Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của rừng ngập mặn cho phụ nữ sống ở vùng ven biển huyện vĩnh châu tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.04 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
______________________

Thạch Thị Domres

GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ
CỦA RỪNG NGẬP MẶN CHO PHỤ NỮ SỐNG
Ở VÙNG VEN BIỂN HUYỆN VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
______________________

Thạch Thị Domres

GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ
CỦA RỪNG NGẬP MẶN CHO PHỤ NỮ SỐNG
Ở VÙNG VEN BIỂN HUYỆN VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG

Chuyên ngành

: Sinh Thái Học

Mã số


: 60 42 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VĂN NGỌT

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do chính tôi thực hiện; các số liệu, hình ảnh thu
thập và phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào. Các số liệu, tài liệu tham khảo hoặc trích dẫn trong luận
văn tôi đều chú thích nguồn rõ ràng và chính xác.
Thành Phố Hồ Chí Minh, Ngày 29 tháng 03 năm 2012
Học viên thực hiện

Thạch Thị Domres


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện theo chương trình đào tạo Thạc Sĩ chính quy tại
Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và động viên vô
cùng quý báu của nhiều tổ chức tập thể và cá nhân, các bạn đồng nghiệp và gia
đình.
Chân thành cảm ơn:
TS. Phạm Văn Ngọt - giáo viên hướng dẫn - Trường Đại học Sư Phạm Thành
Phố Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ cho tôi để tôi hoàn

thành luận văn.
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh và Phòng Sau Đại
học của trường đã tạo điều kiện cho tôi theo học và tận tình hướng dẫn trong suốt
thời gian tôi học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Gia đình và các bạn cùng khóa, các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Các thầy cô Khoa Sinh trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa
trong thời gian qua.
Các Thầy cô là giảng viên trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ cho tôi nghiên cứu
trong suốt thời gian của khóa học.
Cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng, Ủy Ban Nhân Dân, Phòng Thống Kê, Hội Liên hiệp Phụ
Nữ, và các phòng ban khác của huyện Vĩnh Châu, Hội phụ nữ các xã Vĩnh Hải, Lạc Hòa,
Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Vĩnh Tân và Lai Hòa, Chi hội trưởng hội phụ nữ các ấp nghiên cứu
đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những số liệu cần thiết để tôi thực hiện tốt đề tài nghiên cứu
của mình.
Các hộ gia đình của các ấp tạo điều kiện cho tôi tổ chức tập huấn, đã nhiệt tình giúp đỡ
và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành phần nghiên cứu của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012
Thạch Thị Domres


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
3. Giới hạn của đề tài ...............................................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu............................................................................................2
5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................................4
1.1. Tình hình giáo dục rừng ngập mặn trên thế giới ..............................................4
1.2. Tình hình giáo dục RNM ở Việt Nam ..............................................................6
1.3. Đặc điểm tự nhiên và xã hội huyện Vĩnh Châu ..............................................12
1.3.1. Vị trí địa lí ................................................................................................12
1.3.2. Đặc điểm địa hình.....................................................................................13
1.3.3. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................14
1.3.4. Chế độ thủy văn ........................................................................................14
1.3.5. Đặc điểm đất đai .......................................................................................15
1.3.6. Tài nguyên sinh vật ..................................................................................16
1.3.7. Đặc điểm kinh tế, văn hóa-xã hội .............................................................17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................18
2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................18
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................18


2.3.1. Xác định tuyến khảo sát ...........................................................................18
2.3.2. Phương pháp thu mẫu, xử lý mẫu và làm tiêu bản ...................................18
2.3.3. Thu thập và phân tích tài liệu ...................................................................20
2.3.4. Phương pháp tập huấn ..............................................................................20
2.3.5. Phương pháp xử lí số liệu .........................................................................22
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................................23
3.1. Hiện trạng về rừng ngập mặn của huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng ............23

3.1.1. Thành phần loài thực vật ..........................................................................23
3.1.2. Các quần xã thực vật rừng ngập mặn .......................................................26
3.2. Một số đặc điểm về mẫu (phụ nữ) điều tra .....................................................29
3.3. Kết quả điều tra nhận thức của phụ nữ về RNM ở các xã khảo sát................31
3.3.1. Nhận thức của phụ nữ về môi trường sống và sự phân bố của RNM ......32
3.3.2. Nhận thức của phụ nữ về đa dạng sinh học RNM....................................37
3.3.3. Nhận thức của phụ nữ về vai trò của RNM ..............................................50
3.3.4. Nhận thức của phụ nữ về nguyên nhân suy giảm RNM ..........................54
3.4. Thái độ của phụ nữ đối với RNM các xã khảo sát ........................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐDSH

:

Đa dạng sinh học

ĐV

:

Động vật

GTZ


:

Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức giai đoạn 1 (2007-2010) tại
Sóc Trăng- Deutsche Gesellschaft für Technische
Zusammenarbeit

GIZ

:

Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức giai đoạn 2 (2011-2013) tại
Tỉnh Sóc Trăng-Deutsche Gesellschaft für
Internationale Zusammenarbeit

MERC

:

Mangrove Ecosystem Research Centre- Ban nghiên cứu Hệ
sinh thái Rừng ngập mặn

RNM

:

Rừng ngập mặn

SL

:


Số lượng

Stt

:

Số thứ tự

TS

:

Thủy sản

TV

:

Thực vật

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VC

:


Vĩnh Châu

VH

:

Vĩnh Hải

VP

:

Vĩnh Phước

VT

:

Vĩnh Tân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Đặc điểm dân số, số dân nữ, dân tộc ở các xã ven biển ........................ 17

Bảng 3.1.

