Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

khảo sát nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh một số trường trung học phổ thông tại tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.24 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
…..o0o….

TRẦN HƯƠNG THẢO

KHẢO SÁT NHU CẦU
ĐƯỢC GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH
SẢN CỦA HỌC SINH MỘT SỐ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
…..o0o….

TRẦN HƯƠNG THẢO

KHẢO SÁT NHU CẦU
ĐƯỢC GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH
SẢN CỦA HỌC SINH MỘT SỐ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI TP.HCM
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



TS. NGUYỄN ÁNH HỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


Lời cảm ơn

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau Đại học trường Đại học Sư
Phạm thành phố Hồ Chí Minh. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ tận tình của
các thầy cô trong khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí
Minh; sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của gia đình và bạn bè đã giúp em hoàn thành
luận văn này.
Cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh
trường THPT Long Thới, trường THPT Mạc Đĩnh Chi, trường THPT Trưng Vương đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình điều tra thực trạng,
thu thập thông tin số liệu để phục vụ luận văn.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới TS
Nguyễn Ánh Hồng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Dù đã có rất nhiều cố gắng, song do khả năng còn hạn chế nên trong luận văn
chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo,
đóng góp ý kiến của các thầy, cô.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2012
Học viên

Trần Hương Thảo



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................. 8
1. 1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 8
1.1.1. Ở nước ngoài ........................................................................................................ 8
1.1.2 Trong nước ........................................................................................................... 10
1.2 Sức khỏe sinh sản và Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh Trung học phổ
thông .............................................................................................................................. 15
1.2.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản ............................................................................... 15
1.2.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT ................................................. 16
1.3 Học sinh Trung học phổ thông và các đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của học sinh
Trung học phổ thông ..................................................................................................... 17
1.3.1 Khái niệm học sinh THPT .................................................................................... 17
1.3.2 Sự phát triển cơ thể và nhận thức của học sinh THPT ....................................... 18
1.3.3 Sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội của học sinh THPT .................................. 21
1.4 Nhu cầu và nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh Trung học phổ
thông .............................................................................................................................. 23
1.4.1 Khái niệm nhu cầu ................................................................................................ 23
1.4.2 Nhu cầu được giáo dục SKSS trong nhà trường .................................................. 26
1.5 Chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà trường Trung học phổ thông . 28
1.5.1 Các văn bản quy định của nhà nước về giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà
trường Trung học phổ thông .......................................................................................... 28
1.5.2 Các tài liệu, chương trình giảng dạy sức khỏe sinh sản trong nhà trường Trung
học phổ thông ................................................................................................................ 32
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐƯỢC GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY .............................................................. 34



2.1. Nhận thức về sức khỏe sinh sản của học sinh một số trường Trung học phổ thông
ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ............................................................................... 34
2.1.1 Nhận thức của học sinh về GD SKSS .................................................................. 34
2.1.2 Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của GD SKSS trong nhà trường 35
2.1.3 Hiểu biết của học sinh về các vấn đề SKSS ......................................................... 38
2.2 Thái độ và hành vi tham gia của học sinh đối với chương trình GD SKSS trong
trường THPT ................................................................................................................. 47
2.2.1 Thái độ .................................................................................................................. 47
2.2.2 Mức độ tham gia ................................................................................................... 51
2.3 Đánh giá của học sinh về chương trình GD SKSS trong nhà trường THPT ........... 54
2.3.1 Đánh giá của học sinh về nội dung GD SKSS trong nhà trường ......................... 55
2.3.2 Đánh giá của học sinh về phương pháp GD SKSS trong nhà trường .................. 59
2.3.3 Đánh giá của học sinh về hình thức GD SKSS trong nhà trường ........................ 65
2.4 Nhu cầu được GD SKSS trong nhà trường của học sinh một số trường THPT tại
Tp.HCM hiện nay .......................................................................................................... 72
2.4.1 Nhu cầu về nội dung ............................................................................................. 75
2.4.2 Nhu cầu về phương pháp ...................................................................................... 78
2.4.3 Nhu cầu về hình thức GD SKSS trong nhà trường .............................................. 81
2.5 Đề xuất một số biện pháp đáp ứng nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản của
học sinh một số trường Trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ...... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 93
1. Kết luận...................................................................................................................... 93
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng


Nội dung

Trang

số
1.1

Đặc điểm đối tượng học sinh tham gia khảo sát

3

2.1

Giáo dục sức khỏe sinh sản có nghĩa là

34

2.2

Nhận thức về GD SKSS nói chung ở từng trường

35

2.3

Đánh giá mức độ quan trọng của GD SKSS của học sinh từng trường

36


2.4

Đánh giá mức độ cần thiết của GD SKSS trong nhà trường của học sinh

37

từng trường
2.5

Đánh giá hiểu biết của học sinh về hệ sinh dục Nam – Nữ

38

2.6

Đánh giá hiểu biết của học sinh về quá trình thụ thai

39

2.7

Cách hiểu của học sinh về quá trình thụ thai

40

2.8

Đánh giá hiểu biết của học sinh về các biện pháp phòng tránh thai, phá thai

40


an toàn
2.9

Đánh giá hiểu biết của học sinh về các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và

41

lây lan qua đường tình dục
2.10

Đánh giá hiểu biết của học sinh về cách phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn

42

đường sinh sản và lây lan qua đường tình dục
2.11

Nhận biết của học sinh về nội dung GD SKSS lồng ghép trong môn Sinh

44

2.12

So sánh giữa các trường về nhận biết của học sinh với nội dung GDSKSS

45

trong môn Sinh
2.13


Nhận biết của học sinh về nội dung GD SKSS lồng ghép trong các môn học

45

khác
2.14

So sánh giữa các trường về nhận biết của học sinh với nội dung GD SKSS

46

trong các môn học khác
2.15

Đánh giá mức độ hữu ích của chương trình GD SKSS của học sinh từng

47

trường
2.16

Đánh giá mức độ hứng thú với chương trình GD SKSS của học sinh từng

49

trường
2.17

Bạn có tham gia đầy đủ các buổi học GDSKSS trong nhà trường hay


50


không?
Bảng

Nội dung

Trang

Cách giải quyết khi gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản của học sinh từng

52

số
2.18

trường
2.19

Đánh giá về chương trình GD SKSS của học sinh từng trường

53

2.20

Nhận xét về nội dung GD SKSS trong nhà trường của học sinh từng trường

55


2.21

Đánh giá về lượng thông tin GD SKSS của học sinh từng trường

56

2.22

Đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp GD SKSS của học sinh từng

