Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản ở trường thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 210 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------

Phan Thị Thúy Hằng

THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ
VIỆC DẠY VÀ HỌC HÓA HỮU CƠ
LỚP 11 BAN CƠ BẢN Ở TRƯỜNG THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------

Phan Thị Thúy Hằng

THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ
VIỆC DẠY VÀ HỌC HÓA HỮU CƠ
LỚP 11 BAN CƠ BẢN Ở TRƯỜNG THPT
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Hoá học
Mã số

: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRANG THỊ LÂN

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, tác giả đã
nhận được sự giúp đỡ to lớn của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp
và các em học sinh.
Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gởi lời cảm
ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh,
Phòng Sau đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để các học viên hoàn thành khóa học.
Tác giả cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- TS. Trang Thị Lân, cô đã hướng dẫn tận tình, động viên và theo dõi
sát sao với tinh thần trách nhiệm cùng lòng thương mến trong suốt quá
trình tôi thực hiện luận văn này.
- PGS. TS. Trịnh Văn Biều, cảm ơn thầy đã dành rất nhiều thời gian,
công sức và những lời chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình học tập.
- Các thầy cô, các bạn đồng nghiệp và các em học sinh tại các trường
thực nghiệm đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực nghiệm sư
phạm.
- Cuối cùng xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè,
đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành
tốt luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh 2012
Phan Thị Thúy Hằng


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................. 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..........................................................................6
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học .........................................................................9
1.2.1. Phương pháp dạy học ................................................................................9
1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học .............................................10
1.2.3. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay[6] .................12
1.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của CNTT .........................13
1.2.5. Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hóa học ..................15
1.3. Tự học .............................................................................................................25
1.3.1. Khái niệm tự học ..................................................................................25
1.3.2. Sự cần thiết của việc tự học .....................................................................25
1.3.3. Các hình thức tự học ................................................................................26
1.3.4. Các yêu cầu cần thiết đối với hoạt động tự học .......................................27
1.3.5. Năng lực tự học ........................................................................................27
1.3.6. Biện pháp phát huy tính tự học cho học sinh THPT ...............................31
1.3.7. Tự học qua mạng .....................................................................................33
1.3.8. Lợi ích của tự học qua mạng ...................................................................33
1.4. Website hỗ trợ việc dạy và tự học ..................................................................35
1.4.1. Khái niệm website [42] ............................................................................35
1.4.2. Ưu và hạn chế của website dạy học .........................................................36
1.4.3. Website dựa trên mã nguồn mở eFront [120] ..........................................37
1.4.4. Các phần mềm thiết kế website [94]........................................................39



1.5. Thực trạng tự học qua mạng Internet của học sinh và việc sử dụng web trong
dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay ...........................................................45
1.5.1. Thực trạng tình hình tự học qua mạng Internet của học sinh ở các trường
THPT hiện nay ...................................................................................................46
1.5.2. Thực trạng sử dụng web trong dạy học Hóa học ở các trường THPT hiện
nay ......................................................................................................................49
Tóm tắt chương 1 ................................................................................................................. 52

CHƯƠNG 2 . THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC PHẦN HÓA
HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN Ở THPT .................................................................. 54
2.1. TỔNG QUAN VỀ PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 - BAN CƠ BẢN ..........55
2.1.1. Vị trí .........................................................................................................55
2.1.2. Cấu trúc [15] ............................................................................................55
2.1.3. Các nguyên tắc sư phạm khi giảng dạy phần Hóa hữu cơ ......................59
2.1.4. Phương pháp dạy học phần Hóa hữu cơ .................................................61
2.1.5. Mục tiêu và định hướng phương pháp giảng dạy ....................................62
2.2. Cơ sở khoa học của việc thiết kế website .......................................................75
2.2.1. Mục đích thiết kế website ........................................................................75
2.2.2. Đặc điểm của website dạy học.................................................................75
2.2.3. Yêu cầu thiết kế website .........................................................................76
2.2.4. Nguyên tắc thiết kế website .....................................................................77
2.2.5. Qui trình thiết kế web ..............................................................................80
2.3. Thiết kế website ..............................................................................................83
2.3.1. Cấu trúc website ......................................................................................83
2.3.2. Thiết kế các trang con ..............................................................................84
2.3.4.Thiết kế trang “Bài giảng” ........................................................................87
2.3.5. Thiết kế trang “Bài tập” ...........................................................................91
2.3.6. Thiết kế trang “Đề kiểm tra” ...................................................................94
2.4. Nội dung website ............................................................................................96

