Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

truyền thuyết liên quan đến tháp chăm tại vùng đất ninh thuận, bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 198 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

KIỀU THỊ SOPRI

TRUYỀN THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN THÁP
CHĂM
TẠI VÙNG ĐẤT NINH THUẬN, BÌNH
THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

KIỀU THỊ SOPRI

TRUYỀN THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN THÁP
CHĂM
TẠI VÙNG ĐẤT NINH THUẬN, BÌNH
THUẬN
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HÙNG


Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011


LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi luôn
nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Quốc
Hùng. Sự giúp đỡ của các thầy cô phòng Sau Đại học, khoa Văn trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Sự giúp đỡ của Trung tâm nghiên cứu
văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận, Ban Quản lý di tích tháp Chăm ở tỉnh Ninh
Thuận và Bình Thuận.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hồ
Quốc Hùng cùng toàn thể các thầy cô; Sự giúp đỡ của các thầy cô phòng Sau
Đại học, khoa Văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Sự
giúp đỡ của Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận, Ban Quản
lý di tích tháp Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận và các bạn đồng
nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Kiều Thị Sopri


MỤC LỤC
PHẦN DẪN NHẬP .................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 4
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 11
5.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống.................................................................... 11
5.2 Phương pháp sưu tầm và thẩm định tư liệu ................................................. 11

5.3 Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học .................................................. 11
5.4 Phương pháp thống kê, miêu tả .................................................................. 12
5.5 Phương pháp phân tích, so sánh .................................................................. 12
5.6 Phương pháp phân loại, hệ thống hóa......................................................... 12
6. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................... 12
7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 12
Chương 1 - THÁP CHĂM TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI
CHĂM ....................................................................................................................... 14
1.1 Vài nét về người Chăm.................................................................................... 14
1.2 Tháp Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận .......................................................... 16
1.2.1 Tháp Po Klaung Garai .............................................................................. 17
1.2.2 Tháp Po Rome .......................................................................................... 18
1.2.3 Tháp Hòa Lai ........................................................................................... 19
1.2.4 Tháp Po Dam ........................................................................................... 20
1.2.5 Tháp Po Sah Inư ...................................................................................... 21
1.3 Vai trò của tháp trong đời sống cộng đồng người Chăm ................................ 22
1.3.1 Tháp Chăm là nơi gắn bó với đời sống nông – ngư nghiệp ..................... 22
1.3.2 Tháp Chăm là nơi cầu đảo thần linh ......................................................... 25
1.3.3 Tháp Chăm là trung tâm hành lễ tôn giáo ................................................ 26


Chương 2 - ĐẶC ĐIỂM, DIỆN MẠO TRUYỀN THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN
THÁP CHĂM NINH THUẬN, BÌNH THUẬN ...................................................... 29
2.1 Tư liệu truyền thuyết tháp Chăm ..................................................................... 29
2.1.1 Tư liệu đã công bố .................................................................................... 29
2.1.2 Tư liệu đi sưu tầm, điền dã ....................................................................... 31
2.2 Phân loại truyền thuyết Tháp Chăm ................................................................ 32
2.2.1 Số lượng nhóm truyền thuyết ................................................................... 32
2.2.2 So sánh dị bản nhóm truyền thuyết........................................................... 35
2.3 Đặc điểm nội dung truyền thuyết Tháp Chăm ................................................ 44

2.3.1 Truyền thuyết tháp Chăm ca ngợi công đức các vị vua Chăm đối với nhân
dân Chăm ........................................................................................................... 44
2.3.2 Truyền thuyết tháp Chăm lý giải sự hình thành những địa danh, lễ nghi,
tập tục gắn với cuộc đời và hành trạng của nhân vật ......................................... 46
2.4. Đặc điểm nghệ thuật truyền thuyết Tháp Chăm ............................................. 52
2.4.1 Nghệ thuật kết cấu .................................................................................... 52
2.4.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................. 55
2.5 Các môtip trong truyền thuyết Tháp Chăm ..................................................... 56
2.5.1 Môtip thụ thai và sinh đẻ thần kỳ ............................................................... 3
2.5.2 Môtip hóa thần về trời ................................................................................ 6
2.5.3 Môtip con rồng ........................................................................................... 7
2.5.4 Môtip thi tài ................................................................................................ 9
2.5.4.1 Môtip thi xây tháp ................................................................................ 9
2.5.4.2 Môtip thi đào mương ......................................................................... 11
2.5.5 Môtip con voi ............................................................................................ 12
2.5.6 Môtip cây .................................................................................................. 13
Chương 3 - TRUYỀN THUYẾT THÁP CHĂM VÀ LỄ HỘI ĐỀN THÁP TẠI
VÙNG ĐẤT NINH THUẬN, BÌNH THUẬN ......................................................... 17
3.1 Truyền thuyết với hệ thống lễ hội ở các đền tháp tại vùng
Ninh Thuận, Bình Thuận ....................................................................................... 17


3.1.1 Truyền thuyết với lễ mở cửa Tháp (Pơh Băng Yang) .............................. 19
3.1.2 Truyền thuyết với lễ cầu đảo (Yuơr -Yang) ............................................. 20
3.1.3 Truyền thuyết với lễ tế thần chuột (Yang Tikuh) tại tháp Po Dam .......... 23
3.1.4 Truyền thuyết với lễ hội Katê ................................................................... 25
3.2 Khảo sát tình hình lưu truyền, phổ biến của truyền thuyết
tháp Chăm tại vùng Ninh Thuận, Bình Thuận. ..................................................... 35
3.2.1 Tiếp nhận của người Chăm về truyền thuyết tháp Chăm ......................... 35
3.2.2 Một số kiến nghị đề xuất .......................................................................... 44

