Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

những đóng góp của thơ ca tùng thiện vương trong văn học trung đại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÍ THỊ THU LAN

NHỮNG ĐÓNG GÓP
CỦA THƠ CA TÙNG THIỆN VƯƠNG
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÍ THỊ THU LAN

NHỮNG ĐÓNG GÓP
CỦA THƠ CA TÙNG THIỆN VƯƠNG
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số:
60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS LÊ THU YẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Các số liệu, tài liệu trích dẫn, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,
đảm bảo tính khách quan, khoa học và nghiêm túc.
Tác giả luận văn
Phí Thị Thu Lan


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình và sự động viên, giúp đỡ của PGS.TS. Lê Thu Yến. Tôi xin kính
gửi lời tri ân chân thành nhất đến Cô!
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, các Thầy Cô giáo khoa Ngữ Văn, các Thầy Cô phòng Sau đại học, Thư
viện trường đã luôn tạo điều kiện cho tôi học tập, tra cứu, tham khảo tài liệu phục vụ
cho quá trình nghiên cứu.
Kính gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè đã luôn quan tâm, động
viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành công việc học tập và nghiên cứu đề tài luận văn này!
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011
Học viên

Phí Thị Thu Lan



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 2
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 3
MỤC LỤC .................................................................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài ....................................................................................................................1
2.Lịch sử vấn đề .......................................................................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
4.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................4
5.Kết cấu luận văn ....................................................................................................................4

CHƯƠNG 1: TÙNG THIỆN VƯƠNG – THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP 6
1.1 Thời đại ..............................................................................................................................6
1.1.1 Chính trị ......................................................................................................................6
1.1.2 Kinh tế .........................................................................................................................8
1.1.3 Xã hội ..........................................................................................................................9
1.2 Cuộc đời ...........................................................................................................................10
1.3 Sự nghiệp ..........................................................................................................................22

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ NỘI DUNG CỦA THƠ CA TÙNG
THIỆN VƯƠNG ...................................................................................... 29
2.1 Bức tranh hiện thực đương thời .......................................................................................29
2.1.1 Tình cảnh khó khăn của đất nước .............................................................................29
2.1.2 Cuộc sống lầm than, bất hạnh của nhân dân ...........................................................33
2.2 Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống .....................................................................................45
2.2.1 Thiên nhiên hữu tình .................................................................................................45
2.2.2 Cuộc sống thanh nhàn, bình dị .................................................................................53
2.3 Bức chân dung con người cá nhân nhà thơ ......................................................................61
2.3.1 Tình cảm với người thân, bạn bè ..............................................................................61

2.3.2 Nỗi sầu vì đa nạn, tuổi già ........................................................................................81
2.3.3 Nỗi đau vì “tâm can báo quốc toàn vô địa” .............................................................85

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ NGHỆ THUẬT CỦA THƠ CA TÙNG
THIỆN VƯƠNG ...................................................................................... 97


3.1 Thể thơ..............................................................................................................................97
3.2 Ngôn ngữ ........................................................................................................................101
3.2.1 Câu ..........................................................................................................................101
3.2.2 Từ ngữ .....................................................................................................................112
3.3 Giọng điệu ......................................................................................................................120
3.3.1 Giọng điệu trữ tình..................................................................................................120
3.3.2 Giọng điệu phê phán ...............................................................................................123

PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 129


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

Tùng Thiện Vương là một trong bốn tác giả nổi tiếng của văn học Việt Nam
thế kỉ XIX, đã được người đời thời ấy xưng tụng qua hai câu:
Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán
Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường
Tuy đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, nhưng cho đến nay số lượng các
công trình về thơ ca Tùng Thiện Vương còn khá khiêm tốn so với lượng sáng tác
phong phú và đồ sộ của ông.

Do chữ Hán là ngoại lai nên sáng tác bằng chữ Hán có phần xa lạ so với quảng
đại quần chúng. Tùng Thiện Vương là một nhà thơ chữ Hán trong hoàng tộc nhà
Nguyễn. Ngoài lý do sử dụng chữ Hán mà tác phẩm của ông ít phổ biến còn do vấn
đề lịch sử của triều đại này. Và một nguyên nhân nữa cũng góp phần chi phối việc
nghiên cứu thơ chữ Hán Tùng Thiện Vương, ấy là, trước thời đổi mới, việc nhìn nhận
văn thơ hoàng tộc đã không tránh khỏi ít nhiều xu hướng tả khuynh trong việc nghiên
cứu, đánh giá.
Với thời đổi mới, phương hướng nghiên cứu được thay đổi, trước hết là đổi
mới quan điểm đánh giá tác giả, tác phẩm. Người nghệ sĩ tuy chịu sự ràng buộc của
hoàn cảnh xuất thân song họ vẫn là những cá tính sáng tạo. Tuy xuất thân hoàng tộc,
nhưng sáng tác của Tùng Thiện Vương có nhiều tiến bộ, mang tính nhân văn sâu sắc
và nghệ thuật cũng đạt đến mức điêu luyện. Ông có một sự nghiệp sáng tác rất quy
mô, song cho đến nay, giá trị của các sáng tác này chưa được ghi nhận và đánh giá
đích đáng.
Qua tìm hiểu, khảo sát, người viết đã được tiếp xúc với thơ ca Tùng Thiện
Vương. Người viết nhận thấy ở đây một thi tài, một tấm lòng rất mực đáng quý. Tuy
thuộc dòng dõi hoàng tộc nhưng thơ văn của ông có nội dung tiến bộ sâu sắc, đặc biệt
ở tư tưởng yêu nước, thương dân.


Với những lí do trên, người viết chọn đề tài: Những đóng góp của thơ ca Tùng
Thiện Vương trong văn học trung đại Việt Nam làm luận văn của mình. Người viết
mong muốn giới thiệu một thi tài không thể không nhắc đến của văn học Việt Nam
thế kỉ XIX, ghi nhận những đóng góp về nội dung và nghệ thuật thơ ca của ông. Qua
những việc làm đó, người viết hi vọng góp phần khẳng định vị trí của Tùng Thiện
Vương trong văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
2.Lịch sử vấn đề

Một số nhà nghiên cứu văn học đã bắt đầu quan tâm đến Tùng Thiện Vương từ
sớm. Nhưng do hoàn cảnh lịch sử, thời đại và ngôn ngữ, Thương Sơn thi tập của

