Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học cơ sở huyện bình chánh thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC

KHẢO SÁT
NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN BÌNH CHÁNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC

KHẢO SÁT
NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN BÌNH CHÁNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS ĐOÀN VĂN ĐIỀU

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CẢM ƠN
Người nghiên cứu đề tài xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
-

Ban Giám hiệu và các Phòng Ban chức năng trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh

-

Ban Giám hiệu, Bộ môn Tâm lý – Giáo dục và các Phòng Ban chức năng
trường Đại học Sài Gòn

-

Quý Thầy, Cô thuộc khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh

-

Ban Giám hiệu, Quý Thầy cô và các em học sinh, phụ huynh của 4 trường
Trung học cơ sở Vĩnh Lộc A, Nguyễn Văn Linh, Tân Nhựt và Tân Quý Tây của
huyện Bình Chánh

-


Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Văn Điều

-

Cha, Mẹ, Chồng, con gái và tất cả anh chị em trong gia đình, họ hàng

- Tất cả bạn bè, đồng nghiệp
Đã tạo điều kiện, giảng dạy, hướng dẫn và động viên tôi trong thời gian học tập
và nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.


LỜI CAM ĐOAN
Người nghiên cứu xin cam đoan rằng luận văn này do chính bản thân người
nghiên cứu thực hiện, số liệu trong luận văn là có thực do người nghiên cứu khảo sát
tại 4 trường THCS trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Nếu vi
phạm lời cam đoan trên, người nghiên cứu xin chịu mọi trách nhiệm theo quy định
của phòng Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ .........................................................................................6
1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................6
1.1.1.Tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài .........................................................................6
1.1.2.Tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam............................................................................9
1.2.NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Nhu cầu……………. .........................................................................................14
1.2.2. Tham vấn. ..........................................................................................................19
1.2.3. Nhu cầu tham vấn tâm lý ...................................................................................28

1.2.4.Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS ....................................................30
1.3. Đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh THCS ........................................................36
1.3.1. Đặc điểm hoạt động và giao tiếp .......................................................................36
1.3.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS ......................................41
1.3.3. Đặc điểm cơ bản của sự phát triển nhân cách của học sinh THCS ...................42
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC
SINH THCS HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................46
2.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu...................................................................46
2.1.1. Cách soạn thang đo ............................................................................................46
2.1.2.Tiến hành khảo sát ..............................................................................................47
2.1.3. Mẫu nghiên cứu .................................................................................................48
2.2. Kết quả khảo sát ....................................................................................................50
2.2.1. Kết quả khảo sát trên giáo viên ..........................................................................51
2.2.2. Kết quả khảo sát trên học sinh ...........................................................................65
2.2.3. Kết quả khảo sát trên phụ huynh .......................................................................83


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THAM VẤN TÂM LÝ TẠI
CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Kết quả khảo sát về giải pháp tham vấn hiệu quả cho học sinh THCS huyện Bình
Chánh ...........................................................................................................................97
3.1.1. Kết quả khảo sát trên giáo viên ..........................................................................97
3.1.2. Kết quả khảo sát trên học sinh .........................................................................103
3.1.3. Kết quả khảo sát trên phụ huynh .....................................................................110
3.2. Một số nội dung và giải pháp tham vấn tâm lý tại các trường THCS huyện Bình
Chánh, thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TVTL: tham vấn tâm lý
THCS: trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
GV: giáo viên
HS: học sinh
N: mẫu nghiên cứu
TB: trung bình
ĐLTC: Độ lệch tiêu chuẩn


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Đánh giá của giáo viên về những khó khăn học sinh THCS huyện Bình Chánh
thường gặp trong học tập…………………………………………….................51
Bảng 2.2: Đánh giá của giáo viên về những khó khăn học sinh THCS huyện Bình Chánh
thường gặp khi giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn…………………..................54
Bảng 2.3: Đánh giá của giáo viên về những biểu hiện tâm trạng của học sinh THCS huyện
Bình Chánh (đặc biệt là các em nữ) trong giai đoạn dậy thì…............................59
Bảng 2.4: Đánh giá của giáo viên về nhu cầu được tham vấn tâm lý của học sinh THCS
huyện

Bình

Chánh……………………………………………………………......62
Bảng 2.5: Đánh giá của học sinh THCS huyện Bình Chánh về những khó khăn các em
thường gặp trong học tập………………………………………………………...65
Bảng 2.6: Ý kiến của học sinh THCS huyện Bình Chánh về những khó khăn khi các em
giao


tiếp

với

cha

mẹ,

thầy





bạn

bè………………………………………………69
Bảng 2.7: Đánh giá của học sinh THCS huyện Bình Chánh (đặc biệt là các em nữ) về những
lo lắng về giai đoạn dậy thì của bản thân………………………………………..76
Bảng 2.8: Đánh giá của học sinh THCS huyện Bình Chánh về nội dung nhu cầu tham vấn
tâm lý …..………………………………………………………………………..78
Bảng 2.9: Đánh giá của phụ huynh về những khó khăn học sinh THCS huyện Bình Chánh
thường gặp trong học tập…………………………………………….................83
Bảng 2.10: Đánh giá của phụ huynh về những khó khăn học sinh THCS huyện Bình Chánh
thường gặp khi giao tiếp với cha mẹ, thầy cô và bạn bè…………….................85
Bảng 2.11: Đánh giá của phụ huynh về những biểu hiện tâm trạng của học sinh THCS
huyện Bình Chánh (đặc biệt là các em nữ) trong giai đoạn dậy thì…………….89
Bảng 2.12: Đánh giá của phụ huynh về nhu cầu được tham vấn tâm lý của học sinh THCS
huyện


