BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM
************************
Latsaphong Thong Phanh
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO (CHDCND LÀO)
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM
************************
Latsaphong Thong Phanh
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO (CHDCND LÀO)
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn hóa học
Mã số: 601410
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯƠNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THỊ TỬU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, nếu không có sự giúp đỡ của nhiều người, chắc chắn
tôi không thể hoàn toàn nhiệm vụ. Tôi xin trân trọng cảm ơn:
-PGS. TS. Trần Thị Tữu, cô đã rất tận tình cho tôi những góp ý chuyên môn vô cùng
quí báu cũng những quan tâm, động viên tôi trước những khó khăn trong khi thực hiện đề
tài và cả trong cuộc sống.
-Tôi xin bày tỏ long biết ơn PGS.TS Trịnh Văn Biểu, khoa Hóa Trường Đại Học Sư
Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng các thầy cô khoa Hóa Trường Đại Học Sư Phạm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
-Tất cả các thầy cô đã giảng dạy trong quá trình học tập của tôi, thầy cô đã cung cấp
nhiều kiến thực và tư liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn.
-Các thầy cô Khoa Hóa trường ĐHSP TP.HCM đã giúp đỡ, động viên tôi.
-Đồng nghiệp và bạn bè đã hỗ trợ tôi về chuyên môn, góp ý cho tôi khi tiến hành thực
nghiệm và cả khi tôi gặp khó khăn về thời gian trong quá trình vừa đi học.
-Ban giám hiệu trường THPT Huyện PaThom Phon Tỉnh ChamPaSac,THPT BankeLe
Huyện PaThom Phon Tỉnh ChamPaSac và THPT KM 48 Huyên PaThom Phon Tỉnh
ChamPaSac đã tạo điều kiện cho tôi về mặt thời gian trong suốt quá trình học tập và làm
luận văn .
Một lần nữa, tôi xin được gởi lời tri ân đến mọi người.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Tác giả
LatSaPhonh Thong Phan
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Pthh
:Phưng trình hóa học
CHCH
:Hợp chất hữu cơ
SGK
:Sách giáo khoa
TN
:Tực nghiệm
TB
:Trung bình
CHPT
:Trung Học Phổ thông
ĐC
:Đối Chứng
TNKQ
:Trắc nghiệm khách quan
YK
:Yếu kém
K,G
:Khá ,Gỏi
t0
:Nhiệt độ
GV
:Giáo Viên
CTPT
:Công thức phân tử
HS
:Học sinh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 : Bảng tổng hợp điểm bài kiểm tra số 1 (15 phút)………………………...111
Bảng 3.2 : Bảng phân phối tần suất tích lũy bài kiểm tra số 1(15 phút)…………….112
Bảng 3.3.Bảng phân loại kết quả bài kiểm tra số 1(15 phút)………………………...112
Bảng3.4 Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 1(15 phút)………………113
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp điểm bài kiểm tra số 2 (45 phút)…………………………114
Bảng 3.6 : Bảng phân phối tần suất tích lũy bài kiểm tra số 2(45 phút)…………….115
Bảng 3.7.Bảng phân loại kết quả bài kiểm tra số 2(45 phút)………………………...115
Bảng 3.8 : tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 2(45phút)………………116
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp điểm bài kiểm tra số 3 (60 phút)…………………………117
Bảng 3.10 : Bảng phân phối tần suất tích lũy bài kiểm tra số 3(60 phút)…………...117
Bảng 3.11.Bảng phân loại kết quả bài kiểm tra số 3(60phút)………………………..118
Bảng 3.12 :tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 3(60phút)……………..118
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3. Hình 3.1: Biểu đồ phân loại học sinh (a)và đồ thị đường lũy tích (b) bài kiểm tra
lần 1cặp TN 1 -ĐC 1 (15 phút) ………………………….………………………...113
Hình 3.2: Biểu đồ phân loại học sinh(a) và đồ thị đường lũy tích (b) bài kiểm tra lần1,cặp
TN 2 -ĐC 2 (15 phút)………………………...……………………………….114
Hình 3.3: Biểu đồ phân loại học sinh (a) và đồ thị đường lũy tích (b) bài kiểm tra lần1,cặp
TN 3 -ĐC 3 (15 phút)…………………………………...……………………..114
Hình 3.4: Biểu đồ phân loại học sinh(a) và đồ thị đường lũy tích (b) bài kiểm tra lần 2,cặp
TN 1 -ĐC 1 (45 phút..............................................................................................116
Hình 3.5: Biểu đồ phân loại học sinh (a) và đồ thị đường lũy tích(b) bài kiểm tra lần 2,cặp
TN 2 -ĐC 2 (45 phút)……………………………………………………………..116
Hình 3.6: Biểu đồ phân loại học sinh (a) và đồ thị đường lũy tích (b) bài kiểm tra lần 2,cặp
TN 3 -ĐC 3 (45 phút)…………..…………………………………………………117
Hình 3.7. Biểu đồ phân loại học sinh và đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3 ,cặp TN 1 ĐC 1 (60phút).................................................................................................................119
Hình 3.8. Biểu đồ phân loại học sinh và đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3 ,cặp TN 2 ĐC 2 (60phút)........................................................................................................................119
Hình 3.9: Biểu đồ phân loại học sinh (a)và đồ thị đường lũy tích (b) bài kiểm tra lần 3cặp
TN 3 -ĐC 3
(60phút)…………………………………………………………………………........120
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................... 6
MỤC LỤC ................................................................................................... 7
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2
3. Mục đích của đề tài.................................................................................................... 2
4. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................... 3
6. Điểm mới của luận văn.............................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............... 5
1.1.Tổng quan về đo lường và trắc nghiệm [30], [33], [44].......................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................5
1.1. 2.Luận đề và trắc nghiệm khách quan ..........................................................................6
1.2.Quy trình soạn thảo bài trắc nghiểm dùng trong lớp học[30],[33],[44].................. 9
1.2.1.Mục đích của một bài trắc nghiệm .............................................................................9
1.2.2.Phân tích nôi dung môn học .....................................................................................10
1.2.3. Thiết kế dàn bài trắc nghiệm ...................................................................................10
1.2.4. Số lượng câu hỏi trong bài trắc nghiệm ..................................................................10
1.2.5.Những kỹ năng giáo viên cần có khi soạn bài trắc nghiệm ......................................11
1.3.Các hình thức câu trắc nghiệm [30] ...................................................................... 11
1.3.1. Loại câu trắc nghiệm “ đúng-sai” ...........................................................................11
