Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

đặc điểm văn xuôi nghệ thuật võ thị hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.68 KB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Tuyết Nga

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Tuyết Nga

Chuyên ngành
Mã số

: Văn học Việt Nam
: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THÀNH THI

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này người viết đã nhận được sự giúp đỡ chân thành từ


rất nhiều người.
Xin tri ân nhà văn Võ Thị Hảo, người đã tạo ra những đứa con tinh thần đầy
tâm huyết gợi cảm hứng cho tôi thực hiện đề tài, cảm ơn tác giả đã có những lời trao
đổi chân thành, thẳng thắn giúp tôi hiểu sâu hơn về con người và tư tưởng của nhà
văn cũng như làm rõ hơn các giá trị mà nhà văn ký gửi trong tác phẩm.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thành Thi, người thầy hướng
dẫn đã bỏ nhiều tâm sức chỉ bảo tận tình, định hướng và giúp đỡ tôi từ những bước đi
đầu tiên cho đến khi hoàn thiện luận văn.
Xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa và Phòng KHCN&SĐH trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết, làm nền
tảng để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp cũng như lãnh đạo của trường THPT Phú
Quốc, nơi tôi đang công tác, đã chia sẻ những khó khăn trong công việc để tôi hoàn
thành nhiệm vụ học tập và thực hiện luận văn đúng tiến độ.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã ủng hộ và luôn ở bên tôi
những lúc khó khăn để tôi có đủ niềm tin và nghị lực vượt qua những gian nan trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn tất cả những nhà nghiên cứu đi trước đã khai mở những con
đường, để luận văn có dịp góp thêm chút tiếng nói vào cuộc hành trình của khoa học
nghiên cứu những vấn đề về Văn học Việt Nam.
Xin trân trọng tất cả những tấm lòng đã đến bên tôi!
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 10 năm 2011


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 3
MỤC LỤC ................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 2

3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4
5. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 5
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................ 5

CHƯƠNG 1 : VĂN CHƯƠNG VÕ THỊ HẢO – TỪ QUAN NIỆM
ĐẾN SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT ........................................................... 6
1.1. Sự nghiệp văn chương của Võ Thị Hảo ................................................................. 6
1.1.1. Vài nét về tiểu sử ................................................................................................................... 6
1.1.2. Sự nghiệp văn chương ........................................................................................................... 6

1.2. Quan niệm nghệ thuật của Võ Thị Hảo .................................................................. 8
1.2.1. Văn chương và sứ mệnh của nhà văn .................................................................................... 8
1.2.2. Quan niệm về con người và “thiên tính nữ” hay là “ý thức nữ quyền” .............................. 11

1.3. Võ Thị Hảo – chủ thể sáng tạo giàu cá tính ......................................................... 22

CHƯƠNG 2 : CON NGƯỜI VÀ NHỮNG BI KỊCH CÁ NHÂN ....... 24
2.1. Cái nhìn nhiều phía về con người và những nội dung tự sự chủ yếu trong VXNT
Võ Thị Hảo .................................................................................................................. 24
2.2. Con người đối diện với nỗi đau chiến tranh ......................................................... 24
2.2.1. Con người bị tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần ............................................................... 25
2.2.2. Con người không thể hòa nhập với cuộc sống đời thường sau cuộc chiến và sự méo mó về
mặt nhân cách. ............................................................................................................................... 30
2.2.4. Hình ảnh những người phụ nữ góa bụa, cô đơn – sự ám ảnh khôn nguôi về nỗi đau chiến
tranh ............................................................................................................................................... 33

2.3. Con người tham vọng và tha hoá ......................................................................... 35
2.3.1. Con người tham vọng .......................................................................................................... 35
2.3.2. Sự tha hóa của con người .................................................................................................... 44


2.4. Con người bé nhỏ ................................................................................................. 48
2.5. Người phụ nữ cô đơn ............................................................................................ 58

CHƯƠNG 3 : TỰ SỰ ĐẦY MA LỰC VÀ ÁM ẢNH ........................... 67


3.1. Khung cảnh “Liêu Trai” và lối dựng truyện huyền ảo, giàu kịch tính................. 67
3.2. Một thế giới nghệ thuật được chạm khắc chủ yếu bằng biểu tượng .................... 90
3.3. Những triết luận u trầm, riết róng......................................................................... 97

KẾT LUẬN ............................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 112


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Từ sau năm 1986, thành tựu của quá trình cải cách xã hội cộng với nhiệt tình đổi mới,
khát vọng dân chủ và tinh thần nhìn thẳng vào sự thật của đội ngũ nhà văn đã tạo đà cho văn
xuôi nghệ thuật bùng nổ thành những cao trào sôi nổi. Trải qua hơn hai thập niên, nhiều cây
bút văn xuôi đã từng bước khẳng định tên tuổi của mình trong lòng độc giả. Thành tựu của
cả giai đoạn văn học này đã được đề cập khá nhiều trong các giáo trình văn học sử cũng như
các chuyên đề phê bình và lý luận. Chúng tôi xét thấy, việc đi sâu đánh giá những đóng góp
riêng của từng tác giả, nhân tố quan trọng làm nên diện mạo văn học của cả thời kỳ, là vô
cùng cần thiết. Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn thông qua việc nghiên cứu đặc điểm
văn xuôi nghệ thuật của Võ Thị Hảo để thấy được đặc điểm và thành tựu của văn xuôi thời
kỳ đổi mới, đồng thời bổ sung cái nhìn toàn diện hơn cho bức tranh văn học hai mươi năm
trở lại đây.
Võ Thị Hảo xuất hiện trên văn đàn vào những năm cuối của thập niên 80, với những
truyện ngắn phản ánh cuộc sống đời thường, phản ánh số phận của những con người bé nhỏ,

đặc biệt là người phụ nữ. Từ đó trở đi, đề tài này trở thành một dòng mạch khá xuyên suốt
trong sáng tác của chị. Bên cạnh những cây bút cùng khai thác đề tài này, trong đó có không
ít tác giả nữ mới xuất hiện những thập niên gần đây, Võ Thị Hảo đã tạo được dấu ấn riêng
trên những trang viết của mình. Tìm hiểu một cách hệ thống đặc điểm văn xuôi nghệ thuật
Võ Thị Hảo là một cách để lí giải nét riêng biệt và đóng góp của tác giả cho mảng đề tài
này.
Không dừng lại ở mảng truyện ngắn, năm 2003, tiểu thuyết “Giàn thiêu” của Võ Thị
Hảo ra mắt độc giả, góp phần đánh dấu sự trở lại sôi nổi của thể loại tiểu thuyết lịch sử trên
văn đàn. Tác phẩm này tạo được sức hấp dẫn không chỉ bởi cách lí giải các vấn đề lịch sử
mà còn ở cách viết đậm chất huyền tích, kỳ ảo, phiêu diêu của tác giả. Lối văn này không
chỉ có trong mỗi “Giàn thiêu”. Nó xuất hiện trong phần lớn sáng tác của Võ Thị Hảo, trở
thành một thế mạnh riêng của tác giả. Do đó, nghiên cứu toàn diện văn xuôi nghệ thuật của
Võ Thị Hảo sẽ góp phần làm bật lên nét độc đáo của lối viết này, lý giải được sức hấp dẫn
trong những sáng tác của chị đối với độc giả đương thời.
Ngoài ra, con người trong sáng tác của Võ Thị Hảo mang sức sống, hơi thở của thời
đương đại. Người đọc hôm nay có thể tìm thấy những điều gần gũi với bản thân mình khi
đọc các tác phẩm của chị. Nghiên cứu văn xuôi nghệ thuật Võ Thị Hảo là một cách giúp


chúng ta khám phá thế giới hiện thực đang tồn tại xung quanh, để từ đó có thể hiểu rõ hơn
về bản thân và thời đại. Đó cũng là một cách trải nghiệm bổ ích trong quá trình hoàn thiện
bản thân của mỗi con người bằng văn học.
Vì những lí do trên người viết chọn đề tài “Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Võ Thị
Hảo” để nghiên cứu trong luận văn của mình.

