Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

đặc trưng truyện ngắn jhumpa lahiri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.42 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
----------

Trần Huỳnh Nhị

ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN
JHUMPA LAHIRI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
----------

Trần Huỳnh Nhị

ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN
JHUMPA LAHIRI
Chuyên ngành: Văn học Nước ngoài
Mã số: 60 22 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011



LỜI CẢM ƠN

------Tôi xin chân thành cảm ơn:
Cô hướng dẫn luận văn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy
Giáo sư Lưu Đức Trung
Các thầy cô tổ Văn học Nước ngoài, các thầy cô Khoa Ngữ Văn
Phòng Sau Đại học và Công nghệ Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ
Chí Minh
Gia đình và bạn bè
đã tận tình góp ý, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2011
Người viết luận văn
Trần Huỳnh Nhị
Lớp Cao học Văn học nước ngoài K19


LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 3
T
2

T
2

MỞ ĐẦU
T
2

5


T
2

Chương một : JHUMPA LAHIRI VÀ NỀN VĂN HỌC ẤN ĐỘ VIẾT BẰNG TIẾNG
T
2

ANH ......................................................................................................................... 12
T
2

1.1. Jhumpa Lahiri – đứa con của ba lục địa .............................................................. 12
1.2. Jhumpa Lahiri – nhà văn của những người Ấn Độ tha hương.............................. 16
1.3. Jhumpa Lahiri – người góp công đưa nền văn học Ấn Độ đương đại ra thế giới 22
Chương hai : HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT DI CƯ TRONG TRUYỆN NGẮN JHUMPA
T
2

T
2

T
2

T
2

T
2


T
2

T
2

LAHIRI .................................................................................................................... 29
T
2

2.1. Vấn đề di cư .......................................................................................................... 29
2.2. Nhân vật di cư trong văn chương di dân ............................................................... 32
2.3. Hình tượng nhân vật di cư trong truyện ngắn Jhumpa Lahiri ............................... 36
T
2

T
2

T
2

T
2

T
2

T
2


Chương ba : HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN DI CƯ TRONG TRUYỆN
T
2

NGẮN JHUMPA LAHIRI ......................................................... 64
T
2

3.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ......................................................................... 64
3.2. Các dạng thức không gian trong truyện ngắn Jhumpa Lahiri ............................... 65
T
2

T
2

T
2

T
2

KẾT LUẬN 84
T
2

T
2


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85
T
2

T
2

PHỤ LỤC 91
T
2

T
2

VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ TRUYỀN THỐNG ......................................................... 96
Nicholas Gipe .............................................................................................................. 96
T
2

T
2

T
2

T
2

KẾT LUẬN 113
T

2

T
2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất của nhân loại, Ấn Độ sở
hữu một nền văn học giàu có và rực rỡ. Với bề dày hơn 3500 năm, hành trình văn
học Ấn Độ, từ văn học Veda đến văn học hiện đại, đã tự khẳng định vị thế của mình
trên văn đàn thế giới. Sử thi Mahabharata, Ramayana; kịch thơ Shakuntala; truyện
thơ Hồ truyền kì Rama và Thơ Dâng giải Nobel 1913 đã trở thành di sản văn học
thế giới. Truyền thống văn hóa - văn học dân tộc đã nuôi dưỡng niềm tự hào mãnh
liệt trong lòng mỗi người dân Ấn Độ qua bao thế hệ và đồng thời đem đến cho độc
giả thế giới sự hiểu biết, lòng ngưỡng mộ một nền văn học giàu sức sống, đậm đà
bản sắc.
1.2. Tiếp nối truyền thống vẻ vang, văn học đương đại Ấn Độ được vinh
danh trên văn đàn thế giới nhờ những đóng góp tích cực của các nhà văn trẻ viết
bằng tiếng Anh như: Dhan Gopal Mukerji (Giải thưởng Văn học Mỹ), Nirad C.
Chaudhuri, P. Lal, R.K. Narayan, Mulk Raj Anand (Giải thưởng Sahitya Akademi),
Salman Rushdie (Giải Man Booker, 1981), Bharati Mukherjee (Giải National Book
Critics Circle, 1998), Arundhati Roy (Giải Man Booker, 1997), Vidiadhar
Surajprasad Naipaul (Nobel văn chương, 2001), Kiran Desai (Giải Man Booker,
T
0

T
0


2006), Aravind Adiga (Giải Man Booker, 2008), Jhumpa Lahiri (Giải Pulitzer, 2000
và Giải Frank O’Connor, 2008)…
1.3. Trong số các nhà văn đương đại viết bằng tiếng Anh, Jhumpa Lahiri là
một hiện tượng đặc biệt. Cô xuất hiện và làm cho độc giả bất ngờ trước những giải
thưởng danh giá, chỉ với hai tuyển tập truyện ngắn Người dịch bệnh (Interpreter of
Maladies) và Vùng đất lạ (Unaccustomed Earth): Giải O.Henry (1999), giải
Pen/Hemingway (1999), giải Pulitzer (2000), giải Frank O’Connor (2008). Bằng
những sáng tạo nghệ thuật, Lahiri điềm tĩnh chọn hướng đi cho riêng mình. Thế giới
nghệ thuật của cô vừa quen vừa lạ, vừa cổ điển lại vừa tân kỳ, vừa có vẻ giản đơn
mà lại biến hóa thâm sâu… Nó góp phần tạo nên một thế giới nghệ thuật nối dài từ
Đông sang Tây, giúp người đọc nhập cảm sâu hơn vào đời sống của những người


tha hương, về Ấn Độ hiện đại qua cảm nhận của những người Ấn Độ di trú ở những
vùng đất lạ. Đây là lí do để chúng tôi tiếp cận với những đặc trưng nghệ thuật
truyện ngắn Jhumpa Lahiri.
1.4. “Văn học Ấn Độ ở Việt Nam” là hướng nghiên cứu và tiếp nhận quan
trọng ở nước ta trong những năm đầu thế kỉ XX. Cùng xu hướng tiếp cận, nghiên
cứu văn học đương đại của thế giới và để minh chứng cho sự tiếp nối truyền thống
của văn học Ấn Độ qua các thời kì, đề tài luận văn sẽ tiếp cận với thể loại truyện
ngắn viết bằng tiếng Anh của văn học đương đại Ấn Độ, với mong muốn đem đến
một cái nhìn toàn diện hơn cho việc nghiên cứu văn học Ấn Độ ở Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2. 1. Tài liệu tiếng Việt
Jhumpa Lahiri là nhà văn mới nổi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về cô
ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Các tài liệu tiếng Việt chủ yếu là những bài giới
thiệu khái quát về cuộc đời tác giả, tóm tắt nội dung và nêu chủ đề tác phẩm:
- Trong bài viết Người đưa nền văn học Ấn Độ đương đại ra thế giới (Tạp chí
văn chương da màu, ngày 05/05/2008), Dạ Lan Hương đã khái quát tình hình phát
triển của nền văn học Ấn Độ đương đại nói chung và nền văn học Ấn Độ viết bằng

tiếng Anh nói riêng. Từ sự khái quát này, tác giả khẳng định vị trí của nhà văn trẻ
Jhumpa Lahiri trên văn đàn đương đại, đồng thời giới thiệu chủ đề, tóm tắt nội dung
tuyển tập truyện ngắn Người dịch bệnh và tiểu thuyết Hoán danh.
- Đào Trung Đạo trong mục điểm sách: Jhumpa Lahiri - Unaccustomed Earth
() đã khẳng định tập truyện Unaccustomed Earth là tác phẩm
T
2

T
2

văn chương toàn cầu vì đã đi vào phản ánh một cách chân thực và sâu sắc cuộc sống
của những người có thân phận “công dân toàn cầu”.
- Trong bài viết Vùng đất lạ (, ngày 02/4/2010), Thanh Hoa
T
2