1.3.2.Loại câu hỏi trắc nghiệm “điền khuyết” ..................................................................11
1.3.3. Câu trắc nghiệm ghép đôi ........................................................................................12
1.3.4.Câu trắc nghiệm hỏi – đáp ngắn ..............................................................................12
1.4.Phân tích câu trắc nghiệm [30] .............................................................................. 12
1.4.1.Mục đích và phương pháp phân tích các câu hỏi trắc nghiệm.................................12
1.4.2. Công thức tính và giải thích ý nghĩa độ khó câu trắc nghiệm .................................13
1.4.3.Công thức tính và giải thích ý nghĩa độ phân cách câu (dùng trong lớp học) .........13
1.4.4.Phân tích các mồi nhử và một số tiêu chuẩn để chọn được câu hỏi tốt ...................15
1.5. Hệ thống lý thuyết hóa học lớp 11. ...................................................................... 15
1.5.1.Mục tiêu kiến thức, kỹ năng của bài giảng dạy trong chương trình hóa hữu cơ lớp
11 [8]..................................................................................................................................15
1.5.2.Bảng phân phối số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức .......................................21
Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 CỦA LÀO VÀ VIÊT NAM
.................................................................................................................... 22
2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Chương IV : Đại cương hóa học hữu cơ
..................................................................................................................................... 22
2.1. Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức cần khiểm tra.................................................22
3. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Chương VI: Hitrocacbon không no .... 40
4. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Chương VII: Hitrocacbon thơm ......... 51
5. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Chưng VIII: Dẫn xuất halogen-AncolPhenol .......................................................................................................................... 58
6. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Chưng IX: Andehit – Xeton – Axit
Cacboxylic ................................................................................................................... 73
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 88
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ............................................................................. 88
3.2.Đối tượng thực nghiệm: ........................................................................................ 88
3.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM: ............................................. 89
3.3.1. Dạy thực nghiệm: .....................................................................................................89
3.3.2. Tiến hành kiểm tra ...................................................................................................89
3.3.3.Dùng thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm: ...........................................89
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 101
1.KẾT LUẬN. ........................................................................................................... 101
1.1.Tổng quan về đo lường và trắc nghiệm .....................................................................101
1.2. Hệ thống lý thuyết hóa học lớp 11 cơ sở . ................................................................101
1.3Thực nghiệm sư phạm .................................................................................................102
2.KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 102
2.1.Đề nghị với giáo viên THPT khi sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ có cách suy luận để
giải nhanh phần hóa học hữu cơ lớp 11 . ........................................................................102
2.2.Một số đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường Đại học Sư phạm .........103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 104
PHỤ LỤC .................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
- Kiểm tra và đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, nó đảm nhận
một chức năng lý luận cơ bản, đóng vai trò giai đoạn kết thúc của quá trình dạy học. Hai
hình thức kiểm tra đánh giá được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là:
-Trắc nghiệm luận đề .
-Trắc nghiệm khách quan.
1.Trắc nghiệm luận đề:
-Ưu điểm :
+ Soạn đề nhanh.
+ Đánh giá được sự trình bày nhận thức của học sinh.
- Nhược điểm.
+ Chỉ kiểm tra được những phần trọng tâm của chương trình. Khi chấm bài không hoàn toàn
công bằng.
2. Trắc nghiệm khách quan.
- Ưu điểm:
+ Kiểm tra toàn bộ chương trình , chống tình trạng học sinh học tủ . Chấm bài nhanh và
công bằng.
+ Có thể kiểm tra đánh gia trên diện rộng.
+ Chấm bài nhanh,chính xác,khách quan.
+ Có thể sử dụng các phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra của
học sinh.
- Nhược điểm :
+Soạn đề thi tốn nhiều thời gian.
+Không kiểm tra được bề sâu của kiến thức.
+Không rèn luyện được khả năng nỏi viết.
+Không kiểm tra được kĩ năng thực hành, thí nghiệm.
Ở Việt Nam đã được áp dụng từ năm 2005-2006, nên học sinh quen cách học và các môn
học đã có ngân hàng đề vì thế nên kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan thuận lợi
và học sinh cũng đã quen học và làm bài kiểm tra bằng trắc nhiệm khách quan.
Hiện nay ở Lào cũng bắt đầu sử dụng phương pháp trắc nhiệm khách quan vì thế khi làm
xong tiểu luận này, sau khi kết thúc khóa học em sẽ áp dụng trong trường em dạy học.
Bên cạnh đó, trắc nghiệm khách quan cũng có những khó khăn nhất định khi sử dụng.
Xuất phát từ thực tế dạy và học trong những năm gần đây cho thấy trắc nghiệm khách quan
tuy được sử dụng ngày càng phổ biến nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn
do:
+ Giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ về ích lợi của trắc nghiệm khách quan và chưa được
tập huấn bài bản các kỹ năng cần thiết để soạn thảo bài trắc nghiệm nên quá trình soạn thảo
và đem ra sử dụng còn nhiều khó khăn. Điều đó cũng dẫn đến một vấn đề là học sinh chưa
thích ứng được với hình thức kiểm tra, đánh giá mới này nên kết quả đạt được chưa cao, có
thể nói là điểm số giảm sút rất nhiều so với bài kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm luận đề.
Thêm vào đó, các em cũng đang loay hoay trong việc tìm ra phương pháp học phù hợp đối
với hình thức kiểm tra này.