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 50


PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là chủ trương quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn đổi mới và hội nhập. Đảng và Nhà nước luôn
khuyến khích việc tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị văn hóa truyền thống để
khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó trở thành nội lực tạo nên sức mạnh để
Việt Nam hòa nhập cùng thế giới. Nghiên cứu truyền thuyết nói chung và truyền
thuyết liên quan tới tháp Chăm ở vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận nói riêng là một
hoạt động thiết thực để thực hiện chủ trương đường lối của Đảng về việc giữ gìn
phát huy bản sắc dân tộc.
Từ hàng nghìn năm nay đã và đang tồn tại một nền văn hoá Vịêt Nam thống
nhất. Nhưng bản sắc văn hoá Việt Nam lại được biểu hiện thông qua sự đa dạng của
các tộc người trong cộng đồng người Việt Nam và sự phong phú của các vùng miền
đất nước. Nghiên cứu các trường hợp của Folklore cụ thể từng vùng văn hoá không
phải là hướng đi mới, nhưng đối với Việt Nam là hướng đi rất cần thiết. Nó có tác
dụng bảo tồn văn hoá truyền thống; sự giao thoa văn hoá các tộc người. Ninh thuận,
Bình Thuận là một vùng văn hóa đặc sắc trong khu vực Nam Trung Bộ. Nơi đây là
một trong những trung tâm văn hóa của vương quốc Champa cổ đại ở khu vực phía
Nam xưa. Vương quốc này hiện không còn nữa nhưng những dấu ấn của nó vẫn còn
đậm nét trong đời sống người dân. Vì vậy, chúng tôi đi vào tìm hiểu những truyền
thuyết liên quan tới tháp Chăm với mong muốn phần nào làm sáng tỏ những huyền
bí, linh thiêng của tháp Chăm trong tâm thức cộng đồng dân tộc Chăm thông qua
tập tục sinh hoạt văn hóa.
Các tháp Chăm còn lại ở nước ta suốt dải đất miền Trung và Tây Nguyên nói
chung và khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận nói riêng là những di tích có giá trị đặc
sắc về lịch sử, nghệ thuật, kĩ thuật xây dựng, văn hóa như tín ngưỡng, lễ hội, về ý

nghĩa triết lý và thờ tự. Mặt khác, giữa truyền thuyết tháp Chăm và các lễ hội trên
các tháp Chăm vốn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhờ truyền thuyết, lễ hội


bám chặt gốc rễ vào mảnh đất đời sống, trở thành một nhu cầu không thể thiếu
trong đời sống tâm linh của con người. Truyền thuyết là chiếc cầu nối giữa niềm tin,
cảm xúc của cộng đồng với tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Niềm tin trong truyền
thuyết được hiện thực hóa trong lễ hội. Lễ hội giúp truyền thuyết được lưu giữ và có
sức lan tỏa rộng rãi. Vì vậy, việc tìm hiểu đề tài này rất cần thiết.
Thông qua việc khảo sát, phân tích các môtip, những đặc điểm nội dung và
nghệ thuật cũng như mối quan hệ giữa truyền thuyết tháp Chăm với các lễ hội diễn
ra trên tháp Chăm cũng là một đóng góp cho hướng nghiên cứu, giảng dạy văn học
dân gian theo tính nguyên hợp.
Là một người con của quê hương Ninh Thuận, người viết mong muốn đóng
góp một phần công sức vào việc giữ gìn và phát triển di sản văn hoá dân gian trên
quê hương mình. Việc tìm hiểu những truyền thuyết liên quan đến tháp Chăm trên
quê hương Ninh Thuận, Bình Thuận là một hoạt động thiết thực giúp người viết có
thêm những hiểu biết về văn hoá dân gian địa phương. Từ đó, càng tự hào về vùng
quê của mình. Đặc biệt người viết lại là một giáo viên Ngữ văn, đây là nền tảng
thuận lợi để người viết giúp học sinh hiểu biết về lịch sử và văn hoá địa phương.
Việc tìm hiểu chuỗi truyền thuyết liên quan đến tháp Chăm có ý nghĩa quan trọng
trong hoạt động dạy học văn học dân gian địa phương theo đặc trưng thể loại - gắn
với môi trường diễn xướng. Đồng thời, giáo dục học sinh lòng biết ơn, sự ngưỡng
mộ tôn kính người anh hùng có công đối với dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu các trường hợp của Folklore cụ thể từng vùng văn hoá không
phải là hướng đi mới, nhưng đối với Việt Nam là hướng đi rất cần thiết. Nó có tác
dụng bảo tồn văn hoá truyền thống; sự giao thoa văn hoá các tộc người. Do đó việc
nghiên cứu đề tài: “Truyền thuyết liên quan đến tháp Chăm tại vùng đất Ninh
Thuận, Bình Thuận” theo hướng này rất có ý nghĩa. Hiện nay chưa có công trình

cụ thể nào nghiên cứu các truyền thuyết liên quan đến tháp Chăm ở vùng Ninh


Thuận, Bình Thuận. Tuy nhiên, ở những góc độ khác nhau vẫn có một số công trình
liên quan đến đề tài.
Năm 1991, các tác giả Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp đã xuất bản
công trình Văn hóa Chăm, Nxb Khoa học xã hội. Đây là một công trình rất có giá
trị, tập hợp được nhiều tư liệu có được từ trước đến nay về văn hóa Chăm. Ở phần
viết về các phong tục tập quán, các tác giả cũng đã trình bày một số nghi lễ liên
quan tới tháp Chăm. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát,
để phục vụ cho công trình có phạm vi rộng là “văn hóa Chăm”. Đậy chưa phải là
công trình chuyên sâu về mối quan hệ giữa truyền thuyết với các nghi lễ tháp Chăm.
Năm 1994, cuốn sách Tháp cổ Chăm - sự thật và huyền thoại, Nxb Văn hóa
thông tin của tác giả Ngô Văn Doanh cũng đã khái quát được địa điểm, đặc điểm
cấu tạo, lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng và lễ hội trên các tháp Chăm suốt dải đất miền
Trung Việt Nam. Các văn bản truyền thuyết được khảo sát trong tài liệu được dẫn
theo tài liệu của Nguyễn Đình Tư - Non nước Ninh Thuận (tài liệu này không ghi rõ
xuất xứ truyền thuyết) và tài liệu của Trần Việt Kỉnh- Nữ thần Pô Nagar (cuốn
sách này được sưu tầm ở Phú Khánh, truyền thuyết có ghi rõ xuất xứ). Tuy nhiên,
tài liệu này chỉ dừng lại ở việc kể lại một cách rời rạc các truyền thuyết có liên quan
đến các tháp Chăm suốt dải đất miền Trung, chưa tìm hiểu được mối quan hệ giữa
truyền thuyết với các nghi lễ, lễ hội trên tháp Chăm.
Năm 1995, tài liệu Truyền thuyết về các tháp Chăm trên miền đất cực Nam
Trung Bộ, Nxb Văn hóa dân tộc của tác giả Bố Xuân Hổ đã chỉ ra một cách cụ thể,
chân thực các nghi lễ, lễ hội gắn với tháp Chăm. Đồng thời tác giả cũng đi vào trình
bày một cách chi tiết nội dung, giá trị của một số truyền thuyết tháp Chăm tiêu biểu
ở vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận và Nha Trang như: tháp Po Klaung Garai, tháp
Po Rome, tháp Hòa Lai, tháp Po Dam, tháp Po Sah Inư, tháp Po Inưnagar. Có thể
nói, tài liệu này rất có giá trị với việc lưu truyền, bảo tồn vốn truyền thuyết tháp
Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Tuy nhiên, tài liệu chưa tìm hiểu được đặc điểm

truyền thuyết tháp Chăm, các nghi lễ, lễ hội trên tháp Chăm.


