Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở một số trường đại học tại tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG

NHU CẦU THÀNH ĐẠT TRONG NGHỀ
NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 04/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG

NHU CẦU THÀNH ĐẠT TRONG NGHỀ
NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.TRẦN THỊ THU MAI

Thành phố Hồ Chí Minh –Tháng 04/2012



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 7
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................................... 8
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 8
4. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................................... 8
5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................ 9
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 9
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 10
8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................................. 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THÀNH ĐẠT TRONG NGHỀ NGHIỆP . 14
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 14
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài .......................................................................................... 14
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................................... 22
1.2. Những vấn đề lí luận về NCTĐTNN của GV trẻ .......................................................... 23
1.2.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................. 23
1.2.1.1. Nhu cầu ........................................................................................................... 23
1.2.1.2. Thành đạt ......................................................................................................... 29
1.2.1.3. Nhu cầu thành đạt ............................................................................................ 30
1.2.1.4. Nghề nghiệp .................................................................................................... 33
1.2.1.5. Thành đạt trong nghề nghiệp ........................................................................... 35
1.2.1.6. Nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp .............................................................. 35
1.2.2. Một số vấn đề về NCTĐ nghề nghiệp của GV trẻ ................................................. 36
1.2.2.1. Vài nét về GV trẻ ............................................................................................ 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU THÀNH ĐẠT TRONG NGHỀ NGHIỆP CỦA
GIẢNG VIÊN TRẺ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP. HCM .................................. 61
2.1. THỂ THỨC NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 61
2.1.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................. 61
2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu ...................................................................................... 62
2.2. THỰC TRẠNG NCTĐTNN CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ............................................... 65

2.2.1. Đánh giá chung về NCTĐTNN của GV trẻ thông qua trắc nghiệm....................... 65
2.2.2. Quan niệm về sự TĐTNN của giảng viên trẻ ......................................................... 70
2.2.3. Thực trạng NCTĐTNN của GV trẻ thông qua các nội dung cụ thể ....................... 75


2.2.3.1. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ ...................................................................................................................... 78
2.2.3.2. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn có những giờ giảng đạt hiệu quả
cao ................................................................................................................................ 82
2.2.3.3. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn đóng góp cho sự phát triển của xã
hội ................................................................................................................................. 84
2.2.3.4. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn đảm bảo thu nhập và nâng cao đời
sống .............................................................................................................................. 87
2.2.3.5. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn làm việc trong môi trường có tính
thi đua cao .................................................................................................................... 89
2.2.3.6. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn có được một vị trí cao trong tập thể
sư phạm ........................................................................................................................ 91
2.2.3.7. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
...................................................................................................................................... 93
2.2.4. Các yếu tố tác động đến NCTĐTNN của GV trẻ ................................................... 94
2.2.4.1. Yếu tố chủ quan............................................................................................... 96
2.2.4.2. Yếu tố khách quan ........................................................................................... 99
2.5. Biện pháp nhằm thỏa mãn NCTĐTNN của giảng viên trẻ ......................................... 103
2.5.1. Đối với cá nhân giảng viên trẻ ............................................................................. 104
5.2.2. Đối với các trường đại học nơi giảng viên trẻ công tác........................................ 106
2.5.3.Đối với Bộ Giáo Dục và Đào tạo .......................................................................... 110
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 113
1. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 113
1.1. Về lý luận ................................................................................................................ 113
1.2. Về thực tiễn ............................................................................................................. 113

2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 115
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ............................................................................. 115
2.2. Đối với các Trường Đại học .................................................................................... 115
2.3. Đối với Giảng viên .................................................................................................. 116


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

NC

Nhu cầu

2

NCTĐ

Nhu cầu thành đạt

3

NCTĐTNN


Nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp

4

GV

Giảng viên

5

ĐTB

Điểm trung bình

6

ĐLC

Độ lệch chuẩn

7

AH

Ảnh hưởng

8

N


Số lượng tổng

9

SV

Sinh viên

10

MYN

Mức ý nghĩa

11

f

Tần số

12

%

Tỉ lệ phần trăm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Trang
Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu
54
Bảng 2.2. NCTĐTNN của GV trẻ biểu hiện qua trắc nghiệm
59
Bảng 2.3. Phân bố điểm NCTĐTNN của giảng viên trẻ
59
Bảng 2.4. Mối tương quan giữa NCTĐTNN và một số nội dung khác
61
trong hoạt động nghề nghiệp
Bảng 2.5. Quan niệm của GV về sự TĐTNN
63
Bảng 2.6. NCTĐTNN của GV trẻ thông qua các nội dung cụ thể
69
Bảng 2.7. Phương thức thỏa mãn NCTĐTNN của giảng viên trẻ thông
72
qua mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Bảng 2.8. NCTĐTNN của GV trẻ được thể hiện thông qua mong
76
muốn có những giờ giảng đạt hiệu quả cao
Bảng 2.9. Mong muốn đóng góp cho sinh viên của giảng viên trẻ
78
Bảng 2.10. Mô tả công việc làm thêm của giảng viên trẻ
81
Bảng 2.11. Các yếu tố tác động đến sự thành công trong nghề nghiệp
88
Bảng 2.12. Lí do GV gắn bó với công việc dạy học
90
Bảng 2.13. Ảnh hưởng của yếu tố năng lực chuyên môn
91

Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc nhóm gia đình
93
Bảng 2.15. Đánh giá của giảng viên trẻ về tác động của những yếu tố
94
của trưởng khoa đối với tính tích cực của họ trong công việc
Bảng 2.16. Tác động của quá trình hội nhập đến NCTĐTNN của GV
96
trẻ
Bảng 2.17. Một số biện pháp của cá nhân giảng viên trẻ nhằm thỏa
97
mãn NCTĐTNN
Bảng 2.18. Một số biện pháp của trường đại học nhằm thỏa mãn 100
NCTĐTNN của GV trẻ
Bảng 2.19. Một số biện pháp của Bộ Giáo Dục nhằm thỏa mãn 103
NCTĐTNN của GV trẻ
Biểu đồ 2.1. So sánh nội dung của TĐTNN theo nhóm
68
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của GV trẻ về điều kiện làm việc tại trường
95