Tùng Thiện Vương từ khi được khắc in đến nay vẫn chưa được giới thiệu nhiều.
Thành tựu nội dung và nghệ thuật tập thơ ấy đến nay vẫn chưa được tổng kết đầy đủ.
Người viết xin ghi lại một số nét căn bản về lịch sử vấn đề.
Tháng 5 – 1918, trên tạp chí Nam Phong, mục Văn uyển, Tùng Thiện Vương
được giới thiệu trang trọng “Ngài Tùng Thiện Vương, ngài Tuy Lý Vương và ngài
Tương An vẫn là ba vị có tiếng thơ hay của bản triều thường gọi là “Tam Đường”.
Trong Hương Bình thi phẩm, Hoàng Trọng Thược cũng cho rằng: “Nói đến thi sĩ đất
thần kinh, trước hết phải nói đến ba anh em Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương và
Tương An Vương, con vua Minh Mạng vì cả ba đều là những thi sĩ lỗi lạc, chẳng
những nổi tiếng ở Việt Nam mà cả Trung Quốc thời bấy giờ cũng phải khâm phục”.
Năm 1970, kỉ niệm 100 năm ngày mất của Tùng Thiện Vương, hai người hàng
cháu chắt của nhà thơ là Nguyễn Phúc Ưng Trình và Nguyễn Phúc Bửu Dưỡng có
viết tác phẩm Tùng Thiện Vương – Tiểu sử và thi văn. Sách có dạng như một tập
truyện danh nhân. Hai tác giả đã giới thiệu một cách khái quát về toàn bộ cuộc đời
Tùng Thiện Vương, trích dịch 50 bài và phân tích bình luận từng bài.
Tác giả Lương An trong công trình Thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm có
nhận xét: “Miên Thẩm là một nhà thơ hoàng tộc có tiếng giữa thế kỉ XIX. Qua thơ
văn ông, chúng ta gặp một con người, tuy bị giai cấp xuất thân hạn chế rất nhiều,
song vẫn biểu hiện một ý thức thương dân và một tinh thần lo lắng cho vận mệnh đất
nước không phải phổ biến trong tầng lớp nhà nho – trí thức lúc bấy giờ”. Công trình


giới thiệu chung về Tùng Thiện Vương và tuyển dịch 104 bài thơ. Cùng loại với công
trình này là tập Thơ Tùng Thiện Vương do Ngô Linh Ngọc, Ngô Văn Phú dịch, giới
thiệu, cung cấp một bản dịch thơ 89 bài.
Năm 1973, công trình Phân tích những khuynh hướng tình cảm, đạo lý, xã hội
trong thi ca Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (Ngô Văn Chương) cung cấp 160 bài thơ
dịch từ Thương Sơn thi tập và một khảo luận về ba khuynh hướng nói trên. Năm
1984, trong Từ điển văn học, khi viết vắn tắt về tiểu sử Tùng Thiện Vương, giới thiệu
nhan đề một số bài thơ trong Thương Sơn thi tập, tác giả phần viết này nhận xét:

“Đáng kể hơn là về nội dung. Một mặt ông đề cao những người có sự nghiệp lớn, ca
ngợi những tráng sĩ lập công, mặt khác lại than thở chưa làm được gì ích nước, lợi
dân, có tâm sự không ai biết, từ đó tỏ ra u hoài, buồn chán, muốn sống thanh cao,
thậm chí có tư tưởng thoát ly không tính đến việc đời. Ông rất giàu tình cảm đối với
người thân, bạn bè, tình cảm mở rộng đến cả cây cỏ, loài chim, loài vật”.
Năm 2000, tác giả Ngô Thời Đôn trong luận án tiến sĩ Giá trị nhân văn trong
Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm nhận xét: “Mặc dầu đã sáng tác bằng ngôn ngữ
và thể thơ ngoại lai nhưng Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm đã đi theo hai
khuynh hướng cảm hứng chủ đạo trong sự phát triển của nội dung văn học trung đại
Việt Nam: cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân văn. Khuynh hướng cảm hứng
nhân văn là một giá trị độc đáo cần được khẳng định khi đánh giá thơ chữ Hán của
Miên Thẩm” và “Nội dung Thương Sơn thi tập nói chung và giá trị nhân văn trong
tập thơ này nói riêng vẫn góp phần tác động đến lương tri lịch sử, đến những tâm
hồn yêu nước thương dân”.
Các nhà nghiên cứu đều khẳng định tên tuổi và giá trị thơ ca của Tùng Thiện
Vương nhưng mới chỉ trên cơ sở ban đầu, khái quát. Và cho đến nay, sáng tác của
ông chưa được dịch thuật, khảo luận thấu đáo cả về nội dung và nghệ thuật.
Thực hiện đề tài này, người viết kế thừa các công trình nghiên cứu đã có và từ
đó phân tích sâu thêm, trình bày một cách hệ thống những đóng góp của thơ ca Tùng
Thiện Vương trong văn học trung đại Việt Nam về hai mặt nội dung và nghệ thuật,
khẳng định vị trí của nhà thơ hoàng tộc tiến bộ này trên văn đàn nước nhà.


3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là 316 bài thơ chữ Hán của Tùng Thiện Vương được tuyển
chọn và giới thiệu trong các tài liệu tham khảo dưới đây:
-

Nguyễn Phúc Ưng Trình và Nguyễn Phúc Bửu Dưỡng, Tùng Thiện Vương,


1970.
-

Lương An (tuyển chọn và giới thiệu), Thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Nxb

Thuận Hóa, Huế, 1994.
-

Ngô Văn Phú tuyển chọn, sưu tầm; Dịch thơ và chú thích: Ngô Văn Phú, Ngô

Linh Ngọc, Thơ Tùng Thiện Vương, Nxb Văn học, 1991.
-

Ngô Thời Đôn, Luận án tiến sĩ, Giá trị nhân văn trong “Thương Sơn thi tập”

của Miên Thẩm, Hà Nội, 2000.
-

Nguyễn Phước Bảo Quyến, Tùng Thiện Vương – Đời và Thơ, Nxb Thuận Hóa,

2008.
4.Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, người viết vận dụng các phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp thống kê, phân loại: Luận văn thống kê, miêu tả, phân loại thơ
Tùng Thiện Vương theo hệ thống đề tài, chủ đề, thể thơ nhằm tạo ra cái nhìn chung
về nội dung và nghệ thuật trong thơ Tùng Thiện Vương.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận văn đi vào phân tích những đặc sắc về
nội dung và nghệ thuật trong Thương Sơn thi tập của Tùng Thiện Vương, từ đó thấy

được cá tính sáng tạo, đóng góp của thơ ông đối với văn học trung đại Việt Nam.
Phương pháp so sánh: Sau khi đã tiến hành phân tích giá trị nội dung và nghệ
thuật trong Thương Sơn thi tập, luận văn so sánh đối chiếu giữa các kết quả để đi đến
những nhận định khái quát.
5.Kết cấu luận văn

Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, Phần nội dung gồm 3 chương lớn:
Chương 1: Tùng Thiện Vương – thời đại, cuộc đời, sự nghiệp
1.1. Thời đại
1.1.1. Tình hình chính trị


1.1.2. Tình hình kinh tế
1.1.3. Tình hình xã hội
1.2. Cuộc đời
1.2.1. Thời thơ ấu: dùi mài kinh sử…
1.2.2. Tuổi trưởng thành
1.2.3. Những năm tháng gian khổ cuối đời…
1.3. Sự nghiệp
1.3.1. Tình hình văn học thế kỷ XIX
1.3.2. Sự nghiệp văn chương của Tùng Thiện Vương
Chương 2: Những đóng góp về nội dung của thơ ca Tùng Thiện Vương
2.1. Bức tranh hiện thực đương thời
2.1.1. Tình cảnh khó khăn của đất nước
2.1.2. Cuộc sống lầm than của nhân dân
2.2. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống
2.2.1. Thiên nhiên hữu tình
2.2.2. Cuộc sống thanh nhàn, bình dị
2.3. Bức chân dung con người cá nhân nhà thơ
2.3.1. Tình cảm với người thân, bạn bè

