Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

văn xuôi trữ tình thời kỳ 1930 1945 mấy vấn đề về đặc điểm thi pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN QUỐC LỮ

VĂN XUÔI TRỮ TÌNH THỜI KỲ 1930-1945 -MẤY
VẤN ĐỀ VỀ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2003



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

PHAN QUỐC LỮ

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. 3
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4
MỘT SỐ QUY ƯỚC VIẾT TÁT VÀ CHÚ THÍCH ..................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 8


1. Đặt vấn đề: ........................................................................................................................... 8
2.Mục đích nghiên cứu:........................................................................................................... 8
3.Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................................. 9
4.Lịch sử nghiên cứu: .............................................................................................................. 9
4.1.Vấn đề loại hình tác gia văn học: ................................................................................. 10
4.2.Về nội dung và phương pháp sáng tác ......................................................................... 14
4.3.Về phong cách nghệ thuật ............................................................................................ 20
5.Đóng góp của luận án ......................................................................................................... 22
6.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 23
7. Cấu trúc của luận án ......................................................................................................... 23

Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ XÃ HỘI, VĂN HÓA – THẨM MỸ .......................... 25
1.1.Sự thức tỉnh của ý thức cá nhân ..................................................................................... 25
1.2.Sự vận động nội tại của một nền văn xuôi trưởng thành .............................................. 37
1.3.Cá tính sáng tạo ............................................................................................................... 47

Chương 2: PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN VÀ CHIẾM LĨNH HIỆN THỰC ........... 55
2.1.Đặc điểm của cái nhìn hiện thực trong văn xuôi trữ tình. ............................................ 56
2.1.1.Một không gian hiu hắt và ngập tràn bóng tối. ......................................................... 58
2.1.2.Những số phận bất hạnh. ........................................................................................... 62
4


2.2.Đặc điểm của cảm xúc trữ tình trong văn xuôi trữ tình. ............................................... 69
2.2.1.Chất thơ của cuộc đời thường nhật ........................................................................... 70
2.2.2.Chất thơ của tâm hồn ................................................................................................ 77
2.2.3.Chất thơ trong những bức tranh thiên nhiên ............................................................. 79
2.3.Sự kết hợp nhuần nhụy giữa chất thực và cảm xúc trữ tình......................................... 88

Chương 3: NGHỆ THUẬT ............................................................................................ 93

3.1.Chủ thể kể......................................................................................................................... 93
3.1.1.Lối kể chủ quan.......................................................................................................... 94
3.1.1.1.Tôi nhân vật trong câu chuyện kể ...................................................................... 95
3.1.1.2.Tôi hình tượng người kể chuyện ...................................................................... 100
3.1.2.Phương thức trần thuật khách quan ........................................................................ 104
3.2.Điểm nhìn trần thuật ..................................................................................................... 110
3.3.Tự sự phi cốt truyện ....................................................................................................... 116
3.3.1.Tổ chức cốt truyện ................................................................................................... 116
3.3.2.Tạo dựng tình huống truyện .................................................................................... 123
3.3.2.1.Tình huống phản tỉnh ....................................................................................... 123
3.3.2.2.Tình huống trở về ............................................................................................. 125
3.3.2.3.Tình huống khơi mở tâm lý.............................................................................. 127
3.3.3.Tổ chức nhân vật ..................................................................................................... 130
3.4.Ngôn ngữ trần thuật ...................................................................................................... 133
3.4.1.Ngôn ngữ VXTT là thứ ngôn ngữ song âm mang tính chất đối thoại tâm tình. ...... 133
3.4.2.Du nhập, tăng cường các yếu tố ngôn ngữ thơ vào ngôn ngữ văn xuôi.................. 136
3.5.Giọng điệu trần thuật ..................................................................................................... 140
5


KẾT LUẬN ................................................................................................................... 147
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI ................................................................................................................................. 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 155
BẢNG THỐNG KÊ SO SÁNH TỶ LỆ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC TRẦN
THUẬT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TRUYỆN NGẮN............................................... 168

6



MỘT SỐ QUY ƯỚC VIẾT TÁT VÀ CHÚ THÍCH

1.VXNT: Văn xuôi nghệ thuật.
LHVX: Loại hình văn xuôi.
VXTT: Văn xuôi trữ tình.
2.Cách ghi chú thích: Cụm từ chú thích ghi trong ngoặc vuông [ ]. Một chú thích ghi các
ý kiến trích dẫn theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và trang trích (khi cần
thiết) ghi sau dấu phẩy. Ví dụ: [15, tr. 20].
Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc
lập trong từng ngoặc vuông theo thứ tự tăng dần. Ví dụ: [2] [125].

7


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề:
Trong đời sống phức tạp, sôi động và sự phát triển gia tốc của văn xuôi Việt Nam 1930 1945 có một dòng chảy lặng thầm, nhỏ nhẹ. Dòng chảy này đã nhanh chóng trở thành một xu
hướng sáng tạo mang vẻ đẹp riêng với tính chất độc đáo, đặc sắc của một kiểu mô hình văn
xuôi mới. Đó chính là văn xuôi trữ tình bên cạnh văn xuôi trào phúng, văn xuôi phong tục, văn
xuôi lịch sử, văn xuôi tâm lý...
Loại hình này là một lối rẽ - một hướng tìm tòi, thể nghiệm trong lịch sử tiến hóa của thể
loại. Là một thể loại đang còn rất trẻ trong đời sống văn học dân tộc, văn xuôi nghệ thuật
(VXNT) đang hăm hở, mạnh mẽ trong việc tìm kiếm đến những vùng nhận thức, những hướng
cảm xúc thẩm mỹ với những tố chất và sắc thái thẩm mỹ khác nhau để phát triển và hoàn thiện
thêm cho khả năng thể loại trên con đường hiện đại hóa.
ơ đây khó có thể vạch được một đường biên rạch ròi trước tình trạng dễ lẫn lộn về ranh
giới của các yếu tố khác nhau, của các thể loại khác nhau cùng thâm nhập. Tình hình đó đã tạo
cho văn xuôi trữ tình (VXTT) có những đặc điểm thẩm mỹ riêng, đảm nhận một chức năng loại
hình riêng không dễ gì thay thế. Trong nghiên cứu văn học, xu hướng sáng tạo này đã được đề

cập phân giải khá cặn kẽ từ nội dung tư tưởng tới hình thức nghệ thuật, từ phương pháp sáng
tác đến đặc điểm phong cách... Tuy nhiên các phương pháp nghiên cứu truyền thống đã bộc lộ
nhiều lúng túng, mâu thuẫn trước hiện tượng văn học nằm trên nhiều khu vực giáp ranh này. Ở
đây chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu về bình diện thi pháp để thấy được tính độc đáo trong sắc
diện nghệ thuật cũng như đặc trưng thẩm mỹ của một trong những loại hình văn xuôi tiêu biểu
thời kỳ 1930-1945 ở những bình diện cơ bản nhất. Đó chính là ý nghĩa thực tiễn và hướng tìm
kiếm chủ yếu của đề tài này.
2.Mục đích nghiên cứu:
2.1.Tiếp thu có chọn lọc thành quả nghiên cứu đã có, luận án của chúng tôi nhằm tìm hiểu
và đi đến xác lập những đặc trừng thẩm mỹ về phương diện thi pháp của loại hình VXTT giai
8


