BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
VŨ THỊ MIỀN
HỆ THỐNG TRƯỜNG NGHỀ Ở NAM KỲ
THỜI PHÁP THUỘC (1861 – 1945).
LUẬN VÃN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
VŨ THỊ MIỀN
HỆ THỐNG TRƯỜNG NGHỀ Ở NAM KỲ
THỜI PHÁP THUỘC (1861 – 1945).
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VÃN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS KH LỊCH SỬ. LÊ HUỲNH HOA
Thành phố Hồ Chí Minh 2011
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Lịch Sử và Phòng Sau Đại học
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình học tập tại trường
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến T.s Lê Huỳnh Hoa, cô đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn và hỗ trợ em tìm tài liệu ởTrung
tâm lưu trữ Quốc gia II tại T.p Hồ Chí Minh.
Con xin cảm ơn bố mẹ, gia đình và đặc biệt em xin cảm ơn anh – người
bạn đời của em, đã đồng hành cùng em vượt qua mọi khó khăn trong thời
gian qua.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong
các công trình khác.
HỌC VIÊN CAO HỌC
Vũ Thị Miền
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................. 3
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................... 4
MỤC LỤC ....................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................... 7
Mức lương của các quản đốc xưởng Trường Dạy nghề Sài Gòn
năm 1904. ......................................................................................... 7
MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG NGHỀ Ở NAM KỲ
THỜI PHÁP THUỘC (1861 – 1945) .......................................... 10
1.1. Bối cảnh lịch sử - chính trị. ................................................................. 10
1.2. Chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Đông Dương và Nam Kỳ.
....................................................................................................................... 12
1.3. Tiền đề kinh tế - xã hội. ....................................................................... 18
1.3.1. Tiền đề kinh tế. ......................................................................................... 18
1.3.2. Tiền đề văn hóa - xã hội. .......................................................................... 21
1.4. Điều kiện địa lí tự nhiên....................................................................... 24
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG TRƯỜNG NGHỀ Ở NAM KỲ
THỜI PHÁP THUỘC (1861 – 1945). ......................................... 30
2.1. Giáo dục nghề ở Nam Kỳ trước năm 1861. ....................................... 30
2.2. Hệ thống trường nghề ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1861 – 1945). .. 32
2.2.1. Mục đích, chủ trương thành lập trường nghề của thực dân Pháp ở Đông
Dương và Nam Kỳ. ............................................................................................. 32
2.2.2. Sự ra đời và phát triển của hệ thống trường nghề ở Nam Kỳ thời Pháp
thuộc (1861 – 1945). ........................................................................................... 34
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ HỐNG
TRƯỜNG NGHỀ ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI NAM KỲ THỜI
PHÁP THUỘC (1861 – 1945). ..................................................... 84
3.1. Một vài đặc điểm của hệ thống trường nghề ở Nam Kỳ thời thuộc
Pháp. ............................................................................................................. 84
3.2. Ảnh hưởng của hệ thống trường nghề đến kinh tế - xã hội Nam Kỳ
thời kì 1861 – 1945....................................................................................... 88
3.2.1. Đóng góp đối với kinh tế Nam Kỳ thời kì 1861 - 1945............................ 88
3.2.2. Góp phần biến đổi cơ cấu xã hội Nam Kỳ thời thuộc Pháp. .................... 92
3.3.3. Ảnh hưởng của giáo dục chuyên nghiệp đến đời sống văn hóa – tư tưởng
Nam Kỳ thời kì Pháp thuộc. ............................................................................... 95
Tiểu kết chương 3. ........................................................................ 98
KẾT LUẬN ................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ THƯ MỤC SÁCH .................. 102
PHỤ LỤC ........................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
NỘI DUNG
TT
1
Bảng 1
Thống kê ngân sách đầu tư vào giáo dục công đã đăng ký
2
Bảng 2
Chi phí của Trường Dạy nghề Sài Gòn (1891 - 1899)
3
Bảng 3
Mức lương của các quản đốc xưởng Trường Dạy nghề Sài
Gòn năm 1904.
4
5
6
7
8
9
10
Bảng 4
Một số sản phẩm do học sinh của Trường Dạy nghề Thủ
Dầu Một thực hiện trong năm 1904.
Bảng 5
Kinh phí hoạt động của Trường Dạy nghề Biên Hòa
(1903 – 1913).
Bảng 6
Số lượng và mức lương dành cho các học sinh phụ tá ở các
nghề năm 1907.
Bảng 7
Số lượng học sinh theo học tại Trường Dạy nghề Biên Hòa
(1903 - 1944).
Bảng 8
Tiền thưởng dành cho các học sinh trường Dạy nghề Biên
Hòa năm 1905.
Bảng 9
Một số học sinh tốt nghiệp từ Trường Dạy nghề Biên Hòa.
Bảng 10
Số lượng học sinh của một số trường nghề ở Nam Kỳ
11 Bảng 11
(1917 - 1923).
Số công nhân chuyên nghiệp ở Việt Nam năm 1906.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Thực hiện chính sách “chia để trị” thực dân Pháp đã tiến hành thành
lập Liên bang Đông Dương ngày 17.10.1887, theo Sắc lệnh này lãnh thổ
Việt Nam bị chia cắt làm 3 kì: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Cũng từ đó,
với 3 chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kỳ, Trung Kỳ là hai xứ bảo hộ, nửa bảo
hộ; còn riêng Nam Kỳ là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm, tên Việt Nam
bị xóa bỏ trên bản đồ thế giới.