Thành phần loài cây ngập mặn chính thức của huyện Vĩnh Châu ........ 23


Bảng 3.2.

Một số đặc điểm về các mẫu điều tra (n=480) ...................................... 30

Bảng 3.3.

Thống kê trung bình tỷ lệ câu trả lời đúng của phụ nữ về môi trường
sống và sự phân bố RNM trước tập huấn .............................................. 32

Bảng 3.4.

Kết quả phân tích sự khác biệt nhận thức của phụ nữ giữa các câu và
giữa các xã về môi trường sống và sự phân bố RNM trước tập huấn ... 33

Bảng 3.5.

Sự khác biệt nhận thức của phụ nữ về môi trường sống, sự phân bố
RNM trước tập huấn theo câu ............................................................... 33

Bảng 3.6.

Sự khác biệt về nhận thức của phụ nữ đối với môi trường sống, sự
phân bố RNM trước tập huấn theo xã ................................................... 34

Bảng 3.7.

Thống kê trung bình tỷ lệ câu trả lời đúng của phụ nữ về môi trường
sống và sự phân bố RNM sau tập huấn ................................................. 35


Bảng 3. 8. Sự khác biệt nhận thức của phụ nữ về môi trường sống và sự phân bố
RNM giữa các câu sau khi tập huấn ...................................................... 36
Bảng 3.9.

Kết quả phân tích sự khác biệt nhận thức của phụ nữ về môi trường
sống và sự phân bố RNM giữa các câu và giữa các xã sau khi tập
huấn ....................................................................................................... 36

Bảng 3.10. Sự khác biệt nhận thức của phụ nữ về môi trường sống và sự phân bố
RNM giữa các xã sau khi tập huấn ........................................................ 37
Bảng 3.11. Thống kê trung bình tỷ lệ câu trả lời đúng của phụ nữ về đa dạng
sinh học RNM trước tập huấn ............................................................... 38
Bảng 3.12. Kết quả phân tích sự khác biệt nhận thức của phụ nữ về ĐDSH RNM
trước tập huấn theo câu và theo xã ........................................................ 38
Bảng 3.13. Sự khác biệt nhận thức của phụ nữ về đa dạng sinh học RNM
trước tập huấn theo câu ......................................................................... 39
Bảng 3.14. Thống kê trung bình câu trả lời về các loài thực vật RNM trước tập
huấn ....................................................................................................... 42


Bảng 3.15. Kết quả phân tích sự khác biệt nhận thức của phụ nữ về thực vật
RNM của địa phương trước tập huấn theo loài và theo xã .................... 42
Bảng 3.16. Thống kê trung bình tỷ lệ câu trả lời của phụ nữ về các loài động vật
RNM trước tập huấn .............................................................................. 43
Bảng 3.17. Kết quả phân tích sự khác biệt nhận thức của phụ nữ về động vật
RNM của địa phương trước tập huấn theo loài và theo xã .................... 44
Bảng 3.18. Thống kê trung bình tỷ lệ câu trả lời đúng của phụ nữ về đa dạng sinh
học RNM sau tập huấn .......................................................................... 45
Bảng 3.19. Kết quả phân tích sự khác biệt nhận thức của phụ nữ về ĐDSH RNM
sau tập huấn giữa các câu và giữa các xã .............................................. 45

Bảng 3.20. Thống kê trung bình câu trả lời của phụ nữ về các loài thực vật RNM
sau tập huấn ........................................................................................... 46
Bảng 3.21. Kết quả phân tích sự khác biệt nhận thức của phụ nữ về các loài TV
RNM địa phương sau tập huấn theo xã và theo loài ............................. 47
Bảng 3.22. Sự khác biệt nhận thức của phụ nữ về các loài thực vật RNM sau tập
huấn ....................................................................................................... 48
Bảng 3.23. Thống kê trung bình tỷ lệ câu trả lời của phụ nữ về các loài động vật
RNM sau tập huấn ................................................................................. 49
Bảng 3.24. Thống kê trung bình tỷ lệ chọn lựa của phụ nữ về vai trò RNM trước
tập huấn ................................................................................................. 51
Bảng 3.25. Kết quả phân tích sự khác biệt nhận thức của phụ nữ về vai trò RNM
trước tập huấn ........................................................................................ 52
Bảng 3.26. Thống kê trung bình lựa chọn của phụ nữ về vai trò của RNM sau
tập huấn ................................................................................................. 53
Bảng 3.27. Kết quả phân tích sự khác biệt nhận thức về vai trò RNM của phụ
nữ sau tập huấn theo xã và theo vai trò ................................................. 54
Bảng 3.28. Thống kê trung bình lựa chọn của phụ nữ về nguyên nhân suy giảm
RNM trước tập huấn .............................................................................. 56


Bảng 3.29. Sự khác biệt nhận thức về nguyên nhân suy giảm RNM của phụ nữ
trước tập huấn theo xã ........................................................................... 56
Bảng 3.30. Thống kê trung bình tỷ lệ lựa chọn của phụ nữ về nguyên nhân suy
giảm RNM sau tập huấn ........................................................................ 57
Bảng 3.31. Thống kê trung bình những lo lắng của phụ nữ khi RNM không còn
trước tập huấn ........................................................................................ 59
Bảng 3.32. Thống kê trung bình thái độ của phụ nữ đối với việc khôi phục RNM
trước tập huấn ........................................................................................ 60
Bảng 3.33. Thống kê trung bình tỷ lệ phụ nữ trả lời về vai trò của người phụ nữ
trong việc khôi phục RNM trước tập huấn ............................................ 61

Bảng 3.34. Thống kê trung bình thái độ của phụ nữ đối với hậu quả của việc mất
RNM sau tập huấn ................................................................................. 62
Bảng 3.35. Thống kê trung bình tỷ lệ phụ nữ có thái độ đối với các biện pháp
khôi phục RNM sau tập huấn ................................................................ 63
Bảng 3.36. Thống kê trung bình tỷ lệ phụ nữ trả lời về vai trò của người phụ nữ
sau tập huấn ........................................................................................... 64


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1.