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhu cầu thúc đẩy tính tích cực trong nhân cách. Nhu cầu chi phối
mạnh mẽ đến tâm lý của con người nói chung hoạt động của con người nói
riêng. Con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau, từ những nhu cầu vật chất
đơn giản đến những nhu cầu tinh thần cao hơn. Nhu cầu thành đạt trong nghề
nghiệp là nhu cầu tinh thần, nhu cầu bậc cao của con người. Đó là tự khẳng
định sự tồn tại của cá nhân và sự vươn lên thăng tiến trong nghề. Nhu cầu, nhu
cầu thành đạt trong nghề nghiệp được nẩy sinh, hình thành và phát triển trong

chính hoạt động nghề của con người. Việc thỏa mãn nhu cầu, nhu cầu thành đạt
trong nghề nghiệp là sức mạnh nội tại thúc đẩy và điều chỉnh hành vi của con
người. Nó qui định chiều hướng, tính chất phát triển của công việc. Trong hoạt
động nghề nghiệp, những người có nhu cầu thành đạt cao thường có xu hướng
hoàn thành các công việc được giao một cách tốt nhất. Và ngược lại, những
người có nhu cầu thành đạt thấp sẽ có xu hướng làm việc cầm chừng, sự nỗ lực
trong công việc còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu nhu cầu thành đạt trong nghề
nghiệp ở những khía cạnh khác nhau, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn đặc điểm,
bản chất, các biểu hiện cụ thể của nó trong từng nghề nghiệp nhất định để từ đó
tìm ra các biện pháp làm cho con người thỏa mãn nhu cầu thành đạt của mình
trong nghề nghiệp là điều cần thiết.
1.2. Trong bất cứ thời đại lịch sử nào, xã hội nào, giảng viên – những
con người lĩnh nhiệm vụ đào tạo ra nguồn nhân lực kế thừa, đều giữ vai trò
quan trọng. Trong thời đại hiện nay, khi khoa học kĩ thuật trong nước và thế
giới đang phát triển như vũ bão thì giáo viên càng giữ vai trò đặc biệt quan
trọng. Giảng viên – những người nhận lấy sứ mệnh đưa tri thức đến với các thế
hệ con người, góp phần trực tiếp trong việc tạo ra nguồn nhân lực việc sự phát


triển đất nước. Họ sẽ góp phần trực tiếp trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có
trình độ khoa học kĩ thuật, chuyên môn, tay nghề để phát triển đất nước.
Nhu cầu tuyển dụng và sử dụng giảng viên trẻ kế thừa những giảng viên
nhiều thâm niên kinh nghiệm giảng dạy của các trường đại học hiện nay là rất
lớn. Chẳng hạn, trường đại học Bách Khoa TP.HCM hiện nay có hơn 50% là
giảng viên dưới 35 tuổi; trường đại học Sư Phạm kĩ thuật TP.HCM có hơn
60%, trường đại học Sư Phạm TP.HCM có 189/558 là giảng viên trẻ, một số đại
học ngoài công lập như Văn Lang, Hùng Vương, Hoa Sen rất nhiều giảng viên
trẻ giữ những chức vụ quan trọng như trưởng, phó khoa, chủ nhiệm bộ môn.
Do đó để nghiên cứu tìm kiếm, phát huy những nhân tố tích cực, hạn
chế những rào cản tâm lý đối với tính tích cực trong nghề thì việc tìm hiểu nhu

cầu thành đạt trong nghề của giảng viên trẻ là điều cần thiết.
1.3. Thực tiễn nghiên cứu Việt Nam cho thấy việc nghiên cứu sâu về nhu
cầu thành đạt trong nghề nghiệp nói chung và nhu cầu thành đạt trong nghề
nghiệp của giảng viên trẻ còn ít được quan tâm.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi chọn lựa nghiên cứu đề tài “Nhu
cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở một số trường đại học
tại TP.HCM”.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu: nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp
2.2. Khách thể nghiên cứu: GV trẻ ở một số trường đại học tại TP.HCM.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm tìm hiểu nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của
GV trẻ ở một số trường đại học tại TP.HCM, từ đó đề xuất những biện pháp
nhằm đáp nhu ứng cầu thành đạt trong nghề nghiệp của GV trẻ.
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của GV trẻ ở các
khía cạnh sau:


+ Đánh giá tổng quan nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của GV
thông qua trắc nghiệm NCTĐTNN
+ Quan niệm của GV trẻ về sự thành đạt trong nghề nghiệp
+ Biểu hiện nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp
+ Các yếu tố tác động đến nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp: các yếu
tố tâm lý cá nhân, các yếu tố tâm lý xã hội và các yếu tố khác.
4.2. Khách thể nghiên cứu
200 giảng viên trẻ giảng ở một số trường đại học ở TP.HCM: Đại học
Hoa Sen, Đại học Mở, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Sài Gòn, Đại học
Sư Phạm TP.HCM, Đại học Hùng Vương, Đại học Tài nguyên môi trường, Đại

học Kinh tế - Tài chính, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Văn
Lang, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Thể Dục Thể Thao TP.HCM, Đại học
Gia Định, Học viện Hành Chánh Quốc Gia.
4.3. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu ở một số trường đại học tại địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ biểu hiện ở
nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó GV trẻ đề cao việc được đánh giá cao về
trình độ chuyên môn.
Nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố tâm lý cá nhân chi phối mạnh mẽ
nhất.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về nhu cầu, nhu cầu thành đạt
trong nghề nghiệp.
6.2. Khảo sát biểu hiện nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của GV trẻ.


