Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

đóng góp của trần quang nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn nam bộ đầu thế kỉ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ PHƯƠNG LINH

ĐÓNG GÓP CỦA TRẦN QUANG NGHIỆP TRONG QUÁ
TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA TRUYỆN NGẮN
NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ PHƯƠNG LINH

ĐÓNG GÓP CỦA TRẦN QUANG NGHIỆP TRONG QUÁ
TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA TRUYỆN NGẮN
NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XX
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO THỊ XUÂN MỸ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Cao Thị Xuân Mỹ, Nhà nghiên
cứu văn học đã tạo cảm hứng để tôi thực hiện đề tài này, Người Thầy luôn nhiệt tình
hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô thuộc khoa Ngữ văn trường Đại Học
Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh và khoa Ngữ văn – Báo chí trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn đã hỗ trợ và tham gia giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian học;
Tập thể Lớp Văn học Việt Nam khoá 18 (2007-2010) đã gắn bó, động viên tôi trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Cô Trần Thị Ngoạn – con gái nhà văn Trần
Quang Nghiệp – đã cung cấp các hình ảnh, tư liệu quý về nhà văn, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Xin cám ơn gia đình đã hết sức tận tụy, giúp đỡ và hỗ trợ tôi để tôi có điều kiện
hoàn thành tốt luận văn của mình.
Cuối cùng, cho tôi xin được nói lời tri ân tất cả.
Người thực hiện luận văn
PHẠM THỊ PHƯƠNG LINH


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 3
MỤC LỤC ................................................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 6
1.Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 6
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................... 7
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 13
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới thuyết một số khái niệm........................... 13
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 17

6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 17
7. Giới thiệu kết cấu của luận văn ............................................................................... 18

CHƯƠNG I: BỐI CẢNH XÃ HỘI – VĂN HÓA, TIỀN ĐỀ CỦA
CUỘC ĐỜI - SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG TRẦN QUANG NGHIỆP
.................................................................................................................... 19
1.1 Bối cảnh xã hội – văn hóa Nam bộ nửa đầu thế kỉ XX........................................ 19
1.1.1. Những biến động của xã hội Nam bộ ......................................................................19
1.1.2. Những thay đổi về văn hóa Nam bộ ........................................................................20

1.2. Đời sống văn học Nam bộ nửa đầu thế kỉ XX: .................................................... 25
1.2.1. Đội ngũ sáng tác ......................................................................................................26
1.2.2. Quan niệm sáng tác .................................................................................................27
1.2.3. Diễn trình của truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XX .................................................28

1.3. Tiểu sử và sự nghiệp văn chương Trần Quang Nghiệp ....................................... 30
1.3.1. Tiểu sử nhà văn ........................................................................................................30
1.3.2 Sự nghiệp văn chương...............................................................................................34

CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGẮN
TRẦN QUANG NGHIỆP ........................................................................ 38
2.1. Phơi bày những mặt trái của xã hội Nam bộ đầu thế kỉ XX ................................ 38
2.1.1. Sự băng hoại đạo đức gia đình ...............................................................................38
2.1.2. Thói đời điên đảo .....................................................................................................43

2.2. Đề cao đạo lý làm người ...................................................................................... 50

CHƯƠNG III: NHỮNG NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN QUANG NGHIỆP ............................... 56
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Trần Quang Nghiệp ............... 56



3.1.1. Xây dựng nhân vật chỉ bằng một vài nét tiêu biểu về ngoại hình, tiểu sử ...............57
3.1.2. Xây dựng tính cách nhân vật thông qua hành động và tình huống truyện ..............60
3.1.3. Khắc họa sâu sắc nội tâm nhân vật ........................................................................64

3.2. Người kể chuyện – Những dấu hiệu hiện đại từ trong truyền thống ................... 68
3.3 Cốt truyện và kết cấu - Sự giao thoa giữa cũ và mới ........................................... 72
3.3.1. Cốt truyện.................................................................................................................72
3.3.2. Kết cấu .....................................................................................................................79

3.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ ................................................................................. 81

KẾT LUẬN ............................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 89


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài
Những năm đầu của thế kỉ XX, sự xuất hiện của các nhà văn Nam bộ giống
như một luồng gió mát làm thay đổi không khí nóng bức trên văn đàn, tạo một diện
mạo mới cho nền văn học quốc ngữ Nam bộ vốn còn rất non trẻ. Những tên tuổi như:
Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Trương Duy Toản, Trần
Chánh Chiếu, Lê Hoằng Mưu, Sơn Vương, Việt Đông, Việt Ái, Hoàng Minh Tự…là
những thử nghiệm đầu tiên cho nền văn học này, đặt cột mốc quan trọng để chuẩn bị
cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. GS.TS Trần Hữu Tá đã từng nhận
định:“Công cuộc hiện đại hóa nền văn học dân tộc là cả một quá trình gồm nhiều
chục năm, trong đó cần ghi nhận vai trò đi tiên phong mang ý nghĩa đột phá thuộc
về các nhà văn Nam bộ” [66, tr.42]. Tuy vậy, việc thẩm định lại giá trị của văn học

Nam bộ gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài. GS.TS.Đoàn Lê Giang cũng cho rằng: “Từ
sau năm 1945 văn học quốc ngữ Nam bộ có một thời gian khá dài bị giới nghiên cứu,
phê bình quên lãng, ít được ai nhắc tới, hoặc chỉ được biết tới với vài ba gương mặt
nổi bật: Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh”[19, tr.7]. Khoảng 15
năm trở lại đây, nhờ nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu muốn tìm lại “hòn máu bỏ rơi”
(chữ dùng của Bùi Đức Tịnh) mà việc nghiên cứu giới thiệu văn học Nam bộ đã tiến
một bước đáng kể, cung cấp nhiều tư liệu quý báu cho những ai quan tâm đến lĩnh
vực này. Tuy nhiên, các tài liệu và công trình nghiên cứu này phần lớn mang tính
chất bao quát, hoặc tập trung vào những nhà văn nổi tiếng mà bỏ khuyết nhiều tác giả
tuy không thật sự nổi trội nhưng lại có vai trò là người mở đường cho văn học quốc
ngữ Nam bộ trong những thập niên đầu thế kỉ XX.
Văn học Nam bộ như mảnh đất xa xôi, hẻo lánh vừa mới được khai hoang, từ
những “nhát cuốc” đầu tiên đã phát hiện những “khoáng sản” rất có giá trị và còn ẩn
chứa trong đó rất nhiều “mỏ quặng” nhưng vì nhiều lí do chúng ta chưa khám phá hết
được. Hơn nữa lớp bụi thời gian ngày càng che phủ làm cho việc tìm tòi, phát hiện,
nghiên cứu nền văn học này ngày càng khó khăn. Thiết nghĩ, nghiên cứu công cuộc


hiện đại hóa nền văn học Việt Nam nói chung, tiến trình văn học Nam bộ đầu thế kỉ
XX nói riêng không thể không điểm qua sự góp mặt của các nhà văn giai đoạn này,
trong đó có sự đóng góp khá quan trọng của Trần Quang Nghiệp, một trong những
cây bút tiên phong trong địa hạt truyện ngắn lúc bấy giờ. Vậy Trần Quang Nghiệp đã
đóng góp gì cho quá trình hiện đại hóa văn học Nam bộ nói riêng, văn học Việt Nam
nói chung? Sự nghiệp văn học của ông như thế nào? Vị trí của ông ra sao? Để trả lời
những câu hỏi trên cùng với lòng kính trọng, ngưỡng mộ tài năng và nhân cách của
ông, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá
trình hiện đại hoá truyện ngắn Nam bộ đầu thế kỉ XX”. Qua đó, chúng tôi muốn làm
sáng rõ vai trò và đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong tiến trình phát triển của
văn xuôi quốc ngữ Nam bộ đầu thế kỉ XX nhất là ở mảng truyện ngắn.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sự nghiệp văn chương của Trần Quang Nghiệp tương đối nhiều (7 tiểu thuyết,
45 truyện ngắn) nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu trọn vẹn về chúng.
Trong thư viện các trường đại học cũng như các tỉnh, thư mục về Trần Quang Nghiệp
rất ít, chỉ có một vài tác phẩm. Điều này đã khiến cái tên Trần Quang Nghiệp tỏ ra xa
lạ với những người trẻ tuổi yêu thích văn chương.