+ Hiện nay chưa có ngân hàng câu hỏi đề thi trắc nghiệm khách quan cho từng môn học,
cấp học. Nếu muốn áp dụng đưa trắc nghiệm khách quan vào bài kiểm tra, giáo viên phải
mất rất nhiều thời gian để soạn thảo. Việc không có ngân hàng đề trắc nghiệm cũng dẫn đến
việc các giáo viên không có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, rút ra ưu nhược điểm của các câu
hỏi trước khi đem ra sử dụng.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân
Lào.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập sách giáo khoa Hoá học 11 cơ bản và phương pháp
trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra – đánh giá thành quả học tập.
3. Mục đích của đề tài
3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương trình Hoá học lớp11để đưa
vào giảng dạy ở trường THPTcủa Lào.
3.2. Tiến hành thực nghiệm, xử lý và phân tích kết quả thu được để đánh giá hiệu quả của hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hóa hữu cơ lớp 11 để kiểm tra đánh giá Hoá học lớp
11cơ bản.
4. Nhiệm vụ của đề tài
4.1. Nghiên cứu lý thuyết về trắc nghiệm khách quan.
4.2 .Nghiên cứu chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 của Lào và Việt Nam
4.3. Tìm hiểu thực tế việc kiểm tra theo phương pháp trắc nghiệm khách quan ở các trường
THPT ở Việt Nam và Lào .
- Trường THPT Huyện PaThom Phon Tỉnh ChamPaSac
- Trường THPT BankeLe Huyện PaThom Phon Tỉnh ChamPaSac
- Trường THPT KM 48 Huyên PaThom phon Tỉnh ChamPaSac
4.4 Xây dưng hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan.
4.5. Xử lý kết quả thu được bằng phần mềm thống kê để đánh giá các câu hỏi trắc nghiệm.
Phân loại, đề xuất việc sửa chữa các câu hỏi hoặc các mồi nhử cho phù hợp.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu có một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương trình Hoá học hữu cơ lớp 11
kết hợp với việc sử dụng một cách thích hợp của giáo viên trong quá trình dạy học, chắc
chắn sẽ thu được kết quả cao trong việc kiểm tra – đánh giá khả năng học tập bộ môn Hoá
học hữu cơ của học sinh nói riêng và nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn Hoá học nói
chung.
6. Điểm mới của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan không còn là vấn đề mới vì hiện nay có khá
nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên đề tài có những đóng góp đáng kể về
mặt lý luận như sau:
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hóa hữu cơ lớp 11 để kiểm tra đánh
giá trình độ học sinh lớp 11 cơ bản nhằm hỗ trợ giáo viên có một hệ thống câu hỏi để sử
dụng trong quá trình dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11.
- Các dạng câu trắc nghiệm khách quan trong đề tài đã được tiến hành thực nghiệm ở các
cặplớp và sau đó tiến hành xử lý thống kê để đánh giá mức độ tin cậy của câu hỏi.
- Ngoài ra, đề tài còn mở ra hướng nghiên cứu cho các đề tài sau bằng cách đề xuất việc sử
dụng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra – đánh giá cũng như trong quá trình dạy học
Hoá học.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Nội dung luận văn giúp giáo viên có thêm tư liệu tham khảo trong quá trình dạy học.
Đồng thời, nội dung này cũng là những gợi ý cần thiết cho các đồng nghiệp them thảo đề
giảng dạy chương trình hoá học hữu cơ lớp 11.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Nghiên cứu cở sở lý luận của đề tài, các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học, xu
hướng đổi mới cách thức đánh giá trong giai đoạn hiện nay, phương pháp trắc nghiệm khách
quan, để kiểm tra đánh giá
7.2. Phương pháp nghiên cứu giáo trình và tài liệu
Tham khảo các tài liệu có liên quan đến luận văn viết về trắc nghiệm khách quan như
sách giáo khoa Hóa học, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu bồi dưỡng chương trình mới
dành cho giáo viên, các tài liệu tham khảo khác… nhằm đề ra giả thuyết khoa học và nội
dung luận văn.
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm nhằm chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết và tính khả thi
của luận văn khi áp dụng vào quá trình kiểm tra, thi cử cũng như quá trình dạy học Hoá hữu
cơ lớp 11 cơ bản.
7.4. Phương pháp Toán học
Sử dụng các phầm mềm thống kê để xử lý kết quả thực nghiệm, phân tích kết quả và rút
ra kết luận.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan về đo lường và trắc nghiệm [30], [33], [44]
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Đo lường
Đo lường là quá trình thực hiện một cách mô tả bằng con số mức độ mà một cá nhân
đã đạt được ( hay đã có) một đặc điểm nào đó ( thí dụ: khả năng, thái độ ).
Trong cuộc sống thường ngày, muốn đánh giá chính xác thì phải đo lường trước (
cho dù dưới dạng nào). Nhu cầu đo lường đặc biệt không thể thiếu trong giáo dục.
Những hình thức đo lường kết quả học tập của học sinh được sử dùng nhiều nhất từ
trước đến này trong giáo dục là quan sát, vấn đáp, viết ( luận đề hoặc trắc nghiệm khách
quan ).
Một dụng cụ đo lường tốt cần đảm bảo hai đặc điểm: đạt được tính tin cậy và tính giá
trị.
*Trắc nghiệm
Trắc nghiệm là dụng cụ hay phương thức hệ thống nhằm đo lường một mẫu các động thái
để trả lời cho câu hỏi “ Thành tích của cá nhân như thế nào,so sánh với những người khác
hay so với một lĩnh vực các nhiệm vụ học tập được dự kiến?”.
Cần hiểu một cách đúng đắn khái niệm trắc nghiệm tránh hiểu lầm trắc nghiệm khác
với hình thức tự luận; vì cả tự luận và trắc nghiệm khách quan đều thuộc về trắc nghiệm.