Bình

Chánh……………………………………………………………......91
Bảng 3.1: Đánh giá của giáo viên về những giải pháp nhà trường và các tổ chức giáo dục
cần thực hiện để tham vấn học sinh hiệu quả……………………………………97
Bảng 3.2: Đánh giá của học sinh THCS huyện Bình Chánh về giải pháp để tham vấn giải
quyết hiệu quả khó khăn của các em…….……………………………………..103


Bảng 3.3: Đánh giá của phụ huynh về những giải pháp nhà trường và các tổ chức giáo dục
cần thực hiện để tham vấn học sinh hiệu quả…………………….....................110


1

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Gần đây, công tác tham vấn đã trở thành một loại hình hoạt động phổ biến
trong xã hội và từng bước khẳng định vai trò quan trọng của mình trong đời sống
tinh thần của nhiều người.
Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng khẳng định tham vấn tâm lý đã “đáp ứng được
một phần nhu cầu bức xúc về giải đáp những vướng mắc trong tâm lý, tình cảm của
học sinh, sinh viên” trong văn bản số 9971/BGD & ĐT – HSSV về việc “triển khai
công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên” ban hành ngày 28/10/2005 và yêu cầu triển
khai rộng rãi hơn mạng lưới tham vấn học đường nhằm giúp học sinh, sinh viên
“chọn được cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp
học sinh, sinh viên thực hiện được nguyện vọng của mình”. [3]
Đối tượng học sinh cần được hướng dẫn, cần được giúp đỡ, cần được tham
vấn tâm lý nhiều nhất có lẽ là học sinh Trung học cơ sở (THCS) - lứa tuổi chuyển

tiếp từ trẻ con sang người lớn. Học sinh trong lứa tuổi này chịu áp lực từ những sự
kiện lớn lao như: sự trưởng thành về hình thể, sự dậy thì, sự xuất hiện cảm giác
“mình đã là người lớn”, sự cải tổ “cái tôi”…v.v… Điều này tạo nên một thời kỳ
phát triển tâm lý mạnh mẽ, đầy biến động và “không phẳng lặng” trong cuộc đời
các em. Trong nhiều trường hợp, những biến cố chỉ là tạm thời, là tự nhiên, thậm
chí là cần thiết cho sự phát triển nhân cách của các em. Tuy nhiên, trong bối cảnh
xã hội không có nhiều sự ổn định, những khó khăn tâm lý của học sinh trở nên nặng
nề, vượt quá khả năng kiểm soát và tự giải quyết của các em.
Bên cạnh đó, hiện nay, học sinh THCS còn phải đối mặt với vấn đề mới của
bản thân là hiện tượng dậy thì sớm. Do đời sống kinh tế được nâng cao, dinh dưỡng
đầy đủ, cơ thể của các em phát triển nhanh và các hệ cơ quan chín mùi trước khi các
em có đầy đủ kiến thức về bản thân. Nói cách khác sự trưởng thành về mặt sinh học
đến với các em sớm hơn là sự trưởng thành về mặt xã hội nên các em gặp nhiều khó
khăn trong việc làm chủ cảm xúc, làm chủ hành vi của mình. Các em có thể sa vào


2

con đường yêu đương quá sớm, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý
muốn…
Mặt khác, học sinh THCS cũng là người chịu ảnh hưởng nặng nề từ mặt trái
nền kinh tế thị trường khi cha mẹ tập trung thời gian, sức lực, trí tuệ vào công ăn,
việc làm và vì vậy, thời gian dành cho sự quan tâm, chăm sóc, quản lý con cái còn
rất ít thậm chí là không có. Có thể điều này đối với một số em học sinh THCS là cơ
hội để phát huy tính độc lập, tự chủ, một số còn lại rơi vào tình trạng được thừa
hưởng đầy đủ về vật chất nhưng thiếu thốn về mặt tinh thần. Các em tự bù đấp bằng
cách chơi game online, hút thuốc lá, tham gia các băng nhóm…
Ngược lại, có những gia đình quá lo sợ trước tác động xấu của mặt trái xã hội
đã chăm sóc, bảo bọc con em mình quá kỹ, vì vậy, con em họ trở nên yếu đuối, lệ
thuộc, thiếu tự tin và hạn chế kỹ năng hoà nhập cuộc sống. Các em lúng túng, vụng

về khi thiết lập mối quan hệ với thầy cô thậm chí không biết làm cách nào để hoà
nhập vào bạn bè trong trường và khi bản thân gặp phải vấn đề không mong đợi, các
em chỉ biết chán nản, buông xuôi và tệ hơn nữa là tìm đến chất kích thích như rượu,
bia, ma tuý và cả cái chết.
Hiểu và quan tâm đến những khó khăn tâm lý đó của học sinh THCS, nhiều
tác giả đã tiến hành khảo sát khó khăn tâm lý cũng như nhu cầu tham vấn tâm lý
(TVTL) của học sinh THCS. Kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng nhu
cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS là rất cao. Cụ thể, tác giả Võ Thị Tích
thông qua đề tài “Tìm hiểu thực trạng và các giải pháp định hướng về nhu cầu tư
vấn học đường ở học sinh các trường THCS trong nội thành thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay” [51] đã cho thấy có 81.5% học sinh mong muốn có chuyên viên
tham vấn ngay tại trường mình. Trong bài báo cáo tại Hội thảo khoa học quốc gia;
“Tư vấn tâm lý – giáo dục – Lý luận – thực tiễn và định hướng phát triển” (2006),
tác giả Ngô Nguyễn Thiên Trang [53] cũng nhận định nhu cầu tham vấn tâm lý của
học sinh THCS là rất cao và việc đáp ứng nhu cầu này là “cần thiết và vô cùng quan
trọng”. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này được thực hiện ở học sinh THCS


