Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của nam cao và lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.53 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Mộng Thùy

ĐẶC SẮC BÚT PHÁP TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ LỖ TẤN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Mộng Thùy

ĐẶC SẮC BÚT PHÁP TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ LỖ TẤN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG TRỌNG QUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011



LỜI CẢM ƠN

Bằng tất cả sự chân thành của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
1. Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh và Trưởng khoa Ngữ
văn: PGS.TS. Lê Thu Yến đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu đề tài của luận
văn.
2. TS. Hoàng Trọng Quyền (Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành luận văn.
3. Các thầy cô trong khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh đã
dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
4. Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành
luận văn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2011
Người làm luận văn
Nguyễn Thị Mộng Thùy


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... 1
T
1

T
1

MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2
T
1


T
1

MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 4
T
1

T
1

1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 4
T
1

T
1

2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................... 6
T
1

T
1

3. Giới hạn của đề tài .......................................................................................................... 7
T
1

T
1


4. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................. 8
T
1

T
1

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 14
T
1

T
1

6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 16
T
1

T
1

7. Kết cấu luận văn ............................................................................................................ 16
T
1

T
1

CHƯƠNG 1:VỊ TRÍ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ LỖ TẤN TRONG

DÒNG VĂN XUÔI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC ............................................ 17
T
1

T
1

1.1. Bức tranh thời đại và con người của Nam Cao và Lỗ Tấn .................................... 17
T
1

T
1

1.1.1. Bức tranh thời đại ................................................................................................. 17
T
1

T
1

1.1.2. Con người Nam Cao và Lỗ Tấn ........................................................................... 23
T
1

T
1

1.2. Vị trí truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn trong dòng văn xuôi Việt Nam và
Trung Quốc ........................................................................................................................ 30

T
1

T
1

1.2.1. Vị trí truyện ngắn của Nam Cao trong dòng văn xuôi Việt Nam ......................... 31
T
1

T
1

1.2.2. Vị trí truyện ngắn của Lỗ Tấn trong dòng văn xuôi Trung Quốc ........................ 38
T
1

T
1

1.3. Tiểu kết........................................................................................................................ 42
T
1

T
1

CHƯƠNG 2: ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NAM CAO VÀ LỖ TẤN............................................................................................ 44
T

1

T
1

2.1. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn ................................................................. 44
T
1

T
1

2.1.1. Khái niệm.............................................................................................................. 44
T
1

T
1

2.1.2. Phân loại ............................................................................................................... 47
T
1

T
1

2.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn ...................... 50
T
1


T
1

2.2.1. Điểm nhìn trần thuật bên ngoài ............................................................................ 56
T
1

T
1

2.2.2. Điểm nhìn trần thuật bên trong ............................................................................. 61
T
1

T
1

2.2.3. Điểm nhìn trần thuật di chuyển ............................................................................ 65
T
1

T
1

2.3. Tiểu kết........................................................................................................................ 72
T
1

T
1


CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NAM CAO VÀ LỖ TẤN............................................................................................ 74
T
1

T
1

3.1. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn .......................................... 74
T
1

T
1


3.1.1. Ngôn ngữ trần thuật đa thanh, phức điệu ............................................................. 74
T
1

T
1

3.1.2. Ngôn ngữ nhân vật................................................................................................ 80
T
1

T
1


3.2. Giọng điệu trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn ........................................ 92
T
1

T
1

3.2.1. Giọng tự sự khách quan, lạnh lùng ....................................................................... 95
T
1

T
1

3.2.2. Giọng mỉa mai, châm biếm, hài hước................................................................. 100
T
1

T
1

3.3. Tiểu kết...................................................................................................................... 109
T
1

T
1

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 111

T
1

T
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 115
T
1

T
1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Toàn bộ hoạt động của một quá trình sáng tác văn chương được tạo thành bởi bốn yếu
tố: thời đại - nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Trong số những yếu tố đó, tác phẩm văn học
thường được xem là chỉnh thể trung tâm, là bộ mặt của đời sống văn học. Lịch sử văn
chương của nhân loại có nhiều hiện tượng gặp gỡ giữa các tác phẩm thuộc những quốc
gia khác nhau. Những sự gặp gỡ này có thể do quá trình giao lưu văn hóa, văn học diễn
ra trên toàn thế giới dẫn đến sự tiếp thu những tinh hoa trong nghệ thuật văn chương lẫn
nhau. Nhưng trên thực tế, một số tác phẩm văn học dù có điểm tương đồng ở một số
phương diện nào đó nhưng hoàn toàn không chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau. Chính vì nhiều
vấn đề như thế mà bộ môn văn học so sánh ra đời. Mặc dù ra đời khá muộn nhưng giới
nghiên cứu văn học đã thật sự thừa nhận giá trị to lớn và tất yếu của bộ môn văn học so
sánh. Vấn đề tiếp cận các tác phẩm văn học trên cơ sở lí luận của bộ môn văn học so
sánh đã, đang và sẽ còn đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong nghiên cứu văn chương.
Nhằm thể hiện sự hứng thú của bản thân và muốn góp thêm một công trình ứng dụng
vào bộ môn “sinh sau đẻ muộn” này, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực của bộ

môn văn học so sánh.
Một trong những yếu tố quan trọng của bản chất tác phẩm văn học là cái đẹp. Mỗi một
tác phẩm văn học có giá trị như một bông hoa đẹp. Thế nhưng, trong vô vàn những bông
hoa đầy hương sắc của nghệ thuật văn chương, có những bông hoa mà hương sắc chỉ tỏa
ngát trong một thời đại rồi sớm lụi tàn theo thời gian, nhưng cũng có những bông hoa mà
hương sắc lan tỏa, bao trùm lên mọi thời đại cho đến mãi ngàn sau. Nếu độ lùi thời gian từ
hiện tại về quá khứ càng lớn thì những tác phẩm văn chương có giá trị đích thực mới thực
sự khẳng định được sức sống mạnh mẽ của nó.
Trong lịch sử của nền văn học Trung Quốc vốn có nhiều thành tựu rực rỡ trong khu
vực và trên thế giới, Lỗ Tấn (1881 - 1936) là một cây đại thụ trong rừng đại ngàn những
T
3

T
3

cây bút tên tuổi. Ông là nhà tư tưởng lớn, nhà cách mạng lớn, nhà văn lớn. Ông đã có
công lớn trong việc xây dựng nên nền văn học mới và góp phần đặt nền móng cho văn
học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. Cho đến nay, những bông hoa tác phẩm
đầu tiên của Lỗ Tấn xuất hiện trong lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại vẫn tỏa ngát


hương sắc. A.Phadiep xem: “Lỗ Tấn là niềm vinh dự của nền văn học Trung Quốc và
đồng thời cũng là nhân vật nổi tiếng của nền văn học thế giới”.
Ở Việt Nam, trong dòng chảy không ngừng của lịch sử văn học nước nhà, nhà văn
Nam Cao (1917-1951) dù không có được vị trí sáng giá như Lỗ Tấn nhưng ông cũng là
một nhà văn có tên tuổi. Nhắc đến dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945, ta
không thể không nhắc đến Nam Cao. Các sáng tác của Nam Cao được nhiều nhà nghiên
cứu xưa nay không ngừng quan tâm tìm hiểu. Và những bông hoa hương sắc ấy ngày
càng khẳng định được sức sống vững bền của nó trong lòng người yêu văn chương Việt.