57

trường
2.23

Mức độ thường xuyên sử dụng các phương tiện trong GD SKSS ở nhà

59

trường (%)
2.24

Hoạt động chính trong buổi học

60

2.25

Hoạt động chính trong buổi học của từng trường


61

2.26

Nhận xét phương pháp giảng dạy của chuyên viên/ giáo viên ở từng trường

62

2.27

Đánh giá về thời lượng GD SKSS của học sinh từng trường

63

2.28

Hình thức GD SKSS tại mỗi trường

65

2.29

Hình thức lớp tại mỗi trường

66

2.30

Đánh giá về hình thức lớp học GD SKSS của học sinh từng trường


68

2.31

Đánh giá về cách thể hiện nội dung GD SKSS của học sinh từng trường

69

2.32

Nguyên nhân thúc đẩy việc học GD SKSS trong nhà trường của học sinh

70

từng trường
2.33

Nhu cầu nâng cao chương trình GD SKSS trong nhà trường của học sinh

72

từng trường
2.34

Nhu cầu thông tin về SKSS của học sinh từng trường

74

2.35


Nhu cầu về phương pháp giảng dạy SKSS của học sinh từng trường

77

2.36: Nhu cầu về loại hình lớp học GD SKSS của học sinh từng trường

80

2.37

Nhu cầu đưa GD SKSS thành môn học riêng của học sinh từng trường

84

2.38

Nhu cầu về thời lượng môn học GD SKSS của học sinh từng trường

86


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu

Nội dung

Trang


đồ số
2.1

Đánh giá mức độ quan trọng của GDSKSS trong nhà trường

36

2.2

Đánh giá mức độ hữu ích của chương trình GDSKSS trong nhà

47

trường
2.3

Nhận xét về nội dung GD SKSS trong nhà trường

54

2.4

Hình thức thể hiện nội dung SKSS trong nhà trường

64

2.5

Nhu cầu nâng cao chương trình GD SKSS trong nhà trường


71

2.6

Nhu cầu thông tin về SKSS trong nhà trường

73

2.7

Nhu cầu về thông tin SKSS trong nhà trường theo giới tính

75

2.8

Nhu cầu về phương pháp giảng dạy SKSS trong nhà trường

76

2.9

Nhu cầu về phương pháp giảng dạy SKSS trong nhà trường theo

78

giới tính
2.10

Nhu cầu về loại hình lớp học GD SKSS trong nhà trường


79

2.11

Nhu cầu về loại hình GD SKSS trong nhà trường theo giới tính

82

2.12

Nhu cầu đưa GD SKSS thành môn học riêng

83

2.13

Nhu cầu đưa GD SKSS thành môn học riêng theo giới tính

84

2.14

Nhu cầu về thời lượng môn học GD SKSS trong nhà trường

85

2.15

Nhu cầu về thời lượng môn học GD SKSS theo giới tính


87


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam , những vấn đề liên quan đến sức khỏe
sinh sản vị thành niên (SKSS VTN) đang là mối quan tâm lớn của cộng đồng, của xã
hội. Có thể nói, giáo dục SKSS đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của cá nhân và
của cả xã hội.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, nhu cầu tìm hiểu về giới tính của
thanh thiếu niên rất lớn. Tuy nhiên , sự đáp ứng về nhu cầu tìm hiểu vấn đề này chưa
thoả mãn đã dẫn tới nhiều hành vi sai lệch như những mối quan hệ vô đạo đức, thiếu
văn hoá giữa những người khác giới, thực trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
(VTN ) ngày càng cao… Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới thì ở Việt Nam, số
lần sinh của các bà mẹ tuổi dưới 19 chiếm 15% tổng số lần sinh trong cả nước và 30%
tổng số lần nạo phá thai ở những em gái chưa kết hôn [32]. Nhiều thông tin xã hội đã
phản ánh tình trạng đáng lo ngại về nạo phá thai vị thành niên, ước tính mỗi năm có tới
hơn 70.000 ca nạo phá thai vị thành niên và có chiều hướng tăng lên qua các năm.
Thông tin này được đưa ra chiều 25/9/2005 tại Tp.HCM, trong buổi truyền thông
"Giáo dục giới tính về sức khỏe sinh sản và tình dục cho tuổi mới lớn" do Trung tâm
Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Tp.HCM tổ chức [3] [4].
Lứa tuổi Trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi vị thành niên, khi mà học
sinh đang ở giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và có nhiều những thay đổi trong
tâm sinh lý. Đây là giai đoạn quan trọng trong việc định hình nhân cách để làm chủ bản
thân về những hành vi tình dục. Vị thành niên ngày nay có nhiều điều kiện hơn để tiếp
cận với thông tin, kiến thức mới, hiện đại nhưng cũng phải đối mặt với những nguy
hiểm đe dọa đến sức khỏe. Học sinh chưa có kinh nghiệm, kỹ năng sống, nên dễ bị lạm

dụng, ép buộc; không biết cách phòng tránh thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục
khi có quan hệ tình dục. Do vậy, việc GD SKSS cho học sinh là rất cần thiết. Học sinh
cần nắm vững những kiến thức chăm sóc bảo vệ SKSS để bảo vệ chính mình [21].
Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm tới việc giáo dục giới tính trong lứa tuổi
VTN , đây là việc làm rất cần thiết trong công tác giáo dục toàn diện thế hệ trẻ (bên


2

cạnh việc giáo dục về văn hoá…) để đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội, đó là đào tạo thế
hệ vừa có tri thức khoa học, vừa có sức khoẻ… phục vụ nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ
quốc [24].
Chương trình giáo dục giới tính, tình dục trong gia đình, nhà trường và xã hội
còn hạn chế. Học sinh còn e ngại khi tìm hiểu những kiến thức về sức khỏe sinh sản vị
thành niên [17].
Từ những thực tế nói trên, chúng ta thấy sự quan tâm đến giáo dục và bảo vệ
SKSS VTN đã trở thành một vấn đề cấp bách, không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế
mà là của toàn xã hội. Nó thực sự cần thiết trong giáo dục (GD) toàn diện, kiểm soát
dân số và bảo vệ con người. Do đó, cần tiến hành đi sâu tìm hiểu vấn đề giáo dục
SKSS VTN - một trong những vấn đề cốt yếu của giáo dục giới tính (GDGT) nói
riêng và giáo dục con người nói chung .
Vậy thực trạng giáo dục SKSS trong nhà trường đối với học sinh THPT ở
Tp.HCM hiện nay ra sao, nhu cầu của học sinh đối với GD SKSS trong nhà trường
như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này và có cơ sở khoa học cho việc đề xuất các
biện pháp giáo dục SKSS thích hợp, tích cực trong nhà trường, chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Khảo sát nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh
một số trường Trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhu cầu được GS SKSS của học sinh một số trường THPT
tại tp.HCM về nội dung và phương pháp GD SKSS trong nhà trường. Trên cơ sở đó đề

xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GD SKSS cho học sinh trong trường
THPT hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng GD SKSS của một số trường THPT tại Tp.HCM
- Nhu cầu được GD SKSS của học sinh một số trường THPT tại tp.HCM