Năm 2003, Nguyễn Đình Tư viết cuốn Non nước Ninh Thuận, Non nước
Bình Thuận, Nxb Thanh niên. Đây là tập sách giới thiệu các lĩnh vực như lịch sử,
địa lý, khí hậu, dân cư, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng…của vùng đất Ninh Thuận,
Bình Thuận. Tài liệu dành một chương (chương II) viết về các di tích lịch sử, trong
đó có đề cập tới những truyền thuyết liên quan tới tháp Po Klaung Garai, tháp Po
Rome, tháp Hòa Lai ở Ninh Thuận, tháp Po Dam, tháp Po SahInư ở Bình Thuận
nhưng không ghi rõ xuất xứ. Người Chăm thì có nhiều lễ tế, lễ hội gắn với các tháp
nhưng cuốn sách này chỉ cung cấp lễ hội trên tháp Po Klaung Garai. Tác giả cho
rằng: “Tháp Po Klaung Garai là nơi thờ phụng của đồng bào Chăm, được bảo vệ
chu đáo. Mỗi năm có hai lễ lớn được tổ chức nơi đây: đó là lễ Păng Katê vào
khoảng tháng 9 tháng 10 dương lịch và lễ Păng Chabul vào khoảng tháng 2, tháng 3
dương lịch”[91, tr 96]. Như vậy, cuốn sách này chưa chú ý tới mối quan hệ giữa
truyền thuyết với lễ hội trên tháp Chăm.
Năm 2003, tác giả Sakaya (Văn Món) viết cuốn sách Lễ hội của người
Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc. Tài liệu này đã khái quát hơn 20 lễ hội Chăm khác
nhau, trong đó có đề cập đến bốn lễ hội gắn với đền tháp Chăm (bao gồm: lễ mở
cửa tháp, lễ Cầu đảo, lễ tế thần Chuột và lễ hội Katê). Tài liệu được bố cục thành 3
phần, 10 chương như sau: Phần thứ nhất: chương I và chương II: Môi trường tự
nhiên và xã hội, lịch sử để hình thành lễ hội Chăm. Phần thứ hai: từ chương III đến
chương VII, phần này, tác giả phân loại các hệ thống lễ hội Chăm và trình bày các
loại lễ hội một cách cụ thể thiên về hướng miêu tả là chính. Qua đó nêu lên các hệ
thống, loại hình tiêu biểu nhất của lễ hội Chăm từ xưa đến nay. Phần thứ ba: từ
chương VIII đến chương X, Tác giả nêu lên những đặc trưng chính của lễ hội Chăm
trên nhiều bình diện như: cơ cấu, tổ chức lễ hội Chăm; lễ hội Chăm với di sản văn
hóa vật chất như di tích đền tháp, tượng thờ, trang phục, ẩm thực và nhạc cụ; lễ hội
Chăm với di sản văn hóa tinh thần như tín ngưỡng, tôn giáo, văn chương và ca múa
nhạc dân gian…Tài liệu đã giúp chúng tôi xác định ý nghĩa và giá trị của lễ hội

Chăm nói chung, bốn nghi lễ, lễ hội trên tháp Chăm nói riêng, tạo điều kiện để khảo
sát mối quan hệ giữa truyền thuyết tháp Chăm với hệ thống lễ hội trên tháp Chăm.


Năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Thu Vân công bố luận án tiến sĩ “Khảo sát
truyện cổ dân tộc Chăm”. Tác giả đã khái quát diện mạo truyện cổ Chăm (bao
gồm: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn). Trong đó, tác giả
miêu tả 6 môtip chính trong truyền thuyết Chăm (môtip thụ thai và sinh đẻ thần kỳ,
môtip cây, môtip trở về cõi vĩnh hằng trở thành thần, môtip thi xây tháp, môtip con
voi, môtip con rồng). Các văn bản truyền thuyết được khảo sát trong luận án có một
số văn bản liên quan đến vua Po Klaung Garai và vua Po Rome. Đây là hai vị vua
lớn của dân tộc đã có nhiều công lao đối với nhân dân, được thờ phụng tại tháp
mang tên hai ngài - tháp Po Klaung Garai (Ninh Thuận) và tháp Po Rome (Ninh
Thuận). Một số văn bản truyền thuyết khác cũng liên quan đến tháp Po Sah Inư.
Tuy nhiên, luận án chỉ khảo sát đặc điểm truyện cổ Chăm (bao gồm thần thoại,
truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn), chưa quan tâm đến truyền thuyết
liên quan tới tháp Chăm, cũng như chưa khảo sát truyền thuyết trong môi trường
diễn xướng dân gian cụ thể.
Năm 2007, Trần Bá Việt (chủ biên) viết cuốn sách Đền tháp Champa - bí ẩn
xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà nội. Tài liệu này chủ yếu khảo sát về đặc điểm, cấu
tạo và kỹ thuật xây tháp, không có truyền thuyết về các tháp, chưa đề cập đến vấn
đề mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian với các lễ hội tháp Chăm. Tuy nhiên, tài
liệu này đã cung cấp ý nghĩa quan trọng của tháp Chăm trong đời sống tâm linh của
người Chăm là nền tảng sản sinh các lễ hội Chăm phong phú, đa dạng. Các tác giả
cho rằng: “Tháp Chăm là trung tâm hành lễ tôn giáo trong vùng” [98, tr 45]. Đây là
một luận điểm quan trọng góp phần định hướng trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thuyết với các nghi lễ, lễ hội, chúng
tôi có tham khảo một số công trình nghiên cứu theo hướng này của các nhà khoa
học đi trước. Đáng chú ý là các công trình:
Cao Huy Đỉnh, (1969), Người anh hùng làng Dóng, Nxb Khoa học Xã hội

“Vùng truyền thuyết - diễn xướng Tản Viên” của Vũ Ngọc Khánh và
“Vùng truyền thuyết Lam sơn” của Tăng Kim Ngân (trích trong tài liệu: Ngô Đức