6.3. Tìm hiểu một số yếu tố tác động đến nhu cầu thành đạt trong nghề
nghiệp của GV trẻ.
6.4. Đề xuất những biện pháp tâm lý nhằm đáp ứng nhu cầu thành đạt
trong nghề nghiệp của GV trẻ.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cúu
Việc nghiên cứu được tiến hành theo các quan niệm như sau:
7.1.1. Quan niệm hoạt động
Với tính chất là một cá nhân, mỗi chủ thể sinh ra đều có những nhu cầu.
Ban đầu nhu cầu xuất hiện như một điều kiện, tiền đề cho hoạt động. Nhu cầu

nảy sinh hình thành phát triển, thay đổi trong và theo hoạt động của con người.
Khi hoạt động của con người thay đổi thì nhu cầu ngay lập tức cũng biến đổi,
và con người tiếp tục hoạt động nhằm thõa mãn các nhu cầu đang thay đổi của
mình. Do đó thật sự vô nghĩa khi tách rời mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt
động. Có thể biễu diễn mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động bằng sơ đồ sau:
Hoạt động – Nhu cầu – Hoạt động.
Sự nảy sinh và hình thành nhu cầu thành đạt cũng sẽ không nằm ngoài
sơ đồ trên. Nhu cầu thành đạt của cá nhân hình thành, phát triển và tương tác
với môi trường xung quanh trong và thông qua hoạt động nghề nghiệp của
mình. Tính chất hoạt động nghề nghiệp sẽ chi phối nội dung, tính chất và mức
độ biểu hiện của nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp.
7.1.2. Quan niệm hệ thống cấu trúc: xem xét nội dung nghiên cứu trong mối
quan hệ với nhiều mặt: Nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên
biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan khác nhau.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Mục đích: Tìm hiểu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước xung quanh vấn đề nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp để:


- Chỉ ra các khía cạnh đã và chưa đề cập xung quanh vấn đề nhu cầu,
nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp.
- Xác định quan điểm chủ đạo và khái niệm công cụ, khái niệm liên quan
trong nghiên cứu thực tiễn.
- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
Cách thức thực hiện: thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Xin ý kiến chuyên gia: xin ý kiến các chuyên gia trong cách thức thực

hiện đề tài, giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện đề
tài.
7.2.2.2. Điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Đây là phương pháp được sử dụng chính trong đề tài, bảng
hỏi nhằm tìm hiểu các vấn đề sau đây:
-

Quan niệm của giảng viên trẻ về sự thành đạt trong nghề nghiệp

-

Biểu hiện nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ

-

Các yếu tố ảnh hưởng đến NCTĐTNN của giảng viên trẻ

-

Các biện pháp nhằm đáp ứng NCTĐTNN của giảng viên trẻ

Cách thức tiến hành:
Thiết kế bảng hỏi: Trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi mở, kết hợp với việc
tổng hợp cơ sở lý thuyết để thiết kế bảng hỏi sử dụng trong đề tài.
Khảo sát thử:
-

Xác định thời gian cho việc trả lời bảng hỏi

-


Tính toán các giá trị, độ tin cậy câu trắc nghiệm và bảng hỏi

-

Tiến hành sửa chữa các mệnh đề chưa đạt yêu cầu

Điều tra chính thức
- Đưa bảng hỏi đến từng khách thể
- Khách thể hoàn thành bảng hỏi một cách độc lập với nhau trong thời
gian cho phép.


7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin về
NCTĐTNN của giảng viên đã thu được khi khảo sát rộng.
Nội dung: bao gồm các thông tin về hoàn cảnh bản thân, quan niệm về
TĐNN, ý kiến đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự TĐNN, các thành tích của
bản thân, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sự thành đạt trong nghề
nghiệp.
Cách thức tiến hành: phỏng vấn trực tiếp 20 giảng viên trẻ
7.2.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: xử lý và mã hóa các thông số cần dùng trong đề tài nghiên
cứu.
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 13.0 để xử lý dữ liệu thu được. Các
phép thông kê cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu:
Phân tích thống kê miêu tả: Câu 1: Tìm hiểu quan niệm của giảng viên
trẻ về sự thành đạt trong nghề nghiệp. Câu trả lời bao gồm 12 mệnh đề, mỗi
giảng viên được quyền chọn lựa nhiều mệnh đề khác nhau.
Phân tích thông kê suy luận: các câu còn lại của bảng hỏi nghiên cứu

sự ngẫu nhiên, sai số của các tập dữ liệu từ đó mô hình hóa và đưa ra các suy
luận cho tổng thể. Các suy luận có thể là kiểm định giả thuyết thống kê, mô tả
sự tác động qua lại giữa các biến số (các loại tương quan), các phương pháp so
sánh giá trị trung bình (T – test, Chi – square, Anova)
8. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận của nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu
1.2. Những vấn đề lý luận về NCTĐTNN của giảng viên trẻ
Chương 2: Thực trạng NCTĐTNN của giảng viên trẻ ở một số trường đại học
tại TP.HCM
2.1. Thể thức nghiên cứu
2.2. Thực trạng NCTĐTNN của giảng viên trẻ


