Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

thế giới nghệ thuật trong tùy bút của đỗ chu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.35 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

MAI SƠN TÙNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TÙY BÚT CỦA ĐỖ CHU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

MAI SƠN TÙNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TÙY BÚT CỦA ĐỖ CHU
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀI THANH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Hoài Thanh.
Công trình này chưa công bố dưới bất kì hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2011

Mai Sơn Tùng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn Hoài Thanh, người thầy đã luôn khích
lệ và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Để hoàn thành luận văn, tôi cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của gia đình, đồng
nghiệp trường THPT Ngô Quyền (Bà Rịa – Vũng Tàu), và quí thầy cô công tác tại Phòng
KHCN & SĐH trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin cảm ơn tất cả mọi người
Mai sơn Tùng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 3
T
0

T
0

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 4
T

0

T
0

MỤC LỤC ................................................................................................................... 5
T
0

T
0

DẪN LUẬN ................................................................................................................. 7
T
0

T
0

1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................................7
T
0

T
0

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................8
T
0


T
0

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................8
T
0

T
0

4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................11
T
0

T
0

5. Cấu trúc luận văn .........................................................................................................11
T
0

T
0

CHƯƠNG 1: THỂ LOẠI TÙY BÚT VÀ TÙY BÚT CỦA ĐỖ CHU.................. 13
T
0

T
0


1.1 Về thể loại tùy bút .......................................................................................................13
T
0

T
0

1.1.1 Khái niệm về thể loại tùy bút .................................................................................13
T
0

T
0

1.1.2 Xác định loại hình nghệ thuật tùy bút ....................................................................14
T
0

T
0

1.1.3 Vẻ đẹp lưỡng hợp trong thể loại tùy bút ................................................................16
T
0

T
0

1.2 Thể loại tùy bút trong sự nghiệp sáng tác văn học của Đỗ Chu .............................17

T
0

T
0

1.3 Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu ........................................................21
T
0

T
0

1.3.1 Quan niệm về thế giới nghệ thuật ..........................................................................21
T
0

T
0

1.3.2 Khái quát về thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu ..................................22
T
0

T
0

CHƯƠNG 2: CÁI TÔI ĐỖ CHU TRONG TÙY BÚT ......................................... 48
T
0


T
0

2.1 Cái tôi trữ tình ............................................................................................................48
T
0

T
0

2.1.1 Cái tôi trữ tình công dân ........................................................................................48
T
0

T
0

2.1.2 Cái tôi trữ tình đời thường .....................................................................................53
T
0

T
0

2.1.3 Cái tôi trữ tình hoài niệm về tuổi thơ và quê nhà yêu dấu .....................................55
T
0

T

0

2.2 Cái tôi triết luận ..........................................................................................................58
T
0

T
0

2.2.1 Cảm quan về cuộc đời............................................................................................58
T
0

T
0

2.2.2 Những quan niệm về văn chương ..........................................................................61
T
0

T
0

2.2.3 Những suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội đương thời .......................................65
T
0

T
0


2.3 Cái tôi tài hoa, uyên bác .............................................................................................69
T
0

T
0

2.3.1 Tầm hiểu biết sâu rộng...........................................................................................69
T
0

T
0

2.3.2 Những trích dẫn đa dạng, phong phú .....................................................................71
T
0

T
0

2.2.3 Sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế, tài hoa ................................................................72
T
0

T
0

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TÙY BÚT CỦA ĐỖ CHU .................................... 75
T

0

T
0


3.1 Kết cấu, ngôi kể, nghệ thuật khắc họa chân dung ...................................................75
T
0

T
0

3.1.1 Kết cấu ...................................................................................................................75
T
0

T
0

3.1.2 Ngôi kể ...................................................................................................................82
T
0

T
0

3.1.3 Nghệ thuật khắc họa chân dung .............................................................................84
T
0


T
0

3.2 Nhịp điệu và giọng điệu ..............................................................................................88
T
0

T
0

3.2.1 Nhịp điệu ................................................................................................................88
T
0

T
0

3.2.2 Giọng điệu ..............................................................................................................91
T
0

T
0

3.3 Ngôn từ nghệ thuật .....................................................................................................98
T
0

T

0

3.3.1 Ngôn từ trong trẻo, giàu chất thơ ...........................................................................99
T
0

T
0

3.3.2 Câu văn giàu tính nhạc, nhiều liên tưởng, so sánh ..............................................101
T
0

T
0

3.3.3 Thành phần lời văn nghệ thuật.............................................................................105
T
0

T
0

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 109
T
0

T
0


TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 110
T
0

T
0


DẪN LUẬN
1. Lí do chọn đề tài
Truyện ngắn Ao làng được trích in trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1961 đã đánh
dấu bước đầu khởi nghiệp văn chương của cậu học sinh tên Chu Bá Trình. Tính đến nay đã
ngót năm mươi năm, cậu học sinh trường trung học Hàn Thuyên năm ấy giờ đã là một nhà
văn lão thành, có những cống hiến không nhỏ cho nền văn học dân tộc. Sau những năm
miệt mài sáng tạo, ông đã có trong tay trên chín tập truyện ngắn và ba tập tùy bút. Có thể
nói, Đỗ Chu là nhà văn sớm bén duyên với thể loại truyện ngắn và được đông đảo độc giả
biết đến qua các tập truyện ngắn. Trước năm 2004, người ta biết một Đỗ Chu với những
truyện ngắn mang giọng điệu nhẹ nhàng sâu lắng và giàu sức biểu cảm. Ông được vinh dự
nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật vào năm 2001 với bộ ba tác phẩm
Hương cỏ mật, Phù sa, Mảnh vườn xưa hoang vắng, và Giải thưởng Hội Nhà văn Việt
Nam năm 2003 với tác phẩm Một loài chim trên sóng, đặc biệt cũng với tập truyện ngắn
này Đỗ Chu cũng vinh dự nhận Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2004. Với các giải
thưởng này, tài năng, tâm huyết và những đóng góp của

văn Đỗ Chu về thể loại

truyện ngắn đã được ghi nhận, tôn vinh. Đồng thời, tên tuổi của ông cũng có vị trí nhất
định trong nền văn học hiện đại Việt Nam và khu vực.
Quả là một trường hợp hiếm thấy, khi nhà văn vừa bước sang tuổi lục tuần, cái tuổi đã
trông thấy rõ rệt sự mệt mỏi và già nua, nhà văn của thể loại truyện ngắn lại bất ngờ làm

một cuộc chuyển hướng đột ngột sang thể loại tùy bút với tác phẩm Tản mạn trước đèn,
xuất bản lần đầu năm 2004. Tập tùy bút này được đông đảo giới nghiên cứu – phê bình và
độc giả đón nhận nồng nhiệt. Từ đây, Đỗ Chu chính thức được biết đến trong tư cách của
tác giả tùy bút. Và lịch sử nghiên cứu về thể loại tùy bút đã ghi nhận cái tên Đỗ Chu khá
nổi bật giữa các nhà văn trước đó và đương đại. Năm 2008, Đỗ Chu lại tiếp tục trình làng
tác phẩm tùy bút Thăm thẳm bóng người với số lượng đầu sách xuất bản ấn tượng 2500
cuốn. So với Tản mạn trước đèn, tùy bút Thăm thẳm bóng người là tác phẩm đi sâu hơn,
xa hơn, có sức lan tỏa rộng hơn và thể hiện một tài năng nghệ thuật đã đến độ chín muồi
của nhà văn xứ Kinh Bắc. Như lời tâm sự của nhà văn với Hà Khái Hưng trên báo Văn
nghệ Công an, cả hai tập sách đều là những kỉ niệm dấu yêu, những điều tác giả đã nghe
thấy, đã trải qua. Với các tác phẩm ấy, tên tuổi của Đỗ Chu được nâng lên một tầm cao
mới, xứng đáng là cây bút văn xuôi nổi bật trong nền văn học hiện đại Việt Nam.