2.3.2. Nỗi sầu vì đa nạn, tuổi già
2.3.3. Nỗi đau vì “tâm can báo quốc toàn vô địa”
Chương 3: Những đóng góp về nghệ thuật của thơ ca Tùng Thiện Vương
3.1. Thể thơ
3.2. Ngôn ngữ
2.1. Câu thơ
2.2. Từ ngữ
3.3. Giọng điệu
3.3.1. Giọng điệu trữ tình
3.3.2. Giọng điệu phê phán


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÙNG THIỆN VƯƠNG – THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP
Đi sâu tìm hiểu thơ ca Tùng Thiện Vương, người viết không thể bỏ qua yếu tố
thời đại. Con người sống trong một xã hội, một thời đại không thể không chịu ảnh
hưởng, tác động bởi xã hội, thời đại đó. Cuộc đời Tùng Thiện Vương trải dài già nửa
đầu thế kỉ XIX, thế kỉ đầy biến động của lịch sử dân tộc Việt Nam. Vương sinh vào
năm Gia Long thứ 18 (1819) và mất vào năm Tự Đức thứ 23 (1870).
1.1 Thời đại
1.1.1 Chính trị

Từ năm 1771 đến năm 1802, chế độ phong kiến Việt Nam cả Bắc Hà lẫn Nam
Hà (thường gọi là Đàng Ngoài và Đàng Trong) đều rơi vào tình trạng khủng hoảng
trầm trọng. Đó là thời kì Lê Mạt – Nguyễn sơ, một thời kì loạn lạc. Các cuộc nội
chiến đoạt vị tranh quyền do các lực lượng Đàng Trong, Đàng Ngoài chủ xướng tiếp
nối không ngừng đã gây nên biết bao thảm cảnh và dẫn đến việc thay bậc đổi ngôi
liên tiếp trên chính trường. Nguyễn Ánh lên ngôi ở Phú Xuân năm 1802 lấy niên hiệu
là Gia Long, mở đầu triều đại nhà Nguyễn.
Tùng Thiện Vương sinh ra và lớn lên từ triều Gia Long, sống và sáng tác từ

triều Minh Mạng đến triều Tự Đức. Hơn năm mươi năm sống trên cõi đời, Tùng
Thiện Vương đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử, của thế sự; chứng kiến
hai buổi giao thời lịch sử quan trọng: buổi giao thời Lê mạt – Nguyễn sơ (sau năm
1802) và buổi giao thời Việt – Pháp (sau năm 1862). Trong hai buổi giao thời ấy,
buổi giao thời trước, tuy có sự thay vua đổi chúa nhưng chế độ quân chủ vẫn không
thay đổi; đến buổi giao thời sau thì đế quyền ngày càng bị thu hẹp, Nho học bị phá
sản, giai cấp thống trị là nho sĩ bị lụi tàn, chủ quyền quốc gia dần dần rơi vào tay
ngoại bang và sau cùng là mất hẳn vào tay thực dân Pháp.


Tình hình chính trị thời kì Lê mạt – Nguyễn sơ rất rối ren. Các cuộc chiến
tranh giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên tiếp. Trong tình hình chính trị ấy, trên
đất nước ta từ Bắc chí Nam, xã hội rối ren, lòng dân hoang mang. “Sau khi Tây Sơn
dứt họ Trịnh, bọn cựu thần nhà Lê và các sĩ phu ngoài Bắc kẻ thì ra phò tân triều,
người thì đi ẩn lánh các nơi; trong Nam cũng có nhiều người không ra làm quan với
nhà Tây Sơn. Ngay sau khi vua Gia Long đã thống nhất thiên hạ mà ngoài Bắc cũng
còn nhiều người tưởng nhớ nhà Lê không chịu ra thờ triều Nguyễn hoặc miễn cưỡng
phải ra làm quan”[11,327]. Sở dĩ có tình trạng đó là vì lòng dân Bắc Hà vẫn còn
hướng vọng nhà Lê, một triều đại đã trị vì đất nước tròn 360 năm (1428 – 1788) và đã
đưa đất nước phát triển rực rỡ một thời nên đã để lại những ấn tượng, những tình cảm
khó lòng phai mờ một sớm một chiều.
Tuy lòng dân vẫn còn hướng vọng triều Lê, tình hình chính trị trong những
năm triều đại Gia Long vẫn tương đối yên ổn. Nhưng sang các triều đại sau, từ Minh
Mạng, Thiệu Trị đến Tự Đức thì tình hình không còn yên ổn như trước nữa bởi loạn
trong giặc ngoài.
Ở trong nước, có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống triều đình. Triều Minh
Mạng, ở Bắc kì có cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành (Nam Định – 1826), của Trọng
Liên (Sơn Tây – 1826), của Lê Duy Lương (Ninh Bình – 1833); ở trong Nam có cuộc
nổi dậy của Lê Văn Khôi (Gia Định – 1833). Sang triều Thiệu Trị có cuộc nổi dậy
của Nguyễn Văn Nhờn (dư đảng của Nông Văn Vân) ở Sơn Tây. Đến triều Tự Đức,

tình hình lại rối ren hơn. Ở Bắc kì có cuộc nổi dậy của Lý Văn Xương (Thái Nguyên
– 1851), của Lê Duy Cự - Cao Bá Quát (Sơn Tây – 1854), của Tạ Văn Phụng (Quảng
Yên – 1861)…; ở kinh đô có cuộc nổi dậy của anh em Đoàn Trưng, Đoàn Trực
(1866)…
Đối với bên ngoài, triều đình nhà Nguyễn phải đương đầu với sự tranh giành
ảnh hưởng chính trị của Thái Lan trong việc muốn giành quyền bảo hộ Campuchia và
Lào nhưng nghiêm trọng hơn là phải đương đầu với bọn thực dân Pháp. Năm 1847,
dưới triều Thiệu Trị, chiến thuyền Pháp bắn thị uy vào cửa bể Đà Nẵng. Năm 1856,
dưới triều Tự Đức, chiến thuyền Pháp lại bắn phá Đà Nẵng rồi bỏ đi. Hai năm sau,
năm 1858 (năm Tự Đức thứ 11), chiến thuyền Pháp lại bắn phá Đà Nẵng lần nữa


trước khi chúng kéo quân vào đánh Gia Định mở đầu cuộc xâm lăng đất nước ta.
Việc gây hấn của Pháp thực chất là do ý đồ xâm lược các nước nhược tiểu vùng Đông
Dương nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung của các nước Châu Âu để khai thác
tài nguyên, nhân vật lực tại đây cũng như dùng các vùng này làm thị trường tiêu thụ
hàng hóa của chúng. Việc cấm đạo của triều đình Huế, khởi đầu từ triều Minh Mạng
(vì cho rằng: đạo phương Tây là tả đạo, làm mê hoặc lòng người và hủy hoại phong
tục…) chỉ là cái cớ để thực dân Pháp thực hiện mưu đồ xâm lược ấy.
1.1.2 Kinh tế

