Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

thiết kế e book giúp học sinh giải bài tập hóa học vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao ở trường thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Hà

THIẾT KẾ E-BOOK GIÚP HỌC SINH
GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ở TRƯỜNG THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Hà

THIẾT KẾ E-BOOK GIÚP HỌC SINH
GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ở TRƯỜNG THPT
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học môn Hóa Học
Mã số

: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG



Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu trường ĐHSP
TP. HCM, Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại hoc đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp.
Cùng với các học viên lớp Cao học Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn
Hóa học, chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, mở rộng
và làm sâu sắc kiến thức chuyên môn, đã chuyển những hiểu biết hiện đại của nhân
loại về Giáo dục học hóa học đến cho chúng tôi.
Đặc biệt, tác giả xin trân thành cảm ơn thầy PGS. TS Nguyễn Xuân Trườngngười đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS. TS Trịnh Văn Biều đã có những điều
chỉ bảo, hướng dẫn rất sâu sắc nhằm giúp tôi có những hướng đi đúng đắn trong quá
trình làm luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường THCS- THPT
Nguyễn Khuyến, thầy cô ở các trường THPT Phú Nhuận, Trần Phú, Trương Vĩnh
Ký cũng như quý thầy cô của nhiều trường THPT trong và ngoài địa bàn TP. HCM
đã có nhiều giúp đỡ trong quá trình thực nghiệm sư phạm của đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn chia sẻ, hỗ trợ và
là chỗ dựa tinh thần vững chắc, giúp tác giả thực hiện tốt luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................5
1.2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ..........................................................8
1.2.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học...................................................8
1.2.2. Vai trò của CNTT trong đổi mới PPDH...................................................10
1.2.3. Ứng dụng E- Learning trong dạy học.......................................................11
1.3. DẠY HỌC TÍCH CỰC ..................................................................................17
1.3.1. Tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập ......................................17
1.3.2. Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh ......................................18
1.4. BÀI TẬP HÓA HỌC ......................................................................................19
1.4.1. Khái niệm bài tập hoá học ...........................................................................19
1.4.2. Ý nghĩa tác dụng của bài tập hoá học .........................................................19
1.4.3. Phân loại bài tập hoá học ..........................................................................20
1.4.4. Những yêu cầu lí luận dạy học cơ bản đối với bài tập hoá học ...............23
1.4.5. Sử dụng bài tập hóa học ...........................................................................26
1.5. E- BOOK ........................................................................................................27
1.5.1. Khái niệm e-book .....................................................................................27
1.5.2. Mục đích thiết kế e-book ..........................................................................27
1.5.3. Các yêu cầu thiết kế e-book .....................................................................27
1.5.4. Ưu điểm và hạn chế của sách điện tử .......................................................29
1.5.5. Các phần mềm thiết kế E-Book ................................................................30


TÓM TẮT CHƯƠNG I ............................................................................................35
Chương 2. THIẾT KẾ E-BOOK GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP PHẦN VÔ
CƠ HÓA HỌC 11 NÂNG CAO ............................................................................37
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 11 NÂNG CAO ............37

2.1.1. Cấu trúc chương trình ...............................................................................37
2.1.2. Nội dung kiến thức và mục tiêu phần Hóa học vô cơ ..............................38
2.2. MỤC TIÊU CỦA CÁC CHƯƠNG VÀ MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý .......39
2.2.1. Chương 2. Nhóm Nitơ ..............................................................................39
2.2.2. Chương 3. Nhóm Cacbon .........................................................................41
2.3. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ E-BOOK ...........................................................42
2.3.1. Cấu trúc ....................................................................................................43
2.3.2. Nội dung ...................................................................................................43
2.3.3. Hình thức ..................................................................................................43
2.3.4. Tính năng sử dụng ....................................................................................43
2.3. QUY TRÌNH THIẾT KẾ E-BOOK ...............................................................44
2.3.1. Phân tích ...................................................................................................44
2.3.2. Xây dựng nội dung ...................................................................................44
2.3.3. Thiết kế e-book .........................................................................................45
2.3.4. Chạy thử sản phẩm - Ghi đĩa CD .............................................................45
2.3.5. Thực nghiệm sư phạm ..............................................................................45
2.3.6. Đánh giá kết quả - Rút kinh nghiệm – Hoàn thiện e-book.......................45
2. 4. CẤU TRÚC VÀ THIẾT KẾ E-BOOK ........................................................46
2.4.1. Cấu trúc của trang chủ ..............................................................................46
2.4.2. Thiết kế e-book .........................................................................................46
2.5. NỘI DUNG CỦA E-BOOK ...........................................................................52
2.5.1. Hệ thống lý thuyết ....................................................................................52
2.5.2. Một số phương pháp giải bài tập hóa học cơ bản.....................................54
2.5.2. Hệ thống bài tập .......................................................................................67
2.5.3. Trang tư liệu .............................................................................................70