Về việc nghiên cứu tác phẩm của ông, đã có một số bài báo, bài nghiên cứu viết về Đỗ
Chu. Và cũng có một số học viên cao học lấy truyện ngắn nói riêng, văn xuôi của ông nói
chung làm đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một công
trình khoa học nào nghiên cứu tập trung, chuyên sâu về tùy bút của nhà văn. Vì vậy, chúng
tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu tùy bút của ông với đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tùy
bút của Đỗ Chu”
Chọn nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu giá trị nghệ

thuật – thẩm mĩ

đã làm nên nét độc đáo trong sáng tác tùy bút của ông. Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn
muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định những cống hiến của Đỗ Chu cho nền văn học
hiện đại Việt Nam nói chung, cho thể loại tùy bút nói riêng.
Đây là công trình khoa học tập trung nghiên cứu chuyên sâu về đặc trưng tùy bút của
Đỗ Chu. Cố gắng chỉ ra những nét độc đáo làm nên diện mạo sáng tạo tùy bút của nhà văn,
chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói khẳng định vai trò và vị trí của Đỗ Chu trong

tiến trình văn học Việt Nam với tư cách là tác giả tùy bút có những nét đặc trưng riêng biệt
và là một trong những đại diện tiêu biểu cho thể loại tùy bút đương đại. Trong chừng mực
nhất định, người viết cũng hi vọng chỉ ra được những đóng góp riêng của Đỗ Chu trong
việc mang lại diện mạo mới cho thể loại tùy bút.
Mặt khác, chúng tôi hi vọng rằng luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết cho
sinh viên, các giáo viên Ngữ văn bật phổ thông và những ai quan tâm đến tùy bút đương
đại Việt Nam.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu”, chúng tôi sẽ lấy ba tập
tùy bút Những chân trời của các anh (1986), Tản mạn trước đèn (2004 và Thăm thẳm
bóng người (2008) làm đối tượng nghiên cứu.
Do đặc điểm của đề tài nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thể loại tùy bút của
nhà văn Đỗ Chu. Phạm vi của luận văn này là đi vào thế giới nghệ thuật và một số đặc
điểm chính của ba tập tùy bút trên.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trừ tập Những chân trời của các anh, hai tập tùt bút còn lại là những tác phẩm mới
được xuất bản. Hiện nay có khá nhiều bài viết, bài cảm nhận trên báo, tạp chí và trên mạng


Internet khen chê về hai tập tùy bút này như bài viết của Hoàng Ngọc Hiến, Lý Hoài Thu,
Thu Hà, Thạch Linh, Phan Huy Dũng, Nguyễn Hòa, Hà Khái Hưng, Tô Hoàng, Nguyễn
Thanh Kim…Tuy nhiên đó cũng chỉ là những cảm nhận, suy nghĩ có tính ấn tượng ban
đầu và tính thời sự. Tùy bút của Đỗ Chu chưa được đặt trong hệ thống tùy bút Việt Nam
để phân tích, nghiên cứu và tìm ra được đặc trưng riêng của nó. Đa số các tác giả đều cho
rằng Đỗ Chu đến với tùy bút như một hối thúc tự nhiên để trải nghiệm vốn sống, vốn hiểu
biết cùng những suy tư, trăn trở của mình trước hiện thực cuộc sống hôm nay và hôm qua.
Đỗ Chu “hiểu rành rẽ từng khúc quanh co của dòng sông văn học, lúc này đang chứng kiến
một thời kì mới của sáng tác với nhiều bề bộn, lẫn lộn cái thực, cái giả chen nhau, cái đích

thực và cái thời thượng xem ra không dễ phân biệt” [22; 21].
Phan Huy Dũng khi giới thiệu về tập tùy bút Tản mạn trước đèn đã khen sự tài hoa,
tinh tế trong văn phong tùy bút của Đỗ Chu như sau: “Ta được gặp lại ở Tản mạn trước
đèn vẫn một Đỗ Chu thời Hương cỏ mật, Mùa cá bột – người từng thể hiện rất tính tế, tài
hoa những cảm xúc ân tình ân nghĩa trong đời sống cộng đồng, đưa lại cho độc giả một
cảm giác ấm áp, tin yêu. Thời thế bây giờ khác xưa khá nhiều, vậy mà vẫn giữ được phần
lớn cách nhìn ấy và giọng văn ấy, xét ở một khía cạnh nào đó, có thể nói người viết tỏ ra
rất tin ở mình hay nói cách khác là có bản lĩnh” [22; 21]. Phan Huy Dũng cũng nhấn mạnh
bản lĩnh văn hóa, những trăn trở về nghề văn và nghệ thuật của Đỗ Chu: “Khi viết Tản
mạn trước đèn, ông muốn đặt lại và tái khẳng định vấn đề trách nhiệm của nhà văn đối với
vận mệnh đất nước, bản lĩnh văn hóa của người viết, sự cô đơn của nghệ sĩ trên hành trình
đi tìm cái đẹp, sự tỉnh táo cần thiết của một nhà văn giữa muôn nẻo đường sáng tạo để làm
sao thoát khỏi mê lầm” [22; 22].
Thạch Linh lại thấy vốn sống văn hóa thâm sâu và lối viết tùy bút nhẹ nhàng, sâu
lắng của Đỗ Chu: “Đỗ Chu giấu cả trong mình một kho văn hóa dân gian và bác học, lịch
sử, huyền tích, cái trông thấy và nghe thấy, cái sống và cái ngẫm, trộn tất cả vào mình rồi
rút ra bằng những câu văn như kể chuyện mà như tâm sự, giãi bày, khiến cho những điều
ông nói ra được đọng lại day dứt, ngậm ngùi, có cả những điều khó nói cũng được ông nói
ra nhẹ nhàng, sâu lắng” [66; 14].
Hà Khái Hưng khi nhận xét về tập Thăm thẳm bóng người đã khẳng định vẻ đẹp
ngôn ngữ và phong cách tùy bút trữ tình đằm thắm trong các trang tùy bút của Đỗ Chu:
“Ngoài việc cài cắm được nhiều thông tin văn hóa, xã hội…, ông còn chú trọng đến những
khoảng lặng của của cảm xúc và đặt biệt rất chăm chú đến vẻ đẹp và sức bật của câu văn”


[53]. Ông còn nhận ra cái tạng cảm xúc “vừa trữ tình vừa hóm hỉnh”. Theo Hà Khái Hưng
thì Đỗ Chu có một giọng kể chuyện đa sắc: “Giọng kể của tác giả sắc mà vẫn ngọt, có chỗ
lem lem, cả cười nhưng cũng có lắm chỗ chạnh buồn, chua chát…kết hợp nhuần nhị chất
văn lẫn chất báo” [53; 18].
Nguyễn Hòa trong bài nghiên cứu Văn chương – hi vọng về những điều tốt đẹp đã ca

ngợi Đỗ Chu như sau: “Văn Đỗ Chu viết kĩ, đẹp cả về giọng điệu lẫn những suy tưởng
nhân tình” [44]. Ông còn những nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật: “Đoạn văn nào
cũng đầy ắp chi tiết, phập phồng hơi thở đời sống, chốc chốc tác giả lại chêm vào đó cái
nhìn sắc sảo, những câu đúc kết dẫu chưa phải hoàn toàn là chân lí thì cũng rất khoáng đạt,
độc đáo…Đặc biệt là, dẫu chủ đề có lan man, song tiết tấu câu văn vẫn luôn rộn ràng, cuốn
hút người đọc” [44]. Bên cạnh đó, Nguyễn Hòa cũng chỉ ra những nét hạn chế trong lối
văn miên man dàn trải dễ gây nhàm chán cho người đọc: “Tuỳ bút Đỗ Chu thường mở đầu
một cách “chật vật” với những luận đề dài dòng, khô khan, dễ làm người ta ngại đọc” [44].
Trong bài Cái tôi tùy bút, Nguyễn La đã chỉ ra được một nét kết cấu độc đáo trong
tùy bút của Đỗ Chu. Đó là kết cấu theo kiểu “hình xương cá”. Sau đó ông khen sự uyên
thâm của Đỗ Chu: “Đỗ Chu viết tùy bút bằng sự hiểu đời của chính ông, tôi gọi văn ông là
thứ văn biết đời – dựa theo cách nói của Cao Bá Quát nhận định về Truyện Kiều là thứ văn
hiểu đời. Tất nhiên từ biết đến hiểu là khoảng cách rất xa. Nói thế để thấy rằng nhận định
thứ văn biết đời của Đỗ Chu cũng có chừng mực chứ không đề cao một cách quá đáng. Đỗ
Chu biết nhiều lắm, biết nhiều nên làm người đọc thích thú với một câu ca dao cổ được tái
hiện trong văn cảnh phù hợp, một câu đối chữ Nho được cắt nghĩa làm rõ cái thâm thúy
của các cụ ngày trước, một phong tục xứ Kinh Bắc quê ông, mà bóc đi cái vỏ tưởng là mê
tín dị đoan lại là cái nhân đậm đà tình người…” [62]. Cuối cùng, Nguyễn La khen sự liên
tưởng, nhập thân vào nhân vật của Đỗ Chu trong quá trình trần thuật: “Đỗ Chu là người
chéo thuyền giỏi, cái tình – phần nào tôi đã nói ở trên, cái tài là cái duyên của văn anh thể
hiện rõ ở sự liên tưởng nhiều khi độc đáo, đột xuất; ở sự nhập vai nhập thân vào nhân vật
để kể, lúc bấy giờ giọng Đỗ Chu hay giọng nhân vật khó mà phân biệt. Thi pháp gọi đó là
song điệu, tôi gọi đó là giọng nhập vai, bề ngoài vẫn là giọng Đỗ Chu nhưng lại là tiếng
nói, tư tưởng của nhân vật” [62].
Ngũ Nhị Song Hiền đã tìm ra được những cảm hứng chính trong ba tập sách của Đỗ
Chu. Ngoài ra, cô còn phát hiện ra chất thơ và chất truyện, phân loại được những giọng
điệu khác nhau trong tùy bút của ông: “Sự chuyển hướng từ cái nhìn sử thi sang cái nhìn