đoạn 1930 -1945. Từ một loạt những hiện tượng văn học gần gũi nhau chúng tôi rút ra một vài
thông số có tính chất là một hệ qui chiếu về tính đồng hình của nó trong đặc điểm thi pháp.
2.2.Trên cơ sở đó luận án nhằm chỉ ra giá trị thẩm mỹ và đóng góp của loại hình VXTT
trong bối cảnh văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 cũng như tiến trình phát triển của thể
loại.
3.Phạm vi nghiên cứu:
3.1.VXTT là một dòng chảy, một xu hướng sáng tạo bắt đầu từ Thạch Lam, Xuân Diệu,
ĐỗTốn, Ngọc Giao, rồi đến Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh... Xu hướng này phát triển khá mạnh với
một đội ngũ khá đông đảo. Luận án, vì vậy chỉ tự giới hạn ở một số tác giả tiêu biểu bao gồm
Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh.
Tuy có sự khác biệt nhất định về trình độ nghệ thuật nhưng người ta nhận thấy có những
nét chung tạo thành tính cộng đồng loại hình giữa văn xuôi Thạch Lam với văn xuôi của Xuân
Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh. Vì vậy luận án cố gắng theo hướng đặt sáng tác của các tác giả
này trong cùng một khu vực, xem xét, chứng minh chúng giống nhau hoặc tương đồng gần gũi
nhau trên một số bình diện nào đó.
3.2.Xin được nói rõ thêm luận án của chúng tôi xuất phát từ việc mô tả những tố chất
thẩm mỹ đặc trưng của văn xuôi Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh để từ đó khái

quát lên những đặc điểm thi pháp loại hình trên cơ sở của quan hệ cộng đồng giá trị và hiệu quả
thẩm mỹ.
4.Lịch sử nghiên cứu:
Trên dưới 60 năm qua, kể từ khi ra đời đến nay, sáng tác của các tác giả thuộc khu vực
này đã giành được sự quan tâm và thu hút công sức của nhiều thế hệ nghiên cứu, phê bình văn
học nước ta. Đã xuất hiện nhiều công trình, bài viết, chuyên luận với những bình diện và cách
tiếp cận lý giải khác nhau về hiện tượng văn học này. Dù không được đề cao như các nhà hiện
thực, nhưng các tác giả thuộc xu hướng này cũng không bị đối xử bất công và ít phải chịu một
số phận thăng trầm như các nhà lãng mạn và văn phái Tự lực. Sự đánh giá, khen chê ít có độ co
giãn, biến thiên và nhìn chung đều nằm trên một chiều hướng khá thuận. Dĩ nhiên do những
9


đặc điểm lịch sử - xã hội của mấy chục năm qua, việc đánh giá nó "mới chỉ dừng lại ở một số
kết luận ổn định và thận trọng"{7}.
Ở đây chúng tôi chỉ xin được đề cập đến những bình diện chủ yếu có ý nghĩa tổng quan
về các vấn đề được bàn luận.
4.1.Vấn đề loại hình tác gia văn học:
Dấu hiệu đầu tiên của tính cộng đồng loại hình là sự tương đồng của kiểu tác gia văn học.
Nó tạo thành một dấu ấn khó lẫn, được hiện diện trong văn bản nghệ thuật của một kiểu tác gia
đặc thù. Kiểu tác gia thường gắn liền và liên quan chặt chẽ với loại hình, thể tài cũng như
nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật.
Ở đây có tình trạng thiếu thống nhất trong việc định danh loại hình tác gia. Điểm qua việc
gọi tên các tác giả thuộc khu vực này ta sẽ thấy rõ điều đó.
4.1.1.Thạch Lam với ba tập truyện ngắn:Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938),
Sợi tóc (1942) được xem là cây bút tiêu biểu cho mô hình văn xuôi này.
Trong lời giới thiệu cho tập Nắng trong vườn (1938), Khái Hưng đã phát hiện ra ưu thế
của cây viết này là "Trong văn mình Thạch Lam rất chú ý tới cảm giác. Ở chỗ mà người khác
dùng những lời rất đậm để tả cảnh, tả tình thì ông chỉ nói một cách giản dị cái cảm giác của ông
(...), cảm giác ấy bao quát hết tư tưởng của tác giả và của độc giả, nhiều khi đi xa hơn, sâu hơn

tư tưởng..." [ 56, tr. 4]
Trong Nhà văn hiện đại (1943), Vũ Ngọc Phan xếp sáng tác của Thạch Lam vào loại tiểu
thuyết tình cảm và mệnh danh người viết ra chứng là "một tác giả theo chủ nghĩa duy cảm".
Ông viết:
"Trong những truyện ngắn Thạch Lam ta thấy có nhiều đoạn mà cảm tình, cảm tưởng hay
cảm giác có một địa vị rất quan trọng, nhiều khi nó là then chốt cho cả một truyện" [119,
tr.1149]
Cùng trên một chiều hướng tiếp nhận và tiếp tục đi vào lý giải tận chiều sâu, Nguyễn
Tuân trong bài Thạch Lam (1957)cho rằng: "Thạch Lam hay đi vào những cảnh ngộ nghịch trái
đồng thời cũng đi sâu vào tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác (...) văn Thạch Lam đọng
10


nhiều suy nghiệm, nó là kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời" [82, tr.
323].
Phan Cự Đệ trong phần khái luận của Tổng tập văn học Việt Nam (Tập 29A) đã gọi Thạch
Lam là một tác giả "đi sâu vào cảm giác tế vi, vào thế giới bên trong của tâm hồn con người"
và gọi tên cho sáng tác của Thạch Lam là "bút pháp hiện thực mang màu sắc tình cảm" [31, tr.
40].
Từ góc nhìn văn phong nghệ thuật, Văn Tâm cho: "văn phong khó lẫn của tác giả Gió đầu
mùa là tính duy cảm nổi bật trong tâm hồn người viết" [135, tr . 106]
Nhìn nhận vị trí Thạch Lam trong công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà, Vương Trí
Nhàn cho : "Tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác" là hướng đi chính của Thạch Lam và "với ông
tâm lý trở thành cái bí mật lớn nhất cần tìm hiểu" [113, tr.19].
Điều dễ chia sẻ với tác giả của các ý kiến trên chính là sự thỏa đáng trong việc xác định
tầm quan trọng và vị trí đặc biệt của tình cảm, cảm giác trong văn Thạch Lam. Sự gặp gỡ trên
nét chính ở đây đã góp phần khẳng định: Thạch Lam thuộc kiểu loại tác giả nỗ lực đi sâu vào
miêu tả nội tâm, cảm xúc, cảm giác, lấy đó làm hướng chính cho sự nhận thức và thể hiện nghệ
thuật với loại hình văn xuôi có xu hướng hướng nội đậm nét.
Cũng thuộc về chiều hướng này có thể viện dẫn thêm nhiều ý kiến từ các bài viết, các