Thịnh (chủ biên), (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà nội)
Luận án tiến sĩ “Mối quan hệ truyền thuyết người Việt và hội lễ các anh
hùng” của tác giả Lê Văn Kỳ, chuyên ngành: văn học dân gian, luận án Phó tiến sĩ
khoa học Ngữ văn, Trường Đại học KHXH và nhân văn, được bảo vệ năm 1995.
Đặc biệt nhất là một số gợi ý của tác giả Kiều Thu Hoạch và Nguyễn Khắc
Xương.
Năm 1971, trong bài viết “Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong
kiến”, tác giả Kiều Thu Hoạch đã nhận xét: “Một đặc điểm của truyền thuyết anh
hùng chống xâm lược của ta là thường gắn liền với các cuộc hội mùa và nghi lễ tế
thần ở các đình, chùa, đền, miếu” [34, tr 187].
Năm 1973, Nguyễn Khắc Xương công bố bài: “Tìm hiểu quan hệ giữa thần
thoại, truyền thuyết và diễn xướng tín ngưỡng phong tục”. Trong bài viết, tác giả
quan niệm diễn xướng như là một bộ phận của hội làng. Các diễn xướng tín ngưỡng
phong tục tái hiện sự tích thần linh có nguồn gốc từ thần thoại và truyền thuyết.
Theo tác giả: “Thần thoại và truyền thuyết lưu truyền bằng miệng trong dân gian đã
được tái hiện cụ thể và sinh động trước nhân dân qua nghệ thuật diễn xướng hỗn
hợp” [112, tr 77]. Một mặt, tác giả chỉ ra “mối quan hệ giữa thần thoại, truyền
thuyết và diễn xướng tín ngưỡng phong tục là quan hệ giữa tích và trò”; mặt khác
tác giả cũng nêu rõ diễn xướng ấy “không tái hiện toàn bộ thần tích hay truyền
thuyết mà chỉ tái hiện một tình tiết nào đó” [112, tr 77].
Những ý kiến này của tác giả Nguyễn Khắc Xương là tiền đề thuận lợi giúp
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo một số công trình nghiên cứu lẻ tẻ về
các lễ hội trên tháp Chăm cũng liên quan đến đề tài như: Trần Long, “Những bí ẩn
tháp Chăm” [64] ; Sử Văn Ngọc, “Sinh hoạt của người Chăm Ninh Thuận trong

bối cảnh các di tích” [70] ; Sakaya, “Sự biến đổi của Lễ hội Katé: xưa và
nay”[85] ; Lý Tùng Hiếu, Đổng Lấn, “Lễ hội Katê truyền thống của người


Chăm”, [37, tr. 78-80]; Phan Quốc Anh, “Lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh
Thuận”, [5, tr. 60-62],…
Tóm lại, những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này từ trước tới
nay đa phần chỉ tập trung vào nghiên cứu lịch sử và những di tích đền tháp, nghệ
thuật kiến trúc, điêu khắc trên tháp Chăm, mô tả những nghi thức tế lễ, lễ hội của
người Chăm. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ
hội trên tháp Chăm vẫn còn hạn chế.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nói về các truyền thuyết liên quan tới tháp Chăm là nói về truyền thuyết của
người Chăm kể về kĩ thuật xây dựng tháp, về quá trình chuẩn bị vật liệu gạch, đá,
gỗ để xây tháp như thế nào? Ai là người xây dựng tháp? Cách người Chăm tổ chức,
thi công tháp Chăm như thế nào? Các vua thần Chăm được thờ phụng…Chúng tôi
chỉ dừng lại ở các truyền thuyết về các vua thần Chăm được thờ phụng tại tháp
Chăm ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận. Mặt khác, sở dĩ chúng tôi chỉ chọn
những truyền thuyết liên quan tới tháp Chăm ở hai khu vực Ninh Thuận và Bình
Thuận là vì vùng đất này đã từng chọn làm kinh đô thuộc phía nam vương quốc
Champa xưa. Vương quốc Nam Champa này đã từng giữ vai trò trọng yếu trong
tiến trình phát triển của lịch sử Đông Nam Á. Do biến cố lịch sử thường xuyên xảy
ra đối với quá trình hình thành và phát triển tộc người, ngày nay địa bàn cư trú của
dân tộc Chăm có khuynh hướng phân tán thành nhiều khu vực khác nhau. Chính vì
thế, nơi đây còn lưu giữ một di sản văn hóa Chăm phong phú và đồ sộ trên cả hai
bình diện: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể hơn so với các khu vực khác.
Phạm vi nghiên cứu là nhóm truyền thuyết liên quan tới 3 tháp Chăm ở Ninh
Thuận và 2 tháp Chăm ở Bình Thuận.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm hệ thống, phân loại, miêu tả kết cấu của nhóm truyền thuyết

tháp Chăm và tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết với tín ngưỡng, lễ hội trên


tháp Chăm. Từ đó thấy được sức sống, sự vận động của những truyền thuyết này
trong đời sống tinh thần của đồng bào Chăm ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận.
Nhiệm vụ
-

Thứ nhất là tổng hợp các tư liệu đã công bố bằng văn bản. Chúng tôi còn
tiến hành đi điền dã, sưu tầm, bổ sung và đối chiếu so sánh tư liệu người
đi trước.

-

Thứ hai là cố gắng tìm hiểu đời sống thực tế của nhóm truyền thuyết này.

-

Thứ ba là hệ thống, phân loại và lược đồ kết cấu nhóm truyền thuyết.

-

Thứ tư là tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết liên quan tới tháp
Chăm với tín ngưỡng, lễ hội diễn ra trên tháp Chăm ở vùng Ninh Thuận,
Bình Thuận.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu quy luật vận động của truyền
thuyết tháp Chăm; mối quan hệ giữa truyền thuyết, tín ngưỡng, lễ hội trên các tháp

Chăm; tiếp cận hệ thống truyền thuyết trong môi trường nảy sinh và phát triển.
5.2 Phương pháp sưu tầm và thẩm định tư liệu
Phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu sự vận động của truyền thuyết
trong đời sống thực tế.
Chúng tôi cố gắng sưu tầm những mẫu truyền thuyết còn ẩn khuất trong dân
gian qua lời kể của người Chăm trong vùng Ninh Thuận, Bình Thuận.
Thẩm định từng tác phẩm thông qua chọn lọc, sắp xếp theo nhóm nội dung
đơn vị môtip.
5.3 Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học
Phương pháp này giúp chúng tôi thu thập thông tin, sưu tầm, khảo sát những
tư liệu truyền thuyết hiện tồn trong đời sống văn hóa của vùng đồng bào Chăm đang
sinh sống tại Ninh Thuận, Bình Thuận.