hiện thức phức hợp, đa chiều của văn học thời kì đổi mới đã giúp Đỗ Chu cảm nhận cuộc

sống ở nhiều cung bậc khác nhau, mang đến sự đa sắc trong giọng điệu” [43; 136].
Nhìn chung, tùy bút của Đỗ Chu có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Người đọc
khi bình luận vừa có khen và vừa có đôi chút không hài lòng. Song cái chỗ không hài lòng
ấy cũng rất nhẹ nhàng vì theo họ đây là điều thuộc về cái “tạng” của nhà văn, là đặc trưng
riêng của phong cách cá nhân. Tuy nhiên tựu trung lại vẫn thấy sự thống nhất ở một điểm
là tùy bút của ông thể hiện một văn phong trữ tình, đằm thắm, chuẩn mực, mĩ lệ… Dù có
đông đảo nhiều bài viết về tùy bút của ông nhưng đó cũng chỉ là những nhận định khái
quát, hoặc riêng lẻ một tập tùy bút mà thôi. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật
trong tùy bút của Đỗ Chu” với tham vọng tìm ra được nét đặc trưng trong thể loại tùy bút
của ông. Và đây cũng là công trình khoa học đầu tay của một người mới bước những bước
đầu tiên trong việc nghiên cứu văn học.

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này chủ yếu nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu thi pháp thể loại.
Trên cơ sở lí thuyết về đặc trưng thể loại tùy bút, người viết đi sâu vào tìm hiểu thế giới
nghệ thuật tùy bút của Đỗ Chu. Từ những dấu hiệu nổi bật, người viết đi đến khái quát
thành những luận điểm phù hợp, cố gắng lọc ra những yếu tố tiêu biểu nhất để làm cơ sở
tổng hợp, đánh giá. Để hỗ trợ cho việc nghiên cứu đạt kết quả cao nhất, chúng tôi còn sử
dụng các phương pháp bổ trợ khác như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh…

5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, luận văn được chia thành ba chương chính
tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Chương 1: Thể loại tùy bút và tùy bút của Đỗ Chu
1.1 Về thể loại tùy bút
1.2 Thể loại tùy bút trong sự nghiệp sáng tác văn học của Đỗ Chu
1.3 Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu
Chương 2: Cái tôi Đỗ Chu trong tùy bút
2.1 Cái tôi trữ tình
2.2 Cái tôi triết luận



2.3 Cái tôi tài hoa, uyên bác
Chương 3: Nghệ thuật tùy bút của Đỗ Chu
3.1 Kết cấu, ngôi kể và nghệ thuật khắc họa chân dung
3.2 Nhịp điệu và giọng điệu
3.3 Ngôn từ nghệ thuật
Kết luận
Tài liệu tham khảo


CHƯƠNG 1: THỂ LOẠI TÙY BÚT VÀ TÙY BÚT CỦA ĐỖ CHU
1.1 Về thể loại tùy bút
1.1.1 Khái niệm về thể loại tùy bút
Tùy bút là một trong những thể loại thuộc thể kí, một trong năm thể loại của văn học.
Ngoài những tính chung, tùy bút còn có những đặc trưng riêng biệt. Có vẻ như cách hiểu
đơn giản theo cảm tính: tùy bút là những trang văn xuôi mà ở đó nhà văn tùy theo ngòi bút
mà đưa đẩy – lâu nay đã được nhiều người yên tâm thừa nhận. Ngay cả Nguyễn Tuân –
nhà văn sáng tác tùy bút hàng đầu của Việt Nam – cũng có lần thừa nhận: “Nguyên tắc
quan trọng của tùy bút là không có nguyên tắc gì cả”. Cách hiểu này đặt cơ sở trên một nét
đặt trưng của tùy bút là luôn coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, quan điểm chủ quan ở
người nghệ sĩ. Tuy nhiên, những điểm bất cập và chưa thỏa đáng cũng nảy sinh từ chính
những điều đơn giản ấy.
Bất kì sáng tác văn chương nào cũng đều bắt đầu từ một nguồn cảm hứng của cá
nhân người nghệ sĩ, chứ không chỉ riêng tùy bút. Tuy nhiên, với thể loại tùy bút, người
nghệ sĩ phải lưu trữ nguồn cảm xúc mãnh liệt thì mới có thể thăng hoa trong quá trình sáng
tác. Một cách hiểu không thỏa đáng về khái niệm tùy bút sẽ dễ dẫn đến lẫn lộn lối viết tự
do, phóng khoáng với lối viết lan man, tản mạn, bịa đặt tùy tiện. Bởi vì “những sự việc,
những con người trong tùy bút tuy có thể không kết thành một hệ thống theo một cốt
truyện, hay theo một tư duy luận lí chặt chẽ, nhưng tất cả vẫn phải tuân thủ trật tự của

dòng cảm xúc, cái logíc bên trong của cảm hứng tác giả. Và tất nhiên là sự việc được kể
lọc qua cách nhìn của chủ thể thẩm mĩ vẫn phải chân thật” [39; 1888].
Nếu coi tùy bút là một cách viết hay một kiểu bút pháp thì mới chỉ dừng lại ở mức độ
cảm tính trong nhận thức, chưa bao quát hết đối tượng. Tùy bút còn là một thể loại văn học
có những đặc trưng rõ nét cả về nội dung và hình thức biểu hiện, đủ sức tồn tại ngang hàng
với những thể loại văn xuôi nghệ thuật khác.
Từ góc nhìn từ nguyên học có thể tìm thấy những giả thiết đáng tin cậy, góp phần
xác định khái niệm thể loại và phân định loại hình tùy bút. Trong Hán Việt từ điển giản
yếu, từ “tùy bút” được Đào Duy Anh giải nghĩa là “tùy thời mà chép”. Nghĩa là thể loại
này không chỉ bộc lộ cảm xúc chủ quan của người viết mà còn phải chịu sự chi phối từ


hoàn cảnh khách quan. Còn từ “bút”, ngoài nghĩa cái dùng để viết, có thêm nét nghĩa nữa
là “biên chép”. Vào buổi sơ khai của việc phân loại, một số nhà lí luận Trung Quốc đã chia
văn chương ra làm hai loại: có vần và không vần. Ở chương Tổng thuật của tác phẩm Văn
tâm điêu long, Lưu Hiệp có viết: “Kim chi thường ngôn, hữu Văn hữu Bút, dĩ vi vô vận giả
Bút dã, hữu vận giả Văn dã” (Ngày nay thường nói: có Văn có Bút, cho không vần là bút,
có vần là Văn . Thời Lưu Tống, trong Nhan Quang Lộc tập, Nhan Diên chia văn chương ra
làm ba loại: Ngôn, Bút, Văn. Trong đó, “Bút” có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả truyện ký.
Dù mới là giả thiết, nhưng thiết nghĩ những thông tin trên đủ cơ sở để củng cố mối
hoài nghi mang ý nghĩa khoa học: không thể tiếp tục hiểu rằng “bút” là ngòi bút và “tùy
bút” là “tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy”. Từ trong nguồn gốc phương Đông, tùy bút đã
được xác định là một thể loại văn xuôi thực sự tự do, phóng túng, không bị ràng buộc bởi
những khuôn khổ có tính qui phạm, cả về nội dung tư tưởng và cách thức thể hiện.
Nét nổi bật của tùy bút là qua việc ghi chép những con người và những việc cụ thể có
thực, tác giả tùy bút đặc biệt chú ý việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của
mình về con người và cuộc đời. Được gọi là tùy bút, là những tác phẩm mà ở đó nổi lên
trên bình diện thứ nhất những phẩm chất riêng, cốt cách riêng của tác giả. Chỉ những
người muốn làm rõ cái giọng điệu độc đáo riêng của mình, những người thích tự biểu hiện,
tự phân tích, đồng thời những bút pháp vừa giàu chất hình tượng, vừa có khả năng viết