T
2

đã dựa theo bài viết Con cháu Mỹ quốc của Siesl Schillinger (Nguyễn Viết Minh
Thanh chuyển ngữ), nhận xét khái quát về nghệ thuật xây dựng nhân vật của
Jhumpa Lahiri trong tuyển tập Vùng đất lạ. Điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân
vật của Jhumpa Lahiri là cô không tìm cách kiểm soát các nhân vật mà để họ trưởng


thành một cách tự nhiên. Bằng cách đó, cô tạo điều kiện cho người đọc có cơ hội
đồng hành cùng với các nhân vật của mình.
- Trong bài báo Nhà văn nữ Jhumpa Lahiri – Sự đáp xuống của sao chổi
(, ngày 19/7/2008), Duyên Khánh đã dựa trên bài viết

T
2

T
2

Người đưa nền văn học Ấn Độ đương đại ra thế giới của tác giả Dạ Lan Hương
ghi nhận lại một số thông tin về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Jhumpa
Lahiri.
- Tiểu Yến trong bài viết Văn học Ấn dưới con mắt nữ giới
(, ngày 11/10/2008) đã tổng hợp một số đóng góp quan
T
2

T
2

trọng của các nhà văn nữ Ấn Độ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Jhumpa
Lahiri.
2.2. Tài liệu tiếng Anh
Các nhà nghiên cứu, phê bình trên thế giới tiếp cận truyện ngắn Jhumpa Lahiri
trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.
Khi khai thác nội dung, các nhà nghiên cứu chủ yếu nhìn truyện ngắn Jhumpa
Lahiri từ góc độ văn hóa. Đó là những bài viết quan tâm đến vấn đề hội nhập và ý
thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của những người Ấn Độ di cư:
- Liesl Schillinger trong bài phê bình American Children (The New York
Times) được Nguyễn Viết Minh Thanh chuyển ngữ với tựa đề Con cháu Mỹ quốc
(Tạp chí văn chương da màu ngày 06/4/2008) đã có những nhận định sâu sắc về
cuộc sống của thế hệ thứ hai trong gia đình người Ấn di dân trong truyện ngắn của
Jhumpa Lahiri – thế hệ tiềm ẩn mầm mống nổi loạn. Họ là minh chứng cho sự hoài

nghi của Jhumpa Lahiri đối với biện luận của Nathaniel Hawthorne về sự tồn tại
của con người trên những vùng đất lạ: Vận mệnh con người có lẽ sẽ khá hơn nếu họ
có thể bám rễ, chôn gốc vào một vùng đất không quen thuộc.
- Trong bài viết Food as Metaphor in Jhumpa Lahiri’s Interpreter of Maladies
(Thức ăn như phép ẩn dụ trong Người dịch bệnh của Jhumpa Lahiri)
(), Choubey Asha tập trung khai thác ý nghĩa của
T
2

T
2

biểu tượng thực phẩm trong truyện ngắn Jhumpa Lahiri. Thực phẩm được nhà văn


sử dụng như là một phương tiện để thể hiện tình cảm và bản sắc của cộng đồng Ấn
Độ lưu vong.
- Bài viết Themes of Marriage and Tradition (Chủ đề hôn nhân và truyền
thống) (), Gipe Nicholas đề cập đến mối quan hệ giữa hôn
T
2

T0
2

T
0

nhân và truyền thống trong các câu chuyện của Jhumpa Lahiri. Tác giả chỉ rõ:
“Tình yêu và truyền thống luôn ở trung tâm truyện”. Mọi biểu hiện của nó trong

truyện chính là những thử nghiệm của Jhumpa về cách thức để tìm được hạnh phúc
trong cuộc đời.
- Culture and Immigration, America and Post-America in Lahiri’s The
T
0

Intrerpreter of Maladies (Văn hóa và nhập cư, nước Mỹ và hậu nước Mỹ) của
Hassan Rouhvand () là một bài viết phong phú, khai thác khá
T2
0

T0
2

sâu những vấn đề nội dung của tập truyện:
Mở đầu bài viết, tác giả giới thiệu khái quát về cuộc đời Jhumpa Lahiri và khẳng
T
0

định giá trị to lớn của tuyển tập đầu tay Interpreter of Maladies. Bài viết còn đề cập
đến vấn đề “Tự do dân chủ Mỹ” (American Liberal Democracy) theo cách nhìn của
John Fonte trong To possess the National Consciousness of America (Để chiếm hữu
ý thức dân tộc Mỹ) và vấn đề nhập cư (immigration), vấn đề đồng hóa
(assimilation) và giao thoa văn hóa (acculturation) ở Mỹ. Từ các vấn đề được phân
tích, Hassan Rouhvand đi đến kết luận Người dịch bệnh là tiếng nói của những
người đang đứng giữa hai nền văn hóa, đang ra sức đấu tranh để tồn tại, để được
công nhận: họ là ai?
T
0


- Michiko Kakutani trong bài Wonder Bread and curry: Mingling Cultures,

ConFlicted Hearts (Bánh mì và Cà ri: những giá trị văn hóa trộn lẫn, những tình
cảm mâu thuẫn) (The New York Times, ngày 06/8/1999, )
T2
0

T0
2

đã phân tích sâu sắc nội tâm các nhân vật trong tuyển tập Unaccustomed Earth:
“Các nhân vật của Lahiri đứng giữa hai đất nước, hai nền văn hóa và không thuộc
về cả hai”. Theo Kakutani nhận định từ tác phẩm của Jhumpa Lahiri, nếu như các
bậc cha mẹ mong muốn đem đến cho các con của họ “Giấc mơ nước Mỹ”
(American Dream) thì những đứa con của họ lại trở nên nhạy cảm khi lớn lên trước


những thử thách bí ẩn của nước Mỹ. Chúng dễ dàng thâm nhập cả hai nền văn hóa
nhưng hoàn toàn không có cảm giác cả hai là nhà. Từ sự phân tích của mình,
Kakutani khẳng định tài năng của Jhumpa Lahiri “Một nghệ sĩ tuyệt vời”.
Những bài nghiên cứu về nghệ thuật truyện ngắn Jhumpa Lahiri mà chúng tôi
thu thập được không nhiều, chủ yếu bàn về cách kể chuyện vừa truyền thống vừa
hiện đại của nhà văn Mỹ gốc Ấn.
-

Bài

viết

Unaccustomed


Earth

của

nhà

văn

Vanessa

Gebbie

() bước đầu nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của
T
2

T
2

Jhumpa Lahiri. Đó là lối kể chuyện tuy đơn giản nhưng vô cùng tinh tế và lắng
đọng, Jhumpa Lahiri liên tục chuyển đổi các điểm nhìn để nhân vật tự bộc lộ, câu
chuyện tự phát triển theo logic riêng của nó. Gebbie viết: “Đó là sự tĩnh lặng đặc
trưng cho cách viết của Lahiri. Bạn không thể tìm đâu những chỗ ngoặt quanh co,
sự châm biếm chua cay hoặc những thủ thuật của tác giả. Những câu chuyện hoàn
toàn giản dị mộc mạc. Lời văn cũng giản dị mộc mạc như vậy”.
-

Lev
T

2

Grossman

T
2

với

bài

Jhumpa

Lahiri:

The

quiet

Laureate

(, ngày 08/5/2008) đã nhận định về nghệ thuật kể chuyện của
T
2

T
2

Jhumpa Lahiri: “Các truyện của Lahiri từ tốn, chậm và tĩnh lặng, thuộc lối viết của
thế kỉ XIX. Nó không mua chuộc bạn bằng sự hài hước hay cốt truyện quanh co

hoặc bằng sự đánh bóng ngôn ngữ” và “Cô bước lùi về phía xa, tách khỏi mọi việc
đang diễn ra, thoát khỏi mọi việc, vì thế nhân vật và sự việc trong truyện có thể tồn
tại đúng như ở ngoài đời: phức tạp, nhập nhằng và không thể lý giải”.
Những nét phát thảo về lịch sử vấn đề cho thấy truyện ngắn Jhumpa Lahiri vẫn
đang là một ẩn số thú vị chờ đợi sự khám phá của giới nghiên cứu. Những tài liệu
lượt thuật nêu trên, mặc dù không nhiều nhưng đã tạo được nền tảng ban đầu giúp
chúng tôi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu một cách hệ thống và tổng thể phong cách
nghệ thuật truyện ngắn Jhumpa Lahiri.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Jhumpa Lahiri chủ yếu sáng tác và thành công ở thể loại truyện ngắn. Các tuyển
tập truyện ngắn của cô đã xuất bản được đánh giá là những tác phẩm thể hiện “tính
chuyên nghiệp bậc thầy của một nhà văn đang ở đỉnh điểm tài năng” (đánh giá của
The New York Times). Đề tài luận văn của chúng tôi tập trung khai thác những nét
đặc trưng trong sáng tác của Jhumpa Lahiri trên hai phương diện: hình tượng nhân
vật và hình tượng không gian.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là hai tuyển tập truyện ngắn của Jhumpa Lahiri đã được
dịch và phát hành tại Việt Nam.
- Người dịch bệnh (Interpreter of Maladies), dịch giả Đặng Tuyết Anh và Ngân
xuyên, Nhà xuất bản Lao Động, 2004.
- Vùng đất lạ (Unaccustomed Earth) dịch giả Lại Thu Trinh, Nhà xuất bản Văn
hóa Sài Gòn, 2009.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu tiếp cận với hai bản dịch này,
đồng thời đối chiếu với nguyên tác bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng
khảo sát thêm tiểu thuyết The namesake (Hoán danh) để có cái nhìn toàn diện và
thống nhất hơn về tư tưởng nghệ thuật của Jhumpa Lahiri.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp văn hóa học: văn hóa và nhập cư là hai vấn đề trung tâm trong
toàn bộ các câu chuyện của Jhumpa Lahiri. Vì vậy, việc nghiên cứu không thể tách
rời những yếu tố văn hóa đã hình thành nên nhân dạng và tư cách của nhà văn.
Chúng tôi xem đây là phương pháp quan trọng, bên cạnh phương pháp loại hình,
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Phương pháp loại hình: dựa vào đặc trưng của thể loại truyện ngắn hư cấu để
triển khai nội dung của đề tài.


- Phương pháp phân tích – tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để phân
tích từng truyện ngắn cụ thể nhằm khái quát những nét đặc trưng trong truyện ngắn
của Jhumpa Lahiri.
- Phương pháp so sánh: phương pháp này được chúng tôi vận dụng để đối chiếu
hình tượng người Ấn Độ di trú trong truyện ngắn của Lahiri với một vài hình tượng
người di trú của một số tác giả khác trong nền Văn học Mỹ hiện đại. Đây sẽ là
những căn cứ để chúng tôi khẳng định ý nghĩa của hình tượng nhân vật.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
- Ba chương nội dung của luận văn hướng đến giải quyết những vấn đề sau đây:
Chương một giới thiệu khái quát về tác giả trong mối quan hệ mật thiết với sự
phát triển của nền văn học Ấn Độ đương đại viết bằng tiếng Anh.
Chương hai và chương ba phân tích hai vấn đề cơ bản tạo nên nét đặc trưng
trong phong cách truyện ngắn của Jhumpa Lahiri. Hai vấn đề đó là: Hình tượng
nhân vật người di cư và hình tượng không gian di cư trong truyện ngắn Jhumpa
Lahiri.
- Phần kết luận. Trong phần này, chúng tôi sẽ tổng hợp và đánh giá những vấn
đề đã trình bày trong các chương và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong các
công trình nghiên cứu sau này.
6. Đóng góp của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Đề tài luận văn: Đặc trưng truyện ngắn của Jhumpa Lahiri

sẽ góp phần nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Jhumpa Lahiri, nhà văn nữ
nổi danh của văn học đương đại Ấn Độ.
Ý nghĩa thực tiễn: Hiện nay, tên tuổi Jhumpa Lahiri còn khá xa lạ với độc giả
Việt Nam. Vì vậy, công trình nghiên cứu này sẽ góp phần đưa Jhumpa Lahiri đến
gần hơn với độc giả và giới nghiên cứu Việt Nam, đồng thời cung cấp cái nhìn mới
về một hiện tượng văn chương đặc biệt: “Văn chương di dân” mà Lahiri là một
trong những đại diện xuất sắc.


Chương một : JHUMPA LAHIRI VÀ NỀN VĂN HỌC ẤN ĐỘ VIẾT
BẰNG TIẾNG ANH
1.1. Jhumpa Lahiri – đứa con của ba lục địa
Jhumpa Lahiri sinh ngày 11 tháng 7 năm 1967 tại London, trong một gia đình
người Ấn gốc Bengal di cư (Bengali Indian immigrants). Mặc dù sinh ra ở vùng Bắc
Âu, nhưng vẻ đẹp của Jhumpa Lahiri vẫn rất đặc trưng Ấn Độ: khuôn mặt đầy đặn,
phúc hậu, đôi mắt đen huyền, sâu thẳm. Vẻ bề ngoài ấy có phần xa lạ với những cư
dân xứ sở sương mù. Tuy nhiên, khi chưa kịp lớn để nhận thức sự khác biệt của bản
thân với thế giới xung quanh, cô bé hai tuổi Jhumpa đã phải theo bước viễn du của
cha mẹ chuyển đến tiểu bang Rhode Island – Hoa Kỳ. Tại đây, cha của Jhumpa làm
việc cho thư viện trường đại học Rhode Island. Jhumpa đã dần trở thành công dân
Mỹ. Cô tốt nghiệp THPT ở trường Kingstown High School, tốt nghiệp cử nhân văn
chương của trường Barnard College năm 1989, cao học văn chương và tiến sĩ ngành
Renaissance Studies tại Boston University. Năm 2001, Lahiri kết hôn với Alberto
Vourvoulias-Bush, tổng biên tập của báo Time Latin America. Hiện tại, cô là Phó
chủ tịch Hội văn bút Mỹ, sống cùng chồng và hai con ở New York.
Có thể nói, Jhumpa Lahiri là đứa con của ba lục địa, Ấn Độ là quê cha mẹ,
Anh Quốc là nơi sinh và Hoa Kỳ là nơi định cư lâu dài. Ba quốc gia này đại diện
cho hai khu vực văn hóa khác biệt và có thể nói là đối lập nhau: Ấn Độ đại diện cho
văn hóa phương Đông hướng nội, duy linh, duy cảm và Anh Quốc, Hoa Kỳ đại diện
cho văn hóa phương Tây hướng ngoại, duy lí. Ý thức về sự khác nhau giữa văn hóa