4. Giả thuyết khoa học


3

Học sinh có nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản và sẵn sàng tiếp nhận giáo
dục sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, chương trình GDSKSS trong nhà trường còn chưa
đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: khái niệm học sinh THPT, về nhu cầu, nhu
cầu được giáo dục và nhu cầu được GD SKSS của học sinh THPT.
5.2. Khảo sát thực trạng hiểu biết của học sinh về SKSS và nhu cầu được GD SKSS
của học sinh tại một số trường THPT ở Tp.HCM hiện nay.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu được giáo dục SKSS của học
sinh một số trường THPT ở Tp.HCM hiện nay.
6. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu chính của đề tài là học sinh thuộc ba trường Trung học
phổ thông thuộc ba khu vực trung tâm thành phố, nội thành và ngoại thành Tp.Hồ Chí
Minh. Khách thể nghiên cứu bổ trợ là giáo viên và cán bộ quản lý của các trường
THPT nói trên.
Bảng 1.1: Đặc điểm đối tượng học sinh tham gia khảo sát
STT TRƯỜNG


TỔNG SỐ

GIỚI TÍNH
NAM

NỮ

1

Trưng Vương

81

27

54

2

Mạc Đĩnh Chi

46

12

34

3

Long Thới


45

11

34

172

49

123

Tổng cộng

Như vậy xét về giới tính thì có sự chênh lệch khá lớn ( nam 28.5%, nữ 71.5%),
tuy nhiên học sinh đều ở cùng một độ tuổi, có sự tương đồng về mặt tâm sinh lý và
những hiểu biết chung.
Chương trình GD SKSS của các trường đều là những chương trình ngoại khóa,
không tổ chức thường xuyên và phát sinh theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân hoặc


4

các chương trình nghiên cứu. Chính vì được coi là một hoạt động ngoại khóa hoặc
lồng ghép vào các môn học khác nên nhìn chung GD SKSS ở các trường vẫn chưa ở
đúng vị trí lẽ ra phải có của nó.
+ Trường Trung học phổ thông Trưng Vương: Là trường công lập, được thành lập
vào năm 1957, hiện nay trường ở tại số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé,
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay ngoài 54 phòng học, trường có đủ các

phòng chức năng như: 1 phòng lab, 3 phòng thí nghiệm lý hóa sinh, 2 phòng vi tính, 3
phòng dạy nghề, 1 thư viện 300 chỗ ngồi, 2 mạng internet… Trường nằm ở khu vực
trung tâm Quận 1 – là quận trung tâm, sầm uất và có nhiều các tụ điểm vui chơi giải
trí, văn hóa, trung tâm chính trị và kinh tế của Tp.HCM. Học sinh đều là những học
sinh thuộc gia đình có mức sống khá và có điều kiện được hưởng những tiện nghi văn
minh thuộc hành đầu ở thành phố chính vì vậy học sinh có sự trưởng thành sớm cũng
như phải đối mặt với nhiều nguy cơ và cám dỗ từ môi trường sinh sống và học tập của
mình.
Trường THPT Trưng Vương không có một chương trình GD SKSS cụ thể nào.
Nghiên cứu được tiến hành khảo sát trên 81 học sinh (chọn ngẫu nhiên), trong đó có
27 nam và 54 nữ. Ngoài ra nghiên cứu còn thu thập ý kiến của 03 thầy cô bao gồm: 01
giáo viên chủ nhiệm, 01 giáo viên phụ trách công tác Đoàn, 01 giáo viên làm công tác
quản lý chung (hiệu phó).
+ Trường Trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi: Là trường công lập, được thành lập
vào năm 1958, hiện tại Trường ở tại số 458 Kinh Dương Vương, phường 14, quận 6,
thành phố Hồ Chí Minh. Hiện trường có 87 phòng, gồm 60 phòng học trong đó có 3
phòng thí nghiệm, 1phòng Lab, 5 phòng vi tính, 1 phòng nghe nhìn, 1 thư viện, 1 hội
trường 600 chỗ ngồi, 14 phòng chức năng, 9 phòng làm việc, 1 sân khấu ngoài trời,
300 m2 thảm cỏ, cây xanh xen kẽ. Là một quận nội thành nhưng thuộc vùng rìa, ráp
gianh ngoại ô, nằm trên tuyến đường đi về miền Tây, học sinh trường Mạc Đĩnh Chi ở
trong một môi trường có nhiều biến động và tương đối phức tạp. Là khu vực mới phát
triển, đời sống kinh tế chưa ổn định, còn nhiều khó khăn, đa số học sinh là con em của
các gia đình ở mức trung bình – khá.
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi có câu lạc bộ sức khỏe sinh sản, chương trình
giáo dục sức khỏe sinh sản phối hợp tổ chức với báo VTM và một số nhãn hàng tiêu


5

dùng, ngoài ra trường còn là cơ sở thực nghiệm của nhiều chương trình về giáo dục