công trình của các tác giả: Nguyễn Hoành Khung, Phong Lê, Lê Dục Tú, Bùi Việt Thắng,
Phạm Thu Hương, Lê Bảo, Phạm Văn Phúc...
Các tác giả này cũng đều cho rằng xu thế và trung tâm hứng thú của ngòi bút Thạch Lam
là "xu hướng hướng nội, đi vào thế giới bên trong với những xúc cảm, cảm giác" [77] là "sự
quan tâm chủ yếu đến thế giới tinh thần, thế giới nội tâm của con người" [174] cũng như "khám
phá tâm hồn với những vẻ đẹp và các dạng tiềm tàng ẩn dấu của nó " [ 128].
Như vậy cái để định hình nên gương mặt riêng cho Thạch Lam trong đời sống văn xuôi
hiện đại chính là sở trường, sở đoản trong miêu tả cảm xúc, cảm giác, thế giới tinh thần sâu kín
của cõi lòng đầy bí ẩn. Điều này tạo thành một cái tôi nghệ thuật được ý thức sâu sắc, và đậm
dấu ấn của cá tính sáng tạo.
11


4.1.2.Sau Thạch Lam là một loạt các tác giả nối tiếp nhau xuất hiện đã tạo thành một lối
rẽ, một dòng chảy rất đáng quan tâm trong bức tranh chung của văn xuôi Việt Nam thời kỳ
1930 -1945. Điều khiến các nhà văn này gặp nhau là sự tương đồng, gần gũi trong bút pháp
sáng tạo và khuynh hướng thẩm mỹ- nghệ thuật, ở đây cái làm nên quan hệ cộng đồng loại hình
và giá trị thẩm mỹ chính là đặc điểm hệ thống thi pháp của nó.
Xuân Diệu với tập truyện Phấn thông vàng (1939) và tập văn xuôi Trường Ca (1945)
cũng được xếp vào khu vực này.
Xuân Diệu gọi tập Phấn thông vàng của mình là "truyện ý tưởng", còn Nguyễn Đăng
Mạnh gọi " là một tập tùy bút tâm tình" [154, tr.98]. Trong lời tựa Xuân Diệu có nói : "ở đây có
một ít đời và rất nhiều tâm hồn" [21, tr.7]. Tập Trường ca (1945) là một áng văn đẹp. Lưu
Khánh Thơ gọi tập văn xuôi này là "một kiểu thơ văn xuôi" [154, tr.13]. Nhận xét về tập Phấn
thông vàng, tác giả của Nhà văn hiện đại viết: "Trong quyển Phấn thông vàng mà Xuân Diệu
gọi là một tập tiểu thuyết ngắn, tôi chỉ thấy rặt thơ và thơ. không phải thơ bằng những câu nói
có vần có điệu, không phải thơ ở những lời đẽo gọt mà là thơ ở lối diễn tính tình cùng tư
tưởng" [154, tr. 52].
Thứ văn xuôi rất gần với thơ đã tạo nên tính trữ tình hoặc "tính trữ tình lãng mạn như một
đặc điểm nổi bật của văn xuôi Xuân Diệu "[Ì 54, tr.13].

Như vậy trên nét lớn có thể thấy việc đặt Xuân Diệu trong cùng khu vực với Thạch Lam
là hợp lý. Bởi văn xuôi Xuân Diệu in đậm màu sắc chủ quan của một cái tôi trữ tình. Văn xuôi
của ông thật sự đã trở thành những câu chuyện tâm tình của cái tôi chủ quan "đời đã thu gọn lại
gần như tiêu tán, để nhường chỗ cho tâm hồn tự do xâm chiếm tràn lan không biết đâu là bờ
bến" [21, tr.11]. Vì vậy Nguyễn Đăng Mạnh hoàn toàn có lý khi định danh cho bút pháp văn
xuôi Xuân Diệu là "chủ nghĩa hiện thực- trữ tình" [154 , tr.101].
4.1.3.Thanh Tịnh với tập Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) là
sự tiếp nối khá đặc sắc của gióng chảy này. Tố chất thẩm mỹ cơ bản trong văn xuôi Thanh Tịnh
chính là chất trữ tình đằm thắm. Vũ Ngọc Phan xếp Thanh Tịnh cùng ô với Thạch Lam khi gọi
ông là "nhà tiểu thuyết tình cảm" [119, tr.1195]. Còn chính Thạch Lam trong lời giới thiệu cho
tập Quê mẹ xuất bản lần đầu (1941) đã nhận xét khá tinh tế "truyện ngắn nào hay đều có chất
12


thơ và bài thơ nào hay đều có cốt truyện" [163, tr.349]. Thanh Tịnh đã mang vào truyện chất
trữ tình sâu lắng với vẻ đẹp nhè nhẹ cũng như những nét buồn lằng lặng, hiu hiu. Mặt khác ông
thường miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật bằng cảm giác. Đây chính là nét đặc trưng của
văn xuôi Thanh Tịnh khiến cho ổng gần gũi với Thạch Lam và Xuân Diệu.
Trần Hữu Tá đã khái quát "Truyện ngắn Thanh Tịnh đậm chất trữ tình (...) như một bài
thơ "vịnh"gọn có dư vị trữ tình lắng sâu" [50, tr. 256].
Nguyễn Đăng Mạnh trong lời nói đầu của Tổng tập văn học Việt Nam (tập 30) cho truyện
ngắn Thanh Tịnh "là một bài thơ trữ tình tha thiết" và "truyện ngắn của ông có thể xem như
một thứ chủ nghĩa hiện thực - trữ tình" [104, tr.51].
Giống với Xuân Diệu -là nhà thơ trữ tình viết văn xuôi, ở Thanh Tịnh những rung cảm
trìu mến thiết tha đã ữở thành nét chính thường trực trong tâm thức sáng tạo. Đó là típ nghệ sỹ
nặng lòng trước cái đẹp của cuộc sống với những rung cảm tinh tế, đã đưa vào văn xuôi chất
thơ hửng sáng và tính trữ tình.
4.1.4.Trong cùng khu vực này có thể nhắc tới Hồ Dzếnh như một đại biểu cuối cùng với
tập truyện ngắn Chân trời cũ (1942) và tiểu thuyết Một chuyện tình mười lăm năm về trước
(1942) kí tên Lưu Thị Hạnh.