Nghiên cứu về văn học quốc ngữ Nam bộ đầu thế kỉ XX, có những công trình
“nặng kí” như:
+ Bằng Giang (1974), Mảnh vụn văn học sử, NXB Chân Lưu, Gài Gòn.
+ Bùi Đức Tịnh (1975), Đóng góp của văn học miền Nam, những bước đầu
của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới, NXB Lửa Thiêng, Sài Gòn.
+ Bằng Giang (1992), Văn học quốc ngữ Nam kỳ 1865 – 1930, NXB Trẻ,
TP.HCM.
+ Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp (1988) Văn học Nam bộ từ đầu đến
giữa thế kỉ XX (1900-1945), NXB TP.HCM.
+ Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (1998), Địa chí văn
hóa thành phố Hồ Chí Minh, NXB TP.HCM.


Trong các công trình nêu trên, cái tên Trần Quang Nghiệp vẫn chưa thấy được
nhắc đến.
Mãi đến năm 1998, trong “Truyện dài đầu tiên và tuyển tập các truyện ngắn
Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, NXB.Văn nghệ, TP.HCM, Cao Thị Xuân
Mỹ đã công bố 8 truyện ngắn gắn liền với tên tuổi của Trần Quang Nghiệp. Từ đây,
độc giả mới biết đến Trần Quang Nghiệp. Dành một khoảng thời gian dài để đọc và
chép tay những truyện ngắn của ông được lưu giữ tại Thư viện Khoa học tổng hợp
TP.HCM, Cao Thị Xuân Mỹ đã đánh giá rất cao truyện ngắn của ông: “Các biện
pháp tu từ được sử dụng có nghệ thuật...cách dẫn truyện sáng tạo, chặt chẽ...kết cấu
bỏ lửng bất ngờ gây được cảm giác thú vị, tạo chiều sâu cho tác phẩm”, “Trần
Quang Nghiệp là một trong những cây bút viết truyện ngắn nổi tiếng ở Nam kỳ thời

đó”.
Cao Thị Xuân Mỹ trong quá trình chuẩn bị cho luận án tiến sĩ tại trường Đại
học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, vào những năm 1999-2000 đã phối hợp với
GS. TS. Mai Quốc Liên cho ra mắt bộ sách hai tập Văn xuôi Nam bộ nửa đầu thế kỉ
XX, Trung tâm Quốc học và NXB.Tổng hợp TP.HCM. Bộ sách này đã in lại một số
tác phẩm có giá trị của một số tác giả tên tuổi như Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu
Chánh, Phú Đức, Nguyễn Bửu Mộc, Lê Hoàng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt, Bửu Đình...
và đã công bố thêm 8 truyện ngắn mới của Trần Quang Nghiệp. Một năm sau, năm
2001, đề tài luận án tiến sĩ của Cao Thị Xuân Mỹ, Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết
Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX được bảo vệ. Công trình này khảo sát
cả quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam trên cả hai miền Nam Bắc, chứ không
chỉ riêng Nam bộ. Luận án đã cung cấp nhiều tư liệu quý báu về tiểu thuyết quốc ngữ
Nam bộ. Ở phần phụ lục tác giả cung cấp cho người đọc danh mục các tiểu thuyết
tiếng Việt xuất bản ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1932 với số tác giả tiểu
thuyết ở cả miền Nam lẫn miền Bắc lên đến 322 người, trong số đó có Trần Quang
Nghiệp.
Năm 2004, Tiểu thuyết Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, NXB. Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh do Nguyễn Kim Anh (chủ biên) ra đời. Công trình này đã
giới thiệu khái quát văn học Nam bộ cũng như tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của một số


tác giả như : Hồ Biểu Chánh, Trương Quang Tiền, Trần Quang Nghiệp, Huỳnh Thị
Bảo Hòa, Bửu Đình... Đối với trường hợp của Trần Quang Nghiệp, Nguyễn Kim Anh
đã khẳng định: “Trần Quang Nghiệp rất giỏi nắm bắt những chi tiết có giá trị, rất
giỏi nhìn ra những mâu thuẫn, khiếm khuyết, bất toàn ở trái tim và đầu óc mỗi con
người. Không lý thuyết dài dòng, cũng không răn dạy đạo đức một cách lộ liễu, Trần
Quang Nghiệp bám vào những chi tiết và tình tiết của cốt truyện để chuyển tải cho
độc giả những lời giáo dục luân lý nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ cảm. Cầm bút cùng thời
với rất nhiều nhà văn, giữa sự ồn ào, náo nhiệt của một văn đàn mới khởi phát và
đang phát triển mạnh mẽ, Trần Quang Nghiệp đã chọn cho mình một đường hướng

riêng bằng những đoản thiên tiểu thuyết châm biếm, hài hước, giàu tính trí tuệ.
Đường hướng đó hẳn là một cách thế để Trần Quang Nghiệp gây dựng cho mình một
sự nghiệp văn chương đủ sức góp mặt với đời”.
Đến năm 2005, “Vài nét về đoản thiên tiểu thuyết của Trần Quang Nghiệp”
của TS. Cao Thị Xuân Mỹ đăng trên tạp chí khoa học trường ĐHSP TP. HCM đã
khái quát những đặc điểm cơ bản về nội dung, nghệ thuật truyện ngắn Trần Quang
Nghiệp. TS. Cao Thị Xuân Mỹ khẳng định: “Văn phong Trần Quang Nghiệp dí dỏm,
duyên dáng, tính triết lí cao – thường ẩn sau những tiếng cười…Với cái nhìn sắc sảo
tinh tế, với cách diễn đạt mang phong cách rất riêng Trần Quang Nghiệp đã nắm bắt
và phản ánh từng khía cạnh của những vấn đề đang làm cho xã hội đổi thay, phức
tạp một cách chân thực sống động. Bên cạnh đó, giọng kể của truyện thường rất
khách quan – ít Tây phương – ít gợi ý hoặc bày tỏ thái độ của chính mình, tác giả để
nhân vật tự hành động theo quy luật, theo logic cuộc sống làm tăng thêm giá trị cho
các tác phẩm”.
Năm 2006, trong Tập tham luận hội nghị khoa học: Văn học quốc ngữ Nam bộ
cuối thế kỉ XIX – 1945, trường Đại Học KHXH&NV có hai bài viết đáng chú ý. Thứ
nhất là “Tiểu sử và tác phẩm của nhà văn Trần Quang Nghiệp” của TS. Cao Thị
Xuân Mỹ. Bài viết này đã tóm tắt những nét chính về cuộc đời Trần Quang Nghiệp
kèm theo những nhận xét ngắn gọn về các truyện ngắn của ông như: Ai đành phụ
nghĩa, Tủi phận thuyền quyên, Nông nỗi vì đâu, Tấm hình của ai, Đi coi hát mất
vợ...Thứ hai là “Người ơi Người! Giờ ở phương nào?” của cô Trần Thị Ngoạn