Bản đồ huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng .............................................13

Hình 2.1.

Sơ đồ đường đi chính của các tuyến khảo sát .......................................20

Hình 3.1.

Cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) đang được trồng phục hồi tại Hạt
kiểm lâm huyện Vĩnh Châu ...................................................................26

Hình 3.2.

Quần xã Mấm trắng – Đước đôi ở xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu ......27

Hình 3.3.

Quần xã Bần chua - Mấm trắng.............................................................27


Hình 3.4.

Quần xã Đước đôi..................................................................................28

Hình 3.5.

Quần xã Mấm trắng - Giá - Ôrô ............................................................28

Hình 3.6.

Quần xã Dừa nước ở xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu ...........................29

Hình 3.7.

Biểu đồ về sự thay đổi nhận thức của phụ nữ về thực vật RNM ..........47

Hình 3.8.

Tỷ lệ % các loài ĐV được lựa chọn trước và sau tập huấn ...................50

Hình 3.9.

Biểu đồ về sự thay đổi nhận thức của phụ nữ về các vai trò của RNM
trước và sau tập huấn .............................................................................53

Hình 3.10. Biểu đồ về sự thay đổi nhận thức của phụ nữ về các nguyên nhân suy
giảm RNM trước và sau tập huấn..........................................................58


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng ngập mặn (RNM) trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, có
vai trò và lợi ích kinh tế rất lớn, đặc biệt đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
và bảo vệ môi trường. Rừng ngập mặn đóng vai trò là vùng đệm tự nhiên; bảo vệ đê
biển; hạn chế gió bão, lũ lụt và sóng thần. Rừng ngập mặn là nơi cư trú, là bãi đẻ,
khu vực ươm nuôi con giống của nhiều loài thủy sản và còn là nơi cư trú của nhiều
loài chim, thú.
Tỉnh Sóc Trăng có diện tích bờ biển dài trên 72 km, những năm đầu thập niên
90 của thế kỷ XX, tỉnh có hơn 10.000 ha rừng ngập mặn. Từ năm 1987 phong trào
nuôi tôm sú phát triển, người ta đã phá rừng để lấy đất nuôi tôm. Bên cạnh đó, tình
trạng phá rừng lấy gỗ, làm than diễn ra thường xuyên làm diện tích rừng ngày càng
thu hẹp, chỉ còn hơn 50% diện tích. Năm 2000, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng có
chủ trương giao đất rừng ngập mặn ven biển cho các cá nhân, tổ chức để phát triển
và đi vào sản xuất. Sau gần 5 năm, toàn tỉnh đã trồng được hơn 4.000 ha rừng. Diện
tích rừng ngập mặn hiện nay của tỉnh khoảng 6.033,16 ha, riêng huyện Vĩnh Châu
có 3.600 ha.
Diện tích rừng ngập mặn của tỉnh Sóc Trăng bị suy giảm do nhiều nguyên nhân
khác nhau, trong đó có nguyên nhân chuyển đổi đất rừng ngập mặn sang nuôi tôm tự
phát, thiếu quy hoạch ở nhiều địa phương ven biển, trình độ nhận thức của một số
người dân về vai trò của rừng ngập mặn đối với môi trường còn thấp. Tỉnh Sóc Trăng
có 3 dân tộc anh em chiếm đa số là dân tộc Kinh khoảng 65,28%, dân tộc Khmer
chiếm 28,85%, dân tộc Hoa chiếm 5,86%. Riêng huyện Vĩnh Châu dân tộc Khmer
chiếm đến 52,96%.
Dân cư vùng ven biển huyện Vĩnh Châu phần đông là dân tộc Khmer nghèo
khổ. Cuộc sống của người dân vùng ven biển đa số gắn liền với hệ sinh thái của
rừng ngập mặn. Tuy nhiên do sức ép về kinh tế và dân số, do sự hiểu biết của người
dân còn hạn chế, công tác phổ biến kiến thức về vai trò của RNM đến cộng đồng
dân cư ven biển chưa được quan tâm nhiều. Nâng cao ý thức cho phụ nữ vùng ven



2

biển là việc làm hết sức cấp thiết, để họ hiểu về tác dụng to lớn của rừng ngập mặn
trong việc bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển, gia tăng sản lượng tôm, cá,…Từ đó
dân cư vùng ven biển có thái độ đúng đắn, có hành vi thân thiện với rừng ngập mặn.
Phụ nữ vừa là người vợ, vừa là người mẹ sẽ tác động tích cực đến những người con,
người chồng trong gia đình trong việc bảo vệ và trồng rừng ngập mặn.
Từ những vấn đề cấp thiết đó chúng tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục nâng cao
nhận thức về vai trò của rừng ngập mặn cho phụ nữ sống ở vùng ven biển huyện
Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng”.
2. Mục tiêu của đề tài
Cung cấp những kiến thức về đặc điểm, về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập
mặn và hậu quả của việc chặt phá rừng ngập mặn cho phụ nữ vùng ven biển của
huyện Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ rừng ngập mặn,
bảo vệ đa dạng sinh học.
3. Giới hạn của đề tài
Giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của rừng ngập mặn cho phụ nữ từ 20
tuổi trở lên sống ở vùng ven biển của 6 xã thuộc huyện Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng.
4. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình của phụ nữ các xã điều tra: số hộ dân, số phụ nữ, trình độ văn hóa,
dân tộc, nghề nghiệp.
- Hiện trạng rừng ngập mặn thuộc các xã điều tra. Tình hình đánh bắt và nuôi
trồng các loại thủy hải sản của huyện và các xã điều tra.
- Điều tra nhận thức của phụ nữ về: sự phân bố của rừng ngập mặn; hiểu biết
về thực vật, động vật rừng ngập mặn; vai trò của rừng ngập mặn, nguyên nhân làm
suy thoái rừng ngập mặn, hậu quả và hướng giải quyết.
- Tổ chức tập huấn về rừng ngập mặn cho phụ nữ vùng ven biển có rừng ngập
mặn của huyện Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng.