Kết luận – kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THÀNH ĐẠT
TRONG NGHỀ NGHIỆP
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Từ việc tổng kết các công trình nghiên cứu về NCTĐ và NCTĐTNN của
các tác giả trong và ngoài nước cho thấy NCTĐ được nhiều tác giả đề cập từ
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên NCTĐTNN còn ít được quan tâm. Dưới đây
là một số xu hướng nghiên cứu chính với các tác giả đại điện về NCTĐ:
Xu hướng thứ nhất: xác định vị trí của NCTĐ trong hệ thống NC
Bàn về NC, người đầu tiên phải kể đến là S.Darwin, người cho rằng NC
của con người có nguồn gốc sinh học, ông đã đưa ra giả thuyết NC sinh vật

tương ứng với khuynh hướng của những hành vi thích hợp. Đến thế kỉ XIX
hàng loạt các tác giả Herbert.V.Kohler, E.Thorndike, N.E.Miller… đã đề xướng
lý thuyết NC cơ thể quyết định hành vi. Cuối thế kỉ XIX, Sigmund.Freud đưa
vấn đề NC vào Lý thuyết bản năng của con người. Theo Freud, lực vận động
hành vi con người nằm trong bản năng. Ông khẳng định tất cả hành vi của con
người đều hướng tới việc mong muốn thỏa mãn những NC cơ thể.
Trong xu hướng xác định vị trí của NCTĐ trong hệ thống NC có ba tác
giả đại diện tiêu biểu là A.Maslow, Henry Alexander Murray, Herzberg. Mỗi
tác giả xuất phát từ những tiêu chí khác nhau để phân loại NC. Tuy nhiên các
tác giả đều coi NCTĐ là NC cao cấp, NC tinh thần của con người.
Lý thuyết phân bậc NC của tác giả Maslow [55] chia NC của con người
thành 5 loại: NC sinh lí, NC an toàn, NC được thừa nhận, NC về sự tự trọng và
NC tự thể hiện. Sau đó vào năm 1970 Maslow hiệu chỉnh sự phân loại này
thành 7 bậc và năm 1990 là 8 bậc.
Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg [34] đã phân ra hai nhóm NC quan
trọng: NC thứ hạng cao (nhóm A – nhóm động cơ thúc đẩy) và NC thứ hạng
thấp (nhóm B – nhóm các yếu tố duy trì). Nhóm A bao gồm các NC: được thừa
nhận, được thăng quan tiến chức, NCTĐ, hứng thú của bản thân đối với các


công việc, trách nhiệm của bản thân đối với các công việc. Nhóm B bao gồm:
tiền công lao động, điều kiện làm việc…Theo tác giả, nhóm B tự nó không thể
làm động cơ thúc đẩy nhưng nó có thể làm hạn chế sự xuất hiện động cơ thúc
đẩy cá nhân làm việc, chỉ có nhóm A mới có thể tạo ra động cơ làm việc, trong
đó NCTĐ là một trong những yếu tố tạo động lực giúp các nhân hoàn thành
công việc và phấn đấu cho các mục đích của mình.
Thuyết nhân cách của Henry Alexander Murray [34] đã chia NC thành
20 loại khác nhau: NC về quyền lực; NC làm tổn thương người khác; NC tìm
kiếm các mối quan hệ bạn bè, NC bỏ rơi người khác; NC muốn vượt qua mọi
quy định; quy tắc ràng buộc bản thân; lấy mình làm trung tâm; NC phục tùng

một cách thụ động; NC tôn trọng, ủng hộ, NCTĐ: muốn chiến thắng, đánh bại,
vượt trội hơn người khác, muốn làm một cái gì đó nhanh chóng và tốt đẹp
muốn đạt trình độ cao trong công việc; NC trở thành trung tâm của sự chú ý;
NC được giải trí; NC đặt quyền lợi của mình lên trên tất cả; NC hướng ngoại,
quên lợi ích của người khác; NC tìm kiếm sự giúp đỡ, chia sẻ của người khác;
NC muốn giúp đỡ, chia sẻ với người khác; NC tránh bị trách phạt; NC phòng
vệ; NC tránh thất bại; NC an toàn; NC ngăn nắp, trật tự; NC phán đoán.
Xu hướng thứ hai: nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về NCTĐ
Các tác giả đại diện: Henry Alexander Murray, John Atkinson, Paul
Martin Fishbein, David McClelland, Janet Spencer và Robert Helmreich và một
số tác giả khác.
Người đầu tiên đề cập đến khái niệm NCTĐ dưới góc độ lý luận là
Henry Alexander Murray. Năm 1938, trong tác phẩm “những khám phá về con
người” tác giả đã đề cập đến khái niệm, tiêu chí và phép đo đạc NCTĐ. Ông
cho rằng NC của con người có nguồn gốc từ vô thức và NCTĐ cũng bắt nguồn
từ vô thức. Murray cũng đưa ra nhận định về “core psychology needs” (NC tâm
lý cốt lõi) bao gồm sự thành đạt, sự liên minh và quyền lực đã cung cấp nền
tảng cho nghiên cứu sau này của David McClelland. Ngoài ra, ông cũng đã phát
triển các khái niệm: NC tiềm tàng, NC hiện hữu, sự hối thúc (press)… [54]


John Atkinson đã đưa ra lý thuyết về giá trị mong đợi (expectancy –
value theory), theo ông NCTĐ được xây dựng trên cơ sở hai khuynh hướng:
hướng tới sự thành công và tránh thất bại, hai khuynh hướng này luôn tồn tại
song song trong một cá nhân. Ông khẳng định rằng, xu hướng hướng tới những
hành vi thành đạt là một hàm số bao gồm ba yếu tố: động cơ thành đạt, khả
năng có thể đạt được thành công, giá trị khích lệ của thành công, những yếu tố
này tỉ lệ thuận với xu hướng hướng tới những hành vi thành đạt [55]. Vào năm
1953 John Atkinson và David McClellan đã cho ra đời cuốn “động cơ thành
đạt”, trong tác phẩm này các tác giả xem động cơ thành đạt và NCTĐ là hai