Nguyên nhân của những cuộc nội loạn từ triều Minh Mạng đến triều Tự Đức,
ngoài những lí do đã nêu trên còn có lí do khác không kém phần quan trọng, đó là
tình trạng kinh tế nghèo nàn, lạc hậu thời bấy giờ.
Xã hội Việt Nam lúc này vẫn chia ra làm tứ dân: sĩ, nông, công, thương. Trong
tứ dân, giai cấp nông dân chiếm đa số nhưng do kĩ thuật canh tác còn quá lạc hậu nên
năng suất thu hoạch kém. Hơn nữa chính sách quân điền của triều Nguyễn cũng
không công bằng, phần lớn ruộng đất đều lọt vào tay quan lại, phú hào. Người nông
dân thiếu ruộng canh tác khiến họ phải lâm vào cảnh sống thiếu thốn, cùng khổ, lại
thêm thiên tai luôn đe dọa cuộc sống. Hạn hán, bão lụt, vỡ đê, sâu bệnh phá hoại mùa

màng dẫn đến mất mùa. Người nông dân đã khổ lại càng thêm lao đao. Chỉ tính triều
đại Tự Đức, người ta đã ghi nhận những vụ đói kém và mất mùa do thiên tai gây nên
như sau:
- Năm 1848: dân Hà Tĩnh khốn đốn vì giá gạo cao
- Năm 1852: đại hạn tại Thừa Thiên
- Năm 1856, 1857, 1858: bão lụt khắp Bắc kì
- Năm 1859: dân Quảng Nam bị nạn đói
- Năm 1860: dân Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định bị nạn đói
- Năm 1863: mất mùa toàn quốc
- Năm 1864: dân Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi bị
nạn đói
- Năm 1865: đại hạn tại Bắc kì


Ngoài thiên tai, người dân còn bị bệnh dịch hoành hành mà lớn nhất là nạn
dịch năm 1820 lan tràn từ Hà Tiên đến Bắc thành, giết chết 206.835 người và nạn
dịch năm 1826 ở Gia Định giết chết 18.000 người.
Bên cạnh nền nông nghiệp lạc hậu, luôn bị thiên tai đe dọa khiến dân tình khốn
khổ, nền công thương nghiệp của nước ta cũng chẳng có gì đáng kể. Về công nghiệp,
chỉ có tiểu thủ công nghiệp mang tính chất gia đình, cha truyền con nối, phụ họa cùng
nông nghiệp. Về thương nghiệp, chỉ có buôn bán nhỏ ở trong nước; ngoại thương
không những không được mở rộng mà còn bị các vua nhà Nguyễn theo đuổi chính
sách bế quan tỏa cảng, cấm người nước ngoài vào ra buôn bán mặc dù nước ta đã có
hai trung tâm thương mại lớn là Hội An và Phố Hiến từ thế kỉ XVII.
1.1.3 Xã hội

Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức cũng vẫn là một
xã hội phong kiến chịu sự chi phối của tư tưởng Nho giáo. Cũng như các triều đại
trước, các triều đại nhà Nguyễn vẫn rất trọng văn học, vẫn dùng khoa cử để kén chọn
nhân tài, bổ nhiệm vào các chức vụ trong bộ máy nhà nước của mình. Vua Gia Long

cho mở trường Quốc Tử giám ở Kinh đô để dạy con các quan, lập Văn miếu ở các
trấn, doanh để thờ đức Khổng Tử. Năm 1807, vua lại mở thêm 6 trường thi Hương,
lại đặt chức Đốc học, Giáo thụ, Huấn đạo để coi việc giáo dục ở các trấn. Vua còn mở
thêm các kì thi Hội và thi Đình để lấy Tiến sĩ, Phó bảng… Đến đời vua Tự Đức, vì
vốn là vị vua hay chữ nên việc học lại càng được mở mang thêm. Vua đặt ra Nhã sĩ
khoa và Cát sĩ khoa để chọn người đỗ đạt ra làm quan, lại đặt thêm Tập hiền viện và
Khai kinh diên để các quan luận bàn về văn học và chính trị. Tuy nhiên, chế độ giáo
dục trọng khoa bảng, trọng cử nghiệp “càng lâu càng sinh tệ: các sĩ phu chỉ biết tầm
chương trích cú, đẽo gọt câu thơ, câu văn, thành ra cái thói chuộng hư văn một ngày
một tệ thêm”[12,471]. Các triều đại phong kiến nước ta từ trước cho đến triều đình
nhà Nguyễn cũng chỉ biết có nền văn hóa, văn minh của Trung Quốc ngoài ra chẳng
biết mở mắt nhìn xa trông rộng đến các nước khác, nhất là nền văn minh của các
nước phương Tây nên chẳng biết chút gì về khoa học thực dụng, về cơ khí, kĩ nghệ…
Trong khi đó, trên thế giới, đến thế kỉ XIX, đã có rất nhiều đổi thay, khoa học đã tiến


một bước dài, vượt xa nền văn minh Trung Quốc thì nhà cầm quyền và sĩ phu nước ta
vẫn còn ngủ say trong tháp ngà của tư tưởng Nho giáo, lấy văn minh Trung Quốc làm
mẫu mực để tổ chức công việc trị nước từ hành chính đến thương mại, giáo dục… Tất
cả đều nhất nhất theo khuôn phép cũ mà làm. Bàn về tình hình văn hóa – xã hội của
nước ta thời kì này, sử gia Trần Trọng Kim đã đưa ra nhận định: “Những người giữ
cái trách nhiệm chính trị nước mình chỉ chăm việc văn chương, khéo nghề nghiên bút,
bàn đến quốc sự thì phi Nghiêu, Thuấn lại Hạ, Thương, Chu, việc mấy nghìn năm
trước cứ đem ra làm gương cho thời hiện tại rồi cứ nghễu nghện tự xưng mình là hơn
người, cho thiên hạ là dã man…”[12,474].
Chính do kiến văn hạn hẹp, tri thức nông cạn, khiếm khuyết mà nhà cầm
quyền nước ta thời ấy đã có những quyết định thiếu khôn khéo, cực đoan, sai lầm về
nội trị cũng như ngoại giao nhất là trong việc ngoại giao với các nước phương Tây
nên đã tạo ra cái cớ thuận lợi cho mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp để chúng đặt
ách đô hộ lên dân tộc ta suốt gần thế kỉ. Nhìn chung, cùng với tình hình chính trị từ

nội trị đến ngoại giao như đã nói trên, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu đã làm cho xã
hội Việt Nam trở nên rối ren, loạn lạc, dân tình khốn khổ hơn bao giờ hết.
1.2 Cuộc đời

