Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

nguồn lao động và sử dụng lao động ở tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.46 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ BÌNH

NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI

MÃ SỐ: 01. 07. 02

TP. HỒ CHÍ MINH – 11/2003



3

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp tận tình của thầ
hướng dẫn, các cô thầy cô trong khoa địa lý, trong trường đại học sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh, các cơ quan trong tỉnh Bình Dương cũng như sự giúp đỡ của
gia đình và bạn bè. Tôi xin gởi nơi đây lòng biết ơn sâu sắc.
Trước tiên , tôi xin gởi lời cảm ơn trân trọng nhất đế tiến sĩ: Phạm Xuân Hậuđã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài với tất cả sự nhiệt tình và tinh thần
trách nhiệm cao.
Xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa Địa lý, Ban Giám hiệu, Phòng
Khao học Công nghệ-Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan: Sở Lao động Thương binh-Xã
hội, Sở Kế hoạch-Đầu tư, Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục Thống kê, Ban quản lý các


khu công nghiệp, Uỷ ban nhân dâ tỉnh, Công an tỉnh và Thư viện tỉnh Bình
Dương, đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, số liệu để tôi thực hiện đề tài này.

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


4

CÁC TỪ VIẾT TẮT

1.CCKT: Cơ cấu kinh tế
2.CMKT: Chuyên môn kỹ thuật
3.CN - XD: Công nghiệp-xây dựng
4.CN: Công nghiệp
5.CNH: Công nghiệp hóa
6.CNKT: Công nhân kỹ thuật
7.CNSX &PP: Công nghiệp sản xuất và phân phối
8.CVL: Có việc làm
9.DS HĐKT: Dân số hoạt động kinh tế
10.DV: Dịch vụ
11.GDP: Gross Domestic Product (Thu nhập quốc dân)
12.HĐ KTTX: Hoạt độngkinh tế thường xuyên
13.HĐH: Hiện đại hóa
14.HĐKT: Hoạt động kinh tế
15.ILO: International Labour Organization (Tổ chức lao động quốc tế)
16.KCN: Khu công nghiệp
17.KV: Khu vực
18.LĐ: Lao động
19.N- L -N: Nông - lâm - ngư
20.ĐT: Đường tỉnh

21.QD: Quốc doanh
22.STT: Số thứ tự

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


5
23.T/N: Thất nghiệp
24.TN: Tốt nghiệp
25.TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
26.TP: Thành phố
27.UBND: uỷ ban nhân dân
28.VL: Việc làm
29.VLTX: Việc làm thường xuyên

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


6

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 3
T
2

T
2

CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... 4
T

2

T
2

MỤC LỤC ............................................................................................................ 6
T
2

T
2

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 11
T
2

T
2

1.Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 11
T
2

T
2

2.Mục tiêu, nhiêm vu, phạm vi nghiên cứu. ......................................................... 12
T
2


T
2

2.1.Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 12
T
2

T
2

2.2.Nhiêm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................................. 12
T
2

T
2

2.3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 12
T
2

T
2

3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 12
T
2

T
2


4.Hệ quan điểm nghiên cứu: ................................................................................. 13
T
2

T
2

4.1.Quan điểm hệ thống: .................................................................................... 13
T
2

T
2

4.2.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: ..................................................................... 13
T
2

T
2

4.3.Quan điểm lịch sử viễn cảnh: ...................................................................... 13
T
2

T
2

4.4.Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: .............................................. 14

T
2

T
2

5.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 14
T
2

T
2

5.1.Phương pháp thống kê, so sánh. .................................................................. 14
T
2

T
2

5.2.Phương pháp phân tích, hệ thống, tổng hợp ............................................... 14
T
2

T
2

5.3.Phương pháp bản đồ..................................................................................... 14
T
2


T
2

5.4.Phương pháp thực địa .................................................................................. 15
T
2

T
2

5.5.Phương pháp dự báo. ................................................................................... 15
T
2

T
2

6.Các đóng góp chính của đề tài. .......................................................................... 15
T
2

T
2

7.Cấu trúc luận án. ................................................................................................. 15
T
2

T

2

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
T
2

LAO ĐỘNG ....................................................................................................... 16
T
2

1.1.Nguồn lao động ................................................................................................. 16
T
2

T
2

1.1.1.Quan niệm về nguồn lao động: ................................................................. 16
T
2

T
2

1.2.Kết cấu lao động ............................................................................................... 17

T
2

T
2

1.2.2.Kết cấu lao động theo độ tuổi .................................................................... 17
T
2

T
2

1.2.2.Kết cấu lao động theo giới: ........................................................................ 17
T
2

T
2

1.2.3.Kết cấu lao đông theo trình độ văn hóa .................................................... 18
T
2

T
2

1.2.4.Kết cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật .............................. 18
T
2


T
2

1.2.5.Kết cấu lao động theo ngành ..................................................................... 19
T
2

T
2

1.2.6.Kết cấu lao động theo thành phần kinh tế................................................ 19
T
2

T
2

1.3.Sử dụng lao động .............................................................................................. 20
T
2

T
2

1.3.1.Một số khái niệm cổ liên quan đến sử dụng lao động. ............................ 20
T
2

T

2

1.3.2.Quan niệm về viêc làm, thất nghiệp. ......................................................... 22
T
2