5. Ý nghĩa của đề tài
Nâng cao nhận thức cho phụ nữ sống ở vùng ven biển, từ đó góp phần nâng
cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của rừng ngập mặn trong tình hình biến đổi


3

khí hậu như hiện nay.
Góp phần làm rõ vai trò của rừng ngập mặn, từ đó người dân có ý thức bảo vệ
và trồng rừng ngập mặn ven biển.


4

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình giáo dục rừng ngập mặn trên thế giới
Theo The Food and Agriculture Organization (FAO) (2007), trên thế giới còn
khoảng 124 quốc gia có rừng ngập mặn, với tổng diện tích là 15.231.000 ha. Trong
đó Châu Phi có 3.160.000ha, Châu Á có 5.858.000ha, Châu Mỹ có 4.241.000ha,
Châu Đại Dương 1.972.000ha. Một số nước có diện tích rừng ngập mặn lớn là:
Indonesia (2.900.000 ha), Brazil (1.000.000 ha), Australia (1.451.000 ha), Mexico
(820.000 ha), Cuba (547.500 ha), Malaysia (565.000 ha), Myanmar (507.000 ha),
Bangladesh (476.000 ha), Ấn Độ (448.000 ha) [31].
Ở Châu Phi, từ năm 1980 đến năm 2005 diện tích rừng ngập mặn bị mất
khoảng 500.000ha, với những tổn thất lớn xảy ra ở Gabon, Sierria Leone, Cộng
Hòa Dân chủ Congo,…do chuyển đổi đất rừng ngập mặn sang trồng lúa, nuôi tôm,
xây dựng cơ sở hạ tầng. Ở Mauritius chương trình trồng rừng ngập mặn đã bắt đầu
thành công vào những năm 1980. Ở Kenya, năm 1982, tổng thống ra lệnh cấm khai
thác rừng ngập mặn. Ở Sierria Leone, những nổ lực đã được thực hiện để phục hồi
rừng ngập mặn bị xuống cấp và kiểm soát việc khai thác rừng ngập mặn vào cuối

những năm 1980. Đầu những năm 1990, ở Congo có một số hoạt động để nâng cao
nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của việc quản lí bền vững các hệ sinh
thái ven biển, xem như là một nguồn an ninh lương thực của nhân dân địa phương.
Hoạt động giáo dục nhận thức về vai trò của rừng ngập mặn cũng đang diễn ra ở
Gambia, Seychelles và Nam Phi. Hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng ngập mặn
ở các quốc gia thuộc Châu Phi đang được phát triển ở mức cộng đồng. Chương
trình trồng rừng được bắt đầu vào những năm 1980 và vẫn tiếp tục cho đến nay
[31].
Tại Camaron, rất nhiều chương trình và chiến lược đưa ra nhằm sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn, chương trình cũng truyền đạt cách thức
để thúc đẩy việc quản lí tài nguyên thiên nhiên và tuân thủ các qui định, luật lệ cũng
như nâng cao nhận thức của người dân [31].


5

Ở Châu Á có 25 nước có rừng ngập mặn, như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Nhật Bản, Bangledesh, Malaysia, Mianmar, Inđonesia, Pakistan,… Bảo tồn và khôi
phục lại rừng ngập mặn đang được thực hiện ở nhiều nước thuộc khu vực Châu Á.
Vào những năm 1990 Chính Phủ Pakistan và Liên Minh Bảo Tồn Thiên Nhiên
Quốc Tế (IUCN) hợp tác khôi phục 19.000ha rừng ngập mặn gồm Mấm và Đước.
Năm 1999, khoảng 17.000ha rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Ấn đã được phục
hồi với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới. Các mối đe dọa và thiệt hại về rừng ngập
mặn ở các nước Châu Á vẫn đang là một vấn đề lớn. Nhận thức của cộng đồng về
tầm quan trọng của rừng ngập mặn đang được chú ý như hoạt động trồng rừng,
phục hồi, bảo vệ rừng ngập mặn với mục đích bảo tồn tại Bangladesh, Ấn Độ,
Inđonesia, …Nhiều nước đã ban hành luật và qui định để bảo vệ khu vực rừng ngập
mặn còn lại và giảm thiểu thiệt hại trên diện rộng. Nhiều quốc gia đã phê chuẩn
Công ước Ramsar về Đất ngập nước, rừng ngập mặn được xem như khu vực bảo
tồn đa dạng sinh học [31].