(nguyên là giáo viên Ngữ văn trường THPT Võ Thị Sáu, đồng thời là con gái nhà văn
Trần Quang Nghiệp). Những cột mốc quan trọng được đề cập trong bài viết này như:
“Một thời trai trẻ – Cuộc sống ở quê – Cậu Năm nhà văn – Thời cuộc đổi thay –
Định cư ở Sài Gòn – Thầy Năm bóng bàn Nam Việt – Cha và con – Những năm cuối
đời” đã phác họa gần như toàn vẹn chân dung nhà văn Trần Quang Nghiệp. Với lòng
kính trọng, cô Trần Thị Ngoạn đã viết về Cha của mình: “Tính cha tôi hiền hòa, thâm
trầm và có óc khôi hài nên truyện ngắn của người thường chứa nhiều kịch tính bất

ngờ mà hợp lí, lại mang ý nghĩa triết lí nhân văn sâu sắc...Với duyên văn nghệ, một
mặt cha tôi đã tìm được “một nửa của mình”, và cuộc tình ấy, trải qua bao biến thiên
của thời cuộc, đã bền chặt hơn nửa thế kỷ. Mặt khác, với bao tâm huyết dồn trong
một thời gian sáng tác cách nay đã hơn 70 năm, cha tôi cũng đã phần nào đóng góp
một ít công sức mình vào sự phát triển của văn xuôi Nam bộ nửa đầu thế kỉ XX”. Đây
là hai bài viết đã cung cấp nhiều tư liệu quý báu cho chúng tôi khi viết về tiểu sử của
nhà văn Trần Quang Nghiệp.
Bước đầu tìm hiểu về Trần Quang Nghiệp, có thể khẳng định TS. Cao Thị
Xuân Mỹ và Nguyễn Kim Anh là những người đặt vấn đề cho việc nghiên cứu Trần
Quang Nghiệp. Với vai trò là một trong những người khơi nguồn cho việc tìm hiểu
văn chương Trần Quang Nghiệp, TS. Cao Thị Xuân Mỹ cho rằng:“Truyện ngắn của
Trần Quang Nghiệp hấp dẫn, linh hoạt, ngòi bút sắc sảo” và nếu xét về phương diện
phản ánh xã hội thì truyện ngắn của ông là “một dạng xã hội ba đào kí của miền
Nam”[50, tr.77]. Nguyễn Kim Anh nhận xét: “Một trong rất ít người đã đưa được
diện mạo chân thực của đoản thiên tiểu thuyết vào trong những sáng tác của mình là
Trần Quang Nghiệp. Những đoản thiên tiểu thuyết cuả ông là những truyện ngắn
hiện đại rất gần với cách viết của nhà văn Nguyễn Công Hoan”[3, tr. 710].
Từ đó đến nay có nhiều công trình nghiên cứu có nhắc tên Trần Quang Nghiệp,
hoặc đề cập cuộc đời, hoặc truyện ngắn của ông, lượng đề cập có thể ít hoặc nhiều, có
thể chi tiết hoặc không. Chúng tôi xin ghi nhận lại như sau:
Năm 2001, Trong Luận án tiến sĩ: Đóng góp của văn học quốc ngữ ở Nam bộ
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, ĐH SP


TP.HCM, Lê Ngọc Thúy đã nhận định thoáng qua về một số truyện ngắn của Trần
Quang Nghiệp: “Trời phật công bình, Gặp người khách quí, Ai muốn làm giàu đã bắt
đầu mang giọng điệu tường thuật khách quan kiểu truyện ngắn hiện thực Pháp,
nhưng cũng không hoàn toàn châm biếm hay phê phán thuần túy, mà ẩn sau đó vẫn
là sự đề cao những nguyên tắc đạo lý phổ biến trong cuộc sống con người”.
Năm 2002, trong Văn xuôi những năm 20 (thế kỉ XX) – Phòng chờ cho bước

chuyển giai đoạn sau 1932 , TCVN, số 5, GS. Phong Lê đã nhận xét rất ngắn gọn về
trường hợp của Trần Quang Nghiệp: “Trần Quang Nghiệp là một trong những nhà
văn tiêu biểu của văn xuôi Nam bộ, bút lực dồi dào, viết đến 3 trường thiên tiểu
thuyết và 18 đoản thiên trong thời gian ngắn”. Tuy nhiên, số lượng tác phẩm của
Trần Quang Nghiệp mà GS. Phong Lê đưa ra chưa chính xác.
PGS. TS. Đoàn Lê Giang (2006), Văn học quốc ngữ Nam bộ từ cuối thế kỉ XIX
đến 1945 – thành tựu và triển vọng nghiên cứu, TCNCVH, số 7, đã lí giải tại sao văn
học quốc ngữ ở Nam bộ bị bỏ quên. Đồng thời tác giả bài viết đã liệt kê một cách đầy
đủ những công trình nghiên cứu có giá trị về văn học Nam bộ từ năm 1975 trở về sau
và công bố đã sưu tầm được 26 truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp.
Năm 2006, Ths. Trương Thị Linh với luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu sự ra đời của
nền văn học mới qua một số báo chí và tạp chí Nam bộ đầu thế kỉ XX (thập niên
20)”, Trường KHXH&NV TP. HCM, đã khảo sát toàn bộ tiểu thuyết, truyện ngắn,
phê bình văn học trên bốn tờ báo: Nam kỳ kinh tế báo, Đông Pháp thời báo, Thần
Chung, Tân thế kỉ. Qua đó khẳng định những đóng của tiểu thuyết, truyện ngắn và
phê bình văn học của bốn tờ báo đối với nền văn xuôi quốc ngữ Nam bộ đầu thế kỉ
XX. Ths. Trương Thị Linh đã nhìn nhận “Trần Quang Nghiệp đã rất xuất sắc với
những lát cắt hiện thực một cách sinh động, chi tiết, khôi hài khi phản ánh, tái hiện
được không khí xã hội bấy giờ”. Vì phạm vi khảo sát hẹp (với 13 truyện ngắn của
Trần Quang Nghiệp) nên công trình này vẫn chưa thể bao quát hết toàn bộ đặc điểm
các truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp.
Năm 2009, trên Văn nghệ Tiền Giang số 35 ngày 31.08.2009 có đăng tải bài
viết “Một số nhận xét về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Trần Quang Nghiệp”
của giáo viên Ngữ văn Trầm Thanh Tuấn (Trường THPT Long Hiệp, huyện Trà Cú,


tỉnh Trà Vinh). Qua phân tích một số truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp trên hai
phương diện nội dung và nghệ thuật, tác giả bài viết này đã nhận xét: “Đọc truyện
ngắn của Trần Quang Nghiệp, chúng ta có cảm giác như đang nhìn thấy một con
người đang khúc khích cười trước những biểu hiện tha hóa trong tính cách của con