T
2

1.3.2.1.Quan niệm về việc làm: ...................................................................... 22
T
2

T
2

1.3.2.2.Quan niệm về thất nghiệp: ................................................................. 24
T
2

T
2

1.3.3.Các loại hình sử dụng lao động ................................................................ 26
T
2

T
2


1.3.3.1.Sử dung lao động trong khu vực chính thức: ................................... 26
T
2

T
2

1.3.3.1.1.Sử dung lao động trong ngành nông - lâm - ngự nghiệp: ............ 26
T
2

T
2

1.3.3.1.2.Sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ................................ 27
T
2

T
2

1.3.3.1.3.Sử dụng lao đông trong ngành dịch vụ: ....................................... 28
T
2

T
2

1.3.3.2.Sử dụng lao động trong khu vực không chính thức ......................... 28
T

2

T
2

1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động .............. 29
T
2

T
2

1.4.1.Các nhân tố tự nhiên ................................................................................. 29
T
2

T
2

1.4.2.Các nhân tố kinh tế- xã hội ....................................................................... 29
T
2

T
2

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


8

1.5.Một số đặc điểm nguồn lao động ở các nước đang phát triển: .................... 30
T
2

T
2

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO
T
2

ĐỘNG Ở BÌNH DƯƠNG ................................................................................. 32
T
2

2.1.KHÁI QUÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................. 32
T
2

T
2

2.2.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
T
2

LAO ĐỘNG Ở BÌNH DƯƠNG............................................................................. 33
T
2


2.2.1.Các nhân tố tự nhiên ................................................................................. 33
T
2

T
2

2.2.1.1.Vị trí..................................................................................................... 33
T
2

T
2

2.2.1.2.Địa chất địa hình ................................................................................ 35
T
2

T
2

2.2.1.3.Khí hậu ................................................................................................ 35
T
2

T
2

2.2.1.4.Thủy văn ............................................................................................. 36
T

2

T
2

2.2.1.5.Thổ nhưỡng ........................................................................................ 36
T
2

T
2

2.2.1.6.Khoáng sản ......................................................................................... 36
T
2

T
2

2.2.1.7.Sinh vật ............................................................................................... 37
T
2

T
2

2.2.2.Các nhân tố kinh tế xã hội ........................................................................ 38
T
2


T
2

2.2.2.1.Lịch sử khai thác lãnh thổ ................................................................. 38
T
2

T
2

2.2.2.2.Dân cư, dân tộc................................................................................... 39
T
2

T
2

2.2.2.3.Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ....................................................................... 44
T
2

T
2

2.2.2.4.Cơ cấu kinh tế ..................................................................................... 46
T
2

T
2


2.2.2.4.1.Cơ cấu ngành kinh tế.................................................................... 46
T
2

T
2

2.2.2.4.2.Cơ cấu lãnh thổ ............................................................................ 47
T
2

T
2

2.2.2.4.3.Cơ cấu thành phần kinh tế ............................................................ 48
T
2

T
2

2.2.2.5.Chính sách thu hút vốn đầu tư .......................................................... 49
T
2

T
2

2.2.2.6.Thị trường ........................................................................................... 50

T
2

T
2

2.2.2.7.Môi trường làm việc ........................................................................... 50
T
2

T
2

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


9
2.2.2.8.Chính sách sử dụng và phát triển nguồn lao động........................... 51
T
2

T
2

2.3.NGUỒN LAO ĐỘNG BÌNH DƯƠNG ........................................................... 52
T
2

T
2


2.3.1.Số lượng lao động ...................................................................................... 52
T
2

T
2

2.3.2.Chất lượng lao động .................................................................................. 52
T
2

T
2

2.3.3.Kết cấu lao động......................................................................................... 53
T
2

T
2

2.3.3.1.Kết cấu lao động theo trình độ văn hóa ............................................ 53
T
2

T
2

2.3.3.2.Kết cấu lao động theo trình độ chuyên môn – kỹ thuật .................... 54

T
2

T
2

2.3.3.3.Kết cấu lao động theo nhóm tuổi ....................................................... 56
T
2

T
2

2.3.3.4.Kết cấu lao động theo giới tính .......................................................... 57
T
2

T
2

2.3.3.5.1.Lao động công nghiệp .................................................................. 59
T
2

T
2

2.3.3.5.2.Lao động nông nghiệp.................................................................. 63
T
2


T
2

2.3.3.5.3.Lao động dịch vụ.......................................................................... 63
T
2

T
2

2.3.3.4.Phân bố lao động ................................................................................ 64
T
2

T
2

2.4.SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở BÌNH DƯƠNG ................................................... 66
T
2

T
2

2.4.1.Tình hình chung ........................................................................................ 66
T
2

T

2

2.4.2.Thực trạng cung-cầu lao động trong tỉnh ................................................ 67
T
2

T
2

2.4.3.Mức độ tham gia hoạt động kinh tế của nguồn lao động ........................ 70
T
2

T
2

2.4.3.1.Nhóm dân số hoạt đông kinh tế (DS HĐKT) .................................... 70
T
2

T
2

2.4.3.1.1.Tình trạng có việc làm ................................................................. 71
T
2

T
2


2.4.3.1.2.Tình trạng thiếu việc làm: ............................................................ 76
T
2