Đông – Tây từ lâu đã được mặc định. Sự tranh chấp mỗi khi va chạm là nỗi ám ảnh
của hầu hết những người da màu định cư ở các nước phương Tây. Và đây cũng là
nguyên nhân làm nảy sinh ở họ một đời sống tinh thần phức tạp với nhiều xúc cảm
và ràng buộc.
Mối ràng buộc đầu tiên gắn kết Jhumpa với Ấn Độ. Đây là quê hương của cha
mẹ cô, là nơi ấn định trong nhận thức của họ về sở cứ tồn tại. Nên, dù sống ở nước
ngoài trên ba mươi năm, cha mẹ Jhumpa vẫn không thể coi một nơi nào là “nhà”
ngoài Ấn Độ. Họ áp đặt tâm thế ấy lên con cái, buộc chúng phải yêu tất cả mọi thứ


thuộc về Ấn Độ như: trang phục, thức ăn, tôn giáo, ngôn ngữ… bất chấp sự bất hợp
lí và khó hòa đồng với thực tại. Vì vậy, mặc dù không trực tiếp trải nghiệm cuộc
sống trên đất Ấn nhưng dưới sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình, Jhumpa đã
sống như một người Ấn Độ đích thực trên đất Mỹ.
Từ nhỏ, Jhumpa đã bị ám ảnh bởi hai tiếng “Ấn Độ”. Nó khiến cô thường xuyên
phải đối mặt với nghịch cảnh, thường xuyên bị ép buộc làm những điều ngoài ý
muốn: “Ở nhà, tôi theo phong tục của cha mẹ, nói tiếng Bengali, ăn cơm với các
ngón tay của mình. Sự thật này dường như là một phần bí mật trong cuộc sống của
tôi, và tôi đau khổ che giấu chúng với các bạn người Mỹ” [71]. Nhưng mọi cố gắng
che giấu sự khác biệt của Jhumpa đều không có kết quả, vì nó hiện lên rõ ràng qua
cái tên, dáng vẻ bên ngoài và cung cách sinh hoạt, khiến cho cô luôn cảm thấy ngại
ngùng: “Tôi luôn thấy ngại ngùng vì cái tên của mình, cảm thấy như mình là
nguyên nhân khiến cho mọi người thắc mắc”. Cảm giác này càng nặng nề hơn khi
cô cùng cha mẹ về thăm Ấn Độ: “Tôi đã trải qua quá nhiều những buổi tối ở khách
sạn trong những thành phố Châu Á, lãng phí thời gian xem ti vi mà tôi không hiểu
đang nói về điều gì… Những lúc ấy mẹ tôi tỏ ra rất buồn phiền” [66].
Jhumpa đã không có tuổi thơ bình thường như bao đứa trẻ người Mỹ khác. Đời
sống tinh thần của cô luôn chịu áp lực từ hai phía: trong gia đình (cha mẹ muốn con
gái là người Ấn Độ) và ngoài xã hội (cộng đồng da trắng buộc cô giống người Mỹ):
“trung thành với quá khứ và hòa nhập vào hiện tại, xem chúng ngang hàng như hai

từ của hai bên dấu gạch nối: Ấn – Mỹ (Indian – American)” [71]. Sau này, Jhumpa
đã giải thích rằng, sở dĩ cô luôn nghĩ mình là người Ấn Độ không phải vì thường
xuyên được đưa về Ấn Độ hay do gen di truyền mà vì sự kiên định của cha mẹ cô.
Họ luôn nói rằng cô không phải là người Mỹ, rằng không có gì khó khăn khi cô cố
gắng vượt qua điều này. Từ những quy định bảo thủ này, Jhumpa chua xót rút ra bài
học: “một cộng một không bằng hai mà bằng không”; “Những xung đột trong bản
thân cô cộng hưởng lại và triệt tiêu lẫn nhau” [71].
Khi Jhumpa Lahiri lớn lên, những ám ảnh này dần dần được xem xét lại bằng
những suy nghĩ chín chắn. Cô vẫn thường trực cái cảm giác mình là người Ấn Độ,


mặc dù không còn bị áp đặt nữa: “Bản thân tôi thường nghĩ về cội nguồn rất nhiều.
Các nhà văn thường có xu hướng đào sâu vào cội rễ cũng như can đảm đương đầu
với những lộn xộn của cuộc sống hiện tại. Tôi đoán và hy vọng các con mình sẽ biết
quan tâm đến tương lai cũng như quá khứ gia đình, đồng thời biết chấp nhận và tôn
trọng những giá trị truyền thống” [58].
Hai tiếng “Ấn Độ” là động lực thôi thúc Jhumpa quay trở về, thực hiện cuộc
hành trình tìm kiếm, khám phá cội nguồn như một sự tri ân sâu sắc: “Tôi cảm ơn Ấn
Độ với sự nỗ lực của cha mẹ tôi. Tôi tin rằng tôi luôn luôn thiếu quyền lực mà hai
con người ấy có được từ Ấn Độ. Nhưng miễn họ còn sống là họ sẽ bảo vệ tôi khỏi
cảm giác như một kẻ mạo danh” [71].
Jhumpa Lahiri đã đi qua mọi nẻo đường Ấn Độ. Cô quan tâm, lo ngại về sự ảnh
hưởng của chủ nghĩa thực dân lên xứ sở này. Nó gợi mối trăn trở về thân phận của
những người da màu khi phải đối diện với người da trắng. Dù là “chủ” (trên quê
hương) hay là “khách” (trên xứ người), người da màu vẫn bị xem là hạ đẳng, nhất
là đối với những dân tộc đã từng chịu sự nô dịch của người da trắng như Ấn Độ:
“Tác động tai hại nhất của thực dân hóa không phải là thuộc địa bị biến thành nô
lệ và đất nước của ông bị khai thác các nguồn tài nguyên, con người và khoáng sản
– mặc dù chỉ việc đó cũng đủ tồi tệ, mà ở chỗ đời sống tinh thần của ông bị thương
tổn đến mức không còn chút tự tin nào và phải gánh chịu phức cảm tự ti sâu sắc mà

ông mang theo thậm chí đến ngày hôm nay khi đã là công dân của một đất nước tự
do. Dù tự do, ông vẫn tin rằng người da trắng là ưu đẳng và đề cao người da trắng
là đương nhiên trong mọi việc, ở mọi nơi” [16, tr. 69]. Jhumpa đã có sự đồng cảm
đối với tất cả người Ấn Độ tha hương từ những cảm nghiệm về chính cuộc đời
mình. Sự liên hệ này phù hợp với quy luật “lá rụng về cội”, “nước chảy về nguồn”
theo quan niệm của người phương Đông. Đây là cơ sở để chúng ta hiểu vì sao
Jhumpa luôn dành tình cảm thiêng liêng đối với vùng đất mà bản thân cô chưa từng
sinh sống.
Tuy nhiên, sự ràng buộc họ hàng với Ấn Độ không đủ làm nên cái gọi là “nhà”
(home) trong tâm thức của nhà văn Mỹ gốc Ấn, Jhumpa giải thích: “Tôi không lớn


lên ở đó và không thuộc về nơi đó. Chúng tôi luôn về thăm nhưng chúng tôi không
có nhà. Chúng tôi đã cố bấu víu vào một thế giới đã không hoàn toàn là của mình”
[68]. Trên thực tế, phần lớn cuộc sống của Jhumpa diễn ra ở Hoa Kỳ. Và tất nhiên,
cô có tình cảm sâu nặng đối với đất nước này – một thiên đường cho những người
nhập cư: “Tôi không sinh ra ở đây nhưng cuộc sống của tôi ở đây”; “Cha mẹ tôi
không bao giờ coi đây là nhà nhưng tôi và chồng tôi coi nước Mỹ chính là quê
hương mình” [58]. Việc nảy sinh tình cảm đối với “nơi ta ở” phù hợp với logic
phát triển tâm lí của các thế hệ con cháu như Jhumpa, khi mà quê hương thứ nhất
chỉ tồn tại bằng sự nhắc nhở của ông bà, cha mẹ.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là Jhumpa Lahiri không trăn trở về tư cách
công dân Mỹ của mình. Mặc dù hiến pháp của Hoa Kỳ công nhận quyền bình đẳng
của con người nhưng tư tưởng kì thị của cộng đồng người da trắng đối với người da
màu vẫn tồn tại. Đó là nguyên nhân khiến cho Jhumpa từ trong sâu thẳm tâm hồn
vẫn cảm thấy là “người ngoài cuộc”, luôn băn khoăn đi tìm lời giải đáp cho câu
hỏi: “Ta thuộc về đâu?”.
Mức độ “chiếm hữu” của Ấn Độ và Hoa Kỳ đối với Jhumpa Lahiri là ngang
nhau. Mỗi bên đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng và Jhumpa đã biết cách kết hợp
để dung hòa. Bài toán ngày xưa nay được giải bằng một đáp số khác, thay vì “một