3

các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh, còn học sinh THCS các huyện ngoại
thành thành phố Hồ Chí Minh thì sao?
Bình Chánh là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, có tốc độ
đô thị hoá nhanh và có số lượng dân nhập cư cao. Học sinh thường xuyên đối mặt
với vấn nạn chuyển trường, bỏ học, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, cha mẹ thất
nghiệp, gia đình xào xáo, phương tiện đi học và dụng cụ học tập hạn chế… Người
nghiên cứu nghĩ rằng các em gặp nhiều khó khăn tâm lý mà gia đình, Thầy Cô khó
có thể hiểu hết để chia sẻ, hỗ trợ đầy đủ cho các em. Vậy những khó khăn đó thuộc
về những lĩnh vực nào? Ngoài sự hỗ trợ của gia đình, thầy cô, các em cần sự hỗ trợ
như thế nào của chuyên viên tham vấn tâm lý học đường chuyên nghiệp?

Xuất phát từ những lý do đó, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Khảo
sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS huyện Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá chính xác nhu cầu
tham vấn tâm lý của học sinh THCS trên địa bàn huyện Bình Chánh để đưa ra
những giải pháp, nội dung cần thiết cho hoạt động tham vấn tâm lý học đường trên
địa bàn huyện.

2.Mục đích nghiên cứu
Khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS huyện Bình Chánh,
thành phố Hồ Chí Minh và trên cơ sở khảo sát, đề xuất nội dung và giải pháp tham
vấn tâm lý trong trường THCS huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh của 4 trường THCS trên địa bàn
huyện Bình Chánh: Vĩnh Lộc A, Nguyễn Văn Linh, Tân Nhựt và Tân Quý Tây.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THCS huyện Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh.


4

4.Giả thuyết nghiên cứu
Học sinh THCS huyện Bình Chánh có nhiều khó khăn trong học tập, giao tiếp
và trong giai đoạn dậy thì, cho nên các em có nhu cầu tham vấn tâm lý về các
vấn đề trên.

5.Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về nhu cầu tham vấn tâm lý làm cơ sở lý

luận cho đề tài.
5.2. Khảo sát những khó khăn tâm lý của học sinh và nhu cầu tham vấn tâm lý tại
các trường THCS huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất một số nội dung và giải pháp tham vấn tâm lý tại các trường THCS
huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

6.Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Mục đích của phương pháp này là xây dựng khung lý thuyết cho đề tài. Trên cơ
sở tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, tạp chí chuyên ngành và thu thập
thông tin trên internet về các vấn đề liên quan đến nhu cầu tham vấn tâm lý, người
nghiên cứu sẽ tiến hành:
-

Phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các tác giả

trong và ngoài nước về nhu cầu tham vấn tâm lý.
-

Xác định khái niệm công cụ và các khái niệm có liên quan: nhu cầu, tham

vấn tâm lý, nhu cầu tham vấn tâm lý.
-

Xác định nội dung cho nghiên cứu thực trạng: Dựa vào kết quả tổng hợp của

phần tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như phần lý thuyết chung
của đề tài, người nghiên cứu sẽ lựa chọn các yếu tố khảo sát như là: những khó
khăn tâm lý của học sinh THCS huyện Bình Chánh và những nhu cầu tâm lý cũng
như những giải pháp TVTL mà học sinh THCS huyện Bình Chánh mong đợi.

6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Đây là phương pháp chính để khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh
THCS huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của việc sử dụng


5

phương pháp này là thu thập dữ liệu có liên quan đến đề tài như: những khó khăn
tâm lý trong học tập, trong giao tiếp, trong giai đoạn dậy thì của học sinh THCS từ
phía học sinh, giáo viên và phụ huynh; sự mong đợi của học sinh, giáo viên và phụ
huynh đối với công tác tham vấn tâm lý trong trường học. Phần nội dung cụ thể sẽ
được trình bày chi tiết ở chương 2 (trang 45).
Đây cũng là phương pháp chủ yếu của đề tài.
6.3. Phương pháp thống kê toán học:
Mục đích sử dụng phương pháp này là thống kê các số liệu về: khó khăn tâm lý
của học sinh THCS; những vấn đề mà học sinh THCS huyện Bình Chánh muốn
được tham vấn; đối chiếu kết quả này ở các nhóm khách thể khác nhau.
Người nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để xử lý số liệu.
7.Giới hạn đề tài
Nội dung:
Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu những vấn đề sau của nhu cầu tham vấn tâm lý:
• Nguyên nhân hình thành nhu cầu TVTL của học sinh như: Những khó khăn
trong học tập, trong giao tiếp và trong giai đoạn dậy thì.
• Những nội dung và giải pháp TVTL mà học sinh mong đợi.
Trên cơ sở khảo sát, đề xuất nội dung và giải pháp đáp ứng nhu cầu TVTL của
học sinh.
Khách thể:
Đề tài chỉ khảo sát một số học sinh, một số phụ huynh và toàn bộ giáo viên của
4 trường THCS trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong năm
học 2010 – 2011.