T
2

2.4.3.1.3.Tình trạng thất nghiệp .................................................................. 78
T
2

T
2

2.4.4.1.3.Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn ............................. 80
T
2

T
2

2.4.5.Nhóm dân số không hoạt động kinh tế (HĐKT) ...................................... 81
T
2

T
2

2.4.6.Nhận xét chung: ........................................................................................ 82
T

2

T
2

2.5.Những ảnh hưởng của việc sử dụng lao động: .............................................. 82
T
2

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương

T
2


10
2.5.1.Thu nhập và mức sống dân cư .................................................................. 82
T
2

T
2

2.5.2.Công tác xoá đói giảm nghèo .................................................................... 83
T
2

T
2


2.5.3.Các ảnh hưởng khác: ................................................................................ 84
T
2

T
2

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO NGUỒN LAO ĐỘNG – SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
T
2

VÀ GIẢI PHÁP ................................................................................................. 85
T
2

3.1.Những căn cứ để dự báo .................................................................................. 85
T
2

T
2

3.1.1.Mục tiêu phát triển kinh tế ........................................................................ 85
T
2

T
2

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương



11

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trên thế giới, hiện tượng “lão hoa dẫn số" ở các nước phát triển dẫn
đến tình trạng thiếu lao động cả trong hiện tại và tương lai. Ngược lại, hiện tượng
"bùng nổ dân số" ở các nước đang phát triển dẫn đến tình trạng thừa lao động. Vì
vậy, lao động - việc làm đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Cũng như hầu hết các nước đang phát triển khác, Việt Nam có số dân đông
(khoảng 79 triệu/2002), có nguồn lao động dồi dào (khoảng 42 triệu/2002), đây là điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước hiện nay, nguồn lao động dồi dào về
số lượng nhưng hạn chế về chất lượng tạo nên mâu thuẫn lớn giữa cung và cầu lao
động. Mâu thuẫn này có ảnh hưởng lớn đến hiệu qua sản xuất và là một trong những
nguyên nhân làm chậm lại tiến trình CNH, HĐH nước ta. Vì vậy, việc đào tạo và sử
dụng hợp lý nguồn lao động là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội đất nước - nhiệm vụ mà Đảng ta đã xác định rất rõ trong Đại hội 8: "Lấy việc
phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững " và " bảo đảm công ăn việc làm cho người dân là mục tiêu xã hội hàng
đầu”.
Là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, Bình Dương đang phát triển nền kinh tế với tốc độ nhanh. Bên cạnh việc sử
dụng nguồn lao động nội tỉnh, Bình Dương đã thu hút một lượng rất lớn lao động
ngoại tỉnh. Đặc biệt là khi qúa trình CNH, HĐH đang diễn ra hết sức mạnh mẽ những
năm gần đây đã làm thay đổi rõ rệt nhu cầu và xu hướng sử dụng lao động trong tỉnh.
Bên cạnh nhu cầu về lao động phổ thông, nhu cầu lao động đã qua đào tạo, lao động
có trình độ tay nghề cao ngày một gia tăng. Do đó, việc đào tạo và sử dụng nguồn lao

động có chất lượng cao là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm đối với tỉnh.
Thực trạng và tương lai nguồn lao động với việc đáp ứng yêu cầu lao động cho
quá trình CNH, HĐH là một trong những vấn đề rất bức xúc, cần được giải quyết

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


12
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm tới. Xuất phát từ lý do
trên, chúng tôi chọn đề tài " Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương",
nhằm góp phần vào việc đánh giá và sử dụng hợp lý hơn nguồn lao động, tạo điều
kiện phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế của tỉnh.

2.Mục tiêu, nhiêm vu, phạm vi nghiên cứu.
2.1.Mục tiêu của đề tài
Phân tích thực trạng nguồn lao động, sự phân bố và sử dụng lao động ở Bình
Dương. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu qua nguồn lao
động, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tình trong hiện tại và tương
lai.
2.2.Nhiêm vụ nghiên cứu của đề tài
- Tổng quan cơ sở lý luận về nguồn lao động và sử dụng lao động.
- Xem xét sự tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội đến nguồn lao
động và sử dụng lao động.
- Đánh giá thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh và đề
xuất những giải pháp phát triển, sử dụng lao động.
2.3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về không gian: Đề tài đi sâu phân tích nguồn lao động và sử dụng lao động trên
phạm vi toàn tỉnh theo ranh giới hành chính hiện nay (gồm 7 huyện, thị).
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu những diễn biến về nguồn lao động và sử dụng
lao động từ 1997 đến nay (tức là từ khi Bình Dương chính thức tách ra khỏi tỉnh Sông

Bé, tái thành lập vào 1 -1 -1997). Đây là giai đoạn nền kinh tế Bình Dương có sự
chuyển đổi nhanh, đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đã làm thay
đổi cơ cấu và hướng sử dụng nguồn lao động.