Trần Hữu Tá cho đặc trưng của văn xuôi Hồ Dzếnh là "mang đậm sắc thái trữ tình hiện
thực" và "chất thơ thấm đẫm từng trang văn tạo nên một phong vị trữ tình ảo diệu ít thấy" [21 ,
tr.203].
Vũ Quần Phương khi đọc Hồ Dzếnh cũng đã có nhận xét tương tự "ở cả thơ lẫn truyện,
người ta dễ dàng nhận ra một tâm hồn giàu cảm xúc, tràn ngập yêu thương, trắc ẩn" và ông đã
gọi " truyện ngắn Hồ Dzếnh là truyện ngắn trữ tình" [2][125 ].
Lê Bảo trong cuốn Thạch Lam - Hồ Dzếnh đã cho "Văn xuôi Hồ Dzếnh tuy là đóng
khung trong thể loại tự sự nhưng lại cứ tràn sang khu vực trữ tình. Thêm vào đó lại là tự truyện.
Sự kết hợp các yếu tố vừa nêu văn xuôi Hồ Dzếnh tạo nên một giọng điệu, một bút pháp
riêng"[10, tr.129]. Chính sự kết hợp hài hòa và sử dụng một cách đắc địa chất trữ tình vào thể
loại tự sự khiến cho văn xuôi Hồ Dzếnh gợi cảm, dễ đi vào lòng người và thấm đẫm tính nhân
văn sâu sắc.
13


Điểm qua một số ý kiến đánh giá trên đây về các tác giả Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh
Tịnh, Hồ Dzếnh, chúng ta thấy khá rõ nét tương đồng gần gũi về loại hình tác gia văn học cho
các nhà văn thuộc xu hướng này. Dù sự định danh chưa thật sự thống nhất nhưhg các ý kiến
trên đã có những gợi ý quý báu về tình trạng thiếu thuần chủng, đứng giữa đường biên của
nhiều khu vực khác nhau của một kiểu loại tác gia. Khuynh hướng thẩm mỹ của các tác giả này
là nghiêng về tình cảm, cảm xúc, cảm giác, hướng nội và thấm đượm một phong vị trữ tình.
Kiểu loại tác gia này sẽ quy định một kiểu khám phá và sự thể hiện nghệ thuật riêng cũng như
sẽ hiện diện và khắc ghi một dấu ấn riêng, một giọng điệu riêng trong VXNT.
4.2.Về nội dung và phương pháp sáng tác
Từ trước đến nay các công trình, các chuyên luận, các bài viết đều tập trung lý giải về giá
tri hiện thực và giá trị nhân đạo, về dấu ấn hiện thực và dấu ấn lãng mạn cũng như chất thực và
chất thơ trong sáng tác của các tác giả này. Phần đông các ý kiến đều dè dặt, lúng túng, thậm
chí là mâu thuẫn trước tính khó xác định trong sự giao thoa, giáp ranh của nó. Thật khó lòng
khuôn vào một kiểu mẫu, một phương pháp nhất định nào đó bởi ở một vài phương diện, tác
phẩm của những nhà văn này đã thực sự phá vỡ ranh giới của các trào lưu, các phương pháp

sáng tác. Điều này khiến cho các ý kiến băn khoăn không biết nên xếp họ vào đâu? Ô nào?
Lãng mạn hay hiện thực?
Tựu trung có thể khuôn vào ba loại ý kiến cơ bản:
4.2.1.Loại ý kiến thứ nhất xếp sáng tác của các tác giả thuộc khu vực này vào một xu
hướng chung là nó vẫn nằm trong khuôn khổ, địa hạt và quy phạm mỹ học của văn chương
lãng mạn nhưng lại có nhiều yếu tố hiện thực và tiến bộ hoặc bên cạnh những tác phẩm lãng
mạn lại có những tác phẩm hiện thực nghiêm ngặt và tỉnh táo. Trong các bài viết, các công
trình của các tác giả Phan Cự Đệ, Phong Lê, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Lại
Nguyên Ân, Hà Văn Đức, Lê Bảo, Vũ Quần Phương... đều gặp nhau trên một nét lớn khi cho :
dấu ấn hiện thực như là sự phân hoa của văn chương lãng mạn theo hướng tiến bộ, đánh dấu sự
giao thoa giữa văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
Phong Lê trong lời giới thiệu Tuyển tập Thạch Lam (1988) có viết: "sáng tác của Thạch
Lam nhìn chung vẫn nằm trong khuôn khổ và quy định của văn chương lãng mạn nhưng nó
14


khác biệt ở tính chất tiến bộ và nhân đạo" và theo ông " ở khuynh hướng đó sáng tác của Thạch
Lam có dấu hiệu vượt ra khỏi văn chương lãng mạn." [88, tr. 12].
Còn Phan Cự Đệ lại chỉ thừa nhận yếu tố hiện thực nghiệm ngặt và tỉnh táo chỉ có mặt ở
một số tác phẩm và coi đó như là hệ quả của sự phân hóa dưới ảnh hưởng của phong trào mặt
trận Dân chủ 1936 - 1939 [31, tr.40].
Nguyễn Huệ Chi - Nguyễn Phương Chi trong Từ điền văn học (tập I) đã phân chia truyện
ngắn Thạch Lam thành hai khu vực và phát hiện rằng "có hai yếu tố đan cài xen kẽ nhau là hiện
thực và thi vị" [50]. Nguyễn Hoành Khung nhấn mạnh đến hai yếu tố " hiện thực và tình cảm"
[76], còn Lê Bảo lại xem yếu tố hiện thực đó " như một biến tấu, được khúc xạ bằng cái nhìn
riêng và nhất là được lắng nghe bằng trái tim đa cảm" [l0, tr.10] và Hà Văn Đức cũng coi
Thạch Lam là nhà văn tiến bộ "tác phẩm của ông là con đẻ của khuynh hướng lãng mạn nhưng
lại đan xen những giá trị hiện thực" [59, tr. 583].
Tình hình này cũng được thể hiện một cách tương tự trong việc xác định sáng tác của
Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh.

Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu đã chia tách văn xuôi
Xuân Diệu thành hai nguồn cảm hứng: một là những tác phẩm thấm đẫm tính trữ tình thể hiện
niềm khao khát gắn bó với đời, hai là loại truyện viết về cuộc sống của lớp người cùng khổ.
Ông viết "Tôi nghĩ có thể nói đến một chủ nghĩa hiện thực - trữ tình như một dòng phụ lưu
ương sáng tác thơ văn của Xuân Diệu hướng về những kiếp người mờ mờ nhân ảnh, sống mà
như không hề có mặt ở đời" [154, tr.101].
Lưu Khánh Thơ trong bài Xuân Diệu một tài năng đa dạng cũng đã có sự phân chia tượng
tự "xu hướng văn chương lãng mạn nhưng không tách rời hiện thực, đã tạo cho văn xuôi của
ông một bộ mặt đầy đủ và hoàn chỉnh hơn" [154,tr.l4].
Sáng tác của Thanh Tịnh cũng nằm trong tình trạng giao thoa, xen kẽ này. Một mặt là
những dấu ấn hiện thực đậm nét ở những số phận, những cảnh đời tăm tối, nghèo đói; mặt khác
"chỉ rặt những cái đầy thơ mộng và huyền ảo" của "mộtdặmđẹp"[119,tr.ll95].
Nguyễn Đăng Mạnh cho "Một số tác phẩm của Thanh Tịnh có khuynh hướng lãng mạn
chủ nghĩa rõ rệt khi viết về những mối tình éo le, tuyệt vọng. Nhưng truyện Am cu ly xe, Ngậm
15