cộng một bằng không” thì bây giờ “một cộng một là hai” và “con số hai trong
công việc của tôi và trong sự tồn tại hàng ngày của tôi. Các giá trị truyền thống ở
hai bên dấu gạch ngang ngự trong tôi như anh em ruột, mặc dù đôi khi có sự tranh
chấp” [71].
Con người luôn có nhu cầu khẳng định bản sắc riêng, nhất là khi đứng trước một
đối tượng “khác mình”. Tuy nhiên, nếu họ bị đặt vào tình thế “nước đôi” thì mọi
cố gắng để phân biệt đều vô vọng. Với Jhumpa, bản ngã được cấu thành bởi các yếu
tố truyền thống thuộc hai nền văn hóa khác nhau: Ấn và Mỹ. Điều này đã dẫn đến
một nghịch lí: khi ở Ấn Độ người ta luôn xem cô là người Mỹ còn ở Mỹ, cô được
coi là người Ấn thuần chủng. Vậy thì cô thuộc về nơi nào? Jhumpa đã trả lời câu
hỏi này trong cuộc trao đổi ở Calcutta vào tháng 01 năm 2001 như sau: “Không đất


nước nào là tổ quốc của tôi. Tôi luôn tìm thấy bản ngã của mình trong cảnh tha
hương hay bất cứ nơi nào tôi đã đi qua” [68]. Ý thức về trạng thái “không nhà”
(homelessness) là kết quả của những lần vượt đại dương, những lần thay đổi chỗ ở,
những lúc học tập miệt mài, những khi căng thẳng vì bị phân biệt đối xử. Và đó
chính là “sự mất mát”. Một sự mất mát không thể bù đắp vì chủ thể không còn tư
cách “chính danh” trên bất kỳ lãnh địa nào. Linda Lê (nhà văn người Pháp gốc
Việt) gọi chủ thể ấy là “người vô xứ”. Jhumpa Lahiri cũng đã gián tiếp thừa nhận
rằng cô là một “người vô xứ”.
1.2. Jhumpa Lahiri – nhà văn của những người Ấn Độ tha
hương
Jhumpa Lahiri đến với văn chương là một cách để giải phóng bản thân khỏi
tình trạng nhập nhằng khi đứng giữa hai thế giới. Cô cảm thấy mình như một cái
cây được cấy ghép, sống dai dẳng nơi đất lạ. Mọi sự cố gắng của cô là để không bị
xếp vào bất kỳ danh mục nào, để tâm hồn trôi bồng bềnh vô định giữa trời Đông và
trời Tây. Trong một chừng mực nào đó, với Jhumpa, viết là phương pháp tốt nhất để
xoa dịu những cảm xúc nóng rát vì nghịch cảnh, là tìm một chốn bình yên để thỏa
sức bộc lộ mà không cần dè chừng bị tập kích hay bị phản bội. Cô thường nói rằng:

viết văn là lối thoát duy nhất cho tình trạng sống của mình, một kiếp sống có quá
nhiều những điều nan giải, không thể dứt bỏ, không thể lãng quên, không thể làm
ngơ và cũng không thể che giấu – kiếp sống của kẻ tha hương. Vì vậy, những trang
viết cũng chính là hành trình nhà văn tìm kiếm bản ngã của mình, là chuyến “ra
khơi” để “đứng xa và nhìn vào cuộc đời mình”.
Tác phẩm của Jhumpa Lahiri tập trung khai thác cuộc sống của những người
Ấn nhập cư thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai, những người luôn thường trực cái cảm
giác là một người lạ mặt vừa bị thương hại vừa được kính trọng, những người luôn
tìm cách đặt tên cho mình – những cái tên kép, những tên gọi ghép đôi ghép ba
bằng những gạch nối như một nỗ lực tột cùng để khẳng định nhân dạng và bản sắc
đặc thù của mình. Hầu hết họ đều thoát thai từ “bản ngã lưu vong”. Nhà văn


thường viết về những điều anh ta biết, hơn thế, Jhumpa Lahiri viết những điều mà
cô đang sống.
Tập truyện đầu tay, Người dịch bệnh (The Interpreter of Maladies), gồm chín
truyện đem đến cho độc giả những kinh nghiệm vừa quen thuộc vừa xa lạ về người
Ấn Độ, thường là người Bengal sống tại Ấn hoặc đã di cư đến Hoa Kỳ. Tập truyện
đã cung cấp những chi tiết phong phú về đời sống của người Ấn cũng như các giá
trị văn hóa, phong tục của họ.
- Chuyện nhất thời (A temporary matter) kể về đôi vợ chồng người Mỹ gốc
Ấn. Cuộc hôn nhân của hai người đang ở thời kì bế tắc sau cái chết của đứa con
chưa kịp chào đời. Họ nhận được thông báo rằng khu phố sẽ mất điện mỗi đêm.
Việc mất điện, một cái cớ nhất thời lại tạo nên những chuyển biến quan trọng trong
mối quan hệ của họ.
- Khi bác Pirzada đến ăn tối (Mr. Pirzada came to dine) là câu chuyện về mối
quan hệ giữa một gia đình người Bengal và một gia đình người Bangladesh trên đất
Mỹ. Lilia, cô con gái người Mỹ gốc Ấn rất ngạc nhiên vì sự tiếp đãi nồng hậu của
cha mẹ mình dành cho bác Pirzada. Tất cả họ hướng về cuộc xung đột giữa hai dân
tộc và quan trọng hơn là sự an toàn của vợ và con bác Pirzada. Sự có mặt của bác

Pirzada đã để lại nỗi nhớ trong lòng Lilia, khiến em nảy sinh tình cảm với một nơi
xa lạ bên kia bờ đại dương.
- Người dịch bệnh (The Interpreter of Maladies) xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa
một hướng dẫn viên du lịch người Ấn Độ với một gia đình người Mỹ gốc Ấn về
thăm quê hương. Cuộc gặp gỡ ấy đã để lại dấu ấn khó phai từ cả hai phía. Gia đình
người Mỹ gốc Ấn cảm thấy vô cùng thú vị về cái nghề “dịch bệnh” của ông Kapasi,
và ngược lại ông Kapasi bị hấp dẫn bởi sự ngây thơ, tự nhiên của người phụ nữ gốc
Ấn đã được Mỹ hóa. Kết thúc câu chuyện, bí mật về đứa con riêng được phơi bày
trong sự nhìn nhận vấn đề theo hai hướng hoàn toàn trái ngược nhau từ phía ông
Kapasi và người phụ nữ ấy.