3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở nước ta, từ khi phát triển nền kinh tế thị trường, lao động - việc làm là vấn đề
được các nhà khoa học, các cấp, các ngành lưu tâm nghiên cứu. Những năm gần đây,
lao động - việc làm thực sự trở thành vấn đề bức xúc, cần giải quyết trên phạm vi cả

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


13
nước.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này như: đề tài "Một số vấn đề về dân
số, nguồn nhân lực ở Việt Nam"- 1996, của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội; đề
tài: "Lực lượng lao động và việc sử dụng lao động ở Thái Bình"- 1999, của tác giả
Nguyễn Văn Năm; đề tài: "Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Quảng Ninh"2000, của tác giả Nguyễn Thị Xứng...vv.
Ở Bình Dương, một số đề tài có nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến lao
động - việc làm như đề tài khoa học cấp bộ: "Di dân tự do đến Sông Bé, thực trạng và
giải pháp"- 1999, của tác giả Nguyễn Văn Sơn; đề tài:"An ninh trật tự trong các khu
công nghiệp tỉnh Bình Dương"- 2000, của tác giả Nguyễn Thành Thượng.
Các đề tài này đề cập đến một số nội dung như: vấn đề lao động ngoại tỉnh, vấn
đề chính sách lao động trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào
nghiên cứu và tổng hợp một cách đầy đủ về nguồn lao động và sử dụng lao động trên
địa bàn tỉnh.

4.Hệ quan điểm nghiên cứu:
4.1.Quan điểm hệ thống:
Nguồn lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế- xã hội. Sự phát

triển về số lượng, chất lượng lao động cũng như việc sử dụng lao động phụ thuộc vào
một cơ cấu kinh tế và một thể chế xã hội nhất định. Vì vậy, phải coi các vấn đề lao
động như một hệ thống con trong hệ thống kinh tế- xã hội hoàn chỉnh, luôn vận động
và phát triển không ngừng.
4.2.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ:
Việc nghiên cứu các vấn đề lao động của tình không thể tách rời vấn đề lao động
của các tỉnh lân cận, của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Vì nguồn lao động Bình
Dương cũng là một bộ phận trong nguồn lao động của vùng Đông Nam Bộ cả nước.
4.3.Quan điểm lịch sử viễn cảnh:
Sự phát triển của dân số, kinh tế - xã hội trong qua khứ và hiện tại ảnh hưởng rất
lớn đến nguồn lao động và sử dụng lao động trong hiện tại cũng như tương lai. Việc

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


14
nghiên cứu vấn đề lao động trong mối liên hệ giữa qua khứ -hiện tại - tương lai, sẽ
làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian.
4.4.Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững:
Nghiên cứu những vấn đề về lao động phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát
triển bền vững. Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động phải đi đôi với sử
dụng hợp lý, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường,
kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của con người.

5.Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp thống kê, so sánh.
Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được, chúng tôi đã sắp xếp, phân loại, phân
tích các đặc điểm về nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương theo thời
gian và không gian.

Từ việc phân tích, so sánh mật độ lao động, kết cấu lao động, mức độ sử dụng
lao động giữa các ngành, giữa thành thị và nông thôn... có thể rút ra những kết luận
mang tính quy luật, những dấu hiệu bản chất nhất về nguồn lao động và sử dụng lao
động ở Bình Dương,
5.2.Phương pháp phân tích, hệ thống, tổng hợp
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để đánh giá tác động của các
nhân tố tự nhiên, kinh tế-xã hội đến nguồn lao động và hiện trạng sử dụng lao động.
5.3.Phương pháp bản đồ.
Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lý. Các bản đồ ương đề tài được
thành lập bằng phần mềm Mapinfo 6.0, dựa trên cơ sở dữ liệu đã được thu thập và xử
lý.
Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ của các đối tượng địa lý thông qua
hệ thống bảng số liệu và biểu đồ.

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


15
5.4.Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp cần thiết trong qua trình nghiên cứu các vấn đề địa lý
kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong qua trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương
pháp này để kiểm định độ chính xác, độ tín cậy của các nguồn tài liệu đã thu thập
được.
5.5.Phương pháp dự báo.
Đề tài đã sử dụng phương pháp ngoại suy để dự báo cho tương lai dựa trên sự
phát triển có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong qua khứ và hiện tại.

6.Các đóng góp chính của đề tài.
• Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lý luận về lao động và sử dụng lao động.
• Phân tích các nhân tố tác động đến nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình

Dương.
• Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình
Dương từ 1997 đến nay.
• Dự báo nguồn lao động Bình Dương trong tương lai và kiến nghị một số giải
pháp nhằm sử dụng nguồn lao động một cách hiệu qua nhất.

7.Cấu trúc luận án.
- Tên luận án
- Mở đầu:
- Nội dung:
- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nguồn lao động và sử dụng lao động
- Chương 2: Hiện trạng sử dụng lao động ở Bình Dương
- Chương 3: Dự báo và giải pháp.
- Kết luận:

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1.1.Nguồn lao động
1.1.1.Quan niệm về nguồn lao động:
Liên Hợp Quốc quan niệm Nguồn lao động (hay lực lượng lao động): là bộ
phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật 1.
F
0
P


P

Tuổi lao động thường được tính từ 15 hoặc 16-60 tuổi đối với nam và 15 hoặc 16
- 55 tuổi đối với nữ. Nhưng trong thực tế, dân số trên và dưới tuổi lao động đều có
tham gia lao động. Hơn nữa, ở mỗi nước tuổi lao động cũng được qui định khác nhau
nên quan niệm về nguồn lao động cũng khác nhau ở mỗi quốc gia.
Ở Hoa Kỳ tuổi lao động được quy định từ 15 - 65 tuổi đối với cả nam và nữ 2 .
F
1
P