ngải tìm trầm thì phải coi là một hiện tượng khác. Tác giả đã đi vào một đề tài bi thảm có phần
dữ dội" [104, tr. 51]. Và cũng giống như trường hợp Thạch Lam, Xuân Diệu, ông đã định danh
cho sáng tác của Thanh Tịnh là " chủ nghĩa hiện thực- trữ tình".
Trên đặc điểm loại hình Trần Hữu Tá đã nhận xét tinh tế về đặc trưng của văn xuôi Thanh
Tịnh "văn Thanh Tịnh thiếu cái sắc sảo, góc cạnh. Nhìn chung ông thích những cái gì nhẹ
nhàng, dịu ngọt, bâng khuâng, man mác" [50, tr. 256].
Phạm Thu Hương, Lưu Khánh Thơ cũng đều nằm trên chiều hướng thống nhất này khi
cho "xu hướng văn chương lãng mạn nhưng không tách rời hiện thực là nét lớn trong truyện
ngắn Thanh Tịnh" [61, tr.7]
Văn xuôi Hồ Dzếnh cũng có sự pha trộn và kết hợp nhuần nhụy này. Tố chất hiện thực ở
ông là chân dung, lai lịch những con người, trong đó người đó cũng rơi vào cảnh ngộ héo hắt
và "người nào cũng mang một tâm hồn đau khổ" [21, tr.3]. Trong đó " hình tượng đậm nét, đặc
sắc và gợi cảm là những bà mẹ, những người chị Việt Nam cần cù, nhẫn nại, giàu lòng vị tha và

đức hy sinh" [21, tr.255]. Chất hiện thực ấy thấm đẫm trong những trang viết về những số phận
nghèo đói, lang bạt, hẩm hiu như "hiện thân của định mệnh khe khắt của duyên phận tối tăm,
buồn rầu" [125].
Còn dư vị trữ tình được thể hiện ở những hoài niệm gợi nhiều xót xa về quá vãng của một
con người "đi tìm cái đẹp đã mất của một thế giới đã sụp đổ" cũng như ở sự giãi bày, bộc bạch
niềm thương cảm xót xa luôn "nống lên rưng rưng".
Vì vậy Lê Bảo đã có lý khi cho "văn xuôi Hồ Dzếnh có sự kết hợp của hai tố chất : thực
và thơ" [10, tr.129], còn Vũ Quần Phương, Phạm Thu Hương gọi đó là truyện ngắn trữ tình.
Như vậy sự phân chia các tác giả trên vào ô này hay ô kia, việc xếp những tác phẩm này
hay tác phẩm kia thuộc LHVX này là lãng mạn hay hiện thực đã bộc lộ nhiều lúng túng, mâu
thuẫn. Điều bất cập ở đây là cùng một tác giả, tác phẩm nhưng có khi xếp vào hiện thực, có khi
xếp vào lãng mạn. vả chăng nó chỉ là những quy ước mà rất ít có khả năng chia tách, phận
định? Bởi văn chương đích thực, hay "ở các tác phẩm hiện thực lớn nhất cổ kim luôn luôn có
sự kết hợp, xuyên thấm vào nhau giữa tính lãng mạn và tính hiện thực" [78, tr.12]. Lối xem xét
dựa vào tiêu chí duy nhất là phương pháp sáng tác đã tỏ ra thiếu tính thuyết phục. Điều này có
16


lẽ do cách hiểu khái niệm hiện thực quá hạn hẹp, khuôn cho nó một nội hàm quá chặt chẽ rồi
lấy nó làm hệ qui chiếu để đo giá trị tác phẩm. Hơn nữa trong sự phát triển mạnh mẽ, gia tốc
vào những năm 1930 -1945, dù đạt nhiều thành tựu xuất sắc, văn học Việt Nam vẫn nằm trong
quá trình mò mẫm, tự phát nên nó lẫn lộn, nhập nhằng giữa nhiều yếu tố khác nhau của các
trường phái, các phương pháp sáng tác khác nhau. Do đó trong văn học Việt Nam thời kỳ này
"ít có những nhà văn thuần chủng". Tình trạng thiếu thuần chửng tạo nên những vùng giao thoa
trong nội dung văn học và phương pháp sáng tác một phần do quá trình văn học quy định, mặt
khác nó còn lệ thuộc vào thể loại, LHVX mà nhà văn đề xuất, thể nghiệm. Theo chúng tôi cần
phải ưu tiên cho việc khảo sát đặc điểm thẩm mỹ loại hình bằng ngôn ngữ thi pháp thể loại. Bởi
theo Bakhtin "thể loại chứ không phải phương pháp hoặc trường phái sáng tác là những nhân
vật chính của tấn kịch văn học. Mỗi thể loại thể hiện một thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực,
một cách cảm thụ, giải minh đối với thế giới và con người" [96, tr. 7].

4.2.2.Để thoát khỏi tình trạng nhập nhằng, lúng túng trên đây, loại ý kiến thứ hai đã nỗ
lực đưa ra một tiêu chí tiếp cận khác để có thể bao quát đặc điểm cơ bản của toàn bộ những
sáng tác này : Đó là phương diện tâm hồn dân tộc và màu sắc dân tộc.
Văn Tâm trong Giảng văn văn học Việt Nam 1930 - 1945 quả quyết rằng: Sức hấp dẫn
chủ yếu ở những trang viết của Thạch Lam không phải do tính hiện thực hay do yếu tố lãng
mạn mà là ở tâm hồn dân tộc. Ông viết "chính mảnh hồn dân tộc trong tâm linh nhà văn đã chi
phối ngay cả quan điểm sáng tác, hiện thực lẫn tinh thần nhân đạo. Rồi chính tính cách Việt sẽ
chi phối một vài nét văn phong khó lẫn của tác giả Gió đầu mùa" [135, tr. 40].
Nguyễn Trác - Đái Xuân Ninh trong cuốn về Tự lực Văn đoàn cũng cho "Truyện của ông
là tâm hồn ông, tâm hồn của một nhà văn đậm đà tinh thần dân tộc, biết trìu mến đất nước, quê
hương, biết yêu cái đẹp của thiên nhiên cũng như những điểm sáng ừong tâm tư những người
khốn khổ" [167, tr. 70].
Bùi Việt Thắng gọi Thạch Lam là "người chắt chiu cái đẹp" và lý giải sự trường tồn của
văn chương Thạch Lam là ở "tầng sâu văn hóa Việt Nam" là sự "trở về cội nguồn, tìm về cội rễ
, trở về với thuần phong mỹ tục" cũng như "chắt chiu và bảo tồn cái đẹp có giá trị văn hóa của
cộng đồng dân tộc" [171, tr. 526]. Cái làm nên Màu sắc dân tộc trong sáng tác Thạch Lam theo
Lê Thị Đức Hạnh là cái Đẹp ẩn dấu trong nền tảng đạo lý, trong thuần phong mỹ tục, trong vẻ
17