Tùng Thiện Vương sinh ngày 24 tháng 8 năm Kỷ Mão, giờ Dậu, năm Gia Long
thứ 18 tức ngày 11.12.1819 tại điện Thanh Hòa, cung Thái tử. Lúc sơ sinh, vua Gia
Long đặt là Nghiện (có nghĩa là sắc mặt trời lúc mới mọc, nhưng vì kiêng húy nên
đọc là Ngợn). Đến năm thứ tư triều Minh Mạng nhà vua ngự chế “Đế hệ thi”, Vương
được đổi tên thành Nguyễn Phước Miên Thẩm (Thẩm nghĩa là xét đoán rõ ràng).
Vương là hoàng tử thứ mười của vua Minh Mạng tức đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế.
Thân mẫu của Vương là bà Thục Tần Nguyễn Thị Bảo người làng Tân Khánh, huyện
Bình Dương, tỉnh Gia Định, con gái quan Tư Không Nguyễn Khắc Thiệu và phu
nhân Nguyễn Thị Phú.
Từ lúc sinh ra, Vương thường khóc đêm, các ngự y cho là mắc chứng “dạ đề”,
các quan coi việc Khâm Thiên chấm số tử vi lại đoán là “có hung tinh chiếu mạng”
tâu xin cúng sao Thái Bạch và cho đổi chỗ ở. Thuận Thiên Hoàng hậu bèn đem cháu


từ viện Đoan Trang sang cung Thọ Nguyên để mong cháu đỡ bệnh nhưng tình hình
vẫn không thay đổi. Thấy vậy, bà Thục Tần không yên lòng nên tâu xin đưa con trở
lại viện Đoan Trang để tự mình chăm sóc. Được mẹ ngày đêm tận tình chăm sóc,
chạy chữa thuốc thang, sức khỏe ngày một khá lên. Biết đi, biết nói, ngày càng tíu tít
bên mẹ. Chiều nào mẹ cũng dẫn Vương đi dọc theo dãy hành lang từ viện này sang
cung nọ, trước để chầu Thuận Thiên hoàng hậu sau để tập cho Vương dạn nắng, dạn
gió.
Từ bé, Vương đã tỏ ra thông minh, đĩnh ngộ hơn người. Năm bốn tuổi, Vương
bắt đầu theo học Hiếu kinh với bà Học phi dạy trong nội cung. Lên năm tuổi học Tam
tự kinh, Thiên tự văn. Đến bảy tuổi bắt đầu học qua kinh, sử, truyện. Nhân Dưỡng
Chánh đường vừa mới xây xong, bà tâu xin vua cho con qua Dưỡng Chánh đường ở
cùng với các anh em (gồm bảy hoàng tử: Miên Thần, Miên Phú, Miên Thủ, Miên

Trinh, Miên Bửu, Miên Trữ) để theo học với hai vị đại khoa là Trương Đăng Quế và
Thân Văn Quyền.
Trong thời gian học ở Dưỡng Chánh đường, một hôm vào chầu bà Thục Tần,
Vương thấy trên cái quạt giấy để trên bàn có bài thơ Đường trong đó có nhiều chữ
Vương không rõ. Vốn ham hiểu biết, Vương cố nài xin mẹ cho được. Hôm sau
Vương đem quạt giấy đến hỏi thầy Thân Văn Quyền rồi xin được học phép làm thơ.
Thầy nghiêm khắc, không dạy phép làm thơ cũng không cho đọc thơ. Ngay cả
bà Thị Phụng, vị nữ quan chuyên lo chăm giữ Vương, cũng kiềm chế. Những sách gì
không có trong chương trình học cũng không cho đọc. Thầy không dạy phép làm thơ,
trò lại càng mong chóng biết. Vì vậy, trò càng cố công tìm hiểu. Đọc Đường thi, trò
phải lén đọc và phải đọc thầm một mình trong những lúc đi dạo. May mà có em, ngài
Mười Một (Tuy Lý Vương) tính cũng thích thơ nên hai anh em thường lén tìm hiểu
phép tắc làm thơ rồi học làm thơ và thường ngâm vịnh riêng với nhau, khi thì thơ chữ
Hán, khi thì thơ chữ Nôm, mật thiết như hai người ở trong một hội kín.
Năm Minh Mạng thứ tám (1827) Vương được vua cho đến ở tại Minh Thiện
đường trước Dưỡng Chánh đường cùng với hai em là Miên Trinh (Tuy Lý Vương) và
Miên Bửu (Tương An Quận Vương). Lễ tế đàn Nam Giao mùa xuân năm ấy, Vương


được theo hầu vua và Vương có làm bài “Nam Giao thi”, rất được tán thưởng. Khi ấy
Vương vừa tròn 9 tuổi.
Năm mười bảy tuổi (Minh Mạng thứ 16 – 1835), được theo hầu Vua lên đàn
Nam Giao, Vương có làm bài thơ Trai cung tùng thụ (Thông ở Trai cung) rồi lại được
hộ giá Vua lên núi Ngự Bình để ứng chế thi phú. Các bài thơ phú ứng chế có nhiều
câu hay được mọi người tán thưởng, Vua ban khen, phong tước Tùng Quốc Công.
Năm mười tám tuổi (Minh Mạng thứ 17 – 1836), Vương được nhà vua cho ra ở
phủ riêng (cùng lúc với hai ông Hoàng Mười Một và Mười Hai). Phủ của Vương ở
ngang với phủ của Tuy Lý tại phường Liêm Năng trong Kinh thành, phía đông Lục
bộ. Ở đây, hai ông hoàng thường hay qua lại liên ngâm, xướng họa thơ ca. Vì hai anh
em xuất khẩu thành thơ nên sĩ phu đương thời gọi hai ngài là “nhị Tô” (ví hai ngài

như hai anh em Tô Thức, Tô Triệt đời nhà Tống). Cũng năm ấy, vua sắc cho ba
hoàng tử được cưới thiếp. Đồng thời lại sắc cho các công thần, ai có con gái đoan
chính thì được chọn rể hoàng tử. Để tỏ lòng biết ơn đối với người thầy đã có công
dạy dỗ mình, Vương chọn cưới con gái của Tuy Thạnh Quận Công Trương Đăng
Quế làm đệ nhất phủ thiếp. Đó là bà Trương Thị Thứ, hiệu là Nguyên Cơ. Lúc này
Vương được ra ngoài để giảng tập kinh sử. Vương rất ham đọc sách, thích du sơn
ngoạn thủy và cũng rất thích giao du kết bạn với các tao nhân mặc khách, các danh sĩ
đương thời.
Năm hai mươi tuổi (1838 – Minh Mạng thứ 19) Vương được dự triều ban.
Những năm đầu tập tễnh học làm quan, Vương đã mắc phải một vài lỗi lầm tuy nhỏ
mà làm Vương ân hận mãi. Theo lệ mỗi ngày, một hoàng tử phải vào gửi thẻ thỉnh an
vào đầu giờ Mão tức lúc 5 giờ sáng. Công việc không có gì khó nhọc, chỉ vào ngồi tại
Tả Vu, nhờ Thái giám gửi dâng thẻ thỉnh an – thẻ bằng ngà, trên thẻ trạm sẵn bốn chữ
“Cung thỉnh vạn an”, hoàng tử chỉ viết thêm tên mình và đề ngày tháng vào. Nếu
thánh thể được khỏe thì Hoàng đế hạ một chấm son vào mặt chữ “an” rồi giao thẻ cho
thái giám đem trở ra để người thỉnh an thông báo cho đình thần biết. Rủi thay, hôm
đến phiên mình thỉnh an, Vương lại dâng trễ nửa giờ. Nhận được thẻ, hoàng đế chẳng
trách phạt gì nhưng khi giao thẻ trở ra, người chẳng phê một chấm son nào, thành thử
Vương không biết phải thông báo như thế nào về thánh thể trong khi cả phủ Tôn