6

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài
Theo một số tài liệu, lịch sử hình thành ngành tham vấn tâm lý trên thế
giới được chia thành 3 giai đoạn chính:
• Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX
Từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX được xem là giai đoạn khởi
đầu của công tác hướng nghiệp và tham vấn nghề. Trong giai đoạn này, công tác trợ
giúp chủ yếu tập trung vào việc cung cấp lời khuyên và cung cấp thông tin mang
tính giáo dục cho mọi người nói chung và giới trẻ nói riêng nhằm giúp họ có khả
năng thích ứng với lao động công nghiệp trong giai đoạn cách mạng công nghiệp.
Trong giai đoạn này, công tác hướng dẫn nghề – tham vấn nghề được phát
triển, với phong trào sử dụng các thang đo – trắc nghiệm của các lý thuyết nghiên
cứu tâm lý cá nhân và sự ứng dụng đầu tiên của thuyết phân tâm học vào quá trình
trị liệu những rối loạn tâm lý của con người. Những người đóng góp cho sự ra đời
của tham vấn hướng nghiệp trong giai đoạn này là: Francis Galton (1822 – 1911) và
Wilheim Wundt (1832 – 1920). Ở Mỹ, G. Stanley (1846 – 1924) và James Cattel
(1860 – 1940) mở phòng thực nghiệm tại Đại học Harvard và Đại học Pennsylvania
cuối thế kỷ thứ XIX và phát triển trắc nghiệm đo nhân cách được áp dụng vào tham
vấn nghề. Trong khi đó, ở Pháp, Alfred Binet (1857 – 1911) đã phát triển trắc
nghiệm kiểm tra trí thông minh đầu tiên cho Bộ Giáo dục Cộng hoà Pháp. [12,
tr.62]
Năm 1907, Jesse Davis (1817 – 1955) xây dựng cơ sở đào tạo đầu tiên về công

tác hướng dẫn nghề tại Michigan. Tuy nhiên người có ảnh hưởng lớn nhất là Frank
Parsons (1854 – 1908). Ông xuất bản cuốn sách “Cẩm nang hướng nghiệp” và thúc
đẩy việc đưa công tác hướng nghiệp vào trường học. Những ý tưởng của F. Parsons


7

trong công tác hướng nghiệp đã thực sự trở thành nguyên tắc của nghề tham vấn sau
này. [12, tr. 63]
Đầu thế kỷ XX, do sự phát triển của trào lưu hướng nghiệp và tham vấn nghề,
trắc nghiệm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Trắc nghiệm không chỉ trợ giúp
trong lĩnh vực tham vấn nghề mà còn được sử dụng trong tất cả các loại hình thực
hành tham vấn trong xã hội như tham vấn trong quân đội, trong cơ sở kinh doanh…
Cùng thời gian này, học thuyết của Freud (cha đẻ của trường phái Phân tâm
học) được xem như là một trong những lý thuyết tiếp cận trong trị liệu tâm lý khi
học thuyết được ứng dụng thành công vào quá trình tham vấn mang tính trị liệu.
Theo E.D.Neukrug, sự xuất hiện của công tác hướng nghiệp; các lý thuyết trắc
nghiệm cùng với các lý thuyết tiếp cận trong trị liệu tâm lý đủ cấu thành nghề tham
vấn trong xã hội. [12, tr.65]
• Giữa thế kỷ XX: Giai đoạn tham vấn phát triển như một ngành chuyên
nghiệp
Năm 1930, E.G. Williamson đưa ra một lý thuyết hoàn chỉnh về tham vấn với
tên gọi là “Tiếp cận đặc điểm và nhân tố”. Trong lý thuyết này, ông đã xây dựng mô
hình hoạt động tham vấn gồm có 5 bước và đây chính là tiền thân của “Quá trình
tham vấn” sau này:
-

Phân tích, đánh giá vấn đề và lập hồ sơ về sự tiếp xúc và trắc
nghiệm đối với thân chủ.


-

Tổng hợp, tóm tắt và sắp xếp thông tin để hiểu vấn đề.

-

Chẩn đoán, làm sáng tỏ vấn đề.

-

Tham vấn, trợ giúp cá nhân tìm cách giải quyết.

-

Theo dõi sát sao sự tiến triển cùng thân chủ.

Đến thập niên 50 của thế kỷ XX, nhiều thuyết nghiên cứu về quá trình phát
triển tâm lý con người ra đời: Thuyết phát triển tâm lý xã hội, Thuyết phát triển tư
duy trẻ em; Thuyết phát triển nhu cầu con người; Thuyết gắn bó mẹ – con; Thuyết
tổn thương tâm lý… Cùng với sự phát triển của các học thuyết là sự xuất hiện của
các ngành tâm lý học mới cũng như sự lớn mạnh của các ngành tâm lý học ra đời


8

trước đó như Tâm lý học cá nhân, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học chẩn đoán,
Tâm lý học hành vi lệch chuẩn, Tâm lý học phát triển, Tâm lý học trí tuệ, Tâm lý
học sáng tạo… đã tạo cơ sở cho các nhà tham vấn có thể hiểu biết sâu sắc những
vấn đề của thân chủ mình. Có lẽ sớm nhận ra giá trị này, Hiệp hội Tâm lý học Hoa
Kỳ đã hình thành Tâm lý học tham vấn như là một phân nhánh của mình vào thập