Phong Lê đã nhận xét: “Nam Cao - Nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa
lớn”.
Có một điều thú vị là giữa hai nhà văn lớn ở hai quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”
vốn có nhiều mối quan hệ về lịch sử, văn hóa này lại có những điểm “gặp gỡ” nhau trong
sáng tác nghệ thuật văn chương. Trước nay, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng Nam
Cao và Lỗ Tấn là hai hiện tượng văn chương song hành dù họ thuộc hai thế hệ, hai quốc gia
khác nhau. Nhiều người đã cố gắng tìm hiểu và lí giải nguyên nhân của sự “gặp gỡ” này dựa
trên việc tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt trong các sáng tác của hai nhà văn. Có
nhiều công trình đã đi sâu so sánh giữa Nam Cao và Lỗ Tấn về các phương diện: đề tài,
nhân vật…nhằm lí giải cho sự “gặp gỡ” về động cơ sáng tác, về quan điểm, tư tưởng nghệ
thuật của hai nhà văn. Nhưng những công trình so sánh đó vẫn chưa làm người viết thỏa
mãn khi tìm hiểu về hai tác gia này nên người viết đã mạnh dạn tiếp tục đi vào đề tài so sánh
về Nam Cao và Lỗ Tấn.
Như chúng ta biết: một tác phẩm văn chương là sự thống nhất biện chứng giữa cái chủ
quan và cái khách quan. Cái khách quan chính là khách thể - hiện thực cuộc sống được
tái hiện thông qua lăng kính chủ quan của chủ thể. Cái chủ quan chính là hình ảnh của
chủ thể được thể hiện trong hình tượng tác phẩm từ hiện thực khách quan. Tác phẩm
nghệ thuật là tấm gương độc đáo phản ánh cùng lúc hai đối tượng là: cuộc sống được tái
tạo và người sáng tạo ra cuộc sống ấy trong tác phẩm. Tác phẩm văn chương vừa đại
diện cho cuộc sống nhiều mặt của hiện thực khách quan, vừa là hiện thân cho lí trí, cảm
xúc, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nói cách khác, tác phẩm
là thế giới nhân loại nhưng cũng là cái tôi cá nhân của nhà văn. Một tác phẩm văn học là


sản phẩm của quá trình sáng tạo nghệ thuật: từ hiện thực cuộc sống được từng nhà văn
nhìn nhận và bằng cách riêng của mình mà phản ánh vào bên trong tác phẩm.
Rõ ràng, những tác phẩm văn học có giá trị thực sự phải là những bông hoa đẹp cả về
nội dung lẫn hình thức. Và với sức sống mạnh mẽ của mình, những tác phẩm của Nam
Cao và Lỗ Tấn đã khẳng định nó là những bông hoa đẹp như thế.
Trở lại vấn đề so sánh giữa Nam Cao và Lỗ Tấn, người viết nhận thấy: chúng ta đã

quan tâm khá nhiều tới sự “gặp gỡ” của hai nhà văn trong tư tưởng, quan điểm nghệ
thuật mà chưa thực sự quan tâm đúng mức tới sự “gặp gỡ” về tài năng nghệ thuật của hai
nhà văn được thể hiện trong các sáng tác. Người viết thiết nghĩ, thành công của hai nhà
văn này, một mặt, dĩ nhiên là do tư tưởng, quan điểm nghệ thuật chân chính của họ;
nhưng mặt khác, thành công của họ còn phải kể đến tài năng và sự sáng tạo trong kĩ
thuật viết. Mà điều thú vị là họ không chỉ gặp nhau ở động cơ sáng tác, ở quan điểm, tư
tưởng nghệ thuật mà còn gặp nhau ở lối viết, cách viết. Đó chính là sự “gặp gỡ” về tài
năng mà có lẽ không ai có thể bị ảnh hưởng hay gây ảnh hưởng cho ai được. Chúng ta đã
có nhiều công trình so sánh về đề tài, về nhân vật trong sáng tác của Nam Cao và Lỗ
Tấn, nhưng chúng ta vẫn chưa có một công trình nào thực sự đi vào so sánh nghệ thuật
viết văn xuôi, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn – thể loại đã kết tinh tài năng của hai nhà
văn này trên cơ sở lí luận của bộ môn văn học so sánh.
Bản thân là người yêu văn, vẫn đang trăn trở khi tiếp cận các tác phẩm của Nam Cao
và Lỗ Tấn theo khuynh hướng của bộ môn văn học so sánh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
cho luận văn của mình là: “Đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao và
Lỗ Tấn”.

2. Mục đích nghiên cứu
Khi đặt ra đề tài này, mục đích của chúng tôi là muốn làm rõ những điểm tương đồng
và dị biệt trong nghệ thuật sáng tác truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn. Mặt khác, bên
cạnh những công trình so sánh về đề tài, hệ thống nhân vật trong truyện ngắn mà nhiều
nhà nghiên cứu trước nay đã làm thì chúng tôi muốn có thêm một công trình so sánh về
nghệ thuật tự sự của Nam Cao và Lỗ Tấn để chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về sự
“gặp gỡ” của hai nhà văn lớn này.


Lấy tự sự học làm chìa khóa để khám phá vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương là
hướng nghiên cứu mới mẻ nhưng đầy tiềm năng và triển vọng. Chính vì thế, thông qua
sự so sánh của mình về nghệ thuật sáng tác truyện ngắn của hai nhà văn Nam Cao và Lỗ
Tấn, người viết cũng mong muốn hiểu sâu hơn về lí luận tự sự học và lí luận của bộ môn

văn học so sánh nhằm ứng dụng vào việc nghiên cứu các tác phẩm văn chương Việt
Nam.

3. Giới hạn của đề tài
3.1. Giới hạn về nội dung
Khi nói đến bút pháp tự sự trong loại hình tự sự nói chung và trong truyện ngắn nói
riêng là đang chạm đến rất nhiều vấn đề ở nghệ thuật viết tự sự như: cách tổ chức các sự
kiện, cách xây dựng nhân vật, cách sử dụng các yếu tố không gian - thời gian nghệ thuật,
cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật, cách sử dụng ngôi kể và
điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu…Vì thế, trong giới hạn của một luận văn,
khó có thể giải quyết thấu đáo hết mọi vấn đề thuộc phạm vi bút pháp tự sự. Với đề tài
“Đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn”, ngay từ đầu, người
viết đã xác định là không đi vào tất cả mọi phương diện trong bút pháp tự sự của Nam
Cao và Lỗ Tấn mà chỉ nghiên cứu các vấn đề: điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng
điệu trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn. Người viết cũng thật sự mong muốn
sẽ có điều kiện mở rộng việc nghiên cứu để tìm hiểu toàn diện hơn, sâu sắc hơn đề tài
này trong một công trình nghiên cứu khác.

3.2. Giới hạn về tác phẩm khảo sát
Để lấy dẫn chứng minh họa cho những nhận định được đưa ra trong luận văn, trong
quá trình thực hiện đề tài so sánh giữa Nam Cao và Lỗ Tấn về bút pháp tự sự trong
truyện ngắn, người viết đã chọn một số truyện ngắn tiêu biểu của hai nhà văn để khảo
sát. Cụ thể phạm vi truyện ngắn được khảo sát như sau:
Đối với Lỗ Tấn – đại văn hào Trung Quốc, người viết nghiên cứu vấn đề bút pháp tự
sự của nhà văn qua các truyện ngắn được in trong quyển Lỗ Tấn - Truyện ngắn (Trương
Chính dịch, NXB Văn học, 2009), gồm 25 truyện (14 truyện trong tập Gào thét, 11
truyện trong tập Bàng hoàng, 3 truyện trong tập Chuyện cũ viết lại). Người viết chủ yếu


đi vào khảo sát 25 truyện trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng. Riêng 3 truyện trong tập