phạm trù đồng nhất. Bên cạnh đó, David McClellan còn đưa ra học thuyết NC,
gồm NC có liên quan chặt chẽ với nhau: NC quyền lực, NC liên minh và
NCTĐ, các NC này có mối quan hệ mật thiết và không tách rời nhau. Tuy
nhiên, nhược điểm của học thuyết này là chưa đề cập đến các yếu tố xã hội,
những yếu tố thuộc về tâm lý của NC trong việc thực hiện hành vi của con
người.
Janet Spencer và Robert Helmreich khẳng định NCTĐ là xu hướng nhân
cách. Các tác giả đưa ra ba khía cạnh khác nhau của NCTĐ: định hướng trong
công việc, quyền lực và sự cạnh tranh. Sau đó đã phát triển thang đo WOFO
nhằm đo đạc các khía cạnh trên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự định
hướng tốt trong công việc là yếu tố đầu tiên dẫn tới việc thực hiện tốt các nhiệm
vụ đề ra. Janet Spencer và Robert Helmreich đã đưa ra ba yếu tố của NCTĐ
trong nghề nghiệp:
- Định hướng công việc: phản ánh sự nỗ lực làm việc và mong muốn
thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Quyền lực: là những mong muốn thực hiện thật hoàn hảo những công
việc khó khăn nhằm khẳng định bản thân.
- Cạnh tranh: là những mong muốn chiến thắng hoặc đánh bại kẻ khác.
Bên cạnh đó, một số lý thuyết về động cơ làm việc cũng gián tiếp bàn
đến NCTĐ như: Thuyết hai nhân tố của Herzberg cũng đã đề cập đến NCTĐ


như một nhân tố tạo nên sự thỏa mãn trong công việc; Thuyết hy vọng của
Vroom; Thuyết X, Y của Douglas McGregor; Thuyết Cân bằng của J.Stacey
Adam…
Xu hướng ba: nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của
NCTĐ
Có nhiều tác giả đã nghiên cứu NCTĐ thông qua quá trình hình thành và
phát triển của nó như: W. Robert, Carol Dweck, Hansson. Các tác giả đều nhận
định rằng NCTĐ diễn ra liên tục trong đời sống con người. Ở mỗi lứa tuổi khác

nhau, NCTĐ thể hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong mỗi thời điểm, con
người ý thức được NCTĐ phù hợp với khả năng của mình.
Theo tác giả W.Robert, con người có khả năng kiểm soát thế giới xung
quanh. Khả năng này được thể hiện ngay khi còn là một đứa trẻ, luôn khám
phá, tìm tòi và chiếm lĩnh thế giới đồ vật, con người luôn tìm kiếm những thách
thức và tìm phương pháp vượt qua những thách thức đó [54].
Tác giả Carol Dweck cho rằng mọi trẻ em đều trải qua thất bại và chúng
cố gắng vượt qua thách thức để đạt được những tiêu chuẩn về thành tích; những
đứa trẻ có thành tích cao có xu hướng hướng thành công của chúng vào nguyên
nhân bên trong, và ngược lại những đứa trẻ có thành tích thấp thường đổ lỗi cho
nguyên nhân bên ngoài. [55, 419-430]
Nhà nghiên cứu Hanson cùng các đồng nghiệp cho rằng NCTĐ phụ
thuộc vào từng giai đoạn phát triển. [51]
Xu hướng thứ tư: nghiên cứu mối quan hệ giữa NCTĐ và hoạt động
nghề nghiệp
David McClelland và các cộng sự [54] đã tiến hành nghiên cứu NCTĐ
với thành tích nghề nghiệp. Kết quả đã cho rằng NCTĐ chính là nguyên nhân
dẫn tới thành tích cao. Bên cạnh đó David McClelland và J.Atkinson còn tìm ra
sự khác biệt về NCTĐ giữa nam và nữ, chỉ có nam giới mới có NCTĐ còn nữ
giới có NC chấp thuận.


Tuy nhiên những nghiên cứu sau đó của Janet Spencer và Robert
Helmreich [54] về mối tương quan giữa ba yếu tố của NCTĐ: định hướng công
việc, quyền lực và cạnh tranh đã chỉ ra rằng về cấu trúc NCTĐ của nam và nữ
tương đối giống nhau. Sự khác nhau có chăng chỉ được thể hiện ở NC chức vụ,
quyền lực và cạnh tranh của nam cao hơn nữ.
Một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu NCTĐ trên khách thể sinh viên.
Chẳng hạn nhóm tác giả Nadia Bertaggia và Francesco Novara [40] đã tiến
hành nghiên cứu NCTĐ nghề nghiệp của sinh viên đã tốt nghiệp ở Olivetti,

nhận thấy rằng, 2 NC thiết yếu nhất của sinh viên mới tốt nghiệp là NC hiểu rõ
về các hoạt động và NC muốn được đánh giá, tự đánh giá về sự phù hợp nghề
của cá nhân.
Hay nghiên cứu của A.Jennifer (1994) [47] về động cơ thành đạt của 859
sinh viên, nghiên cứu đã chỉ ra xu hướng của sinh viên về các vấn đề: quyền
lực, thành tích, mục tiêu có mối liên hệ theo từng cặp đối với việc thực hiện
nhiệm vụ khó hay dễ.
Liên quan tới động cơ phát triển nghề, tác giả Lu – ki – na V.X [40] đã
xem xét sự tự xác định nghề như là quá trình phát triển vị trí bên trong của
người chuyên nghiệp. Có nghĩa là động cơ của hoạt động nghề, các mối quan hệ
của cá nhân với nghề nghiệp tương lai chính là yếu tố tiềm năng của hoạt động
nghề. Tác giả cũng xác định, quá trình tự xác định nghề thường diễn ra ở đầu
tuổi thanh niên và được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu đặc trưng bởi
quan hệ tình cảm chung với hoạt động nghề nghiệp tương lai. Giai đoạn thứ hai
xuất hiện sự tự ý thức về khả năng và năng lực của bản thân. Giai đoạn thứ ba
mới xuất hiện những biểu tượng tương ứng về hoạt động nghề, năng lực của
bản thân.
Xu hướng thứ năm: nghiên cứu NCTĐ trong mối tương quan với
các yếu tố tâm lý khác
Xu hướng này có một số nghiên cứu sau: Nghiên cứu mối tương quan
giữa NCTĐ với những lo lắng và sự tuân thủ xã hội của tác giả Anne