*Đánh giá
Đánh giá là phương tiện để xác định các mục đích và mục tiêu của một công việc có
đạt được hay không. Nó cũng bao gồm việc xem xét các phương tiện đang được sử dụng đề
đạt đến mục đích và mục tiên. Đánh giá làm rõ các sản phẩm có được ngoài dự kiến, cả về
mặt tích cực lẫn tiêu cực, từ các hoạt động bổ trợ.
Đánh giá còn là quá trình thu thập, phân tích và giải thích thông tin một cách có hệ
thống nhằm xác định mức độ đạt đến các mục tiêu giáo huấn về phía học sinh. Đánh giá có
thể thực hiện bằng phương pháp định tính (quan sát) hay định lượng (đo lường)
*Một số hình thức đánh giá
- Đánh giá khởi sự là lối đánh giá liên quan đến thành tích ban đầu (đầu vào) của học sinh
trước khi khởi sự việc giảng dạy mới . Câu hỏi đặt ra là: học sinh có những kiến thức và kỹ
năng cần thiết để có thể tiếp thu nội dung giảng dạy mới hay chưa? Họ đã đặt các mục tiêu
giáo huấn tính đến mức độ nào rồi?
- Đánh giá hình thành là lối đánh giá được dùng để theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong
thời gian giảng dạy nhằm mục đích cung cấp sự phản hồi liên tục cho cả giáo viên lẫn học
sinh. Sự phản hồi này có thể cung cấp thông tin cho giáo viên để điều chỉnh việc giảng dạy
và tổ chức phụ đạo cho cá nhân hay nhóm học sinh nếu cần.
- Đánh giá chẩn đoán liên quan đến những khó khăn của học sinh trong việc học tập.Các
khó khăn này xảy ra liên tục hay lặp đi lặp lại nhiều lần, mặc dù giáo viên đã cố gắng điều
chỉnh bằng mọi cách và mọi phương tiện có sẵn.Trong trường hợp đó, cần phải có lối đánh
giá chẩn đoán chi tiết hơn nhằm phát hiện ra những nguyên nhân căn bản của các khó khăn
ấy và đề ra các biện pháp sửa chữa.
- Đánh giá tổng kết thường được thực hiện vào cuối thời kì giảng dạy một khóa học hay một
đơn vị học tập nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu giảng huấn và thường được sử
dụng để cho điểm ở lớp hay xác nhận học sinh đã nắm vững thành thạo các kết quả học tập
dự kiến. Ngoài ra, nó còn có thể cung cấp các thông tin cần thiết để phê phán tính thích
hợp của các mục tiêu môn học và các hiệu quả giảng dạy.
1.1. 2.Luận đề và trắc nghiệm khách quan
Luận đề và trắc nghiệm khác quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học
tập, cần lưu ý cả hai dạng trên đều là trắc nghiệm. Các bài kiểm tra thuộc loại luận đề xưa
nay vốn quen thuộc tại các trường học của chúng ta là các bài trắc nghiệm nhằm khảo sát
khả năng của học sinh về môn học và điểm số về các bài khảo sát ấy là những số đo lường
khả năng của chúng. Gọi là trắc nghiệm khách quan đề phân biệt với trắc nghiệm luận đề
nhằm phân biệt một hình thức thí sinh phải viết ra các câu trả lời; trong khi đó hình thức còn
lại (trắc nghiệm khách quan) chỉ yêu cầu chọn đáp án đúng nhất trong số các đáp án mà đề
đã cho ở dưới phần câu hỏi của đề.
• Một số điểm khác biệt và tương đồng của luận đề và trắc nghiệm khách
quan
Trắc nghiệm khác luận đề ở các điểm dưới đây:
- Một câu hỏi luận đề buộc thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn
ngữ của chính mình .Mặt khác, một câu hỏi trắc nghiệm khách quan buộc thí sinh phải
chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn.
- Một bài luận đề gồm số câu hỏi tương đối ít và có tính cách tổng quát, đòi hỏi thí sinh phải
triển khai câu trả lời bằng lời văn dài dòng; trong khi một bài trắc nghiệm khách quan
thường gồm nhiều câu hỏi có tính cách chuyên biệt chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn gọn.
- Trong khi làm một bài luận đề, thí sinh phải bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ và viết;
còn để làm một bài trắc nghiệm,thí sinh dùng nhiều thì giờ để đọc và suy nghĩ.
- Chất lượng của bài trắc nghiệm khách quan được xác định một phần lớn do kỹ năng của
người soạn thảo bài trắc nghiệm; chất lượng bài luận đề phụ thuộc vào kỹ năng của người
chấm bài.
- Bài thi theo lối luận đề tương đối dễ soạn nhưng khó chấm và khó cho điểm chính xác;
trong khi đó bài trắc nghiệm khách quan dễ soạn , việc chẩm và cho điểm tương đối dễ dàng
và chính xác hơn.
- Với luận đề, thí sinh được tự do bộc lộ bản thân qua câu trả lời, còn người chấm cũng
được tự do cho điểm câu trả lời theo xu hướng riêng của mình, Ngược lại, với trắc nghiệm
khách quan, người soạn thảo có nhiều tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị mình qua việc đặt
các câu hỏi nhưng chỉ cho thí sinh quyền tự do chứng tỏ mức độ hiểu biết của mình qua tỉ lệ
câu trả lời đúng.
- Trong các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, nhiệm vụ của người học, và trên cơ sở đó giám
khảo thẩm định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ ấy, được phát biểu một cách rõ ràng hơn
trong các bài luận đề.
- Một bài trắc nghiệm cho phép, đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán; còn bài luận đề đôi
khi cho phép hoặc khuyến khích sự “lừa phỉnh” (đưa ra ngôn từ quá hoa mỹ hoặc những
bằng chứng khó xác định được).
- Sự phân bố điểm số trong bài luận đề có thể được kiểm soát một phần lớn do người chấm (
ấn định điểm tối đa và tối thiểu). Ngượi lại, bài trắc nghiệm khách quan thì phân bố điểm số
thí sinh hoàn toàn quyết định do bài trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm khách quan và luận đề tương đồng ở những điểm sau:
- Đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập quan trọng mà một bài khảo sát bằng
lối viết có thể khảo sát được.