Chuyện cũ viết lại được viết với một văn phong khác với các truyện trong hai tập Gào
thét và Bàng hoàng, người viết sẽ lưu ý thêm nếu có gì khác biệt với 25 truyện kia về
vấn đề bút pháp tự sự mà người viết đang quan tâm. Vì sao người viết chỉ chọn các
truyện trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng để khảo sát chính? Một mặt, đó là hai tập
truyện tiêu biểu thể hiện rõ ràng tư tưởng của Lỗ Tấn khi bước vào con đường sáng tác
văn chương; mặt khác, hai tập truyện này ra đời sớm hơn tập Chuyện cũ viết lại và chỉ
với hai tập truyện Gào thét, Bàng hoàng cũng đã đủ cho ta thấy được vai trò tiên phong
của Lỗ Tấn trong nghệ thuật viết truyện ngắn, mở ra một trang mới cho lịch sử văn học
Trung Quốc.
Đối với Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc của Việt Nam, ông đã sáng tác rất
nhiều truyện ngắn ở hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Các truyện
ngắn của ông được in đi in lại trong rất nhiều quyển sách khác nhau. Khi thực hiện đề tài
của mình, người viết đã chọn quyển Truyện ngắn Nam Cao (NXB Văn học, 2009), gồm
48 truyện để khảo sát về bút pháp tự sự của nhà văn. Quyển sách này đã tập hợp được
khá nhiều truyện ngắn tiêu biểu đã làm nên tên tuổi của Nam Cao. Bên cạnh đó, trong
quá trình sưu tầm tư liệu, nếu tìm thấy những truyện ngắn khác của Nam Cao ngoài các
truyện được in trong quyển sách này, người viết sẽ khảo sát thêm và sẽ có lưu ý trong
luận văn.
Người viết cho rằng, hai quyển sách mà người viết tìm được và dùng để khảo sát
trong khi thực hiện đề tài này đã tập hợp được phần lớn các truyện ngắn tiêu biểu, có giá
trị về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của hai nhà văn trong quá trình viết truyện ngắn.
Do vậy, hai quyển sách này sẽ là nguồn tài liệu khảo sát chính và đủ cơ sở để người viết
thực hiện đề tài của mình.

4. Lịch sử vấn đề
Lỗ Tấn và Nam Cao là hai nhà văn có vị trí sáng giá trên văn đàn văn học của Trung
Quốc và Việt Nam nên đã có nhiều công trình với qui mô lớn nhỏ khác nhau nghiên cứu
về các tác phẩm văn chương của hai tác gia này. Thậm chí, vấn đề so sánh để tìm ra
những điểm tương đồng và dị biệt trong các sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn cũng đã
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý.



Thế nhưng, trong giới hạn của đề tài mà chúng tôi thực hiện đã được nêu ở trên, trong
phần này, người viết không tập trung tìm hiểu tất cả những công trình đã nghiên cứu về
Nam Cao và Lỗ Tấn nói chung. Người viết chỉ đi sâu tìm hiểu những công trình, những
nhận định của những nhà nghiên cứu đi trước có đề cập đến bút pháp tự sự, đặc biệt là ở
các phương diện điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn của
Nam Cao và Lỗ Tấn.
Đối với Nam Cao, có các công trình nghiên cứu sau:
Dẫn theo lời của Hà Minh Đức, trong Lời giới thiệu tập Đôi lứa xứng đôi (NXB
Đời mới, 1941), Lê Văn Trương viết: “Giữa lúc người ta đang đắm mình trong những
chuyện tình thơ mộng và hùa nhau phụng sự cái thị hiếu tầm thường của độc giả, ông
Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối riêng, nghĩa là ông không thèm đếm xỉa đến cái
sở thích của độc giả. Những cạnh tài của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn
mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng mình,
ở thiên chức của mình” [25; 3]. Như vậy, mặc dù không trực tiếp nhưng Lê Văn Trương
đã đánh giá được ngôn ngữ và giọng điệu rất riêng trong các sáng tác của Nam Cao.
Về ngôn ngữ trong truyện của Nam Cao, trong chuyên luận Nam Cao - nhà văn
hiện thực xuất sắc (NXB Văn học, 1961), tác giả Hà Minh Đức đã đưa ra những đánh
giá sơ bộ ban đầu: “Ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao giản dị như nội dung các
truyện mà tác giả miêu tả. Nam Cao ưa lối đặt câu ngắn gọn, phô diễn tư tưởng, biểu
đạt ý tình một cách chính xác, bình dị” [24; 178].
Trong cuốn Bốn mươi năm nói láo (xuất bản ở Sài Gòn, 1969), Vũ Bằng có kể lại
ấn tượng đầu tiên về phương diện ngôn ngữ khi đọc một số truyện của Nam Cao: “ngay
mấy câu đầu, đã thích thú vì lối hành văn với những câu kệch cỡm, nghịch ngợm, có khi
dớ dẩn nhưng đậm đà có duyên” [9; 152].
Cảm nhận sâu sắc về giọng văn Nam Cao, trong Khải luận (Tổng tập Văn học Việt
Nam, tập 30A, NXB Khoa học xã hội và NXB Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1984),
Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Văn Nam Cao vừa ngậm ngùi buồn tủi, vừa cay đắng
chua chát lại pha chút tự trào cười ra nước mắt” [56; 41]. “Đây là một thứ ngôn ngữ đi

sát với đời sống, biến hóa như sự sống, nhiều khi cứ như là buông thả theo lối khẩu ngữ
dân gian có vẻ dài dòng luộm thuộm, kì thực vận dụng tiếng nói của đời sống một cách
chủ động với một trình độ nghệ thuật cao” [56; 43].


Khi viết lời giới thiệu cho Tuyển tập Nam Cao (NXB Văn hóa, 1987), tác giả
Phong Lê có nhận định: “Về mặt ngôn ngữ, Nam Cao đã khai thác tối đa ngôn ngữ nhân
vật. Nhân vật nói những điều cần nói và nói chính ngôn ngữ của mình…Nếu có dài dòng
lắm lời thì cũng là sự dài dòng lắm lời của nhân vật – do sự qui định của tính cách, hoặc
sự cần thiết của tình huống truyện.” [48; 38]. “Ngôn ngữ Nam Cao không còn là sự dài
dòng trang trọng kiểu cách sạch sẽ làm dáng làm duyên của loại văn chương phòng
khách, càng không còn là sự đối xứng đưa đẩy theo kiểu văn biền ngẫu” [63; 47].
Ở chương Nam Cao, giáo trình Đại học Sư phạm - Lịch sử văn học Việt Nam 19301945 (Đại học Sư phạm Hà Nội I, 1991), nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã chỉ ra
những đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ và giọng điệu truyện ngắn của Nam Cao: “Đã xa
rồi thứ văn chương sạch sẽ của Tự lực văn đoàn; đây là lời ăn tiếng nói của quần chúng,
giản dị mà phong phú, chắc chắn mà uyển chuyển, tinh tế, có khi xù xì dài dòng nhưng
vẫn trong sáng đậm đà, thường xen lẫn những thành ngữ, tục ngữ, ca dao và những lối
nói đưa đẩy duyên dáng rất độc đáo, đặc biệt Việt Nam. Sử dụng khẩu ngữ quần chúng
một cách rộng rãi, triệt để, có chắt lọc” và “lối nói đưa đẩy duyên dáng rất hiện đại, đặc
biệt Việt Nam…”, “vừa tỉnh táo nghiêm ngặt vừa thắm thiết trữ tình”. Và cuối cùng, ông
kết luận: “Nam Cao đã có những đóng góp mới mẻ cho sự phát triển văn xuôi Việt
Nam…đang hiện đại hóa với một tốc độ đặc biệt mau lẹ” [42; 329].
Trong bài Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao (Tạp chí Văn
học số 1, 1992), Phan Diễm Phương cũng đã tiếp cận sáng tác của Nam Cao từ góc độ
ngôn ngữ nghệ thuật. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm về
ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của nhà văn qua “cách kể, giọng kể”: vừa kể
chuyện vừa kể tâm trạng, vừa kể vừa suy ngẫm, kể chuyện bằng nhiều chất giọng:
nghiêm nghị và hài hước, trân trọng, nâng niu và nhạo, đay, mỉa” [66; 79].
Trong bài viết Nam Cao và cuộc canh tân văn học đầu thế kỉ XX (in trong Nghĩ tiếp
về Nam Cao, NXB Hội Nhà văn, 1992), nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng sự