Tách khỏi quỹ đạo chung của nước Việt Nam phong kiến dưới sự trị vì
của nhà Nguyễn, hưởng quy chế chính trị – kinh tế, văn hóa, xã hội riêng biệt
dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp, Nam Kỳ dần trở thành một
vùng “lãnh thổ hải ngoại của Pháp” giống như các thuộc địa khác của Pháp
ở Châu Phi. Từ đây, một trung tâm thương mại, nông nghiệp, giao thông vận
tải lớn, một địa bàn quân sự quan trọng của Pháp ở Đông Dương ra đời.
Để thu được lợi nhuận tối đa và phục vụ đắc lực cho công cuộc cai trị,
song song với công cuộc khai thác thuộc địa về kinh tế là công cuộc “chinh
phục trái tim” người “bản xứ”. Do đó, bên cạnh các biện pháp chính trị,
kinh tế, hành chính và tư pháp, thực dân Pháp còn sử dụng các công cụ hỗ
trợ như văn hóa, giáo dục,… trong đó có giáo dục chuyên nghiệp nhằm đào
tạo một đội ngũ “vừa đủ” những người thừa hành và làm công cho Pháp.
Mặc dù, sự chú ý này, chỉ dừng lại ở sự ra đời của các trường nghề và
hoạt động trong khuôn khổ chật hẹp theo ý đồ của người Pháp nhưng với
những tác dụng ngoại ý, sự thiết lập hệ thống giáo dục chuyên nghiệp Nam
Kỳ đã có những ảnh hưởng đến đời sống văn hóa – tư tưởng cũng như góp
phần làm thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội Nam Kỳ thời kì này.
Nam Kỳ thuộc Pháp từ lâu đã thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều
nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên
quan đến mảnh đất này vẫn còn là đề tài mở cho các nhà nghiên cứu.
Trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục ở Nam Kỳ thời thuộc địa, dù thời
gian qua đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến giáo dục phổ
thông, quan hệ Pháp – Việt trên lĩnh vực văn hóa… nhưng trong bức tranh
tổng thể của giáo dục Nam Kỳ thời kì này vẫn còn thiếu những mảnh ghép
về giáo dục chuyên nghiệp. Vì thế, cần một sự khảo cứu chuyên sâu hơn nữa
về giáo dục đào tạo nghề để tạo nên sự hoàn chỉnh của chỉnh thể giáo dục
Nam Kỳ thời Pháp thuộc.
Cùng với những nghiên cứu về nền học chính Bắc Kỳ và Trung Kỳ
thời thuộc Pháp, những hiểu biết về hệ thống trường nghề Nam Kỳ trong lịch
sử sẽ đưa đến cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử giáo dục Việt Nam thời kì
này; lí giải một số hiện tượng lịch sử kinh tế, xã hội Nam Kỳ từ trước cho
đến nay... Đồng thời, tìm hiểu giáo dục chuyên nghiệp Nam Kỳ thời kì này
trên quan điểm khách quan khoa học sẽ mang lại cho những nhà hoạch định
chính sách giáo dục Việt Nam đương đại cũng như các nhà quản lí giáo dục
khu vực Nam Bộ ít nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo, hướng nghiệp
hiện nay.
Những lí do trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Hệ thống trường nghề ở
Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1861 – 1945)” – thời kì lịch sử đầy biến động của
xứ “thuộc địa” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đối với giới sử học trong nước, Việt Nam thời thuộc Pháp không phải
là một đề tài quá mới mẻ. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, đã xuất
hiện một số công trình khảo cứu về Việt Nam thời kì này. Từ các góc độ và
chuyên môn khác nhau, các nhà nghiên cứu đã miêu tả, phác họa toàn bộ đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam trong thời kì Pháp đô hộ. Trong đó,
những biến chuyển, đổi thay của Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỉ
XX cũng được đề cập trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau.
Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu về giáo dục chuyên nghiệp Việt
Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng thời kì này, người viết nhận thấy nguồn
tư liệu về vấn đề này quá ít ỏi, không tập trung và mất cân đối mà biểu hiện
của nó là chưa có một tác phẩm hay công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống và toàn diện về hệ thống trường nghề ở Việt Nam, có chăng chỉ là
những phần nghiên cứu nhỏ trong một công trình hay tác phẩm với nội dung
giới thiệu sơ lược. Ví dụ trong cuốn: “Lịch sử đại học và trung học chuyên
nghiệp Việt Nam (từ thời phong kiến đến năm 1975)” (Viện Nghiên cứu Đại
học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985) của các tác giả Lê Văn
Giang, Nguyễn Tùy, Nguyễn Được, Nguyễn Hoặc. Các tác giả đã trình bày
một cách ngắn gọn sự ra đời của các trường đại học và chuyên nghiệp ở Việt
Nam từ thời phong kiến cho đến năm 1975, trong đó, một số trường dạy
nghề ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp cũng được các tác giả trình bày với mức độ
khái quát nhất. Hay tác giả Phan Trọng Báu trong công trình “Giáo dục Việt
Nam thời cận đại” (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994) đã dành hẳn một
chương để hệ thống các trường chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học ở Việt
Nam thời kì này, tuy nhiên toàn bộ nền giáo dục chuyên nghiệp ở Nam Kỳ
chỉ được tác giả đề cập duy nhất với sự ra đời của Trường Thông ngôn mà
tác giả gọi là “Trường đào tạo thông dịch viên ở Nam Kỳ”. Do quá sơ lược
nên nhiều đặc điểm cũng như quá trình ra đời, tồn tại và hoạt động của hệ
thống giáo dục chuyên nghiệp Nam Kỳ thời thuộc Pháp không được các tác
giả trên nói đến.