2. Lịch sử vấn đề
Nhận định về văn xuôi nghệ thuật Võ Thị Hảo cho đến nay vẫn chưa có một
công trình nghiên cứu nào hoàn chỉnh và đầy đủ. Chủ yếu là những bài phỏng vấn,
giới thiệu tác giả, tác phẩm đăng rải rác trên các báo, tạp chí, một số chuyên luận đề
cập đến một vài tác phẩm hoặc một vài khía cạnh nghệ thuật… Có thể kể đến một vài

nhận định xoay quanh các mặt sau:
2.1. Nhận định về nội dung, cảm hứng trong sáng tác của nhà văn này,
Thụy Khê cho rằng Võ Thị Hảo là thế hệ nhà văn chối bỏ cổ tích, không tin “thần
thoại chiến trường”, “cuộc sống trong văn của chị là một xã hội tan chiến nhưng
không tàn chiến” [43]. Đoàn Cầm Thi đã phát hiện ra nét mới trong tác phẩm viết về
chiến tranh của Võ Thị Hảo là khi đề cập đến sự phá hủy của chiến tranh đối với con
người, đặc biệt là cơ thể người nữ, Võ Thị Hảo thường để cho các nhân vật nữ của
mình diễn đạt trực tiếp nhu cầu nhục thể, thể hiện khát vọng sống một cách mãnh liệt
[73]. Phạm Xuân Nguyên và rất nhiều nhà phê bình khác đều chú ý đến chất nữ tính
đằm sâu trong sáng tác của Võ Thị Hảo; họ cho rằng “chính niềm dự cảm mong
manh về hạnh phúc của nữ giới” khiến sáng tác của các nhà văn nữ đương đại (trong
đó có Võ Thị Hảo) “gợi lên được những cảm xúc về lòng tha thiết sống, tha thiết yêu,
dù quá khứ có nặng nề, dù hiện tại còn đau khổ vẫn mong mỏi cuộc sống ngày mai
tốt đẹp hơn cho người và cho mình” [56], [72].
2.2. Nhân vật và tính khuynh hướng trong sáng tác của Võ Thị Hảo được
đề cập đến nhiều. Trong đó, nhân vật trong sáng tác của chị thường được giới nghiên
cứu chú ý là những người phụ nữ, đặc biệt là “những con người bé mọn” và những
người phụ nữ thành đạt nhưng cô đơn [1], [76]. Một số ý kiến cho rằng Võ Thị Hảo
là một nhà văn nữ quyền khi khảo sát một số hình tượng nữ tiêu biểu trong sáng tác
của chị [6], [19], [77]. Các tác giả thường đi sâu mô tả thân phận của người phụ nữ


qua sáng tác của Võ Thị Hảo và phần lớn đều thừa nhận rằng, người phụ nữ trong
sáng tác của chị phần lớn đều đáng thương và bất hạnh. Ở một khía cạnh khác, Bùi
Việt Thắng đã chỉ ra rằng nhân vật trong văn xuôi Võ Thị Hảo thường có nét “dị
dạng, khác người nhưng tâm hồn họ thánh thiện, giàu lòng vị tha và đức hy sinh”
[72]. Nhiều người lại tỏ ra lý thú với các nhân vật lịch sử mà Võ Thị Hảo xây dựng
trong tiểu thuyết Giàn thiêu và cho rằng đấy là những sáng tạo độc đáo, thể hiện một
cái nhìn mới của tác giả đối với lịch sử [6], [52], [54], [69], [81].
2.3. Về mặt nghệ thuật, âm hưởng chung trong sáng tác của Võ Thị Hảo

cũng có nhiều ý kiến nhận định đáng lưu ý. Thụy Khê cho rằng “có thể tìm thấy trong
văn phong Võ Thị Hảo cái tàn nhẫn, chất huyền thoại phảng phất cơn mưa Nguyễn
Huy Thiệp, bóng mây Phạm Thị Hoài” [43]. Bùi Việt Thắng nhận xét rằng “truyện
ngắn Võ Thị Hảo dẫn dắt người đọc vào cõi tình yêu vừa “mê cung”, vừa kỳ lạ, với
các tình huống đặc sắc” (…) văn Võ Thị Hảo có cái dập dìu của những “chàng” và
“nàng”, không khí truyện lúc tỏ lúc mờ, câu chuyện được kể lắm khi phiêu diêu”
[72]. Đọc Võ Thị Hảo nhiều ý kiến đều nhận xét văn của chị có nhiều tầng hình
tượng với những lớp ngữ nghĩa khác nhau ẩn mình sau những câu chữ; đó là lối văn
được thổi linh hồn, với những câu văn huyền ảo, mê hoặc, thậm chí ma quái [31],
[36], [43], [49], [62], [73]. Đọc Võ Thị Hảo, người đọc được hòa nhập vào không
gian vừa huyền ảo, vừa kỳ bí, được sống với nội tâm nhân vật qua rất nhiều biến cố,
qua rất nhiều trải nghiệm về cõi đời, về nhân tình thế thái. Một số nhà nghiên cứu khi
đề cập đến các yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại thường nhắc đến nhiều sáng tác
của Võ Thị Hảo như một trong những tác phẩm “liêu trai hiện đại” tiêu biểu nhất. Tác
giả Cao Thị Thu Hoài với luận văn Thạc sỹ “Yếu tố kì ảo trong sáng tác của Võ Thị
Hảo qua tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc
nửa đêm”, bảo vệ năm 2009 tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã đi sâu
nghiên cứu các yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Giàn thiêu và một số truyện ngắn của
Võ Thị Hảo như một chất liệu quan trọng tạo nên sức hấp dẫn trong sáng tác của nhà
văn này [31]. Tác giả luận văn đã phân loại và mô tả các loại nhân vật kì ảo cũng như
các thủ pháp nghệ thuật thể hiện cái kì ảo trong các sáng tác của Võ Thị Hảo. Tuy


nhiên việc khảo sát của tác giả Cao Thị Thu Hoài chỉ dừng lại ở một vài tác phẩm,
chưa bao quát hết các sáng tác của Võ Thị Hảo.
Bên cạnh việc nghiên cứu chuyên sâu về yếu tố kì ảo, một số nhà phê bình còn
quan tâm đến khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử trong tác phẩm của Võ Thị Hảo,
xem đây như một cách xử lý có hiệu quả các chất liệu lịch sử, một hướng tìm tòi và
đóng góp riêng của tác giả trong khuynh hướng chung của thể loại này [7], [13], [70].
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân đã chỉ ra rằng trong Giàn thiêu, nhà văn Võ Thị Hảo đã

hình dung lịch sử như những giả định, sử dụng các chất liệu có sẵn để dày công hư
cấu, thiết kế lại quá khứ, tạo ra một thế giới của riêng mình. Điều đó cho thấy sự
tiếp cận của Võ Thị Hảo đối với các vấn đề lịch sử là sự tiếp cận với tinh thần
của thời đại mới, tư duy mới và thực sự có đóng góp cho mảng đề tài này.
Chính những ý kiến quý báu trên đã gợi mở những lối đi nhất định để luận
văn tiếp tục khám khá đặc điểm của văn xuôi nghệ thuật Võ Thị Hảo một cách
toàn diện hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đặc điểm của văn xuôi nghệ thuật
Võ Thị Hảo.
Phạm vi khảo sát là toàn bộ các sáng tác văn học đã in của Võ Thị Hảo gồm 4
tập truyện ngắn: Người sót lại của rừng cười, Hồn trinh nữ, Góa phụ đen, Những
truyện không nên đọc lúc nửa đêm và 1 tiểu thuyết: Giàn thiêu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp loại hình để xem xét và tìm ra những
đặc điểm cơ bản của văn xuôi nghệ thuật Võ Thị Hảo; sử dụng phương pháp cấu trúc
– hệ thống, luận văn khảo sát toàn bộ các tác phẩm đã in của nhà văn, phân tích một
cách hệ thống các đặc trưng cơ bản về nội dung và phương thức tự sự của các tác
phẩm, để khái quát thành những đặc điểm chính; đồng thời sử dụng thêm phương
pháp so sánh – miêu tả và một số phương pháp bổ trợ để thấy được những nét riêng
và đóng góp của tác giả cho nền văn học Việt Nam đương đại.


5. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu một cách bao quát, có hệ thống đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Võ
Thị Hảo, khẳng định vị trí và những đóng góp của nhà văn cho nền văn học dân tộc.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có 148 trang, ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (4 trang),
Tài liệu tham khảo (10 trang), Phần nội dung (128 trang) được trình bày thành 3
chương:

Chương 1: Văn chương Võ Thị Hảo – từ quan niệm đến sáng tạo nghệ
thuật (22 trang).
Trong phần này luận văn trình bày khái quát quá trình sáng tác của Võ Thị Hảo
cũng như những quan niệm của nhà văn về văn chương, về sứ mệnh của người cầm
bút và quan niệm nghệ thuật về con người. Đó là những yếu tố chi phối đến việc lựa
chọn nội dung cũng như phương thức tự sự trong các sáng tác của Võ Thị Hảo.
Chương 2: Con người và những bi kịch cá nhân (53 trang).
Phần này luận văn mô tả những nội dung tự sự chủ yếu trong sáng tác của Võ
Thị Hảo tập trung vào các hình tượng con người với những bi kịch cá nhân. Trong đó
nổi bật là con người với nỗi đau chiến tranh, con người tham vọng – tha hóa, con
người bé nhỏ và chân dung những người phụ nữ cô đơn.
Chương 3: Tự sự đầy ma lực và ám ảnh (53 trang).
Ở chương 3, luận văn đi sâu tìm hiểu những phương thức tự sự tạo nên sức hấp
dẫn trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Tập trung trong ba vấn đề: lối dựng truyện huyền
ảo, kịch tính; xây dựng hệ thống biểu tượng đầy ám ảnh và chất triết luận qua nghệ
thuật xây dựng chân dung cũng như giọng văn giễu nhại và tâm tình thương cảm xót
xa.


CHƯƠNG 1 : VĂN CHƯƠNG VÕ THỊ HẢO – TỪ QUAN NIỆM
ĐẾN SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT

1.1. Sự nghiệp văn chương của Võ Thị Hảo
1.1.1. Vài nét về tiểu sử

Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại Diễn Châu, Nghệ An trong gia đình giàu truyền
thống đấu tranh cách mạng, song thân của chị đều là những đảng viên lão thành của
phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổi tiếng. Học đại học Văn khoa trường Đại học tổng
hợp Hà Nội, ra trường chị ở lại đất Hà thành lập nghiệp. Từng công tác tại Nhà xuất
bản Văn hóa Dân tộc, có thời gian chị cũng phải làm nhiều việc khác nhau để kiếm

sống.
Võ Thị Hảo vừa viết văn vừa làm báo. Chị là hội viên của Hội nhà văn Việt
Nam với nhiều đóng góp đáng kể cho mảng văn xuôi Việt Nam hai thập niên cuối thế
kỷ XX; và cũng là cộng tác viên uy tín của nhiều tờ báo khác nhau, trong đó chủ yếu
nhất là báo Phụ nữ. Chị từng là trưởng ban đại diện Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí
Minh tại Hà Nội, rồi trưởng ban Thư ký tòa soạn của báo Giáo Dục và Xã Hội. Có
thời gian chị cũng về công tác cho Tạp chí Vì trẻ thơ. Đi nhiều, thấy nhiều, chính
nghề báo đã hỗ trợ cho chị rất lớn trong sáng tác văn chương.
Sau cuộc nhân đỗ vỡ, chị sống cùng hai con tại ngoại thành Hà Nội, rồi xin về
hưu trước tuổi, chuyên tâm vào hoạt động sáng tác. Năm 2005, chị sáng lập công ty
Văn hóa truyền thông Võ Thị, cho in lại phần lớn những tác phẩm của mình. Kinh
doanh được một thời gian, chị giao lại cho người khác quản lý, bắt tay vào việc hoàn
tất những sáng tác mới của mình.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương

1.1.2.1. Quá trình sáng tác của Võ Thị Hảo
Võ Thị Hảo có một niềm đam mê sâu sắc đối với văn chương. Từ nhỏ chị đã
thích đọc sách, rồi tập làm thơ từ rất sớm và cũng có suy nghĩ sẽ trở thành nhà thơ.
Nhưng duyên số lại đưa chị đến với nghề báo, để không biết tự bao giờ cái nghiệp
văn chương bén rễ và trở thành một nỗi ám ảnh không dứt đối với chị, cho dù cuộc


sống gia đình riêng nhiều khó khăn vất vả và ngay cả người bạn đời cũng không ủng
hộ chị theo đuổi nó.
Xuất hiện trên văn đàn vào những năm cuối của thập niên 80, truyện ngắn đầu tiên
của Võ Thị Hảo đăng trên báo Phụ nữ thủ đô năm 1989 là truyện “Người gánh nước
thuê”. Câu chuyện kể về số phận của những người nghèo khổ, dị dạng đã nhận được
nhiều đồng cảm nơi người đọc.
Tạo được dấu ấn ngay trong tác phẩm đầu tiên ra mắt, suốt hơn 10 năm tiếp theo,
Võ Thị Hảo từng bước khẳng định tên tuổi của mình ở mảng truyện ngắn viết về đề

tài chiến tranh và số phận của con người trong thời hậu chiến. Người ta bắt đầu chú ý
nhiều hơn đến cái tên Võ Thị Hảo qua những truyện ngắn “lạ” như: Người sót lại của
rừng cười, Hồn trinh nữ, Biển cứu rỗi, Vườn yêu… Tác phẩm của chị được công
chúng đón nhận và chờ đợi. Sáng tác của chị được tuyển tập và in chung với nhiều
tác giả khác, chị được đánh giá là một trong những cây bút nữ tiêu biểu của văn học
sau những năm đổi mới.
Năm 2003, Võ Thị Hảo đánh dấu bước chuyển quan trọng trong sự nghiệp bằng
việc cho ra đời tiểu thuyết dã sử Giàn thiêu. Tác phẩm gây tiếng vang lớn trên văn
đàn bởi cách viết mê hoặc, huyền ảo, cách tiếp nhận và đánh giá lịch sử một cách
uyển chuyển, mới mẻ, đánh dấu những bước đi mới cho thể loại tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại.
Năm 2005, Võ Thị Hảo cho in lại toàn bộ sáng tác của mình gồm bốn tập truyện
ngắn và một tiểu thuyết. Những năm gần đây, nhà văn Võ Thị Hảo vẫn tiếp tục công
việc sáng tác và dự định sẽ cho ra đời nhiều tác phẩm mà chị đã ấp ủ nhiều năm qua.
1.1.2.2. Tác phẩm đã in của Võ Thị Hảo
- Truyện ngắn (bốn tập): Người sót lại của rừng cười, Hồn trinh nữ, Góa phụ đen,
Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm.
- Tiểu thuyết: Giàn thiêu.
1.1.2.3. Các giải thưởng đã đạt được
- Giải cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn NXB Hà Nội 1991.
- Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội cho tiểu thuyết Giàn thiêu năm 2004.
- Giải 5 năm văn học Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam.