đóng góp mới mẻ của Nam Cao về phương diện ngôn ngữ so với các cây bút văn xuôi
của nhóm Tự lực văn đoàn chính là trong truyện của Nam Cao ngoài ngôn ngữ tác giả
còn có ngôn ngữ nhân vật: “ngôn ngữ ít nhiều phức điệu, tổ chức được những mạng lưới
phức tạp gồm cả ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong, cả ngôn ngữ tác giả, ngôn


ngữ nhân vật, thậm chí của những sự đan xen và nhòe lẫn vào nhau của hai ngôn ngữ
ấy.” [5; 46].
Về phương diện trần thuật trong văn xuôi của Nam Cao, trong quyển Nam Cao,
một đời người, một đời văn (NXB Giáo dục, 1993), nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Hạnh nhận xét: “Mặc dù rất đậm đà tính chất trữ tình, người ta vẫn nhận ra hiện
tượng đa thanh nhiều tiếng nói: Tiếng nói tác giả, tiếng nói người kể chuyện ở ngôi
thứ nhất và tiếng nói của nhiều nhân vật khác” [31; 41]. Theo Nguyễn Văn Hạnh,
đây chính là nét độc đáo của ngôn ngữ Nam Cao ở phương diện trần thuật.
Trong chuyên luận Nam Cao - phác thảo sự nghiệp và chân dung (NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1997), tác giả Phong Lê cho rằng đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn Nam
Cao mang tính đa thanh, bao gồm: “ngôn ngữ tác giả mang giọng điệu riêng” được xem
là chủ âm, kết hợp với “ngôn ngữ nhân vật, người nào giọng nấy, không ai giống ai”
[50; 83].
Cũng quan tâm đến phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nam Cao, trong
bài báo Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng (Tạp chí Văn học số
2/1997), Bùi Công Thuấn chủ yếu đề cập đến phương diện ngôn ngữ: “kiểu câu ngắn và
cộc”, “chất giọng Bắc Bộ” [79; 194] như là những đặc điểm của phong cách Nam Cao.
Trong quyển Nam Cao về tác gia và tác phẩm (NXB Giáo dục, 1998), tác giả Bích
Thu có đề cập đến vấn đề giọng điệu trong truyện ngắn của Nam Cao: “Nam Cao có “đóng
góp lớn trong việc đa thanh hóa giọng điệu tự sự” và “sự chuyển hóa giọng điệu tạo nên
trữ lượng thẩm mĩ không vơi cạn trong sáng tác Nam Cao” [78; 33].
Với luận án tiến sĩ Thi pháp truyện ngắn Nam Cao (2000), Nguyễn Hoa Bằng đã
khảo sát và phát hiện được tính chất đa thanh của ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao thể
hiện ở sự phức hợp các loại giọng, các chất giọng, phức hợp các tiếng nói xã hội: “Ngôn

ngữ truyện ngắn Nam Cao mang tính nhiều giọng điệu, tính đa thanh, đa âm, nhiều tiếng
nói. Nhưng lại không phải là bản hợp xướng thuận chiều mà là một trường tiếng nói
phức tạp nhiều chiều” [8; 159].
Trong chuyên luận Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao (NXB Văn học,
2000), Vũ Khắc Chương đã khảo sát các yếu tố chủ thể kể chuyện, điểm nhìn trần thuật,
cách kể, nhịp điệu kể…Tác phẩm Nam Cao được nhà nghiên cứu tiếp cận bằng các khái
niệm thi pháp học – một hướng nghiên cứu mới trong văn học lúc bấy giờ.


Ở chương viết về Nam Cao trong cuốn Văn học Việt Nam (1900 - 1945) (NXB
Giáo dục, 2003), nhà nghiên cứu Hà Văn Đức có đề cập đến những sắc thái giọng điệu
trong sáng tác của Nam Cao: “vừa chân thành vừa châm biếm, mỉa mai, vừa xót xa, đau
đớn” hay “châm biếm nhẹ nhàng, tinh tế và cái cười đầy cảm thông chua xót của nhà
văn đối với số phận từng con người” [22; 497].
Còn đối với Lỗ Tấn, có các công trình nghiên cứu sau:
Ở Trung Quốc, dẫn theo lời của Lê Huy Tiêu trong Thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn:
chuyên ngành Văn học các nước châu Á (Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, 1988),
trong cuốn Kỹ xảo sáng tác của Lỗ Tấn (NXB Tân Văn nghệ Thượng Hải, 1958), Chu
Đơn bàn sơ lược đến ngôn ngữ trữ tình, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ châm biếm trong
sáng tác của Lỗ Tấn. Đúng như tên gọi của quyển sách, tác giả mới tập trung vào nghiên
cứu kỹ xảo, tài nghệ trong hình thức chứ chưa phải là nghiên cứu hình thức với tư cách
một hệ thống thẩm mĩ.
Ngoài ra, theo Vương Phú Nhân trong Lỗ Tấn - lịch sử nghiên cứu và hiện trạng
(NXB Thống kê, 2004), ở Trung Quốc, người đóng góp nhiều trong việc phân tích tính
nghệ thuật trong tác phẩm của Lỗ Tấn có thể kể đến Lý Trường Chi với công trình Phê bình
Lỗ Tấn. Lý Trường Chi nhận định: “ngòi bút ung dung, phớt tỉnh, lạnh lùng của Lỗ Tấn, lại
truyền đạt, thể hiện những tình cảm trào dâng mãnh liệt nhất, sự phẫn nộ khẳng khái nhất
cũng như lòng cảm thông đã đến cực điểm” [61; 71].
Ở Việt Nam, Lương Duy Thứ là người đặc biệt say mê tìm hiểu về Lỗ Tấn. Trong
quyển Lỗ Tấn: tác phẩm và tư liệu (NXB Giáo dục, 1998), tác giả Lương Duy Thứ có

dẫn lời của nhà nghiên cứu văn học Mỹ - Robe Diyanni đánh giá về tác phẩm của Lỗ
Tấn: “Tác phẩm của ông có mang tính hiện thực và tính châm biếm một cách tuyệt diệu
ở giọng điệu và phong cách” [81; 333].
Trong quyển Bài giảng văn học Trung Quốc (NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí
Minh, 2000), tác giả Lương Duy Thứ nhận định: “Cũng để phản ánh đặc trưng tinh
thần của nhân vật, Lỗ Tấn rất chú ý khai thác những câu nói ngắn gọn, có thể gợi lên
cả một chân trời suy nghĩ” [82; 351], truyện ngắn của Lỗ Tấn có giọng “hài hước và
châm biếm” [82; 357], “qua “tôi” – nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất để phát triển
câu chuyện…Bằng cách này, tác giả có điều kiện bộc bạch trực tiếp quan điểm tư