P

Ở Nhật Bản tuổi lao động được tính từ 15 - 60 tuổi đối với nữ, từ 15 - 64 tuổi
đối với nam 3.
F
2
P

P

Ở Canada tuổi lao động được quy định từ 15 - 65 tuổi đối với cả nam và nữ 4.
F
3
P

P

Ở Anh tuổi lao động được quy định từ 15- 65 tuổi đối với cả nam và nữ 5.
F

4
P

P

Ở Trung Quốc tuổi lao động được quy định từ 15- 55 tuổi đối với nữ và từ 1560 tuổi đối với nam.
Ở Việt Nam: Năm 1994, tuổi lao động được tính từ: 16-60 tuổi đối với nam, từ
16 - 55 tuổi đối với nữ 6 . Năm 2002, qui định dân số trong tuổi lao động có thay đổi:
F
5
P

P

từ 15- 60 tuổi đối với nam và từ 15 - 55 tuổi đối với nữ 7.
F
6
P

1

P

http:/www states.gov.lc.labour force concepts.htm
http:/www states.gov.lc.labour force concepts.htm
3
http:/www states.gov.lc.labour force concepts.htm
4
http:/www states.gov.lc.labour force concepts.htm
5

http:/www states.gov.lc.labour force concepts.htm
6
Bộ luật lao động Việt Nam năm 1994, Điều 6, chương I - trang 12 và 211
7
Bộ luật lao động Việt Nam năm 2000, Điều 6, chương I - trang 12 và 211
2

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


17
Nguồn lao động là bộ phận dân cư có đầy đủ khả năng lao động có thể sử dụng
vào công việc lao động kể cả vật chất và tinh thần 8.
F
7
P

P

Nguồn lao động là bộ phận dân số trong và ngoài tuổi lao động, có khả năng
lao động và có nhu cầu làm việc 9.
F
8
P

P

Như vậy, ở Việt Nam chúng ta hiểu nguồn lao động là bộ phận dân số trong và
ngoài tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có việc làm hay không có việc làm
mà có nhu cầu làm việc.


1.2.Kết cấu lao động
Kết cấu lao động là tình trạng kết hợp các bộ phận hợp thành nguồn lao động của
một nước theo từng mặt, từng tiêu chuẩn nhất định. Ví dụ: Kết cấu theo giới tính, kết
cấu theo độ tuổi, kết cấu theo trình độ văn hóa, kết cấu theo trình độ chuyên môn kỹ
thuật...
1.2.2.Kết cấu lao động theo độ tuổi
Kết cấu lao động theo độ tuổi là sự phân chia dân số trong tuổi lao động thành
các nhóm tuổi khác nhau.
Sự thay đổi kết cấu lao động theo độ tuổi phụ thuộc chủ. yếu vào sự thay đổi tỷ
xuất sinh của dân số. Xu hướng chung ở các nước là mức sinh giảm dần, dẫn tới mức
gia tăng lao động cũng giảm dần cùng với sự già đi của dân số. Tỷ lệ nhóm lao động
trẻ tuổi giảm xuống, nhóm lao động cao tuổi tăng lên. Ngoài ra, kết cấu lao động theo
độ tuổi còn phụ thuộc vào tuổi thọ, mức sống của người dân ở mỗi vùng, mỗi quốc
gia.
1.2.2.Kết cấu lao động theo giới:
Thông thường, kết cấu lao động theo giới được tính bằng các tỷ số sau:

8
9

Thuật ngữ địa lý-Nguyễn Dược, Trung Hải, NXB Giáo dục, trang 135
Thực trạng lao động-việc làm Việt Nam 2000, NXB Lao động-Xã hội, 2000

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


18
tổng lao động nam hoặc nữ/tổng lao động. Kết cấu lao động theo giới thay đổi theo
loại hình công việc. Đối với những ngành lao động nặng nhọc, lực lượng lao động chủ

yếu là nam; với những công việc nhẹ như công nghiệp dệt, may mặc... lao động chủ
yếu là nữ.
Kết cấu lao động theo giới phản ánh tính chất, đặc điểm, loại hình công việc và
mức độ bình đẳng nam - nữ. Trong một chừng mực nhất định, nó chi phối năng suất
lao động và các sinh hoạt xã hội.
Trên thế giới, khi nền kinh tế càng phát triển thì xu hướng gia tăng tỷ lệ lao động
nữ càng cao, tạo cơ hội cho sự bình đẳng nam - nữ.
1.2.3.Kết cấu lao đông theo trình độ văn hóa
Kết cấu lao động theo trình độ văn hóa phản ánh tình độ học vấn của dân cư - lao
động, đồng thời nó thể hiện tình hình và khả năng phát triển nền kinh tế của một vùng,
một nước ...
Chỉ tiêu để đánh giá trình độ văn hóa của dân số nói chung là tỉ lệ người biết chữ
và bình quân số năm đến trường.
Đối với lực lượng lao động, kết cấu theo trình độ văn hóa được tính theo từng
cấp học và bình quân lớp học cao nhất tính theo đầu người. Tỉ lệ lao động biết chữ là
phần trăm những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, hiểu và viết được những câu ngắn,
đơn giản trên tổng lao động.
Trong thực tế, chỉ số bình quân lớp học cao nhất tính theo đầu người của tổng
dân số hoạt động kinh tế thường thấp hơn so với tổng dân số.
1.2.4.Kết cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Kết cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện mức độ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế. Nó là kết qua của việc thực hiện đường lối,
chính sách giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Nếu
người lao động được bố trí làm đúng chuyên môn của mình sẽ phát huy được năng lực
tay nghề đem lại hiệu qua kinh tế - xã hội cao.
Ở các nước phát triển, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao hơn hẳn so với