người trước những đổi thay lớn lao của xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ
(những giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mài
mòn). Tuy chưa đạt được thành công như những truyện ngắn hiện thực trào phúng
của giai đoạn văn học 1930 - 1945 nhưng tác phẩm của Trần Quang Nghiệp cũng
manh nha những yếu tố thể hiện những bước đầu mò mẫm của truyện ngắn Việt Nam
trên bước đường hiện đại hoá”.
Năm 2010, Nhân vật trong truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ XX
trên , Ths. Bùi Túy Phượng cho rằng:“Một số tác giả
nổi bật là Trần Quang Nghiệp, Bửu Đình, Công Bình, Thúc Anh, Khổng Lồ, Vũ Văn
Đang, Thái Bình Dương…trong thập niên 1920 – 1930, giai đoạn trưởng thành và
phát triển của truyện ngắn Nam bộ”.
Gần đây nhất, trong“Đặc điểm truyện ngắn Trần Quang Nghiệp (1907 –
1983)” được in trên TCNCVH, số 6 – 2010, qua khảo sát những phương diện nghệ
thuật trong truyện ngắn Trần Quang Nghiệp như: người kể, hình thức kết cấu và ngôn
ngữ, Th.s Trần Văn Trọng (Viện văn học) đã khẳng định :“Trần Quang Nghiệp, một
trong số không nhiều cây bút truyện ngắn nổi bật ở Nam bộ những năm cuối thập
niên 20 đầu thập niên 30 của thế kỉ XX. Những cách tân, đổi mới trong hình thức kết
cấu tác phẩm cũng như nghệ thuật kể chuyện đã chứng tỏ sự đóng góp của Trần
Quang Nghiệp nói riêng và của các nhà văn quốc ngữ Nam bộ nói chung vào quá
trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Nhận diện lại truyện ngắn của Trần Quang
Nghiệp cũng là bước khởi đầu chúng tôi góp phần phục hưng lại vị trí xứng đáng của
nền văn học quốc ngữ Nam bộ”.
Có thể vì nhiều lí do khách quan mà các công trình nghiên cứu vừa nêu trên
hoặc chỉ mới nhắc đến cái tên Trần Quang Nghiệp hoặc chỉ khảo sát một phần trong
số các truyện ngắn của ông nhưng có một điểm chung là đều ghi nhận những đóng
góp nhất định của Trần Quang Nghiệp đối với nền văn xuôi quốc ngữ Nam bộ đầu


thế kỉ XX đặc biệt ở mảng truyện ngắn. Đó là những phát hiện có giá trị giúp chúng
tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến

quý báu của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi cố gắng trong khả năng của
mình sẽ hoàn thành những nghiên cứu khởi đầu về nhà văn Trần Quang Nghiệp nhất
là ở mảng truyện ngắn.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua luận văn, chúng tôi muốn làm sáng tỏ vị trí và đóng góp của Trần Quang
Nghiệp đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn Nam bộ đầu thế kỉ XX.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới thuyết một số khái niệm
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những đóng góp về giá trị nội dung và
nghệ thuật của truyện ngắn Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hoá truyện
ngắn Nam bộ đầu thế kỉ XX
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi sẽ khảo sát với 45 truyện ngắn sưu tầm được của Trần Quang
Nghiệp. Trong đó có 17 truyện được in trong hai công trình nghiên cứu của TS. Cao
Thị Xuân Mỹ: Truyện dài đầu tiên và tuyển tập các truyện ngắn Nam bộ cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, NXB. Văn nghệ TP. HCM, 1998; Văn xuôi Nam bộ nửa đầu
thế kỉ XX, Trung tâm Quốc học và NXB. Tổng hợp TP.HCM , 1999-2000. Và 28
truyện được TS. Cao Thị Xuân Mỹ và chúng tôi sưu tầm được trên các báo Đông
Pháp thời báo, Thần chung, Công luận.
4.3. Giới thuyết một số khái niệm
4.3.1. Khái niệm “truyện ngắn” và “đoản thiên tiểu thuyết”
Trong buổi đầu của truyện quốc ngữ ở Nam bộ, không có ranh giới rõ rệt giữa
truyện ngắn và tiểu thuyết. Những nhà văn Nam bộ đầu thế kỉ XX chưa phân biệt một
cách rạch ròi hai khái niệm này như chúng ta ngày nay. Một tác phẩm đăng 1 – 2 số
báo họ cũng gọi là tiểu thuyết. Chẳng hạn, Thời sự tiểu thuyết : Trời gần (L.N.T,
Thần Chung, số 34, 4.3.1929), Hột ngọc kim cương của ông Quận Công (tiểu thuyết,
Trần Thanh Kiểm dịch, Đông Pháp thời báo, số 247, 6.2.1924), Hai cái rương (tiểu


thuyết, Trần Thanh Kiểm dịch, Đông Pháp thời báo, số 248, 9.2.1924)...Lúc khác,

một tác phẩm đăng 10 – 20 số báo người ta cũng gọi là đoản thiên tiểu thuyết. Chẳng
hạn : Bạn hiền khó kiếm (Bửu Đình, Đông Pháp thời báo, đăng từ số 12, 4.6.1923
đến số 21, 27.6.1923, gần mười số), Gia thất tan tành (Hồ Văn Hiến, Đông Pháp thời
báo, số 1 đến số 11), Gan ruột anh hùng (Viên Hoành, Đông Pháp thời báo, đăng từ
số 289, 20.5.1925 đến số 306, 1.7.1925, liên tiếp 18 số)...
Dần về sau, có nhiều ý kiến nhìn nhận về tiểu thuyết và đoản thiên tiểu thuyết
rạch ròi hơn. Trên mục phụ trương văn chương của tờ Đông Pháp thời báo số 752 ra
ngày 4-8-1928 có bài viết của tác giả T.D với nhan đề bàn về đoản thiên tiểu thuyết.
Tác giả T.D nhấn mạnh: “Đoản thiên với trường thiên khác nhau bởi dài hay ngắn,
ấy mới là phần hình thức thôi; còn khác nhau về tinh thần nữa, mà phần này lại
trọng yếu hơn, một bài tiểu thuyết ngắn độ vài ba trang giấy, song ở trong nếu không
có cái tinh thần của nó thì cũng không đáng gọi là đoản thiên tiểu thuyết được...Cái
tinh thần của tiểu thuyết đoản thiên, khi đem so với trường thiên thì mới thấy.
Đại để: trường thiên tả phần nguyên, còn đoản thiên chỉ tả phần lẻ. Tả phần
nguyên nghĩa là chung cả, hoặc sự biến động của một thời kỳ, như “Tam quốc chí”
hoặc về phong tục của một xã hội như “Những người khốn nạn” (Les mise1rales)
hoặc về thân thế một người như Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều. Tả phần lẻ là chỉ chú ý
vào một sự gì đó mà phô bày nó ra cho hết vẻ, như “Nước đời lắm nỗi”, tả sự ăn hiếp
của một anh chồng; “Sống chết mặc bây”, tả một sự không biết thương dân của một
ông quan”. Đoản thiên tiểu thuyết đích thực theo T.D “vì nó ngắn cho nên cảm động
người ta nhạy hơn, vì chuyện tả một sự, cho nên cảm động người ta mạnh hơn”.
Cách sử dụng thuật ngữ đoản thiên tiểu thuyết rõ ràng là chịu ảnh hưởng của
quan niệm văn học Trung Quốc truyền thống (chia tiểu thuyết thành ba loại: đoản
thiên tiểu thuyết (còn được gọi là kỳ quan), trung thiên tiểu thuyết (truyện vừa) và
trường thiên tiểu thuyết tức một thiên truyện dài (có khi còn được gọi là diễn nghĩa).
Đề tài của đoản thiên tiểu thuyết thường là khai thác những truyện cổ kim từ đó răn
dạy con người theo lành, bỏ ác, sống nhân nghĩa, đối nhân xử thế đúng đạo, đúng đời.
Các tờ báo nổi tiếng ở miền Nam bấy giờ đặc biệt : Thần Chung, Công luận báo,
Đông Pháp thời báo, Phụ Nữ Tân Văn, Lục Tỉnh Tân Văn, Nam Phong Tạp