tưởng của mình…hoặc dễ để tư tưởng tình cảm của mình thấm đượm vào nhân vật
“tôi”, gây một cảm xúc mạnh có thể lôi cuốn độc giả” [82; 356].
Trong lời giới thiệu cho quyển sách Lỗ Tấn – Truyện ngắn (NXB Văn học, 2009),
Trương Chính có đưa ra nhận xét về giọng điệu trong truyện ngắn của Lỗ Tấn như sau:
“Đối với những nhân vật phản diện, ông có một giọng mỉa mai, châm biếm chua xót, mà
đối với những nhân vật chính diện, ông cũng có một cái nhìn tinh nghịch, đùa cợt. Ông
không vì có cảm tình với họ mà mất sáng suốt, không nhìn thấy khuyết điểm của họ; ông
giễu cợt kẻ thù và cũng giễu cợt cả những người bạn, khi người bạn đó có những tính xấu
cần phải bỏ. Tả AQ, ông làm cho người đọc vừa buồn cười, vừa thương hại; ông làm ra
vẻ thản nhiên, lạnh lùng, nhưng bên trong thì giấu một mối đồng tình chân thực” [15; 27].
Ngoài những tài liệu đã được in thành sách của các nhà nghiên cứu có uy tín như đã
trình bày, còn có một số công trình luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ cũng quan tâm đến một số
phương diện trong bút pháp tự sự truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn như:
Trong đề tài Thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn: chuyên ngành Văn học các nước châu Á
(Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, NXB Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1988), Lê
Huy Tiêu nhận định về phương diện ngôn ngữ trong truyện Lỗ Tấn:“Ngôn ngữ truyện
ngắn của Lỗ Tấn đã chuyển trọng tâm từ chức năng giao lưu ngôn ngữ của các nhân vật
sang ngôn ngữ bên trong của nhân vật được soi sáng bằng những tâm lí đa dạng và
phức tạp.” [86; 105]. Về phương diện giọng điệu, Lê Huy Tiêu nhận xét: “Giọng điệu

chủ yếu của “Gào thét” và “Bàng hoàng” là giọng điệu châm biếm…Đọc lại hai tập
truyện ngắn trên ta còn thấy một giọng điệu khác, tuy không nổi bật nhưng giấu ẩn đằng
sau ngôn từ. Đó là giọng trầm tư, tự mổ xẻ một cách thẳng thắn, chân tình.” [86; 99].
Với đề tài Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ
Tấn (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2000),
Phạm Phương Thảo có đề cập đến vai trò của nhân vật “tôi” ở ngôi kể thứ nhất có tác
dụng tự truyện. Và Phạm Phương Thảo cho rằng: “Việc cá thể hóa ngôn ngữ của nhân
vật được xem là nét độc đáo của ngòi bút hiện thực Nam Cao và Lỗ Tấn” [76; 95].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về bút pháp tự sự, đặc biệt là ở các phương
diện ngôi kể và điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn của Nam Cao
và Lỗ Tấn chưa nhiều và chưa có hệ thống. Các nhà nghiên cứu chưa đi sâu phân tích
các chi tiết để làm rõ cho những nhận định được đưa ra. Và đặc biệt, cho đến nay,


người viết chưa tìm thấy bất kì một công trình nào so sánh về bút pháp tự sự trong
truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn như đề tài mà người viết đặt ra. Chính những
điều này cũng tạo ra những khó khăn và thuận lợi cho người viết trong quá trình thực
hiện đề tài. Các ý kiến có giá trị của các nhà nghiên cứu đi trước được người viết
tham khảo ở mức độ nhất định khi thực hiện đề tài của mình với những đóng góp mới
khi người viết đi sâu khám phá một thế giới nghệ thuật mới trong sáng tác của Nam
Cao và Lỗ Tấn theo khuynh hướng văn học so sánh.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sẽ vận dụng một số phương pháp
nghiên cứu trong bộ môn như sau:

5.1. Phương pháp so sánh loại hình
Đối tượng nghiên cứu của luận văn thuộc lĩnh vực của bộ môn văn học so sánh cho
nên phương pháp so sánh loại hình được xem là phương pháp chính để thực hiện đề tài
nghiên cứu nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt trong bút pháp tự sự, cụ thể là ở

phương diện điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn của Nam
Cao và Lỗ Tấn.

5.2. Phương pháp so sánh lịch sử
Nhằm khẳng định chắc chắn cho tài năng nghệ thuật của Nam Cao và Lỗ Tấn được
thể hiện ở bút pháp tự sự trong truyện ngắn, trong quá trình làm luận văn, người viết có
sử dụng phương pháp này để so sánh nghệ thuật viết truyện ngắn của Nam Cao với các
nhà văn hiện thực Việt Nam cùng thời (Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam…)
và so sánh nghệ thuật viết truyện của Lỗ Tấn với nghệ thuật viết văn xuôi tự sự truyền
thống ở Trung Quốc.

5.3. Phương pháp hệ thống
Mặc dù đi sâu so sánh về phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn của hai nhà văn,
nhưng thiết nghĩ, bất cứ một thủ pháp nghệ thuật nào cũng nhằm chuyển tải một ý đồ
nhất định của nhà văn về mặt nội dung, tư tưởng. Bất cứ sáng tác nào của một nhà văn
đều là một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn, mang tính hệ thống rõ rệt. Vì thế, trong quá


trình thực hiện đề tài này, người viết không tìm hiểu một cách biệt lập về bút pháp tự sự
mà nghiên cứu bút pháp tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn với tư cách là
một hệ thống thẩm mĩ, nghiên cứu nó trong mối quan hệ với nội dung, tư tưởng trong
truyện ngắn của hai nhà văn.

5.4. Phương pháp thực chứng
Phương pháp này được sử dụng khi người viết dùng các cứ liệu trong các truyện ngắn
của hai nhà văn để làm dẫn chứng cụ thể cho những nhận định mà người viết đưa ra
trong bài nghiên cứu của mình. Điều này làm cho những nhận định đưa ra có sức thuyết
phục hơn.

5.5. Phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp

Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sẽ dùng phương pháp này để miêu tả,
phân tích nội dung, tư tưởng của tác phẩm thông qua những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc,
sau đó tổng hợp thành những nhận định của cá nhân người viết.

5.6. Phương pháp sưu tầm và thống kê
Phương pháp này giúp người viết sưu tầm, thống kê, phân loại được nhiều tài liệu của
nhiều nhà nghiên cứu văn học ở nhiều thời điểm khác nhau. Điều này giúp cho người
làm luận văn có thể đối chiếu, so sánh các quan niệm nghiên cứu khác nhau về vấn đề
này, để từ đó có thể đưa ra cái nhìn toàn diện nhất về vấn đề. Đồng thời, phương pháp
thống kê còn được người viết dùng để thống kê tần suất của các kiểu điểm nhìn trần
thuật trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn, để từ đó thấy được giữa hai nhà văn
này tuy có sự “gặp gỡ” nhưng cũng có những điểm khác biệt rất tinh tế trong bút pháp
viết tự sự.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, người viết không sử dụng độc tôn bất
kì một phương pháp nghiên cứu nào vì các phương pháp này có tác dụng bổ sung, hỗ
trợ cho nhau. Điều đó sẽ giúp người làm luận văn có cách giải quyết thấu đáo hơn và
đầy đủ, thuyết phục hơn về vấn đề mà mình đang quan tâm.