2.4.1. Trang “Bài giảng” ....................................................................................96
2.4.2. Trang “Bài tập” ........................................................................................99


2.4.3. Trang “Hóa học và thực tiễn” ................................................................103
2.4.4. Trang “Đề kiểm tra” ..............................................................................104
2.4.5. Trang “Tư liệu Hóa học” .......................................................................105
2.4.6. Trang “Vui học” ....................................................................................107
2.5. Sử dụng Website hỗ trợ việc dạy và học Hóa học lớp 11 ban cơ bản ..........108
2.5.1. Các bước để vào website .......................................................................108
2.5.2. Những ưu điểm của website đã thiết kế ................................................108
Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................ 110
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................... 111
3.1. Mục đích của thực nghiệm ...........................................................................111
3.2. Đối tượng thực nghiệm.................................................................................111
3.3. Tiến hành thực nghiệm .................................................................................114
3.3.1. Chuẩn bị .................................................................................................115
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm ..........................................................................115
3.3.2.1. Thực nghiệm việc sử dụng website tự học chúng tôi đã thiết kế. .......115
3.3.2.2. Khảo sát ý kiến GV và HS đã sử dụng website ..............................115
3.3.2.3. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm................................................118
3.4. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................119
3.4.1. Các số liệu thực nghiệm ........................................................................120
3.4.2. Nhận xét của giáo viên về website ........................................................130
3.4.3. Nhận xét của học sinh về website ..........................................................132
3.5. Những bài học kinh nghiệm khi sử dụng website hỗ trợ việc dạy và học phần
Hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản ở trường THPT ...................................................137
Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................ 138
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................140



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGD&ĐT

: Bộ Giáo dục và Đào tạo



: Cao đẳng

CNH

: Công nghiệp hóa

CNTT

: Công nghệ thông tin

CNTT&TT : Công nghệ thông tin và truyền thông
CSS

: Cascading Style Sheets – Bảng kiểu xếp chồng

CT

: Chỉ thị

ĐHSP


: Đại học Sư phạm

ĐT

: Đào tạo

GA

: Giáo án

GAĐT

: Giáo án điện tử

GV

: Giáo viên

GD

: Giáo dục

HĐH

: Hiện đại hóa

HHHC

: Hóa học hữu cơ


HS

: Học sinh

HTML

: Hypertext Markup Language – Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản

ICT

: Information and communication technology – CNTT&TT

PPDH

: Phương pháp dạy học

PMDH

: Phần mềm dạy học

SGK

: Sách giáo khoa

SBT

: Sách bài tập

THCS


: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TNKQ

: Trắc nghiệm khách quan


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Thống kê số lượng GV tham gia điều tra ...................................................... 45
Bảng 1.2.Thống kê số lượng HS tham gia điều tra ....................................................... 46
Bảng 1.3.Kết quả điều tra thực trạng tự học và sử dụng Internet vào việc học tập
của HS ................................................................................................................................. 46
Bảng 1.4.Kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT của GV .................................... 49
Bảng 2.1. Phân phối chương trình phần hóa hữu cơ lớp 11- ban cơ bản ................... 55
Bảng 2.2. Hướng dẫn giảm tải sách giáo khoa .............................................................. 57
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng .............................................................. 113
Bảng 3.2. Qui trình thực nghiệm sử dụng website ..................................................... 114
Bảng 3.3. Qui trình tham khảo ý kiến GV về trang web ........................................... 114
Bảng 3.4. Kế hoạch trên lớp để GV thực hiện đối với từng bài học ........................ 115
Bảng 3.5. Danh sách GV tham gia nhận xét ................................................................ 116
Bảng 3.6. Thống kê số lượng HS tham gia nhận xét .................................................. 117
Bảng 3.8. Phân phối kết quả và % HS đạt điểm Xi trở xuống .................................. 122
Bảng 3.9. Phân loại kết quả học tập của học sinh ....................................................... 122
Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trưng................................................................ 123
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 ............................................ 126
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 ............................................ 127

Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 ............................................ 127
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 4 ............................................ 128
Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 5 ............................................ 128
Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả học tập của 5 bài kiểm tra ........................................... 129
Bảng 3.17. Nhận xét của GV về website ...................................................................... 130
Bảng 3.18. Thống kê số lượng phiếu nhận xét của HS .............................................. 132
Bảng 3.19. Nhận xét của HS về website ............................................................................ 133


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bốn mục tiêu của giáo dục 10
Hình 1.2. Chu trình học ba thời
32
Hình 2.1. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick....................................................... 83
Hình 2.2. Cấu trúc của Website ........................................................................................... 84
Hình 2.3. Giao diện trang chủ .............................................................................................. 84
Hình 2.4. Giao diện bảng Options ....................................................................................... 85
Hình 2.5. Giao diện thẻ New category................................................................................. 85
Hình 2.6. Giao diện thẻ Category settings ........................................................................... 85
Hình 2.7. Giao diện thông báo thiết kế trang con thành công ............................................. 86
Hình 2.8. Giao diện trang chủ login với vai trò admin ........................................................ 86
Hình 2.9. Giao diện bảng Options khi thiết kế Logo ........................................................... 87
Hình 2.10. Giao diện thẻ Appearance .................................................................................. 87
Hình 2.11. Giao diện trang chứa logo đã thiết kế ................................................................ 87
Hình 2.12. Giao diện trang “ Bài giảng”.............................................................................. 88
Hình 2.13. Giao diện bảng Options ..................................................................................... 88
Hình 2.14. Giao diện bảng New lesson ............................................................................... 89
Hình 2.16. Giao diện thông báo thiết kế bài giảng thành công............................................ 89
Hình 2.15. Giao diện bảng Edit lesson ................................................................................ 89
Hình 2.17. Giao diện khóa học “ Courses” .......................................................................... 90

Hình 2.20. Giao diện bảng Course users ............................................................................. 91
Hình 2.18. Giao diện thẻ Update courses ............................................................................ 90
Hình 2.19. Giao diện bảng Course lessons .......................................................................... 91
Hình 2.21. Giao diện trang “ Bài tập”.................................................................................. 92
Hình 2.22. Giao diện thẻ Options ........................................................................................ 92
Hình 2.23. Giao diện trang nội dung ................................................................................... 93
Hình 2.24. Giao diện thẻ Unit properties ............................................................................. 93
Hình 2.25. Giao diện trang “Đề kiểm tra” ........................................................................... 94
Hình 2.26. Giao diện thẻ Questions ..................................................................................... 95
Hình 2.27. Giao diện thẻ Question infomations .................................................................. 95
Hình 2.28. Giao diện thẻ Test questions .............................................................................. 96
Hình 2.29. Sơ đồ hệ thống các bài giảng ............................................................................. 99


Hình 2.30. Giao diện trang “Bài giảng”............................................................................... 99
Hình 2.31. Sơ đồ danh sách các chủ đề trong hệ thống bài tập ......................................... 102
Hình 2.32. Giao diện trang “Bài tập”................................................................................. 102
Hình 2.33. Giao diện trang “Bài tập trắc nghiệm”............................................................. 102
Hình 2.34. Giao diện trang “Bài tập tự luận” .................................................................... 103
Hình 2.35. Giao diện trang “Phương pháp giải toán Hóa hữu cơ” .................................... 103
Hình 2.37. Giao diện trang “Hóa học và thực tiễn” ........................................................... 104
Hình 2.39. Giao diện bài kiểm tra ...................................................................................... 105
Hình 2.38. Giao diện trang web khi HS chuẩn bị làm bài kiểm tra ................................... 105
Hình 2.41. Giao diện phần “Phim thí nghiệm” .................................................................. 107
Hình 2.40. Giao diện phần “ Phiếu ghi bài” ...................................................................... 106
Hình 2.42. Giao diện trang web khi đăng nhập với vai trò HS.......................................... 107
Hình 2.43. Giao diện “forum” ........................................................................................... 108
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích điểm thực nghiệm lần 1 .................................................. 125
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích điểm thực nghiệm lần 2 .................................................. 125
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích điểm thực nghiệm lần 3 .................................................. 125

Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích điểm thực nghiệm lần 4 .................................................. 126
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích điểm thực nghiệm lần 5 .................................................. 126
Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích kết quả 5 lần thực nghiệm .............................................. 126
Hình 3.7. Biểu đồ phân loại kết quả thực nghiệm lần 1..................................................... 127
Hình 3.8. Biểu đồ phân loại kết quả thực nghiệm lần 2..................................................... 127
Hình 3.9. Biểu đồ phân loại kết quả thực nghiệm lần 3..................................................... 128
Hình 3.10. Biểu đồ phân loại kết quả thực nghiệm lần 4................................................... 128
Hình 3.11. Biểu đồ phân loại kết quả thực nghiệm lần 5................................................... 129
Hình 3.12. Biểu đồ phân loại kết quả 5 lần thực nghiệm................................................... 129


151

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ 21, thế kỉ của khoa học kĩ thuật phát triển, nền kinh tế cạnh tranh cao,
do đó tri thức và kĩ năng của con người được xem là yếu tố quyết định của sự phát
triển xã hội.
Con người phải có tri thức và phẩm chất trí tuệ cao, có năng lực giao tiếp, có
những giá trị nhân văn đạo đức sâu sắc, phong phú, có kĩ năng, kĩ xảo, khả năng
thích ứng và tự điều chỉnh. Để đào tạo được con người đáp ứng được nhu cầu của
xã hội, hòa nhập với nền giáo dục thế giới , phục vụ sự phát triển ngày càng cao của
xã hội, chúng ta thực sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học, nhằm phát
huy tối đa tư duy sáng tạo và năng lực của người học, dạy học coi trọng thực hành,
thực nghiệm, người học được làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay
. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần đổi mới tổ chức và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ
thi cử.
Hiện nay, quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn đòi hỏi con người phải có
kiến thức và phương pháp tư duy độc lập, sáng tạo. Nhà trường phổ thông phải
trang bị kiến thức cơ bản và rèn luyện năng lực tư duy độc lập, sáng tạo thông qua

quá trình học tập của các em. Học có hướng dẫn của giáo viên và tự học của học
sinh. Muốn vậy, cần phải có sự đổi mới về nội dung lẫn phương pháp dạy học.
Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009. Bộ GD – ĐT có chủ trương “ Đẩy mạnh ứng
dụng CNTT ( CNTT ) vào trường học “ nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo
dục “. Đấy cũng là hướng phấn đấu nhằm vượt qua ranh giới lạc hậu về giáo dục
của nước ta so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên việc đưa CNTT vào trường học
để góp phần đổi mới cách dạy và cách học gặp không ít khó khăn. Nhất là hiện nay,
tư liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập , nghiên cứu
của học sinh về môn hóa nói chung và phần hữu cơ nói riêng còn hạn chế. Với
những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn để nghiên cứu đề tài “ Thiết kế website


151

nhằm hỗ trợ việc dạy và học Hóa học hữu cơ lớp 11 ban cơ bản ở trường
THPT ”.
2. Mục đích của việc nghiên cứu
Thiết kế website nhằm hỗ trợ việc dạy và tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 ban
cơ bản ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học, tự học và biện pháp
nâng cao khả năng tự học cho HS.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về website.
- Nghiên cứu một số phần mềm thiết kế web.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình sgk lớp 11.
- Tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học của GV và tự học của HS ở
các trường THPT hiện nay.
- Thiết kế website chương 5, 6, 7, 8, 9 phần Hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của website đã thiết kế.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học hóa học ở phổ thông.
- Đối tượng nghiên cứu:
Việc thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 ban cơ
bản ở trường THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học phần Hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được website hỗ trợ dạy và học Hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản với
nội dung chính xác, khoa học, phong phú, sinh động, có đầy đủ các bài giảng, bài
tập, phần trắc nghiệm kiểm tra đánh giá và các hình ảnh, thí nghiệm, diễn đàn trao


151

đổi học tập kinh nghiệm…., hình thức website đẹp, lôi cuốn và hấp dẫn sẽ là nguồn
tư liệu bổ ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học; phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh phổ thông; đồng thời bồi dưỡng cho
các em năng lực tự học, tự đọc, tự kiểm tra, tự nghiên cứu – một công cụ có tính
chiến lược giúp cho học sinh khả năng tự học suốt đời. Từ đó, giúp nâng cao hơn
nữa chất lượng dạy và học Hóa học ở trường THPT.
7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nhiên cứu sau:
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Hóa học,
việc tự học.
- Nghiên cứu nội dung chương trình Hóa hữu cơ 11.
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn xây dựng Web : phần mềm mã nguồn mở eFront,
phần mềm Dreamwaver, phần mềm Flash , iSpring, Snagit …..
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài như các bài