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương



19
các nước đang phát triển.
ở nước ta, cơ cấu đào tạo lao động còn bất hợp lý, tỷ lệ: 1 - 1,6 - 3, cứ 1 lao động
cao đẳng, đại học và trên đại học có 1,6 lao động trung học chuyên nghiệp và 3 công
nhân. Trong khi theo các nhà kinh tế học, tỷ lệ hợp lý tương ứng phải là: 1 - 4 -10. Vì
vậy, hiện nay nhiều doanh nghiệp tuyển lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
nhưng nguồn lao động nước ta chưa đáp ứng được. Trên thế giới hiện nay, tỷ lệ lao
động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng ngày một gia tăng.
1.2.5.Kết cấu lao động theo ngành
Kết cấu lao động theo ngành là tình trạng phân bố sắp xếp nguồn lao động của
một vùng, một nước (hoặc trên toàn thế giới) vào các ngành kinh tế khác nhau, đảm
bảo cho sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
Việc phân chia lao động theo ngành chủ yếu dựa vào tính chất và nội dung của
hoạt động sản xuất. Lao động thường được chia thành ba ngành tương ứng với ba lĩnh
vực kinh tế: nông - lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Sự phân
chia lao động theo ngành phản ánh tình hình và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia. Bởi vì, sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao
động.
Với xu hướng phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, tỷ lệ lao động trong khu
vực sản xuất vật chất sẽ giảm xuống, tỷ lệ lao động trong khu vực không sản xuất vật
chất tăng lên; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần và tăng dần tỷ lệ lao động công
nghiệp - dịch vụ.
Thực tế cho thấy, ở các nước phát triển, qua trình công nghiệp hóa mạnh đã sử
dụng hiệu qua và hợp lý nguồn lao động và nâng cao mức sống cho người dân.
1.2.6.Kết cấu lao động theo thành phần kinh tế
Kết cấu lao động theo thành phần kinh tế phụ thuộc vào chế độ chính tri-xã hội
của mỗi quốc gia. Nó thể hiện sự khác biệt và tính đa dạng của nền kinh tế.
Ở nước ta, trước kia chỉ có hai thành phần kinh tế: quốc doanh và tập thể. Từ khi
phát triển nền kinh tế thị trường đến nay, kết cấu lao động theo thành phần kinh tế đã
có sự thay đổi lớn. Ngoài khu vực quốc doanh, nền kinh tế nước ta còn có khu vực


Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


20
ngoài quốc doanh với các thành phần sau: tập thể, cá thể và gia đình, tư bản tư nhân,
tư bản nhà nước).
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta đang thay đổi theo hướng giảm dần tỷ
lệ lao động ở khu vực quốc doanh, tăng tỷ lệ lao động ở khu vực ngoài quốc doanh.
Sự chuyển dịch đó phù hợp với đặc điểm và khả năng phát triển của nền kinh tế - xã
hội nước ta, phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

1.3.Sử dụng lao động
1.3.1.Một số khái niệm cổ liên quan đến sử dụng lao động.
Để đánh giá mức độ tham gia hoạt động kinh tế của nguồn lao động, Liên Hợp
Quốc đã chia nguồn lao động thành hai nhóm: Dân số hoạt động kinh tế (HĐKT) và
Dân số không HĐKT.
Dân số HĐKT: là những người trong độ tuổi lao động đang làm việc hay không
có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc trong một khoảng thời gian xác định.
Dân số không HĐKT: là những người trong độ tuổi lao động không tham gia
hoạt động kinh tế vì các lý do sau đây: đi học, nội trợ, tàn tật, ốm đau hoặc tình trạng
khác .
Ở Hoa Kỳ: Dân số HĐKT là bộ phận dân số từ 15 tuổi trở lên, đang có việc làm
hay thất nghiệp mà có nhu cầu tìm việc và sẵn sàng làm việc.
Dân số không hoạt động kinh tế là những người từ 15 tuổi trờ lên không tham
gia hoạt động kinh tế vì các lý do sau đây: đi học, đang làm công việc nội trợ cho bản
thân và gia đình, qua đau ốm, tàn tật không có khả năng lao động không có nhu cầu
làm việc hoặc ở tình trạng khác 10.
F
9

P

P

Ở Nhật Bản: Dân số HĐKT là bộ phận dân số từ 15 tuổi trở lên, đang làm việc
hay thất nghiệp mà có nhu cầu làm việc.