6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lí luận, luận văn góp phần làm rõ thêm lí luận của bộ môn văn học so sánh,
đặc biệt ở trường hợp những tác phẩm có điểm “gặp gỡ” nhau về tài năng mà không hề
chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau. Mặt khác, thông qua việc tìm hiểu những điểm tương đồng
và dị biệt trong bút pháp tự sự truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn, luận văn còn góp
phần làm rõ thêm lí thuyết tự sự học, đặc biệt là ở các yếu tố điểm nhìn trần thuật, ngôn
ngữ và giọng điệu trong nghiên cứu loại hình tự sự nói chung và trong truyện ngắn nói
riêng.
Về mặt thực tiễn, luận văn góp thêm một công trình ứng dụng lí luận của văn học
so sánh vào nghiên cứu văn chương. Đồng thời, đây là công trình đầu tiên khi nghiên
cứu về sự “gặp gỡ” giữa hai nhà văn hiện thực lớn là Nam Cao (Việt Nam) và Lỗ Tấn

(Trung Quốc) về phương diện bút pháp tự sự trong truyện ngắn. Công trình này giúp
chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tài năng nghệ thuật văn chương của hai nhà
văn. Điều này sẽ góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu, giảng dạy truyện ngắn của
Nam Cao và Lỗ Tấn theo khuynh hướng văn học so sánh, thi pháp học, tự sự học những hướng tiếp cận văn chương mới mẻ và có hiệu quả cao.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn có 3 chương chính như sau:
Chương 1: Vị trí truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn trong dòng văn xuôi Việt Nam
và Trung Quốc
Chương 2: Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn


CHƯƠNG 1:VỊ TRÍ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ LỖ TẤN
TRONG DÒNG VĂN XUÔI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

Đã có rất nhiều công trình lí giải nguyên nhân sự “gặp gỡ” giữa Nam Cao và Lỗ Tấn. Và
đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở quan điểm cho rằng sự “gặp gỡ” trong sáng
tác của hai nhà văn này có nguyên nhân xuất phát từ sự tương đồng về thời đại, hoàn
cảnh xã hội mà hai nhà văn đã sinh sống; về nguồn gốc xuất thân; về sự ảnh hưởng của
chủ nghĩa hiện thực phương Tây, đặc biệt là văn học Nga trong sáng tác của hai nhà văn.
Những yếu tố khách quan đó đã in dấu ấn đậm nét trong quan niệm, trong tư tưởng
sáng tác văn chương của Nam Cao và Lỗ Tấn; chi phối đến việc lựa chọn nội dung và
hình thức nghệ thuật trong các sáng tác của hai nhà văn. Vì thế, khi tìm hiểu về sự “gặp
gỡ” trong bút pháp tự sự của Nam Cao và Lỗ Tấn, cần phải làm rõ sự tương đồng về bức
tranh thời đại và con người của hai nhà văn. Điều đó được xem như là tiền đề, là cơ sở
để lí giải nguyên nhân sự “gặp gỡ” trong sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn, không chỉ ở
phương diện nội dung, đề tài mà còn ở phương diện kĩ thuật viết tự sự, đặc biệt là tài
năng viết tự sự của hai nhà văn đã được kết tinh tuyệt vời ở thể loại truyện ngắn.


1.1. Bức tranh thời đại và con người của Nam Cao và Lỗ Tấn
1.1.1. Bức tranh thời đại

Mỗi con người khi được sinh ra đều không có quyền lựa chọn cho mình một thời đại
sống hoàn hảo nhất. Nhưng lịch sử nhân loại vẫn luôn ghi nhận được những vì sao sáng
giữa trời đêm của lịch sử, những con người bất tử dù phải thở trong bầu không khí tang
thương của thời đại. Lịch sử thời đại không hoàn hảo chính là một phần căn nguyên dẫn
đến những sáng tác bất hủ của những nhà văn vừa có tài vừa có tâm trong hoàn cảnh bi
thương ấy. Nam Cao và Lỗ Tấn là hai ngôi sao văn học đã được lịch sử văn chương Việt
Nam và Trung Quốc ghi nhận ngay trong chính giai đoạn tưởng chừng như không thể tối
tăm hơn nữa trong lịch sử dân tộc của hai nước.


1.1.1.1. Bức tranh xã hội nhiều biến động, rối ren

Mặc dù Nam Cao và Lỗ Tấn sinh sống không cùng một thời đại nhưng thể chế đất
nước và tình hình chung của xã hội ở hai thời đại ấy lại có những điểm tương đồng nhau.
Lỗ Tấn sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử Trung Quốc có nhiều biến động, rối
ren vì bão táp chiến tranh. Chế độ phong kiến già nua thống trị đất nước mấy nghìn năm
đã đến hồi suy vong nhưng các thế lực phản động trong xã hội càng làm cho đất nước
Trung Quốc trở nên đắm chìm trong bế tắc. Đặc biệt, sau cuộc chiến tranh Nha phiến
bốn mươi năm, thế lực đế quốc cậy có vũ khí hiện đại đã không ngừng xâm lược Trung
Quốc, tập đoàn thống trị nhà Thanh thối nát, sa đọa, bó tay ngồi nhìn, nhượng bộ từng
bước; đất nước Trung Quốc lâm vào cảnh nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Sự phân hóa
xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Nhân dân Trung Hoa chưa lúc nào phải chịu nhiều ách
thống trị làm cho cơ cực đến thế.
Trong lúc “dầu sôi lửa bỏng” như thế thì hàng loạt các cuộc khởi nghĩa oanh liệt của
nhân dân Trung Hoa diễn ra như: Thái Bình Thiên Quốc, Nghĩa Hòa Đoàn, cuộc chính
biến Mậu Tuất 1898...Tuy nhiên, hầu hết các cuộc khởi nghĩa này đều thất bại. Chính
điều này lại càng làm cho đất nước và con người Trung Hoa trở nên bi thảm hơn trong

bể máu của chiến tranh. Cuộc cách mạng Tân Hợi nổ ra với sứ mạng chống đế quốc
phong kiến những tưởng có thể đem đến cuộc sống mới cho nhân dân Trung Hoa, thế
nhưng, đó chỉ là một giấc mơ ảo tưởng. Người Trung Hoa không có được bất kì một lợi
ích nào từ cuộc cách mạng. Ngược lại, họ lại càng trở nên bế tắc hơn khi rơi vào tình
trạng hỗn chiến dai dẳng. Cách mạng tháng Mười Nga đã làm thức tỉnh Trung Quốc
bằng cuộc vận động Ngũ Tứ - cuộc cách mạng dân chủ kiểu mới. Chính cuộc cách mạng
này đã thúc đẩy một cuộc cách mạng lớn khác diễn ra ở Trung Quốc. Đó là cuộc cách
mạng văn hóa. Thanh niên Trung Quốc (trong đó có cả Lỗ Tấn) bắt đầu tỉnh ngộ. Cuộc
vận động Ngũ Tứ đã đánh thức “những con người đang ngủ mê trong một cái nhà hộp
bằng sắt, không có cửa sổ” (Lỗ Tấn).
Mặc dù không phải sống cùng một thời, cùng một bối cảnh chung của lịch sử thế giới
nhưng thời đại mà Nam Cao sinh sống cũng không khác gì thời đại mà Lỗ Tấn sinh
sống. Nam Cao sinh trưởng trong thời kì mà đất nước Việt Nam đang rên xiết vì chiến
tranh, vì nghèo đói. Xã hội mà Nam Cao chứng kiến là một xã hội chỉ toàn bất công và
áp bức, tăm tối và ngột ngạt dưới ách thống trị của bọn thực dân phát xít và phong kiến


tay sai với hàng loạt chiêu bài “Âu hóa”, “Chính sách Đại Đông Á”. Sức người, sức của
bị chúng vơ vét ném vào chiến tranh đến kiệt quệ. Từ thành thị đến nông thôn đều trở
nên tiêu điều, xơ xác trong chính sách bóc lột tàn nhẫn của chúng. Do phải chịu cảnh
một cổ ba tròng: đế quốc Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai nên người dân Việt
Nam hoàn toàn rơi vào thảm cảnh của đói nghèo, của áp bức và bất công. Các tầng lớp
nhân dân bị phân hóa sâu sắc.
Cũng như ở Trung Quốc, trước tình cảnh đen tối, ngột ngạt của đất nước, một thời đại
bão táp cách mạng từ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Việt Nam đã sôi
sục diễn ra từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh,
cuộc vận động dân tộc dân chủ 1936-1939...Các phong trào yêu nước tuy bị dìm trong
bể máu nhưng ngọn lửa đấu tranh vẫn âm ỉ, sục sôi, không bao giờ nguội tắt. Nhân dân
Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên chống kẻ thù và các thế lực bạo tàn. Và thành công
đỉnh cao chính là cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945. Cuộc Cách mạng Tháng Tám thành

công đã mở ra một hi vọng mới cho người dân Việt Nam.
Như vậy, về thể chế, hai nước đều từng bước trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến
dưới sự xâm lược của các nước tư bản nước ngoài cùng với sự bám rễ của chế độ phong
kiến già nua trong nước; về xã hội, tình hình xã hội của Trung Quốc và Việt Nam ở thời
kì đó trở nên vô cùng rối ren và khủng hoảng hơn bao giờ hết bởi những cuộc chiến
tranh diễn ra liên miên. Xã hội ấy đã đẩy cuộc sống của nhân dân hai nước lâm vào tình
cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc nhưng nhân dân hai nước vẫn kiên cường đấu tranh để
giải phóng cá nhân, giải phóng dân tộc.
1.1.1.2. Bức tranh xã hội nông thôn điển hình