1.2. Quan niệm nghệ thuật của Võ Thị Hảo
1.2.1. Văn chương và sứ mệnh của nhà văn

Võ Thị Hảo là người có quan điểm về văn chương rất rõ ràng và nghiêm túc.
Trong nhiều bài trả lời phỏng vấn trên báo chí, chị đã không ít lần bày tỏ thái độ của
mình về vai trò của văn chương và sứ mệnh cao cả của nhà văn. Võ Thị Hảo từng

nói: “văn chương là nơi thổ lộ những khát vọng, những nỗi đau lớn của kiếp
người. Sứ mệnh của nhà văn là chia sẻ niềm vui, nỗi đau và thức tỉnh lương tri”.
Điều mà Võ Thị Hảo tâm đắc nhất khi nói về văn chương chính là khả năng “nói
thật” của nó. Theo chị, văn chương đi ra khỏi sự thật thì chỉ là thứ văn chương trưởng
giả, phù phiếm. Trách nhiệm của người viết là không né tránh sự thật. Chị nói:
“Thiên chức nhà văn là tôn trọng tự nhiên. Tự nhiên nghĩa là sự thật. Như những con
sóng biển và gió vẫn đêm ngày cồn cào đến với đất liền. Khi nhà văn mà chối bỏ sự
thực viết dối trá và đứng ngoài những nỗi đau, khát vọng cũng như khát vọng thật sự
của con người khi ấy, nhà văn đó trở nên nguy hiểm cho đồng loại” [14].
Những khát vọng mà Võ Thị Hảo gửi gắm qua văn chương chính là khát vọng tự
do, công lý, khát vọng được hạnh phúc, yêu thương và chia sẻ.
Nói về Giàn thiêu, Võ Thị Hảo cho rằng: “Một trong những thông điệp của Giàn
thiêu: Dựng giàn thiêu người trên đảo Âm Hồn, đốt sách mổ bụng moi gan người
dưới đoạn đầu đài, hay bất cứ cực hình nào đó cũng không thiêu hủy được sự thật,
khát vọng tự do và công lý” [21]. Hình tượng Lê Thị Đoan trong tác phẩm này chính
là một sự hóa thân của tác giả. Võ Thị Hảo đã gửi gắm trong đó rất nhiều những tư
tưởng, khát vọng, quan niệm của chị đối với văn chương.
Lê Thị Đoan có thể được xem là một chân dung “lạc điệu” của thời đại. Đã “bạo
gan” giả trai đi thi chỉ với một mong muốn “đem chút tài hèn nhi nữ mà giúp rập
quốc gia”, chí nguyện không thành vì tiểu nhân hãm hại, bà vẫn hiên ngang vạch trần
những tội ác man rợ, tố cáo những kẻ lộng quyền, ỷ thế, gieo rắc tai họa cho nhân
dân. Cái chết tức tưởi của bà chính là tiếng nói phản kháng mạnh mẽ của lương tri và
công lý. Đó là sự phản kháng cuối cùng của một con người không thỏa hiệp với cái
ác, không vì mưu cầu danh lợi mà trở thành bọn ca công “uốn lưỡi nịnh hót xum
xoe”, bẻ cong ngọn bút của mình. Con người bà có thể bị lấp vùi trong tro bụi, nhưng


văn chương của bà vẫn tồn tại với thời gian và bất tử trong lòng nhân dân. Nói như
quan Tham tri chính sự Từ Văn Thông: “Dù có đem đốt cả ngàn vạn lần cuốn sách
“Lê Thị Đoan trước tác” thì cuốn sách vẫn cứ nhơn nhơn tồn tại, vì chúng đã ăn vào

trong ruột kẻ có chữ và còn được lưu truyền không mệt mỏi trên miệng bọn dân đen”.
Và “sở dĩ chúng đi thun thút vào bụng dạ chúng dân, là bởi tài cao học rộng, bởi văn
chương cái thế, bởi gan óc tế thế kinh bang đẫm trên từng trang, bởi mụ ta không viết
điều gì ngoài sự thật” [Giàn thiêu, 508, 509]. Cho nên một tác phẩm văn chương đích
thực phải là một tác phẩm có ích cho cuộc đời, nó có khả năng “thanh lọc” tâm hồn
(chữ dùng của Thạch Lam). Dù người ta có gán cho nó là “tà thư” hay “lộng ngôn sáo
ngữ” thì nó vẫn cứ là “chính văn chính sử” trong lòng những người biết phân biệt
phải trái trắng đen. Chính quan Gián nghị đại phu Mâu Du Đô, một người còn có
chút lương tri trong triều đình đã nói: “sách nào, chữ nào có ích cho dân cho nước,
sách nào chữ nào khiến cho người đọc cầm cuốn sách trên tay mà như cầm tấm
gương soi lại chính mình, đọc chữ nào thì chữ đó là lời khen tiếng chê ứng mỗi hành
vi cử chỉ, tâm tình thiện ác của chính mình thì sách đó, chữ đó là chính văn chính sử”
[GT, 511]. Và để tạo nên những trước tác để đời như thế không phải người cầm bút
nào cũng có thể làm được. “Chỉ có người nào trên hiểu lẽ trời, dưới hiểu lẽ đời, ngày
ngày ăn chung bát cơm gạo hẩm, húp chung bát cháo cầm hơi, đêm đêm chia sẻ manh
chiếu rách với kẻ khốn cùng nhất trong thiên hạ, nung nấu trong lòng mộng ước cứu
đời cứu người, làm cho dân thịnh nước cường thì mới có thể cầm bút viết nên những
dòng như thế” [GT, 512].
Chính khát vọng tự do đã khiến cho rất nhiều nhân vật của Võ Thị Hảo lựa chọn
con dường “không thỏa hiệp” như Lê Thị Đoan. Một nhà phê bình đã nói những
người đàn bà trong sáng tác của Võ Thị Hảo thường hay “nổi loạn” là như thế. Một
tiểu thư Nhuệ Anh (Giàn thiêu) yêu hết mình, sống hết mình, sẵn sàng chết cho tình
yêu với chàng thư sinh Từ Lộ, nhưng đến khi đối diện với một Thần Tông (hậu thân
của Từ Lộ) ngất ngưỡng trên ngai vàng mà tình yêu đối với nàng vẫn còn ám ảnh
trong tiềm thức, nàng đã không chần chừ lựa chọn ra đi. Mặc dù đằng sau chiếc áo cà
sa thoát tục kia vẫn nguyên vẹn một trái tim đập cho tình yêu thời tuổi trẻ, nhưng cái
tự do tuyệt đối trong trái tim nàng mới là điều nàng mong cầu lớn nhất.


Một nàng H’Điêu nguyện làm một cây chanh lẻ loi cô độc suốt ngàn năm, chứ

không muốn tái sinh để rồi lại tiếp tục làm một người đàn bà “ngây thơ, bị chồng
nghi ngờ, dằn vặt rồi phụ bạc”, và “sẽ lại biến thành cây chanh cô đơn bên bờ suối
cạn mà thôi” (Khát của muôn đời – Hồn trinh nữ).
Hay chính vì bảo vệ công lý mà Nữ hoàng Pháp luật cũng trở thành một nữ hoàng
cô độc, chấp nhận bị giam cầm ngàn năm trong vương quốc của thần Tiền Tài và Dục
Vọng, chứ không thể nào thỏa hiệp với chúng, nàng cũng không thể nào thuộc về bất
cứ một ai, bởi vì “nếu không, cán cân công lý sẽ nghiêng lệch” (Nữ hoàng cô đơn).
Quá trình đấu tranh cho công lý của rất nhiều nhân vật trong sáng tác của Võ Thị
Hảo có lúc thành công nhưng phần lớn là thất bại hoặc thành công phải đánh đổi bằng
một cái giá nào đó. Nhưng dù sao đi nữa thì văn chương của chị cũng là một tiếng
kêu đòi công lý, quyền sống, quyền tự do và hạnh phúc cho con người. Chị nói: “đối
tượng của những, truyện ngắn, bài báo của tôi là nhân tính và sự bất bình trong xã
hội” [tôi vốn là người đàn bà thích được che chở].
Với Võ Thị Hảo, khi nào cuộc sống còn khổ đau, khi đó văn chương còn tồn
tại. Đó là nơi con người tìm thấy sự đồng cảm và trải nghiệm cuộc sống đích thực.
Cho nên chị ý thức rất cao sứ mệnh của một nhà văn đối với xã hội. Nhà văn phải là
người biết chia sẻ niềm vui, nỗi đau và thức tỉnh lương tri con người.
Võ Thị Hảo thường xuyên sử dụng những từ như “mang”, “vác”, “trả nợ”, gánh
nợ”, “chia sẻ”, “đồng hành” để nói về trách nhiệm của một nhà văn. Từ suy nghĩ về
số phận của nhà văn Lê Đạt (một nạn nhân của phong trào Nhân văn – Giai phẩm)
chị khái quát chung về số phận của những người đeo nghiệp văn chương, chị ví họ
như những người “vác thập giá chữ” trên đôi vai của mình. Những bước đi nặng nhọc
giữa cuộc đời. Nhưng số phận của họ là như thế, không thể nào không mang vác, chỉ
có cái chết mới có thể kết thúc cuộc hành trình của họ. Đó là một sự lựa chọn sòng
phẳng mà cũng vô cùng khắc nghiệt đối với một nhà văn chân chính. Võ Thị Hảo
từng tâm sự viết văn tức là lúc chị đã phải “nhận lĩnh kiếp nạn của những kẻ không
thể im lặng trước nỗi đau của người khác”. “Nhà văn là người gánh món nợ của lịch
sử, cuộc đời. Vì thiên chức của nhà văn là gánh nỗi đau của con người. Cái thân nhà
văn như thân con lừa ưa nặng vậy, chưa nặng thì chưa bước”. Có lúc chị lại ví von:



“Sứ mệnh của một nhà văn không hơn sứ mệnh của một người trồng cây (…) Có
điều, nhà văn có thể trồng được cả một cánh rừng bằng ngòi bút” [14].
Nhìn chung, những phát biểu trên báo chí về sứ mệnh nhà văn của Võ Thị Hảo
cũng khá thống nhất với ý nghĩa của hình tượng gợi lên từ tác phẩm của chị. Trên
những trang văn của Võ Thị Hảo luôn có bóng dáng của cái tôi tác giả đồng hành, sẻ
chia, đôi lúc xuất hiện trực tiếp để phẩm bình bày tỏ tình cảm, thái độ. Chị thường
viết về số phận của những con người bất hạnh, đó là những thân phận bé nhỏ, đáng
thương, những con người nghèo đói, tật nguyền, bệnh hoạn, cô đơn... Chị viết về tất
cả những bi kịch của cuộc đời với một trái tim biết yêu thương và chia sẻ.
Nhà văn không né tránh cái ác, cái xấu mà phanh phui đến tận cùng vì mục đích
cao cả là hướng con người đến cái chân, cái thiện. Đằng sau những bế tắc của con
người không hoàn toàn là niềm bi quan như ai đó đã từng đánh giá về kết thúc truyện
ngắn của Võ Thị Hảo. Điều còn lại sau những trang viết có lẽ là sự tỏa sáng của
lương tri con người. Bởi chỉ có lương tri con người mới giúp mỗi chúng ta nhận ra
chân giá trị của những nỗi đau và bất hạnh.
Quan niệm về văn chương và sứ mệnh của nhà văn đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách
khai thác đề tài, cách nhìn nhận về con người, cũng như cách lựa chọn ngôn ngữ, thể
hiện giọng điệu của nhà văn Võ Thị Hảo.
1.2.2. Quan niệm về con người và “thiên tính nữ” hay là “ý thức nữ quyền”

1.2.2.1. Quan niệm về con người
Sau 1975, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, sự thức tỉnh trở lại của ý thức cá
nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới, làm đổi thay quan niệm về
con người. Văn học ngày càng đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con
người với hạt nhân cơ bản là tư tưởng nhân văn, tinh thần nhân bản. Con người vừa là
điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn
học, đồng thời cũng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi
sự kiện và biến cố lịch sử. Nó báo hiệu xu hướng phát triển hướng nội, đi vào chiều
sâu của văn học thời kỳ đổi mới, báo hiệu sự trưởng thành của nền văn học. Nói như

nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà: Nhận thức đúng mối quan hệ giữa đời sống và chính
trị, con người và giai cấp là một trong những điều kiện làm cho văn học chúng ta có


khả năng phong phú và hấp dẫn hơn (...) Văn học, đặc biệt là văn học đã thực sự
bước vào giai đoạn trưởng thành, không chỉ bày tỏ tình yêu, sự phẫn nộ hay lòng
thương xót con người mà còn là một lĩnh vực quan sát và khám phá về con người.
[80, 23].
Sự đổi mới quan niệm về con người trong văn học sau thời kỳ đổi mới được
PGS Nguyễn Văn Long khái quát như sau:
Con người trong văn học hôm nay được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa
chiều của mọi mối quan hệ: con người với xã hội, con người với lịch sử, con
người của gia đình, gia tộc, con người với phong tục, với thiên nhiên, với
những người khác và với chính mình. Con người cũng được văn học khám phá
và soi chiếu ở nhiều bình diện, nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư
tưởng tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng
tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ
quát… [48, 16].
Như vậy, trong văn Việt Nam thời kỳ đổi mới, tính chất nhân văn của tác phẩm
nghệ thuật được đề cao, con người với đời tư, cá tính, bản lĩnh, phẩm chất, năng lực
cá nhân được chú trọng. Con người như một thế giới riêng phong phú, phức tạp, với
số phận riêng, và trong mối quan hệ cũng hết sức đa dạng của nó đối với toàn xã hội,
trở thành mối quan tâm hàng đầu của sáng tác.
Bên cạnh đó, có thể thấy con người trong những tác phẩm văn học sau đổi mới
đã được trả về với bản thể, nó tồn tại với tư cách một cái tôi đích thực, nó không đại
diện cho một cái gì đó, hay nói lên một điều gì đó, mà nó là sự tự thể hiện, tự nói về
bản thân mình bằng tiếng nói chân thành và say đắm nhất. Nhà văn luôn để cho nhân
vật của mình vật vã trăn trở với chính bản thân, ở cái bản ngã nửa tối nửa sáng của
họ. Và có khi các tác giả còn muốn “lộn trái” ra để phơi bày tất cả những xấu xa, đê
tiện của con người. Từ Nguyễn Minh Châu đến Nguyễn Huy Thiệp đã là một bước đi

dài. Bên cạnh đó còn là sự góp tiếng của hàng loạt các cây bút đầy tâm huyết như Lại
Văn Long, Tạ Duy Anh, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh, Dương Hướng, Phạm Thị
Hoài… Chưa lúc nào hơn lúc này khát vọng được nói thẳng, nói thật lại trở nên vô
cùng bức thiết như vậy, dù có lúc thật vật vã, khó khăn và đau đớn. Nói như một thời


Hoài Thanh đã bày tỏ trong Thi nhân Việt Nam đó là “cái khát vọng nói rõ những
điều kín nhiệm u uất, cái khát vọng được thành thực. Một nỗi khát vọng khẩn thiết
đến đau đớn”.
Xuất hiện trong thời kỳ đổi mới, tác phẩm của Võ Thị Hảo thấm đẫm tinh thần
chung của thời đại trong quan niệm về con người. Khảo sát qua tác phẩm và các ý
kiến phát biểu trực tiếp của nhà văn, luận văn nhận thấy vấn đề quan niệm về con
người của chị thường bộc lộ theo mấy khía cạnh sau:
Trước hết, con người trong văn xuôi Võ Thị Hảo chủ yếu là con người thế sự,
đời tư. Mỗi một con người là một số phận riêng với những mảnh đời khác nhau. Đó
là con người đa diện với cả cái tốt đẹp lẫn cái xấu xa thấp hèn. Với mục tiêu nhìn
nhận con người ở nhiều khía cạnh khác nhau, một cách sống động và thành thực nhất,
nhà văn không ngần ngại để con người tự thú những xấu xa, bất lực cũng như những
tham vọng thấp hèn, những khát khao thầm kín nhất. Rất nhiều chân dung trong sáng
tác của Võ Thị Hảo không thể gọi là người tốt hay kẻ xấu, người cao thượng đạo đức
hay giả dối mưu toan. Ranh giới giữa những cái trước đây vốn được “kẻ vạch” phân
chia rất rạch ròi nay lại trở nên mờ hóa. Cảm giác mà nó đem lại cho người đọc cũng
vậy. Với mỗi nhân vật đọc lên có lúc ta cảm thấy đồng tình có khi lại muốn phê phán,
có lúc thấy yêu thương có khi lại căm ghét… Sự đa diện trong các chân dung nhân
vật chính là chất men tạo nên sức hấp dẫn và lôi cuốn trong sáng tác Võ Thị Hảo nói
riêng và của các nhà văn đương đại nói chung.
Thứ hai, con người trong văn xuôi Võ Thị Hảo đầy bí ẩn với đời sống nội tâm
phong phú và phức tạp. Nhân cách con người không chỉ là kết quả của lí trí, mà còn
có sự tham gia của vô thức, tiềm thức, tâm linh. Sự cộng hưởng của các yếu tố này
khiến cho hình tượng con người trong sáng tác của Võ Thị Hảo không chỉ bí ẩn, khác