- Đều được sử dụng để khuyến khích học sinh học tập nhằm đạt đến các mục tiêu: hiểu biết
các nguyên lý, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết
các vấn đề.
- Đều đòi hỏi sự vận dụng ít nhiều các phán đoán chủ quan.
- Giá trị của luận đề hay trắc nghiệm khách quan đều phụ thuộc vào tính khách quan và tính
đáng tin cậy của chúng.
Khi nào thì sử dụng trắc nghiệm khách quan hay luận đề ?
Trường hợp nên sử dụng luận đề
1.Khi nhóm học sinh dự thi hay kiểm
tra không quá đông và đề thi chỉ dùng
một lần, không dùng lại nữa.
Trường hợp nên sử dụng trắc nghiệm khách
quan
1.Khi cần khảo sát kết quả học tập của số đông
học sinh hay muốn sử dụng bài khảo sát ấy
vào một lúc khác.
2.Khi giáo viên cố gắng khuyến khích 2.Khi ta muốn có những điểm số đáng tin cậy,
và khen thưởng sự phát triển kỹ năng không phụ thuộc phần lớn vào chủ quan của
diễn tả bằng văn viết của học sinh.
người chấm bài.
3.Khi giáo viên muốn tìm hiểu thêm
3.Khi các yếu tố công bằng, vô tư, chính xác
về quá trình tư duy và diễn biến tư
được coi là yếu tố quan trọng nhất của việc thi
tưởng của học sinh về một vấn đề nào cử.
đó ngoài việc khảo sát kết quả học tập 4.Khi ta có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được
của các em.
dự trữ sẵn và cấu trúc lại một bài trắc nghiệm
4.Khi giáo viên tin tưởng vào khả
mới. Đặc biệt, ta muốn chấm nhanh và công
năng phê phán và chấm bài luận đề
bố kết quả sớm.
một cách vô tư và chính xác hơn.
5.Khi ta muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt,
5.Khi không có thời gian đề soạn thảo gian lận trong thi cử.
bài khảo sát nhưng có thời gian chấm
bài.
Ngoài ra, trắc nghiệm khách quan và luận đề có thể sử dụng trong các trường hợp sau:
1.Đo lường tất cả kết quả học tập mà bài khảo sát viết có thể đo lường được.
2.Khảo sát khả năng nhận thức mức độ từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp như:
- Khả năng hiểu biết và áp dụng nguyên lý.
- Khả năng suy nghĩ có phê phán.
- Khả năng giải quyết vấn đề.
- Khả năng những sự kiện thích hợp và các nguyên tắc để phối hợp chúng lại với nhau nhằm
giải quyết những vấn đề phức tạp.
3.Khuyến khích học tập để nắm vững kiến thức.
Từ những điều đã trình bày ở trên, ta có thể so sánh tổng kết hai hình thức kiểm tra như sau:
Luận đề
Ưu điểm Soạn đề nhanh, ít tốn công sức
kiểm tra sâu về một đề (hiểu và vận
dụng kiến thức).
Rèn luyện cho học sinh khả năng
trình bày ngôn ngữ viết.
Kiểm tra quá trình suy nghĩ, nhiệt
tình hứng thú của học sinh đối với
nội dung kiểm trả.
Trắc nghiệm khách quan
Có thể đo lường một cách đa dạng
và khách quan với mức độ nhận
thức từ đơn giản chỉ biết đến các
hình thức phức tạp hơn, trừ hình
thức tổng hợp.
Vì học sinh ghi rất ít,nên trong một
thời gian tương đối ngắn cũng có thể
đánh giá một lượng đáng kể các
kiến thức cần thiết.
Chấm điểm được thực hiện khách
quan vì không cần diễn dịch ý tưởng
của học sinh như trong bài viết.
Có thể đặt ra những câu hỏi trắc
nghiệm đòi hỏi học sinh phải phân
biệt được các câu trả lời có mức độ
Nhược
điểm
đúng chỉ hơn kém nhau đôi chút.
Do có nhiều câu trả lời nên học sinh
phải chọn được câu trả lời đúng và
giảm thiểu khả năng đoán mò so với
kiểu câu hỏi Đúng/Sai.
Lượng thông tin phản hồi rất
lớn,nếu biết xử lí sẽ giúp điều chỉnh
và cải thiện tình hình chất lượng
giáo dục.
Không kiểm tra được bề rộng của
Soạn đề thi tốn kém, khó khăn, lâu.
kiến thức.
Không kiểm tra được bề sâu của
kiến thức.
Kết quả bài kiểm tra phụ thuộc rất
nhiều vào cách chấm của giáo viên. Không rèn luyện được khả năng nói.
Không kiểm tra khả năng sang tạo,
khả năng tổng hợp kiến thức cũng
như phương pháp tư duy, giải thích
chứng minh của học sinh.
Không kiểm tra được kĩ năng thực
hành, thí nghiệm.
Học sinh có thể chọn đúng ngẫn
nhiên.
Học sinh dễ quay cóp.
1.2.Quy trình soạn thảo bài trắc nghiểm dùng trong lớp học[30],[33],[44]
1.2.1.Mục đích của một bài trắc nghiệm
Một bài trắc nghiểm có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nhưng bài trắc
nghiệm có ích lợi và hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để phục vụ cho một mục đích
chuyên biệt nào đó. Nếu bài trắc nghiệm là bài thi cuối học kỳ nhằm cho điểm và xếp hạng
học sinh thì các câu hỏi phải được soạn thảo làm sao để điểm số phân tán rộng, có thể phân
loại được học sinh khá giỏi hoặc trung bình-yếu. Ngược lại, nếu bài kiểm tra thông thường
nhằm kiểm tra những hiểu biết tối thiểu về kiến thức đã học trong chưng trình thì ta cần
soạn những câu hỏi sao cho học sinh dễ đạt điểm tối đa, nếu các em thực sự tiếp thu được
bài học, đồng nghĩa với việc người giáo viên đạt được sự thành công trong giảng dạy.