Sinh ra và gắn bó với những làng quê nghèo, Nam Cao và Lỗ Tấn có những điểm
“gặp gỡ” khi viết về nông thôn và người nông dân. Những điểm “gặp gỡ” này chính là
dấu ấn sâu đậm của bức tranh nông thôn điển hình ở hai nước được thể hiện trong sáng
tác của hai nhà văn lớn.
Đối với những nhà nước phong kiến tồn tại hàng nghìn năm với nền sản xuất nông
nghiệp là chính yếu như Trung Quốc và Việt Nam, ngoài vua quan đứng đầu nhà nước,
ở nông thôn bọn địa chủ cường hào chính là thế lực trực tiếp cai trị giai cấp nông dân.
Bọn địa chủ, quan lại ở địa phương thao túng quyền hành, bóc lột nhân dân thậm tệ.


Ở Trung Quốc, bộ máy cai trị ở nông thôn được khép kín, được hỗ trợ bằng tôn quyền
và thần quyền của chế độ phong kiến bám rễ hàng nghìn năm hết sức chặt chẽ khiến làng
xã nông thôn thường co cụm, tách biệt theo kiểu “phép vua thua lệ làng”. Đồng thời, sự
xâm nhập của tư bản nước ngoài cùng với sự thối nát của bọn thống trị phong kiến đã
đẩy kinh tế nông thôn nhanh chóng suy kiệt, lụi tàn. Nông dân bị áp bức, nghèo túng.
Ở Việt Nam, thời kì mà Nam Cao sinh sống, thế lực cường hào, địa chủ ở nông thôn
miền Bắc trong bốn mươi lăm năm đầu thế kỉ XX vẫn nghiễm nhiên tồn tại. Chúng chia
bè kéo cánh, thừa cơ tình hình xã hội rối ren để “đục nước béo cò”. Dưới tận cùng của
xã hội chính là những bần cố nông bị dồn đẩy vào bước đường cùng, không còn lối
thoát.

Thế lực cường hào, địa chủ ở nông thôn của Trung Quốc và Việt Nam đều có sự
tương đồng ở bản chất giai cấp. Chúng tàn nhẫn bóc lột người nông dân tàn tệ, xô đẩy
những người nông dân vào con đường không có lối thoát hay phải biến dạng, biến chất.
Mặc dù, xã hội có nhiều biến động về chính trị nhưng ở nông thôn Trung Quốc và Việt
Nam, thế lực phong kiến địa chủ vẫn là thế lực thống trị tuyệt đối. Thế lực này, một mặt,
thống trị toàn bộ nền kinh tế nông thôn; mặt khác, ra sức bóc lột, đàn áp nông dân.
Tuy nhiên, bối cảnh nông thôn của Trung Quốc và Việt Nam cũng ít nhiều có sự khác
biệt. Trong bức tranh nông thôn ở Trung Quốc vào những năm đầu thế kỉ, nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu, trì trệ, đình đốn trong một xã hội thuộc địa nửa thực dân, nửa
phong kiến. Các thế lực phong kiến, với mấy nghìn năm cắm rễ, không thể bị lung lay,
sụp đổ nhanh chóng khi giai cấp tư sản chỉ mới được hình thành với bản chất ốm yếu,
què quặt. Nông thôn Trung Quốc không có nhiều sự thay đổi khi cuộc cách mạng Tân
Hợi thất bại, bọn địa chủ phong kiến vẫn còn ở địa vị thống trị.
Trái lại, ở Việt Nam, vào những năm bốn mươi của thế kỉ hai mươi, thế lực địa chủ
phong kiến đã có dấu hiệu đi đến chỗ thoái trào, lung lay. Đây là giai đoạn cuối đánh dấu
sự tồn tại của bọn địa chủ phong kiến. Nhà nước phong kiến Việt Nam đi đến chỗ suy
tàn, và sụp đổ hoàn toàn từ sau cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

1.1.1.3. Bức tranh văn hóa, văn học đa dạng và hiện đại
Thời đại Nam Cao và Lỗ Tấn sinh sống là thời đại du nhập nhiều trào lưu văn hóa,
văn học nước ngoài, đặc biệt là từ phương Tây và chủ nghĩa hiện thực Nga vào cuối thế
kỉ XIX.


Ở Trung Quốc, thời kì cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các luồng tư tưởng, văn hóa
phương Tây đã xuất hiện và ồ ạt xâm nhập vào hệ thống tư tưởng, văn hóa hàng nghìn
năm bền vững của người dân Trung Hoa. Quá trình xâm nhập của các trào lưu văn hóa
nước ngoài vào Trung Quốc đã kéo theo sự biến đổi thần kì của nền văn học Trung Quốc
tưởng chừng như đã bị đóng khung mãi mãi dưới chế độ phong kiến. Đây là thời kì mà
người dân Trung Hoa nói chung và tầng lớp văn sĩ Trung Hoa nói riêng đang mang trong

mình nhiều mâu thuẫn, dằn vặt về hiện thực đời sống xã hội, về hiện trạng văn hóa, văn
học nước nhà đã quá cũ kĩ, lạc hậu. Họ có nhu cầu tìm hướng đi mới cho văn hóa, văn
học Trung Quốc. Văn học Trung Quốc chỉ thực sự chuyển mình tiếp nhận cái mới, hiện
đại kể từ sau cuộc vận động dân chủ kiểu mới – cuộc vận động Ngũ Tứ. Phong trào cách
mạng văn hóa Ngũ Tứ đã mở ra một trang mới cho lịch sử văn học Trung Quốc. Thời kì
này, nền văn học Trung Quốc chuyển mình mạnh mẽ dưới sự tác động của các luồng gió
văn hóa, văn học đa dạng từ phương Tây và Nga. Nhiều thể loại văn học nghệ thuật mới
ra đời: thơ mới, truyện ngắn bạch thoại, kịch nói, tạp văn, thơ văn xuôi…Văn học Trung
Quốc chuyển từ văn ngôn sang văn bạch thoại. Đây là bước phát triển vượt bậc của nền
văn học Trung Quốc, góp phần đưa nền văn học nước này đi vào quá trình hiện đại hóa
một cách nhanh chóng. Hình thức diễn đạt, nội dung tư tưởng của hầu hết các thể loại
văn học Trung Quốc thời kì này thật sự mới mẻ do chịu nhiều ảnh hưởng của văn học
phương Tây và văn học Nga: về hình thức, văn học thời Ngũ Tứ vận động dùng bạch
thoại, chống văn ngôn, chống mọi ràng buộc cổ hủ như cách luật trong thơ, đối ngẫu
trong văn…; về nội dung, tinh thần chủ đạo là chống phong kiến, chống đế quốc, đòi dân
chủ và khoa học. Những yếu tố ngoại lai đã góp phần làm phong phú thêm văn đàn Trung
Quốc với rất nhiều trào lưu và trường phái mới, như trường phái “tiểu thuyết vấn đề” chịu
ảnh hưởng từ văn học Nga và kịch Henrik Johan Ibsen, “tiểu thuyết tự ngã” chịu ảnh
hưởng từ tiểu thuyết cận đại Nhật Bản, chủ nghĩa biểu hiện cũng như tư tưởng của
Sigmund Freud…Nền văn học Trung Quốc thời kì này đã thực sự đi vào quá trình hiện đại
hóa. Xuất phát từ nhu cầu của xã hội, của hoàn cảnh lịch sử, thời đại, các nhà tư tưởng và
văn hóa tiến bộ của Trung Quốc thời kì này đã xem văn học là một vũ khí để đấu tranh; sự
đổi mới của văn học sẽ góp phần đổi mới tư tưởng của người dân Trung Hoa, giúp họ
thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Văn học trở thành vũ khí để giải phóng cá nhân, giải phóng
đất nước.