M.Fontaine [40]; Mối tương quan giữa NCTĐ với khả năng biểu đạt nhận thức
của tác giả M.L.Schoroth; Nghiên cứu mối tương quan giữa NCTĐ, xu hướng
củng cố quyền lực với sự khởi đầu cho việc lập nghiệp của C.Hansemark; Mối
tương quan giữa mục tiêu hướng đến sự thành công và tránh sự thất bại với
động cơ bên trong của cá nhân của tác giả A.J.Elliot và K.M.Shedon (1997);
nghiên cứu của I.K.Vatanova về mối tương quan giữa hoạt động học tập và
động cơ học tập, trong đó tác giả bàn đến NCTĐ trong học tập [52]. Cùng với

các nhà tâm lý học phương Tây, NC cũng là vấn đề được nhiều nhà tâm lý học
Liên Xô như A.N.Leonchiev, X.L.Rubinstêin với việc đi sâu nghiên cứu mối
quan hệ giữa NC và hoạt động của con người.
Xu hướng thứ sáu: nghiên cứu xuyên văn hóa về NCTĐ
Đây là xu hướng nghiên cứu được giới tâm lý học quan tâm nhiều trong
thời gian gần đây. Mỗi nền văn hóa có đặc trưng riêng, mỗi con người mang
những dấu ấn văn hóa khác nhau. Hiện nay, một số công trình tập trung nghiên
cứu chủ yếu và sự khác biệt giữa nền văn hóa Âu, Mĩ và văn hóa châu Á, điển
hình là nghiên cứu quan niệm thành đạt của các cô gái nhập cư Trung Quốc đến
Úc và các cô gái Úc gốc Anh, nghiên cứu của Cynthia Fan và Wally
Kanirloeier đã chỉ ra rằng các cô gái Úc nhấn mạnh đến thành đạt cá nhân,
trong khi đó đây không phải là suy nghĩ phổ biến của các cô gái Trung Quốc.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những cô gái Trung Quốc càng sống ở Úc lâu năm
càng nhắc nhiều đến hạnh phúc cá nhân khi nói đến quan niệm về sự thành
đạt.[25]
Khi xem NCTĐ và động cơ thành đạt là hai khái niệm tương đồng, tác
giả Chuansheng Chen (đại học California) và Harol W.Stevenson (đại học
Michigan) đề cập đến việc nghiên cứu so sánh giữa động cơ học tập và sự thành
công trong học tập trong môn Toán của học sinh người Mỹ gốc Châu Á, người
Cap-Ca sống ở Mỹ và học sinh Bắc Á (Nhật Bản và Trung Quốc). Kết quả
nghiên cứu có sự khác biệt giữa các nhóm khách thể này, tác giả cũng đưa ra


kết luận thành tích học tập có mối tương quan chặt chẽ với những mong đợi và
những kì vọng về thành tích của cha mẹ học sinh. [40]
Một nghiên cứu khác liên quan đến việc tìm hiểu NCTĐ trong hệ thống
giáo dục là nghiên cứu của Wei Cheng Mau và Richar Lynn (1999) tìm hiểu sự
khác biệt dân tộc và chủng tộc của động cơ hướng đến sự thành công trong giáo
dục tại hợp chủng quốc Hoa Kỳ. [54]
Xu hướng thứ bảy: nghiên cứu phương pháp nghiên cứu NCTĐ

Phương pháp phóng chiếu TAT (Thematic Apperception Test) được các
tác giả Murray, Atkinson, McClellant xây dựng từ năm 1935 – 1943 để đo
NCTĐ. Mục tiêu cơ bản của phương pháp là làm bộc lộ những cái tiềm ẩn trong
mỗi cá nhân để có thể quan sát, phân tích và tìm hiểu chúng. Theo các tác giả
NCTĐ là những NC ngầm ẩn, tiềm tàng của mỗi cá nhân, do vậy tưởng tượng
là cách thức tốt nhất để để nghiên cứu cặn kẽ NC này. Phương pháp này sử
dụng các bức tranh có liên quan đến chủ đề NCTĐ, người tham gia nghiên cứu
được xem mỗi bức tranh trong 20 giây sau đó họ dựa vào bức tranh kể lại câu
chuyện với nội dung theo bốn câu hỏi sau: 1) Người trong tranh là ai, điều gì
đang xảy ra; 2) Điều gì xảy ra trước đó và điều gì dẫn đến hoàn cảnh này?; 3)
Những người trong tranh nghĩ gì và mong muốn gì?; 4) Điều gì sẽ diễn ra tiếp
theo, người trong tranh mong muốn gì? Một số tác giả đánh giá điểm mạnh của
phương pháp này là việc kể những câu chuyện dựa vào các bức tranh là những
tập tư liệu quý giá để nghiên cứu sự thay đổi của NCTĐ theo thời gian. Phương
pháp này có thể quan sát được thông qua biểu hiện của sắc mặt, cử chỉ, điệu bộ
của nghiệm thể. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại những hạn chế như
cách tính điểm dễ mang tính chủ quan, phép đo này chỉ đo được những NC tiềm
ẩn của con người, còn các NCTĐ khác thì khó có thể đo lường được và khó có
khả năng thống kê dữ liệu.
Tác giả T.Êlecka đã xây dựng bộ trắc nghiệm đo NCTĐ bao gồm 41 cầu
và chia NCTĐ thành 4 bậc tương ứng với 4 nhóm điểm số đạt được: NCTĐ
thấp, NCTĐ trung bình, NCTĐ tương đối cao, NCTĐ cao. Kết quả nghiên cứu