sức khỏe sinh sản, trường đã từng nhận được giải thưởng và bằng khen về công tác
giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà trường.
Nghiên cứu được tiến hành khảo sát trên 46 học sinh (chọn ngẫu nhiên), trong
đó có 12 nam và 34 nữ. Ngoài ra nghiên cứu còn thu thập ý kiến của 05 thầy cô bao
gồm: 01 giáo viên chủ nhiệm, 02 chuyên viên tâm lý của nhà trường, 02 giáo viên làm
công tác quản lý chung (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng).
+ Trường Trung học phổ thông Long Thới: Là trường công lập, được thành lập vào
năm 2001, hiện trường ở tại số 280 Nguyễn Văn Tạo, xã Long Thới, huyện Nhà Bè,
thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, trường có hơn 1200 học sinh theo học, trong đó
chủ yếu là con em ở thị trấn và các xã Hiệp Phước, Phú Xuân, Long Thới… Là trường
nằm ở huyện ngoại thành nghèo của thành phố, học sinh theo học tại trường đa số là
con em của các gia đình còn nhiều khó khăn, phụ huynh dân trí thấp. Trong những
năm vừa qua, huyện ngoại thành Nhà Bè nằm trong cơn sốt bất động sản khá sôi động,
nhưng vì các dự án ở đây còn ở dạng “treo”, “tiềm năng” nên đời sống cư dân chưa có
nhiều thay đổi. Nếp sống của đại bộ phận cư dân ở đây vẫn là nếp sống của làng quê,
thuần nông, chất phác. Điều này cũng ảnh hướng tới suy nghĩ, cách sống và sự trưởng
thành của học sinh.
Trường THPT Long Thới có chương trình mời chuyên viên tới nói chuyện về
giáo dục sức khỏe sinh sản dưới sự tài trợ của một nhãn hàng tiêu dùng.
Nghiên cứu được tiến hành khảo sát trên 45 học sinh (chọn ngẫu nhiên), trong
đó bao gồm 11 nam và 34 nữ. Ngoài ra nghiên cứu còn thu thập ý kiến của 04 thầy cô
bao gồm: 02 giáo viên chủ nhiệm, 02 giáo viên làm công tác quản lý chung (hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng).
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Khảo sát nhu cầu được giáo dục SKSS của học sinh tại một số trường THPT ở
Tp.HCM hiện nay về :
- Nội dung GDSKSS trong nhà trường
- Phương pháp GDSKSS trong nhà trường



6

Về khách thể nghiên cứu:
Chúng tôi thực hiện khảo sát trên 172 học sinh và 12 giáo viên thuộc 3 trường
THPT Trưng Vương, Quận 1; trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Quận 6; trường THPT
Long Thới, huyện Nhà Bè.
Về thời gian khảo sát:

từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu để xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Bảng hỏi được khảo sát trên 172 học sinh tại các trường THPT Tp.HCM theo
phương pháp chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn:
+ Mẫu được chọn theo cụm trường phân phố ở khu vực: nội thành, vùng ven và ngoại
thành.
+ Trên cơ sở đó, ở mỗi trường tiến hành chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện.
- Bảng hỏi dành cho học sinh được phát cho 172 học sinh THPT thuộc các trường nói
trên. Trong bảng hỏi bao gồm những nội dung sau:
+ Thông tin cá nhân về giới tính, dân tộc, tôn giáo
+ Những vấn đề liên quan đến nội dung chính của đề tài
Sau khi thu hồi bảng hỏi, xử lý kết quả, sẽ tiến hành phân tích các yếu tố liên
quan về thực trạng với nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh tại một
số trường THPT tại Tp.HCM. Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài này.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu cá nhân

- Chúng tôi tiến hành phỏng vấn nhóm với các học sinh ngay sau khi thu thập phiếu
khảo sát và kiểm tra sơ bộ câu trả lời của học sinh.
- Phỏng vấn sâu giáo viên và cán bộ quản lý, nhằm thu thập chi tiết thực trạng và nhu
cầu được GDSKSS của học sinh.


7

Các cuộc phỏng vấn đã được thu băng và ghi hình, các câu trả lời đã được sử
dụng phục vụ minh họa cho các kết quả nghiên cứu của đề tài.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Dùng phần mềm SPSS for Window 11.5 để xử lý các số liệu thu được từ việc phát
bảng hỏi.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm về lý luận tâm lý
lứa tuổi THPT, SKSS và nhu cầu được GD SKSS của học sinh THPT.
8.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản lý giáo dục đề ra các
chính sách, biện pháp nhăm nâng cao chất lượng chương trình GD SKSS trong nhà
trường; là tài liệu để giáo viên và phụ huynh tham khảo trong quá trình GD học sinh và
con em của mình.


8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. 1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Ở nước ngoài
Từ lâu, Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên đã trở thành một chương trình
giáo dục chính thức và cần phải có ở hầu hết các quốc gia phát triển. Chương trình
giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính được triển khai một cách có hệ thống và
đầy đủ từ bậc tiểu học lên đến các bậc học cao hơn. Mặc dù vậy, vẫn có những nghiên
cứu mang tính chất đặc thù, phục vụ cho việc tìm hiểu nhu cầu được giáo dục sức khỏe
sinh sản cho đối tượng vị thành niên ở các nước này.
Theo một nghiên cứu của UNFPA được ghi nhận là “Các chương trình Giáo
dục Sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong nhà trường” [32] được hoàn thành vào
tháng Tám, năm 1998 cho thấy nhu cầu được giáo dục SKSS của vị thành niên và các
phương pháp nâng cao nhận thức thông qua việc xây dựng và đổi mới chương trình
GDGT và SKSS trong nhà trường.
Một nghiên cứu khác hoàn thành vào tháng Ba năm 2009, có tên “Nhu cầu giáo
dục giới tính và sức khỏe sinh sản của vị thành niên là con nuôi và dân di cư ở ba hạt
thuộc California, Mỹ” [37] của Wendy L. Constantine, Petra Jerman và Noarman
A. Constantine đã cho thấy những kết quả đáng ngạc nhiên. Những trẻ được nhận
nuôi và di cư này có nhu cầu tìm hiểu cao hơn các bạn đồng lứa khác vì chúng không
thể (hoặc ngại ngùng) trong việc tìm hiểu kinh nghiệm hoặc sự dạy dỗ từ cha mẹ.
Chúng cũng thường gặp phải các vấn đề về sức khỏe sinh sản như mang thai ngoài ý
muốn hay quan hệ tình dục không lành mạnh do cố gắng thiết lập các mối quan hệ gắn
bó hơn với bạn tình của mình và để có được những xúc cảm yêu thương. Đáng ngạc
nhiên nhất là các chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong nhà
trường thường không thường xuyên được cập nhật và học sinh được dạy dỗ các kiến
thức về SKSS, nhưng lại không thèm ứng dụng. Chính vì những đặc điểm khác biệt
của đối tượng nghiên cứu, nên nhóm nghiên cứu đã đưa ra một kiến nghị về một


9

chương trình giáo dục giới tính và SKSS dưới dạng peer to peer (một kèm một), trong