thường, mà đôi lúc trở nên xa lạ một cách đầy mê hoặc. Tâm trạng con người cũng
được chú ý khơi sâu với những rung cảm tinh tế. Bằng cảm thức và sự nhạy cảm của
một nhà văn nữ, Võ Thị Hảo đã xây dựng rất nhiều chân dung những con người tâm
trạng, với những số phận chìm nổi khác nhau đặc biệt là những kiếp đàn bà đa đoan
và bất hạnh.


Điểm đáng chú ý trong quan niệm về con người của Võ Thị Hảo là nhà văn
quan tâm nhiều đến sự bấp bênh trong số phận của mỗi cá nhân. Qua sáng tác của chị,
con người dường như dễ trở nên bé nhỏ, đáng thương và tội nghiệp trong thế
giới xô bồ, nhiều cạm bẫy bủa vây; con người đầy đau khổ với những bi kịch cá
nhân triền miên không dứt. Ở khía cạnh này, con người trong văn xuôi nghệ thuật
Võ Thị Hảo mang đậm dấu ấn hiện sinh.
Trong quan niệm của các nhà hiện sinh chủ nghĩa, nỗi đau lớn nhất của kiếp
người chính là không tìm thấy tiếng nói chung giữa cộng đồng, không tìm thấy được
niềm đồng cảm để làm điểm tựa cho tâm hồn. Sự cô đơn như là một định mệnh mà
con người phải chịu đựng.
Trong văn học Việt Nam đương đại, người ta hay bắt gặp bóng dáng của con
người vừa bước ra từ cuộc chiến, trở về với cuộc sống đời thường, họ đã mất đi cái
sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng tập thể. Mất đi chỗ dựa, con người phải tự đứng
lên bằng đôi chân của mình, tự mình quẫy đạp để tồn tại và dễ trở nên mỏng manh,
yếu ớt, có khi bất lực và rơi vào bi kịch. Nhìn lại cuộc chiến đã đi qua con người lắm
khi không khỏi cảm thấy rùng mình, ghê sợ.
Thế giới chiến trận trong sáng tác của Võ Thị Hảo không còn cái không khí
“đường ra trận mùa này đẹp lắm”, không còn cái hăm hở “một sớm vui sao cả nước
lên đường”, mà thay vào đó là thế giới của chết chóc và hủy diệt nhân tính con người,
thế giới của đau khổ và những nỗi buồn u uất triền miên, những ám ảnh rợn người dai
dẳng. Thế hệ của những kẻ vừa rời chiến trận như người đàn ông trong Biển cứu rỗi,
Thảo trong Người sót lại của rừng cười, người chồng trong Hồn trinh nữ trở thành
một thế hệ lạc loài khi trở lại với những mối quan hệ đời thường sau cuộc chiến. Họ

không còn là “những tượng đài bất tử” với những tấm huy chương sáng ngời trên
ngực, lúc nào cũng phơi phới niềm tin hát vang những bản hùng ca lạc quan chiến
thắng. Vinh quang của cuộc chiến chỉ còn là cái bóng mờ trong quá khứ, họ bị lột
trần và trả về với bản chất của một con người thực thụ, cũng có những nỗi sợ hãi, lo
âu thường trực đối với số phận của chính mình. Va đập với cuộc sống đầy bất trắc, họ
trở nên bé nhỏ đáng thương hơn lúc nào.


Giờ đây bước vào hành trình tìm kiếm bản thể, con người lao vào vòng quay
vô tận của sự sống và cái chết, của hiện hữu và hư vô, hữu hạn và vô hạn của kiếp
nhân sinh giữa cõi vô thường, có khi chỉ để bắt gặp ảo ảnh của mình, rồi trở thành
“kẻ xa lạ” với chính mình, có khi đơn thuần chỉ là để nếm trải và rồi chấp nhận trả giá
cho những sự lựa chọn của mình. Đến một lúc nào đó con người đã nhận ra rằng nỗi
đau của phận người, một nỗi đau luôn đồng hành với con người trần thế chính là một
tất yếu mà con người không thể nào phủ nhận.
Võ Thị Hảo thường khai thác con người với những bi kịch triền miên. Xét
trong những mối quan hệ nhất định, phần lớn các nhân vật trong sáng tác của chị ai
cũng có nỗi khổ tâm riêng. Bậc quyền uy tột đỉnh ngất ngưởng trên ngai vàng như
Thần Tông thì mang nỗi ám ảnh về cái chết của tiên vương và mối tình với nàng
Nhuệ Anh được gieo từ kiếp trước, khiến cho không ít phen hoang mang, sợ hãi, tiếc
nhớ, đến chết vẫn không thể nào thỏa mãn được khát khao chiếm hữu nàng cung nữ
Ngạn La hoang dại. Hay một nguyên phi Ỷ Lan đầy quyền lực đến cuối đời cũng phải
sống trong dằn vặt, đau đớn vì ám ảnh bởi những tội lỗi đã gây ra cho thái hậu họ
Dương và bao nhiêu cung nữ (Giàn thiêu). Người giàu có cái khổ của người giàu, kẻ
nghèo hèn thấp kém cũng có những bất an riêng. Với Ả Tuynh (Dệt cỏ) là nỗi khổ
tâm bị cái nghèo bám riết, có nỗi oan khiên mà không biết phải kêu ai, cho đến chết
vẫn ôm mối hận chưa đòi được người ta công nhận liệt sĩ cho chồng và phát cái sổ
thương binh cho con trai bệnh tật. Cái nghèo, cái đói bám riết lấy số phận của những
con người nhỏ bé. Kẻ thì đi bán cốt để có tiền vẽ tranh, thực hiện hoài bão của đời
mình (Họa sĩ Xuân Tư trong Bán cốt), kẻ thì đi bán máu để cho chồng con được một

ngày không phải mút tay (Ngần trong Ngày không mút tay), kẻ thì lay lắt kiếm sống
qua ngày, vắt kiệt sức lực mà không có đủ cơm ăn, áo mặc (Ông Tiếu, bà Diễm trong
Người gánh nước thuê), kẻ thì phải chọn lấy cái chết để giải thoát khỏi sự bế tắc của
cuộc đời (Thùy Châu trong Vũ điệu địa ngục)...
Nhìn chung, cuộc sống trong tác phẩm của Võ Thị Hảo là một thế giới nhiều
tổn thương và đầy bất trắc, đó là thế giới của sự khủng hoảng về chân giá trị mà đôi
khi muốn tồn tại con người phải trả giá bằng chính nhân phẩm của mình. Thông qua