được tác giả phân tích cùng với 2 trắc nghiệm: “Chẩn đoán động cơ tránh thất
bại” và “Chẩn đoán mức độ sẵn sàng với mạo hiểm”. Theo tác giả, những
người hướng đến sự thành đạt tương đối cao thì tính trước được mức độ mạo
hiểm trung bình. Những người sợ thất bại thường lường trước mức độ mạo
hiểm thấp hoặc mức độ mạo hiểm rất cao. [40]
Các tác giả Đức: V.H.Schuler, G.C.Thonrnton III, A.Frintrup và

M.Hanson [54] đã xây dựng bảng hỏi AMI (Achievement Motivation
Inventory) nhằm đo NCTĐ. Thang đo này gồm 170 mệnh đề chia thành 17 yếu
tố bao gồm: kết quả của sự cố gắng, cạnh tranh, tin tưởng vào sự thành công,
địa vị, say mê học tập, sự cam kết, dũng cảm, năng động, tập trung chú ý, sắp
xếp mục tiêu, độc lập, nguyên nhân bên trong, tính kiên trì, thích nhiệm vụ khó
khăn, tự hào với hiệu quả công việc, tự điều chỉnh, định hướng vị trí quyền lực.
Ưu điểm của phương pháp này dễ làm, dễ thao tác, dễ kiểm tra. Ít tốn thời gian,
có thể thống kê định lượng và trong cùng một thời gian có thể thực hiện trên
nhiều khách thể khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là
không thể quan sát trực tiếp thái độ, hành vi của khách thể khảo sát.
Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, để
nghiên cứu vấn đề một cách chính xác, khách quan, có giá trị khoa học, cần
thực hiện kết hợp nhiều phương pháp để bổ trợ cho nhau.
Xu hướng thứ tám: nghiên cứu những biện pháp, con đường, bí
quyết dẫn đến thành đạt trong công việc và cuộc sống
Các tác giả đã nghiên cứu những biện pháp, con đường, bí quyết dẫn đến
thành đạt trong công việc và cuộc sống có thể kể đến là Trần An Chi, Thony
Robbins, David J.Schwartz. Từ việc chỉ ra những biện pháp cách thức để thành
công các tác giả còn chỉ ra các đức tính của những người thành đạt: say mê, tin
tưởng, có chiến lược, nhận biết chân giá trị, có nghị lực, biết hòa đồng với mọi
người, làm chủ khả năng truyền đạt.
Tóm lại, các tác giả đứng trên những lập trường khác nhau nghiên cứu
về NCTĐ và NCTĐ trong nghề nghiệp đều có những đóng góp nhất định về


mặt lý luận và thực tiễn. Nó chính là cơ sở, nền tảng cho những nghiên cứu sau
này.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, nghiên cứu về NC đã có nhiều tác giả như Phạm Minh Hạc,
Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành. Các tác

giả đã bàn luận về các khía cạnh của NC như: khái niệm, phân loại, mức độ, vai
trò của NC trên quan điểm truyền thống của các nhà tâm lý học Xô Viết. Dù
mỗi tác giả có cách lập luận khác nhau nhưng tất cả đều chung quan điểm: NC
được hiểu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của các cá nhân đối với hoàn
cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và
phát triển. Các công trình này đã làm rõ thêm lý luận về NC, vai trò của NC
trong thực tiễn đời sống tâm lý của con người.
Những nghiên cứu của các tác giả trong nước về NCTĐ và NCTĐ trong
nghề nghiệp hạn chế, tuy nhiên có thể điểm qua vài nghiên cứu sau:
Tác giả Võ Thị Ngọc Châu [3] đề cập đến tính tích cực nhận thức và
NCTĐ của sinh viên, tác giả chỉ ra ảnh hưởng của NCTĐ đến tính tích cực
nhận thức của sinh viên, qua đó đề xuất những biện pháp giáo dục NCTĐ và
tính tích cực nhận thức cho sinh viên.
Tác giả Lê Thanh Hương [25] nghiên cứu về động cơ thành đạt trong
nghiên cứu khoa học của cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội
và Nhân Văn Quốc Gia, tác giả đánh giá chung về động cơ thành đạt trong hoạt
động nghề nghiệp, quan niệm sự thành đạt, những đặc điểm ứng xử liên quan
đến hoạt động nghề nghiệp, môi trường làm việc và mức độ thỏa mãn của cán
bộ nghiên cứu đối với một số khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.
Tác giả Lã Thị Thu Thủy với nhiều công trình và báo cáo khoa học đã đi
sâu bàn về NCTĐ nghề nghiệp, đặc biệt với đề tài “NCTĐTNN của tri thức trẻ”
– Luận án Tiến sĩ Tâm lý học [40], tác giả đã đánh giá tổng quan biểu hiện và
mức độ NCTĐ nghề nghiệp của tri thức trẻ; sự khác biệt về NCTĐ nghề nghiệp
giữa các nhóm đối tượng: cán bộ khoa học (nghiên cứu viên), giáo viên và


người kinh doanh. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NCTĐ nghề
nghiệp, trong đó tác giả chỉ ra các yếu tố tâm lý cá nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến NCTĐ nghề nghiệp của tri thức trẻ. Các công trình nghiên cứu của tác giả
đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm, biểu hiện, mức độ của NCTĐ cũng như các