đó có sự tham gia và đối thoại của những bậc cha mẹ với học sinh.
Đối với các quốc gia đang phát triển thì giáo dục giới tính và giáo dục sức khỏe
sinh sản còn là vấn đề mới mẻ và đang được xây dựng phát triển. Trên nền tảng còn
thiếu và yếu nhiều đó các chương trình giáo dục SKSS luôn luôn cần đến sự hỗ trợ từ
các chương trình giáo dục sẵn có và sự chuyển giao kinh nghiệm từ các tổ chức quốc
tế.
Một nghiên cứu dưới tên gọi “Giáo dục giới tính trong nhà trường: kinh
nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Nigeria” [14] của James E. Rosen, Nancy J.
Murray và Scott Moreland, tháng Năm năm 2004 đã chỉ rõ “quá nhiều trẻ vị thành
niên theo học trong các trường ở Nigeria thiếu thông tin và kĩ năng để có thể bảo vệ
bản thân trước những cái “bẫy tính dục”. Và chính vì vậy mà nhu cầu được giáo dục
SKSS của học sinh là cực lớn và nghiên cứu đã đưa ra những biện pháp khẩn thiết, tích
cực nhất để xây dựng một chương trình “hiệu quả tức thời” cho học sinh.
Một số những đề tài nghiên cứu và sách tham khảo khác có thể được kể tên sau
đây như: cẩm nang dành cho bạn gái “Những gì bạn gái muốn biết”[15] của Jill
Geborene xuất bản năm 2011 bằng tiếng Anh và được phân phối trên toàn thế giới;
nghiên cứu của Susana Lerner năm 2005 có tên “Nhu cầu GD SKSS và chống đói
nghèo” [27]; một nghiên cứu của tổ chức dân số thế giới UNFPA vào năm 2009 với
tên gọi “Hiểu biết về giới tính và SKSS, hành vi và nhu cầu được giáo dục trong nhà
trường của thanh thiếu niên ở khu vực phía Bắc Nigeria”[33]; nghiên cứu của tổ chức
UNESCO với tên gọi “ Hướng dẫn chuyên môn toàn cầu về giáo dục giới tính ” [34],
“Cảnh báo chuyên môn về các phương pháp giáo dục giới tính trong nhà trường”
[35], …. cũng đều chỉ ra nhu cầu được giáo dục SKSS luôn luôn tồn tại và tùy vào mỗi
nước khác nhau mà có những đặc thù khác nhau. Nhưng nhìn chung, ở các nước Châu
Á, Châu Phi và các nước đang phát triển thì nhu cầu này lớn hơn và bức thiết hơn.
Như vậy, tất cả những nghiên cứu nói trên đã đưa ra những nghiên cứu có giá trị phổ
quát về vấn đề SKSS của vị thành niên. Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu trên không
tập trung vào nghiên cứu duy nhất nhu cầu được giáo dục SKSS trong nhà trường của
học sinh THPT mà phổ đối tượng thường rộng hơn và trường nghiên cứu cũng bao
hàm nhiều vấn đề hơn. Chính vì vậy, đề tài luận văn “Khảo sát nhu cầu được giáo



10

dục sức khỏe sinh sản của học sinh một số trường Trung học phổ thông tại thành
phố Hồ Chí Minh” sẽ đi sâu nghiên cứu riêng về nhu cầu được giáo dục SKSS của
học sinh THPT – lứa tuổi có nhiều biến động và vấn đề với SKSS.

1.1.2 Trong nước
Sức khỏe sinh sản là một vấn đề nổi cộm ở Việt Nam và rất quan trọng về mặt
chính trị. Đây cũng là một vấn đề cực kì nhạy cảm và mang tính cá nhân. Do vậy, hơn
tất cả các nghiên cứu khác, nghiên cứu về sức khỏe sinh sản đòi hỏi sự xem xét cụ thể
về các loại thông tin có thể thu thập được và cách tiếp cận với các thông tin này.
Ở Việt Nam, cả các nhà xã hội học và y học đều tham gia vào các nghiên cứu, dự án
về sức khoẻ sinh sản. Các công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề, khía cạnh
khác nhau trong GD SKSS VTN. Có thể kể đến các nghiên cứu và dự án tiêu biểu như
sau:
+ Nghiên cứu “Nhu cầu truyền thông giáo dục về sức khỏe sinh sản của thanh
thiếu niên 15- 24 tuổi tại quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh” [16] của Diệp Từ
Mỹ đã đưa ra kết luận: 39,4% thanh thiếu niên chưa từng nghe qua thuật ngữ “sức
khỏe sinh sản”; 65,8% thanh thiếu niên có nhu cầu được tư vấn về Giới tính và sức
khỏe sinh sản; 56,2% thanh thiếu niên mong muốn được giáo dục giới tính trong nhà
trường. Đây là một nghiên cứu cắt ngang, dữ kiện được thu thập bằng cách phỏng vấn
trực tiếp 1600 thanh thiếu niên từ 1-24 tuổi tại quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
năm 2006. Tỉ lệ thanh thiếu niên ở hai giới trong nghiên cứu có sự khác biệt: nữ chiếm tỉ
lệ nhiều hơn so với nam (56,7% so với 43,3%). Trong đó, nhóm tuổi từ 19 – 24 chiếm đa
số (1029 thanh thiếu niên chiếm 62,2%), nhóm tuổi từ 15 – 18 là 625 thanh thiếu niên
chiếm 37,8%. Về trình độ học vấn, thanh thiếu niên học cấp 1 trong nghiên cứu chiếm tỉ
lệ thấp nhất (20,4%), kế đến là đối tượng thanh thiếu niên học trên cấp 3 (22,3%) và cấp 2
(27,9%), cao nhất là đối tượng học cấp 3 (487 người chiếm 29,4%). Phần lớn thanh thiếu

niên trong nghiên cứu là học sinh-sinh viên (57,4%) và công nhân-công nhân viên
(18,9%). Có 30,3% thanh thiếu niên đã từng tham gia các lớp tập huấn hoặc nói chuyện
chuyên đề SKSS. Điều này cho thấy tình hình tuyên truyền về giới tính và SKSS ở địa
phương tiến hành thường hơn so với các trường học. Tuy nhiên, con số này cũng còn khá