2.5.4. Trang “ Thư giãn” ....................................................................................76
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................80
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................81

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................81
3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM.....................................................................81
3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ...............................82
3.4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ....................................................................84
3.4.1. Chuẩn bị ...................................................................................................85
3.4.2. Tiến hành thực nghiệm .............................................................................85
3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .........................................................................88
3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh ............................................................88
3.5.2. Nhận xét của GV về e-book .....................................................................97
3.5.3. Nhận xét của HS về e-book ....................................................................102
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................113


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT :

công nghệ thông tin

CD

compact disc đĩa quang được sử dụng để lưu trữ dữ liệu số

:

ĐHSP :

Đại học Sư phạm


ĐT

:

đào tạo

GV

:

giáo viên

GD

:

giáo dục

HS

:

học sinh

HTML :

Hypertext markup Language – Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản

ICT


information and communicatipn technology – Công nghệ thông

:

tin và truyền thông
NC

:

nâng cao

PMDH :

phần mềm dạy học

PPDH

:

phương pháp dạy học

PTHH

:

phương trình hóa học

SGK

:


sách giáo khoa

SBT

:

sách bài tập

THPT

: trung học phổ thông

TNPT

: tốt nghiệp phổ thông

TV

: television – máy truyền hình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng ........................................................ 81
Bảng 3.2. Quy trình thực nghiệm e-book ............................................................... 83
Bảng 3.3. Quy trình tham khảo ý kiến GV về e-book ........................................... 84
Bảng 3.4. Danh sách giáo viên tham gia nhận xét ................................................. 85
Bảng 3.5. Thống kê số lượng HS tham gia nhận xét ............................................. 86
Bảng 3.6. Bảng điểm bài kiểm tra số 1 .................................................................. 87
Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 1 ........... 88

Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra số 1 ....................................................... 88
Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 1 ................................ 89
Bảng 3.10. Điểm bài kiểm tra số 2 ......................................................................... 90
Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 ......... 90
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra số 2......................................... 91
Bảng 3.13. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 2 .............................. 92
Bảng 3.14. Điểm bài kiểm tra số 3 ......................................................................... 92
Bảng 3.15. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 3 ......... 92
Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra số 3......................................... 93
Bảng 3.17. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 3 .............................. 94
Bảng 3.18. Điểm bài kiểm tra số 4 ......................................................................... 94
Bảng 3.19 . Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 4 ........ 94
Bảng 3.20. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra số 4......................................... 95
Bảng 3.21. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 4 .............................. 96
Bảng 3.22 . Nhận xét của GV về e-book .............................................................. 97
Bảng 3.23. Thống kê số lượng phiếu nhận xét của HS .......................................... 102
Bảng 3.24. Nhận xét của HS về e-book ................................................................. 102


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick ......................................... 29
Hình 1.2. Giao diện phần mềm Microsoft Office Word 2007 ............................... 30
Hình 1.3. Giao diện của phần mềm Mathtype 6.5 ................................................. 31
Hình 1.4. Giao diện phần mềm Macromedia Flash MX Professional 2004 .......... 34
Hình 2.1. Các đề mục của trang chủ ...................................................................... 46
Hình 2.2. Giao diện của trang chủ.......................................................................... 47
Hình 2.3. Cấu trúc các trang quan trọng nhất của e-book ...................................... 48
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống trang kiến thức kỹ năng................................................. 53
Hình 2.5. Phương pháp xác định loại muối cacbonat ............................................ 53
Hình 2. 6. Sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố ............................................ 55

Hình 2.7. Sử dụng phương pháp phương trình ion thu gọn ................................... 61
Hình 2.8. Sử dụng phương pháp sơ đồ đường chéo ............................................... 66
Hình 2. 9. Giao diện trang giới thiệu “bài tập tự luận” .......................................... 67
Hình 2. 10. Giao diện một trang “bài tập tự luận” ................................................. 68
Hình 2. 11. Sơ đồ cấu trúc trang “Bài tập trắc nghiệm” ........................................ 69
Hình 2.12. Giao diện của một trang bài tập trắc nghiệm ....................................... 69
Hình 2.13. Giao diện trang tư liệu.......................................................................... 70
Hình 2.14. Sơ đồ cấu trúc trang tư liệu ................................................................. 71
Hình 2.15. Thí nghiệm thật về thử tính tan của dung dịch amoniac ...................... 72
Hình 2.16. Thí nghiệm ảo về sản xuất HNO 3 trong công nghiệp ......................... 72
Hình 2.17. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ................................................ 74
Hình 2.18. Các hằng số quan trọng của Natri ........................................................ 74
Hình 2.19. Hình ảnh của kim loại vàng ................................................................. 75
Hình 2.20. Các mức năng lượng và cấu trúc electron lớp ngoài cùng của Cu....... 75
Hình 2.21. Cấu trúc trang “Thư giãn” .................................................................... 76
Hình 2.22. Giao diện mục“Chuyện vui và giai thoại về các nhà hóa học” ............ 77
Hình 2.23. Giao diện mục “Một số thí nghiệm vui” .............................................. 78


Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 ................................................. 89
Hình 3.2.Biểu đồ kết quả bài kiểm tra số 1........................................................... 89
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 ................................................. 91
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra số 2........................................................... 91
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 3 ................................................. 93
Hình.3.6. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra số 3........................................................... 93
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 4 ................................................. 95
Hình 3.8. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra số 4........................................................... 95


MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nửa cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI những thành tựu mới của khoa học và
công nghệ đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế, văn hoá
và xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển dần từ văn
minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia đang phát triển tích cực áp
dụng những tiến bộ mới của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
và truyền thông (ICT), để phát triển và hội nhập.
Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin và truyền thông có tác động
mạnh mẽ, làm thay đổi phương thức dạy và học, là phương tiện để tiến tới một “xã
hội học tập”. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử
dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng
dạy, học tập ở tất cả các môn học” (Trích Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày
30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng
dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005).
Hóa học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm. Trong quá
trình dạy học, hầu hết các giáo viên gặp những khó khăn như nhiều thí nghiệm khó
tiến hành, độc hại, nhiều nội dung lí thuyết trừu tượng, khô khan, khó truyền tải.
Điều đó được khắc phục đáng kể khi GV biết khai thác tiện ích do ICT mang lại.
Các thí nghiệm được quay video, được mô phỏng bằng các phần mềm như
Macromedia Flash làm cho việc dạy học hóa học trở nên trực quan, sinh động và
hấp dẫn hơn. Sách giáo khoa truyền thống cùng sách tham khảo với nhiều ưu điểm
nổi bật là không thể thiếu trong việc bồi dưỡng năng lực tự học và có ý thức tự thân
trong việc trau dồi tri thức. Tuy nhiên, nhược điểm chính của loại sách truyền thống
này là không gọn nhẹ, không tích hợp các đa phương tiện như video, mô phỏng, thí
nghiệm ảo. Những nhược điểm này có thể được khắc phục nếu áp dụng rộng rãi


sách điện tử (e-book).
Trong dạy học hóa học, có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển

năng lực nhận thức của học sinh bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó giải bài
tập hóa học với tư cách là một phương pháp dạy học, có tác dụng lớn trong việc
giáo dục, rèn luyện và phát triển năng lực học tập cho học sinh.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao cần có rất nhiều yếu tố hỗ trợ trong đó sử
dụng ICT là một trong những yếu tố rất phù hợp với xu thế phát triển chung và cần
thiết của thời đại ngày nay. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “THIẾT KẾ E-BOOK
GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP PHẦN VÔ CƠ HÓA HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH
NÂNG CAO Ở TRƯỜNG THPT” là rất cần thiết nhằm cung cấp một công cụ giúp
học sinh tự học, chủ động chiếm lĩnh tri thức cũng là góp phần đổi mới phương
pháp và hình thức dạy - học.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng sách điện tử (e-book) giúp học sinh giải bài tập
hóa học vô cơ lớp 11 (chương trình nâng cao), góp phần đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lí luận về quá trình dạy học, xu hướng đổi mới PPDH, các
phương pháp giải bài tập hóa học vô cơ lớp 11.
– Điều tra thực trạng sử dụng ICT trong giải bài tập hóa học ở trường THPT.


Nghiên cứu, lựa chọn các phần mềm dùng để xây dựng e-book. Thiết kế ebook với trọng tâm là vận dụng các phương pháp để giải bài tập tự luận và
trắc nghiệm khách quan.

– Tiến hành thực nghiệm sư phạm : Thử nghiệm phối hợp dạy học sử dụng ebook với dạy học truyền thống, so sánh, đánh giá kết quả.


Một số đề xuất và giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học.