Nhơn và triều thần đang chờ chực để biết tin. Tuy tội nhẹ mà nhiều người biết; sự
việc được loan truyền khắp cả Kinh thành, Vương cảm thấy đau đớn, hổ thẹn vô cùng
về tội tắc trách của mình.
Qua năm sau, lại một việc khác, không phải vì ngủ mà vì thức, làm Vương
mang tội nặng hơn. Vương thường thích tổ chức diễn kịch và thích tự mình diễn một
vai. Một hôm, khoảng hết canh hai, Vương cho nổi trống diễn tuồng, có ngài “Mười
Một” hưởng ứng ngồi cầm chầu. Rủi thay, khi ấy Hoàng đế đang xem sách, trong
cung không ai dám to tiếng. Nghe tiếng trống chầu, Vua sắc hỏi. Sáng hôm sau, phủ
Tôn Nhơn dâng phiến tâu rõ sự tình đêm qua, vua phê vào mặt phiến: “Khởi cổ ở

trong thành mà không xin phép, Miên Thẩm phải phạt bổng hai năm và phải đóng
cửa ba tháng, không được dự triều hạ”. Từ ngày bị phạt, Vương đốt hết các pho tuồng,
không dám bàn đến nghề ấy nữa. Vương quay sang chú tâm vào sáng tác thơ, góp
thành một tập lấy tên là “Nhĩ hinh”.
Mùa đông năm Canh Tý – 1840, ngày 19 tháng chạp vua lâm bệnh nặng. Thái
y lo thuốc thang nhưng hiệu quả không được như ý. Sáng 26, một viên Thái giám ra
truyền sắc rằng: “Thuốc của viện Thái y chưa đúng bệnh, ai biết ngoại khoa, có
phương thuốc gì theo kinh nghiệm thì được phép dâng vào.” Nghe lời sắc ấy, Vương
đã lo lại càng lo hơn. Nhớ lại mấy năm trước, đã từng đau bệnh lỵ, chỉ dùng một thứ
nghệ tẩm mật ong và có hiệu nghiệm nên Vương đem ra bàn với anh em rồi gởi vào
dâng lên với lòng mong mỏi vua cha mau lành bệnh. Hôm sau cũng viên Thái giám
ấy đệ ra một đồng tiền vàng phụng sắc cho ông Hoàng Mười: “Bệnh tình giảm được
nhiều, Hoàng đế ban khen cho phương thuốc ấy.”
Chiều ngày 28, bệnh lại tái phát và có vẻ nặng hơn. Công bao nhiêu tội cũng
bấy nhiêu, Vương nhìn đồng tiền vàng mà khóc. Tối hôm ấy, Thuận Thiên Hoàng
hậu tuyên triệu các đại thần và các Hoàng tử vào cung. Vương hồi tưởng những việc
mình đã làm ngày trước: khi nổi trống hát, khi dâng trễ thẻ thỉnh an cùng những lời
nói, việc làm khác… mà lòng vô cùng đau xót chỉ mong sao cho vua cha sống lâu để
mình còn ngày giờ chuộc lỗi. Gần đến canh một đêm 28 tháng chạp năm Canh Tý
(1840), sau khi vẫy quan đại thần Trương Đăng Quế đến bên long sàng thì thào


truyền lệnh tôn con trưởng lên nối ngôi, Hoàng đế băng trong sự tiếc thương của mọi
người, hưởng thọ 50 tuổi, trị vì được 21 năm.
Mùa xuân năm Tân Sửu (1841), hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Tuyền lên ngôi
lấy niên hiệu là Thiệu Trị (Hiến Tổ Chương Hoàng Đế). Năm sau (1842), ngày 21
tháng 2 vua ngự Bắc tuần làm lễ bang giao, nhận sắc phong của triều đình nhà Thanh.
Vương và Tương An Công cùng được sung chức Ngự tiền hộ giá. Ra khỏi Thừa
Thiên, tiến lên phía bắc, “bên tai nhiều giọng lạ, trước mắt ít người quen” (Xạ văn
hương ngữ biệt, Tiệm giác cố nhân hi – Bắc hành), trải qua nhiều miền đất lạ, mỗi

nơi Vương đều có làm thơ ghi lại cảm nghĩ của mình. Đến Hà Nội, nhìn phong cảnh
thành Long Biên, Vương xúc động viết:
Long Biên thành ngoại thảo như yên,
Long Biên đài thượng nguyệt đương thiên.
Phương thảo xuân qui diệc suy yết,
Nguyệt minh nhất phiến tự hà niên?
(Long Biên thành rộng, đài cao,
Cỏ tươi, trăng tỏ biết bao giữa trời.
Cỏ kia tươi chỉ một thời,
Trăng kia tỏ đó, tự đời nào đây?)
Bửu Thanh, sứ thần của vua Đạo Quang nhà Thanh sang làm lễ bang giao, đọc
bài này, khuyên cả bốn câu và phê: Thảo nguyệt câu tân, do bút diệu dã (Trăng với
cỏ đều là những cảnh thường nhưng do ngòi bút tả khéo mà ra lạ, ra mới cả). Kết thúc
chuyến hành trình ra Bắc, hơn trăm bài thơ đã ra đời làm thành tập Bắc hành. Ở Hà
Nội, Vương có dịp gặp gỡ một số tao nhân mặc khách của đất Bắc và đặc biệt là
Phương Đình Nguyễn Văn Siêu – một danh sĩ của Hà thành. Cũng trong dịp này, sĩ
phu Bắc hà được thưởng thức tài nghệ của Vương qua tập Bắc hành. Từ sau khi gặp
Nguyễn Văn Siêu trong chuyến Bắc tuần ấy về, bên cạnh việc sáng tác thơ để cho ra
đời tập Ngộ ngôn, Vương còn chuyên chú việc viết văn. Các bộ Thương Sơn văn di,
Nạp bị văn tập… được làm từ sau chuyến đi này.
Vốn là người yêu thiên nhiên, thích du sơn ngoạn thủy, cảm thấy sống trong
Kinh thành ngày càng tù túng nên khi thấy sông Lợi Nông phong cảnh hữu tình,