Bên cạnh đó, mới dừng lại ở mức độ kể tên một số trường nghề ở Nam
Kỳ thời thuộc địa có một số nghiên cứu khác như:
– “Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945” ( NXB Giáo Dục,
Hà Nội, 1985) của Vũ Ngọc Khánh;
– “Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945”
(NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1996) của Nguyễn Đăng Tiến;
– “Khoa cử và giáo dục Việt Nam” (NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1998)
của Nguyễn Quốc Thắng;
– “Lịch sử giáo dục Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (1698 1998)” (NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1999) của Hồ Hữu Nhựt;
– “Lịch sử giản lược. Hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam” (NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003) của Lê Văn Giang;
– “Lịch sử giáo dục Việt Nam” (NXB Đại học sư phạm, Hà Nội,
2005) của Bùi Minh Hiền;
– “Giáo dục và thi cử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám 1945)”
(NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2006) của tác giả Phan Ngọc Liên...
Các tác phẩm trên đã giúp người đọc thống kê được danh sách tên các
trường chuyên nghiệp từng tồn tại ở Nam Kỳ thời kì này.
Ngoài ra, có thể tìm thấy một số thông tin “tản mát” về chính sách
giáo dục chuyên nghiệp của người Pháp ở Đông Dương và Việt Nam qua
một số bài viết được đăng trên tạp chí chuyên ngành:
– “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến cuối
chiến tranh lần thứ nhất”, (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 98, 1967) của
Nguyễn Anh.
– “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ sau đại chiến thế giới lần thứ I
đến trước cách mạng tháng 8” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 102, 1967)
của Nguyễn Anh;
– “Giáo dục vùng dân tộc ít người, giáo dục chuyên nghiệp và giáo
dục tư thục ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
số 107, 1968) của Nguyễn Anh;
– “Chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam” (Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, số 96, 1967) của Nguyễn Trọng Hoàng
Trong khi đó, đối với từng trường nghề thông tin thu được lại càng ít
hơn; chưa có công trình hay tác phẩm đề cập nào đến sự tồn tại cũng như
hoạt động của các trường nghề ấy trong thời kì này. Người viết chỉ thu thập
rất sơ lược vắn tắt về lịch sử hình thành của một số trường trong tập san giới
thiệu về những trường nghề hậu thân của các trường nghề trước kia như:
“Cao Thắng – 100 năm xây dựng và phát triển 1906 – 2006”,…
Chính vì vậy, qua luận văn, người viết mong muốn tìm hiểu sâu hơn
về “Hệ thống trường nghề ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1861 – 1945)” để
góp phần làm rõ hơn sự ra đời, tổ chức, hoạt động và ảnh hưởng của các
trường nghề ở Nam Kỳ thời kì (1861 – 1945).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ đề tài
* Đối tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở những cứ liệu cụ thể, luận văn đi sâu tìm hiểu “Hệ thống
trường nghề ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1861 – 1945)” và đó cũng là đối
tượng nghiên cứu chính của đề tài.
* Phạm vi nghiên cứu.
Không gian nghiên cứu là Nam Kỳ thời Pháp thuộc, bao gồm 2 khu
vực Đông và Tây Nam Kỳ với 23 tỉnh, thành phố: Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến
Tre, Biên Hòa. Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên,
Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ
Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long, Vũng Tàu, Sài Gòn, Chợ Lớn (tương đương
với địa bàn Nam Bộ Việt Nam hiện nay). Sở dĩ như vậy, vì trong suốt thời kì
1861 – 1945, địa bàn trên đã được quản lý theo cơ chế thuộc địa.
Thời gian nghiên cứu từ năm 1861 đến năm 1945, vì ngay sau khi
chiếm được Sài Gòn tháng 2.1861, thực dân Pháp đã bắt tay vào xây dựng
nền thống trị. Cùng với quá trình ấy, một nền giáo dục mới Pháp – Việt được
hình thành và phát triển đã làm biến đổi hoàn toàn nền học thuật Nho học cũ,
góp phần thay đổi diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội Nam Kỳ trong suốt thời
kì này. Đến năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công đã kết thúc chế độ
cai trị thuộc địa của thực dân Pháp trên đất Việt Nam, trong đó có Nam Kỳ.
* Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trong điều kiện thời gian có hạn và nguồn tư liệu còn hạn chế, luận
văn đặt ra nhiệm vu nghiên cứu cụ thể sau:
– Điều kiện cho sự ra đời và phát triển của hệ thống trường nghề ở
Nam Kỳ thời Pháp thuộc;
– Miêu tả, phục dựng một cách có hệ thống quá trình hình thành và
phát triển của các trường nghề trên địa bàn Nam Kỳ thời kì 1861 – 1945;
– Rút ra những đặc điểm của quá trình đó và bước đầu đưa ra những
nhận định về công cuộc tư bản hoá của người Pháp trên lĩnh vực giáo dục ở
Nam Kỳ;
– Xuất phát từ tình hình phát triển thực tế của hệ thống trường nghề ở
Nam Kỳ thời thuộc Pháp, luận văn bước đầu nêu những tác động của giáo
dục nghề đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Nam Kỳ.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
* Nguồn tư liệu.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm, tập hợp,
khai thác tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, kế thừa nghiêm túc các nguồn
tài liệu có liên quan. Nguồn tài liệu này gồm:
Sách, báo, tạp chí viết về tình hình giáo dục Việt Nam nói chung, giáo
dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc nói riêng, về công cuộc khai thác thuộc
điạ của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Các tài liệu nghiên cứu riêng về Nam Kỳ được xuất bản ở cả Trung
ương và địa phương.
Đặc biệt với nguồn tài liệu lưu trữ, tác giả đã cố công khai thác tại
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II thành phố Hồ Chí Minh mà một số đã được
dẫn nguồn trong luận văn này. Nguồn tài liệu quý giá đó đã tạo nhiều thuận
lợi cho việc tạo dựng công trình, nâng cao giá trị tham khảo, tính khách
quan, khoa học của luận văn.
Ngoài ra, nguồn tài liệu địa chí tại thư viện Khoa học Tổng hợp, Trung
tâm Khoa học xã hội và Nhân văn của Viện phát triển bền vững vùng Nam
Bộ, nguồn tài liệu tham khảo trên mạng trong các Website đã được kiểm
định cũng được chúng tôi chắt lọc tham khảo.
* Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết nội dung khoa học mà đề tài đặt ra và đặt cơ sở lý luận
cho những nhận định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã đứng
trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử làm cơ sở phương pháp luận cho mình.
Dựa trên nền tảng đó để đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự
kiện và làm rõ những điều kiện cùng đặc điểm phát sinh, phát triển của Hệ
thống trường nghề ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1861 – 1945) luận văn sử
dụng Phương pháp lịch sử, xem xét một cách cẩn trọng những điều kiện xuất
hiện và hình thành các trường nghề, đồng thời đặt quá trình phát triển của hệ
thống trường nghề trong mối quan hệ nhiều chiều của bối cảnh lịch sử Nam
Kỳ lúc bấy giờ.
Song song với phương pháp lịch sử là Phương pháp lôgích được sử
dụng để nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng tổng quát, vạch ra bản
chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của các trường nghề.
Mặt khác, luận văn còn sử dụng những phương pháp riêng của nhận
thức lịch sử như: Phương pháp phân tích so sánh là phương pháp hỗ trợ cần
thiết nhằm làm nổi bật tính thống nhất giữa lịch sử và lôgích; Phương pháp
đồng đại giúp bao quát toàn diện và đầy đủ quá trình lịch sử để so sánh
những gì đã xảy ra trong cùng một thời gian; Phương pháp lịch đại cho phép
nghiên cứu quá khứ lần theo các giai đoạn phát triển trước kia của nó…
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp của các môn phụ
cận như Phương pháp thống kê cho phép thông qua tất cả các bản thống kê
về số lượng vạch ra tính quy định thuộc về tính chất của các hiện tượng và
quá trình lịch sử. Phương pháp nghiên cứu xã hội cụ thể để theo dõi trực tiếp
các hiện tượng và quá trình của đời sống xã hội…
Thực hiện đồng bộ tất cả các phương pháp trên, luận văn đã phục
dựng lại bức tranh lịch sử về hệ thống trường nghề ở Nam Kỳ thời thuộc
Pháp. Qua đó mô tả và diễn đạt một cách cụ thể, khách quan các kết quả
nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn.
Không tham vọng đưa lại điều gì mới mẻ mang tính phát hiện nhưng
với tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học. Khi thực hiện đề tài “Hệ thống
trường nghề ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1861 – 1945)”, luận văn mong
muốn có những đóng góp nhất định:
– Phục dựng diện mạo tổng thể của giáo dục chuyên nghiệp ở Nam Kỳ
thời thuộc Pháp thông qua việc mô tả cụ thể sự hình thành và hoạt động của
các trường nghề ở Nam Kỳ thời kỳ này một cách hệ thống;
– Bước đầu nêu những tác động của giáo dục chuyên nghiệp đối với
sự phát triển của kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng Nam Kỳ thời kì này;
– Sơ bộ nhận xét, đánh giá khách quan về quá trình hình thành và phát
triển của hệ thống trường nghề Nam Kỳ, về công cuộc tư bản hoá của người
Pháp trên mảnh đất này.
Góp phần bổ sung những khoảng trống kiến thức trong lĩnh vực văn
hóa, giáo dục ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp.
6. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục. Nội dung chính của luận văn
được có cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Những điều kiện cho sự hình thành và phát triển hệ
thống trường nghề ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1861 – 1945).
Chương 2. Hệ thống trường nghề ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc
(1861 – 1945).
Chương 3. Đặc điểm và tác động của hệ thống trường nghề đến
kinh tế - xã hội Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1861 – 1945).
CHƯƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG NGHỀ Ở NAM KỲ
THỜI PHÁP THUỘC (1861 – 1945)
1.1. Bối cảnh lịch sử - chính trị.
Đầu thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang
chủ nghĩa đế quốc; với những tiến bộ vượt bậc về khoa học kĩ thuật, giai cấp
tư sản ở các cường quốc phương Tây đã có thể tiến xa hơn trong những hành
trình tìm kiếm và khám phá những vùng đất xa xôi, mở đầu là các cuộc phát
kiến địa lí. Cùng với đó, nhu cầu bành trướng chiếm lĩnh thuộc địa của các
nước này ngày càng gia tăng.
Trong xu thế đó,Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung không
thể đứng ngoài “quỹ đạo” của những biến động chính trị lớn trên thế giới.
Ngày 31.08.1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã mở đầu cuộc xâm
lược Việt Nam bằng cuộc tấn công vào cửa biển Đà Nẵng, dưới sự chỉ huy
của Tư lệnh lực lượng hải quân Pháp tại Viễn Đông – tướng Rigault de
Genouilly. Tuy nhiên, cuộc tấn công đầu tiên này đã thất bại, thực dân Pháp
phải chuyển hướng tấn công vào Nam, đẩy Nam Kỳ lục tỉnh (Nam Bộ Việt
Nam ngày nay) – một dải đất mới được khai phá hơn 200 năm của cư dân
người Việt – đứng trước họa xâm lăng.
Ngày 18.09.1859, Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Gia Định.
Ngày 25.10.1860, sau khi giải quyết những khó khăn ở Trung Hoa, Pháp đã
tăng viện binh để củng cố và mở rộng vùng chiếm đóng. Tháng 2.1961, Pháp
chiếm đồn Kỳ Hòa. Hai tháng sau (tháng 4.1861), Pháp chiếm Mỹ Tho. Song
song đó, những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nam Kỳ chống Pháp đã bùng
nổ khắp nơi, đưa thực dân Pháp vào tình thế khó khăn. Nhưng chính lúc đó,
triều đình Huế đã chấp nhận thương thuyết với Pháp bằng Hòa ước Nhâm
Tuất (05.06.1862) với 12 điều khoản. Trong đó Điều khoản thứ 3 và 11 đã
quy định 3 tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa cùng đảo Côn Lôn trở
thành thuộc địa của Pháp, gọi là “Nam kỳ thuộc Pháp” với tất cả chủ quyền
trên lãnh thổ ấy “đất đai thuộc địa là đất đai của nước Pháp” và nhân dân 3
tỉnh này là “thần dân mới của hoàng đế Napoléon”.
Bốn năm sau, năm 1867, lấy cớ “để bảo vệ trật tự an ninh cho vùng
biên giới Nam kỳ thuộc Pháp thường bị bọn phiến loạn quấy rối” [5; 188],
chỉ trong vòng một tuần lễ, thực dân Pháp đã chiếm xong 3 tỉnh miền Tây
Nam Kỳ: Vĩnh Long (20/6/1867), An Giang (22/06/1867) và Hà Tiên(
24/06/1867 ). Ngay sau đó, ngày 20/07/1867, Trung tướng hải quân, Thống
đốc Tổng tư lệnh Nam Kỳ P. de La Grandière ra quyết định “sáp nhập 3 tỉnh
đó vào đất đai của đế quốc Pháp”, “đặt 3 tỉnh đó dưới chế độ pháp luật
đương thi hành ở thuộc địa”, đồng thời tổ chức cai trị ở 3 tỉnh mới chiếm
thêm được. “Kể từ nay triều đình Huế không còn quyền lực gì đối với Nam
Kỳ lục tỉnh nữa. Một chính quyền duy nhất ở Nam Kỳ là do người Pháp điều
khiển” [5; 185, 226].
Như vậy, chỉ với 8 năm, bằng lực lượng quân sự và những thủ đoạn
xảo quyệt, Nam Kỳ lục tỉnh đã nằm gọn trong tay thực dân Pháp. Với mục
đích chiếm cứ vĩnh viễn, đóng vai trò nước Pháp mới ở Châu Á (Nouvelle
France d’ Asie), Nam Kỳ trở thành “một phần đất thuộc gia sản đất đai của
nước Pháp và được cai trị trực tiếp bởi những người đại diện cho nước
Pháp” [64; 25]. Ngày 15.03.1874, Triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất
thay thế cho hiệp ước ngày 05.06.1862, trong đó có điều khoản công nhận
chủ quyền hoàn toàn của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Nam Kỳ lục tỉnh.
Đó là những sự kiện mở đầu cho sự ra đời của xứ thuộc địa Nam Kỳ.
Ngày 08.02.1880, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Hội Đồng thuộc địa
Nam Kỳ với 16 thành viên, quy định rõ chức năng của Hội đồng là cơ quan
“tư vấn”, có thể bàn về thuế má, thu chi… tuyệt đối không được đề cập đến
vấn đề chính trị. Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong
Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.