- Ngôi nhà của cô Sen (Mrs. Sen’s) tái hiện hình ảnh cô Sen – một người phụ
nữ Ấn Độ có tình cảm sâu nặng với quê nhà và không thể nào hòa nhập được với
cuộc sống nơi xứ lạ, nơi chồng cô là giáo sư của trường đại học.
- Người gác cổng chân chính (A real Durwan) kể về Boori Ma, một người dân
tị nạn, mất hết của cải, lìa xa gia đình, xin ngủ dưới chân cầu thang của một chung
cư nghèo nàn và vô tình trở thành người gác cổng. Bà bị đuổi khỏi chung cư sau khi
ở đây xảy ra vụ mất trộm.
- Ngôi nhà được ban phước (The Blessed House) là câu chuyện về đôi vợ
chồng trẻ người Mỹ gốc Ấn đang cố gắng hòa nhập với nhau sau khi dọn đến ngôi
nhà mới chứa đầy những đồ dùng của đạo Thiên chúa.
- Căn bệnh của Bibi Haldar (The treatment of Bibi Haldar) đưa người đọc đến
vùng nông thôn thuộc Calcutta trăn trở cùng với căn bệnh của Bibi Haldar. Bibi
Haldar và tất cả mọi người xung quanh tin rằng căn bệnh ấy sẽ được chữa khỏi sau
khi cô kết hôn.
- Gợi tình (Sexy) kể về cô gái người Mỹ gốc Ấn đem lòng yêu một người đàn
ông Bengal đã có gia đình. Tình cảm chân thành của cô được đáp lại bằng sự bạc
bẽo của người đàn ông ấy.
- Lục địa thứ ba, lục địa cuối cùng (The third and the final continent) là câu

chuyện của một người đàn ông Ấn Độ nhập cư, rời quê hương tìm kiếm tương lai
tươi sáng ở những chân trời xa lạ: ban đầu là ở Anh, sau đó đến Hoa Kỳ. Ông có ấn
tượng đặc biệt với bà chủ nhà trọ tên Croft, đã ngoài 100 tuổi. Bà Croft tỏ ra rất hài
lòng khi gặp vợ ông, một người phụ nữ Ấn dịu dàng trong chiếc áo sari.
Tập truyện Vùng đất lạ (Unaccustomed Earth) có hai phần, phần đầu gồm năm
truyện và phần thứ hai là ba truyện liên hoàn. Chủ đề quyển sách không mới, vẫn là
nỗi buồn lìa xứ, kinh nghiệm chuyển đổi nơi sống khi bỏ quê nhà lại phía sau lưng.
- Nhân vật chính của Vùng đất lạ là Ruma. Cô là luật sư gốc Bengal, đã bỏ
nghề để theo chồng con về sống tại một thành phố xa xôi ở vùng Seattle (thuộc
bang Washington State). Trong thời gian chờ sinh đứa con thứ hai, Ruma sống với
những hồi ức về cuộc đời của mẹ, một cuộc đời chỉ biết đến trách nhiệm chăm nom


con cái và chu tất việc nhà. Cô đau khổ và tuyệt vọng nhận thấy cuộc sống của mình
cũng đang diễn ra như thế. Vì vậy, khi cha cô từ Pennsylvania về thăm, tuy lo sợ về
những xáo trộn có thể xảy ra, nhưng cô vẫn ngỏ lời mời ông về sống cùng gia đình
mình. Cha cô không đồng ý và khuyên Ruma đi làm trở lại. Ông muốn cô có cuộc
sống khác với vợ của ông trước đây. Khoảng cách giữa hai cha con được rút ngắn
thông qua mối liên hệ cảm động giữa cha cô và đứa con trai của cô. Ông dạy nó làm
vườn, trồng cây, nói những điều bâng quơ nhưng đầy ý nghĩa về cuộc đời một
người vô xứ. Kết thúc câu chuyện, ông chào tạm biệt Ruma, tiếp tục cuộc hành trình
của mình để được gặp lại người phụ nữ mà ông quý mến.
- Địa Ngục - Thiên Đường (Hell – Heaven), nhân vật tự sự là một phụ nữ
người Mỹ gốc Bengal đã kể lại niềm đam mê cháy bỏng của mẹ cô khi còn trẻ. Bà
ấy đã dành tất cả nỗi đam mê đó cho anh sinh viên bậc cao học gần nhà. Nhưng
cuối cùng, bà phải hy sinh tất cả vì bổn phận. Sau này, khi thất bại trong tình yêu,
cô buồn bã tự hỏi tại sao trước đây mình không suy nghĩ sâu xa về cuộc đời của me.
- Lựa chọn nơi cư trú (A choice of Accommodations) xoay quanh việc lựa
chọn nơi ở của vợ chồng Amit và Megan. Amit là người Bengal, còn Megan là
người Mỹ. Họ đã gửi bọn trẻ cho bà ngoại trông nom để đi dự lễ cưới của một

người bạn cũ ở Langford. Chuyến đi này đồng thời là kỳ nghỉ ngắn dành riêng cho
hai người, là dịp để cả hai nhìn lại chính mình sau bao năm chung sống.
- Điều tốt đẹp duy nhất (Only goodness) là câu chuyện về một người chị tên
Sudha tìm cách nói chuyện với cha mẹ về đứa em trai nghiện rượu do sống không
hạnh phúc; cô thấy được trách nhiệm của cha mẹ trong những hành vi mù quáng,
không nhìn nhận những ảnh hưởng xấu lây lan trong môi trường sống nơi định cư.
Theo cô, cha mẹ đã nhầm lẫn khi phóng chiếu những kinh nghiệm khổ đau đã trải
qua ở quê cũ để cho rằng con cái sẽ được miễn nhiễm khi tới vùng đất mới.
- Việc không của riêng ai (Nobody’s Business) kể lại mối tình đơn phương của
anh chàng sinh viên cao học người Mỹ đối với người bạn gái chung phòng gốc
Bengal. Cô ấy không dành cho anh nhiều tình cảm và từ chối tất cả những lời cầu


hôn của những chàng độc thân đồng hương để dấn thân vào cuộc tình với một sử
gia gốc Ai Cập ích kỷ, điên khùng.
Ba truyện liên hoàn trong phần hai tập sách Hema và Kaushik (Hema and
Kaushik) kể lại chuyện tình của Hema và Kaushik. Họ biết nhau khi còn nhỏ và
không gặp lại trong một thời gian dài vì gia đình thay đổi chỗ ở. Đến khi trưởng
thành, hai người tình cờ gặp lại và yêu nhau. Nhưng tình yêu ấy không đưa đến một
cuộc hôn nhân mà để lại trong lòng mỗi người nỗi đau không nguôi ngoai.
Truyện thứ nhất có tựa đề Một lần trong đời (Once in a lifetime). Gia đình
Kaushik đang ở Cambridge lại đột ngột quyết định trở vế Ấn Đô. Bảy năm sau, họ
quay lại sống ở Massachusett, việc này khiến cha mẹ Hema hết sức băn khoăn. Khi
đó, Hema 13 tuổi, Kaushik thì 16. Hema và Kaushik thân thiết với nhau khi gia đình
Kaushik đến tạm trú nhà Hema ở Boston, chờ tìm được nhà riêng.
Truyện thứ hai Cuối Năm (Year’s End) kể về cuộc sống của Kaushik sau cái
chết của mẹ. Nỗi nhớ mẹ khiến anh không thể chấp nhận việc cha anh tái giá với
một phụ nữ có hai đứa con riêng và chỉ bằng nửa tuổi của ông. Học xong, để quên
đi quá khứ, anh chọn nghề phóng viên chụp hình, dấn thân vào chiến trường, những
điểm nóng trên thế giới xa tắp ngoài mép địa cầu.