niên 40 của thế kỷ XX. [12]
Cũng vào những năm 50 của thế kỷ XX, phương pháp thân chủ trọng tâm của
C. Rogers (1902 – 1987) ra đời là một bước chuyển từ sự tham vấn có định hướng
sang tham vấn tập trung vào thân chủ và vấn đề của họ. Dấu ấn quan trọng của bước
chuyển này là sự ra đời của tập sách Tham vấn và trị liệu tâm lý của C. Rogers –
một cuốn sách có ảnh hưởng rất lớn đến nghề tham vấn chuyên nghiệp sau này. [31]
Những năm 60 của thế kỷ XX, bên cạnh những hướng tiếp cận của C. Rogers
và S. Freud còn có vô số cách tiếp cận mới, như tiếp cận xúc cảm thuần túy của
Albert Ellis (1961); tiếp cận hành vi của Bandura (1969); tiếp cận Gestalt của Fritz
Perls (1969). [31] Tất cả các cách tiếp cận tham vấn trên góp phần cho sự phát triển
rực rỡ của ngành tham vấn trong suốt thế kỷ XX.
• Giai đoạn từ cuối thế kỷ XX cho đến nay: Giai đoạn tham vấn theo xu
hướng đa văn hóa
Một trong những thay đổi lớn nhất của tham vấn trong giai đoạn này là tập
trung vào lĩnh vực văn hóa hay còn gọi là tham vấn đa văn hóa.
Tham vấn đa văn hoá là hướng tiếp cận thân chủ mà nhà tham vấn có cân nhắc
cụ thể đến nền tảng khác biệt về văn hoá truyền thống, hiện tại và những kinh
nghiệm của các nhóm khách hàng khác nhau. Sự hiểu biết về nền tảng văn hoá của
thân chủ sẽ giúp cho nhà tham vấn lí giải được lý do nào, điều gì khiến thân chủ
cảm nhận, suy nghĩ và hành động như vậy. Qua đó, thân chủ sẽ chấp nhận họ hơn
và điều này sẽ giúp cho thân chủ hiểu được điều gì là nguyên nhân gây ra tình trạng
hiện tại và từ đó có thể nổ lực tự vượt qua khó khăn của bản thân. [12, tr.69]
Whitfield, McGrath và Coleman (1992) đã chỉ ra các yếu tố xác định một mô
hình văn hóa cụ thể, đó là: 1/Đặc điểm bản thân cá nhân; 2/Diện mạo và cách ăn


9

mặc; 3/Có niềm tin và hành vi đặc trưng; 4/Mối liên hệ với gia đình và với các đặc
trưng quan trọng khác; 5/Cách dành và sử dụng thời gian nhàn rỗi; 6/Cách tiếp thu

và sử dụng kiến thức; 7/Cách thức giao tiếp và ngôn ngữ; 8/Những giá trị và các tập
tục; 9/Cách sử dụng thời gian và không gian sống;10/Thói quen ăn uống và cách
chế biến món ăn theo phong tục tập quán; 11/Công việc và cách thức thực hiện công
việc. [12, tr.69] Dựa vào mô hình này, nhà tham vấn có thể nắm bắt được nền tảng
văn hoá của thân chủ khi tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các kỹ năng thu thập
thông tin một cách gián tiếp và nhờ đó, nhà tham vấn có thể tham vấn thành công
cho mọi đối tượng có nhu cầu tham vấn. Với sự thay đổi lớn lao này, tham vấn tâm
lý mở ra cơ hội cho bất kỳ ai gặp khó khăn, bất kỳ ai có nhu cầu và điều này làm gia
tăng đáng kể số lượng người cần trợ giúp tâm lý.
Như vậy, qua 3 giai đoạn phát triển, ngành tham vấn tâm lý trên thế giới đã
hội đủ các điều kiện để trở nên chuyên nghiệp. Những điều kiện đó là:
-

Các học thuyết nghiên cứu tâm lý người phát triển.

-

Các hướng tiếp cận trị liệu tâm lý với cá nhân, nhóm đã thay đổi, hoàn
chỉnh cho phù hợp với ngành tham vấn.

-

Các tổ chức, các hiệp hội tham vấn ra đời quy định các chuẩn mực
đạo đức và pháp lý cho người làm công tác trợ giúp.

-

Các phòng khám sức khỏe tâm thần, các trung tâm tham vấn cộng
đồng, hay trường học gia tăng nhu cầu về người trợ giúp tâm lý.


-

Các hiệp hội, trường học đào tạo nghề tham vấn phát triển mạnh, đa
dạng và công tác giám sát tham vấn theo hướng ngày càng khoa học
và kiểm soát chặc chẽ.

-

Bằng cấp hóa những người hoạt động trong lĩnh vực tham vấn và xây
dựng được những mô hình đào tạo nhà tham vấn chuyên nghiệp theo
hướng chuyên sâu.

1.1.2.Tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam.
Người Việt Nam có tập tục xin ý kiến và tham khảo lời khuyên khi giải quyết
một vấn đề nào đó như xây nhà, dựng vợ, gã chồng, khai trương…. Điều này cho


10

thấy những hoạt động trợ giúp tâm lý đã xuất hiện từ rất sớm trong xã hội Việt
Nam. Tuy nhiên, tham vấn tâm lý với tư cách là một lĩnh vực hoạt động mang tính
khoa học và chuyên nghiệp chỉ mới phát triển trong những năm gần đây vào khoảng
cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỉ XX.
Theo tác giả Mai Ngọc Luông, ngày 19.03.1981, chính phủ ra quyết định số
126/CP “Về công tác hướng nghiệp và sử dụng hợp lý học sinh ra trường” để chỉ
đạo công tác tư vấn hướng nghiệp trong trường phổ thông. Năm 1982, căn cứ vào
quyết định này, trung tâm Lao động Hướng nghiệp (thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo)
đã biên soạn tài liệu và tập huấn công tác tư vấn nghề cho học sinh. Từ đó, công tác
tư vấn nghề nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ, phong phú, đa dạng nhằm đáp
ứng nhu cầu của học sinh. [36] Bên cạnh hoạt động tư vấn nghề, các hình thức trợ

