng (nhiệt độ thường): X2 + 2NaOH→ NaX + NaXO + H2O.
X2 (X: halogen) có thể là
A. F2, Cl2, Br2, I2.
B. Cl2, Br2, I2. *
C. F2, Cl2, Br2.
D. F2, Cl2, Br2.
Câu 11: Có 2 dung dịch X và Y thoả mãn:
X + Y → không phản ứng.
Cu + X → không phản ứng.
Cu + Y → không phản ứng.
Cu + X + Y → Cu2+ + NO + ...
X và Y có thể là:
A. NaNO3 và K2SO4.
B. Na3PO4 và KNO3.
C. NaNO3 và KHSO4. *
D. NaCl và AgNO3.
Câu 12: Cho các mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào đúng?
(1) Các halogen (F, Cl, Br, I) có số oxi hoá từ -1 đến +7.
(2) Flo là chất chỉ có tính oxi hoá.
20



(3) Flo đẩy được clo ra khỏi dung dịch muối NaCl.
(4) Tính axit tăng dần từ: HF, HCl, HBr, HI.
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3.
C. 2, 4. *
D. 1, 2, 4.
+X
+Y
+Z
Câu 13: Cho sơ đồ chuyển hoá: CaO →
CaCl2 →
Ca(NO3)2 
→ CaCO3
Công thức của X, Y, Z lần lượt là:
A. HCl, HNO3, Na2CO3.
B. Cl2, HNO3, CO2.
C. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3. *
D. Cl2, AgNO3, MgCO3.
Câu 14: Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Axit HF yếu nhưng có khả năng ăn mòn thủy tinh.
B. Tính axit tăng dần theo trật tự: HF, HCl, HBr, HI.
C. Khí F2 oxi hóa được tất cả các kim loại.
D. Khí F2 cháy trong hơi nước tạo ra HF và O2. *
Câu 15: Dãy mà mỗi chất trong dãy đều bị oxi hoá bởi khí Cl2 là:
A. dung dịch KBr, H2O, Na, SO2.
B. Fe, H2, dung dịch NaOH, dung dịch NaI.
C. Cu, H2, dung dịch FeCl2 , dung dịch HI.
*
D. Mg, dung dịch H2SO4, dung dịch NaF, dung dịch KOH

Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng sau: NaCl → X → FeCl3
(I) X là HCl.
(II) X là Cl2.
A. I đúng, II sai.
B. I sai, II đúng.
C. I, II đều sai.
D. I, II đều đúng.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Oxi phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại.
B. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim. *
C. Oxi tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp
D. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hoá - khử.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. H2SO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa, không có tính khử.
B. SO2 vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
C. H2S chỉ thể hiện tính khử, không có tính oxi hóa. *
D. S vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
Câu 19: Cho CO2 vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X, dung dịch X vừa có
khả năng tác dụng với dung dịch CaCl2 vừa có khả năng tác dụng với dung dịch
KOH. Dung dịch X chứa:
A. NaHCO3.
B. NaHCO3 và Na2CO3. *
C. Na2CO3.
D. Na2CO3 và NaOH dư.
Câu 20: Hiện tượng khi cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2CO3 là
21


A. có kết tủa nâu và khí. *
C. có khí bay lên.


B. có kết tủa trắng
D. không có hiện tượng.

Dạng 2: Vận dụng các phương pháp giải toán một cách không hợp lí và triệt
để trong việc giải các bài tập hoá học
Câu 21: Cho dung dịch chứa 22,44 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y
là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu
nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 34,44 gam kết tủa. Phần trăm
khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là
A. 37,43%. *
B. 62,57%.
C. 53,48%.
D. 34,84%.
Câu 22: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với dung
dịch HNO3 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X
(đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 46 gam muối khan. Khí X là
A. NO2.
B. N2O.
C. N2. *
D. NO.
Câu 23: Cho 2,16 gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 0,02 mol khí N2 và dung dịch X. Khối lượng muối nitrat tạo thành
trong dung dịch X là
A. 17,44 gam. *
B. 14,78 gam.
C. 11,36 gam.
D. 17,04 gam.
Câu 24: Cho 0,28 mol Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được a mol khí NO và dung dịch chứa 62,04 gam muối. Giá trị của a là