Truyện thứ ba Trôi dạt vào bờ (Going Ashore) kể lại cuộc gặp gỡ giữa Hema
và Kaushik ở Rome. Lúc này, Hema đã là một giáo sư cổ ngữ La tinh ở đại học
Wellesley. Sau cuộc tình tuyệt vọng, cô chấp nhận lấy một người chồng Ấn Độ theo
sự sắp xếp của cha mẹ. Gặp lại Kaushik, kỉ niệm quay về, Hema cuồng nhiệt trong
vòng tay yêu thương của anh. Kaushik yêu Hema nhưng lại không từ bỏ kiếp sống
phiêu bạt. Họ chia tay nhau trong tiếc nuối. Đám cưới Hema vẫn tiến hành theo dự
định và sau đó cô được báo tin rằng có một mẩu cáo phó nhỏ được đăng trên tờ The
New York Times. Trong khi âm thầm để tang cho cái chết của anh, cô cảm nhận
được sự tồn tại mạnh mẽ của một sinh linh bé nhỏ trong cơ thể mình.
Ngoài hai tập truyện ngắn được tóm tắt ở trên, Jhumpa Lahiri còn có một tiểu
thuyết với nhan đề The Namesake (Hoán danh). Tác phẩm kể về một gia đình di dân
trên đất Mỹ. Gogol, nhân vật chính của truyện luôn tỏ ra bất mãn với cái tên mà


người cha đã đặt cho mình. Cậu ghét cái tên, ghét cả Ấn Độ, luôn cố gắng sống sao
cho giống với phong cách của một người Mỹ. Cuối cùng, trải qua bao nhiêu thất bại
trong cuộc sống, qua cái chết của cha, qua những chuyến về thăm Ấn Độ, cậu đau
đớn nhận ra rằng, con người chỉ tồn tại và hạnh phúc khi xác định được mình là ai;
khi dung hoà được những nét văn hóa khác biệt và khi biết trân trọng cả quá khứ lẫn
hiện tại.
Chủ đề trong các tập truyện của Jhumpa Lahiri khá thống nhất: kinh nghiệm
của người Mỹ gốc Ấn (Indian – American) và trong một chừng mực nào đó nó là
kinh nghiệm của chính tác giả. Jhumpa Lahiri đã tự bạch: “Khi lần đầu tiên viết, tôi
không ý thức được rằng chủ đề của tôi là kinh nghiệm của người Mỹ gốc Ấn. Điều
đã thu hút tôi đến với nghề là mong muốn phá bỏ ranh giới giữa hai thế giới tôi đã
cư ngụ, trộn lẫn chúng vào nhau trên trang viết, bù đắp vào những điều tôi không
đủ can đảm làm, hoặc không được phép làm trong cuộc sống” [71]. Đọc truyện
ngắn Jhumpa, độc giả luôn có cảm giác đang sống cùng với cộng đồng người Ấn
với nếp sống, nếp nghĩ hết sức đặc trưng. Có điều, những đặc trưng ấy không còn
mang màu sắc huyền bí, linh thiêng, trầm mặc như thuở nào mà rất đỗi đời thường,

đậm đặc dư vị của thời đại mới.
Trong số các nhà văn gốc Ấn đang sống ở nước ngoài, Jhumpa Lahiri không
phải là người duy nhất viết về đề tài người Ấn nhập cư. Nhưng có thể nói, dưới ngòi
bút “ảo thuật” của Jhumpa, những góc khuất tâm hồn của những người đang trong
tình trạng “lưỡng cư” được mở phơi. Nó cho chúng ta những suy nghiệm quý báu
về quá trình tìm lại, lưu giữ văn hóa bản sắc dân tộc của những người tha hương
trên thế giới chứ không riêng gì Ấn Độ.
Ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng để sáng tác cũng là một vấn đề được nhiều người
quan tâm, bởi nó là tín hiệu thể hiện bản sắc văn hóa đặc thù của một dân tộc, như
Kafka (nhà văn gốc Do Thái) từng nói: “ngôn ngữ là tiếng thở vang vang của quê
hương” [52]. Vì vậy, hầu hết các nhà văn lưu vong đều có chung niềm trăn trở khi
quyết định gắn bó với một ngôn ngữ xa lạ không phải là tiếng mẹ đẻ của mình. Họ
cảm thấy mất mát như một kẻ đã đem bán bóng của mình: “Viết trong một ngôn


ngữ không phải là ngôn ngữ của mình đồng nghĩa với việc làm tình với một thây
ma” [52].
Đối với Jhumpa Lahiri, vấn đề ngôn ngữ có vẻ nhẹ nhàng hơn. Tiếng Anh là
ngôn ngữ mà nhà văn lựa chọn để sáng tác. Cô giải thích: “Tôi nói tiếng Bengali với
các con, tuy nhiên tôi thiếu trình độ để dạy chúng đọc hay viết ngôn ngữ ấy” nhưng
“tôi có thể nói và hiểu tiếng Anh đến mức không còn có sự phân biệt như bất kỳ
người Mỹ nào” [71].
1.3. Jhumpa Lahiri – người góp công đưa nền văn học Ấn Độ
đương đại ra thế giới
Jhumpa Lahiri được cả hai nền văn học thừa nhận: Văn học Mỹ (nơi định cư)
và văn học Ấn Độ (nguyên quán). Cho nên có thể tiếp cận tác phẩm của nhà văn
này theo hai hướng: Một là, nền văn học Mỹ trong sự tương quan với quá trình hình
thành, phát triển của bộ phận văn học những người nhập cư (Literature of
Immigration) đã có lịch sử trên 100 năm nay trên đất Mỹ; hai là, nền văn học Ấn Độ
trong sự tương quan với quá trình hình thành và phát triển của bộ phận văn học Ấn

Độ viết bằng tiếng Anh (Indian English Literature) được hình thành từ vài thập kỉ
trước khi Ấn Độ giành độc lập. Chúng tôi chọn hướng nghiên cứu thứ hai vì hai lý
do như sau:
Thứ nhất, những trang viết của Jhumpa thấm đẫm chất Ấn Độ.
Thứ hai, Jhumpa Lahiri không phải là nhà văn gốc Ấn duy nhất sống ở nước
ngoài và viết văn bằng tiếng Anh. Bởi, ở Ấn Độ, văn chương tiếng Anh được công
nhận chính thức, tồn tại ngang hàng với các bộ phận văn học viết bằng những ngôn
ngữ bản địa khác. Dòng văn học này sở hữu một lực lượng sáng tác hùng hậu gồm
các văn nhân, thi nhân thông thạo tiếng Anh sống ở Ấn Độ và nước ngoài. Việc xếp
Jhumpa vào đội ngũ này sẽ góp phần quan trọng giúp người viết nắm bắt được
khuynh hướng phát triển mới của văn học Ấn Độ – nền văn học có truyền thống lâu
đời cùng với những đóng góp to lớn của nó trong kho tàng văn học thế giới.


1.3.1. Sự hình thành dòng văn học Ấn viết bằng tiếng Anh
Văn học Ấn Độ viết bằng tiếng Anh (Indian English Literature) có thể tạm gọi
là văn học Ấn – Anh (Indo – Anglian Literature). Đội ngũ nhà văn phân thành hai
nhóm. Một nhóm gồm những người đang sinh sống tại Ấn Độ và sử dụng tiếng Anh
như một ngôn ngữ chính thức bên cạnh các phương ngữ khác. Nhóm còn lại là
những nhà văn gốc Ấn đang sống và làm việc ở nước ngoài (nhiều nhất là ở Anh,
Canada và Hoa Kỳ) vì nhiều lí do khác nhau. So với các nền văn học viết bằng tiếng
Ấn Độ bản xứ như: Hindi, Bengali, Tamil, Assames, Urdu… thì văn học Ấn – Anh
ra đời muộn màng hơn nhiều. Song, nền văn học trẻ tuổi này lại lớn mạnh không
ngừng và đang tạo lập uy tín trên khắp thế giới. Đây được xem là một hiện tượng
đặc biệt trong tiến trình lịch sử trên 3500 năm của văn học Ấn Độ.
Khi tìm hiểu về nền văn học Ấn – Anh, không ít người đã đặt ra câu hỏi: Tại
sao ở Ấn Độ lại tồn tại dòng văn chương viết bằng tiếng Anh, ngôn ngữ của quốc
gia đô hộ Ấn Độ trên 80 năm? Từ khởi thủy, Ấn Độ đã sở hữu một tiềm lực đặc
biệt. Cho nên tất cả đều có thể “khả hữu” đối với xứ sở này, trường hợp vừa nêu
trên cũng không ngoại lệ. Tiềm lực đặc biệt mà chúng tôi đề cập đến là điều mà cố