giúp khác cũng xuất hiện như: công tác xã hội, công tác từ thiện, tuyên truyền về
chính sách dân số, phương pháp phòng chống dịch bệnh, tư vấn tâm lý, … nhằm
giải quyết những vấn đề mang tính thời đại như đói nghèo, bệnh tật, mại dâm, người
có HIV, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già không nơi nương tựa…
Nhìn từ góc độ hoạt động tham vấn tâm lý, theo đánh giá của tác giả Nguyễn
Thị Oanh, “Phòng tư vấn tâm lý” đầu tiên được thành lập vào năm 1988 ở TP. Hồ
Chí Minh, do Tiến sĩ Tâm lí Tô Thị Ánh phụ trách. Các đối tượng đến đây xin tham
vấn thuộc mọi thành phần và các nhu cầu trợ giúp cũng đa dạng [12]. Năm 1991
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em được Nhà nước phê chuẩn và Luật Bảo vệ và
Chăm sóc Giáo dục Trẻ em được ban hành. Từ đó, Ủy ban Bảo vệ Chăm sóc trẻ em
Việt Nam đã xây dựng nhiều mô hình chăm sóc tinh thần cho trẻ em, trong đó có
mô hình Văn phòng Tư vấn, nhằm bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
như trẻ em lang thang cơ nhỡ kiếm sống ở thành phố, trẻ trộm cắp, nghiện hút, trẻ
bị bóc lột lao động và tình dục, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. [57]
Vào năm 1995 – 1996, cả nước đã có các văn phòng tư vấn như văn phòng tư
vấn ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội); văn phòng tư vấn ở Quảng Trị, ở Huế; Trung tâm
Tư vấn Thanh niên do Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành lập tại
thành phố Hồ Chí Minh.


11

Những năm 1997 – 2000, tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiều phòng tham vấn
HIV ra đời cùng với sự ra đời của nhiều Trung tâm tư vấn về tình yêu, hôn nhân,
gia đình như Trung tâm Tư vấn Hướng Dương thuộc Liên đoàn Lao động thành phố
Hồ Chí Minh, trung tâm Tư vấn Tâm lý Giáo dục và Tình yêu – Hôn nhân – Gia
đình thuộc hội Tâm lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. Lượng khách tư vấn ngày
càng tăng cao đặc biệt là tư vấn qua điện thoại của đài 108.
Một số cơ sở trị liệu tâm lý cũng được thành lập như: Cơ sở thăm khám trẻ em
N-T của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ tâm lí (Trường

học Khoa học Xã hội và Nhân văn), Trung tâm Ứng dụng Tâm lý học của Viện
Tâm lý học; khoa tâm lý của bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 … bên cạnh sự
phát triển mạnh mẽ của các trung tâm tư vấn: Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền
thông; Trung tâm Tham vấn Tâm lý Hoàng Nhân…. Do nhu cầu tham vấn của xã
hội tăng nhanh nên các hình thức tham vấn trực tiếp và tham vấn gián tiếp qua
phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình, điện thoại cũng phát
triển nhanh chóng.
Năm 2006, quyển sách Tư vấn tâm lý căn bản của tác giả Nguyễn Thơ Sinh
xuất hiện đáp ứng được phần nào nhu cầu tìm hiểu và tự trao dồi kỹ năng thực hành
tham vấn tâm lý của những người làm công tác tham vấn. Đây là quyển sách được
xem như là “cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Việt về tư vấn tâm lý” (nhận định của
GS.TSKH Phạm Minh Hạc trong Lời giới thiệu của quyển sách này)
Năm 2009, Giáo trình Tham vấn tâm lý của tác giả Trần Thị Minh Đức được
xuất bản và trở thành nền tảng lý thuyết đầu tiên cho hoạt động tham vấn tâm lý và
đào tạo chuyên viên tham vấn tâm lý chuyên nghiệp.
Như vậy, hoạt động tham vấn tâm lý tại Việt Nam trong những năm đầu chỉ là
hoạt động cung cấp thông tin, thuyết phục, cho lời khuyên là chủ yếu. Những năm
gần đây, hoạt động tham vấn tâm lý đã có đôi chút chuyển biến đáng kể, tham vấn
viên chú ý hơn cách tiếp cận thân chủ trọng tâm, tránh áp đặt và ra lời khuyên. Đội
ngũ chuyên viên tham vấn tại các trung tâm cũng đã được đào tạo một cách bài bản
và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động tham vấn tâm lý vẫn chưa đáp ứng đủ nhu


12

cầu của xã hội và vì vậy, ngành tham vấn ở Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn trong
nghiên cứu thực tiễn, phát triển lý luận, phương pháp trên mọi phương diện.
Một số nghiên cứu về tham vấn tâm lý và nhu cầu tham vấn đã được thực hiện:
- Tìm hiểu “Thực trạng tham vấn tâm lý tại Thành Phố Hồ Chí Minh” nhóm
nghiên cứu của Trần Thị Giồng và Đỗ Văn Bình (2003) [14], kết quả nghiên cứu

cho thấy:
• Lĩnh vực tham vấn nhiều nhất là sức khoẻ, HIV/AIDS, trẻ em và cha mẹ
trong cộng đồng và tham vấn học đường.
• Đa số các cơ sở tham vấn tâm lý và chuyên viên tham vấn tâm lý gặp khó
khăn về vấn đề kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn.
- Theo tác giả Trương Bích Nguyệt (2003), Võ Thị Tích (2004) nhu cầu tư
vấn học đường ở một số trường THCS, THPT tại thành phố Hồ Chí Minh khá cao
(85 %). Nội dung chủ yếu mà các em muốn tham vấn là các vấn đề học tập, hướng
nghiệp và các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, cha mẹ. Các em cho rằng rất cần
thiết có một chuyên viên tham vấn ngay trong trường mình học. [44], [51].
- Khảo sát nhu cầu tư vấn tâm lý và giáo dục từ góc nhìn của sinh viên Cao
đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Việt Bắc (2006) [1], cho
kết quả như sau: 31% sinh viên muốn được tư vấn về Ứng xử trong giao tiếp hằng
ngày; 24% sinh viên muốn tư vấn để Nhận thức cuộc sống và lý tưởng; 17% sinh
viên muốn tư vấn về Hướng nghiệp; một số tỉ lệ khác từ 7% trở xuống là các nội
dung Tình yêu, Tình dục.
- Nghiên cứu nhu cầu tham vấn tình yêu – hôn nhân và những vấn đề liên
quan của tác giả Đặng Văn Huệ [26] thông qua việc xem xét các câu hỏi của những
người có nhu cầu tham vấn và trả lời của tham vấn viên. Kết quả cho thấy, người có
nhu cầu tham vấn thường thuộc vào lứa tuổi trẻ và đa phần là phụ nữ. Vấn đề cần
tham vấn thuộc lĩnh vực tình yêu hoặc mối quan hệ giữa hai người khác phái.
Thông qua nghiên cứu, tác giả kiến nghị cần xây dựng mạng lưới tham vấn tâm lý
một cách chủ động, khoa học trong xã hội để hạn chế hiện tượng phát triển tự phát.