Chí…dành hẳn một chuyên mục dành riêng cho đoản thiên tiểu thuyết. Chuyên mục
này được đông đảo giới văn nghệ sĩ chuyên và không chuyên thời bấy giờ quan tâm,
tham gia sáng tác rất nhiệt tình. Đây cũng là nơi thử sức, bước đầu tạo được tên tuổi
của một số cây bút: Phan Khôi, Đào Trinh Nhất, Trần Quang Nghiệp, Thức Anh,
Thanh Nhàn, Vũ Văn Đang…
Có thể nói thuật ngữ đoản thiên tiểu thuyết được sử dụng phổ biến những năm
đầu thập niên 20 thế kỉ XX. Cho đến tận những năm đầu thập kỉ 30 của thế kỉ XX,
khái niệm này vẫn được sử dụng rất rộng rãi. Qua cách gọi đoản thiên tiểu thuyết, các
nhà văn thời bấy giờ đã đề cập đến một trong những đặc điểm của thể loại truyện
ngắn là dung lượng hay độ dài ngắn của tác phẩm và xem đó là tiêu chí xác định tiểu
thuyết và truyện ngắn. Mặt khác, việc sử dụng thuật ngữ đoản thiên tiểu thuyết trong
giai đoạn này không chỉ định danh một thể loại văn xuôi được viết theo kiểu mới mà
còn cho thấy rằng những yếu tố về mặt lịch sử cũng như đội ngũ sáng tác đã có tác
động lớn đến việc đặt tên. Xét ở một góc độ nào đó chúng ta ngầm hiểu đoản thiên
tiểu thuyết tương đương truyện ngắn. Ngày nay danh xưng đoản thiên tiểu thuyết lại
không được sử dụng rộng rãi như khái niệm truyện ngắn, một phần vì cách gọi truyện
ngắn đơn giản, ngắn gọn, nghĩa cô đọng hơn, phần khác cách gọi này nhằm dễ dàng
phân biệt với thể loại tiểu thuyết. Từ bây giờ chúng tôi sẽ thay thuật ngữ đoản thiên
tiểu thuyết bằng thuật ngữ truyện ngắn cho phù hợp với cách định danh theo như giới
nghiên cứu hiện nay thường dùng.
Để có một cái nhìn thống nhất hơn, toàn diện hơn về truyện ngắn, chúng tôi
khảo sát một số khái niệm truyện ngắn trong các cuốn: Từ điển văn học(bộ mới nhât),
150 thuật ngữ văn học... tất cả coi truyện ngắn là một: “Thể tài tác phẩm tự sự cở
nhỏ”, và “thường được viết bằng văn xuôi”, đề cập hầu hết các phương diện của đời
sống con người và xã hội. Điểm chung cơ bản đó là sự giới hạn về dung lượng của
truyện ngắn và thích hợp với người tiếp nhận “đọc nó liền một mạch không nghỉ...”.
Từ những khái niệm trên, theo chúng tôi, các yếu tố như nhân vật, người kể chuyện,
cốt truyện, tình huống, kết cấu,... được coi là cơ bản khi tìm hiểu thể loại này. Đây
cũng là vấn đề trọng tâm của luận văn khi tìm hiểu truyện ngắn Trần Quang Nghiệp.

4.3.2. Khái niệm “Quá trình hiện đại hoá văn học”


Ở Việt Nam cũng như ở các nước chậm phát triển khác, sự hiện đại hoá văn
học thường trải qua hai quá trình: một là, quá trình hiện đại hoá đồng nghĩa với công
nghiệp hoá, nghĩa là hiện đại hoá bắt kịp với nền văn minh công nghiệp; hai là, quá
trình hiện đại hoá để cập nhật với thế giới, tức là bắt kịp với trình độ của nền văn
minh hậu công nghiệp. Quá trình thứ nhất có tính lịch sử, là giai đoạn đầu của quá
trình thứ hai, nhưng điều đặt biệt ở nước ta là hai quá trình này được tiến hành đồng
thời chứ không tiến hành tuần tự.
TS. Đỗ Lai Thúy đã tóm tắt các giai đoạn hiện đại hóa của văn học Việt Nam
như sau: “Thứ nhất, văn học Việt Nam từ khi tiếp xúc với văn học phương Tây, có thể
nói, bắt đầu quá trình hiện đại hóa. Hai mươi năm đầu là giai đoạn ảnh hưởng, hỗn
dung…Từ 1932 đến 1945 là giai đoạn văn học Việt Nam phát triển tương ứng trên cơ
sở tổng hợp Đông – Tây, có những thành tựu rực rỡ, mà đỉnh cao của nó là phong
trào Thơ Mới, tiểu thuyết, kịch nói. Bởi vậy giai đoạn này của văn học Việt Nam, hiện
đại hóa gần như trùng khít với phương Tây hóa…Từ năm 1946 trở lại đây, hiện đại
hóa không còn trùng khít với Tây hóa nữa…mà có nhiều con đường đi đến hiện đại
hóa…đó là đa dạng hóa, đa phương hóa” [71, tr.69].
Vậy có thể hiểu Quá trình hiện đại hoá văn học là quá trình làm thay đổi theo
hướng tích cực những quan niệm của nền văn học cũ để hình thành quan niệm mới về
xã hội, con người, cuộc sống từ đó chi phối việc thay đổi thể tài, nội dung, tư tưởng
văn học. Với cách này thì cuộc sống trong văn học dần dần phức tạp, đa dạng và
nhiều màu sắc như cuộc sống thực. Và để thể hiện nó thì thể loại, phương pháp sáng
tác, tiêu chuẩn thẩm mỹ cũng phải kịp thời thay đổi theo. Kết quả của quá trình này là
nền văn học đã thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại để xác định một hệ
thống thi pháp mới để có thế nắm bắt, phản ánh một cách chân thực và sinh động cái
đa dạng, muôn hình muôn vẻ của đời sống hiện đại. Quá trình hiện đại hoá đồng thời
cũng là quá trình trong đó các xu thế dân tộc hoá, dân chủ hoá đóng vai trò những
định hướng liên tục và ổn định. So với văn học trung đại, nền văn học Việt Nam hiện

đại thực sự trở thành một nền văn học dân tộc, với nghĩa đầy đủ của từ này. Mặt khác
cũng chỉ đến giai đoạn hiện đại, tinh thần dân chủ vốn sẵn có trong văn chương các
thế kỷ trước, mới được hoàn thiện. Vậy quá trình hiện đại hóa văn học là một bước


tiến lớn lao, là xu hướng tất yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XX và cả những thế kỉ
sau nữa. Theo GS.TS Lê Ngọc Trà thì “Quá trình hiện đại hóa văn học xuất phát từ
nhu cầu sáng tạo nội tại của văn học, từ tác động của hoàn cảnh xã hội, từ đòi hỏi
của công chúng và từ kết quả của sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, các dân
tộc” [74, tr. 56].
Đặt vào bối cảnh chung của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn
này, theo chúng tôi: hiện đại hoá truyện ngắn là sự thay đổi về cách viết của các nhà
văn để từ đó có đổi mới về đề tài, nhân vật, cốt truyện, kết cấu, tình huống truyện,
cách hành văn...làm cho thể loại này thực sự phát huy những thế mạnh ưu trội về thể
loại của nó. Để đạt được điều này cần phải có sự phát triển mang tính kế thừa, học
hỏi và tiếp thu có chọn lọc của đội ngũ các nhà sáng tác truyện ngắn để văn học nói
chung và truyện ngắn nói riêng dần dần mang những đặc điểm và tính chất của truyện
ngắn hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử: là phương pháp quan trọng đánh giá đúng ý nghĩa của tác
phẩm trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: đi sâu vào phân tích các truyện ngắn của
Trần Quang Nghiệp trên bình diện nội dung và nghệ thuật…từ đó đưa ra những kết
luận quan trọng về sự nghiệp sáng tác của ông.
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Giúp người viết nhìn những sáng tác của ông
đặc biệt là truyện ngắn trong mối tương quan với nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Phương pháp so sánh: so sánh đặc điểm truyện ngắn Trần Quang Nghiệp và một
số truyện ngắn của các tác giả cùng thời.
- Phương pháp thống kê: Sắp xếp, liệt kê các đặc trưng tương tự nhau của các tác
phẩm thuộc phạm vi nghiên cứu luận văn, nhằm xác lập diện mạo của chúng.