Ngoài ra, ta có thể soạn bài trắc nghiệm nhằm mục đích chẩn đoán, tìm ra điểm
mạnh-yếu của học sinh nhằm quy hoạch việc giảng dạy đạt hiệu quả hơn.Với loại trắc
nghiệm này, cần soạn thảo làm sao để tạo cơ hội cho học sinh phạm tất cả mọi sai làm có
thể nếu chưa học kỹ bài. Bên cạnh đó, ta có thể dùng trắc nghiệm nhằm mục đích tập luyện,
giúp học sinh hiểu hơn, đồng thời làm quen dần với hình thức kiểm tra này. Với loại trắc
nghiệm này, ta không cần ghi điểm số của học sinh.
Tóm lại, bài trắc nghiệm có thể phục vụ cho nhiều mục đích. Người soạn thảo bài trắc
nghiệm cần nắm rõ mục đích của mình thì mới soạn thảo trắc nghiệm có giá trị, vì chính
mục đích này chi phối nội dung cũng như hình thức bài trắc nghiệm dự định soạn thảo.
1.2.2.Phân tích nôi dung môn học
Phân tích nội dung môn học bao gồm công việc xem xét và phân biệt bốn loại học tập:
*(1): những thông tin mang tính chất sự kiện mà HS phải nhớ hay nhận ra.
*(2): những khái niệm và ý tưởng cần học sinh giải thích hay minh họa.
*(3): những ý tưởng phức tạp cần được giải thích hay giải nghĩa.
*(4): những thông tin, ý tưởng, kỹ năng cần được ứng dụng hay chuyển dịch sang một tình
huống hay hoàn cảnh mới.
Có thể trình bày ngắn gọn việc phân tích nội dung môn học gồm các bước sau:
- Bước 1: Tìm ra ý tưởng chính yếu của môn học.
- Bước 2: Chọn từ ngữ, những nhóm chữ, kí hiệu (nếu có) nhằm yêu cầu học sinh giải nghĩa,
tức là buộc học sinh phải nắm mối liện hệ giữa các khái niệm.
- Bước 3: Phân loại hai hạng thông tin được trình bày trong môn học : (1) những thông tin
nhằm mục đích giải nghĩa hay minh họa và (2) : những luận quan trọng của môn học.
- Bước 4 : Chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng
những điếu đã biết để giải quyết vần đề trong tình huống mới. Những thông tin loại này có
thể được khảo sát bằng nhiều cách như đối chiếu, nêu ra sự tương đồng hay dị biệt, đặt ra
những bài toán, những tình huống đòi hỏi học sinh áp dụng những điều đã học để giải quyết.
1.2.3. Thiết kế dàn bài trắc nghiệm
Một trong những phương pháp thông dụng là lập một bảng quy định hai chiều, với
một chiều (ngang hay dọc) biểu thị cho nội dung và chiều kia biểu thị cho quá trình tư duy
(mục tiêu) mà bài trắc nghiệm muốn khảo sát. Mỗi phạm trù trong hai phạm trù tổng quát ấy
lại được phân ra thành nhiều phạm trù nhỏ khác (từ 4 hay 5 cho đến 10 hay 12 phạm trù) tùy
theo tính chất của đơn vị học tập và tính chất phức tạp của các mục tiêu của đơn vị ấy, và
một phân nào cũng tùy theo mức độ chi tiết mà người soạn thảo muốn khảo sát qua bài trắc
nghiệm của mình. Ta có thể chọn ba hay bốn phạm trù lớn cho mỗi chiều, sau đó sẽ phân
phạm trù lốn thành những phạm trù nhỏ.
1.2.4. Số lượng câu hỏi trong bài trắc nghiệm
Số câu hỏi bài trắc nghiệm khách quan thường gồm 20 câu (nếu kiệm tra ngắn) đến
100 câu (nếu dùng đánh giá cuối khóa hay thi cử). Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến cấu trúc
để thi trắc nghiệm của các môn thi trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông hay tuyển
sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo đó, số lượng câu hỏi thường là 40 câu, 50 câu hoặc
60 câu.
Số câu trong bài trắc nghiệm được quyết định bởi những yếu tố : mục tiêu đánh giá đạt ra,
thời gian vả điều kiện cho phép, độ khó của câu trắc nghiệm.
Thời gian làm bài trắc nghiệm tùy thuộc vào số lượng câu hỏi cũng như độ khó của nó. Có
thể dao động từ 15 phút đến 45phút hay 60 phút. Bài trắc nghiệm có thể làm tối đa trong
120 phút.
1.2.5.Những kỹ năng giáo viên cần có khi soạn bài trắc nghiệm
Việc soạn thảo một bài trắc nghiệm không phải là việc quá khó khăn đối với giáo viên đứng
lớp. Tuy nhiên, để soạn được một bài trắc nghiệm có tính tin cậy cao, có giá trị để đánh giá
công bằng, người giáo viên cần thực hiện những điều sau đây:
1.Được học về đo lường và đánh giá trong giáo dục.
2.Được học về cách soạn thảo trắc nghiệm khách quan.
3.Được học về thống kê ứng dụng trong tâm lý và giáo dục.
4.Là một giáo viên dạy chuyên môn có trình độ.
1.3.Các hình thức câu trắc nghiệm [30]
1.3.1. Loại câu trắc nghiệm “ đúng-sai”
Đây là hình thức câu hỏi trắc nghiệm hoặc là một câu phát biểu khi soạn thảo không nên
trích đoạn trong sách giáo khoa và cần soạn những câu khiến học sinh phải suy luận, tìm tòi
mới có thể trả lời được. Tránh những câu quá phức tạp, nhiều ý làm học sinh bị rối xong
cũng không được đơn giản quá.