Ở Châu Mỹ, chính quyền địa phương đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng
của rừng ngập mặn về giá trị thẩm mỹ, kinh tế sinh thái và môi trường. rừng ngập
mặn ngày càng được phục hồi bằng cách trồng cây ngập mặn trong các ao nuôi tôm
bỏ hoang, giảm diện tích đầm nuôi tôm. Tháng 4 năm 2005, tại Bahama một loạt
các hoạt động được tổ chức để nâng cao nhận thức trong cộng đồng do Bộ Giáo
Dục và Du Lịch và các nhóm nhà môi trường thực hiện [31].
Đứng trước nguy cơ rừng ngập mặn ở nhiều nơi trên thế giới bị phá hủy, một
dự án “Mangrove Action Project (MAP)” có trụ sở tại bang Washington, Mỹ được
thành lập từ năm 1992 có nhiệm vụ khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn; tuyên
truyền, giáo dục cộng đồng và học sinh trên toàn thế giới hiểu biết về rừng ngập
mặn, có ý thức và hành động bảo vệ hệ sinh thái này. MAP đã hình thành mạng lưới
quốc tế có 60 quốc gia, trên 450 Tổ chức phi chính phủ (non-governmental
organization-NGO), 300 nhà khoa học và chuyên gia tham gia. Hàng năm, MAP đã
tổ chức cho trẻ em ở các nước Mỹ, Colombia, El Salvador, Ecuador, Nigeria,
Keynia, Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Việt Nam …


6

tham gia vẽ tranh về rừng ngập mặn [47].
1.2. Tình hình giáo dục RNM ở Việt Nam
Với vai trò to lớn của RNM đối với việc bảo vệ môi trường, ở Việt Nam đã có
một số công trình nghiên cứu giáo dục cộng đồng về vai trò của rừng ngập mặn.
Từ năm 1991-2001, Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn
(MERC) đã tổ chức 136 lớp tập huấn cho cộng đồng ở 8 tỉnh (Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh) về vai trò
và lợi ích rừng ngập mặn, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Trong năm 2001 và 2002
MERC đã tổ chức 20 lớp tập huấn cho giáo viên cốt cán các trường tiểu học và
Trung học cơ sở về vai trò và lợi ích của rừng ngập mặn; 12 lớp cho học sinh tham
quan học tập tại trạm Nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn, qua đó đã góp phần

tích cực cho việc tuyên truyền và giáo dục trong công tác nâng cao nhận thức của
cộng đồng đối với vai trò của rừng ngập mặn.
MERC đã tổ chức triển lãm lưu động vì màu xanh rừng ngập mặn phục vụ
cho mọi tầng lớp nhân dân nhiều xã ven biển thuộc hai tỉnh Thái Bình và Nam
Định, qua đó giúp họ hiểu rõ hơn vai trò và lợi ích của rừng ngập mặn để mọi người
có trách nhiệm và ý thức hơn trong việc quản lí và bảo vệ rừng ngập mặn, coi đó là
tài sản của đia phương mình, của con cháu mai sau, mất rừng họ không còn nơi
kiếm sống hàng ngày, thiên tai đe dọa [5].
Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2001) đã tiến hành một số hoạt động tuyên
truyền, giáo dục qua chương trình “Vì màu xanh rừng ngập mặn ” tại các xã Giao
Lạc (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), xã Thụy Trường (huyện Thái Thụy,tỉnh
Thái Bình) và xã Nam Phú (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) bằng nhiều hình thức
khác nhau, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân địa phương về hệ sinh thái rừng
ngập mặn, từ đó có ý thức bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn [7].
Nguyễn Thị Kiều Oanh và Phan Nguyên Hồng (2001) đã khảo sát hiệu quả
của việc tổ chức cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó tham quan học tập tại
Trạm Nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định. Qua chuyến tham quan học tập, các em học sinh được tìm hiểu về


7

các kiến thức liên quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn [7].
Năm 2002, Trần Minh Phượng và cộng sự đã nghiên cứu về hiệu quả tuyên
truyền và giáo dục về rừng ngập mặn cho học sinh Trung học cơ sở ven biển tại hai
tỉnh Thái Bình và Nam Định với hai phương thức tuyên truyền là: (1) tổ chức tham
quan và học tập tập trung; (2) xây dựng phòng trưng bày đa dạng sinh học. Qua đó
đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ven biển và rừng ngập mặn cho học sinh, góp
phần xây dựng mô hình tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng ngập
mặn và môi trường cho học sinh Trung học cơ sở ven biển [5].

Trần Minh Phượng và cộng sự (2002) cũng đã tổ chức nâng cao nhận thức cho
cộng đồng ở các vùng ven biển có rừng ngập mặn trồng ở 7 xã thuộc 4 huyện Giao
Thủy, Nghĩa Hưng (Nam Định), và huyện Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình) bằng
biện pháp phổ biến và cung cấp kiến thức về rừng ngập mặn qua bài giảng, triển
lãm tranh, chiếu phim về rừng ngập mặn; tổ chức các trò chơi tập thể như trò chơi
“Hái hoa rừng ngập mặn”, “Xé dán tranh về rừng ngập mặn”...và biểu diễn các tiết
mục văn nghệ nhằm cung cấp kiến thức về rừng ngập mặn [5].
Nguyễn Thị Hương (2002) nghiên cứu nâng cao nhận thức cho cộng đồng tại
vùng rừng ngập mặn ở xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy. Với mục tiêu là giáo dục
cho học sinh những hiểu biết về rừng ngập mặn của địa phương, tuyên truyền gián
tiếp giáo dục cộng đồng về bảo vệ, phát triển môi trường ven biển và rừng ngập
mặn; tác giả đã tiến hành các hoạt động như: giảng dạy lồng ghép trong các bài của
môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lí; tổ chức các buổi ngoại khóa, tổ chức các
cuộc thi về tìm hiểu môi trường ven biển, phát động vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh,
viết thơ văn về rừng ngập mặn, tổ chức cho học sinh tham quan, xây dựng nội san
dán panô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền nơi công cộng [5].
Phạm Thế Dương, đã nghiên cứu một số hình thức tổ chức giáo dục về tác
dụng và bảo vệ rừng ngập mặn cho học sinh ở trường Trung học cơ sở Nam Phú.
Các hình thức tổ chức bao gồm: Đưa nội dung giáo dục về rừng ngập mặn vào kế
hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường; lồng ghép nội dung về
rừng ngập mặn vào các môn học (sinh học, địa lí, toán, lí, hóa, văn, giáo dục công