Trong quá trình đó, Nam Kỳ ngày càng được thực dân Pháp đầu tư và
thực thi nhiều chính sách để phát triển tương xứng với vị trí là “lãnh thổ hải
ngoại của nước Pháp”. Và cũng bởi Nam Kỳ là “thuộc địa” (Colonie) nên
thực dân, tư bản Pháp có rất nhiều thuận lợi cả về tâm lý, điều kiện chính trị
và cơ chế chính sách khi đầu tư vào mảnh đất này. Từ đó đến giữa những
năm 40 của thế kỷ XX, cùng với quá trình khai thác thuộc địa, Nam Kỳ trở
thành một địa bàn kinh tế, chính trị, quân sự quan trọng của xứ Đông Dương
thuộc Pháp. Cũng như vậy, kết quả của quá trình tư bản hóa đó đã kéo theo
một cách tự nhiên những thay đổi về văn hóa, xã hội.
Chính những nhân tố mới về lịch sử, chính trị nêu trên là điều kiện để
Nam Kỳ sớm nhận được sự chú ý, đầu tư của thực dân Pháp và cũng là một
trong những nơi triển khai mạnh mẽ nhất ở Đông Dương những chủ trương,
chính sách về văn hóa, giáo dục, kĩ nghệ…
1.2. Chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Đông Dương và Nam Kỳ.
Với nguồn tài nguyên phong phú cùng nguồn nhân công dồi dào giá
lại rẻ, Đông Dương có đủ điều kiện để thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác và
bóc lột kinh tế thu lợi nhuận. Trong báo cáo gửi về Pháp ngày 22.02.1902,
Toàn quyền Đông Dương P.Doumer, đã viết: “Đông Dương ngày nay là một
thuộc địa lớn, hoàn toàn bình định và tổ chức, có một nền tài chính rực rỡ,
một nền thương mại quan trọng, một nền nông nghiệp phát triển nhanh
chóng, số thực dân ngày một tăng và có những phương tiện hoạt động cao
đẳng, một thiết bị kinh tế hùng hậu đang được xây dựng… Có thể nói rằng
thuộc địa Đông Dương của chúng ta đã làm rạng rỡ văn minh nước Pháp”
[47; 112]. Do đó, sau khi hoàn tất mọi kế hoạch của quá trình xâm lược, thực
dân Pháp đã bắt tay ngay vào công cuộc khai thác thuộc địa với mục tiêu
phải thu được lợi nhuận tối đa từ xứ này. Để đạt được mục tiêu đó, song
hành với các biện pháp quân sự, kinh tế,.. thực dân Pháp đã đặc biệt chú ý
đến chính sách văn hóa, giáo dục, xem đó như một công cụ đắc lực để thực
hiện mưu đồ “chinh phục tâm hồn”.
Với ý nghĩa “giáo dục là một công cụ mạnh nhất và chắc chắn nhất ở
trong tay kẻ đi chinh phục” [40; 13] nên song song với các cuộc bình định
vũ trang cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã ban hành hàng loạt các chính
sách, nghị định về giáo dục để xây dựng cơ sở thống trị trên toàn cõi Đông
Dương.
Từ đầu thế kỷ XX trở đi, Việt Nam chứng kiến nhiều sự kiện liên tiếp
về việc mở rộng các hoạt động văn hóa, giáo dục Pháp – Việt như: xóa bỏ
Nho học, truyền bá văn hóa, tư tưởng của văn minh Pháp trên nhiều miền đất
nước. Điều đó trước hết xuất phát từ lợi ích của tư bản, thực dân Pháp: muốn
tạo ra trong tầng lớp thanh thiếu niên tư tưởng lệ thuộc vào Pháp; khiếp sợ
trước sức mạnh vật chất của chính quốc; đào tạo một đội ngũ tay sai, sẵn
lòng phục tùng cho Pháp; ngăn chặn từ xa ảnh hưởng của các luồng tư tưởng
tiến bộ, tư tưởng cộng sản sự bành trướng của các đế quốc khác ở thuộc
địa… Và tùy vào yêu cầu chính trị của mỗi giai đoạn lịch sử mà những chủ
trương, chính sách cụ thể được ban hành.
Năm 1903, Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ P.Beau đã ký một
Nghị định thành lập Hội đồng nghiên cứu cải cách giáo dục. Hai năm sau
(tháng 11.1905), Nghị định thành lập Nha học chính Đông Dương được ban
hành. Đến năm 1906, một kế hoạch “cải cách” giáo dục đã được hình thành
qua các Nghị định thành lập Hội đồng cải lương học chính bản xứ ngày
08.03.1906, thành lập ở mỗi xứ của Đông Dương một ủy ban cải lương học
chính tháng 05.1906,.. mà người ta gọi đó là Chương trình cải cách giáo dục
lần thứ nhất, với sự tồn tại song song của hai nền giáo dục Phong Kiến và
Pháp – Việt. Đến năm 1917 một chương trình cải cách giáo dục thứ hai do
Albert Sarraut hoạch định cũng được áp dụng ở Đông Dương với tên gọi
“Quy định chung về giáo dục của Đông Dương”, còn gọi là bộ “Học chính
tổng quy” (Règlementation générale de l’ Instruction publique), gồm 7
chương, 558 điều; thể hiện quyết tâm của các nhà cầm quyền Pháp muốn xóa
bỏ hệ thống giáo dục truyền thống của Việt Nam, thiết lập một hệ thống giáo
dục Pháp hóa để truyền bá nền văn hóa Pháp và “sự nghiệp khai hóa văn
minh Pháp ở Việt Nam”.