giảng, hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách, đề thi tuyển sinh đại học, ……
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy Hóa học ở một số trường THPT
hiện nay.
- Trao đổi, rút kinh nghiệm với các giáo viên và các chuyên gia.
+ Quan sát, trò chuyện với HS nhằm đánh giá thực trạng truy cập mạng của
học sinh hiện nay.
+ Trao đổi kinh nghiệm với các nhà giáo dục, các giáo viên về kinh nghiệm
dạy học, ….
+ Điều tra thăm dò trước và sau thực nghiệm sư phạm.
+ Nghiên cứu kế hoạch học tập của học sinh lớp 11 ban cơ bản tại các trường THPT.
+ Tham khảo các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo lâu năm, trong đó có
các chuyên gia tin học để hoàn thiện kết quả nghiên cứu.


151

- Thực nghiệm sư phạm
+ Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của trang web đã thiết kế, thông qua việc
đưa vào sử dụng.
+ Triển khai về việc sử dụng trang web cho học sinh khối 11.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
- Xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm thu được bằng phần mềm SPSS rút ra kết
luận.
7.4. Phương tiện nghiên cứu
Máy vi tính, tranh ảnh, các phần mềm Hóa học hỗ trợ.
8. Điểm mới của đề tài
- Website được thiết kế công phu, đẹp về hình thức, đầy đủ, phong phú, sinh
động, chính xác và khoa học về nội dung, có phần test kiểm tra kiến thức, làm bài
kiểm tra trực tuyến, có diễn đàn trao đổi học tập sẽ giúp ích rất nhiều cho việc dạy

và học Hóa học hữu cơ lớp 11, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học.
- Phần kiểm tra trực tuyến được thiết kế trên Quiz, học sinh làm kiểm tra sẽ có
kết quả ngay lập tức, giao diện đẹp.
- Bài giảng được thiết kế trên powerpoint, dùng iSpring Presenter v6 để đóng
gói sản phẩm đưa lên web. Khi học trên web, HS có thể thấy phần trình chiếu
powerpoint như trên máy tính của mình.
- Website có hệ thống hỗ trợ chức năng wiki để học sinh chia sẻ bài viết.
- Diễn đàn (forum) để thảo luận, chia sẻ ý kiến.
- Chức năng “chat” cho phép HS trò chuyện, trao đổi online với nhau.
- Chức năng tạo sổ điểm (Gradebook) giúp GV có thể dễ dàng chấm điểm, đánh
giá/xếp loại HS của mình.
- Chức năng Test cho phép tạo các bài thi, bài kiểm tra với các hình thức trắc
nghiệm, tự luận, tự động chấm điểm, lưu điểm kiểm tra vào sổ điểm để GV đánh giá.
- “Website hỗ trợ dạy và học Hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản ở trường THPT”
được thiết kế bằng mã nguồn mở eFront – là một hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến


151

Learning Management System (LMS) nguồn mở, hỗ trợ rất mạnh trong giáo dục.
EFront có mặt ở khắp các châu lục trên thế giới nhưng ở Việt Nam , chưa có trường
nào hay tổ chức nào xây dựng và phát triển hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến với
LMS nguồn mở eFront.