6. Đóng góp của luận văn
Với đề tài “Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hoá
truyện ngắn Nam bộ Đầu Thế kỉ XX”, luận văn góp phần làm sống lại chân dung một
nhà văn tài hoa, độc đáo của Nam bộ đầu thế kỷ XX, đồng thời khẳng định các giá trị


mà nhà văn đã đóng góp cho quá trình phát triển của văn xuôi Nam bộ nói chung và
truyện ngắn Nam bộ nói riêng.
7. Giới thiệu kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu (16 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (8 trang),
Phụ lục (44 trang), phần nội dung chính của luận văn (83 trang) được trình bày theo
ba chương:
Chương I: Bối cảnh xã hội – văn hóa, tiền đề của cuộc đời – sự nghiệp văn chương
Trần Quang Nghiệp (23 trang).
Chương II: Giá trị hiện thực trong truyện ngắn Trần Quang Nghiệp (23 trang).
Chương III: Những nét độc đáo trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Trần Quang
Nghiệp (37 trang).


CHƯƠNG I: BỐI CẢNH XÃ HỘI – VĂN HÓA, TIỀN ĐỀ CỦA
CUỘC ĐỜI - SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG TRẦN QUANG NGHIỆP

1.1 Bối cảnh xã hội – văn hóa Nam bộ nửa đầu thế kỉ XX
1.1.1. Những biến động của xã hội Nam bộ

Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nam bộ đã trở thành thuộc địa của thực dân
Pháp. Cùng chung số phận lịch sử của cả nước, tại vùng đất phía Nam này, con người
cũng phải đón nhận biết bao biến động, đổi thay dữ dội trong cuộc sống. Đó là sự đổi
thay diễn ra từng phút, từng giờ. Chương trình khai thác thuộc địa của Paul Doumer
và Albert Sarraut đã làm thay đổi sâu sắc xã hội Việt Nam nói chung và Nam bộ nói

riêng. Kinh tế hàng hóa phát triển đã đẩy mạnh thông thương, thành thị ngày càng
phát triển. Sài Gòn và Chợ Lớn là hai trung tâm diễn ra quá trình đô thị hoá nhanh
chóng nhất. Dân số đô thị ngày càng đông, đời sống thành thị ngày càng phức tạp,
thành phần dân cư ngày càng đa dạng với sự xuất hiện của các giai cấp và tầng lớp
khác hẳn trước kia: công nhân, nhà buôn, nhà báo, thầy giáo, ký lục, thầu khoán, học
trò… Trong số đó không ít người bằng mưu mẹo, mánh khóe mà trở nên giàu có, số
khác lại trở thành anh bồi, anh xe, vú em, thậm chí thành gái điếm, ăn xin, cướp
giật… Vì thế tầng lớp tiểu tư sản đặc biệt dân nghèo chiếm ưu thế và ngày càng đông
đảo, làm đời sống xã hội Nam bộ vô cùng rối ren, phức tạp. “Năm 1863, dân số cả
Sài Gòn – Gia Định chỉ mới gần hai vạn thì đến năm 1929 đã có trên ba mươi vạn
người; trong đó gần một nửa là những người lao động chân tay” [4, tr.21].
Đời sống thành thị với đủ hạng người, đủ mọi tầng lớp đua nhau Tây hóa.
Những nhà hát lộng lẫy, những quán ăn sang trọng, những quán trà thanh lịch… đua
nhau xuất hiện. Chính sự náo nhiệt, lôi cuốn của nhịp sống thành thị đã khiến không
ít người lầm đường lạc lối. Trong cuộc mưu sinh vất vả, người ta tính toán, chạy vại,
mánh khóe này nọ để kiếm tiền. Đời sống thành thị luôn luôn động và biến đổi. Cũng
vì thế mà xuất hiện nhiều con người khác trước, nhiều quan hệ khác trước và nhiều
chuyện khác trước.
Tóm lại, nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là khoảng thời gian không dài so


với lịch sử phát triển của Nam bộ. Nhưng trong khoảng thời gian đó xã hội Nam bộ
chuyển mình mạnh mẽ sang hướng tư sản đồng thời kéo theo các mặt khác phát triển:
thay đổi thành thị, biến nó thành những trung tâm kinh tế; thay đổi kết cấu xã hội,
làm mất thế lực các lực lượng bảo thủ, tạo điều kiện cho cái mới – sau khi đã phát
triển, biến hoá – có điều kiện từ thành thị tràn về nông thôn, chi phối sự phát triển
theo kiểu xã hội hiện đại. Xã hội Nam bộ gồng mình thay da đổi thịt từng phút từng
giây, một cuộc đổi thay dâu bể. “Trong cuộc đổi thay như vậy – một cuộc đổi thay
mà bất cứ cuộc bể dâu nào trước đây cũng không thể so sánh – xuất hiện nhiều con
người khác trước, nhiều chuyện khác trước. Cuộc sống tràn ra ngoài luân thường và

nhân tình thế thái, trở thành một cuộc sống xã hội cụ thể, đa dạng và sôi động. Sự êm
ấm của hạnh phúc gia đình không giữ chân được con người; tình làng xóm không giữ
chân được chàng trai sau lũy tre xanh. Bước ra khỏi khuôn khổ chật hẹp, yên lặng,
họ hàng, làng mạc người ta bị dòng xoáy của xã hội hiện đại cuốn đi, lắm lúc quá đà,
đi chệch hướng lúc nào cũng không hay biết” [14, tr.84].
Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà có viết: “Văn học hôm nay sẽ còn lại với mai sau
không phải chỉ như bức tranh hiện thực về số phận con người mà còn là kí ức về bộ
mặt tinh thần của xã hội chúng ta...” [74, tr.52]. Truyện ngắn Trần Quang Nghiệp
phần nào đã minh chứng cho điều đó. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình đô thị
hóa, truyện ngắn Trần Quang Nghiệp xuất hiện rất nhiều những nhân vật thành thị
cùng những vấn đề nóng hổi về nhân tình thế thái trong xã hội mới đầy biến động.
1.1.2. Những thay đổi về văn hóa Nam bộ