Để thực hiện Pháp hóa và hiện đại hóa nền giáo dục, trước hết chính
quyền thuộc địa đã chú ý tăng vốn đầu tư vào giáo dục. Theo thống kê chính
thức, tính riêng số tiền lấy từ ngân sách liên bang, ngân sách cấp xứ để chi
cho các trường công, năm 1914 chỉ gần 1,5 triệu đồng Đông Dương, từ năm
1915 – 1918, tổng số tiền đầu tư này mới là 6.915.000 đồng, trung bình mỗi
năm là 1.728.750 đồng, thì từ 1919 đến năm 1930, số tiền tổng cộng của 12
năm là 80.386.000 đồng, trung bình gần 6.698.833 đồng mỗi năm. So với
tổng số vốn đầu tư vào các ngành kinh tế, số tiền này thật là khiêm tốn,
nhưng so với tiền mà chính quyền bỏ ra trong lĩnh vực này ở những năm
trước thì đã gấp 4,5 lần so với năm 1914 và 3,8 lần so với trung bình của
những năm chiến tranh (1914 – 1918). Số tiền này chủ yếu lấy từ ngân sách
cấp xứ, có nghĩa là do các loại thuế trực thu đánh vào người dân đem lại. Cụ
thể:
Bảng 1: Thống kê ngân sách đầu tư vào giáo dục công đã đăng ký
(Đơn vị tính: nghìn đồng Đông Dương ($))
Năm
Chi tiều cho giáo dục công
Ngân sách Ngân sách Ngân sách Tổng cộng
liên bang
cấp xứ
tỉnh,
làng
xã
1919
380
2.070
2.450
1920
540
2.800
3.340
1921
680
3.390
4.070
1922
770
4.080
4.850
1923
1.020
4.399
5.419
1924
1.130
5.064
6.194
1925
1.101
5.421
6.522
1926
1.288
5.577
6.865
1927
1.328
5.953
1.000
8.281
1928
1.542
7.033
1.100
9.645
1929
1.846
7.429
1.168
10.433
1930
2.042
7.985
2.290
12.317
[73; 213]
Tuy nhiên, tất cả các chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Đông
Dương đều nhằm một mục đích “… chỉ cần dạy tiếng Pháp cho người An
Nam, dạy cho họ biết đọc, biết tính toán chút ít, biết nhiều hơn nữa cũng chỉ
là thừa và vô ích” [51; 74], hay trong báo cáo gửi Toàn quyền Đông Dương
ngày 01.03.1899 của Thống sứ Bắc Kỳ E. I. Parreau đã viết: “ …thật không
thể nào để cho người An Nam được học lịch sử và đọc sách của chúng ta mà
không gây cho họ lòng yêu nước, yêu tự do… [40; 17]. Do đó, quá trình Pháp
hóa, hiện đại hóa nền giáo dục Đông Dương đã không thật sự diễn ra bởi
quan niệm “…Kinh nghiệm của các dân tộc châu Âu khác đã chỉ rõ rằng
việc truyền bá một nền học vấn đầy đủ cho người bản xứ là hết sức dại
dột…” [40; 17]. Như vậy, rõ ràng chủ trương phát triển giáo dục của thực
dân Pháp ở Việt Nam hoàn toàn không xuất phát từ thực tâm, từ những ý
niệm“sứ mệnh khai hóa”, “truyền bá văn minh”… mà giới cầm quyền thuộc
địa từng tuyên truyền. Họ chưa bao giờ có được một chính sách phát triển
thống nhất và hoàn chỉnh cho vấn đề giáo dục của xứ này mà chỉ dừng lại ở
những kiến nghị, những cuộc bàn bạc làm thế nào để kìm hãm tư tưởng của
nhân dân Việt Nam trong vòng ngu dốt và lái họ theo con đường nô lệ mà tư
bản, thực dân Pháp đã vạch sẵn.
Nam Kỳ là đất thuộc địa, không có quan hệ với chính quyền Nam triều
vì vậy được xếp ngang với các thuộc địa của Pháp ở châu Phi như: Antilles,
Réunion, Angiéri…và được áp dụng chế độ trực trị; cho nên những chính
sách văn hóa, tư tưởng nói chung và giáo dục nói riêng đều sớm được thực
thi ở đây. Ngay từ những năm đầu của cuộc chiến, dưới thời Đô đốc
L.A.Bonard với “…nhiệm vụ là phải xây dựng một thuộc địa lớn ở Nam Kỳ”
cho nên “đã chú trọng ngay tức khắc đến việc phát triển các cơ quan giáo
dục” [76; 10]. Tuy nhiên, “…Đó là một nền giáo dục thực dụng và phải đi
đến một mục đích nhất định. Bằng cách phổ cập hóa tư tưởng và văn hóa mà
người ta giáo dục tinh thần yêu nước (yêu nước Pháp). Bằng phổ biến một
cách liên tục những nguyên tắc về tài năng của người Pháp trong dân chúng
mà chúng ta gọi là Pháp hóa người Việt…”[28; 42].