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU



3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn hóa học ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Việc thiết kế e-book giúp học sinh giải bài tập hóa học vô cơ lớp 11 (chương
trình nâng cao) để nâng cao chất lượng học tập của HS ở trường THPT.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung : Cách thiết kế e-book, các phương pháp giải bài tập tự luận và
trắc nghiệm khách quan hóa học vô cơ lớp 11 (chương trình nâng cao).
Địa bàn nghiên cứu : Một số trường THPT tại TP Hồ Chí Minh.
Thời gian: năm học: 2010-2011.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế được e-book có tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế về
phương pháp giải bài tập hóa học vô cơ lớp 11 thì sẽ thiết kế được e-book có chất
lượng sẽ giúp học sinh đạt kết quả tốt trong học tập.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1.Các phương pháp nghiên cứu lý luận
– Nghiên cứu các văn bản và các chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ GD và ĐT.
– Nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng đổi mới PPDH hóa học.
– Nghiên cứu tác dụng và cách sử dụng bài tập hóa học ở trường THPT.
– Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm thiết kế, hỗ trợ cho
việc xây dựng e-book như : Dreamweaver, Macromedia Flash, Hot Potatoes,
Chemoffice,...
– Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống
hoá, khái quát hoá các tài liệu có liên quan đến bài tập trong SGK, sách bài
tập, đề thi đại học, ...
5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Điều tra thực trạng dạy học phần bài tập hóa học ở trường THPT hiện nay,
thực trạng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học, đặc biệt là việc ứng

dụng ICT trong dạy và học phần bài tập hóa học.


– Trao đổi, rút kinh nghiệm với các giáo viên về cách sử dụng bài tập hóa học
và ICT trong dạy học.
– Thực nghiệm sư phạm
+ Đánh giá tính khả thi và hiệu quả sử dụng e-book khi đưa vào sử dụng.
+ Triển khai việc sử dụng e-book cho HS các khối 11.
5.3. Các phương pháp toán học thống kê
Xử lí kết quả thực nghiệm bằng các phương pháp thống kê, từ đó rút ra kết
luận của đề tài.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
-

Hướng dẫn cho HS cách đánh giá và vận dụng các phương pháp giải bài tập

hoá học vô cơ lớp 11(chương trình nâng cao) dưới hình thức e-book giúp các em
HS chiếm lĩnh tri thức.
- Nghiên cứu sử dụng e-book một cách hiệu quả (dễ sử dụng, nhiều kênh hình,
video, mô phỏng flash nhằm tăng khả năng tự học cho người học).


Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về e-book
Sử dụng đa phương tiện nghe nhìn trong nghe nhìn trong dạy hoá học ở bậc phổ
thông ngày nay được phát triển sâu rộng tại hầu hết các địa phương trong cả nước.
Đặc biệt là sự phát triển lớn mạnh không ngừng của việc dạy học có sự hỗ trợ của

công nghệ thông tin và truyền thông (E- learning) trong những năm gần đây đã góp
phần quan trọng làm tăng hiệu quả đào tạo.
Sự lớn mạnh ấy thể hiện qua việc ngày càng xuất hiện nhiều website, e-book,
blog, phần mềm, tài liệu điện tử… hỗ trợ việc dạy học hay các lớp học điện tử elearning. Mỗi hình thức này đều có những mặt mạnh và hạn chế của nó. Chẳng hạn,
các website, blog… thì chủ yếu bằng tiếng Anh, nội dung đa dạng nhưng chưa có
tính hệ thống, mang nặng việc cung cấp thông tin; các phần mềm, tài liệu… hay các
lớp học e-learning thì lại thu phí và đòi hỏi đường truyền Internet phải thông suốt;
còn các e-book thì chủ yếu là bản số hóa của sách in, định dạng dưới nhiều dạng file
chủ yếu là kênh chữ, ít sinh động. Những điều trên, phần nào gây khó khăn rất lớn
cho học sinh phổ thông trong việc chọn lọc để tiếp nhận được kiến thức cần thiết
trong khi quỹ thời gian của các em lại không nhiều.
Khắc phục những hạn chế trên, việc xuất hiện loại hình e-book có nội dung lý
thuyết và bài tập hỗ trợ tự học được thiết kế dưới dạng một website offline, thường
được ghi lên một đĩa CD-ROM để người học có thể dùng bất cứ lúc nào với máy
tính cá nhân của mình đang được các giáo viên và học sinh hưởng ứng nồng nhiệt.
Nó nhanh chóng trở thành đề tài nghiên cứu của sinh viên đại học và các học viên
cao học. Sau đây là một số khoá luận và luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hóa học,
trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và ĐHSP Hà Nội:
1. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế e-book hóa học 10, Luận văn thạc sĩ


giáo dục học K18, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Minh Trang (2010), Thiết kế e-book hóa học lớp 10 NC chương
5 nhóm halogen, Khóa luận tốt nghiệp – ĐHSP Hà Nội
3. Nguyễn Thị Nhung (2006), Thiết kế e-book hóa học 11 NC- chương 4 : Đại
cương về hóa học hữu cơ, Luận văn tốt nghiệp đại học- ĐHSP Hà Nội.
4. Nguyễn Thúy Hằng (2008), Thiết kế e- book hóa học 12 NC phần kim loại,
Luận văn thạc sĩ – K16 – ĐHSP Hà Nội .
5. Nguyễn Thị Dạ Thảo (2008), Thiết kế e-book hóa học 11 NC phần hữu cơ,
Luận văn thạc sĩ – K16 – ĐHSP Hà Nội .

6. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hoá học lớp 11 chương trình
phân ban thí điểm, Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM.
7. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế Websitehoox
trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn hoá học phần hidrocacbon
không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP
TP. HCM.
8. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia
Dreamweaver để thiết kế website lịch sử hoá học 10 góp phần nâng cao chất
lượng dạy học, Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM.
9. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế website phục vụ việc học tập và ôn tập
chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash
và Dreamweaver, Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM.
Các tác giả trên đều thành công trong việc làm phong phú nội dung các bài
giảng lý thuyết, làm sáng tỏ những khái niệm khó trong SGK, minh hoạ tốt các
phản ứng bằng thí nghiệm hoá học. Các e-book trên đã trở thành công cụ tự học
hiệu quả cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy
học. Tuy nhiên, việc thiếu vắng phần bài tập áp dụng đã làm giới hạn tính năng sử
dụng, giảm tính hấp dẫn của e-book.


10. Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế e- book hoá học 12 phần Crom- SắtĐồng hỗ trợ học sinh tự học, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM.
E-Book của tác giả Tống Thanh Tùng có bước tiến mạnh trong sự thay đổi giao
diện, làm cho e-book trở nên hấp dẫn hơn, người học dễ sử dụng. Phần bài tập
được biên soạn khá công phu, đầy đủ các dạng của chương. Đặc biệt phần bài giải
được thiết kế giúp HS tự học rất tốt. Các thí nghiệm liên quan được cung cấp sẵn,
rất tiện lợi nên e-book này đã thực sự trở thành người bạn không thể thiếu của HS
lớp 12 khi học môn hoá học. Tuy nhiên, e-book còn có một hạn chế nhỏ là thiết kế
màu sắc “hơi già” so với lứa tuổi HS.
Những e-book trên qua phần thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ tính khả thi,

hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học hóa học. Tuy nhiên, đến nay các e-book này
vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học, vì thế rất cần nhiều nghiên
cứu khác để có thể mở rộng quy mô ảnh hưởng của hướng nghiên cứu đầy triển
vọng này.
1.2. Các nghiên cứu về giải bài tập hóa học
Trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, BTHH giữ vai trò rất quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. BTHH vừa là mục đích, vừa là nội dung lại
vừa là phương pháp dạy học hiệu quả, nó không chỉ cung cấp cho học sinh kiến
thức, con đường giành lấy kiến thức mà còn mang lại niềm vui của quá trình khám
phá, tìm tòi, phát hiện của việc tìm ra đáp số. Đặc biệt BTHH còn mang lại cho
người học một trạng thái hưng phấn, hứng thú nhận thức. Đây là một yếu tố tâm lý
quan trọng của quá trình nhận thức đang được chúng ta quan tâm.
Việc nghiên cứu các vấn đề về bài tập hóa học từ trước đến nay đã có nhiều
công trình của các tác giả như ở trong nước có GS.TS. Nguyễn Ngọc Quang nghiên
cứu lý luận về bài toán; PGS. TS. Nguyễn Xuân Trường nghiên cứu về bài tập thực
nghiệm định lượng; PGS.TS. Lê Xuân Trọng, PGS.TS. Đào Hữu Vinh, TS. Cao Cự
Giác và nhiều tác giả khác quan tâm đến nội dung và phương pháp giải toán hóa
học... Trong thực tế, có rất nhiều tài liệu để HS tham khảo nhưng vẫn chưa đáp ứng
đầy đủ các nội dung khiến nhiều HS rất lúng túng khi giải bài tập hóa học. Một


trong những biện pháp tích cực đó là cần trang bị cho HS phương pháp giải bài tập
hóa học một cách tư duy, logic. Vì vậy, trong các năm gần đây có rất nhiều tác giả
đã nghiên cứu về các phương pháp giải bài tập như:
1. Phạm Thị Thu Hà (2010), Xây dựng hệ thống bài tập tự luận có phương
pháp giải nhanh dùng làm câu hỏi trắc nghiệm phần phi kim lớp11.Luận văn
thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM.
2. Lương Công Thắng (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học
có nhiều cách giải để rèn luyện tư duy cho HS lớp 12 THPT. Luận văn thạc
sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM.