dịu dàng của cảnh sắc quê hương và con người Việt Nam "ở Thạch Lam đã có được sự hòa
nhập sâu sắc nhuần nhuyễn của tâm hồn dân tộc của nhà văn vào nội dung và hình thức của tác
phẩm" [171 , tr. 512].
Phạm Văn Phúc trong bài Nghĩ về Thạch Lam có viết:
Vượt lên trên cả địa hạt lãng mạn hoặc hiện thực, tiến tới bao quát toàn bộ sáng tác của
Thạch Lam là khuynh hướng nỗ lực và sở trường khám phá vẻ đẹp cũng như các dạng tiềm ẩn
của tâm hồn con người -trước hết là tâm hồn con người Việt Nam, tâm hồn dân tộc. Theo tiêu
chí ấy ta có thể xâu chuỗi tác phẩm của Thạch Lam thành một khối nhất quán và liền mạch
[128]. Tiêu chí này ở văn xuôi Thanh Tịnh chính là lòng quê, hồn quê và "tình quê rung rinh,
lai láng trong khung cảnh sông nước ruộng đồng" là "người mục đồng thổi sáo ca ngợi cái tình

và cái thi vị của một vùng quê" [164, tr. 350 ]. Sự gắn bó thiết tha với quê hương ,đất nước đã
cho Thanh Tịnh có những trang viết "nặng tình quê mẹ". Đọc Thanh Tịnh, chúng ta luôn bắt
gặp những cảnh sinh hoạt văn hóa tài hoa, bình dị, những tâm hồn thắm thiết, quen thuộc như
là linh hồn của dân tộc, của ông bà. Sáng tác của Thanh Tịnh đã bắt rễ trên những giá trị nhân
bản truyền thống, đã thấm sâu trong lòng dân tộc. Điều đó đã tạo nên màu sắc dân tộc đậm đà
trong văn xuôi Thanh Tịnh.
Ở Hồ Dzếnh - con người của hai dòng máu Việt - Hoa luôn thao thức "khắc khoải giữa
hai bờ xứ sở" nhưng sâu thẳm tạo nên cái ma lực cuốn hút của văn xuôi ông và cũng chính là
nguồn lực nuôi dưỡng tâm hồn ông lại là tình yêu Tổ quốc Việt Nam, người mẹ Việt Nam - nó
sâu nặng , thiêng liêng như một thứ máu mủ, ruột rà. Tình yêu chân thực, đau xót ấy đã tạo nên
âm hưởng ngân nga của văn ông. Điều này khiến văn xuôi Hồ Dzếnh mang đậm phong vị và
màu sắc dân tộc.
Có thể nhận thây phong vị, màu sắc dân tộc in dấu ấn khá đậm trong văn xuôi của các tác
giả trên đây, nhưng nếu xem nó như một tiêu chí tiếp cận để nhằm bao quát toàn bộ khuynh
hướng thẩm mỹ và đặc trưng nghệ thuật của Thạch Lam và xu hướng sáng tạo này theo chúng
tôi là điều khó có thể chia sẻ bởi tiêu chí này thường có độ xác định quá rộng nên khó có cơ sở
thuyết phục.

18


4.2.3.Loại ý kiến thứ ba đã mạnh dạn đề xuất hướng tiếp cận mới từ việc vạch rõ tính chất
ước lệ, hạn hẹp của cách phân loại chia ô nói trên.
Huy Cận trong lời bạt bộ sách Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 có viết: "lãng
mạn hay hiện thực thì cũng đành theo một cách phân loại đã quen dùng. Nhưng chúng ta không
quên tính chất ước lệ trong cách phân chia ấy". Với tinh thần ấy, Huy Cận đã tỏ ra nhất quán
khi đề xuất: "Những truyện ngắn Thạch Lam rõ ràng hay không phải vì chúng ta có thể xếp loại
các truyện ấy vào dòng văn học hiện thực. Những truyện ấy hay vì nó truyền đến cho người
xem một cách cảm nhận cuộc đời, một lối rung cảm xót xa trìu mến" [77, tr. 539 -540].
Tiếp tục chiều hướng suy nghĩ ấy Vương Trí Nhàn đề nghị: "hiện thực hay lãng mạn chỉ

là quy ước và cần từ bỏ cái khung lãng mạn hiện thực bấy lâu nay". Và cũng theo ông "để thoát
khỏi tình trạng đó có lẽ nên dành ưu tiên cho việc khảo sát sự tiến hóa của ngôn ngữ thể loại cái
mà ta tạm gọi là thi pháp thể loại"[113,trl7-19].
Vũ Tuân Anh trong bài Thạch Lam văn chương và cái đẹp, nhân tổng kết các ý kiến trong
hội thảo khoa học kỉ niệm 50 năm ngày mất Thạch Lam cũng đã góp bàn thêm một cách khá dè
dặt: "liệu có hợp lý hơn nếu đặt Thạch Lam cùng với một số nhà văn như Thanh Tịnh, Hồ
Dzếnh chẳng hạn vào một khu vực khác, như một vệt, một xu hướng sáng tác có những đặc
điểm riêng?" [7, tr. 15].
Ở đây có thể viện dẫn thêm nhiều ý kiến khác như một minh chứng cho một hướng tìm
tòi mới về những hiện tượng văn học loại này.
Lê Đình Kỵ Trong cuốn Vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam (1999) khi
bàn về văn xuôi lãng mạn cũng đã gọi cách phân loại chia ô trên là vô căn cứ và ông đề nghị
lãng mạn hay hiện thực cần được hiểu như là những yếu tố có thể áp dụng cho bất cứ phương
pháp nghệ thuật nào [78 , tr. 5].
Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương trong cuốn Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ
(1995) khi xem xét trào lưu văn học đã lưu ý: " không nên trình bày lịch sử các nền văn học
dựa vào khái niệm trào lưu, trường phái văn học. Như vậy rất khó tránh những nhận định khiến
cưỡng, thậm chí có thể đánh giá sai, hoặc bỏ sót những hiện tượng văn học phong phú, phức
tạp, rất có giá trị". [40, tr.55].
19


Như vậy tiếp cận từ đặc điểm thi pháp loại hình là hướng tiếp cận có triển vọng để nắm
bắt toàn bộ xu hướng sáng tác này như một tập hợp được liên kết với nhau bởi sự tương đồng
trong đặc điểm thi pháp. Nó chính là sự thống nhất, liên kết các yếu tố trong đặc điểm loại hình
mà luận án này nhằm hướng tới.
4.3.Về phong cách nghệ thuật
Các công trình, các chuyên luận, các bài viết đã có những phát hiện, những khám phá có ý
nghĩa về đặc sắc của văn chương Thạch Lam, Thanh Tịnh, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh dưới góc
nhìn của đặc điểm phong cách và bút pháp nghệ thuật. Loại hình văn xuôi mang tính chất