chặt chẽ như châm ngôn…những người đó mới đi vào thể loại tùy bút.
So với các thể loại khác, đội ngũ sáng tác của tùy bút còn khá khiêm tốn: Trong văn
học Việt Nam từ trước Cách mạng đến nay, số lượng nhà văn đứng được ở thể tùy bút
không nhiều. Nhưng rõ ràng với tư cách một thể loại văn chương, tùy bút đã có quá trình
hình thành và phát triển, kế thừa và cách tân, với những đặc trưng nghệ thuật chịu ảnh
hưởng sâu sắc cả về phương Đông lẫn phương Tây. Còn có thể hiểu “tùy bút” như là một
bút pháp tự do, phóng túng, tài hoa, không thuộc sở hữu riêng của sáng tác văn chương.
Cách hiểu này không phổ biến và chỉ có ý nghĩa gợi mở thêm hướng nghiên cứu.
1.1.2 Xác định loại hình nghệ thuật tùy bút
Mặc dù là một thể loại văn xuôi mang rõ nét khá nhiều đặc trưng nghệ thuật, nhưng
trên thực tế hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào cho thể loại tùy bút. Trong các tác
phẩm lí luận văn học, do những biểu hiện có tính chất trung gian, tùy bút bao giờ cũng
được nhắc tới với tư cách là một tiểu loại của thể loại kí, bằng sự dè dặt nhất định. Quan


điểm trong việc xác định loại hình của tùy bút vẫn chưa thấy có sự nhất trí cần thiết. Có
thể thấy nổi lên hai quan điểm vừa tương đồng vừa có chỗ chưa nhất trí với nhau về vấn đề
này: 1- Tùy bút là một tiểu loại văn xuôi giàu chất trữ tình, nhưng phát sinh từ thể kí (một
biến thể của tự sự); 2- Tùy bút là một thể văn xuôi thuộc loại trữ tình. Như vậy, cả hai
quan điểm trên đều thừa nhận sự tồn tại thường trực của chất trữ tình trong tùy bút, nhưng
cách nhìn nhận về vai trò, mức độ của yếu tố tự sự có điểm khác nhau.
Các tác giả của quyển Văn học Việt Nam thế kỉ XX đã xếp tùy bút vào loại kí: “Tùy
bút là một thể thuộc loại hình kí có lối viết phóng khoáng, tự do và chủ quan nhất…So với
các tiểu loại khác, tùy bút giàu chất trữ tình hơn cả, tuy vẫn không ít yếu tố chính luận và
chất suy tưởng triết lí” [30; 234]. Trong quyển Lí luận văn học - vấn đề và suy nghĩ,
Nguyễn Văn Hạnh cũng xếp tùy bút vào hệ thống thể kí: “Các thể kí chủ yếu có mặt cả
trong văn học cổ điển và hiện đại là kí sự, tùy bút, bút kí, nhật kí” [43; 99]. Khác hẳn với
các ý kiến trên, trong cuốn Lí luận văn học, Nguyễn Xuân Nam lại xếp tùy bút vào loại trữ
tình: “Tác phẩm trữ tình không phải chỉ có thơ trữ tình, mặc dù nó là tiêu biểu nhất. Ngoài
thơ trữ tình còn có tùy bút, thơ văn xuôi, ca trù, từ khúc,…Tùy bút là thể loại văn xuôi

phóng khoáng. Nhà văn theo ngọn bút mà suy tưởng, trần thuật, nhưng thực chất là thả
người theo dòng liên tưởng, cảm xúc mà tả người, kể việc” [67; 188].
Văn chương bao giờ cũng phải mang tính khuynh hướng, thể hiện rõ nhất ở cách
người nghệ sĩ tiếp cận và nghiền ngẫm hiện thực. Đằng sau mỗi bức tranh đời sống bao giờ
cũng thấm đẫm nỗi niềm, mối suy tư, sự day dứt của nhà văn…Nhưng riêng với thể loại
tùy bút – một thể loại thường xuyên xuất hiện những chất liệu còn phập phồng hơi thở
cuộc sống – thì việc xếp yếu tố khách quan xuống hàng thứ yếu, chỉ có ý nghĩa như một
phương tiện để giãi bày, có vẻ chưa thỏa đáng. Bản thân các chi tiết, sự kiện, số phận,…đã
tồn tại như một cấp độ ý nghĩa trong nhận thức, nhiều khi hết sức sâu sắc và mối liên hệ
nội tại với cái mạch trữ tình của tác phẩm.
Mặt khác, dù có màu sắc trữ tình đậm đà, tùy bút vẫn chưa hội đủ điều kiện để được
công nhận là một thể văn xuôi thuộc loại trữ tình. Bởi vì, trong tác phẩm trữ tình không có
sự mở rộng các chi tiết, hành vi, quan hệ qua lại của con người mà chỉ có thể hiện trực tiếp
yếu tố chủ quan của người nghệ sĩ. Hêghen cũng khẳng định tính chất trực tiếp của sự biểu
cảm là một trong những yếu tố quan trọng của tác phẩm trữ tình: “Anh ta (nhà thơ trữ tình)
có thể kiếm tìm sự kích thích sáng tạo và tìm kiếm nội dung bên trong bản thân mình, tập
trung vào những tình thế, trạng thái, xúc cảm và dục vọng nội tại của trái tim và tinh thần


mình. Ở đây bản thân con người trong đời sống nội tâm chủ quan của nó trở thành tác
phẩm nghệ thuật” [76; 327]. Trong khi đó, biểu cảm ở tùy bút thường ít nhiều có màu sắc
gián tiếp, thông qua việc miêu tả chân thật và sinh động bức tranh đời sống.
Vì những lí do vừa nêu, có lẽ không thể tiếp tục hiểu một cách đơn giản rằng “bút” là
ngòi bút và “tuỳ bút” là “tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy”. Tùy bút – từ trong bản chất của
thể loại – là những tác phẩm văn xuôi phát sinh từ kí (gần với tự sự) và được viết chủ yếu
theo mạch cảm xúc chủ quan của tác giả (gần với trữ tình).
Vậy thì tùy bút nằm ở đâu trong hệ thống phân loại văn học truyền thống? Có lẽ đặt ở
vị trí trung gian giữa tự sự và trữ tình là phù hợp nhất. Các loại hình văn học không bao
giờ tồn tại một cách tách biệt với nhau, với những ranh giới không thể vượt qua. Và các
cách phân chia văn học cũng chỉ mang tính chất tương đối.