151

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chúng ta đang sống ở những thập niên đầu của thế kỷ 21, thời đại thông tin.
Nhân loại đang quá độ sang nền kinh tế tri thức mà đặc điểm của nó là sự bùng nổ
thông tin. Chính CNTT đã trực tiếp sinh ra thời đại này, thời đại mà khối lượng
thông tin nói chung tăng nhanh theo hàm số mũ. Trong tình hình đó, cũng chỉ có
CNTT và truyền thông mới có khả năng chọn lựa từ bể cả thông tin của loài người
những điều cần thiết và xử lý nhanh chóng để chúng biến thành tri thức.
CNTT và truyền thông được tiếp nhận tốt nhất ở tuổi trẻ, nó giúp học sinh
định hướng tư duy và thái độ của mình trong thời đại mới.
CNTT và truyền thông đã tạo nên làn sóng mới thay đổi cách dạy học của
giáo viên và cách học của học sinh.
Chỉ cần lên mạng Internet chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trang web về
Hóa học, những trang web hay và đầy đủ chủ yếu bằng tiếng Anh, nhưng những bài
học viết khá sâu và khó, chưa phù hợp với trình độ của học sinh phổ thông. Trang
web của các trường phổ thông chủ yếu dành để giới thiệu về trường, thông báo kết
quả học tập của học sinh hay thời khóa biểu của các lớp, là cầu nối giữa phụ huynh
và nhà trường. Một số trường cũng có đưa lên web một số bài học, các thí nghiệm
vui lên nhưng rất ít và rời rạc. Một số trang web dạy học Hóa học chưa thật bắt mắt,
gần gũi với người học, trang có nội dung phù hợp lại thu phí khá cao.
Những khóa luận tốt nghiệp và luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hóa học của
trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và ĐHSP Hà Nội viết về đề tài có liên quan hoặc
vận dụng CNTT vào quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học ngày càng
phong phú. Sau đây là một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Hóa học của trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và ĐHSP Hà Nội :
1. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn Hóa học lớp 11 chương trình
phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.


151

2. Cao Duy Trí Trung (2005), Thiết kế trang web phục vụ công tác giáo dục

môi trường trong môn Hóa ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TP.HCM.
3. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trọ
cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần hidrocacbon không
no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TP.HCM.
4. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và
Macromedia Dreamweaver để thiết kế website về lịch sử Hóa học lớp 10 góp
phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
5. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế website phục vụ việc học tập và ôn tập
chương Nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash
và Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
6. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ
cho học sinh trong việc tự học môn Hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình
phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
7. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ
trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn Hóa học nhóm
Oxi – Lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
TP.HCM.
8. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 để website hỗ trợ
cho hoạt động tự học Hóa học của học sinh phổ thông trong chương halogen
lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
9. Lương Công Thắng (2006), Lập website bằng phần mềm Dreamweaver về
những thí nghiệm lượng nhỏ của Hóa học hữu cơ được thiết kế bằng phần
mềm PowerPoint, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.



151

10. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học
chương Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
11. Nguyễn Trần Đông Quỳ (2007), Website giáo dục môi trường qua chương
trình Hóa học lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
12. Ngô Thị Phương Bích (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học
chương nhóm Oxy lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
13. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần
Hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
14. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website về phương pháp giải nhanh các
bài tập trắc nghiệm khách quan Hóa học vô cơ ở trường THPT, Luận văn
thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
15. Lê Thị Thu Hà (2009), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn Hóa
học ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
16. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2008), Thiết kế website về phương pháp giải
nhanh các bài tập trắc nghiệm khách quan Hóa học vô cơ ở trường THPT,
Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
17. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng
lực tự học cho học sinh giỏi Hóa lớp 11, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
18. Phạm Duy Nghĩa (2011), Xây dựng website chương nguyên tử, chương
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn lớp 10 cơ bản
để nâng cao chất lượng dạy học, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
19. Huỳnh Lâm Thị Ngọc Thảo (2011), Thiết kế eBook hỗ trợ việc dạy và học
Hóa hữu cơ lớp 11 chương trình cơ bản, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
20. Vũ Lê Hà Khánh (2012), Thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy và học
phần lý thuyết chủ đạo môn Hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận
văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.
Tất cả các luận văn trên đều hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất

lượng dạy học, cung cấp các bài giảng lý thuyết sinh động, minh họa bằng các hình
vẽ, phim, các phản ứng Hóa học giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu bài học, giúp


151

học sinh sáng tỏ các khái niệm lý thuyết khó và trừu tượng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn
tại một số vấn đề sau :
-

Các đề tài mới dừng ở việc cung cấp lý thuyết bài giảng là chủ yếu.

-

Tư liệu học tập chưa thật phong phú.

-

Chưa có tính chuyên nghiệp trong việc xây dựng website hỗ trợ học tập trực
tuyến.

-

Phần bài tập chưa nhiều, chưa có bài tập mẫu, chưa có phần phương pháp giải
bài tập cho học sinh.

-

Chưa có bài tập trắc nghiệm trực tuyến cho học sinh tự học, tự rèn luyện và tự
kiểm tra đánh giá.


-

Chưa có diễn đàn thông tin trao đổi giữa giáo viên với học sinh, cũng như giữa
học sinh với học sinh.