11

thấp và đa số học sinh chỉ tham gia 1 – 2 lần. Có rất nhiều nguồn thông tin về SKSS mà
thanh thiếu niên tiếp cận được như bệnh viện, đài phát thanh, tivi, sách báo, internet,
người thân, bạn bè, trường học,… Trong đó, ba nguồn thông tin mà thanh thiếu niên tiếp
cận được nhiều nhất là từ sách báo (31,4%), kế đến là từ trường học (17,9%) và tivi
(16,1%). Hai nguồn thông tin bệnh viện và trạm y tế chính là những kênh thông tin chính
xác, đáng tin cậy về vấn đề giới tính và SKSS nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ rất thấp (2,0% và
3,4%). Điều này cho thấy ngành y tế chưa phát huy hết vai trò của mình và chưa thực sự
tiếp cận được đối tượng thanh thiếu niên. Hầu hết thanh thiếu niên đều muốn tìm hiểu về
tất cả các thông tin có liên quan về giới tính và SKSS. Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là
thông tin về sinh lý tuổi dậy thì (51,0%), các bệnh lây truyền qua đường tình dục (42,2%),
HIV/AIDS (42,2%), tình dục an toàn (38,5%),… Điều này phản ánh một thực tế mặc dù
các nội dung về cấu trúc cơ thể, sinh lý tuổi dậy thì, HIV/AIDS đã được giảng dạy trong
chương trình Sinh học nhưng các kiến thức học sinh thu được là chưa đủ đáp ứng nhu cầu
của thanh thiếu niên. Hoặc có thể do việc cung cấp thường thông qua các chương trình
lồng ghép chưa phát huy hết hiệu quả đối với việc GDGT cho học sinh. Nghiên cứu trên
đây tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên ở quận Tân Phú – là một quận ngoại thành,
nên chưa có được sự so sánh với các khu vực khác. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu nhiều
thành phần đối tượng với độ tuổi từ 15 – 24, chưa tập trung vào riêng đối tượng học sinh
trung học phổ thông.
+ Báo cáo của nghiên cứu “Nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh
trung học phổ thông” [28] của Nguyễn Hà Thành đăng trên tạp chí Tâm lý học, số 7
(124), tháng 7-2009 được tiến hành nghiên cứu ở trường THPT Thanh Hà và THPT

bán công Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Kết quả điều tra cho thấy
100% học sinh THPT có nhu cầu hiểu biết về sức khỏe sinh sản. Trong đó 72,6% học
sinh cho rằng nhu cầu được giáo dục SKSS là một nhu cầu rất cấp bách, rất cần được
thỏa mãn. 27,4% học sinh cho rằng nhu cầu này cần được thỏa mãn. 99,7% học sinh
mong muốn Bộ giáo dục và Đào tạo cần đưa chương trình giáo dục SKSS vào trường
THPT.
+ Dự án ENRECA [7] được phát triển với mục đích đẩy mạnh khả năng nghiên cứu
về sức khỏe sinh sản ở Việt Nam. Đó là chương trình hợp tác song phương nhằm tăng
cường năng lực nghiên cứu ở các nước đang phát triển (ENRECA) được thực hiện với


12

sự tài trợ của Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA). Đây là
quan hệ hợp tác giữa Đan Mạch và các viện nghiên cứu của nước tiếp nhận dự án với
mục đích thúc đẩy quá trình học hỏi lẫn nhau thông qua việc hợp tác nghiên cứu và
tăng cường khả năng nghiên cứu. Có bảy dự án ENRECA đang được thực hiện ở Việt
Nam với các lĩnh vực nghiên cứu đa dạng trong đó có sức khỏe sinh sản. Dự án
ENRECA về "Nâng cao năng lực nghiên cứu dân số và sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam"
là sự hợp tác giữa Viện Nhân học và Khoa Sức khỏe Quốc tế (Viện Y tế Công cộng)
thuộc trường Đại học tổng hợp Copenhagen của Đan Mạch với Trung tâm Trung tâm
Thông tin thuộc Uỷ ban Dân số, Gia đình & Trẻ em Việt Nam (VCPFC). Mục đích
của nghiên cứu là đẩy mạnh năng lực nghiên cứu về sức khỏe sinh sản ở Việt Nam với
ưu tiên là các đào tạo về nhân học y học, xã hội học y học, các nghiên cứu về giới,
dịch tễ học thực địa, và nghiên cứu hệ thống y tế. Đây là nghiên cứu chung, với phổ
đối tượng rộng và bao quát rất nhiều vấn đề trong lĩnh vực SKSS.
+ Dự án GD SKSS cho học sinh THPT tại huyện Hòa Vang, Tp.Đà Nẵng [8], năm
2011, do Trung tâm y tế, phòng GD&ĐT huyện Hòa Vang thực hiện dưới sự chỉ đạo
của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận
thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh ở bậc THPT nhằm giúp học sinh tự thay đổi

hành vi, kỹ năng cần thiết về chăm sóc SKSS cho bản thân, góp phần nâng cao kỹ
năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động như: Tổ chức tập huấn, đào tạo đội
ngũ tư vấn viên là học sinh được chọn theo từng khối lớp (mỗi lớp 2-3 em), thiết lập
hộp thư SKSS tại mỗi lớp, tổ chức các buổi tuyên truyền về SKSS cho học sinh các
trường THPT mỗi tháng một buổi, tổ chức các hội thi tìm hiểu kiến thức về chăm sóc
SKSS VTN, thành lập câu lạc bộ “U&I” tại mỗi trường với 50 học sinh tự nguyện
tham gia, in ấn và phát hành 400 sổ tay tuyên truyền và 10000 tờ rơi, tổ chức các hoạt
động truyền thông trên các kênh thông tin đại chúng.
+ Dự án GD SKSS cho học sinh sinh viên tại Tp.HCM [9] được triển khai từ năm
2004 do Trung ương Đoàn quản lý, Liên minh Châu Âu và Quỹ dân số Liên hợp quốc
tài trợ, dự án thành lập hai phòng tư vấn SKSS tại Trường THPT Marie Curie và
Trường đại học Sư phạm TP.HCM nhằm mục đích tư vấn, truyền thông đến học sinh,
sinh viên kiến thức về SKSS. Đội đồng đẳng cũng được thành lập với sự tham gia của