Đến đây, thiết nghĩ đã có đủ cơ sở để khẳng định: tùy bút là một thể văn xuôi thuộc
loại tự sự – trữ tình. Vấn đề sẽ phức tạp hơn khi vận dụng quan điểm này để xem xét các
tác phẩm cụ thể. Nhưng không thể vì thế mà muốn có được sự tường minh về lí thuyết mà
lại gò ép thực tiễn sinh động vào tác phẩm không phù hợp.
1.1.3 Vẻ đẹp lưỡng hợp trong thể loại tùy bút
Tính lưỡng hợp trong tác phẩm tùy bút có cội nguồn từ một lối viết ở nhiều khía cạnh
như cách nhận thức vấn đề, cách xây dựng tình huống, giọng điệu văn chương…Hơn nữa,
tùy bút là loại văn rất cần sự hiện diện của lí trí tỉnh táo, lối tư duy về các vấn đề xã hội
nhưng cũng không thể loại trừ nhịp đập của con tim với những rung động mãnh liệt, đầy
hứng thú trước các hiện tượng của cuộc sống. Nếu không có lí trí tỉnh táo, ngòi bút của
người viết sẽ tung hứng lên chín tầng mây mà không tìm được nẻo về và rồi cũng đồng
thời rơi vào trạng thái mông muội dẫn tới bịa đặt, suy diễn lan man, không hợp với thực tế.
Có khi, chính cái trạng thái ngất ngây không có sự kiểm soát của lí trí, người viết sa vào
lối văn duy mĩ, dẫn người đọc vào trò chơi chữ nghĩa. Cái kiểu “chén đĩa mùa đi nhịp hải
hà” ban đầu có thể tạo ra một lực hút, đem lại sự khoái cảm thẩm mĩ nhưng sau đó thì
người ta sẽ nhận ra đây chỉ là sự khoe mẽ, phô trương ngôn từ rỗng tuếch, vô nghĩa.
Ngược lại, nếu bài tùy bút qua nặng về lí trí, chú trọng thông tin, liệt kê chính xác từng sự
kiện, dữ liệu thì sẽ biến văn bản thành một thể khác như phóng sự, kí sự...Hơn nữa, việc
thiếu sự gọt giũa ngôn từ, nghệ thuật hóa dữ kiện, loại trừ cảm xúc sẽ làm trang viết trở
thành một loại văn bản khô khan, cứng nhắc, mờ nhạt tính chất, đặc trưng của văn chương.


Vì thế, để có được những trang tùy bút hay, người nghệ sĩ phải vừa say mà lại vừa
tỉnh, vừa xúc cảm nhưng cũng vừa suy tư. Kết quả của cuộc hôn phối của xúc cảm và lí trí
sẽ là tác phẩm tùy bút, một thực thể sinh động mang vẻ đẹp lưỡng hợp dung hòa hai yếu tố
trên. Cái trọng tâm của sự sáng tạo trong thể loại tùy bút không phải là ở sự hư cấu những
hình tượng vốn không hiện hữu trong thực tế mà là cách sắp xếp, trình bày, điều phối sự
kiện hay vấn đề nào đó, không những mang lại giá trị nhận thức mà còn đem lại những
rung động thẩm mĩ thực sự. Tài năng của người viết tùy bút giống như hình ảnh ngưòi
nghệ sĩ đi xiếc trên dây cần một thế cân bằng giữa hai bờ vực. Đồng thời, người nghệ sĩ

còn phải biết chuyển tải cảm xúc và hiện thực bằng một lối văn riêng của chính mình.
Không tạo được giọng điệu, tác phẩm dễ rơi vào quên lãng, rồi thì sẽ dần mất tích trong vô
số tác phẩm ấn tượng hơn. Nhà văn phải để lại trong lòng độc giả một dư vị nào đấy, một
nỗi ám ảnh nào đấy bằng một thiên tư không thể nhầm lẫn thì mới hiện hữu lâu bền giữa
lòng văn học.

1.2 Thể loại tùy bút trong sự nghiệp sáng tác văn học của Đỗ Chu
Đỗ Chu là nhà văn sớm bén duyên với văn học từ những năm 60 của thế kỉ XX.
Những sáng tác của Đỗ Chu trong mấy mươi năm cầm bút chủ yếu thuộc thể loại truyện
ngắn. Tính cho đến năm 2002, Đỗ Chu đã cho ra ra đời mười tập truyện ngắn, trong đó có
những tập truyện lưu dấu đậm nét trong lòng độc giả. Một lối viết văn đã thành văn hiệu
với chất giọng say đắm, nồng nàn, da diết. Đó là thứ văn xuôi giàu chất thơ, chảy tràn nơi
lòng người những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng, đậm đà ý vị nhân sinh. Ta tìm thấy
nơi ông phảng phất nét cổ điển và lãng mạn của Môpatxăng, sự tinh tế tìm vào nội tâm và
cảm giác của Thạch Lam, chút bâng khuâng xa vắng của Thanh Tịnh, nét u hoài, sầu cảm
của Hồ Dzếnh, Xuân Diệu…Có thể thấy truyện ngắn của Đỗ Chu có cội nguồn nối tiếp,
cộng hưởng, lan tỏa từ những nhà văn đi trước, đồng thời phát huy tối đa cái tôi nghệ sĩ
của mình đã tạo nên được một đặc trưng riêng không kém phần nổi bật và độc đáo.
Sau năm 1975, bước vào thời kì mới, với vốn sống và bản lĩnh văn chương, Đỗ Chu đã
phát triển sự nghiệp sáng tác của mình bằng một thể loại văn học khác. Những chân trời
của các anh là tập tùy bút đầu tay được bắt đầu viết từ thời kháng chiến chống Mĩ và trải
dài ngót mười năm sau ngày đất nước giải phóng, được xuất bản vào năm 1986. Tác phẩm
gồm mười bốn bài tùy bút viết về đề tài chiến tranh, về công cuộc chiến đấu và kiến thiết
đất nước. Nhân vật chủ yếu trong tập sách này là những chiến sĩ. Họ là những người tiên


phong và hết mình vì sự nghiệp chung của dân tộc, dám lấy sự sống và hạnh phúc cá nhân
đổi lấy nền độc lập cho nước nhà. Viết về họ, Đỗ Chu mang một tình cảm ngưỡng vọng và
yêu mến sâu sắc, chân thành. Đỗ Chu như một người thư kí thời đại ghi lại hình ảnh con
người Việt Nam trong thời kì bão táp chiến tranh. Nhìn chung, đây là tập tùy bút mang

màu sắc của bút kí và truyện ngắn. Sự pha tạp ấy cũng là điều dễ lí giải. Nguyên ủy, Đỗ
Chu là cây bút của thể loại truyện ngắn vững vàng và đã định hình được cho mình một lối
viết riêng. Hơn nữa, ranh giới giữa truyện ngắn và tùy bút cũng rất gần nhau. Tuy tác
phẩm chưa tạo được tiếng vang mạnh mẽ trong lòng người đọc nhưng lại chính là bước thử
nghiệm để nhà văn phát triển sở trường văn chương của mình ở một thể loại văn học mới.
Tản mạn trước đèn là tập tùy bút thứ hai được xuất bản năm 2004. Tác phẩm như là sự
trở lại với thể loại tùy bút sau tám năm kể từ khi ông cho ra đời tập tùy bút đầu tiên. Với
bốn mươi năm cầm bút, cộng với những trải nghiệm đã mang lại cho Tản mạn trước đèn
một sức nặng về phản ánh và nhận thức nhưng không vì thế mà làm cho cuốn sách mất đi
chất thơ ngọt ngào, đằm thắm…Đã có lúc ông viết những câu văn xuôi như thơ, viết rất
thơ về cát nóng ở Quảng Bình, hình dung nó như “một bản giao hưởng cát”. Rồi có lúc
ông lại mơ về một mối tình với cô gái chăn trâu thuở nào, một sự trào lộng về chính con
người mình…bao năm mới có được sự tản mạn như thế, và ngẫm được điều đó, ta thấy
trân trọng hơn những trang viết của nhà văn. Đỗ Chu từng tâm sự: “Bốn mươi năm cầm
bút thì có lẽ chỉ có bốn tháng được làm nhà văn thực sự”. Là người khó tính lại cầu toàn,
ông tự nhận: “Trong một tác phẩm có khi đoạn trước là nhà văn nhưng lúc sau không còn
đưôc là nhà văn nữa”. Người cầm bút mà cứ phải phân vân, e ngại hay chiếu cố một điều
gì thì sẽ không còn là mình nữa. Đọc Tản mạn trước đèn của ông, tập tùy bút hơn ba trăm
trang, người ta thấy ông không nói suông, không chiếu cố những chuyện chính bản thân
mình. Nó dẫn người đọc vào một trạng thái tâm lí triền miên phải suy nghĩ, thấm thía và
nhiều khi có sự nhìn lại mình. Trong trang sách, Đỗ Chu hiện lên thật rõ những yêu ghét
rạch ròi.
Tùy bút của ông khiến người ta nhận thấy trước tiên là thái độ cẩn trọng và có trách
nhiệm với những gì mình viết ra. Dù chỉ là một câu chuyện tếu nhưng câu chuyện ấy sử
dụng vào mục đích gì, và đọc xong sẽ khiến người ta nghĩ gì cũng là điều khiến ông phải
cân nhắc. Tập hợp các bài viết trên báo trong suốt hai mươi năm qua, nhà văn xếp lại theo
ý tưởng của mình để từ đó phác họa một Đỗ Chu trăn trở và trưởng thành qua từng giai
đoạn cuộc sống. Cái đáng quí của cuốn sách là ở mỗi câu chuyện, mỗi một tản mạn, người