8

dân); gắn hoạt động học tập của nhóm học sinh yêu Sinh học với nghiên cứu về
rừng ngập mặn; tổ chức các cuộc thi, các trò chơi tìm hiểu về rừng ngập mặn; tổ
chức tham quan rừng ngập mặn; xây dựng phòng trưng bày về rừng ngập mặn [5].
Phạm Thị Hòa (2002) nghiên cứu tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội
tham gia bảo vệ bền vững rừng ngập mặn ven biển huyện Giao Thủy. Tác giả đã

nhận định rằng việc trồng cây ngập mặn rất quan trọng, nhưng việc bảo vệ và chăm
sóc chúng còn quan trọng và khó khăn hơn, do đó cần phải tuyên truyền, giáo dục,
vận động tất cả mọi lực lượng xã hội tham gia vào việc chăm sóc bảo vệ rừng ngập
mặn. Tác giả đề cập các biện pháp tuyên truyền như là tập huấn về kỹ thuật trồng
rừng, lợi ích to lớn của rừng ngập mặn; tuyên truyền thông qua đài phát thanh của
huyện, xã; dán khẩu hiệu nói về lợi ích rừng ngập mặn; Phát tài liệu tuyên truyền về
rừng ngập mặn cho các hộ dân và học sinh các xã ven biển; phối hợp với phòng
Giáo Dục và ĐàoTạo tập huấn ngoài giờ cho học sinh trường Trung học cơ sở về
kiến thức rừng ngập mặn; tổ chức thi viết về sáng tác thơ ca, viết truyện, thi tìm
hiểu về rừng ngập mặn. Qua việc tuyên truyền, giáo dục đã giúp cho hàng trăm
người dân, hàng nghìn học sinh có thêm những kiến thức về rừng ngập mặn, họ sẽ
là những người tuyên truyền tích cực trong việc giúp cộng đồng hiểu được giá trị
của rừng ngập mặn, tham gia chăm sóc, bảo vệ bền vững rừng ngập mặn [5].
Năm 2003, Phan Nguyên Hồng và cộng sự nghiên cứu một số phương thức
tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn cho cộng đồng dân cư ven
biển. Các tác giả đã nghiên cứu 3 phương thức tuyên truyền: (1) sáng tác “ Rừng
ngập mặn, hôm qua, hôm nay và ngày mai”; (2) cuộc thi “Tìm hiểu về rừng ngập
mặn ”; (3) Triễn lãm “Vì màu xanh rừng ngập mặn ” ở xã Thụy Hải, xã Thái Đô và
xã Thái Thượng – huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; Xã Nghĩa Phúc, xã Nghĩa Lợi
và xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu cho biết
phương thức tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu rừng ngập mặn ” là phương thức tuyên
truyền hiệu quả nhất để nâng cao nhận thức về rừng ngập mặn của cộng đồng dân
cư ven biển [7].


9

Trần Minh Phượng và Phan Thị Minh Nguyệt (2003), nghiên cứu hiệu quả
tuyên truyền thông qua xây dựng “Câu lạc bộ rừng ngập mặn ” trong các trường
trung học cơ sở ven biển. Các phương thức tuyên truyền đã mang lại hiệu quả cao

trong việc giáo dục cho học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những
con người năng động, sáng tạo có ý thức cao trong việc bảo vệ tài nguyên rừng
ngập mặn [7].
Việt Nam đã nổ lực để phục hồi rừng ngập mặn, các hoạt động trồng rừng bắt
đầu vào năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, và được mở rộng vào đầu năm
1990, đã phục hồi được gần 53.000ha rừng ngập mặn. Nhiều tổ chức phi Chính phủ
đã hỗ trợ các dự án phục hồi rừng ngập mặn, với tổng số 14.000ha rừng ngập mặn
được trồng ở các tỉnh khác nhau. Sự thành công của những nổ lực phục hồi rừng
ngập mặn ở Việt Nam nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan tài trợ với chính quyền
địa phương, giữa chính quyền với nhân dân [31].
Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ - the Deutsche Gesellschaft für
Technische Zusammenarbeit) thực hiện dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên ở
tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam”. Mục tiêu tổng thể của dự án là bảo vệ và sử dụng đất
ngập nước ven biển của tỉnh Sóc Trăng, giúp cho các nhóm dân cư nghèo tham gia
nhiều hơn vào quá trình khai thác, sử dụng vùng ven biển một cách bền vững về
mặt kinh tế cũng như sinh thái. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng phát triển
kỹ thuật quản lý hành chính trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Đồng thời, hỗ trợ các chương trình đào tạo, thông tin và tuyên truyền để nâng cao ý
thức của người dân trong việc khai thác và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Dự án
được thực hiện trong 5 năm kể từ tháng 12/2006 và kết thúc vào tháng 11/2011 ở
các huyện ven biển Cù Lao Dung, Long Phú, và Vĩnh Châu [41].
Năm 2010, Trung tâm con người và Thiên nhiên đã nghiên cứu nhận thức của
cộng đồng về môi trường và quản lí tài nguyên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng.
Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ nhận thức và thái độ cộng đồng địa phương và
các bên có liên quan về vấn đề môi trường và quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên vùng ven biển ở địa bàn ba huyện Cù Lao Dung, Vĩnh Châu và Long