3. Lê Thị Phương Thúy (2010), Xây dựng hệ thống bài tập hóa hữu cơ 12 nhằm
rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh yếu môn hóa ở trường THPT.
Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM.
4. Dương Thị Kim Tiên (2010), Thiết kế hệ thống bài toán hóa học nhiều cách
giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT.
Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM.
Từ các hướng nghiên cứu trên tác giả nhận thấy có rất nhiều tác giả đã thiết kế
e-book nhưng chỉ nhằm giúp HS tự học qua mỗi chương còn các tác giả làm về
phần bài tập lại thiên về phương hướng xây dựng, tuyển chọn và sử dụng về bài tập
hóa học. Vì vậy, chúng tôi muốn mở ra một hướng mới đó là thiết kế e-book để giúp
HS có được những phương pháp giải bài tập hóa học một cách có hệ thống. Qua đó
HS có cái nhìn khái quát hơn về các bài tập cùng dạng, HS sẽ học được cách nâng
cao khả năng tư duy, sáng tạo.
1.2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1.2.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
Việc thực hiện đổi mới PPDH đã và đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế
giới. Trước đây, việc dạy học được diễn ra theo mô hình “ lấy giáo viên làm trung
tâm”, ngày nay, xu hướng mới đang được áp dụng là “dạy học lấy học sinh làm
trung tâm”.
Định hướng chung về đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ


động, sáng tạo, tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học, tận dụng được công nghệ mới nhất; Khắc phục lối dạy
truyền thụ một chiều, đọc chép các kiến thức có sẵn. Tăng cường học tập cá thể
phối hợp với học tập hợp tác. Định hướng vào người học (lấy người học làm trung
tâm) được coi là quan điểm định hướng chung cho đổi mới PPDH.
Ở các trường phổ thông nước ta, việc hoàn thiện các PPDH đang được thực
hiện theo một số hướng sau: [7], [26].
1.2.1.1. Xây dựng cơ sở lí thuyết

Chú ý những quan điểm phương pháp luận để tìm hiểu bản chất PPDH và
định hướng hoàn thiện PPDH.
1.2.1.2. Hoàn thiện chất lượng các PPDH hiện có
– Tăng cường tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ
nói riêng và nhân cách nói chung.
– Tăng cường năng lực vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống, sản xuất.
– Chuyển dần trọng tâm của PPDH từ tính chất thông báo, tái hiện sang tính
chất phân hoá cá thể cao độ tiến lên theo nhịp độ cá nhân.
– Chuyển dần trọng tâm đầu tư công sức vào việc giảng giải kiến thức sang
dạy phương pháp học, trong đó có phương pháp tự học cho học sinh.
1.2.1.3. Sáng tạo ra PPDH mới bằng các cách sau đây
– Liên kết nhiều PPDH riêng lẻ thành tổ hợp PPDH phức hợp.
– Liên kết PPDH với các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại (phương tiện
nghe nhìn, máy vi tính, ..) tạo ra các tổ hợp PPDH có dùng kĩ thuật.
– Chuyển hoá phương pháp khoa học thành PPDH đặc thù của môn học.
– Đa dạng hoá các PPDH phù hợp với cấp học, bậc học, các loại hình nhà
trường và môn học.
Đối với bộ môn hoá học, định hướng đổi mới PPDH là quan tâm và tạo mọi điều
kiện để người học trở thành chủ thể hoạt động sáng tạo trong giờ học, để người học
tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng về hoá học. Vì vậy, khi đổi mới PPDH ta cần quán
triệt tư tưởng chủ đạo là :


– Sử dụng các yếu tố tích cực đã có ở các PPDH hoá học như PP thực nghiệm,
nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, trực quan...
– Tiếp thu có chọn lọc một số quan điểm, PP dạy học tích cực trong khoa học
giáo dục hiện đại của một số nước phát triển như dạy học kiến tạo, hợp tác
theo nhóm nhỏ, dạy học tích cực, dạy học tương tác,...
– Lựa chọn các PP phát huy tính tích cực của HS đảm bảo sự phù hợp với mục
tiêu bài học, đối tượng HS cụ thể, điều kiện của từng địa phương, ...

– Tận dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ để hỗ trợ dạy
học, đặc biệt là sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông.
Như vậy, có thể kết luận: trong bối cảnh chung của hoạt động đổi mới phương
pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực và tăng cường khả năng tự học của HS là
những xu hướng quan trọng. Ứng dụng công nghệ thông tin để đa dạng hoá phương
tiện dạy học là một trong các biện pháp không thể thiếu để đảm bảo tốc độ phát
triển của nền giáo dục nước nhà.
1.2.2. Vai trò của CNTT trong đổi mới PPDH
Có thể nói, sự ra đời của CNTT trong thời gian qua đã tạo ra những nền tảng
cơ bản cho phép con người thay đổi phương thức tổ chức và xử lý thông tin trên
phạm vi rộng lớn toàn cầu.
Tác động của CNTT làm cho môi trường dạy học cũng thay đổi theo, nó tác
động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình dạy học. Mục tiêu cuối cùng của việc
ứng dụng CNTT trong dạy hoá học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập
cho người học, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác, tính cá thể và
có hiệu quả cao hơn so với việc dạy truyền thống.
Quan sát hoạt động dạy học trong nhà trường hiện nay, chúng tôi nhận thấy
vai trò của CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện ở nhiều mức
độ khác nhau như sau:
– Ở mức độ thường xuyên, phổ biến nhất là truy cập Internet để tìm thông tin
phục vụ cho công tác giảng dạy của GV. Sử dụng máy tính như là công cụ để
soạn bài giảng, chuẩn bị tư liệu dạy, kết hợp với máy chiếu (projector) để