Ví dụ : Tất cả ankan không tham gia phản ứng cộng , một số xicloankan có thể tham gia
phản ứng cộng.
Đúng
Sai
Vì người làm trắc nghiệm chỉ có thể chọn 1 trong 2 lựa chọn để trả lời nên trắc nghiệm này
được gọi là trắc nghiệm hai lựa chọn.
1.3.2.Loại câu hỏi trắc nghiệm “điền khuyết”
Đây là hình thức câu trắc nghiệm có dạng câu hoặc đoạn câu có một khoảng trống để người
trả lời bài trắc nghiệm chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống đó.
Ví dụ : Những hiđrocacbon mạch hở có……………….. trong phân tử là anken.
1.3.3. Câu trắc nghiệm ghép đôi
Câu trắc nghiệm loại này gồm 2 cột từ / ngữ xếp lộn xộn mà mỗi từ ngữ của cột này có thể
ghép với 1 hay nhiều từ / ngữ cột kia một cách có ý nghĩa, hợp logic.
Ví dụ : Chọn cấu hình electron ở cột II ghép vào chỗ trống ở cột I cho thích hợp :
Cột I
A. 147 N có cấu hình electron
Cột II
1.1s22s22p6
B. 147 N 3− có cấu hình electron
2.1s22s22p63s1
C. 1123 Na có cấu hình electron
3.1s22s22p3
D. 1123 Na + có cấu hình electron
4.1s22s22p6
5.1s22s22p5
6.1s22s1
1.3.4.Câu trắc nghiệm hỏi – đáp ngắn
Câu trắc nghiệm này bao hàm một câu hỏi ngắn, đòi hỏi nghiệm để tự trả lời bằng câu đáp
ngắn nhất (thường bằng 1 hoặc 2 từ).
Ví dụ : Hợp chất Na+Cl- là một hợp chất ion. Nhìn vào công thức dó, hãy xét xem:
A. Na nhường hay nhận electron và nhường bao nhiều electron ?........................
B.Cl nhường hay nhận electron và nhận bao nhiều electron ?...............................
1.4.Phân tích câu trắc nghiệm [30]
1.4.1.Mục đích và phương pháp phân tích các câu hỏi trắc nghiệm
♦ Mục đích
Việc phân tích các câu hỏi trắc nghiệm giúp cho người soạn thảo:
-Biết được những câu hỏi nào là quá khó, câu hỏi nào là quá dễ đối với thí sinh.
-Từ hệ thống các câu hỏi đã soạn thảo, lựa ra được các câu có độ phân cách cao, nghĩa là
các câu hỏi phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém.
-Thông qua việc phân tích, nắm được lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả
mong muốn và cần sửa đổi như thế nào để tốt hơn.
Các câu hỏi trắc nghiệm sau khi được thử nghiệm và phân tích sẽ có khả năng đạt được độ
tin cậy cao.
♦ Phương pháp
Khi tiến hành phân tích câu trắc nghiệm, người soạn thảo phải chú ý cả ba phương diện sau;
đó là tìm các giá trị độ khó câu, độ phân cách câu và thẩm định các mồi nhử.
1.4.2. Công thức tính và giải thích ý nghĩa độ khó câu trắc nghiệm
♦ Công thức tính độ khó câu
Độ khó câu trắc nghiệm=Trị số p của câu i
Số người trả lời đúng câu i
P =
x 100%
Số người làm bài trắc nghiệm
♦ Xác định độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm
-Công thức tính
Độ khó câu trắc nghiệm =
100% + % may rủi
2
-Đánh giá độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm khách quan có 4 loại lựa chọn
+Tỉ lệ may rủi =1/4 = 25%
+ Độ khó vừa phải = (100%+% may rủi)/2=(100% + 25%)/2 = 62.5%
+Nói cách khách, độ khó của câu trắc nghiệm khách quan loại 4 lựa chọn được xem là vừa
phải nếu có 62.5% học sinh trả lời đúng câu ấy.
-Xét một cách tương đối, ta có thể phân loại độ khó câu trắc nghiệm như sau:
Độ khó
0.00-0.20
0.21-0.40
0.41-0.60
0.61-0.80
0.81-1.00
Đánh giá mức độ
khó
Rất khó
Khó
Trung bình
Dễ
Rất dễ
1.4.3.Công thức tính và giải thích ý nghĩa độ phân cách câu (dùng trong lớp học)
♦ Mục đích của việc phân tích độ phân cách câu
Khi tiến hành soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm, người soạn thảo mong muốn kết quả thực
nghiệm phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém, nghĩa là phải làm sao để câu trắc
nghiệm có khả năng phân cách cao. Như vậy, phân tích độ phân cách câu là kiểm tra xem
câu hỏi đó có khả năng phân loại học sinh tốt hay không .
Để xác định dộ phân cách câu, ta có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
*Cách 1 (dùng trong lớp học)
-Bước 1: Xếp các bảng trả lời đã được chấm theo thứ tự tổng điểm từ cao xuống thấp.
-Bước 2 : Căn cứ trên tổng điểm bài trắc nghiệm, lấy 27% số người được điểm cao nhất –
xếp vào nhóm giỏi (nhóm cao) và 27% số người có điểm thấp nhất – xếp vào nhóm kém
(nhóm thấp).
-Bước 3 : Lập bảng cho từng câu trắc nghiệm hay bảng tỉ lệ phần trăm làm đúng các câu
trắc nghiệm với nhóm cao và nhóm thấp.
-Bước 4 : Tính độ phân cách câu (D) theo công thức:
Số người làm đúng ở nhóm cao – số người làm đúng ở nhóm thấp
D=
x 100%
Số người 1 nhóm
D= tỉ lệ nhóm cao làm đúng câu trắc nghiệm – tỉ lệ % nhóm thấp làm đúng câu trắc nghiệm
*Cách 2 (dùng trên máy tính)
Dùng công thức tương quan điểm nhị phân, đó là tương quan cặp giữa điểm câu trắc nghiệm
với tổng điểm bài trắc nghiệm, tính trên N người.