10


Phú (tỉnh Sóc Trăng), đồng thời hướng dẫn và hợp tác với cán bộ dự án tại địa
phương thực hiện các hoạt động nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của dự án gồm:
nhóm cộng đồng địa phương; nhóm cán bộ chính quyền và tổ chức xã hội của địa
phương ở cấp tỉnh, huyện và xã; nhóm các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến
thủy sản [20].
Lý Hòa Khương, 2010. Mô hình phục hồi, quản lí hệ sinh thái RNM theo
hướng đồng quản lí. Trong: Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Kim Cúc, Phục hồi và
quản lí hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tuyển tập hội
thảo quốc gia Cần Giờ - Thành Phố Hồ Chí Minh, 23- 25/11/2010. Mô hình đồng
quản lí có sự tham gia của chính quyền địa phương và có cả sự tham gia của cộng
đồng dân cư ven biển trong việc trồng, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập
mặn phòng hộ ven biển [13].
Năm 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Ban Quản lý
Dự án quản lý nguồn tài nguyên tỉnh Sóc Trăng tổ chức lớp tập huấn về “Biến đổi
khí hậu và tầm quan trọng của rừng ngập mặn” cho 140 giáo viên, ở các trường
Trung học cơ sở và Trung học phổ thông của 2 huyện Trần Đề và Cù Lao Dung.
Lớp tập huấn đã giúp cho các giáo viên hiểu sâu về môi trường, về biến đổi khí hậu,
và tầm quan trọng của rừng ngập mặn để bổ sung nguồn kiến thức phục vụ giảng
dạy cho học sinh [50].
Từ năm 2008 đến 2010, GTZ đã tổ chức các cuộc thi vẽ tranh trong thanh
thiếu niên, học sinh với các chủ đề khác nhau nhằm truyền thông nâng cao nhận
thức trong học sinh và cộng đồng tại tỉnh Sóc Trăng về những tác động của biến đổi
khí hậu ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học, nguồn lợi tài nguyên và môi trường
sống [51].
Năm 2008, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đã phối hợp với Phòng Giáo
dục tổ chức hội thi tìm hiểu rừng ngập mặn Cần Giờ cho các em học sinh Tiểu học
trong địa bàn huyện qua 3 nội dung chính: Phần tự giới thiệu về các hoạt động bảo
vệ môi trường của các trường; phần thi hùng biện và phần tiểu phẩm tự biên có nội
dung cũng như đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn



11

Cần Giờ nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung. Qua hội thi, bước đầu đã mang
lại hiệu quả trong việc thực hiên công tác giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ nói riêng và môi trương nói chung cho
học sinh tiểu học trên địa bàn huyện [36].
Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ tổ chức hội thi “Sắc xanh rừng ngập
mặn” (2010) dành cho học sinh tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Cần
Giờ. Hình thức tham gia dự thi là sáng tác thơ, viết văn về rừng ngập mặn. Qua hội
thi giúp các em tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của rừng ngập mặn, từ đó nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên rừng ngập mặn [37].
Dự án Nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường trong
cộng đồng dân cư được triển khai, thực hiện rất thành công tại xã Tam Thôn Hiệp
và các xã còn lại của Dự án quản lí rừng ngập mặn Cần Giờ. Với hình thức lồng
ghép tuyên truyền vào các buổi họp ấp, họp tổ ở mỗi xã. Qua đó người dân thấy
được vai trò, lợi ích, giá trị mà rừng ngập mặn mang lại, từ đó kêu gọi mọi người
chung tay bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết
thực [38].
Năm 2009, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo cùng Hội chữ thập đỏ huyện Yên
Hưng phối hợp tổ chức hội thi “Hiểu biết về rừng ngập mặn, phòng ngừa và ứng
phó thảm họa tại Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh” cho một số học sinh của 06 trường
Tiểu học: Phong Hải, Phong Cốc, Yên Giang, Hiệp Hòa, Hà An và Ngô Quyền.
Qua hội thi đã gửi thông điệp đến các thầy cô giáo, các em học sinh cùng các bậc
phụ huynh nói riêng và người dân trên địa bàn huyện Yên Hưng nói chung hãy bảo
vệ, chăm sóc và giữ gìn hệ thống rừng ngập mặn, nó là “những bức tường thành
vững chắc và kiên cố trong công tác ngăn chặn thảm họa bão và lũ lụt” [43].
Phòng Giáo Dục và Đào Tạo phối hợp với Hội chữ thập đỏ Thành Phố Hạ
Long (2009) tổ chức hội thi “Hiểu biết về rừng ngập mặn và phòng ngừa, ứng phó
thảm họa” (2009) dành cho một số học sinh thuộc 04 trường Tiểu học của Thành

Phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với các nội dung: màn chào hỏi, tiểu phẩm, trắc
nghiệm kiến thức và hùng biện. Thông qua hội thi nhằm giúp các em hiểu biết về