Vương đã xin vua dời phủ đệ từ phường Liêm Năng về bên sông Lợi Nông, khúc Phủ
Cam. Ở đây Vương cho đào hồ, đắp núi, xây nên một phủ đệ đặt tên là Ký Thưởng
viên gồm nhiều nhà với nhiều danh hiệu khác nhau như nhà Mô Trường là chỗ ngâm
vịnh; nhà Bạch Bí là chỗ các bà phủ thiếp ở và ươm tơ, dệt vải; nhà Tùng Vân là nhà
để thi văn; Cổ cầm đình là chỗ ngồi đàn; Xuy tiêu ỷ là chỗ thổi tiêu; Sở tụng đình là
chỗ trồng cam; Hàn lục hiên là chỗ trồng cúc v.v… Những nhà trong Ký Thưởng viên

không nguy nga, hùng vĩ như lâu đài của các vị vương công đời xưa nhưng tao nhân
mặc khách lại thích, không phải thích cái nhà mà thích tên cái nhà. Và chính vùng
sông nước Lợi Nông đẹp đẽ này đã khơi nguồn cảm hứng cho những tập Hà Thượng,
Mô trường, Bạch Bí ... ra đời. Là một người giao du rộng, hào phóng, chủ nhân Ký
Thưởng viên đã dành một nhà lớn nhất để tiếp đãi văn nhân. Ngay gian giữa treo một
tấm biển năm chữ thếp vàng “Thương hà bạch lộ đường”, không phải do chủ nhân
làm ra mà do một quan sứ Tàu gửi tặng.
Tháng 10 năm Đinh Mùi (1847) vua Tự Đức (Dực Tông Anh Hoàng Đế) tức vị.
Nhà vua đã toan ngự Bắc tuần làm lễ bang giao như thường lệ, nhưng quan Nguyễn
Đăng Giai dâng sớ tâu đề nghị vua tiếp sứ thần tại Phú Xuân với lý do nhà Thanh đã
công nhận nước ta là Việt Nam, đóng đô tại Phú Xuân thì lễ bang giao phải tiếp sứ
thần tại Phú Xuân mới hợp. Nghe ra có lý, nhà vua đã đổi ý và gửi quốc thư sang nhà
Thanh xin tiếp sứ Tàu làm lễ bang giao tại Kinh đô Phú Xuân. Vua Đạo Quang cũng
cho là phải và phái Lao Sùng Quang, Đệ nhị giáp tiến sĩ Thanh triều, Tuần vũ Quảng
Tây, đi sứ sang nước ta. Vua Tự Đức cho triều thần tuyển chọn những tác phẩm kiệt
xuất xưa nay của ta làm thành một tập gọi là Hoàng Việt phong nhã thống biên.
Trong đó phần nhiều là thơ văn của “nhị Tô” nước Nam (Tùng Thiện vương và Tuy
Lý vương).
Năm Kỷ Dậu (1849) sứ thần Trung Quốc Lao Sùng Quang đến Phú Xuân làm
lễ bang giao. Khi đọc tập Hoàng Việt phong nhã thống biên, vị sứ thần nhà Thanh tỏ
ra rất có thiện cảm và bắt đầu nể trọng người Việt Nam ta, không dám tự phụ mình là
vị Tiến sĩ đệ nhị giáp, sứ thần của một đại quốc. Trong những ngày lưu lại Đế đô,
Lao Sùng Quang đã cùng Vương xướng họa thi văn và rất thán phục tài thơ của


Vương. Ông còn đến thăm Vương tại Ký thưởng viên. Khách chủ bút đàm. Và khi
đàm luận đến thơ Vương, Lao Sùng Quang có viết:
Độc đáo bạch âu hoàng diệp cú,
Mãn hoài tiêu sắt đái thu hàn.
(Đọc đến câu “bạch âu hoàng diệp”,

Cả người ớn lạnh với hơi thu.)
Nguyên trong bài Khiển hoài trích từ tập Hà thượng của Vương có câu:
Thân tự bạch âu tùy xứ túc,
Giao như hoàng diệp nhập thu sơ.
(Thân như âu trắng bay tùy thích,
Bạn tựa lá vàng thu mới sang)
Ví thân mình như con chim âu trắng, ví đời người như chiếc lá mùa thu. Đọc
đến câu thơ này, Lao Sùng Quang cảm xúc đến ớn lạnh cả người nên đã viết như thế.
Từ đó mà có tập Thương Sơn thi thoại.
Vương cũng lập ra Tùng Vân thi xã hay Mặc Vân thi xã, tập hợp được nhiều
danh sĩ đương thời như Hà Tôn Quyền, Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Phạm
Phú Thứ, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Giai, Nguyễn Đức Đạt, Vũ
Đức Nhu… Các em trai ( Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương, Thọ Xuân Vương,
Phú Bình Công, Hàm Thuận Công, Hoằng Hóa Công…), em gái ( Qui Đức công
chúa, Lại Đức công chúa, Thuận Lễ công chúa); con trai (Hồng Phì, Hồng Tích,
Hồng Dục…); con gái (Thể Cúc, Thức Huấn, Chấp Khuông,…) đều được tham dự cả.
Cũng năm ấy (1849), mẹ Vương, bà Thục Tần, mãn tang Thuận Thiên Hoàng
hậu, và như thế là đã làm tròn đạo làm vợ và đạo làm dâu, Vương dâng sớ tâu xin vua
cho rước mẹ về Tiêu viên để phụng dưỡng vì mẹ tuổi đã già. Chiều ý mẹ, Vương lập
sau Tiêu viên ba sở phủ cho ba bà chúa em. Bốn anh em thường họp nhau khi đàn,
khi ca, khi kể chuyện xưa, khi kể chuyện nay, cốt để làm vui lòng mẹ. Năm Tự Đức
thứ ba (1850), bà Thục Tần bị thương phong. Nhờ có thuốc trong cung ban ra nên
bệnh tình tạm yên nhưng cánh tay trái chưa cử động được, đầu lưỡi còn tê, tiếng nói
không được rõ. Từ khi bị bệnh, mặc dù con cháu ngày đêm túc trực bên giường chăm
sóc nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng; con muốn nuôi mà mẹ không ở”,


tháng 8 năm ấy (1851), bà Thục Tần tạ thế. Quá đau buồn, Vương phó thác Ký
Thưởng viên cho sông Lợi Nông. Sau khi an táng mẹ trên núi ở làng Dương Xuân,
Vương dựng chòi một bên tẩm, ở hầu mộ mẹ, tự tay lo hương khói hôm mai và lo