viết luôn đặt mình trong các mối quan hệ với giới văn nghệ sĩ để từ đó thấy được hình ảnh
sống động của văn đàn. Từ khi mười sáu, mười bảy tuổi cắp sách theo hầu các cụ Nguyễn
Tuân, Tô Hoài, ông đã được dạy là phải viết cho ra viết, nên những câu chuyện rất bình dị
trong cuộc sống chiến đấu, hay những câu chuyện đời thường bao giờ cũng được viết ra
thấm nhuần tinh thần ấy.
Mười chín chân dung các nghệ sĩ đương thời trong các trang viết là cảm nhận riêng
trong suy nghĩ của Đỗ Chu. Đó là một Nguyên Hồng với trái tim nhạy cảm, giàu lòng yêu
thương. Đó là một Hoàng Cầm sống lãng đãng trong thế giới của hư và thực. Đó là một
Kim Lân với thứ văn xuôi thô nháp nhưng chan chứa tình đời, tình người…Cảm hứng thế
sự là nguồn mạch chính tuôn chảy trên khắp các trang văn của ông. Sự xuất hiện trở lại với
tập tùy bút dày công lực cho thấy trách nhiệm của một con người đối với đất nước và chân
dung một nghệ sĩ tâm huyết luôn trăn trở có được những trang viết hay dành tặng bạn đọc.
Tuy nhiên, tập tùy bút này ít nhiều mang tính chính luận với những vấn đề mang tầm quốc
gia đại sự, hoặc các vấn đề xã hội lớn lao.
Tiếp nối mạch nguồn thế sự, năm 2008, Đỗ Chu cho ra đời tập tùy bút Thăm thẳm
bóng người. Đây là tác phẩm thể hiện độ chín muồi trong tài năng của Đỗ Chu. Nhà
nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã đáng giá: “Thăm thẳm bóng người là “một thành tựu” và
cho rằng đây là “trang sách của người thắp lửa”. Đọc tùy bút này “có một cảm giác thăng
hoa như vừa uống rượu quí” [47; 20].
Vẫn tiếp nối đề tài về đất nước, con người và những vấn đề xã hội đương thời nhưng
cách viết có phần nhẹ nhàng, gần gũi và thấm thía hơn. Những bài học về đối nhân xử thế,
về những giá trị nhân văn cũng được khơi gợi một cách tự nhiên, thâm trầm mà không kém
phần sâu sắc. Thạch Linh đã nhận xét: “Lối kể chuyện mà như tâm sự, giãi bày, khiến cho
những điều ông nói ra đọng lại day dứt, ngậm ngùi, có cả những điều rất khó nói cũng
được nói ra nhẹ nhàng, sâu lắng” [66].
Tập tùy bút được viết theo từng phần, trong mỗi phần có nhiều mục được đánh dấu
theo số thứ tự. Phần đầu mang tên Hoa bờ giậu, một cái tên nghe thật mộc mạc, khiêm
nhường nhưng mang ý nghĩa sâu xa, thấm thía về tình người. Đó là những câu chuyện về
những người “vô danh tánh” nhưng có vẻ đẹp giản dị và có sức sống bền bỉ như loài hoa
bờ giậu. Phần hai của tập tùy bút là Thăm thẳm bóng người, tập hợp viết về cuộc đời,

những con người xưa và nay, trong nước và ngoài nước, những vấn đề từ quá khứ đến hiện
tại. Tất cả được khơi lên, tái hiện lại bằng một thứ văn phong giản dị, đậm đà cảm xúc và


mang nhiều dư vị triết lí. Nhà văn đau đáu đi tìm bóng người thăm thẳm trong niềm hoài
vọng thiết tha. Phần ba của tập sách có đề tựa là Về quê đốt lửa. Đây là phần được nhà văn
viết chủ yếu trong mạch cảm hứng hoài niệm. Quê nhà yêu dấu bao giờ cũng là cội nguồn
của mọi sự sáng tạo. Bởi lẽ nơi ấy có những người bình thường nhưng vĩ đại, có tuổi thơ
lam lũ, cơ bần nhưng tràn ngập niềm vui và kỉ niệm…Đỗ Chu gửi gắm vào đấy những tình
ấm áp nhất, ngọt lành nhất, thân thương nhất.
Xuyên suốt cả ba phần là chiều dài thời gian lịch sử của một dân tộc, có những đời
người, những thân phận vinh quang có, cay đắng có, nổi danh có, âm thầm có, là chiều
rộng không gian của nước Việt mở ra đến những bờ bến lạ, những xứ sở xa xôi. Đọc sách
này mới thấy Đỗ Chu giấu cả trong mình một kho văn hóa dân gian, bác học, lịch sử,
huyền tích, cái trông thấy, cái nghe thấy, cái sống và cái ngẫm, trộn lại tất cả vào mình rồi
rút ra bằng những câu văn như kể chuyện mà như tâm sự, giãi bày, khiến cho những điều
ông nói ra đọng lại day dứt, ngậm ngùi…
Chúng ta đang sống trong thời đại mà nhịp sống bị dồn đẩy rất gấp gáp. Con người
thích tìm đọc những cuốn sách có tính chuyên đề phục vụ cho sở thích riêng cũng như
chuyên môn hẹp của mình. Trong bối cảnh ấy, những loại sách có chủ đề tản mạn, bát ngát
và cách nhìn nhận, đánh giá phần nào mang dấu ấn chủ quan của tác giả như Thăm thẳm
bóng người, thoạt xem có vẻ như một món quà hơi xa xỉ với một số người. Tuy nhiên, nhìn
một cách tổng thể thì đó thực sự là một loại sách hữu ích.
Nhìn chung, qua ba tập sách, ta thấy tùy bút của Đỗ Chu hoàn toàn có sắc thái riêng.
Ông không có chất ngông như tùy bút của Nguyễn Tuân, cũng không gợi buồn u uẩn như
tùy bút của Vũ bằng, không tài hoa lịch thiệp như tùy bút Hoàng Phủ Ngọc Tường…Tùy
bút của Đỗ Chu dung dị, đôn hậu mà không kém phần sâu sắc, mượt mà, trữ tình nhưng lại
thấm nhập ý vị triết lí nhân sinh. Đỗ Chu luôn hết mình với những trang viết để chuyển
đến cho con người những bức thông điệp của ngoại giới và nội tâm. Ba tập tùy bút với
dung lượng ngàn trang tuy chưa phải là đồ sộ nhưng đủ sức đi sâu vào lòng người và làm

cho tên tuổi nhà văn Đỗ Chu sống lâu hơn với thời gian.


1.3 Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu
1.3.1 Quan niệm về thế giới nghệ thuật
Đây là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của thể của sáng tác nghệ thuật. Thế giới nghệ
thuật là thế giới khác với thế giới thực tại bên ngoài hay thế giới tâm hồn con người, được
dựng lên theo những nguyên tắc tư tưởng để phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật
sở hữu không gian riêng, qui luật tâm lí riêng, quan niệm đạo đức riêng...
Thế giới nghệ thuật là khái niệm thường hay được đề cập đến trong nghiên cứu văn
học nghệ thuật. Từ thời cổ đại, Aristote đã hình dung chỉnh thể tác phẩm như một cấu tạo.
Nếu như người ta thay đổi hay lấy đi bớt một bộ phận thì toàn thể sẽ thay đổi hay vận động.
Đến thời trung đại, quan điểm xem tác phẩm là một khách thể toàn vẹn ấy vẫn còn phổ biến.
Bước vào thời kì chủ nghĩa lãng mạn, người ta đã nhìn tác phẩm văn học như một thế giới
có tổ chức và có sự hấp dẫn riêng, phụ thuộc vào ý thức của các nhà nghệ sĩ.
Ở Việt nam, chuyên gia lí luận văn học Trần Đình Sử có quan niệm khá dày dặn về
khái niệm thế giới nghệ thuật: “Thế giới nghệ thuật trước hết xác định tính độc lập tương
đối của sáng tạo nghệ thuật so với thế giới tự nhiên hay thực tại xã hội là sự thừa nhận
quyền sáng tạo của nghệ sĩ đối với tác phẩm, không phải sao chép, lệ thuộc máy móc vào
thực tại vật chất bên ngoài nghệ thuật. Thứ hai, thế giới nghệ thuật là sản phẩm tinh thần,
kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo, chỉ có trong các tác phẩm nghệ thuật. Thứ ba, thế giới
này là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, qui luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con
người, tâm lí, không gian, thời gian, đồ vật, xã hội…, gắn liền với một quan niệm về chúng
của tác giả. Thế giới nghệ thuật tương ứng với thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ quan,
lịch sử quan, hay cảm nhận thế giới của chủ thể sáng tạo. Do đó, thế giới nghệ thuật bao
quát sâu rộng hơn hình tượng nghệ thuật, ví như hình tượng nhân vật, phong cảnh…Điều
này làm cho mỗi hiện tượng, chi tiết trong tác phẩm văn học đều mang một ý nghĩa đặc thù,
không giống với ý nghĩa của các hiện tượng, chi tiết tương ứng trong thực tại. Con người
trong văn học chẳng những không giống với con người trong thực tại về tâm lí, hoạt động
mà còn có ý nghĩa khái quát tượng trưng, ngay cả trong các sáng tác được gọi là hiện thực