thế giới đó, nhà văn đã nói được những điều mà mình day dứt, sự day dứt của lương
tri đối với thân phận con người.
Tuy nhiên, con người trong sáng tác của Võ Thị Hảo cũng là những con người
giàu tình thương, đầy nghị lực và luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc. Trong quan
niệm về con người, Võ Thị Hảo luôn thể hiện niềm tin sâu sắc vào cái thiện cũng như
lương tri của con người. Chị mang niềm tin đó đặt vào rất nhiều những chân dung
nhân vật nữ.
1.2.2.2. Về “thiên tính nữ” hay là “ý thức nữ quyền”
Trong các bài trả lời phỏng vấn trên báo chí, Võ Thị Hảo đánh giá cao vai trò
của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, chị nói: “Phụ nữ, trước hết là một công
dân nên đương nhiên sẽ gánh vác những trách nhiệm xã hội, rồi lại còn yêu đàn ông
nữa, lại nhân lên sức mạnh của họ là tình da diết yêu con. Ngoài xã hội, phụ nữ lo
trách nhiệm tận tụy hơn, ít tham nhũng hơn đàn ông. Ở phụ nữ có sự lan tỏa và bền
bỉ. Điều quan trọng là phụ nữ cần thoát khỏi những nô lệ, tự ti và định kiến. Người
mẹ có lương tri, kiến thức và văn minh sẽ trực tiếp, êm dịu và nhanh chóng nhất
truyền sức mạnh cho con cái họ. Ai có người vợ, văn minh, trí tuệ, không ích kỷ, con
họ sẽ có rất nhiều cơ hội văn minh và trưởng thành” [Phụ nữ cần thoát khỏi những nô
lệ, tự ti và định kiến].
Nhiều người nhận xét trong sáng tác của Võ Thị Hảo đậm đặc tính nữ quyền.
Có thể thấy, đây yếu tố tự thân trong quá trình sáng tác của Võ Thị Hảo cũng như đã
trở thành xu hướng mạnh mẽ trong văn học Việt Nam những năm gần đây với sự xuất

hiện hàng loạt cây bút nữ từng bước khẳng định tên tuổi trên văn đàn như Lê Minh
Khuê, Vũ Thị Thu Huệ, Dạ Ngân, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Nguyễn Thị Ấm,
Phạm Thị Hoài, Nguyễn Ngọc Tư, Hòa Vang, Thuận... Nhà phê bình Bùi Việt Thắng
đã nhận xét rằng “Văn học đang mang gương mặt nữ, ngày càng trắc ẩn và khoan
dung, ngày càng tinh tế mà đằm thắm” [72].
Điểm mạnh của các nhà văn nữ này chính là bản năng mà tạo hóa ban tặng.
Bằng sự nhạy cảm tinh tế, sự trắc ẩn khoan dung, những người phụ nữ khi cầm bút họ
viết bằng tất cả trái tim, bằng tất cả cuộc đời mình. Cộng với xu hướng dân chủ, cởi
mở của thời đại, nhà văn nữ cũng đã mạnh dạn bộc lộ sự tự tin và thẳng thắn, họ


mạnh dạn thể hiện cái tôi của bản thân cũng như sự tìm tòi và sáng tạo qua từng tác
phẩm. Họ không chỉ đối thoại với những quan niệm đã được mặc định về vị trí, vai
trò của người phụ nữ, mà còn mạnh dạn lên tiếng khẳng định cái tôi bản thể, bộc lộ
những khát vọng trong đời sống riêng tư của nữ giới, khơi nguồn cho sự xác lập ý
thức cá nhân một cách trọn vẹn hơn. Bằng tài năng và bản lĩnh, nhiều nhà văn nữ đã
thể hiện trọn vẹn thiên chức của mình, khẳng định sự độc lập của mình, chứng tỏ họ
thực sự có khả năng trở thành “chủ thể tư duy, chủ thể thẩm mỹ” trong sáng tác văn
học.
Võ Thị Hảo là một trong những tác giả ý thức rất rõ sức mạnh thuộc về “thiên
tính” của một nhà văn nữ. Với chị, việc khẳng định ý thức nữ quyền không đơn thuần
chỉ là vấn đề giải phóng tính dục của người phụ nữ. Không quyết liệt và táo bạo như
một số cây bút nữ cùng thời, cũng không quá khắt khe, chị ủng hộ việc sử dụng các
yếu tố sex nhưng như một phương tiện nghệ thuật và đòi hỏi nhà văn phải thực sự có
tay nghề và bản lĩnh. Bởi theo chị đó là điều cần thiết để một tác phẩm nghệ thuật
tránh rơi vào dung tục, tầm thường. Điều mà Võ Thị Hảo quan tâm là sự xác lập vai
trò vị trí của người phụ nữ trên tất cả các mặt của đời sống với tư cách một con
người. Qua sáng tác của chị có thể thấy được quá trình người phụ nữ từng bước vươn
lên thoát khỏi những định kiến hẹp hòi cũng như những ràng buộc lạc hậu, cũ kỹ.
Nhiều hình tượng nữ đã đạt tới khả năng thể hiện khát vọng giải phóng sức mạnh và

vẻ đẹp thuộc về “thiên tính nữ”, một vẻ đẹp bất tận và vĩnh cửu của thế gian.
Cụ thể, trong sáng tác của Võ Thị Hảo, người phụ nữ thường mạnh mẽ, giàu
nghị lực, tự chủ trong cuộc sống, nhưng cũng mang đầy đủ phẩm chất của giới nữ với
trái tim bao dung, dịu dàng, giàu tình thương, đức hy sinh và nhẫn nại. Võ Thị Hảo
đã đặt vai trò cứu rỗi vào nhiều hình tượng nữ trong sáng tác của mình.
Bản thân là một nhà văn nữ, sự khúc xạ giới tính lên sáng tác của Võ Thị Hảo
là rất rõ. Có lúc, tâm thức của một nhà văn nữ chi phối rất nhiều đến các nhân vật mà
chị tạo ra trong tác phẩm. Chị thừa nhận: “Theo những điều đã được tiền nhân gieo
trong tiềm thức, tôi đã là một người đàn bà Việt Nam đội hai chữ “hy sinh” lên đầu
hơn quá nửa cuộc đời (…) Điều đó ảnh hưởng đến nhân vật của tôi” [Phụ nữ cần
thoát khỏi những nô lệ, tự ti và định kiến]. Tuy nhiên, đứng ở góc độ của một người


đồng giới quan sát các nhân vật của mình, Võ Thị Hảo đã có những khám phá chân
thực và sinh động về “một nửa thế giới”. Từ tiếng nói rất riêng của các nhà văn nữ
như Võ Thị Hảo mà cái nhìn về người phụ nữ trong văn chương trở nên đa dạng và
phong phú hơn rất nhiều.
Võ Thị Hảo nhận thức rất rõ vị trí hiện tại của người phụ nữ trong xã hội cũng
như sự thiệt thòi mà họ còn đang gánh chịu. Chị đã dùng cụm từ “những thân phận
bé mọn” để chỉ người phụ nữ trong sáng tác của mình. Những con người mà theo
như chị nói “nếu họ sống thì cũng vẫn tiếp thân phận bé mọn, vẫn ngơ ngác, lạc lõng,
hẳn phải có rất nhiều thời gian để đánh thức họ sang giấc mơ khác” [Suốt đời chỉ mơ
một giấc]. Cho nên chị cũng mong đến một ngày “người phụ nữ bi ai trong tôi nổi
loạn và nhân vật của tôi cũng nổi loạn chống lại số phận và hoàn cảnh” [Phụ nữ cần
thoát khỏi những nô lệ, tự ti và định kiến].
Truyện ngắn “Hành trang của người đàn bà Âu Lạc” có lẽ là một trong những
tiếng kêu thương của người phụ nữ chống lại số phận và hoàn cảnh như nhà văn đã
nói. Tác giả đã chỉ ra rằng cái gánh trên vai những người phụ nữ thực sự là quá sức.
Thời phong kiến, để kìm giữ đàn bà, người ta đặt ra triết lí, đặt ra tôn ti, đặt ra công,
dung, ngôn, hạnh. Đến thế kỉ giải phóng phụ nữ, tưởng như túi hành trang của người