10

http:/www.states.gov.lc.labour force concepts.htm

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


21
Dân số không hoạt động kinh tế là những người từ 15 tuổi trở lên không tham
gia hoạt động kinh tế vì các lý do sau đây: đi học, đang làm công việc nội trợ cho bản
thân và gia đình, qua đau ốm, tàn tật không có khả năng lao động hoặc không có nhu
cầu làm việc 11.
F
0
1
P

P

Ở Canada: Dân số HĐKT là bộ phận dân số từ 15 tuổi trở lên, đang có việc làm
hay thất nghiệp mà có nhu cầu làm việc
Dân số không hoạt động kinh tế là những người từ 15 tuổi trở lên không tham
gia hoạt động kỉnh tế vì các lý do sau đây: đi học, đàng làm công việc nội trợ cho bản

thân và gia đình, qua đau ốm, tàn tật không có khả năng lao động, hoặc ở vào tình
trạng khác 12.
1F
P

P

Ở Việt Nam: Vận dụng quan điểm trên của Liên Hợp Quốc, Bộ Lao động Thương -binh - Xã hội Việt Nam cũng xem xét mức độ tham gia hoạt động kinh tế
của nguồn lao động theo hai nhóm: Dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt
động kinh tế 13.
F
2
1
P

P

Dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động) là bộ phận dân số từ 15 tuổi trở
lên, đang có việc làm hay không có việc làm mà có nhu cầu làm việc
Dân số hoạt động kinh tế trong tuổi lao động (lực lượng lao động trong độ tuổi
lao động) là những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15- 60 tuổi, nữ từ 15- 55
tuổi), có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc không có việc mà có nhu cầu và
sấn sàng làm việc.
Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên là những người đủ 15 tuổi trở lên có tổng
số ngày làm việc và có nhu cầu làm thêm lớn hơn hoặc bằng 183 ngày/năm.
Căn cứ vào tình trạng việc làm thường xuyên, dân số hoạt động kinh tế thường
xuyên được chia ra 2 loại:
- Dân số có việc làm thường xuyên
- Dân số có việc làm không thường xuyên


11

http:/www.states.gov.lc.labour force concepts.htm
http:/www.states.gov.lc.labour force concepts.htm
13
Thực trạng lao động – việc làm Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, 2000
12

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


22
Dân số có việc làm thường xuyên: là những người thuộc bộ phận dân số hoạt
động kinh tế thường xuyên, có tổng số ngày làm việc thực tế lớn hơn hoặc bằng tổng
số ngày có nhu cầu làm thêm (> hoặc = 183 ngày/năm).
Dân số có việc làm không thường xuyên, là những người thuộc bộ phận dân số
hoạt động kinh tế thường xuyên, có tổng số ngày làm việc thực tế nhỏ hơn tổng số
ngày có nhu cầu làm thêm (<183 ngày/năm).
Dân số không hoạt động kinh tế là những người từ 15 tuổi trờ lên không tham
gia hoạt động kinh tế vì các lý do sau đây: đang đì học, đang làm công việc nội trợ
cho bản thân và gia đình, qua đau ốm, tàn tật không có khả năng lao động, hoặc ở
vào tình trạng khác.
1.3.2.Quan niệm về viêc làm, thất nghiệp.
Trong thị trường lao động, người lao động được coi là có việc làm khi có người
mua hàng hóa sức lao động mà họ muốn bán. Ngược lại, khi người lao động mong
muốn bán sức lao động mà không tìm được người mua thì bị coi là thất nghiệp.
Trên thực tế, việc xác định người có việc làm và thất nghiệp ở mỗi quốc gia có
những khác biệt nhất định, tùy thuộc vào quan niệm thế nào là "việc làm " và "thất
nghiệp
1.3.2.1.Quan niệm về việc làm:

Dưới góc độ triết học, kinh tế học, xã hội học... việc làm được xác định là dạng
hoạt động có ích của con người 14.
F
3
1
P

P

Liên Hợp Quốc quan niệm: Việc làm là tất cả các hoạt động tạo ra thu nhập mà
không bị pháp luật ngăn cấm 15.
F
4
1
P

P

Ở nước ta, trong cơ chế kế hoạch tập trung trước kia, xã hội thừa nhận người có
việc làm chân chính là người được nhà nước bố trí, sắp xếp việc làm trong thành phần
kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.

14
15

Quản trị nguồn nhân lực, Trần Kim Dung, NXB Giáo dục, 2001
http:/www.states.gov.lc.unemployment concepts.htm

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương



23
Hiện nay, trong cơ chế thị trường, với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, quan niệm về việc làm ở nước ta đã thay đổi một cách căn bản.
"Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm, đều được
thừa nhận là việc làm" 16.
F
5
1
P

P

Như vậy, các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:
- Tất cả các hoạt động tạo ra của cải vật chất hoặc tinh thần, không bị pháp luật
cấm, được trả công bằng tiền hoặc hiện vật.
- Những công việc tự làm để mang lại lợi ích hoặc tạo thu nhập cho bản thân,
cho gia đình và cho cộng đồng, kể cả những công việc không được trả công bằng tiền
mặt hoặc hiện vật.
Như vậy, việc làm là tất cả những công việc trong các nhà máy, công sở, các
công việc nội trợ, chăm sóc con cái trong gia đình...
Quan niệm về việc làm mở rộng đã tạo khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao
động. Thị trường việc làm cũng được mở rộng với tất cả các thành phần kinh tế, các
hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Người lao động được tự
do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết, thuê mướn theo luật pháp để tạo ra việc làm
cho bản thân và xã hội.
Người có việc làm