Rpbis =
Mp − Mq
σ tt
pq
Mp= tổng điểm trung bình các bài làm đúng câu i
Mq= tổng điểm trung bình các bài làm sai câu i
σ tt = độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm
p = tỉ lệ người làm đúng câu i
q = tỉ lệ người làm sai câu i
♦ Giải thích ý nghĩa độ phân cách câu (D)
-Độ phân cách câu giới hạn từ mức -1.00 đến +1.00. Nếu trong một câu mà tất cả nhóm cao
đều làm đúng, còn tất cả ở nhóm thấp đều làm sai thì D = +1.00, hoặc nếu tất cả ở nhóm
thấp đều làm đúng còn tất cả ở nhóm cao đều làm sai thì D = -1.00. Câu như vậy có phân
cách tuyệt đối, trường hợp này ta thường phải loại bỏ.
- D = từ 0.40 trở lên : câu có độ phân cách rất tốt.
- D = từ 0.30 đến 0.39 : câu có độ phân cách khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn.
- D = từ 0.20 đến 0.29 : câu có độ phân cách tạm được, cần phải điều chỉnh.
- D = từ 0.19 trở xuống hay âm (nhóm thấp đúng nhiều hơn nhóm cao): câu có độ phân cách
kém, cần loại bỏ hay phải gia công sửa chữa nhiều.
1.4.4.Phân tích các mồi nhử và một số tiêu chuẩn để chọn được câu hỏi tốt
♦ Phân tích các mồi nhử
Đề lựa chọn được các câu hỏi tốt,phải chù ý một số đúng sai
Ngoài phân tích độ khó và phân cách câu, ta có thể làm cho câu trắc nghiệm trở nên tốt hơn
bằng cách phân tích các mồi nhử, nghĩa là xem xét tân số đáp án sai cho mỗi câu hỏi.
Thông thường, với các lựa chọn là mồi nhử, ta mong muốn số người ở nhóm cao chọn ít
hơn số người ở nhóm thấp. Nếu có trường hợp ngược lại (tức là số người ở nhóm cao chọn
nhiều hơn), ta phải đọc lại câu nhiễu này, xem xét về ngữ nghĩa và các dấu hiệu chứa đựng
trong nó, có làm cho câu này thực sự là sai hay không. Khi cần thiết ta phải so sánh nó với
câu được gọi là đáp án đúng.
♦ Một số tiêu chuẩn để chọn được câu hỏi tốt
Đề lựa chọn được các câu hỏi tốt , phải chú ý một số đúng sai . Những câu trắc nghiệm có
độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời có độ phân cách quá thấp hoặc âm, là những câu
kém cần xem xét lại để loại bỏ đi hay sửa chữa lại cho tốt hơn.
Với lựa chọn đúng trong câu trắc nghiệm, số người trả lời đúng ở nhóm cao sai nhiều hơn số
người trả lời đúng ở nhóm thấp.
Với lựa chọn sai (mồi nhữ), số người ở nhóm cao lựa chọn câu này phải ít hơn số người lựa
chọn câu này ở nhóm thấp.
1.5. Hệ thống lý thuyết hóa học lớp 11.
1.5.1.Mục tiêu kiến thức, kỹ năng của bài giảng dạy trong chương trình hóa hữu cơ
lớp 11 [8]
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Chương IV : Đại cương hóa học hữu cơ
1.Thành phần
•Kiến thức : biết được
nguyên tố và công -Khái niệm hóa học hữu cơ và HCHC, đặc điểm chung của
thức phân tử
các HCHC.
-Phân loại HCHC theo thành phần nguyên tố.
-Các loại công thức của HCHC : công thức chung, công thức
đơn giản nhất, CTPT và CTCT.
-Sơ lược về phân tích nguyên tố : định tính, định lượng
•Kĩ năng :
-Tính được phân tử khối của HCHC dựa vào tỉ khối hơi.
-Xác định được CTPT khi biết các số liệu thực nghiệm.
-Phân biệt được hidrocacbon và dẫn xuất hidrocacbon.
2.Cấu trúc phân tử •Kiến thức : biết được
hữu cơ
-Nội dung thuyết cấu tạo hóa học; Khái niệm đồng đẳng, đồng
phân.
-Liên kết cộng hóa trị; KN về cấu trúc không gian của phân tử
HCHC.
•Kĩ năng:
-Viết được CTCT của một số chất hữu cơ cụ thể.
-Phân biệt được đồng đẳng, đồng phân dựa vào CTCT cụ thể.
3.Phản ứng hữu
cơ
1.Ankan
2.Xicloankan
•Kiến thức: biết được sơ lược về các loại phản ứng hữu cơ cơ
bản; phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách.
•Kĩ năng:
Nhận biết được loại phản ứng qua các phương trình hóa học
cụ thể.
Chương V: Hitrocacbon no
•Kiến thức: biết được
-Định nghĩa hitrocacbon, hitrocacbon no và đặc điểm cấu tạo
phân tử của chúng.
-Công thức chung, đồng phân mạch cacbon. Đặc điểm cấu tạo
phân tử và danh pháp ankan.
-Tính chất vật lý chung (quy luật biến đổi tính chất vất lý).
-Tính chất hóa học (phản ứng thế,cháy,tách hitro, cracking).
-Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai
thác các ankan trong công nghiệp .Ứng dụng.
•Kĩ năng:
-Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra được nhận xét
về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan.
-Viết CTCT, gọi tên 1 số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch
nhánh.
-Viết các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học.
-Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên.
-Tính % về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí,
tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.
•Chú ý: Chỉ xét các ankan có tối đa 10 nguyên tử cacbon.
•Khiến thức: biết được
-Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử.
-Tính chất hóa học: phản ứng thế,tách,cháy tương tự
ankan;Phản ứng cộng mở vòng (với H 2 ,Br 2 ;HBr) của
xicloankan có 3-4 nguyên tử cacbon.