5.4 Phương pháp thống kê, miêu tả
Sử dụng số liệu thống kê để phát hiện những môtip trong hệ thống truyền
thuyết tháp Chăm
Miêu tả kết cấu, đặc điểm nội dung từng mảng, nhóm truyền thuyết; miêu tả
những yếu tố lịch sử hóa, địa phương hóa trong hệ thống truyền thuyết tháp Chăm.
5.5 Phương pháp phân tích, so sánh
Phân tích kết cấu tác phẩm, chi tiết nghệ thuật, những dấu vết truyền thống
và sáng tạo mới của người Chăm.
So sánh truyền thuyết đã công bố với tư liệu đi sưu tầm điền dã, từ đó thấy
được bản kể nào phổ biến nhất trong đời sống thực tế. Hoặc từ nhiều cách kể khác
nhau, chúng tôi có thể khái quát thành mô hình chung, từ đó tìm hiểu được những
yếu tố địa phương, yếu tố lịch sử hóa trong truyền thuyết.
5.6 Phương pháp phân loại, hệ thống hóa
Phân loại những tác phẩm sưu tầm được, chọn hoặc loại bỏ chúng (dựa vào
tiêu chí thể loại, giới hạn nghiên cứu và đối tượng khảo sát)
Hệ thống hóa văn bản rời rạc, đưa chúng vào từng mảng nhóm truyện, khảo

sát từng môtip qua việc đặt chúng trong từng môtip cụ thể.
6. Đóng góp mới của luận văn
Khảo sát mối quan hệ truyền thuyết, hoạt động tín ngưỡng, nghi lễ gắn với
không gian thiêng của các tháp Chăm.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn có tất cả là 120 trang (chưa kể phần phụ lục). Ngoài phần dẫn
nhập, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo chính, nội dung luận văn được
triển khai trong 3 chương sau


Chương 1 - THÁP CHĂM TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI
CHĂM
1.1 Vài nét về người Chăm
1.2 Vai trò của tháp Chăm trong đời sống cộng đồng của người Chăm
Chương 2 - ĐẶC ĐIỂM, DIỆN MẠO TRUYỀN THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN
THÁP CHĂM VÙNG NINH THUẬN, BÌNH THUẬN
2.1 Tư liệu truyền thuyết tháp Chăm
2.2 Phân loại truyền thuyết tháp Chăm
2.3 Đặc điểm nội dung truyền thuyết tháp Chăm
2.4 Đặc điểm nghệ thuật truyền thuyết tháp Chăm
2.5 Các môtip trong truyền thuyết tháp Chăm
Chương 3 - TRUYỀN THUYẾT THÁP CHĂM VÀ LỄ HỘI ĐỀN THÁP TẠI
VÙNG ĐẤT NINH THUẬN, BÌNH THUẬN
3.1 Truyền thuyết với hệ thống lễ hội ở các đền tháp tại vùng Ninh Thuận, Bình
Thuận
3.2 Khảo sát tình hình lưu truyền, phổ biến của truyền thuyết tháp Chăm tại vùng
Ninh Thuận, Bình Thuận
Sau cùng là phần phụ lục (tóm tắt 37 truyền thuyết được chọn khảo sát, 2 văn
bản Chăm do chúng tôi sưu tầm) và một số bảng biểu, các tranh ảnh điền dã lễ hội
trên tháp Chăm ngày 07 tháng 10 năm 2010 và ngày 27 tháng 09 năm 2011



Chương 1 - THÁP CHĂM TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI
CHĂM
1.1 Vài nét về người Chăm
Người Chăm là một trong số 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ
Việt Nam với số dân khoảng 132.800 người sống rải rác khắp các tỉnh dọc ven biển
miền Trung từ Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đến các tỉnh Nam
Bộ như: Bình Phước, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Tây Ninh.
Trong số đó, người Chăm ở Ninh Thuận có số dân đông nhất vào khoảng trên
58.700 người chiếm gần 50% trong tổng số người Chăm ở Việt Nam.
Theo nhiều nguồn sử liệu, người Chăm là một dân tộc có một quá trình hình
thành và phát triển lâu đời. Vào khoảng cuối thế kỷ II cho đến đầu thế kỷ XIX, trên
dải đất dài rộng từ Nam Đèo Ngang đến Tây Nguyên và Nam Bình Thuận đã tồn tại
một quốc gia gồm nhiều tiểu vương quốc thuộc hai bộ tộc lớn Cau và Dừa liên hợp
lại thành vương quốc Champa với những tên gọi khác nhau qua từng thời kỳ: Lâm
Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành...trên 5 khu vực hành chánh khác nhau từ Bắc tới
Nam: Ulik - Indrapura (Bình Trị Thiên), Amavarati (Quảng Nam, Quảng Ngãi),
Vijaya (Bình Định), Aryaru-Kauthara (Phú Yên, Khánh Hòa) và Panduranga (Ninh
Thuận - Bình Thuận). Người Chăm thuộc chủng tộc Nam Á, tiếng nói của họ rất
gần gũi với các dân tộc Raglai, Churu, Garai, Êđê thuộc ngôn ngữ Mã Lai- Đa Đảo.
Vương quốc Champa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ Nữ Thần
Mẹ của vương quốc là Po Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời
của cư dân Đông Nam Á. Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội
người Chăm hiện nay. Từ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa - văn minh
Ấn Độ người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo
chính thống của vương quốc. Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ
một hay cả ba vị Thần của Tam vị nhất thể là Brahma - Visnu - Siva. Tuy nhiên
người Chăm cổ tôn sùng thần Siva hơn cả. Các văn bia cổ bằng chữ Phạn (Sanskrit)



trong khu Mỹ Sơn đã tôn Siva là Chúa tể của muôn loài, là cội rễ của nước Champa.
Thần Siva thường được thờ bằng ngẫu tượng sinh thực khí nam giới. Ngoài ra
người Chăm cổ còn theo cả Phật giáo với trung tâm Đồng Dương (Quảng Nam)
phát triển cực thịnh hồi thế kỷ IX - X. Bên cạnh việc tiếp nhận tôn giáo Ấn Độ,
người Chăm cổ đã tiếp thu cả mô hình tổ chức chính quyền nhà nước mà nhiều nhà
nghiên cứu chỉ ra đặc trưng chủ yếu là vương quyền kết hợp với thần quyền, các
quốc vương Champa thường được đồng nhất với thần Siva.
Người Chăm là một dân tộc có thành phần cấu trúc tộc người rất đa dạng,
bao gồm nhiều nhóm, nhiều bộ phận khác nhau lại cư trú trên những địa bàn khá xa
nhau. Đó là một trong những nguyên nhân tạo nên sự đa dạng trong văn hóa Chăm.
Địa bàn cư trú của người Chăm chủ yếu là vùng đồng bằng ven biển, địa hình bị
chia cắt bởi những con sông lớn và các dãy núi chạy từ đất liền ra biển. Trong quá
trình khai thác vùng đồng bằng ven biển và các thung lũng sát chân núi đã đồng
hành với quá trình bản địa hóa của văn hóa Chăm. Cũng như các dân tộc khác ở
Đông Nam Á, cuộc sống của người Chăm ở đồng bằng ven biển chủ yếu dựa vào
nền nông nghiệp trồng lúa nước và nghề chài lưới.
Vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận thông qua sử sách, di tích còn lại cho
thấy người Chăm đã có lịch sử sinh sống ở đây lâu đời. Vào thời kì vương triều
Lâm ấp của vương quốc Champa cổ, vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận có tên
Panduranga là một quốc gia độc lập với tên gọi là vương quốc Tây Đồ Di bị phụ
thuộc vào Champa. Vào thời kì Hoàn Vương, xứ Panduranga hợp nhất vào Lâm ấp
và suốt một thế kỉ sau đó, là giai đoạn khá quan trọng trong lịch sử vương quốc
Champa. Đó là thời kì bá quyền của miền Nam Champa (tức vùng Panduranga), khi
mà vương quốc Champa được củng cố, phát triển và do các vị vua chúa có nguồn
gốc từ vùng đất Panduranga trị vì. Thời kì vương triều Indrapura, Panduranga chỉ là
một châu của vương quốc Champa song luôn có xu hướng tách ra độc lập. Đây
cũng là thời kì mà vương quốc Champa có những vị vua anh minh có nhiều đóng
góp cho sự phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa của đất nước như vua Po Klaung