13

40 học sinh, sinh viên của hai trường. Dự án này đến nay đang được tiếp tục nhân rộng
nhưng hiệu quả cho thấy chưa có những bước đột phá rõ rệt.
+ Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994 đã đưa ra một cách tiếp cận
mới với các vấn đề dân số và phát triển. Hội nghị đã thiết lập sự chuyển hướng từ định
hướng dân số của các thập kỉ trước sang việc tăng cường sự chú ý tới các nhu cầu về
sức khỏe sinh sản và tình dục của người dân và quyền sinh sản. Chương trình hành
động đã đưa ra một chương trình nghị sự mở rộng trong đó thừa nhận sức khỏe sinh
sản không thể bị xem xét tách rời khỏi các vấn đề xã hội như đói nghèo, mất bình đẳng
giới và chính trị. Điều này cũng phù hợp với thực tế là trong các nỗ lực nhằm cải thiện
sức khỏe sinh sản, tình dục và đảm bảo quyền sinh sản chúng ta không chỉ cần các can
thiệp của ngành y tế mà còn phải giải quyết cả các vấn đề phức tạp nằm bên dưới sức
khỏe sinh sản như bất bình đẳng giới, quyền năng, đói nghèo và bạo hành. Chính phủ
Việt Nam ủng hộ Chương trình hành động của hội nghị Dân số và Phát triển Quốc tế

và cam kết chặt chẽ thực hiện chương trình này. Trong những năm 1980 và đầu những
năm 1990, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam định hướng tập
trung vào dân số, chủ yếu là nhằm kiểm soát và làm chậm tốc độ phát triển dân số.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, chính phủ đã chuyển hướng từ việc chỉ tập trung
vào kế hoạch hóa gia đình sang cách tiếp cận rộng hơn về sức khỏe sinh sản. Mặc dù
vậy, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thường không cao, nếu có các
dịch vụ chất lượng cao thì là dịch vụ dành cho các đối tượng có điều kiện kinh tế khá.
Các dịch vụ sức khỏe sinh sản cũng chủ yếu tập trung vào nhóm phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ đã kết hôn, trong khi nhu cầu của thanh thiếu niên chưa lập gia đình cũng như
vai trò và trách nhiệm của nam giới trong sinh sản và tình dục thường bị bỏ qua. Bên
cạnh đó, các yếu tố như điều kiện kinh tế thấp, các hình thức gia đình phụ hệ, các điều
cấm kị về văn hóa đã hạn chế khả năng của mọi người, đặc biệt là của phụ nữ trong
việc kiểm soát thân thể và cuộc sống của họ. Các hạn chế mang tính hệ thống này, dù
là dưới dạng thiên vị với nam giới, kinh tế thấp, các tục lệ văn hóa hay sự thiên lệch
trong vị thế thường hiếm khi được khái niệm hóa để phù hợp một cách trực tiếp với
sức khỏe sinh sản hay được đưa vào trọng tâm trong các chính sách và kế hoạch sức
khỏe sinh sản. Nằm trong chiến lược phát triển chung của toàn cầu, các nội dung sức
khỏe sinh sản ưu tiên chung của Việt Nam bao gồm những nội dung sau đây: Quyền


14

sinh sản; kế hoạch hóa gia đình; làm mẹ an toàn; phòng tránh thai, phá thai an toàn;
phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, lây qua đường tình dục và
HIV/AIDS; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; bình đẳng giới trong chăm sóc
sức khỏe sinh sản.
+ Ngoài ra còn nhiều bài viết, bài chuyên khảo về GD SKSS và GD SKSS trong nhà
trường THPT đăng trên các tạp chí Tâm lý học, Sức khỏe và đời sống, Khoa học
thường thức, Tài hoa trẻ, Việt Báo, Mực Tím và các trang báo mạng như
tuoitre.com.vn, thanhnien.com.vn,Vnexpress.net, dantri.com.vn, cuasotinhyeu.vn…

Nghiên cứu về GD SKSS trong nhà trường cũng được sự quan tâm của nhiều khóa
luận tốt nghiệp Đại học, một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ. Có thể kể ra đây
một số bài báo như: Bài viết của tác giả Việt Hùng trên báo Thanh Niên với tiêu đề
“GD SKSS: cần sự gần gũi của người lớn” [13] đã chỉ ra thanh niên kết hôn ngày
càng muộn, tuổi kết hôn trung bình tại thành thị hiện nay là 27.1 đối với nam và 24.5
đối với nữ và có cái nhìn thoáng hơn về tình dục. Tuy nhiên họ lại không có được nền
tảng GD SKSS từ khi VTN nên để lại nhiều hậu quả đáng tiếc thậm chí nặng nề như
mang thai, lây nhiễm HIV và các bệnh qua đường tình dục. Bài viết “Sức khỏe sinh
sản vào trường học” [36] của Cẩm Viên đăng trên báo Mực Tím ngày 13/3/2012 đã
cho thấy chương trình GD SKSS trong nhà trường rất bổ ích cho lứa tuổi, đã giải đáp
và mang đến nhiều kiến thức về SKSS cần thiết cho học sinh. Bài viết “GD SKSS
trong nhà trường, trò rối thầy cũng rối” [17] của tác giả Linh Nga, nêu lên vấn đề
nhiều giáo viên cũng phàn nàn những khó khăn khi giảng cho học sinh môn học này,
đặc biệt là những thầy cô giáo trẻ. Nhiều thầy cô không biết giải thích với học sinh
như thế nào, khi giảng những bài này đều rất ngại, nhất là đối với học sinh nữ. Các
thầy cô chỉ giảng qua về lý thuyết còn để học sinh về nhà tự trao đổi với bố mẹ, anh
chị trong gia đình.
+ Việt Nam cũng có nhiều hội thảo quốc gia, nhiều đề tài liên kết với các nước, các tổ
chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và các vấn đề SKSS. Nhưng nhìn chung tất cả những
hội thảo này thảo luận về các vấn đề SKSS nói chung chứ chưa đi vào thảo luận về GD
SKSS trong nhà trường THPT.
Nhìn chung, các nghiên cứu thường tập trung đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hiểu biết về
SKSS và thái độ hành vi của thanh thiếu niên về các kiến thức sức khỏe sinh sản. Một số


15

những nghiên cứu khác có liên quan đến đối tượng là học sinh THPT và nhu cầu được
giáo dục SKSS trong nhà trường thì không nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu về GD SKSS trong nhà trường THPT nói chung rất đa dạng, phong

phú nhưng chưa có hệ thống. Đồng thời, sự phát triển của xã hội cũng sẽ ảnh hưởng lên
mỗi cá nhân nên sẽ có sự thay đổi trong nhu cầu được giáo dục SKSS của học sinh. Chính
vì vậy đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu nhu cầu được giáo dục SKSS của học sinh THPT tại
tp.HCM trong giai đoạn hiện nay (2011 – 2012).