17
F

6
1
P

P

là những người từ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân sô

HĐKT, mà trong tuần lễ trước điều tra họ là những người:
- Đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền
hay hiện vật.
- Đang làm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công hay lợi nhuận
trong các công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình mình.
- Đã có công việc trước đó, song trong tuần lễ trước điều tra tạm thời không làm
việc và sẽ trở lại tiếp tục làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ.
16

17

Bộ luật lao động Việt Nam năm 2002, Điều 13 chương II, trang 142.
Thực trạng Lao động - Việc làm Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, 2000.

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


24
Căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và nhu cầu làm thêm trong tuần lễ trước
điều tra, người có việc làm được chia ra: người đủ việc lầm và người thiếu việc làm 18.
F
7

1
P

Người đủ việc làm

19
F
8
1
P

P

P

: là những người làm việc 40giờ/tuần trở lên, hoắc những

người có số giờ làm việc nhỏ hơn 40gỉờ/tuần, nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ qui định
đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo qui định hiện hành
(30giờ/tuần).
Người thiếu việc làm

20
F
9
1
P

P


: là những người làm việc dưới 40 giờ/tuần, hoặc có số

giờ làm việc nhỏ hơn những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo qui
định hiện hành, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm việc nhưng không có việc để
làm, trừ những người thất nghiệp (dưới 8giờ/tuần).
Ở nước ta, thiếu việc làm là tình trạng phổ biến, đặc biệt ở khu vực nông thôn.
Đây thực sự là một vấn đề bức xúc cần giải quyết trong qua trình phát triển kinh tế xã hội.
1.3.2.2.Quan niệm về thất nghiệp:
Trong thị trường lao động, thất nghiệp là khái niệm dùng để chỉ những người
trong lực lượng lao động, có ý muốn đi làm (thể hiện qua những cố gắng đi tìm việc
làm, hoặc đang chờ để trở lại nơi làm việc cũ), nhưng hiện đang không có việc làm
trong một khoảng thời gian xác định.
Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình trạng một số người
trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức
tiền công đang thịnh hành 21 .
F
0
2
P

P

Canada quan niệm người thất nghiệp là người trong tuổi lao động (từ 15-65
tuổi) có đăng kỷ việc làm mà không được tuyển dụng và phải hưởng trợ cấp thất
nghiệp 22 .
F
1
2
P


P

Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường lao động ở Việt Nam năm 2000, trang 6.
Thực trạng Lao động – Việc làm Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, 2000
20
Thực trạng Lao động – Việc làm Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, 2000
21
http:/www.states.gov.lc.employment concepts.htm
22
http:/www.states.gov.lc.unemployment concepts.htm
18
19

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


25
Việt Nam quan niệm người thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm
DS HĐKT, hiện tại đang:
- Đi tìm việc làm trọng 4 tuần qua, hoặc không đi tìm việc vì không biết tìm việc
ở đâu hoặc tìm mãi mà không được.
- Có tổng số giờ làm việc dưới 8giờ/tuần, mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ
nhưng không tìm được việc" 23 .
F
2
P

P

Theo các lý thuyết kinh tế học lao động, có rất nhiều dạng thất nghiệp khác

nhau. Dưới đây là ba loại hình thất nghiệp chủ yếu

24
F
3
2
P

P

:

Thất nghiệp tạm thời: phát sinh do chuyển cư hoặc chuyển tiếp các giai đoạn
của cuộc sống.
Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi cung - cầu lao động không trùng nhau đối với
từng loại lao động, từng ngành, từng vùng, từng khu vực kinh tế (tức là không đồng
bộ giữa trình độ tay nghề và cơ hội có việc làm)
Thất nghiệp chu kỳ: Sinh ra do nhu cầu về sức lao động thấp trong toàn bộ nền
kinh tế.
Ở nước ta hiện nay, các loại hình thất nghiệp dưới đây rất đáng được chú ý:
Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp dò sự mất cân bằng giữa cung và cầu lao
động. Sự mất cân bằng này nảy sinh khi có những điều chỉnh ừong chính sách kinh tế,
dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu sản xuất, tiêu thụ của các doanh nghiệp, các
ngành hoặc toàn nền kinh tế; làm cho một số ngành kinh tế bị suy thoái, đồng thời
xuất hiện một số ngành nghề mới. Những thay đổi này làm cho các kỹ năng, tay nghề
cũ của người lao động không còn thích hợp và họ buộc phải thôi việc hoặc phải cần
một khoảng thời gian nhất định để tái đào tạo.
Thất nghiệp do mùa vụ: Thất nghiệp dạng này xuất hiện có tính chất định kỳ
trong một khoảng thời gian xác định (thường là trong một năm) do tính mùa vụ của
qua tành sản xuất kinh doanh gây ra.


23
24

Thực trạng Lao động – Việc làm Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, 2000
Thị trường lao động Việt Nam, Bộ kế hoạch và Đầu tư 2000

Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương


×