A. 0,20. *
B. 0,28.
C. 0,10.
D. 0,14.
Câu 25: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dd HNO3 loãng,
đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít
khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại.
Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 151,5. *
B. 137,1.
C. 97,5.
D. 108,9.
Câu 26: Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl
(dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn
toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là
A. 2,80 lít.
B. 1,68 lít.
C. 4,48 lít.
D. 3,92 lít. *
Câu 27: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau
khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X
22


phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 7,84. *
B. 4,48.
C. 3,36.
D. 10,08.
Câu 28: Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 46,67% về khối

lượng) vào dd HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 4,8 gam chất rắn, dung
dịch Y. Lượng muối trong dung dịch Y là
A. 22,7 gam.*
B. 7,2 gam.
C. 28,9 gam.
D. 28,5 gam.
Câu 29: Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO 3)2. Cho m gam bột Fe
vào dung dịch cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm 2 kim loại có
khối lượng 0,8m gam. Giá trị của m là (biết chỉ sinh khí NO)
A. 40. *
B. 80.
C. 45.
D. 65.
Câu 30: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 10% về khối
lượng) vào dd HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,6 gam chất rắn, dung
dịch Y và 2,24 lít khí (đktc) khí NO duy nhất. Lượng muối trong dung dịch Y là
A. 24,2 gam.
B. 27,0 gam. *
C. 37,0 gam.
D. 22,4 gam.
Dạng 3: Không xét hết các trường hợp dẫn đến “thiếu nghiệm”
Câu 31: Sục V lít CO2 (điều kiện chuẩn) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH) 2 1M
và NaOH 1M . Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa, giá trị của V là
A. 2,24.
B. 2,24 hoặc 11,2. *
C. 6,72.
D. 5,6 hoặc 11,2.
Câu 32: Thổi V ml (đktc) khí CO 2 vào 300ml dd Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,2
gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 44,8 hoặc 89,6.

B. 224.
C. 44,8 hoặc 224.*
D. 44,8.
Câu 33: Cho V lít khí CO2 (đktc), hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dung dịch Ba(OH) 2
0,0225M thấy có 2,955 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,336.
B. 1,680.
C. 0,336 hoặc 0,168.
D. 0,336 hoặc 1,680. *
Câu 34: Cho dung dịch HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,1 mol
Na[Al(OH)4]. Khi thu được 0,08 mol kết tủa thì số mol HCl đã dùng
A. 0,08 mol hoặc 0,16 mol.
B. 0,16 mol.
C. 0,18 mol hoặc 0,26 mol. *
D. 0,26 mol.

23


Câu 35: Cho dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]) và 0,2
mol NaOH tác dụng với V ml dung dịch HCl 1M, thu được 7,8 gam kết tủa. Gía trị
của V là
A. 100 ml.
B. 300 ml hoặc 100 ml.
C. 300 ml.
D. 300 ml hoặc 700 ml. *
Câu 36: Cho 38,775 gam hỗn hợp Al và AlCl 3 vào lượng vừa đủ dd NaOH thu được
dung dịch A (kết tủa vừa tan hết) và 6,72 lít H 2 (đktc). Thêm 250 ml dung dịch HCl
vào dung dịch A thu được 21,84 gam kết tủa. Nồng độ mol/lít của dung dịch HCl là
A. 1,12 hoặc 2,48.