1.1.2.1. Chữ quốc ngữ
Đầu thế kỉ XX, cùng với những biến đổi về kinh tế, chính trị và xã hội, đời
sống văn hóa cũng có những nét mới đáng kể. Yếu tố đầu tiên quan trọng tác động
tích cực đến sự phát triển của văn học Nam bộ giai đoạn này là sự phổ biến chữ quốc
ngữ của chế độ thực dân nửa phong kiến.
Về phía nhân dân ta, lúc đầu chữ quốc ngữ bị bài bác bởi nó bị xem là thứ chữ
của quân cướp nước nên không dễ gì thay thế chữ Hán và Nôm được. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển của thành thị và sự xuất hiện ngày càng nhiều những tầng lớp


xã hội mới, chữ quốc ngữ dần dần được công chúng làm quen và thực sự thừa nhận
vào thập niên đầu của thế kỉ XX. Đặc biệt ở Nam kỳ, việc truyền bá chữ quốc ngữ
qua phong trào Minh Tân đã khiến người ta không còn bàn nên hay không nên học
chữ Quốc ngữ nữa mà thứ chữ này được khẳng định là chữ ta, hồn trong nước và
được chính các bậc thâm niên trong nền Hán học cổ động tích cực nhất như Trần Quý
Cáp, Nguyễn Phan Lãng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc
Kháng, Trương Vĩnh Kí…Chính việc truyền bá chữ Quốc ngữ làm cho dân ta có điều

kiện tiếp thu những văn minh, học thuật mới. Qua chữ quốc ngữ họ làm giàu ngôn
ngữ mẹ đẻ bằng nhiều nguồn kiến thức, ra sức gìn giữ và trau dồi nó bởi họ biết rằng
những ai “chối chữ quốc ngữ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình” [57, tr.30].
Có thể nói chữ Quốc ngữ ảnh hưởng tích cực đến sự ra đời và phát triển của văn
xuôi nước ta. Với sự phát triển nhanh chóng, chữ quốc ngữ đã khiến câu văn tiếng
Việt có nhiều đổi mới, đồng thời việc sáng tác văn chương chữ quốc ngữ cũng giúp
cho chữ quốc ngữ ngày càng diễn đạt tinh tế hơn cuộc sống, tâm tư tình cảm của con
người. Từ chữ quốc ngữ mà báo chí cùng với thơ, văn xuôi hiện đại đã làm chủ văn
đàn, vươn lên trình độ đỉnh cao, đạt được những tha2NH tựu to lớn cho suốt cả thế kỉ.
Chữ quốc ngữ trở thành công cụ hữu ích thực hiện nhiều nhiệm vụ lịch sử trong công
cuộc canh tân đất nước, hiện đại hoá văn học dân tộc, mở ro65nggiao lưu, hội nhập
với văn hóa và văn học Tây Âu.
Ghi chú: Chữ quốc ngữ được Trần Quang Nghiệp vận dụng rất điêu luyện
trong những sáng tác của mình. Tuy nhiên, vì ở giai đoạn đầu do chưa có tính thống
nhất trong việc sử dụng chữ quốc ngữ nên đôi lúc ông có những từ dùng không đúng
chính tả. Qua khảo sát 4 tờ báo: Công Luận, Thần Chung, Đông Pháp thời báo, Lục
Tỉnh Tân Văn chúng tôi thấy sai lỗi chính tả là tình hình chung của thời kì này chứ
không riêng gì Trần Quang Nghiệp. Có lẽ trong quá trình in ấn, sắp chữ, có thể một
số từ đã bị sai chính tả hoặc thiếu dấu. Để hiểu đúng ý nghĩa của từ và câu trong văn
bản, trong lúc trích dẫn dẫn chứng, chúng tôi đã chỉnh sửa lỗi chính tả và thêm dấu
một số từ ngữ.
1.1.2.2. Báo chí và nghề in, xuất bản
Một hiện tượng văn hóa khác cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy


quá trình hiện đại hóa văn học đó là sự ra đời của báo chí. Có thể khẳng định, báo chí
đóng vai trò quyết định đối sự hình thành và phát triển của văn học Nam bộ. Những
năm đầu thế kỉ XX, báo chí ra đời được xem là hiện tượng cực kì mới mẻ trong đời
sống người dân Nam kỳ lục tỉnh, là một trong những dấu hiệu của xã hội hiện đại, bởi
đây là nơi công khai trao đổi, bàn luận những thông tin có liên quan đến chính trị, văn

hóa, xã hội trong và ngoài nước. Kể từ khi tờ báo bằng chữ quốc ngữ La tinh đầu tiên
xuất hiện ở miền Nam (Gia Định báo – 1865) thì tiếp theo đó hàng chục tờ báo ra đời
như: Nhật trình Nam kỳ (1883), Bảo hộ Nam Dân (1888), Thông loại khóa trình
(1888), Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo ( 1892), Phan Yên Báo (1898), Nông Cổ Mín
Đàm (1901), Đại Việt Tân Báo (1905), Nhật Báo Tỉnh (1905), Lục Tỉnh Tân Văn
(1907), Đăng Cổ Tùng Báo (1907), Nam kỳ Địa Phận (1908), Đông Dương tạp chí
(1913), Trung Bắc Tân Văn (1915), Tân Đợi Thời Báo (1916), Công Luận Báo
(1916), Nam Trung Nhật Báo (1917), Nam Phong Tạp Chí (1917)…; và đến năm
1930, riêng ở Nam Kỳ đã có hơn 50 tờ được phát hành.
Nguyên nhân khởi phát của báo chí là do thực dân Pháp cần một thứ vũ khí
tinh thần để cổ động, tuyên truyền cho “tân trào”, cho “công cuộc khai hóa” nhưng
một điều chúng không ngờ tới là dân ta lại dùng chính vũ khí của thực dân để chống
lại bọn thực dân. Người dân An Nam đã dùng báo chí để truyền bá tư tưởng yêu nước,
đăng tải nhiều kiến thức mới nhằm mở mang văn hóa dân tộc.
Nhờ có báo chí mà văn học quốc ngữ ở nước ta mới được phổ biến và phát
triển rộng khắp. Thời đó, báo chí chỉ là nơi để đăng những thông tư, nghị định của
nhà cầm quyền để phổ biến cho dân chúng. Thỉnh thoảng nếu có thì chỉ là những tin
cá, gạo, lúa, án mạng từ tòa…chứ chưa có tin tức về chính trị, xã hội. Để thu hút độc
giả các tờ báo đã cho đăng những tác phẩm văn học dịch từ phương Tây, Trung Quốc
và sáng tác của những nhà văn trong nước. Hầu hết các tờ báo thường xuyên dành
một khoảng lớn cho các bài liên quan đến văn học thuộc các loại: dịch, tiểu thuyết,
truyện ngắn, thơ…dưới dạng nhiều kỳ. Báo chí lúc này làm cho đời sống văn hóa và
văn học cực kì sôi động, phong phú. Nó là nơi các tác giả văn nghệ buổi đầu làm
quen với cách viết hiện đại, tư duy hiện đại. Họ có điều kiện rèn luyện câu văn, trau
dồi ngòi bút của mình qua những bài viết, bài dịch thuật. Báo chí cũng là nơi thể


nghiệm những thể loại văn học mới: thơ, văn, tiểu thuyết, kịch, nghiên cứu văn học...
Không phải những tác phẩm văn chương mà báo chí chính là phương tiện đầu tiên
phổ biến rộng rãi chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Báo chí là nền tảng nảy sinh văn học