hướng nội, đi sâu vào thế giới bên trong với những cảm xúc, cảm giác tinh tế; giàu chất thơ và
thấm đượm một phong vị trữ tình đã chi phối và tạo nên những biến thái trong nghệ thuật tự sự.
4.3.1.Nhìn từ đặc điểm tổ chức và xây dựng cốt truyện: khuynh hướng sáng tạo này
thường có xu hướng từ chối những cốt truyện sắc nhọn, những tình huống gay cấn, ly kỳ.
Truyện thường đơn giản, thưa thoáng, gọn nhẹ, ít sự kiện.
Do đi sâu khám phá vào thế giới bên trong đầy bí ẩn của tâm hồn con người nên VXTT
thường lựa chọn các sự cố, biến cố cũng như các động thái tâm lý. Thạch Lam thường ít sử
dụng đến những cốt truyện giàu kịch tính và "truyện được dẫn dắt theo cốt truyện tâm lý" [104,
tr. 51] , " nhiều truyện Thạch Lam không có cốt truyện mà man mác như một bài thơ"[171,
tr.445] hoặc "phần lớn truyện cua Thạch Lam thuộc loại truyện khống có truyện. Mỗi truyện là
một tâm tình, một tâm trạng, nghĩa là một bài thơ trữ tình" [104].
Văn xuôi Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh cũng mang đặc điểm này trong tạo dựng và
tổ chức cốt truyện, ơ đây khi chú ý tới đời sống bên trong và khả năng tự biểu hiện thì một cốt
truyện đầy đủ sau trước với các sự kiện, biến cố bên ngoài luôn bị đẩy xuống bình diện thứ yếu.
Là nhà thơ viết văn xuôi Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh đã vận dụng kỹ thuật thơ vào nghệ
thuật tự sự. Do đó cốt truyện thường mang tính chất phóng khoáng, ít câu nệ và gò bó. Tính
chất phi cốt truyện, ít quan tâm tới biến cố sự kiện bên ngoài để tập trung cao độ cho mô tả tâm
lý, cảm giác - đặc điểm này trong tổ chức cốt truỵên và tình huống truyện đã làm cho văn xuôi
xích lại gần với tùy bút - thơ.

20


Liên quan đến nghệ thuật tự sự là sự lựa chọn phương thức trần thuật. Tính chất tự thuật,
kể từ ngôi thứ nhất là đặc điểm thường gặp nhất ở LHVX này.
Vì thế "trong sáng tác của Thạch Lam luôn luôn thấp thoáng cái tôi trữ tình của nhà văn"
[171, tr.45] hoặc "Thạch Lam đem tính tình riêng của mình để tạo nên nhân vật" [119, tr.1166].
Xuân Diệu luôn bộc lộ một cách đầy đủ, trần trụi cái chất ham hố, trẻ trung của một tâm hồn
yêu đời, yêu sống đã tạo nên "tính trữ tình khi thì sôi sục mãnh liệt, khi tha thiết vỗ về" [154, tr.
98], như một sự phát triển tiếp nối của thơ "nhiều tứ thơ của Xuân Diệu được ông diễn đạt lại

bằng cách của văn xuôi" [154, tr. 98]. Ở Thanh Tịnh cái tôi luôn hiện diện và mở ra "qua cái
nhìn của một đứa trẻ đang học trường làng vừa hóm hỉnh, nghịch ngợm lại vừa chứng kiến
những thay đổi lớn nhỏ trong nhịp sống của làng." [61, tr.104] với một dải phổ tình cảm cực kỳ
tinh tế, phức tạp.
Tư cách ấy ở Hồ Dzếnh - một chủ thể trần thuật mang đậm màu sắc tự truyện "văn Hồ
Dzếnh ở tập này là văn tự truyện" [125] " ừong bất cứ truyện nào dù nói về ai nhưng thấp
thoáng sau những dòng chữ in, nhân vật chính vẫn là tác giả, là tâm hồn xao xuyến của ông.
Tác giả như mở lòng mình để chia sẻ nỗi đau với người thân" [23, tr. 256].
4.3.2.Về ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật
Hầu hết các ý kiến đều đi sâu phát hiện đặc điểm về văn phong và giọng điệu nghệ thuật
của Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh. Đó là những gợi mở có ý nghĩa khoa học
trong việc nghiên cứu phong cách các tác giả. Ở Thạch Lam đó là "một ngòi bút lặng lẽ, điềm
tĩnh với cái lối văn nhẹ nhàng, kín đáo, xinh tươi. Lời văn Thạch Lam giàu hình ảnh, nhiều tìm
tòi có một cách điệu thanh thản, bình dị mà sâu sắc, đọng nhiều suy nghiệm" [82, tr.327]. Còn
Văn Tâm xem "cái ngữ điệu man mác, nhỏ nhẹ, thi vị những xúc cảm tinh tế của một tâm hồn
dễ rung đọng như cánh bướm non, thủ thỉ trong văn phong Thạch Lam" [135] là biểu hiện của
tính duy cảm trong não trạng người Việt. Theo Phong Lê "câu văn Thạch Lam vẫn cứ là mềm
mại, uyển chuyển, giàu hình ảnh, nhạc điệu, không mất đi vẻ giản dị tinh gọn, không thừa thãi
lời chữ, không làm duyên làm dáng uốn éo một cách cầu kỳ" [88, tr. 14]. Đặc điểm này của
ngôn ngữ tạo nên vang hưởng, giọng thâm trầm, thủ thỉ cho giọng điệu Thạch Lam.
Lời văn Xuân Diệu "trau chuốt, chứa đầy thơ" với một giọng điệu trữ tình đầy nhạc tính.
21


Đặc sắc của bút pháp Thanh Tịnh cũng chính là cái chất giọng luôn hướng tới và kết dính
với "những cái gì dịu ngọt, bâng khuâng, man mác". Âm hưởng chủ đạo của truyện ngắn Thanh
Tịnh "vẫn là cái buồn nhưng không phải là cái buồn đau đớn, thống thiết mà là cái bâng
khuâng, man mác của xứ Huế - quê hương nhà văn" [104, tr. 51]. Vì vậy nhìn một cách bao
quát thì "văn Thanh Tịnh gợi cảm, đằm thắm và trong sáng, mang dư vị trữ tình sâu lắng" [50,
tr. 256].

Đặc điểm náy ở Hồ Dzếnh là "chất thơ thấm đẫm từng trang văn với những trang viết
thiết tha đầy xúc động" [23, tr. 204] là "giọng kể chân thật, từ tốn với rất nhiều thương cảm, xót
xa. Mỗi câu chuyện như một tiếng thở dài, như một niềm tự vấn day dứt không nguôi" [125].
Các ý kiến trên đã đề cập nhiều bình diện của nghệ thuật tự sự từ giác độ đặc điểm phong
cách tác giả. Điều này có nghĩa là nhìn nhận nó trong tính chỉnh thể và hệ thông thi pháp đang
còn là vấn đề bỏ ngỏ chưa được quan tâm và lý giải đúng mức. Hơn nữa nó mới chỉ là những
nhận xét, bình giá mang tính khái quát. Việc nhìn nhận các sáng tác này dưới góc độ đặc điểm
thi pháp loại hình để tạo nên tính cộng đồng loại hình vẫn còn nằm trong tình trạng tản mát,
riêng lẻ, thiếu hệ thống. Bởi hình thức nghệ thuật suy cho cùng là hình thức cảm nhận, chiếm
lĩnh hiện thực. Vì thế phải xem nó như một hiện tượng nghệ thuật có tính quy luật làm thành
các nguyên tắc nắm bắt, chiếm lĩnh và biểu hiện đời sống một cách độc đáo.
5.Đóng góp của luận án
Từ thực tiễn nghiên cứu trên, luận án cố gắng phân tích, tổng kết, hệ thống hóa và khái
quát hóa những đặc điểm thẩm mỹ loại hình của VXTT dưới góc độ thi pháp học.
5.1.Luận án đi sâu tìm hiểu, lý giải những tiền đề xã hội, văn hóa, thẩm mỹ đã làm xuất
hiện loại hình VXTT trong bối cảnh văn học Việt Nam 1930 -1945. Nó như là hệ quả của sự
thức tỉnh ý thức cá nhân gắn liền với nhu cầu nội tại của cả nền văn xuôi và tạng riêng của mỗi
nhà văn thuộc xu hướng này.
5.2.Luận án phát hiện, tìm tòi về tính đồng hình trong phương thức tiếp cận, chiếm lĩnh
hiện thực của VXTT để nhằm xác lập các nguyên tắc nắm bắt độc đáo riêng biệt đối với hiện
thực đời sống, thể hiện cái nhìn riêng, lối tiếp cảm riêng đối với cuộc đời tạo thành sự khác biệt
nhất định của nội dung và khả năng phản ánh.
22