B. 2,24 hoặc 2,48.
C. 1,12 hoặc 3,84.
*
D. 2,24 hoặc 3,84.
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào nước được dung dịch X. Cho khí CO 2
qua dung dịch X, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 2,5 gam kết tủa. Thể tích khí
CO2 dã tham gia phản ứng là
A. 8,40 lít.
B. 0,56 lít.
C. 4,48 lít.
D. 8,40 lít hoặc 0,56 lít. *
Câu 38: Trộn V lít dung dịch Ba(OH)2 0,9M với 80 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,65M
thu được 40,014 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 270.
B. 156.
C. 270 hoặc 348.
D. 156 hoặc 205. *
Câu 39: Hòa tan m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch B.
Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
TN1: Cho dung dịch B tác dụng với 110 ml dd KOH 2M thu được 3a gam kết tủa.
TN2: Cho dung dịch B tác dụng với 140 ml dd KOH 2M thu được 2a gam kết tủa.
Giá trị của m bằng
A. 14,49.
B. 16,10. *
C. 4,83.
D. 80,50.
Câu 40: Cho 31,7 gam CrCl3 vào 920 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch
A. Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M cần thêm vào dung dịch A để lượng kết tủa là
10,3 gam?
A. 0,20 lít.

B. 0,44 lít.
C. 0,20 lít hoặc 1,00 lít.
D. 0,44 lít hoặc 1,24 lít. *
Dạng 4: Chưa có phương pháp phân tích và tổng hợp kiến thức
Câu 41: Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,05 mol HCl vào 400 ml dung dịch
Na2CO3 0,1M thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 0,224. *
B. 0,560.
C. 0,448.
D. 0,896.
24


Câu 42: Thêm từ từ từng giọt dung dịch 0,06 mol Na 2CO3 vào dung dịch chứa 0,05
mol HCl. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được bằng
A. 0,000 lít. *
B. 0,560 lít.
C. 1,120 lít.
D. 1,344 lít.
Câu 43: Cho từ từ dung dịch chứa 0,015 mol HCl vào dd chứa a mol K 2CO3 được
dung dịch X (không chứa HCl) và 0,005 mol CO2. Nếu thí nghiệm trên tiến hành
ngược lại thì số mol CO2 thu được là
A. 0,0050.
B. 0,0075. *
C. 0,0100.
D. 0,0150.
Câu 44: Cho từ từ dung dịch hỗn hợp chứa 0,5 mol HCl và 0,3 mol NaHSO 4 vào
dung dịch chứa hỗn hợp 0,6 mol NaHCO 3 và 0,3 mol K2CO3 được dung dịch X và V
lít CO2 (đktc). Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thấy tạo thành m gam
kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là

A. 11,20 và 78,8.
B. 20,16 và 148,7.
C. 20,16 và 78,8.
D. 11,20 và 148,7. *
Câu 45: Trộn 100 ml dung dịch A (KHCO3 1M, K2CO3 1M) vào 100 ml dung dịch
B (NaHCO3 1M, Na2CO3 1M) thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch D
(H2SO4 1M, HCl 1M) vào dung dịch C thu được V lít khí CO 2 và dung dịch E. Cho
dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch E thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V
lần lượt là
A. 59,1 và 2,24.
B. 82,4 và 2,24. *
C. 59,1 và 6,72.
D. 43,0 và 6,72.
Câu 46: Có 2 cốc riêng biệt: cốc 1 đựng dung dịch chứa 0,2 mol Na 2CO3 và 0,3 mol
NaHCO3; cốc 2 đựng dung dịch chứa 0,5 mol HCl. Khi nhỏ từ từ cốc 1 vào cốc 2
thấy thoát ra V lít khí CO2 (đktc). Giả sử tốc độ phản ứng của Na 2CO3 và NaHCO3
với dung dịch HCl là như nhau. Giá trị của V là
A. 6,72.
B. 7,84.
C. 8,00.
D. 8,96.
Câu 47: Trộn V lít dung dịch Ba(OH)2 0,9M với 80 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,65M
được 40,014 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 312 hoặc 410
B. 156 hoặc 205. *
C. 270 hoặc 348
D. 234 hoặc 308.
Câu 48: Hoà tan hết m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Cho 300 ml dung
dịch NaOH 1M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 400 ml dung dịch
NaOH 1M vào X, cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 21,375. *
B. 42,750.
C. 17,100.
D. 22,800.
25


×