đàn bà vơi bớt phần nào, nhưng chẳng những không vơi mà còn nặng thêm bởi những
mĩ của thời đại mới mà “mỗi mĩ từ lại óc ách đầy những giọt mồ hôi, nước mắt và cả
máu của đàn bà, những sợi tóc bạc, những vệt nhăn nheo trước tuổi” [94, 82]. Cái
gánh của người đàn bà Âu Lạc hiện đại còn nặng hơn cả gánh của bà Dạ Dần và mẹ
Âu Cơ, vì trong gánh của bà Dạ Dần và mẹ Âu Cơ chưa có triết lý, chưa có bình đẳng
và những mĩ từ.
Nói về vai trò của người phụ nữ, Võ Thị Hảo cũng đề cập đến vấn đề bình
đẳng giới. Chị ủng hộ giải phóng phụ nữ, nhưng chị cũng cho rằng bình đẳng giới
không cho riêng ai. “Nó là nhu cầu tự thân về những tổn thương xảy ra do sự mất cân
bằng của xã hội đem lại. Khi những kẻ yếu bị những kẻ mạnh ức hiếp, rồi chính kẻ
mạnh cũng đến lượt bị tổn thương gián tiếp vì không kẻ mạnh nào có thể tách rời
hoàn toàn được những kẻ yếu”. Trong một bài phỏng vấn, chị nói rõ hơn:


Trước đến giờ chúng ta thường quan niệm thiên lệch: giải phóng phụ nữ là
một quyền lợi, một ân huệ, một sự ban ơn của xã hội cho phụ nữ. Thực ra giải
phóng phụ nữ cần được quan niệm là giải phóng xã hội hiện tại ra khỏi những cản
trở phát triển và hạnh phúc cho mỗi người. Vì trong xã hội dã man thì nhiều
người, trong đó có các kẻ yếu đuối, kém may mắn, trong đó có thể có cả đàn ông,
bị kẻ mạnh hơn tước đoạt cơ hội. Bất kỳ một người nào bị tước đoạt cơ hội và
quyền sống, quyền tự do thì bản thân sự tước đoạt ấy là một phản lực gây tác hại
trước mắt và lâu dài đến toàn xã hội. Một người đàn ông gây bạo lực trong gia
đình anh ta có hạnh phúc không, theo tôi là không, nếu chuẩn hạnh phúc của anh
ta không trùng với chuẩn của một con dã thú. Và chỉ khi nào chúng ta quan niệm
và hành động thoát khỏi sự dã thú, quan niệm một cách công bằng về việc giải
phóng phụ nữ - không, nói đúng hơn là trả lại quyền làm người bình đẳng của bất
kỳ ai, trong đó có phụ nữ - trả lại quyền bình đẳng trước tạo hóa - như tuyên ngôn
nhân quyền đã nói thì khi đó việc ấy mới dần trở thành hiện thực [Phụ nữ cần
thoát khỏi những nô lệ, tự ti và định kiến].
Quan niệm của Võ Thị Hảo cho thấy nhà văn đã đề cập đến một vấn đề mang ý

nghĩa nhân văn sâu sắc. Nhận thức được điều đó nên những trang văn của chị không
chỉ hướng về quyền sống của những người phụ nữ mà còn là cho tất cả mọi người.
Có lẽ người ta chú ý đến xu hướng nữ quyền trong văn chương các nhà văn nữ (trong
đó có Võ Thị Hảo) bởi vì ngòi bút của họ thường hướng về phụ nữ, viết về phụ nữ
với tất cả sự trân trọng và trìu mến của trái tim những “người cùng giới”, một điều
làm nên thứ “quyền lực” rất riêng cho các nhà văn nữ. Trong sáng tác của Võ Thị
Hảo đặc điểm này bộc lộ trong việc nhà văn thể hiện rất rõ ý thức về vị trí, chỗ đứng
của người phụ nữ trong xã hội, cũng như sức mạnh của “thiên tính nữ” với biểu hiện
rõ nhất các tố chất của nó là vẻ đẹp thiên bẩm, tinh thần vị tha, nhân hậu, bao dung và
bản năng yêu thương dồi dào, mãnh liệt.
Rất nhiều người phụ nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo đẹp một cách lung linh
kỳ ảo và đầy ma mị. Sắc đẹp của họ là hiện thân cho nguồn sống, sự thanh khiết, tính
lý tưởng và sự tự do tuyệt đối. Người đàn bà Âu Lạc (trong truyện Hành trang của
người đàn bà Âu Lạc) là hiện thân cho vẻ đẹp tinh khiết của vũ trụ trong thuở hồng


hoang, với cơ thể căng tràn sức sống và tâm hồn ngây thơ chân thật hồn nhiên, thỉnh
thoảng nàng lại nghển cao “cái cổ xinh đẹp” nhìn ra tứ phía tìm kiếm những sinh linh
khác trong vũ trụ cũng đẹp đẽ và quyến rũ như nàng để cùng bầu bạn. Nữ hoàng Pháp
luật (trong truyện Nữ hoàng cô đơn) mang trong mình vẻ đẹp lộng lẫy, huy hoàng của
vầng dương buổi sáng, nàng là hiện thân cho công lý và cũng chính là sự bất tử.
Dung mạo của Ngạn La (Giàn thiêu) thì đầy vẻ “xa xăm cô tịch” trong thế giới hiện
hữu khắc nghiệt, không ai có thể sở hữu được nàng, nàng mãi mãi vẫn là cô bé bắt
cua ngây thơ của tuổi 13 với những bài đồng dao êm ả. Nhuệ Anh với nét buồn đa
đoan luôn là nỗi ám ảnh cho bất kỳ người đàn ông nào nhìn thấy. Còn Sải (Con dại
của đá) mang vẻ đẹp của núi rừng vừa hoang sơ vừa mạnh mẽ với những khát khao
cháy bỏng. Những người phụ nữ hiện đại như Thuận, Trang, Phương… mang vẻ đẹp
quý phái và cũng thật kiêu sa, bí ẩn. Vẻ đẹp ngoại hình của họ tạo nên sự say mê
trong cái nhìn chiêm ngưỡng của người khác giới và bạn đọc, xen vào những trang
viết về bi kịch của con người những khoảnh khắc thăng hoa của tình yêu cái đẹp. Họ

đem đến sức sống tươi trẻ cho những trang văn của Võ Thị Hảo, khiến cho hình
tượng con người trở nên lung linh và căng tràn sức sống. Trong cái nhìn khám phá về
chính những con người cùng giới, Võ Thị Hảo đã phô bày tất cả vẻ đẹp của người
phụ nữ như một sự tự nhìn ngắm đầy say mê và ngưỡng mộ.
“Thiên tính nữ” còn thể hiện ở tinh thần vị tha, sự nhân hậu bao dung và đức hi
sinh của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp mang tính truyền thống, tiềm ẩn nguồn sức
mạnh dồi dào mà rất nhiều người (trong đó có cả phụ nữ) đôi lúc ngộ nhận như một
điểm yếu gây cản trở cho sự vươn lên của phụ nữ. Võ Thị Hảo đã nhìn thấy sức mạnh
của tố chất này trong rất nhiều chân dung, nó khiến cho nhân vật của chị dù có nghèo
hèn, ít học, quê mùa cũng xứng đáng nhận được sự trân trọng của đọc giả và những
người khác giới. Lòng nhân hậu, chất phác của Ả Tuynh (Dệt cỏ) luôn khiến cho một
công chức như Thân cứ phải xót xa, day dứt. Thân luôn thấy mình bội bạc với ả vì
những lời hứa suông mà ả không bao giờ hờn giận. Đọc truyện Mắt miền Tây người
ta có thể trách Hải vì sao cứ phải bao dung mãi với cái gã đàn ông luôn luôn bội bạc,
nhưng người ta vẫn sẽ đồng cảm với chị, cảm thông cho chị bởi lòng trắc ẩn của chị
đối với người thân của gã – nỗi bận lòng duy nhất khiến chị phải cưu mang anh ta.


×