Nhưng rõ ràng những chủ trương “chú trọng” đó chỉ tồn tại trên lý
thuyết, bởi những động thái đầu tư mà chính quyền thuộc địa “dành cho”
giáo dục Nam Kỳ không nhiều. Năm 1905, dự chi của ngân sách Nam Kỳ là
4 969 590đ, trong đó chi về giáo dục chỉ hết 472 164đ (tức chưa đến 10%
ngân sách). Trong khi đó, gần 30% ngân sách bị thu hút vào những khoản
chi về phủ Thống đốc, Hội đồng thuộc địa, bộ máy cai trị hàng tỉnh, cảnh sát,
nhà tù… Năm năm sau (1910), con số này tăng lên không đáng kể với 482
891đ; dù có lớn hơn năm 1905 nhưng nó cũng chỉ giải quyết được 28% số
“nam thần dân của hoàng đế Napoléon” trong lứa tuổi đi học được đi học
mà thôi. Và nhìn chung toàn Đông Dương mới chỉ có 1 658 em gái được đến
trường [62; 71]
Đi đôi với phương án mở trường học, chính quyền thuộc địa còn ra
nhiều Nghị định phổ biến sử dụng chữ quốc ngữ với lợi ích: “Chúng ta
(người Pháp) sẽ rất có lợi cả về chính trị cũng như thực tế nếu làm tiêu tan
dần dân chữ Nho, việc dùng thứ chữ đó chỉ có thể có một ảnh hưởng tai hại
đối với công trình “đồng hóa” mà chính phủ đang dồn mọi nỗ lực để thực
hiện” [28; 52], “việc dùng chữ Nho là một cản trở lớn đối với văn minh
Châu Âu, vậy, mọi nỗ lực của chúng ta phải nhằm xóa bỏ cản trở đó”. Từ
đó, các nhà cầm quyền Pháp đã ban hành nhiều chính sách để xóa bỏ giáo
dục Nho học ở Nam Kỳ. Điều 2 của Nghị định ngày 06.04.1878 ghi rõ: “Bất
cứ người nào nếu không biết chữ quốc ngữ sẽ không được tuyển dụng hoặc
thăng trật (trong các cấp phủ, huyện. tỉnh). Nghị định này cũng ghi rõ, các
hương chức sẽ được miễn một nửa hoặc toàn bộ thuế thân nếu biết chữ quốc
ngữ, những ai muốn làm hương chức mà không biết chữ quốc ngữ thì không
được xét” [28; 52].
Trong quá trình đầu tư vào giáo dục ở Đông Dương nói chung và Nam
Kỳ nói riêng, thực dân Pháp đã đối đầu với nhiều mâu thuẫn: một mặt muốn
làm ngu dân để dễ bề cai trị, hạn chế phát triển giáo dục, mở trường lớp; mặt
khác do nhu cầu của cuộc khai thác thuộc địa cần phải có một đội ngũ những
người làm công cho Pháp, thực hiện tuyên truyền rộng rãi văn minh của
nước Pháp, nhưng lại lo sợ sự phát triển đó sẽ“khôi phục lại trên đất Nam
Kỳ những trường học hoàn toàn chống đối lại nền thống trị của chúng ta”
[76; 8]. Nhưng dù muốn hay không thì chính quyền thực dân vẫn buộc lòng
phải quan tâm một số khía cạnh của giáo dục ở xứ này như giáo dục phổ
thông, giáo dục chuyên nghiệp… để cung ứng cho công cuộc khai thác thuộc
địa, đồng thời làm công cụ thống trị về văn hóa, tư tưởng…Vì thế diện mạo
của giáo dục Đông Dương nói chung và Nam Kỳ nói riêng thời kỳ này đã ít
nhiều thay đổi.
1.3. Tiền đề kinh tế - xã hội.
1.3.1. Tiền đề kinh tế.
Kể từ sau khi Nguyễn Hữu Cảnh được cử “đem quân đi kinh lược Cao
Miên, lấy đất Đồng Nai… lập làm huyện Phước Long, đặt Trấn Biên doanh,
lấy đất Sài Gòn lập làm huyện Tân Bình, đặt Phiên Trấn doanh… cả hai
huyện đều lệ thuộc phủ Gia Định” vào tháng 2.1698 – mốc khởi đầu cho sự
ra đời của Nam Kỳ lục tỉnh, với tư cách là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng
của nước Đại Việt, có địa phận cương giới, số dân cư trú nhất định dưới sự
điều hành, quản lý trực tiếp của chính quyền các chúa Nguyễn. Cho đến đầu
thế kỷ XIX, công cuộc khai khẩn của lưu dân người Việt trên vùng đất này
ngày càng được đẩy mạnh, dần biến vùng đất hoang vu thành vùng nông
nghiệp trù phú và trung tâm buôn bán phồn thịnh lúc bấy giờ.
Chỉ sau nửa thế kỷ khai phá, hoạt động nông nghiệp ở đây đã sản xuất
được một khối lượng nông sản không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực cho
cư dân tại chỗ, mà còn có lượng dư thừa lớn đem bán cho các nơi khác trong
nước và nước ngoài: “…Ở các địa phương, mỗi nơi có 40 – 50 hoặc 20 – 30
nhà giàu, mỗi nhà có đến 50 – 60 điển nô, 300 – 400 trâu bò, cày cấy, gặt
hái rộn ràng, không rỗi. Hàng năm đến tháng 11, tháng Chạp giã lúa, sàng
gạo, bán lấy tiền để dùng vào việc lễ, chạp, lễ tết, sau tháng giêng trở đi,
không làm việc xay giã nữa. Bình thời bán ra Phú Xuân để đổi lấy hàng
Bắc…” [32; 345].