quốc ngữ Nam bộ. Báo chí phát triển hình thành một đội ngũ nhà báo kiêm nhà viết
văn chuyên nghiệp đồng thời hình thành một lớp công chúng có nhu cầu thẩm mĩ và
thị hiếu mới và có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
Mỗi tờ báo lúc này rất quý hiếm bởi đâu phải ai cũng có tiền để mua. Các tờ
báo được chuyền tay nhau giúp mọi người nắm bắt được nhiều thông tin, nhiều
nguồn kiến thức quan trọng trong đời sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu. Mọi
người hồi hộp chờ đợi kì báo mới để được theo dõi phần tiếp theo của một tiểu thuyết,
được đọc một truyện ngắn hấp dẫn hay cùng nhau bàn luận về một sự kiện chính trị
nóng hổi nào đó. Báo chí trở thành món hàng béo bở trong kinh doanh. Từ chính báo
chí mà văn chương trở thành một nghề để nhà văn mưu sinh, lập nghiệp. Báo chí tuy
chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng nó có ảnh hưởng hết sức to lớn đối với sự
phát triển của xã hội đặc biệt đã giúp đời sống văn hóa và văn học tiến một bước rất
dài trong tiến trình phát triển và hội nhập với thế giới.
GS.TS. Trần Hữu Tá đã từng nhận định: “Báo chí quả là bà đỡ mát tay cho
văn học” [65, tr.40]. Thật vậy, nhờ báo chí mà các nhà văn Nam bộ có điều kiện thử
sức và phát triển tài năng của mình và cũng nhờ báo chí mà độc giả biết đến họ, trong
đó có trường hợp của Trần Quang Nghiệp.
Do nhu cầu tiếp nhận văn hóa, văn học của công chúng ngày càng nhiều, báo
chí ngày càng phát triển. Để đáp ứng kịp thời cho việc xuất bản báo chí, ngành in và
xuất bản ra đời và nhanh chóng được hiện đại hóa. Năm 1862, nhà in đầu tiên tại
Nam kỳ ra đời ở Sài Gòn. Nếu trước kia, văn chương là món ăn tinh thần cao cấp của
tầng lớp trí thức quý tộc thì nay nó đã trở thành món ăn bình dân phổ biến của rất
nhiều đối tượng trong xã hội. Vì vậy, số lượng người đọc sách báo ngày càng đông,
và để đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ, nhiều nhà in, nhà xuất bản hàng năm đã in ấn
ra hàng trăm văn phẩm đủ mọi thể loại để tung ra thị trường. Mặt khác khi sách báo
phát hành được công chúng tìm đọc thì viết văn thực sự trở thành một nghề kiếm
sống trong xã hội. Vì vậy đòi hỏi nhà văn phải đâu tư nhiều hơn cho tác phẩm để thu


hút độc giả. Lúc này, ở Nam kỳ đội ngũ nhà văn ngày càng hùng hậu, xuất hiện

những tên tuổi được nhiều người yêu mến như: Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh,
Lê Hoằng Mưu, Phú Đức, Nguyễn Bửu Mọc, Việt Đông, Nguyễn Chánh Sắt, Trần
Quang Nghiệp, Sơn Vương, Tuấn Anh, Bửu Đình…Họ đã cho ra đời nhiều tác phẩm
phong phú, đa dạng về cả hình thức lẫn nội dung, tạo được sức cuốn hút hấp dẫn
người đọc.
1.1.2.3. Dịch thuật
Văn học dịch ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhìn chung có những
điều đáng chú ý:
Đội ngũ dịch thuật thời kỳ này rất đa dạng. Họ vốn là những người tinh thông
Hán học, đồng thời biết cả tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Họ có thể là chủ bút hay phụ
bút cho các tờ báo như Nông cổ mín đàm, Lục Tỉnh tân văn như Lương Khắc Ninh,
Nguyễn Chánh Sắt, ngoài ra còn có cả Hoa kiều, chủ tiệm kim hoàn, thương gia, nhà
buôn sách và sửa xe đạp, thư ký nhà nước…[45, tr. 239].
Việc dịch thuật cũng chú ý đến văn xuôi nhiều hơn, đặc biệt là truyện ngắn,
tiểu thuyết, khác với truyền thống xem trọng thơ ca trước kia. Điều này thể hiện một
quan niệm văn học mới – phản ánh hiện thực đời sống xã hội hơn là minh giảng cho
những bài học giáo điều khô khan, cứng nhắc. Nhu cầu của thị dân cũng là điều khiến
các dịch giả đặc biệt quan tâm. Chú ý đến chức năng giải trí, quan tâm đến công
chúng bình dân nên các dịch giả đã phiên dịch nhiều loại tiểu thuyết anh hùng, phiêu
lưu mạo hiểm, kiếm hiệp. Ngay cả Nam Kỳ địa phận, một tờ báo Công giáo cũng có
phụ trương đăng những tiểu thuyết phiêu lưu, mạo hiểm nhằm giúp độc giả giải trí,
“giải buồn” như tên một mục của tờ báo. Tiểu thuyết của A. Dumas rất được dịch giả
Nam Bộ ưa chuộng. Le Comte de Monte Cristo của A. Dumas đã được cả Hồ Biểu
Chánh và Lê Hoằng Mưu phóng tác. Về truyện Tàu, loại tiểu thuyết anh hùng như La
Thông tảo Bắc, Ngũ hổ bình Tây, Càng Long hạ Giang Nam...chiếm số lượng rất lớn
ở Nam Bộ do phù hợp với tâm lý di dân của dân Nam. Loại thứ hai là loại tiểu thuyết
kiếm hiệp như Phong kiếm xuân thu, Giang hồ nữ hiệp, Hậu Hán tam hợp bảo
kiếm,… cũng được dân Nam ưa chuộng.
Dịch thuật ra đời có một ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển của



văn xuôi quốc ngữ Nam bộ. Trước hết, thông qua các bài dịch thuật, các dịch giả
cũng như độc giả được tiếp cận những tri thức mới về văn học Đông Tây kim cổ,
những trào lưu văn học, triết học của thế giới hiện đại. Việc tiếp thu ấy giúp các nhà
văn thay đổi cách cảm, cách nghĩ; học tập được các thể loại mới, các phương pháp
nghiên cứu mới…; độc giả văn học được tiếp xúc và làm quen với những sáng tác
của văn học nước ngoài, từ đó thay đổi dần thị hiếu thẩm mỹ để tiếp nhận những tác
phẩm văn chương thuộc nhiều thể loại văn học khác nhau của nhiều nước khác nhau
mà trước đó trong đời sống văn học chưa từng có cơ hội tiếp xúc.
Văn học dịch ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã phản ánh một
nghịch lý của văn học Nam Bộ thời kỳ này. Sớm tiếp xúc với phương Tây, văn học
Nam Bộ vừa có những cách tân mới mẻ, táo bạo mang tính tiên phong vừa lại chưa
tách khỏi hẳn những ảnh hưởng sâu đậm của văn học Trung Quốc. Tuy nhiên ý thức
hướng ngoại, chú trọng chức năng giải trí và quan tâm đến công chúng, đặc biệt là
công chúng bình dân là cơ sở để văn học Nam Bộ, đặc biệt là văn xuôi sớm có những
bứt phá, cách tân trên con đường hiện đại hoá, sớm có những thành công và nhanh
chóng được đông đảo độc giả ủng hộ. Đây là một bước đi đáng ghi nhận trong bước
đường hiện đại hóa của văn học dân tộc. Từ bước dịch thuật – phóng tác này, các nhà
văn đã rèn luyện tay nghề viết văn, nắm bắt kỹ thuật viết truyện ngắn, tiểu thuyết của
nước ngoài, đặc biệt là của phương Tây, để sau này trở thành những nhà văn tiên
phong của nền văn học mới. Như vậy ở Nam Bộ, về xu hướng dịch thuật, các loại
tiểu thuyết và truyện ngắn được dịch nhiều hơn bởi chúng phù hợp với thị hiếu và
hấp dẫn độc giả bình dân.
Tóm lại dịch thuật xuất hiện là một trong những nhân tố quan trọng có tác
động rất lớn đến quá trình hiện đại hoá văn học. Dịch thuật ra đời tạo điều kiện cho
báo chí và xuất bản phát triển, góp phần làm phong phú thêm từ ngữ tiếng Việt
(chuẩn bị chất liệu ngôn từ – từ ngữ và ngữ pháp – cho sự ra đời của văn học mới, là
bước chuyển về chất để văn học đi từ phạm trù trung đại sang hiện đại.
1.2. Đời sống văn học Nam bộ nửa đầu thế kỉ XX:
Những tiền đề về xã hội, văn hoá là bước ngoặt đột biến trong sinh hoạt văn

hoá tinh thần của người dân Nam kỳ lục tỉnh, thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa


×