thủ tướng Nehru và nhà sử học phương Tây Samul Hungtington đã khẳng định:
“Một ước mơ thống nhất nào đó đã thường trực trong tâm trí Ấn Độ kể từ buổi đầu
của nền văn minh. Sự thống nhất đó không phải từ bên ngoài áp đặt vào, không
phải là sự tiêu chuẩn hóa những thứ ngoại lai hoặc thậm chí các niềm tin. Nó là
một cái gì sâu sắc hơn, và trong lòng nó là một đức bao dung rộng lớn nhất về niềm
tin và tập quán, và mọi sự khác biệt đều được chấp nhận, thậm chí được khuyến
khích” [21, tr. 89]. Như vậy, khả năng chấp nhận và thu nạp mọi sự khác biệt theo
cách riêng của mình đã khiến cho mọi thứ thuộc về Ấn Độ đều đa dạng và phức tạp,
kể cả văn chương. Nếu như các dân tộc khác có một nền văn học thống nhất thì ở
Ấn Độ lại tồn tại nhiều nền văn học tương ứng với nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong
đó có bộ phận văn học Ấn – Anh.
Văn học Ấn – Anh được hình thành trong quá trình Ấn Độ tiếp xúc với văn
hóa phương Tây, chủ yếu là văn hóa Anh, kể từ khi người Anh có mặt và đặt ách đô


hộ lên xứ sở này (từ 1858 đến 1947). Đây là cuộc tiếp xúc mà giới cầm quyền Anh
không hề mong muốn vì họ sợ ảnh hưởng của nó sẽ làm Ấn Độ thay đổi theo chiều
hướng tiến bộ. Tuy nhiên, bất chấp mưu đồ phản động của giới cầm quyền Anh, văn
hóa phương Tây vẫn vào được xứ Ấn thông qua các nhà giáo dục, Đông phương
học và các nhà truyền giáo người Anh tiến bộ. Quyết tâm của lực lượng này kết hợp
với những người Ấn tràn đầy nhiệt huyết thời bấy giờ đã phần nào làm thất bại âm
mưu của giới cầm quyền Anh. Nền giáo dục Anh được phổ biến và tiếng Anh được
dạy ở một số trường dòng, trường đại học tại Ấn Độ. Trí thức Ấn Độ, đặc biệt là
giới văn nghệ sĩ, say mê trước những điều mới mẻ mà họ khám phá được từ nền
giáo dục Anh. Họ hăng say học tiếng Anh, đọc sách của người Anh, rồi dần dần sử
dụng tiếng Anh để sáng tác văn học. Với sự cố gắng của họ, văn học Ấn Độ được
thức tỉnh và bước vào quá trình hiện đại hóa. Những hình mẫu mới về tư tưởng và
hình thức nghệ thuật phương Tây đã thôi thúc giới cầm bút Ấn Độ thời bấy giờ
mạnh dạn “vứt bỏ sự tự mãn thiển cận đối với cái chính thống, lòng mộ đạo ủy mị
và sự bợ đỡ của quá khứ” [54] để từng bước xây dựng một nền văn học mới, trẻ

T
7

T
7

trung năng động và hiện đại. Tiếng Anh lúc này không còn là tiếng nói của kẻ xâm
lược nữa mà là tiếng nói của thời đại mới. Việc người Ấn Độ học tiếng Anh, nói
tiếng Anh và viết tiếng Anh được xem như là một biểu hiện của tinh thần đổi mới,
cởi mở, của tư tưởng tiến bộ. Và nếu như chủ nghĩa dân tộc trên thế giới cho phép
tồn tại tiếng Anh của người Mỹ, tiếng Anh của người Úc thì không có gì trở ngại
cho sự xuất hiện tiếng Anh của người Ấn Độ: “Anh văn đã loanh quanh đâu đó ở
Ấn Độ từ nhiều thế kỷ. Người Ấn đã lấy nó làm thành ngôn ngữ của mình, giống
như người Mỹ hay người Úc đã làm” [57].
Như vậy, với sự xuất hiện của các tác phẩm văn chương viết bằng tiếng Anh,
văn học Ấn Độ dễ dàng vượt qua rào cản về ngôn ngữ để đến với độc giả trên toàn
thế giới. Mặc dù được viết bằng tiếng Anh nhưng hầu hết các tác phẩm ấy đều thấm
đẫm chất Ấn Độ, góp phần tạo nên một thứ tiếng Anh mới, sinh động, khác lạ –
tiếng Anh của người Ấn – một trong những ngôn ngữ chính thức được chính phủ


Ấn Độ công nhận và là phương tiện giao tiếp của không dưới 30 triệu cư dân Ấn
Độ.
1.3.2. Jhumpa Lahiri và những đóng góp của dòng văn học Ấn viết
bằng tiếng Anh
Trong tiến trình phát triển của văn học Ấn Độ từ khởi thủy đến hiện đại, mỗi
thời kì đều đạt đ ược những thành tựu đặc sắc được ghi nhận qua từng thể loại và
ngôn ngữ đặc trưng:
Văn học Veda được viết bằng ngôn ngữ Sanskrit, nổi tiếng với hai bộ sử thi
Ramayana, Mahabharata và vở kịch thơ Shakuntala của Kalidasa.

Văn chương trung cổ phát triển trên nền tảng của một số ngôn ngữ bản xứ như:
Telugu, Tamil, Kannada, Malayalam (ở khu vực phía Nam Ấn), Hindi (ở trung và
bắc Ấn), Bengali (ở bắc Ấn)… Nổi tiếng nhất có thể kể đến Goswami Tulsidas –
nhà thơ Hindi vĩ đại thế kỉ XVI.
Giai đoạn cận hiện đại, nhờ tiếp xúc với văn hóa phương Tây, văn học viết
bằng tiếng bản xứ không ngừng lớn mạnh với những đại diện xuất sắc như:
Rabindranath Tagore – nhà thơ đoạt giải Nobel năm 1913 với tập Thơ Dâng viết
bằng tiếng Anh; Prem Chand – ông hoàng tiểu thuyết Hindi; Vivekananda – cha đẻ
của truyện ngắn Urdu; Mirza Asadullad Baig Khan – nhà thơ Urdu vĩ đại thế kỉ
XIX; Muhammad Iqbal – nhà thơ Hồi giáo xuất sắc nhất thế kỉ XX…
Những năm gần đây, văn học Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhờ
những đóng góp tích cực của thế hệ các nhà văn trẻ viết bằng tiếng Anh.
Cuốn sách tiếng Anh đầu tiên
Cuốn sách tiếng Anh đầu tiên được viết bởi Sake Dean Mohamet – một nhà
văn Anh gốc Ấn có nhan đề Những chuyến đi của Mohamet (Travels of Dean
Mohamet) xuất bản năm 1793 tại Anh. Cấu trúc của nó bước đầu chịu ảnh hưởng
của loại hình tiểu thuyết của phương Tây.
Bộ ba Mulk Raj Anand, R.K. Narayan và Raja Rao
Mulk Raj Anand (1905), người sáng lập Hội các nhà văn tiến bộ Ấn Độ, giải
thưởng hòa bình quốc tế 1953, tiểu thuyết và truyện ngắn của ông giàu tính hiện


×