xã hội chủ nghĩa. Cái giếng, cây đa, con đò, bến sông, hoa sen, hoa nhài…trong văn học có
ý nghĩa khác hẳn với các thứ ấy trong thực tại. Và do đó nghiên cứu thế giới nghệ thuật
cũng khác với phân tích hình tượng nghệ thuật. Thứ tư, thế giới nghệ thuật là một thực tại
tinh thần mà người đọc mở vào khi sống với tác phẩm. Nhưng đó không đơn giản là một tồn


tại khác của thực tại, mà là một thế giới đã đột phá tính hữu hạn của thực tại để mở vào
chiều sâu vô hạn của ý nghĩa, làm thành một thế giới ước lệ, tượng trưng” [48; 1660-1661].
Trong lịch sử văn học, những nhà văn có tầm đều tạo ra cho mình một thế giới nghệ
thuật riêng. Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nghệ thuật với qui luật riêng của nó. Tính
sáng tạo của nhà văn chính là yếu tố quan trọng hàng đầu làm nên thế giới nghệ thuật. Đọc
ba tập tùy bút của Đỗ Chu, chúng tôi có dịp đi vào một thế giới nghệ thuật rộng rãi, thoáng
đạt với nhiều cảnh sắc ở các vùng miền, nhiều con người ở những không gian và thời gian
khác nhau, nhiều sự hiện xã hội trải dài theo dòng lịch sử... Trong Miền sáng tạo của mỗi
nhà văn, Đỗ Chu tâm đắc với lời độc thoại cũng là lời tâm sự của nhà văn Nguyễn Minh
Châu: “Mỗi thằng nhà văn phải có một miền quê của mình. Nơi ấy chưa phải là quê cha đất
tổ, cũng chả phải là chỗ nó sinh ra. Nhưng trong nó, nơi ấy không bao giờ quên nổi, nơi ấy
ngày đêm cứ trăn trở cựa quậy trong lòng. Đấy là thánh địa mà nó gửi gắm hồn mình” [17;
145]. Không phải ngẫu nhiên mà Đỗ Chu viện lời dẫn của Nguyễn Minh Châu, Với ông,
quê hương xứ sở luôn là nguồn cảm xúc bất tận tràn đầy nỗi thương yêu. Nó là cội nguồn
của cảm hứng nghệ thuật. Mỗi lần đặt bút viết là một lần nhà văn thực hiện cuộc hành trình
tìm về với hồn dân tộc, dù rằng chưa một ngày Đỗ Chu rời xa, chưa một lần xem quê hương
mình, đất nước mình trong cái nhìn xa lạ.
Đỗ Chu viết nhiều về những con người Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại
xâm cũng như trong công cuộc kiến thiết đất nước với cảm hứng yêu mến, ngợi ca và tri
âm chân thành và sâu sắc. Xin được mượn chính lời văn nghệ thuật của nhà văn để nói về
cái tình sâu nặng của ông đối với con người: “Tôi lại thích bắt đầu từ người, đến đâu tôi
chỉ muốn được gặp người, bàn chuyện về người, những kiếp người. Còn như phong cảnh
cho dù có lạ đến mấy cũng vầy vậy thôi, nó là chuyện chóng nhớ chóng quên” [17; 71].
1.3.2 Khái quát về thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu

1.3.2.1 Miền quê Kinh Bắc và những vùng đất thân thương
Ai trong chúng ta cũng đều có một quê nhà yêu dấu, nơi đó có tuổi thơ hồn nhiên,
tinh nghịch, có dáng mẹ hôm sớm tảo tần, có dòng sông, bến nước, con đò… Nhà thơ Đỗ
Trung Quân từng định nghĩa về quê hương trong những vần thơ giàu hình ảnh : “Quê
hương là chùm khế ngọt / Cho ta trèo hái mỗi ngày / Quê hương là đường đi học / Con về
rợp bướm vàng bay…”. Quả thế, trong tâm thức của mỗi người, quê hương luôn là miền kí


ức đẹp và thân ái. Đỗ Chu sinh ra và lớn lên từ cái nôi của quê hương Kinh Bắc. Và chính
vì lẽ đó, Kinh Bắc, một miền đất giàu bản sắc văn hoá, đã đi vào trong viết của ông một
cách hết sức tự nhiên, sống động và thấm đẫm nhiều xúc cảm. Có thể thấy một không gian
văn hóa với những đặc trưng vùng miền đã được nhà văn tạo dựng qua thế giới nghệ thuật
tùy bút của ông. Quê hương hiện lên trong trang viết của Đỗ Chu là miền đất từ phủ Thuận
Thành xuống Gia Bình, qua Liễu Ngạn đến phủ Từ Sơn. Xưa nay, Kinh Bắc nổi tiếng với
nhiều đền chùa, miếu mạo. Có ngôi chùa Dâu gắn liền với câu chuyện nhà sư “quê gốc ở
Tây vực, theo gia đình qua đây buôn bán làm ăn, gặp cảnh cha mẹ mất sớm, nhà sư còn
nhỏ tuổi đã được gửi vào chùa tu và đắc đạo tại chùa này” [18; 318]. Trước đây hai ngàn
năm, chùa Dâu là trung tâm thương mại sầm uất, phồn thịnh. Con sông Dâu chảy mãi rồi
cũng chịu đổ vào sông Hồng chở nặng sắc đỏ của phù sa. Ngoài ngôi chùa mang màu sắc
cổ kính ấy, tùy bút của Đỗ Chu còn nhắc tới những đền chùa khác như chùa Bút Tháp, đền
thờ Sĩ Nhiếp Nam giao học tổ, đền thờ cụ Lê Văn Thịnh Nam quốc khai khoa đệ nhất
nhân, đền thờ người anh hùng thời An Dương Vương tên là Cao Lỗ. Có thể nói, ít có nơi
nào có nhiều đền chùa cổ kính và nổi tiếng như quê hương Kinh Bắc.
Đây cũng là miền đất có cảnh trí và cảnh sắc đẹp. Đến với thiên nhiên Kinh Bắc,
người đọc có thể thưởng ngắm hàng giờ những hàng lau sậy tiếp nối mênh mang một điệu
hồn muôn thuở trên những bờ bãi vào mùa nước rút, thả hồn theo dòng trôi êm đềm của
con sông Đuống đã đi vào thơ Hoàng Cầm trong những năm tháng kháng chiến chống
Pháp, lại có con sông Cầu và con sông Thương rất đỗi nên thơ, hay những cảnh sắc bình
dị, thân thương như bờ bãi ngô khoai, dâu, mía… và cả những vạt cỏ giàu sức sống hồn
nhiên xanh ngát giữa trời đất mênh mang... Miền quê của tác giả là miền đệm trung du,