Garai mà cho tới nay vẫn còn những di tích tháp Chăm kỉ niệm ghi công đức của
ngài.
1.2 Tháp Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận
Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, tất cả các công trình kiến trúc của dân tộc
Chăm chủ yếu và tiêu biểu là tháp. Mỗi tháp đều có những ý nghĩa khác nhau, gắn
liền với sự kiện và nhân vật lịch sử từng thời kỳ. Thường mỗi tháp thờ một vua nên
có những tên cụ thể như tháp Po Klaung Garai (thờ vua Po Klaung Garai), tháp Po
Rome (thờ vua Po Rome), tháp Po Dam (thờ vua Po Dam), tháp Po Sah Inư (thờ
công chúa Po Sah Inư). Riêng tháp Hoà Lai thì không thấy người Chăm thờ vị vua
cụ thể nào. Những đền tháp Chăm đều có đặc điểm chung là một cụm kiến trúc bao
gồm một tháp trung tâm hình vuông, mái thon nhọn “tượng trưng cho ngọn núi
Mêru - Ấn Độ, trung tâm vũ trụ nơi ngự trị của các thánh thần”. Xung quanh tháp
chính là những tháp nhỏ nằm theo vị trí 4 hướng tượng trưng cho các lục địa và
ngoài cùng là các hào rãnh, biểu tượng của đại dương. Sơ đồ kiến trúc đó được xây
theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ.
Tháp còn có một đặc điểm chung là xây bằng gạch, có 4 mặt hình vuông đối
xứng nhau. Mặt trước hướng về phía đông có cửa ra vào, còn 3 mặt còn lại ở 3
hướng (tây, nam, bắc) có ba cửa giả. Tháp Chăm thường có 3 tầng được cấu trúc
như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng
đá trên nóc tháp.
Hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận còn tồn tại 5 ngôi tháp
chính mang 5 phong cách và niên đại khác nhau:
Tháp Po Klaung Garai (1) nằm trên ngọn đồi trầu (Cơk Hala) thuộc phường
Đô Vinh, Thành Phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận

(1)

Phiên âm theo chữ Latinh là tháp Po Klaung Garai, tháp Po Rome, tháp Po Dam,


tháp Po Sah Inư. Một số phiên âm khác chúng tôi tuân theo văn bản trích dẫn.


Tháp Po Rome nằm trên ngọn đồi “Bôn acho” thuộc thôn Hậu Sanh, xã
Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
Tháp Hòa Lai thuộc làng Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận
Tháp Po Dam nằm trên ngọn đồi Ông Xiêm thuộc làng Tuy Tịnh, xã Phú
Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
Tháp Po Sah Inư nằm trên đồi Bà Nài, Lầu Ông Hoàng, phường Phú Hài,
Thành Phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
1.2.1 Tháp Po Klaung Garai
Tháp Po Klaung Garai được xem là trung tâm điểm rực rỡ nhất của nền văn
minh Chăm, do vua Chế Mân chỉ đạo xây dựng từ cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV
đạt đỉnh cao trong kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc của dân tộc Chăm. Tháp thờ vua
Po Klaung Garai (1151-1205), người đã có nhiều công lao to lớn đối với dân tộc
Chăm nên vùng đất phía nam mới được khai khẩn, nhất là trên lĩnh vực thủy lợi
(như đập Nha Trinh, đập Sông Cẩm ở phía tây Phan Rang). Hơn thế nữa dưới thời
vua Po Klaung Garai trị vì, đất nước Chăm được hưng thịnh, nhân dân được ấm no.
Ở mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các họa tiết
gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần…Tháp Po
Klaung Garai còn lại tương đối nguyên vẹn, quý và hiếm trên đất nước ta và trên thế
giới về loại hình kiến trúc này và đã được Bộ Văn hoá công nhận di tích năm 1979.
Đây là một tổng thể kiến trúc nghệ thuật gồm 3 ngôi tháp: tháp chính (Kalan
Po) cao 20,5m; tháp cổng (Kalan Pabah Mbang) cao khoảng 8,56m; tháp lửa (Sang
Cuh Yang Apuei) cao 9,31m. Tháp chính còn có nhiều tượng như tượng vua Po
Klaung Garai, tượng thần Siva và các vị hộ pháp. Ngoài ra ở phía sau tháp chính
còn có một ngôi miếu nhỏ thờ một phiến đá. Phía trước tháp còn có nhiều bia đá,
Linga ghi lại nhiều cuộc dâng cúng, sự kiện lịch sử cũng như sự đấu tranh của
người Chăm vùng Panduranga. Xung quanh tháp được bao quanh bằng một vòng