12

rừng ngập mặn, bảo vệ và trồng rừng ngập mặn nhằm giảm thiểu những tai họa do
tác động của việc thay đổi khí hậu gây ra [44].
Hưởng ứng cuộc thi “Hiểu biết về rừng ngập mặn và phòng ngừa, ứng phó
thảm họa” do Hội Chữ thập đỏ phát động, trường tiểu học Cao Xanh-Thành Phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức cho 50 học sinh tham dự dưới hình thức “Rung
chuông vàng” (2009) [42].
Năm 2009, nhiều trường tiểu học ở Quảng Ninh tham gia cuộc thi “Hiểu biết
về rừng ngập mặn và phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ”. Qua cuộc thi, học sinh ở các
trường Tiểu học được nâng cao về nhận thức và hiểu biết về rừng ngập mặn và
phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ. Qua đó, tuyên truyền sâu rộng trong học sinh và
nhân dân về tác dụng của hệ sinh thái rừng ngập mặn và công tác phòng ngừa, ứng
phó thảm hoạ dựa vào cộng đồng. Từ đó giúp người dân chủ động trong việc bảo
vệ, khai thác và phát huy tiềm năng to lớn của hệ sinh thái rừng ngập mặn [49].
Năm 2010, tại Khu bảo tồn thiên nhiên vườn chim tỉnh Bạc Liêu, Ban quản lý
Dự án Quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ven biển tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật gieo ươm cây con
rừng ngập mặn cho 10 trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông được
chọn thí điểm tham gia cuộc thi “Chăm sóc vườn ươm rừng ngập mặn”. Cuộc thi
“Chăm sóc vườn ươm” được phối hợp tổ chức đã thu hút trên 30 trường Tiểu học,
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa
Bình, huyện Giá Rai và huyện Đông Hải đăng ký tham gia. Mục đích của cuộc thi
này nhằm nâng cao nhận thức của các em học sinh về giá trị của rừng ngập mặn
ven biển thông qua hoạt động thực tiễn [35].
1.3. Đặc điểm tự nhiên và xã hội huyện Vĩnh Châu


1.3.1. Vị trí địa lí
Vĩnh Châu là một trong số 11 huyện, thành phố của tỉnh Sóc Trăng. Tiếp giáp
tỉnh Bạc Liêu ở phía Tây, phía Bắc tiếp giáp với huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề, phía
Đông và phía Nam tiếp giáp với biển Đông, với chiều dài bờ biển khoảng 43km.
Phần đất liền của huyện có tọa độ địa lí từ 10040’-10080’ độ vĩ Bắc và 106005’106042’độ kinh Đông.


13

Hình 1.1. Bản đồ huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Châu, 2010) [17].
Vùng ven biển của huyện Vĩnh Châu kéo dài từ cửa Mỹ Thanh, một nhánh của
sông Hậu đến ranh giới với tỉnh Bạc Liêu. Vùng này bao gồm 6 xã và 01thị trấn:
Vĩnh Hải, Lạc Hòa, Vĩnh Châu,Vĩnh Phước, Vĩnh Tân, Lai Hòa và thị trấn Vĩnh
Châu.

1.3.2. Đặc điểm địa hình
Vĩnh Châu là huyện đồng bằng ven biển, địa hình chung không cao, hướng
dốc thấp dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, tạo thành những khu trũng giữa
các dòng cát. Các dạng địa hình chính của huyện gồm:
Địa hình cao: diện tích 3.270ha, chiếm 7,5% ở các khu dân cư và theo trục
tĩnh lộ từ xã Lai Hòa đến xã Vĩnh Hải, chủ yếu là dòng cát, tính chất đất là cát-thịt
nhẹ ít bị nhiễm phèn, nhưng vẫn bị nhiễm mặn.
Địa hình trung bình: diện tích 15.830ha, chiếm 36,6% phân bố chủ yếu từ xã
Lai Hòa đến xã Vĩnh Phước, thời gian ngập nước từ 4-6 tháng.
Địa hình thấp: phân bố đều khắp các xã, tập trung nhiều ở phía Bắc xã Vĩnh
Châu, Khánh Hòa và Hòa Đông với diện tích 18.420ha, chiếm 39,8%.



14

Địa hình trũng: diện tích 5.300ha, chiếm 12,3% chủ yếu là bãi lầy ven biển,
đất ngập nước mặn quanh năm.

1.3.3. Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu huyện Vĩnh Châu chia làm hai
mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau.
- Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 20,080C, cao nhất 280C vào tháng 4
hàng năm, thấp nhất 25,20C vào tháng 12 - 1 hàng năm.
- Lượng mưa trung bình năm 1.846mm.
- Gió thay đổi theo hai mùa rõ rệt, gió Đông Bắc từ tháng 12 - 4, gió Tây Nam
từ tháng 5 - 11, tốc độ gió trung bình năm trung bình năm 2,3m/s, mỗi năm bình
quân có 30 - 60 cơn giông.

1.3.4. Chế độ thủy văn
Vùng ven biển của huyện Vĩnh Châu chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn từ
sông Mê Công, chế độ thủy triều của biển Đông và các dòng hải lưu dưới tác động
của hoàn lưu gió mùa. Tác động tổng hợp của các yếu tố này tạo nên quá trình bồi
tụ và xói lở ở vùng biển.
Chế độ triều chủ yếu là bán nhật triều không đều, hướng xâm nhập triều từ cửa
sông Mỹ Thanh với biên độ triều tương đối ổn định, bình quân mức 3m và lớn nhất
3,5m, càng vào sâu biên độ triều càng giảm.
Chế độ thủy văn của huyện bị chi phối bởi nước mặn, chịu ảnh hưởng mạnh từ
thủy triều sông Mỹ Thanh, sông Cổ Cò Bạc Liêu bao quanh huyện và biển Đông.
Hệ thống sông rạch chính trên địa bàn huyện có sông Mỹ Thanh dài 27km,
sông Cổ Cò-Bạc Liêu dài 22,8km, rạch Trà Nho dài 6,8km, rạch Om Trà Nỏ dài
12,8km, rạch Sâu dài 11km, Kênh Trà Niền dài 32,5km, rạch Trà Giao dài 3km,
rạch Xẻo Tre dài 8,5km. Ngoài ra, còn có nhiều kênh rạch nhỏ trong nội địa làm

nhiệm vụ cấp nước, tiêu xả phèn phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản.


×