Ở Việt Nam, mặc dù văn học đã đi vào quỹ đạo hiện đại từ những năm đầu thế kỉ XX,
nhưng văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 mới thực sự hiện đại hóa về chất: chữ
Quốc ngữ hoàn toàn thay thế cho chữ Nôm và chữ Hán trong hoạt động sáng tác văn

chương; những thể loại mới và hiện đại được du nhập từ phương Tây chiếm ưu thế và là
một trong những nguyên nhân góp phần mang lại nhiều thành tựu đáng kể như: thơ mới,
tiểu thuyết văn xuôi, truyện ngắn, kí, phóng sự...Điều kiện vật chất xã hội không bình
yên là cơ sở cho sự phát triển của các luồng tư tưởng mới du nhập vào Việt Nam. Tư
tưởng tư sản phương Tây, đặc biệt là Pháp, đã xuất hiện từ những năm đầu của thế kỉ
XX tiếp tục ăn sâu vào nhiều bộ phận trong xã hội. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn,
những bộ phận tích cực đi theo đường lối ấy bị thất bại và tan vỡ về tổ chức làm cho
nhiều người mất phương hướng. Trong lúc đó, tư tưởng vô sản của chủ nghĩa Mác –
Lênin ở Nga dần dần chiếm ưu thế. Trong hoàn cảnh có những thay đổi như vậy, xã hội
thuộc địa đã xuất hiện những xu hướng mới trên các lĩnh vực văn hóa văn nghệ và tư
tưởng. Văn học lãng mạn (gồm Trào lưu Thơ Mới và văn xuôi lãng mạn của nhóm Tự
lực văn đoàn) cùng với văn học hiện thực là hai dòng văn học ra đời và tồn tại song
song. Đó là những tiếng nói mới của các bộ phận nhân dân trước hiện tình đất nước, là
sự chán ghét chế độ thuộc địa với những cách thức khác nhau của đội ngũ trí thức tiểu tư
sản. Nhiều cuộc đấu tranh gay gắt giữa trường phái triết học duy tâm và triết học duy
vật, giữa khuynh hướng “vị nhân sinh” và khuynh hướng “vị nghệ thuật” trong văn học
đã diễn ra. Một bộ phận khá đông những người tư sản, tiểu tư sản trí thức sau đó đã đứng
về phía nhân dân lao động, đấu tranh cho quyền lợi dân tộc Việt Nam. Đội ngũ những
người yêu nước và cách mạng đứng dưới ngọn cờ cách mạng vô sản ngày một đông đảo.
Văn học Việt Nam thời kì này ngày càng chứng kiến sự thắng thế của bộ phận văn học
hiện thực. Văn học trở thành công cụ để phản ánh hiện thực xã hội đen tối, để đấu tranh
cách mạng và giải phóng dân tộc.
Tóm lại, nền văn học đa dạng và được hiện đại hóa do sự ảnh hưởng của phương Tây
và sự biến đổi tự thân trên cơ sở những biến đổi của nền kinh tế, xã hội ở mỗi nước là
điểm tương đồng trong bức tranh văn học của hai nước Việt Nam và Trung Quốc ở thời
đại mà Nam Cao và Lỗ Tấn sinh sống. Và xuất phát từ nhu cầu của bối cảnh xã hội đầy
biến động vì chiến tranh, áp bức, bóc lột, văn học ở thời kì mà Nam Cao và Lỗ Tấn sinh
sống đã hướng đến mục đích “vị nhân sinh” cao cả.



1.1.2. Con người Nam Cao và Lỗ Tấn
1.1.2.1. Con người xã hội trước những biến động lớn lao của đất nước

Lịch sử thời đại, hoàn cảnh xã hội sẽ in dấu ấn rõ nét lên những đặc điểm của con
người xã hội. Với tiền đề cơ sở xã hội kèm theo hoàn cảnh xuất thân của cá nhân mỗi
người có những điểm tương đồng sâu sắc, con người xã hội của Nam Cao và Lỗ Tấn
cũng có sự “gặp gỡ” nhau một cách kì lạ.
Nam Cao (tên thật là Trần Hữu Tri, 1917 – 1951) sinh trưởng ở làng Đại Hoàng, phủ
Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Làng Đại Hoàng – nơi ông sinh ra vốn là một làng quê nghèo
khó, và là hình ảnh thu nhỏ của xã hội lúc bấy giờ. Nơi ấy, Nam Cao đã chứng kiến biết
bao cảnh hoành hành của bọn cường hào, địa chủ dẫn đến cảnh không ít người nông dân
phải bỏ nhà đi tha phương cầu thực. Những cảnh áp bức, bất công, những mảnh đời đầy
đau xót, tủi cực của nông dân làng Đại Hoàng đã đi vào những trang viết của Nam Cao
với dấu ấn nặng nề về một vùng quê nghèo đói, tăm tối. Nam Cao xuất thân trong một
gia đình trung nông nghèo, đời sống khá chật vật. Dù vậy, ông vẫn có cái may mắn hơn
những người nông dân nghèo khác. Trong tất cả các anh chị em trong gia đình, chỉ có
Nam Cao được đi học. Ở nơi xa quê, dù phải sống vất vả nhưng con người trí thức trong
Nam Cao vẫn sống rất mãnh liệt. Nam Cao ngày đêm miệt mài học tập với nhiều ước
mơ và dự định lớn lao. Ông mơ có một ngày được sang Pháp để được nhìn rộng, biết
nhiều, học cao hơn. Nhà văn đã không ngừng học hỏi và tiếp thu những thành tựu văn
hóa tiến bộ của phương Tây và Nga trước khi trở thành một nhà văn hiện thực xuất sắc.
Thế nhưng, từ nhỏ, cuộc sống đói nghèo và bệnh tật đã đeo bám lấy nhà văn. Một thời
gian dài xa quê, Nam Cao không những không đạt được ước muốn được đi xa, học nhiều
mà ngược lại, ông còn phải làm nhiều nghề nặng nhọc, mà như nhà văn nói: “kể cả
những nghề mà những người tự xưng là trí thức không làm” (Sống mòn) để mưu sinh
như: phu phen, thợ thuyền…với ước mơ được thoát cảnh đói nghèo, tìm được một tương
lai mới cho mình. Nhưng cuối cùng, số phận lại đưa đẩy Nam Cao trở về với làng quê
nghèo đói. Nam Cao dường như phải sống trọn vẹn cuộc đời là một người trí thức với sự
thiếu thốn, nghèo khổ và bệnh tật như hầu hết những người lao động khác.
Lỗ Tấn (1881 – 1936, tên là Chu Thụ Nhân) được sinh ra trong một gia đình quan lại

sa sút ở huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Từ trẻ, Lỗ Tấn đã được thụ hưởng bầu


×