thành và mở hướng ra vào cho tín đồ dâng cúng ở phía nam. Toàn bộ kiến trúc tháp


được nằm trên ngọn đồi Trầu (cek hala). Bằng kĩ thuật xây dựng và chất kết dính
độc đáo, bí truyền, đến nay tháp Chăm vẫn còn mang trên mình nó nhiều điều bí ẩn.
Đây là một cụm tháp hoàn mỹ, đã đạt đến đỉnh cao trong nền nghệ thuật kiến trúc,
điêu khắc Champa một thời vàng son ở vùng Đông Nam Á.
1.2.2 Tháp Po Rome
Tháp Po Rome toạ lạc trên một ngọn đồi cao thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước
Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm
15km về phía nam. Tháp Po Rome được xây dựng ở đất Champa vào cuối thế kỷ
XVI đầu thế kỷ XVII. Công trình là một tổng thể gồm hai tháp: Tháp Chính thờ vua
Po Rome và tháp Phụ thờ hoàng hậu. Mặt chính của tháp quay về hướng Đông, trên
cửa chính có các tầng hình vòng cung, dưới các hình vòng được trang trí bởi hình
tượng thánh Siva và hình ngọn lửa, ở các cửa giả có hình các vị thần bằng đá trong
tư thế ngồi, khuôn mặt các vị thần mang đậm nét bản địa. Tháp có 3 tầng, tuân theo
mẫu cổ, mỗi tầng có 4 tháp góc. Trong mỗi hốc giả là hình ảnh một vị thần đang
chắp tay trong tư thế cầu nguyện. Bên trong tháp chính có thờ hình tượng vua Po
Rome được tạo từ một Linga có 8 tay. Bên góc lối đi vào tháp có tượng thần bò
Nadin được tạc từ một phiến đá xanh đen. Công trình phụ ở phía sau tháp, là nơi thờ
hoàng hậu. Khu mộ táng của vua Po Rome rất gần với công trình phụ này. Đây là
nơi chôn cất do chính vua Po Rome chọn. Năm 1992, tháp Po Rome đã được Bộ
Văn hoá công nhận di tích.
Cũng như bao tháp Chăm khác, tháp Po Rome được xây theo kiến trúc chung
và mang đậm tư tưởng tôn giáo Ấn Độ. Tháp được xây trên mô hình tháp Ấn Độ,
nhưng nhỏ bé hơn và mang đặc thù địa phương. Tháp Po Rome là một tổng thể kiến
trúc gồm có ba ngôi tháp: Tháp chính, Tháp cổng và Tháp lửa. Nhưng hiện tại chỉ
còn lại một ngôi Tháp chính cao 19 mét bên trong có thờ một tượng vua Po Rome
bằng đá dưới hình thể Mukhalinga. Trên đầu vua có ba đầu cùng chồng lên nhau,
một đầu ở bên trái, một đầu ở bên phải và có hai đầu nữa, bên trái một, bên phải

một, có bốn tay mỗi bên, tay trái trên cầm lược, một tay cầm búp sen, một tay cầm


dao. Bên phải tay trên cùng cầm cốc rượu thờ, tay cầm kiếm và tay cầm xiên. Hai
tay chính đặt trước bụng, phía sau phù điêu chạm phồng hình đầu của đức vua. Mặt
trước viên xung quanh biểu tượng cho trí tuệ của vua. Có hai con bò Nadin bằng đá
nhỏ chầu hai bên. Toàn bộ được đặt trên bệ - phù điêu đá được làm bằng sa thạch.
Rõ ràng có thể nhận thấy những dấu hiệu thần Siva trên bức tượng vua Po Rome
sau khi chết đã được hóa thần. Tuy được tạc theo chuẩn mực của thần Siva, nhưng
tượng Po Rome vẫn có những nét đặc biệt: hình tượng của 5 đầu phụ. Theo giải
thích của người Chăm quanh vùng thì các đầu phụ này thể hiện các đại thần quay
quần quanh vua. Trên cánh cửa đã bị đốt cháy còn có hình Po Ga mơr Mantri - vị
chiêm tinh lớn của nhà vua. Phía bên tay trái của vua có một tượng thờ hoàng hậu
Bia Thơn Cơn bằng đá - người Ê Đê. Cửa tháp hai cánh cổng bằng gỗ, thường được
đóng, chỉ khi nào có làm lễ hoặc có khách tham quan mới mở. Phía sau tháp chính
còn có một ngôi miếu nhỏ thờ tượng hoàng hậu Bia Thơn Cih bằng đá - người
Chăm. Còn hai ngôi tháp: Tháp cổng và Tháp lửa đã sụp đổ.
Tháp Po Rome không cao to bề thế như Tháp Po Klaung Garai nhưng tháp
có một phong cách nghệ thuật riêng biệt - phong cách Po Rome. Tháp Po Rome
được xem là ngôi tháp cuối cùng trong lịch sử nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đền
tháp của người Chăm ở Việt Nam.
1.2.3 Tháp Hòa Lai
Cụm tháp Hoà Lai thuộc thôn Ba Tháp, xã Tân Hải, Huyện Ninh Hải, Tỉnh
Ninh Thuận; cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 14 km về hướng bắc, dọc quốc lộ
1A. Tháp được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XIX. Trước đây gồm có 3 tháp
nhưng do thời gian dài bỏ phế, nay tháp trung tâm đã sụp đổ hoàn toàn nên còn 2
tháp là tháp Bắc và tháp Nam. Tháp Bắc có 4 trụ bổ tường, mỗi trụ được trang trí rất
đẹp, phía dưới các trụ còn thể hiện các mảnh điêu khắc đẹp và hình tượng chim
Garuda giang rộng cánh. Trên mỗi đầu các trụ bỏ của cắc mái chìa có các diềm mũ
để trang hoàng. Các cửa giả được trang trí với những vòng cung và những hình

người được thể hiện trong tư thế ngồi. Hình thức trang trí ở tháp Nam đơn giản hơn,


cũng có 4 trụ bổ tường với những đường nét bên dưới và những diềm mũ với các
vòng hoa trang trí ở mái chìa, các cửa giả được trang trí vòng cung lớn nhưng
không tỷ mỉ như tháp Bắc. Tháp có 3 tầng mái, mỗi tầng có một hốc giả trang trí
bởi các vòng cung. Các tháp này sau một thời gian dài bỏ phế người Chăm đã
không cúng bái, nay tháp đang được trùng tu và bảo quản.
1.2.4 Tháp Po Dam
Nhóm đền tháp Chăm Po Dam (Pô Tằm) có niên đại nửa cuối thể kỷ VIII
đầu thế kỷ IX thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, một phong cách kiến
trúc cổ trong lịch sử kiến trúc của Vương quốc Champa. Nhóm đền tháp Po Dam
bao gồm 6 tháp, hiện nay chỉ còn lại 3 tháp tương đối nguyên vẹn hình dạng, còn 3
tháp khác bị sụp đổ và chỉ còn lại phần đế. Các tháp trong nhóm chia thành hai khu
riêng biệt mỗi khu 3 tháp theo hai trục song song. Trong đó nhóm phía Bắc là
nhóm có niên đại từ thế kỷ VIII - IX và nhóm Nam có niên đại muộn hơn (thế kỷ
XV). Nhóm tháp Bắc còn lưu giữ bệ thờ Linga - Yoni bằng đá xanh tượng trưng
cho Thần Siva, với hình dáng và kết cấu giống như ở Po Sah Inư nhưng nhỏ hơn
nhiều. Nhóm tháp Nam gồm 3 tháp khác với nhóm Bắc từ kỹ thuật xây dựng, trang
trí nghệ thuật và nội dung thờ phụng (ở đây thờ 7 viên đá tượng trưng cho Kút).
Theo các nhà nghiên cứu khoa học ở Bảo tàng Bình Thuận thì nhóm Bắc
được xây dựng giữa thế kỷ XV để thờ Vua Po Dam (Pô Tằm) vị Vua Trị vì Vương
quốc Champa từ 1433 - 1460. Vị Vua này có tên là Po KaThít, người Việt gọi là
Trà Duyệt. Vị Vua này đã có công giúp dân làm các hệ thống thủy lợi nổi tiếng
trong vùng, hiện nay còn phát huy tác dụng ở vùng Tuy Phong, Bắc Bình.
Tháp Po Dam có kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật trang trí tập trung chủ yếu
ở tháp Chính (tháp C nhóm Bắc). Phần đỉnh của tháp đã bị hư nhưng thân tháp vẫn
còn nguyên vẹn những hình tượng, nghệ thuật trang trí đều và dày đặc trên thân,
vòm cuốn, trụ áp tường. Những hình thù kỳ quái, những bông hoa xoắn xít nhau,
hình tượng Makara - vị Thần canh giữ đền tháp là nét đặc trưng của phong cách