dốc thoai thoải, có vài quả núi nhỏ bất chợt nhô lên chơ vơ tựa như những điểm nhấn làm
cho bức tranh làng cảnh thêm sống động và ấn tượng. Các nhà địa chất gọi chúng là
“những hòn núi sót, là dấu chấm hết cho diễn thế một dải địa tầng” [18; 269]. Cái thế đất
như chênh chao hóa ra lại là điểm đặc biệt tạo cho Kinh Bắc một địa thế đa dạng, phong
phú, vừa có đồng cao vừa có vùng chiêm trũng. Vào mùa nước nổi, “sóng vỗ ì oạp, thuyền
câu trôi nổi, qua Ninh Khánh, Núi Hiểu, Bài Xanh, Trúc Tay, xuống mãi Lục Đầu”. Quê
hương của Đỗ Chu có một dòng sông máng lấy nước từ Thái Nguyên chảy qua Hiệp Hòa,
Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, đến vùng Kinh Bắc là chấm hết. Dòng nước từ
sông máng về đến làng thì đổ xuống những dãy ao trước làng. Kinh Bắc còn còn có những
bờ khe dẫn nước từ tận chân núi voi chảy về, chạy quanh co trên cánh đồng. Không rõ


những khe nước ấy có tự bao giờ mà lại hiền hòa, thân thương đến vậy. Mùa khô, “nước
đọng thành vũng trong lòng khe, mùa mưa, nước khắp các cánh đồng đều dồn cả xuống
đấy, cái khe bỗng hóa thành suối ồn ào, răm ba ngày, đổ nước lung tung ra những dộc đất
thấp, xong xuôi, khe lại hoàn khe” [18; 273].
Quê hương của tác giả là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, nơi sản sinh ra các
danh nhân văn hóa lịch sử như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát…cũng là miền đất ươm mầm
cho những tài năng nghệ thuật như Nguyễn Khải, Hoàng Cầm, Nguyễn Huy Tưởng, Ngô
Tất Tố, Nguyễn Địch Dũng, Kim Lân , Nguyên Hồng…và là nơi hun đúc những trí thức
tài giỏi như Trần Đức Thảo, Ngô Ngọc Quản, Đỗ Đình Chất…
Trong tùy bút của Đỗ Chu, quê hương còn là miền đất của tuổi thơ, của mộng tưởng
hồn nhiên trong sáng. Thấp thoáng hiện đến trong trang văn của Đỗ Chu là những đàn trâu
chen lấn nhau trên những con đường nhỏ để ra đồng gặm cỏ. Chúng đuổi nhau, húc nhau,
ghì đầu nhau xuống đất. Theo sau chúng là những đứa trẻ với những trò chơi của tuổi nhỏ
đầy hồn nhiên, phấn khích, tinh nghịch, vụng dại : “Đám con gái chia bài tam cúc, lũ con
trai đánh đáo đánh khăn, có hôm trẻ con làng nọ ném nhau với trẻ con làng kia, đuổi nhau
dọc bờ sông máng, trên những luống cày, những cục đất khô khốc cứng như những cục
gạch tương cả vào đầu nhau máu chảy ròng ròng” [18; 272]. Ở miền quê, nhất là những
vùng có ao hồ sông suối, một trong những sở thích của trẻ nhỏ là được lặn ngụp dưới dòng

nước trong trẻo, mát lành. Những đứa trẻ chăn trâu ở làng Mật Ninh “lên năm lên bảy, cởi
truồng nhao xuống một loáng, lúc nhô lên đã thấy hai con cá”. Cuộc sống gần gũi, hài hòa
với thiên nhiên đã đào tạo chúng thành những thợ lặn tài tình. Bên dòng sông máng cạn
nước, “trẻ con gọi nhau vơ cành khô, lá khô, rơm rạ, vơ tất cả những gì có thể vơ, càm cả
xuống lòng máng đốt cho khói um lên làm nước mắt ràn rụa” [18; 271]. Những trang văn
viết về tuổi thơ khiến người đọc liên tưởng đến một khúc đồng dao dân dã, mộc mạc,
mang lấy tinh thần vui tươi, trong trẻo: “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm
chứ…” ngân nga trong tuổi thơ với niềm vui giản dị, tươi sáng, …Nhớ về tuổi thơ ở làng
quê, tác giả còn mang nỗi ám ảnh về những mùa đông rét buốt của xứ hàn phương Bắc.
Cái khí hậu khắc nghiệt làm “chân tay nẻ toác, má đứa nào cũng thấy ram ráp như da rắn”
[18; 271]. Rồi những buổi sớm, “tôi ngồi trước thềm, hai tay bó gối, bên mảnh sân nổi rêu,
những lùm nhãn um tùm tối sẫm, hàng cau nhè nhẹ đung đưa” [18; 266]. Một thoáng buồn
nhớ mênh mang hòa lẫn trong tiếng cuốc còn sót lại vọng về từ đâu đó. Ngọn lửa ai đốt
trên ngọn núi xa lúc ẩn lúc hiện, chập chờn tựa như một giấc chiêm bao…


Ống kính hoài niệm của nhà văn còn thu về bức tranh cảnh làng quê Kinh Bắc những
ngày giặc Pháp tấn công, tàn phá gợi lại bao nỗi đau cho một dân tộc bị ngoại bang xâm
chiếm. Trong đó có hình ảnh bi thương của người anh trai đương tuổi xé núi dời non, đi
làm du kích, bị giặc bắn chết ngoài bãi sông trong khi làm nhiệm vụ. Cái chết của người
anh để lại trong tâm hồn thơ trẻ của tác giả một nỗi đau khó thể nào nguôi ngoai. Đã qua
mấy mươi năm mà tiếng khóc nức nở, bi thiết của người mẹ mất con vẫn còn văng vẳng
bên tai như một nỗi ám ảnh thương tâm về cảnh làng quê ngày ấy. Một nhân vật khác nữa
cũng được nhắc đến trong dòng hồi tưởng của nhà văn, đó là chị Gái. Không ai ngờ cô bé
quanh năm suốt tháng chỉ biết quẩn quanh với vo gạo, chẻ củi, chăn lợn chăn gà, gánh
phân ra đồng ném vào những dõng khoai dõng bí mà trở lại thành Việt Minh. Cô bé đã
kiên cường vượt qua nòng súng của kẻ thù để vào căn cứ kháng chiến. Hành động gan dạ,
anh hùng của cô bé trở thành nỗi kinh ngạc cho những kẻ tầm thường, nhát gan: “Con bé
kia liệu có điên không nhỉ, nó đâm đầu vào chỗ ấy lúc này để ăn bổng ăn giải gì, một viên
đạn găm vào đầu là cuối năm đừng lấy chồng nữa” [18; 279].

Giọng nói của người làng Mật Ninh làm toát lên bản sắc con người Kinh Bắc. Giọng
nói ấy “không trộn vào đâu được, nghe nặng lắm, mà nói to lắm”. Có thể người khác miền
xem đấy là một trở ngại trong giao tiếp, có khi cảm thấy kì khôi, khó chịu nhưng đối với
người Kinh Bắc, đó là những âm điệu mặn mà, thân thương, không kém phần quí phái,
sang trọng… Cũng nhờ giọng nói quê nhà mà người cùng quê có thể nhận biết nhau, chạy
đến tìm nhau trên bước đường tha hương cầu thực: “Năm trước vợ chồng tôi sang thăm
Hàng Châu, có ông bạn Trung Quốc vừa gặp đã ôm lấy tôi mà bảo, đồng tính đấy nhé,
phải uống rượu tại đây theo phong tục gặp họ mới được” [18; 275]. Cái đáng yêu đáng
quý của con người Kinh Bắc là họ còn mang nét thuần hậu, luôn có ý thức về đối nhân xử
thế và cũng như giữ gìn tâm hồn: “…đàn ông, đàn bà nhìn chung đều đon đả mau mắn”
[18; 274]; “những nụ cười đôn hậu, những cách khu xử mặn mà vừa phải mà tin cậy vững
vàng, có lề thói, đủ biết lui tới, đủ biết ý tứ ngượng ngùng, biết xấu hổ biết tự trọng, không
dễ gì sa vào những cạm bẫy của ham hố tham lam, của quàng xiên viển vong và rối loạn”
[18; 265].
Quê hương Kinh Bắc còn là vùng miền lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể của
văn hóa Việt. Điệu hồn xứ sở Kinh Bắc là những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, ru
hồn người vào thế giới của tình người, thế giới của nghệ thuật. Lời ca nhạc điệu của dân
ca Kinh Bắc có một sức lôi cuốn, hấp dẫn lạ lùng mà không nơi nào có được: “Mỗi lần


×