13

- Nhu cầu tham vấn tâm lý - giới tính của học sinh một số trường Trung học
Phổ thông tại TPHCM do tác giả Ngô Đình Qua, Nguyễn Thượng Chí (2006) [48]
tiến hành khảo sát trên học sinh lớp 8, lớp 9 trường THCS Nguyễn Gia Thiều và

học sinh THPT Nguyễn Thượng Hiền - cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lý – giới
tính của học sinh THPT (83,6%) cao hơn học sinh THCS (69,4%) và nhu cầu về
một phòng tham vấn Tâm lý Giáo dục học đường miễn phí là một nhu cầu có thực.
- Trong đề tài “Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh phổ
thông”, nhóm tác giả Dương Diệu Hoa, Vũ Khánh Linh, Trần Văn Thức (2007) [21]
đã chỉ ra những khía cạnh thể hiện sự khó khăn tâm lý ở học sinh THPT là khó khăn
trong việc xác định lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, khó khăn trong học tập, sự
băn khoăn về sự phát triển tâm sinh lý của bản thân, khó khăn trong giao tiếp với
mọi người.
- Tác giả Trần Thị Ngọc Dung (2007) [5] đã cụ thể hoá những khó khăn tâm
lý trong học tập của học sinh lớp 12 như là khó khăn về cảm xúc trí tuệ, khó khăn
trong quá trình nhận thức, khó khăn trong việc xác định động cơ học tập, khó khăn
về tự đánh giá bản thân, khó khăn trong hành vi ý chí. Với những khó khăn như thế,
học sinh lớp 12 rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của chuyên viên tham vấn tâm lý.
- Tác giả Huỳnh Thị Hoàng Oanh (2009) [45] “Tìm hiểu nhu cầu tham vấn
tâm lý của công nhân ở một số công ty tại thành phố Hồ Chí Minh” cho thấy công
nhân hiện nay cũng có khá nhiều khó khăn về mặt tâm lý nhất là công nhân nữ,
công nhân ở trọ. Họ mong muốn được hỗ trợ tham vấn tâm lý miễn phí với thời
gian phù hợp, đặc biệt là họ thích được tham vấn về kỹ năng giao tiếp.
- Tác giả Phạm Thị Trúc (2010) [55] khảo sát “Nhu cầu tham vấn tâm lý của
học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” cho biết học sinh THPT
huyện Xuyên Mộc có nhu cầu tham vấn tâm lý cao về vấn đề học tập (75,3%) và sự
phát triển bản thân (46,1%). Các em cũng có một nguyện vọng tha thiết là có phòng
tham vấn tâm lý tại trường mình nhưng không đặt gần lớp mình.
- Tác giả Phùng Thị Hương Nga (2010) [42] đã thực hiện đề tài “Nhu cầu
tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí


14


Minh”. Kết quả khảo sát cho thấy công nhân khu chế xuất Tân Thuận có nhu cầu
tham vấn tâm lý ở mức độ cao nhưng chỉ tham vấn thông qua những mối quan hệ
bạn bè tiếp xúc hằng ngày. Họ thiếu hiểu biết về các dịch vụ tham vấn và thời gian,
điều kiện, kỹ năng để thoả mãn nhu cầu tham vấn rất hạn chế.
Ngoài các công trình khoa học trên, còn rất nhiều những bài tham luận đăng
trong các kỷ yếu hội thảo khoa học và các bài viết trên tạp chí Tâm lý học bàn về
các vấn đề của tham vấn tâm lý. Cụ thể các vấn đề được đề cập đến là nhu cầu tham
vấn tâm lý trong nhà trường [4], [8], [15], [33], [53]; là sự cần thiết phải có chuyên
viên tham vấn tâm lý trong trường học và thực trạng về đội ngũ này [24], [25], [33],
[46], [50]; là những nội dung mà học sinh muốn được tham vấn [10], [28], [34],
[54].

1.2.NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.2.1. Nhu cầu
 Định nghĩa
Trong lịch sử phát triển tâm lý học, nhu cầu là một trong những vấn đề quan
trọng được các nhà tâm lý học quan tâm và nghiên cứu.
Cuối thế kỷ thứ XIX, theo Henrry Murray - nhà tâm lý học người Mỹ - nhu
cầu là một tổ chức cơ động, có tổ chức và hướng dẫn các quá trình nhận thức, hành
vi và vì vậy, nhờ có nhu cầu mà hoạt động của con người mang tính mục đích. Theo
ông, nhu cầu là một động lực xuất phát từ cơ thể và sự thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi
phải có sự tác động qua lại với các tình huống xã hội, phải có sự cải tổ chúng nhằm
mục đích đạt được sự thích ứng. [27]
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, đã xuất hiện hàng loạt các nghiên cứu về
nhu cầu của con người. Đầu tiên là thuyết động cơ hệ do K.Levin đề xướng.
K.Levin cho rằng, dưới sự tác động của nhu cầu nào đó, trạng thái căng thẳng sẽ
xuất hiện, đồng thời ở chủ thể cũng xuất hiện sự liên tưởng có liên quan tới nhu cầu.
[16, tr.23] Như vậy, nhu cầu vừa là nguyên nhân làm xuất hiện căng thẳng và cũng