Hòa Lai cổ. Theo người Chăm hiện nay, các tháp ở Po Dam được coi là khu mộ của


vị vua có tên là Po Dam. Ngoài Po Dam, họ hàng và những người thân cận của vua
cũng được mai táng và thờ tự tại đây. Hiện nay, người Chăm ở Bình Thuận vẫn cho
rằng, tháp Tây Bắc là mộ của mẹ vua - bà Po Bia Dhan, tháp trung tâm và tháp
Đông Bắc là các mộ những người họ hàng của vua. Ngoài ra, ở gần tháp Nam còn
có một đá mộ của Po Ganuơr Mantri - vị quan phụ trách thiên văn của vua.
Như vậy, khu tháp Po Dam đã tạo ra cả một quần thể kiến trúc tháp cổ tại
vùng đất cực nam của vương quốc Champa.
1.2.5 Tháp Po Sah Inư
Nhóm di tích tháp cổ Po Sah Inư hay còn gọi là tháp Phú Hài, thuộc phường
Thanh Hải, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nhóm di tích tháp cổ Po Sah Inư là cả
một tổng thể kiến trúc đền tháp của người Chăm. Người Chăm hiện nay thường gọi
khu tháp này là tháp Po Sah Inư (Po Cah Anaih) tức nàng Sạ (Cah) bé, con gái của
nữ thần mẹ Po Nagar. Một số khác lại cho rằng tháp này thờ công chúa Po Sah Inư người có nhiều công trạng đối với dân Chăm.
Nhóm tháp này gồm 3 tháp và nhiều tháp bị đổ khác nay chỉ còn lại phế tích
và nền móng. Ba ngôi tháp hiện còn phân bổ trên 2 tầng đất, quay mặt về hướng
đông. Cả ba ngôi tháp đều là tháp vuông nhiều tầng, có niên đại thế kỷ VIII, ở
phong cách Mỹ Sơn E1 (phong cách kiến trúc Chăm cổ). Có một số yếu tố kiến trúc
như cột trụ tròn ở các cửa giả, mi cửa...tương tự như ở các đền tháp Khmer.
Nhóm tháp Chăm Po Sah Inư toạ lạc trên một ngọn đồi có tên "Lầu Ông
Hoàng", cách thành phố Phan Thiết 6 km về phía đông bắc. Quả đồi này chạy dài
theo hướng Bắc - nam và kéo dài ra biển. Chắc hẳn xưa kia ở Phú Hài có nhiều kiến
trúc khác nhau, vì ngoài ba ngôi tháp còn có thể thấy nhiều phế tích đổ nát khác. Ba
ngôi tháp hiện còn được phân bố trên hai tầng đất và đều quay mặt về hướng đông.
Ngôi tháp quan trọng nhất đứng trên một thềm cao hình chữ nhật có tường thấp
bằng đá bao quanh. Cách ngôi tháp chính chừng vài chục mét, về phía đông bắc có



một ngôi tháp nhỏ bị hủy hoại nặng nề. Ở phía bắc trên tầng nền thấp hơn là ngôi
tháp thứ ba, còn khá nguyên vẹn.
Tuy kích thước khác nhau và nằm ở những vị trí khác nhau, cả ba ngôi tháp
được làm theo kiểu thống nhất: tháp vuông nhiều tầng, không có các tháp trang trí
góc các tầng, không có các phiến đá điêu khắc nhô lên ở phía trên các góc tường,
không có các hình trang trí áp chân các cột ốp, không có hệ thống vòm của các cửa
ra vào và cửa giả. Vì thế, các tháp ở Phú Hài có hình dáng gần giống với loại hình
tháp Khơme thời Chân Lạp. Điều này chứng tỏ nghệ thuật kiến trúc của Chân Lạp
đã có ảnh hưởng nhất định tới Phú Hài, cụm tháp gần khu vực tiếp giáp giữa
Champa và Chân Lạp xưa.
1.3 Vai trò của tháp trong đời sống cộng đồng người Chăm
Tháp Chăm gắn liền với đời sống tâm linh của người Chăm và từ đây hình
thành các nghi thức, lễ tế gắn với tháp.
1.3.1 Tháp Chăm là nơi gắn bó với đời sống nông – ngư nghiệp
Như trên đã trình bày, người Chăm sống chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp
trồng lúa và nghề chài lưới. Với nghề nông, người Chăm đã có một kỹ thuật nông
nghiệp và thủy lợi khá phát triển. Điều này được minh chứng bằng hệ thống “dẫn
thủy nhập điền” nổi tiếng được sử sách Trung Hoa ca ngợi. Hiện nay ở nhiều nơi có
người Chăm sinh sống như Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang...vẫn còn tồn tại
nhiều nghi lễ liên quan đến nông nghiệp và trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều chức
sắc liên quan đến nghề nông như Cai Mương, Cai Đập...
Một trong số các yếu tố quyết định của nông nghiệp là nước, người Chăm
canh tác nông nghiệp cũng dựa vào những con sông lớn trên địa bàn cư trú của họ
như: sông Thu Bồn (Quảng Nam), sông Côn (Bình Định)...Ở đây, yếu tố sông nước
còn là huyết mạch giao thông. Trong những ngày lễ hay hành hương về thánh địa
của người Chăm thì đường sông được sử dụng phổ biến. Đây chính là điều kiện địa
hình tạo nên một phần của quá trình bản địa hóa của văn hóa Chăm. Nó cũng tạo
nên một đặc điểm về vị trí xây dựng các đền tháp, gần sông để thuận lợi cho việc



×