“ Ta không thể dạy người khác bất cứ điều gì. Ta chỉ có thể giúp họ khám phá
những gì có sẵn trong họ ”
- Galileo Galilei
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học
1.2.1. Phương pháp dạy học
Thụật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp (methodos) có nghĩa là con
đường để đạt mục đích. Theo đó, PPDH là con đường để đạt mục đích dạy học.
Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều [6], PPDH là một trong những thành tố quan
trọng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung nhưng HS có hứng thú, tích cực
hay không, có hiểu bài một cách sâu sắc hay không, phần lớn phụ thuộc vào PPDH
của người thầy. PPDH có tầm quan trọng đặc biệt nên nó luôn luôn được các nhà
giáo dục quan tâm .
PPDH là cách thức thực hiện phối hợp, thống nhất giữa người dạy và người
học, nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống
nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học.
PPDH theo nghĩa rộng bao gồm:


151

• Phương tiện dạy học
• Hình thức tổ chức dạy học
• PPDH theo nghĩa hẹp
Đảng và Nhà nước ta luôn coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đường lối đó đem

lại nhiều vinh dự, nhiều trọng trách cùng những suy tư, trăn trở cho đội ngũ GV. Để
hoàn thành tốt sứ mạng của mình, ngành Giáo dục đã đề ra nhiều chủ trương, đường
lối trong đó trọng tâm là đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng của quá trình
dạy học.
Vậy đổi mới phương pháp dạy học là gì ?
1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
 Quán triệt tinh thần thông điệp của UNESCO về giáo dục trong thế kỷ 21
gồm có bốn trụ cột:
“Mục tiêu chính của giáo dục là tạo ra
những con người có khả năng sáng tạo
những điều mới mẻ, chứ không đơn giản là
sao chép những gì thế hệ trước đã làm.”
Jean Piaget (1896 – 1980),
nhà tâm lý giáo dục người Thụy Sĩ
(Nguồn: Quotes on Education,
www.lhup.edu/dsimanek/eduquote.htm)

Hình 1.1. Bốn mục tiêu của giáo dục
 Trích từ Luật Giáo Dục 38/2005/QH11 việc hình thành kỹ năng là thành
phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục của nước ta qua các điều sau:
Điều 3: Tính chất, nguyên lý giáo dục
“Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn,
giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.


151

Điều 5: Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,

tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Điều 27: Mục tiêu của giáo dục phổ thông
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Điều 28: Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bỗi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
 Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII về việc
tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp
dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao
động sản xuất, thực nghiệm và NCKH, gắn nhà trường và xã hội, áp dụng phương
pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề, do đó đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục phải đổi mới PPDH để
đào tạo con người có đủ khả năng sống và làm việc theo yêu cầu của cuộc cách
mạng lớn của thời đại: Cách mạng truyền thông, CNTT, cách mạng công nghệ.
Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
hoạt động hoá người học, trong việc tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức thì lấy học
sinh làm trung tâm. Theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ chức và điều khiển
học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức mới.


151


 Theo GS. Nguyễn Cương [59] Bản chất của việc đổi mới PPDH là tổ
chức cho người học được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích
cực, sáng tạo, trong đó việc xây dựng phương pháp học tập sáng tạo là cốt lõi của
đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và PPDH nói riêng.
Định hướng trên đây về đổi mới PPDH là dựa trên cơ sở của những nghiên
cứu tâm lý về khả năng lưu giữ thông tin của học sinh.
Khả năng lưu giữ thông tin bằng đọc chỉ đạt 5%, bằng nghe chỉ đạt 15%,
bằng nhìn đạt được 20%, vừa nghe vừa nhìn 25%, bằng thảo luận đạt được 55%,
thu nhận kinh nghiệm bằng hành động đạt được 75%, khi dạy lại cho người khác có
thể đạt tới 90%.
Như vậy, đổi mới phương pháp giáo dục, một yêu cầu cấp bách của thời đại.
Chúng ta đang đứng ở đầu thế kỉ XXI, thế giới đang xảy ra sự bùng nổ tri thức khoa
học và công nghệ. Xã hội mới phồn vinh ở thế kỉ XXI phải là một xã hội “dựa vào
tri thức”, dựa vào tư duy sáng tạo, tài năng sáng chế của con người. Sự thịnh
vượng về mặt kinh tế của một đất nước dựa trên việc sử dụng tài sản trí tuệ và
nguồn lực về các ngành nghệ thuật, các khoa học công nghệ, đồng thời nhờ vào
việc phát triển lực lượng lao động rất lành nghề và thường xuyên học hỏi.
Nói tóm lại, cốt lõi của việc đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập
chủ động, tích cực của học sinh.
Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải dạy và học như thế nào?
1.2.3. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay[6]
“Giáo dục không phải là nhồi nhét kiến thức mà thắp lên ngọn lửa say mê học tập.”
William Butler Yeats (1865-1939), nhà thơ Ai-len
(Nguồn: Quotes on Education, www.lhup.edu/dsimanek/eduquote.htm)

Trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có rất nhiều công trình nghiên cứu, thử
nghiệm về đổi mới PPDH theo các hướng khác nhau. Sau đây là một số xu hướng
đổi mới cơ bản:



151

-

Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng
tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện
sang tìm tòi, khám phá. Tạo điều kiện cho học sinh học tập tích cực, chủ động,
sáng tạo.

-

Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm tự học suốt đời.
Không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách học, trang bị cho học sinh phương
pháp học tập, phương pháp tự học để thực hiện phương châm học suốt đời.

-

Tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc
sống thực tế. Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng
việc việc vận dụng kiến thức.

-

Cá thể hóa việc dạy học.

-

Tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương tiện dạy
học, đặc biệt là tin học và CNTT vào dạy học.


-

Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn thuần,
khuyến khích việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức, sử dụng
nhiều loại hình kiểm tra thích hợp với từng môn học.

-

Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học ở mức độ ngày càng cao (theo sự phát
triển của học sinh, theo cấp học, bậc học).
1.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của CNTT
Bên cạnh các phương tiện dạy học truyền thống, mỗi bước đột phá trong công

nghệ lại dẫn đến những hoàn cảnh mới, làm thay đổi cách dạy, cách học, thậm chí
cả phương thức đào tạo.
Ngày nay, CNTT và vi tính phát triển mạnh mẽ lại ảnh hưởng lớn đến GD. Sự
phát triển của các phần mềm dạy học thông minh, học trong môi trương tương tác
đa phương tiện có sự hỗ trợ của máy tính ngày càng phát triển.
Tại sao ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện nay?
- Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW
của Bộ Chính trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT


151

phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành
giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho
ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg;

- Hiện nay các trường phổ thông đều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng
Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm
thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy
quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên
sử dụng vào quá trình dạy học của mình.
- CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức
dạy học. Những PPDH theo cách tiếp cận kiến tạo, PPDH theo dự án, dạy học phát
hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình
thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi
mới trong môi trường CNTT và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực
với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy
học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy
sao cho HS nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển
cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan
tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay
chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của HS. Như vậy, việc chuyển từ
“lấy GV làm trung tâm” sang “lấy HS làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt
được những thành tựu đáng kể như: Office, Cabri, Crocodile, Maple/Mathenatica,
ChemWin, LessonEditor/VioLet … hệ thống WWW, Elearning và các phần mềm
đóng gói, tiện ích khác. Do sự phát triển của CNTT & TT mà mọi người đều có
trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy
học nói riêng. Nhờ có sử dụng các PMDH này mà học sinh trung bình, thậm chí học
sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. PMDH
được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của GV tới từng HS thông qua hệ


151

thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế GA và giảng dạy trên máy

tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo
phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra
ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được
sự chú ý và tạo hứng thú nơi HS. Thông qua GAĐT, GV cũng có nhiều thời gian
đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học.
Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT & TT đã nhanh chóng làm thay
đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là
cách ra quyết định của con người.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng
cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho HS, tạo ra một môi trường GD mang
tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền
thống, HS được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp
xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
1.2.5. Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hóa học
1.2.5.1. Tổng quan về Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Hóa học
CNTT (Information Technology, viết tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ
quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan tổ chức lớn. Cụ thể, CNTT là
ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ,
xử lý, truyền, và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam thì khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết
49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của chính phủ Việt Nam, như sau:
"CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật
hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử
dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong
mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội."
Trong hệ thống giáo dục nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam,
CNTT đã được chính thức được tích hợp vào chương trình học phổ thông.



×