yếu tố tác động đến NCTĐ nghề nghiệp.
Tóm lại, vấn đề NCTĐ được các nhà tâm lý học nước ngoài quan tâm
nghiên cứu, đặc biệt là các nhà tâm lý học phương Tây. Tuy còn nhiều tranh
luận nhưng nhìn chung, các vấn đề lý luận về NCTĐ đã được xác định. Việc
triển khai nghiên cứu ứng dụng NCTĐ được đề cập hết sức đa dạng, phong phú
như: biểu hiện, mức độ NCTĐ, mối quan hệ NCTĐ với các yếu tố tâm lý khác,
đến những nghiên cứu giữa NCTĐ với nghề nghiệp, với nền văn hóa, với các xã
hội khác nhau.
1.2. Những vấn đề lí luận về NCTĐTNN của GV trẻ
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Nhu cầu
a) Định nghĩa
Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chung nhất về NC, tùy theo khía
cạnh tiếp cận mà mỗi tác giả có một định nghĩa khác nhau. Có thể khái quát
thành 3 hướng chính sau đây:
Hướng thứ nhất, xem NC như một yếu tố giúp con người tồn tại và phát
triển. Để đảm bảo cuộc sống con người đòi hỏi môi trường xung quanh một cái
gì đó “NC là những đòi hỏi tất yếu để cá nhân có thể tồn tại và phát triển trong
những điều kiện nhất định” [6]
Hướng thứ hai xem NC như là một trạng thái tâm lý phản ánh sự không
đầy đủ, thiếu hụt một cái gì đó. Tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa NC là “trạng
thái của cá nhân, xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho
sự tồn tại và phát triển của mình, và đó là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân”
trong Từ điển Tâm Lý Học [8]. NC là nguồn gốc của tính tích cực cá nhân, nó
hình thành và phát triển trong hoạt động cá nhân.


Hướng thứ ba, xem NC như là thuộc tính chủ yếu của nhân cách nằm
trong cấu trúc xu hướng, nó xác định mối quan hệ của nhân cách với thế giới.
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn “NC là một thuộc tính của nhân cách, biểu thị

mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá
nhân thấy cần phải được thỏa mãn trong điều kiện nhất định để có thể tồn tại
và phát triển”.[35]
Tóm lại, mỗi quan điểm có những nét riêng, song có thể nhận định khát
quát về NC như sau: NC là những đòi hỏi của cá nhân cần được thỏa mãn để
tồn tại và phát triển, NC được hình thành và phát triển thông qua hoạt động
thực tiễn của con người và là nguồn gốc của tính tích cực, sáng tạo trong
con người.
b) Đặc điểm của NC
NC có tính đối tượng
NC bao giờ cũng có đối tượng. Đối tượng của NC nằm ngoài chủ thể và
đồng thời chứa đựng khả năng thỏa mãn NC. Khi NC gặp đối tượng có khả
năng thỏa mãn NC thì lúc đó NC sẽ biến thành động lực thúc đẩy con người
hoạt động nhằm chiếm lĩnh đối tượng. Tuy nhiên đối tượng của NC tồn tại ở
nhiều mức độ khác nhau trong mỗi cá nhân. Ở mức độ thấp, đối tượng của NC
chưa được xác định cụ thể. Ở mức độ cao hơn đối tượng của NC được phản ánh
trong đầu óc của chủ thể một cách cụ thể hơn. Dần dần trong quá trình hoạt
động, chủ thể ngày càng nhận thức rõ ràng, sâu sắc hơn về ý nghĩa của NC đối
với bản thân mình. Kết hợp với những điều kiện chủ quan và khách quan khác,
NC trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm thỏa mãn NC. Nhờ đó,
con người trở thành chủ thể hành động tích cực và sáng tạo, không phụ thuộc
vào thế giới xung quanh một cách thụ động.
Bản chất xã hội của NC
NC mang bản chất lịch sử xã hội, đây chính là điểm khác nhau giữa NC
của con người và con vật. Con người biết sáng tạo ra đối tượng để thỏa mãn NC
cảu mình. NC của con người chính là sản phẩm của tiến trình phát triển xã hội.


Sự phát triển, biến đổi của xã hội làm nẩy sinh những NC mới, tăng về số lượng
và chất lượng. Chính vì vậy, NC của con người ngày càng trở nên phong phú và

phức tạp. Sự phong phú và phức tạp này phụ thuộc vào những điều kiện và
phương thức thỏa mãn NC.
NC có tính chu kì
NC của con người và xã hội không có giới hạn. Khi NC này được thỏa
mãn thì NC khác được nẩy sinh và vòng tròn này cứ được tiếp diễn liên tục. Khi
một NC nào đó được thỏa mãn không có nghĩa là NC đó kết thúc mà nó luôn
được cũng cố, tái hiện và được làm cho phong phú hơn.
NC được nẩy sinh, phát triển trong và thông qua hoạt động của con
người
Trong hoạt động sống của con người, NC luôn luôn tồn tại, nẩy sinh và
phát triển không ngừng. Bản thân NC được nẩy sinh tự nó không thể thỏa mãn
nếu không có quá trình hoạt động. Chỉ thông qua hoạt động thì đối tượng của
NC mới được bộc lộ và đáp ứng. Mỗi loại NC được thỏa mãn trong quá trình
chủ thể tiến hành hoạt động tương ứng.
NC gắn bó với các trạng thái cảm xúc. Những trạng thái cảm xúc tiêu
biểu như: tính hấp dẫn của đối tượng, mức độ của cá nhân đối với đối tượng là
những yếu tố thúc đẩy cá nhân tìm kiếm cách thức để thỏa mãn NC.
c) Phân loại NC
Hệ thống NC của con người rất đa dạng. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm,
nội dung đối tượng, phương thức thỏa mãn người ta phân loại NC thành nhiều
nhóm khác nhau. Việc phân chia hệ thống các NC chỉ mang tính chất quy ước ở
một mức độ nhất định.
Theo Erich Fromm [16, tr.7], nhà phân tâm học hiện đại cho rằng “NC
tạo ra cái tự nhiên cho con người”. Đó là những NC:
-

NC quan hệ giữa người và người

-


NC tồn tại cái tâm con người

-

NC đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo


×