5.3.Những khác biệt trong khả năng và nội dung phản ánh thường kéo theo những thay
đổi ương phương thức biểu hiện, vì thế luận án cố gắng xem xét những biến thái trong ý thức
và tư duy văn học về nghệ thuật tự sự cũng như ngôn ngữ và giọng điệu. Tất cả những bình
diện đó đã bộc lộ rõ khả năng của chức năng và cấu trúc loại hình VXTT.
6.Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiêm vụ nghiên cứu và những đóng góp nói trên, luận án sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
6.1.Phương pháp loại hình: Đây là phương pháp quan trọng để nhằm xác lập tính cộng
đồng của các hiện tượng khác nhau nhưng lại giống nhau theo những tiêu chuẩn nhất định nào
đó. Trên quan điểm này, chúng tôi xác lập tính cộng đồng loại hình về mặt văn học - thẩm mỹ
tồn tại qua sáng tác của bốn tác giả, xem chúng là những hiện tượng đồng hình về hình thức
tiếp cận đời sống, về những vấn đề của cuộc sống được nhà văn khám phá, miêu tả cũng như
phương thức biểu hiện nghệ thuật.
6.2.Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Luận án cố gắng vận dụng lý luận thi pháp để xác
lập các phương diện chủ yếu đã tạo thành đặc điểm thi pháp của loại hình VXTT.
6.3.Phương pháp so sánh : So sánh lịch đại và đồng đại, so sánh với các loại hình văn
xuôi khác để nhằm xác lập nét tương đồng cụng như dị biệt để thấy được sự lặp lại có tính ổn
định của đặc điểm thi pháp trong tiến trình thể loại.
Ngoài ra luận án có sử dụng thao tác thống kê, phân loại và phân tích tác phẩm khi cần
thiết.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu bao gồm những vấn đề chung của luận án và phần kết luận, phần nội
dung cơ bản của luận án được ừình bày trong ba chương:
Chương 1: Những tiền đề xã hội, văn hóa - thẩm mỹ.
Trước hết luận án nhằm lý giải cơ sở xã hội, văn hóa - thẩm mỹ đã tạo tiền đề cho sự ra
đời, phát triển của văn xuôi trữ tình trong bối cảnh lịch sử giai đoạn 1930 - 1945.
Chương 2: Phương thức tiếp cận và chiếm lĩnh hiện thực.
23


Chương này chủ yếu mô tả xác lập hình thức tiếp cận và khám phá nghệ thuật đối với
cuộc sống của VXTT. Sự hòa .ữộn giữa hiện thực và lãng mạn, giữa tự sự và cảm xúc trữ tình,
giữa chất thực và chất thơ đã đưa lại dung mạo và đặc điểm mới cho VXTT cũng như bộc lộ
cái nhìn và quan niệm của nhà văn đối với con người và thế giới.
Chương 3 : Nghệ thuật tự sự.

Ở nội dung chương này chúng tôi tập trung khảo sát những biến thái, những thay đổi
trong nghệ thuật tự sự và các yếu tố nghệ thuật khác. Những vấn đề được đề cập tới là những
vấn đề cơ bản nhất của các cấp độ cấu trúc loại hình VXTT, cho phép xác định tính độc đáo
khó lẫn của thi pháp loại hình.

24


PHẦN NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ XÃ HỘI, VĂN HÓA – THẨM MỸ
Trong bối cảnh lịch sử - xã hội và đời sống văn học giai đoạn 1930 -1945, VXTT ra đời
do sự tương tác của nhiều nhân tố. Những nhân tố này đã cô kết lại để hình thành nên toong tư
duy nghệ thuật của nhà văn một hình thức nắm bắt và thể hiện nghệ thuật mới. VXTT ra đời
trên cơ sở những tiền đề xã hội, văn hóa và thẩm mỹ mới nhằm đáp ứng sự phát triển và xây
dựng nền văn xuôi dân tộc theo quỹ đạo hiện đại.
1.1.Sự thức tỉnh của ý thức cá nhân
Đầu những năm 30, xã hội Việt Nam có nhiều biến động mạnh mẽ. Do những nguyên
nhân kinh tế, lịch sử, trong đời sống xã hội đã bắt đầu xuất hiện, bừng tỉnh ý thức cá nhân. Đây
là một nét mới trong ý thức xã hội có ý nghĩa tiên quyết cho công cuộc canh tân và phục hưng
văn học của thời kỳ này.
Cái Tôi cá nhân (Individu) là một khái niệm triết học nhằm chỉ tính độc đáo, cá biệt của
nhân cách cá nhân, đánh dấu sự tự ý thức đầu tiên của con người về chính mình với tư cách là
một cá thể khác với tha nhân. Sự tách ra khỏi khối cộng đồng đông đảo để tự ý thức về mình
như một đơn vị tồn tại biệt lập với các cá thể khác - là bước tiến đã đánh dấu vị thế mới của cái
tôi cá nhân. Từ đây ý thức về sự hiện hữu, về bản thể và sinh tồn cũng như về sứ mạng và bổn
phận làm người đã khẳng định vị thế mới của cái Tôi cá nhân. Nó không còn là "những yếu tố
đồng tính của một đám đông là xã hội hay cái tôi chìm đắm trong cái ta vô ngã" [169, tr. 76].
Ở Việt Nam do chế độ phong kiến tồn tại kéo dài và phải luôn đương đầu với nạn ngoại
xâm, trong ý thức xã hội cũng như trong văn học - phương tiện khám phá và nhận thức về con
người - cái Tôi cá nhân ít được coi trọng. Trong xã hội ấy cá nhân không có quyền sống riêng.

Mỗi người chỉ là một phần tử trong cộng đồng giữa bao nhiêu quan hệ cộng sinh chồng chéo
chứ không bao giờ là một nhân cách độc lập. Tính chất đặc định của quan hệ cộng đồng làng
xã, quan hệ gia tộc, huyết hệ đòi hỏi con người phải quên phần cá nhân của mình để sống đúng
với chính danh, phận vị. Con người bị vây bủa, ràng buộc bởi những giềng mối quan hệ cơ bản
như : vua - tôi, cha - con , vợ - chồng (tam cương) bởi những đạo lý như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
25


×