trình chiếu trong giờ học, soạn bài kiểm tra,….
– Ít phổ biến hơn là việc sử dụng các phần mềm đặc thù của hoá học trong các
lĩnh vực như: thu thập kiến thức mới (ChemOffice, ChemsKectch,
ChemWin,

Chemix,…),


các

thí

nghiệm

ảo

(Chemlap,

Crocodile

Chemistry,…), kiểm tra- đánh giá (các phần mềm soạn đề và đánh giá câu
hỏi trắc nghiệm).
– Mức độ bắt đầu phát triển ở bậc đại học và đầy hứa hẹn trong giáo dục ở bậc
phổ thông là E- Learning. E- Learning có hai hình thức chủ yếu là học trực
tuyến qua website hoặc ngoại tuyến qua CD- ROM. E- Learning có các đặc
điểm nổi bật sau:
– Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là cách khai thác
công nghệ mạng, kỹ thuật đồ hoạ, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính
toán…để tổ chức lớp học.
– Hiệu quả của E- Learning cao hơn so với cách học truyền thống do ELearning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người
học trao đổi thông tin một cách dễ dàng hơn cũng như đưa ra nội dung phù
hợp với khả năng và sở thích của từng người.
– E- Learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện
nay, E- Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên
thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E- Learning
ra đời.
Nền kinh tế thế giới và cả ở Việt Nam đang bước vào nền kinh tế tri

thức. Đặc điểm của nền kinh tế này đang thu hút nhiều lao động tham gia,
nhất là những lao động có tri thức cao. Do đó, việc nâng cao hiệu quả chất
lượng giáo dục đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát
triển của mỗi quốc gia. E- learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải
quyết vấn đề này.
1.2.3. Ứng dụng E- Learning trong dạy học
1.2.3.1. Khái niệm E- Learning


E- learning (viết tắt của electronic) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan
điểm và dưới các hình thức khác nhau, có nhiều cách hiểu về E- Learning. Hiểu
theo nghĩa rộng, E- learning là một thuật ngữ để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên
công nghệ thông tin và truyền thông [25 ].
Theo quan điểm hiện đại, E- Learning là sự phân phát các nội dung theo cách
sử dụng các công nghệ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng
Internet,…trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng
Video, audio…thông qua máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể giao
tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức khác nhau: email, thảo luận trực tuyến
(chat), diễn đàn( forum), hội thảo video,…
Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: Giao tiếp không
đồng bộ (Asynchronous) và giao tiếp đồng bộ (Synchronuos). Giao tiếp đồng bộ là
hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời điểm
và trao đổi trực tiếp thông tin trực tiếp với nhau: thảo luận trực tuyến, hội thảo,
video, nghe đài phát sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp….Giao tiếp không
đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải ttruy cập
mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ: như các khoá tự học qua Internet, CD- ROM,
email, diễn đàn. Đặc trung của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tào liệu
khoá học trước khi khoá học diễn ra. Học viên được lựa chọn thời gian tham gia
khoá học.
1.2.3.2. Một số hình thức E- learning

Theo báo cáo tại hội nghị VINAREN tổ chức tai Hà Nội của Ths. Vũ Anh
Tuấn và Ths. Trần Văn Việt thuộc trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia [44], E- Learning có một số hình thức sau:
1. Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT- Technology- Based Training) là hình
thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.
2. Đào tạo dựa trên máy tính (CBT- Computer- Based training). Hiểu theo
nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy
tính. Nhưng thông thường, thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp là nói đến các


ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD- ROM hoặc cài trên các máy tính
độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này
được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD- ROM Based Training.
3. Đào tạo dựa trên web (WBT- Web- Based Training). Hình thức đào tạo sử
dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lí khoa học, thông tin về
người học được lưu trữ trên máy chủ và người học có thể dễ dàng truy cập thông
qua trình duyệt web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng
các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, email… thậm chí có thể nghe được giọng
nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.
4. Đào tạo trực tuyến (Online Learning/ Training). Hình thức đào tạo có sử
dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: Lấy tài liệu, giao tiếp giữa người học với
nhau và với giáo viên.
5. Đào tạo từ xa (Distance Learing). Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo
trong đó, người dạy và người học không cùng ở một chỗ, thậm chí không cùng một
thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công
nghệ web.
6. E- Training. Mô tả việc đào tạo thông qua E- Learning.
7. Synchronuos Learning- Học đồng bộ. Mô tả việc học tập Online, thời gian
thực, trong đó, mọi người đăng nhập vào cùng một thời điểm và trao đổi thông tin
trực tiếp với nhau. Ví dụ: video/ audio conferencing, chat room,…

8. Asynchronous Learning- Học không đồng bộ. Cách học đó không cần đảm
bảo thời gian thực, không hỗ trợ trao đổi trực tiếp với nhau. Ví dụ như:
– Các cua tự học qua Internet
– CD- ROM
– E- mail
– Forum
Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu trước khi khoá
học diễn ra. Học viên được tự chọn lựa thời gian tham gia khoá học.
9. Formal Learning- Học tập chính thống. Đa số thời gian học tập tuân theo một


chương trình xác định trước. Mô hình đào tạo có giáo viên hướng dẫn (intructor led)
là dự trên formal learing.
10. Informal Learning- Học tập không chính thống. Việc học tập không dựa
theo một chương trình được xác định trước. Một ví dụ là việc trao đổi thông tin giữa
các học viên khi cùng làm chung một vấn đề. Một ví dụ khác là khi học viên được
giao một nhiệm vụ thực hiện một mình. Khi đó, học viên tự tìm kiếm, thu thập tài
nguyên trên mạng hoặc có thể hỏi trực tiếp chuyên gia.
1.2.3.3. Tình hình phát triển và ứng dụng của E- Learning trên thế giới
E- Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. E- Learning
phát triển nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Ở châu Âu, E- Learning cũng rất có triển vọng,
còn ở châu Á là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn.
Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ
giúp của chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của hội Phát
triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD) và
theo các chuyên gia phân tích của công ty Dữ liệu quốc tế (International Data
Corporation, IDC) [41], cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao
đẳng Mỹ đưa ra mô hình E- Learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm
trong khoảng thời gian 1999- 2004. E- Learning không chỉ được triển khai ở các
trường đại học, mà ngay ở các công ty, việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất

mạnh mẽ. Có rất nhiều công ty thực hiện việc triển khai E- Learning thay cho
phương thức đào tạo truyền thống và đã mang lại hiệu quả cao. Do thị trường rộng
lớn và sực hút mạnh mẽ của E- Learning nên hàng loạt các công ty đã chuyển sang
hướng chuyên nghiên cứu và xây dựng giải pháp về E- Learning như: Click2learn,
Global Learning Systems, Smart Force…
Trong các năm gần đây, châu Âu có thái độ tích cực đối với việc phát triển
CNTT cũng như ứng dụng của nó trong mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội, đặc biệt là ứng
dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong cộng đồng châu Âu đều nhận thức
được tiềm năng to lớn mà CNTT mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong
phú thêm nội dung và chất lượng đào tạo của nền giáo dục.


Ngoài việc triển khai E- Learning ở mỗi nước, giữa các nược châu Âu, có nhiều
hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E- Learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng
xuyên châu Âu Euro PACE. Đây là mạng E- Learning của 36 trường đại học hàng
đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp
tác với công ty E- Learning của Mỹ nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực
khoa học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn của châu Âu.
Tại châu Á, E- Learning vẫn đang trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành
công vì một số lí do như: Các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng
đào tạo truyền thống của văn hoá ở châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ
sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á. Tuy vậy, đó
chỉ là những rào cản tạm thời. Nhu cầu đào tạo chất lượng cao ngày càng không thể
đáp ứng được bởi các cơ sở truyền thống buộc các quốc gia châu Á đang dần dần
phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà E- Learning mang lại. Một số quốc
gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn, cũng đang có những nỗ lực
phát triển E- Learning tại đất nước mình như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài
Loan, Trung Quốc,…
1.2.3.4. Tình hình phát triển và ứng dụng E- Learning ở Việt Nam
Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về ELearning ở Việt Nam còn rất ít. Trong hai năm 2003- 2004, việc nghiên cứu ELearning đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây, các hội nghị, hội thảo về

CNTT và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E- Learning và khả năng áp
dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào
tạo ĐHQGHN năm 2000, hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội
thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông ICT/ rda/2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II
về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
ICT/rda/9/2004, và Hội thảo khoa học” Nghiên cứu và triển khai E- Learning” do
Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học
Bách Khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3 năm 2005 là hội thảo khoa học về


×