1.2 Sức khỏe sinh sản và Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh Trung học phổ
thông
1.2.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm chung nhất về sức khỏe sinh
sản vào năm 1994 là: Sức khỏe sinh sản là một trạng thái hoàn hảo về mặt thể chất,
tinh thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật trong mọi vấn đề
liên quan đến hệ thống sinh sản và các chức năng cũng như quá trình sinh sản.
Như vậy, thực chất sức khỏe sinh sản chính là sự hoàn hảo về bộ máy sinh sản, đi
đôi với sự hài hòa giữa thể chất, tinh thần và xã hội. [32]
Hội nghị quốc tế về phát triển dân số ICPD cũng đưa ra định nghĩa về sức khỏe
sinh sản tương đồng với định nghĩa mà Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra. Đồng thời cụ
thể hóa những nội dung trong sức khỏe sinh sản [34] như sau:
Một là: hệ thống các cơ quan sinh dục nam và nữ không bị bệnh và thực hiện tốt chức
năng của chúng
Hai là: chức năng tình dục của hệ thống các cơ quan sinh dục đảm bảo hài hòa về thể
lực, tinh thần và xã hội trong hoạt động tình dục. Hoạt động tình dục phải lành mạnh,
thể hiện tình yêu, đảm bảo an toàn, không bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
Ba là: chức năng sinh sản của các cơ quan sinh dục đảm bảo sự hài hòa về thể lực, tinh
thần và xã hội trong hoạt động sinh sản. Mỗi đứa trẻ ra đời phải là kết quả của tình yêu
và người mẹ phải đạt được độ chín muồi về thể chất và xã hội.
Sức khỏe sinh sản hàm ý cho con người có thể có một cuộc sống tình dục an
toàn, thỏa mãn, có quyền sinh sản và tự do quyết định sinh sản. Khi bàn đến sức khỏe


16


sinh sản cũng phải nói đến quyền của nam giới và nữ giới được cung cấp thông tin,
tiếp cận các biện pháp an toàn tình dục có hiệu quả, đủ khả năng chấp nhận được, cũng
như các biện pháp khác họ tự chọn để điều hòa mức sinh không trái với pháp luật,
quyền được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp, giúp nữ giới được an
toàn từ lúc mang thai đến khi sinh nở [29].

1.2.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trong khu vực, trình độ học vấn được
nâng cao và những thay đổi lớn về giá trị văn hóa, xã hội, toàn cầu hóa, đô thị hóa, sự
tiếp xúc và sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin, quy mô gia đình giảm… có ảnh
hưởng rất lớn đến hành vi tình dục và SKSS tuổi vị thành niên. Học sinh độ tuổi THPT
đang ở thời kì giữa chín muồi tình dục và tuổi kết hôn dài ra. Thêm vào đó, những
phong tục truyền thống ngăn cấm quan hệ tình dục trước hôn nhân bắt đầu thay đổi.
Những thay đổi này cũng làm ảnh hưởng đến hành vi tình dục ở học sinh trai cũng như
em gái. Quan hệ tình dục trước hôn nhân ở các nước châu Á là hành vi không được
chấp nhận ở nhiều nước [10]. Đồng thời những nước này, vị thành niên rất ít hiểu biết
về các bệnh lây qua đường tình dục, kể cả HIV-AIDS. Việc cung cấp cho thanh niên
các thông tin về tình dục và SKSS là một vấn đề tế nhị. Người ta thường không muốn
nói chuyện tình dục và rất không muốn đối diện với một thực tế là học sinh đã có thể
có quan hệ tình dục trước hôn nhâu, cho dù điều này mâu thuẫn với thực tế đang xảy
ra. Việt Nam cũng nằm trong tình trạng chung đó [13].
Giáo dục SKSS cho học sinh THPT là cung cấp một cách có hệ thống, chính
xác và khoa học các thông tin về sức khỏe sinh sản cho đối tượng vị thành niên.
Chính vì vậy, khi tư vấn về sức khỏe sinh sản cho tuổi vị thành niên cần chú ý: vị
thành niên cần được đối xử như người lớn. Học sinh sẽ “không nghe” nếu cảm thấy
đang bị lên lớp. Trong khi tư vấn cho vị thành niên, vấn đề quan trọng là chiếm được
lòng tin của học sinh qua cách thức nhẹ nhàng và chân thành. Không làm cho học sinh
thấy sợ hãi và tội lỗi, hoặc tư vấn theo kiểu áp đặt, độc đoán. Cần có sự lắng nghe ý
kiến của học sinh, lưu tâm đến những mối lo, nhu cầu của học sinh. Giúp học

sinh đưa ra những vấn đề rắc rối của mình, giúp học sinh hiểu rằng những nhu cầu


17

hiểu biết về cơ thể, cảm xúc, sự phát triển, sự chán nản và ham muốn tình dục là
bình thường. Khuyến khích học sinh nói về những gì mà học sinh đã biết, học sinh
đã đưa ra những quyết định gì, lý do về sự lựa chọn đó [13].
Những lĩnh vực cần tư vấn bao gồm:
- Những thay đổi về thể chất, tinh thần và cảm xúc xuất hiện trong tuổi vị thành
niên của học sinh. Cả hai giới phải tiếp nhận các thông tin này. Nó bao gồm trình
bày kiến thức về giải phẫu của bộ phận sinh dục và những thay đổi bình thường
của nó về kích thước và thời gian có những thay đổi đó. Cần cung cấp cho học sinh
kiến thức về các hoạt động giới tính.
- Giải thích về sự thụ thai, có thai, sinh con và vai trò làm cha mẹ. Cần phải nhấn
mạnh nghĩa vụ và trách nhiệm của vợ chồng với nhau và với con cái của họ.
Đồng thời, cũng cần cung cấp các thông tin về nguy cơ do thai sản ở tuổi vị thành
niên.
- Thông tin đầy đủ và chính xác về các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn, phá thai
(an toàn và không an toàn).
-

Thông tin



ràng về vệ sinh hàng

ngày,


nguy

cơ nhiễm

khuẩn

đường sinh dục và các bệnh lan truyền qua đường tình dục.
- Phân tích những nguy cơ dẫn đến vô sinh.
- Giải thích những lời đồn đại không đúng về vị thành niên.

1.3 Học sinh Trung học phổ thông và các đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của học sinh
Trung học phổ thông
1.3.1 Khái niệm học sinh THPT
Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về học sinh:
Theo từ điển tiếng Việt: “ học sinh là người học ở bậc phổ thông”, tức là giới hạn đối
tượng là những người đang học ở bậc phổ thông (tiểu học, Trung học cơ sở và Trung
học phổ thông) [23]
Theo từ điển Giáo dục học: “Bậc trung học trong hệ thống giáo dục phổ thông tiếp nối
sau bậc tiểu học và kết thúc trước bậc đại học. Bậc trung học bao gồm từ lớp 6 đến lớp
12 và chia thành 2 cấp: cấp trung học cơ sở (THCS) gồm bốn lớp từ lớp 6 đến lớp 9,


×