15

là nguyên nhân tạo ra sự hoạt động tích cực của con người bởi vì hoạt động sẽ làm
dịu sự căng thẳng.
Trong tâm lý học Xô Viết, người đề cập một cách khá sâu sắc tới vấn đề nhu
cầu là D.N. Uznatze. Trong cuốn Tâm lý học đại cương xuất bản năm 1940, ông đã
chú ý tới khái niệm nhu cầu và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của con người.
Theo ông, nhu cầu là yếu tố đặc trưng cho một cơ thể sống, là cội nguồn của tính
tích cực và nó phát triển tương ứng với sự phát triển của con người. Khi có một nhu
cầu cụ thể nào đó xuất hiện, chủ thể hướng sức lực của mình vào hiện thực khách
quan nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. [16]
Tiếp theo đó là những công trình của nhiều nhà tâm lý học nhân văn như K.
Rodzerc, A.Maslow, G. Ollport và một số người khác. Trong đó điển hình là công
trình nghiên cứu của A.Maslow. Ông chứng minh rằng tính xã hội nằm trong chính
bản tính của con người. Con người có những nhu cầu chân chính về giao tiếp, về sự
lệ thuộc, về tình yêu, về lòng kính trọng…. Ông sắp xếp các nhu cầu của con người
thành 1 cái tháp có năm bậc từ thấp đến cao. [17]
Dựa trên quan niệm triết học Mác – Lênin, X.L.Rubinstêin đã tạo ra hệ thống
lý thuyết về nhu cầu. Theo ông, con người có nhu cầu sinh vật nhưng bản chất của
con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, vì vậy cần xem xét đồng thời các vấn
đề cơ bản của con người với nhân cách. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của con người
về một “cái gì đó” nằm ngoài cơ thể con người. “Cái gì đó” chính là đối tượng của
nhu cầu, có khả năng đem lại sự thỏa mãn nhu cầu thông qua hoạt động của chủ thể.
Theo ông, nhu cầu là một thành tố của động cơ, là hạt nhân của nhân cách, là xúc
cảm, tình cảm, ý chí, hứng thú và niềm tin của chủ thể. Vì vậy, theo ông, phải thống
nhất các yếu tố khách quan (thuộc về đối tượng) với yếu tố chủ quan (thuộc về chủ
thể - trạng thái tâm lý của chủ thể) trong quá trình hoạt động nhằm thỏa mãn nhu
cầu. [20]
Người đi sâu vào nghiên cứu bản chất tâm lý của nhu cầu ở giai đoạn này hơn

ai hết phải kể đến A.N Lêonchiev. Khi bàn về vấn đề nhu cầu, A.N Lêonchiev cho
rằng, một nhu cầu thực sự bao giờ cũng phải là nhu cầu về một cái gì đó. Nghĩa là


16

nhu cầu phải có đối tượng (các vật thể có khả năng thỏa mãn nhu cầu). Đối tượng
này không phải xuất hiện cùng một lúc và rõ rệt với các trạng thái có tính chất nhu
cầu (những ước mong, những ý muốn chủ quan của chủ thể) mà nó chỉ “phát lộ” ra
trong quá trình con người hoạt động để thỏa mãn nhu cầu. [32] Như vậy, nhu cầu
theo đúng nghĩa tâm lý học phải gắn liền với đối tượng của nó. Nói cách khác, nhu
cầu phải được “vật hoá”, “đối tượng hoá” vào trong thực thể khách quan, ở bên
ngoài chủ thể, hướng dẫn và kích thích chủ thể về hướng đó. Sự phát triển nhu cầu
là sự phát triển nội dung đối tượng của nó.
Trong tâm lý học Việt Nam, khái niệm nhu cầu cũng được sử dụng nhiều
trong các tài liệu và các công trình nghiên cứu. Theo tác giả Phạm Minh Hạc, “Nhu
cầu là một thuộc tính nhân cách, biểu thị mối quan hệ tích cực của cá nhân với
hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần phải được thoả mãn trong điều
kiện nhất định để có thể tồn tại và phát triển”. [16] Tương tự như vậy, tác giả
Nguyễn Quang Uẩn cũng cho rằng: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người
thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển”. [56] Như vậy, có thể hiểu nhu cầu
với tư cách là một hiện tượng tâm lý, chi phối mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống tâm lý
con người. Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của một hay nhiều nhu
cầu nào đó. Khi nhu cầu được thoả mãn thì “thoải mái thì dễ chịu”, khi thiếu hụt thì
“căng thẳng, ấm ứ”. [58]. Chính vì vậy mà tác giả Vũ Dũng [6] cho rằng: “Nhu cầu
là trạng thái mất cân bằng về sinh lý, tâm lý và xã hội của cá nhân”. Vì thế, cá nhân
phải nổ lực tìm kiếm đối tượng thoả mãn nhu cầu của mình để lập lại trạng thái
thăng bằng và ổn định, nói cách khác, nhu cầu là nguồn gốc tích cực của hoạt động
cá nhân.
Từ những quan điểm trên, cho thấy, nhu cầu của con người vừa mang tính tích

cực vừa mang tính thụ động. Cụ thể: nhu cầu là sự đòi hỏi cần được thỏa mãn của
chủ thể, nhưng được thỏa mãn hay không phụ thuộc vào hệ thống các đối tượng
trong những điều kiện cụ thể (tính thụ động của nhu cầu), mặt khác, nhu cầu sẽ thúc
đẩy chủ thể tích cực tìm kiếm đối tượng, phương thức, phương tiện thỏa mãn nhu


×