dựng bia công đức cho thỏa lòng hiếu thảo.
Năm Tự Đức thứ bảy (Giáp Dần – 1854), Vương được tấn phong Tùng Thiện
Công. Cũng năm đó, Vương tâu với vua xin mua 12 mẫu tư điền ở làng Dương Xuân,
cất nhà ở gọi là Phương Thốn Thảo Đường (nhà cỏ vuông một tấc), đào mương dẫn
nuớc tạo thành ao gọi là Hoàng Tử Pha, trên ao có giường tre là nơi đọc sách, uống
rượu, ngâm vịnh với bạn văn.
Sau ngày bà Thục Tần mất, Tiêu viên được sửa thành Từ đường; Ký thưởng
viên cũng được cải quan thành Thục đường, sớm hôm nghe tiếng “Đức Thầy” giảng
sách. Đương thời sĩ phu đến học đều tôn xưng Vương là “Đức Thầy”. Con em trong
nhà cũng xưng hô như thế và Vương cũng thích nhận cái danh hiệu mới ấy. Học trò
Vương có rất nhiều người thành danh. Hồng Phì làm Tham tri Bộ Lại, Hồng Tích làm
tá lý, Hồng Dục làm Phó sứ, Hồng Khẳng được truy thọ Đông các đại học sĩ. Xuất
sắc nhất là Nguyễn Trọng Hợp đậu tiến sĩ năm Tự Đức thứ 6 (1853), làm Tổng đốc
Hà Nội, Thương Bạc đại thần, Bắc Kỳ kinh lược, Phụ chính đại thần và Phạm Phú
Thứ quan hàm đến Hiệp Tá đại học sĩ, từng làm Tổng Đốc, Cơ Mật đại thần, Thượng
thư Bộ Hộ.
Ngay chính vua Tự Đức cũng tuyên triệu Vương vào cung để dạy nghề thơ vì
vua là người thích thơ. Tùng Thiện Vương khuyên vua nhưng vua không nghe, nên
ông đành phải nhận lời. Vua thường sai người đem thơ đến cho Vương nhờ Vương
nghị bàn. Mỗi khi tiếp thị vệ đệ tráp Ngự chế thi, Vương mặc áo rộng, đội khăn đen
đến Ngự Mặc đình, tự tay mở hoàng phong ra đọc, ngẫm nghĩ và rồi tự tay viết sớ
dâng vào, tâu xin đổi những chữ nào và tâu rõ vì sao phải đổi những chữ ấy. Tuân
theo lời khẩu dụ của vua là phải giữ bí mật nên việc này Vương chẳng dám hở môi
với ai. Không chỉ “vãng lai thi tấu” với Vương, vua còn hay đến Ký thưởng viên, ngự
đề thơ tại nhà Tùng Vân.
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), Vương được 47 tuổi. Vua thấy Vương tuổi
cao đức lớn, cho khỏi phải lạy chầu khi thường triều, lại cho kiêm nhiếp Tôn Nhơn


phủ Tả Tôn Nhơn. Tự xét mình tuổi đã già, Vương dâng sớ xin từ. Vua xem sớ phê

rằng: “Việc phủ quan trọng nhiều, phải nhờ người học rộng đức dày như ông mới làm
được. Ông không nên từ”. Do đó Vương phải nhận.
Năm Tự Đức thứ mười chín (1866), con rể của Vương là Đoàn Trưng (chồng
bà Thể Cúc, trưởng nữ của Vương) ngầm tổ chức bạn bè và một số nhà sư vận động
dân phu đang cực khổ xây dựng Vạn Niên Cơ làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự
Đức để phò hoàng tôn Ưng Đạo, con trưởng của An Phong Công Hồng Bảo lên làm
vua. Việc thất bại, Trưng bị tội chết (sau cuộc nổi dậy này, Tự Đức cho đổi tên Vạn
Niên Cơ thành Khiêm cung). Vương trói con gái cùng cháu ngoại đem dâng nạp và
thượng sớ xin chịu tội vì không biết dạy bảo rể con. Vua giáng dụ lập Hội đồng điều
tra, bắt Vương phải đóng cửa Ký thưởng viên, không được giao tiếp với một ai. Suốt
hơn ba tháng, ngoài cửa Ký thưởng viên có lính canh gác, trong Ký thưởng viên rêu
phủ khuất dấu giày văn nhân thi sĩ. Riêng Vương, trong thời gian này, thường ngồi
một mình một bóng trầm tư mặc tưởng và đã sáng tác thêm một tập thơ nữa là tập
Mãi điền.
May thay, ngọc không bị lầm với đá, ngày tòa Hội đồng dâng án, vua phê:
“Tùng Thiện Công không phải là người tham danh, háo lợi; tâm thuật lại biết lấy
trung hiếu làm căn cơ; chỉ vì kén rể sai lầm cũng như Tế Trọng gả con cho Ung Củ.
Nay bắt tội mà lấy theo hình tích thì không đúng với luật ý “tru tâm”. Ta chuẩn cho
phạt bổng một năm tỷ chiếu theo điều: “Phụ huynh bất năng cấm ước tử đệ”[1,147].
Đối với quốc pháp, vua đã mở lượng khoan hồng nhưng còn gia pháp, biết bà
Thục Tần có chịu tha thứ cho? Phận làm con vẫn mang tội. Ngày tiếp phủ Tôn Nhơn
lục án, Vương mặc áo rộng đen ra trước từ đường đốt nhang đèn quì thẳng lưng hai
tay dâng lên cây roi miệng lầm rầm khấn vái một hồi rồi nằm sấp trước bàn thờ để
chịu đòn như hồi sinh tiền bà Thục Tần đã thường trị tội. Sau đó Vương đem cả con,
cả cháu sang ở bên Phương Thốn Thảo Đường (nhà cỏ vuông một tấc) ở làng Dương
Xuân đồng thời cho sửa sang ngôi chùa cổ Từ Lâm. Từ sau vụ án Đoàn Trưng, lòng
nhiều phiền muộn, nhất là bị dằn vặt bởi mặc cảm phạm tội, Vương sống như một kẻ
mang tâm bệnh, tránh chuyện giao du. Trong thời gian này, Vương soạn xong hai tập
Thức cốc thiên và Học giá chí.



Năm Tự Đức thứ hai mươi mốt (1868), vua Tự Đức mời Vương phải kiêm
nhiếp Tôn Nhơn phủ Tả Tôn nhơn như trước, coi về vấn đề “Trị thân” nghĩa là răn
dạy cho Hoàng gia, theo lời dụ của vua có ba chữ “Bố giáo lệnh”. Vì cảm tình tri kỷ
nên Vương chẳng dám chối từ, phải ép lòng cầm lại cái ấn son và phải lo hoàn thành
nhiệm vụ vua giao.
Năm ấy, gặp tiết Tứ tuần đại khánh, khi ấy Vương cũng lên tuổi 50, vua Tự
Đức ban cho những đồ trân bửu (vàng bạc, gấm lụa, văn phòng tứ phẩm...) nhiều hơn
năm Vương mừng thọ tứ tuần để tỏ lòng yêu trọng Vương như ngày trước và còn làm
bài thơ Hoài Công ban cho. Nhưng lễ Hạ thọ, Vương không cho con cháu cử hành vì
tự xét mình vẫn là người có tội. Để kỷ niệm ngày 50 tuổi, Vương chỉ viết mấy câu:
Bán bách niên hoa vãn
Kiêm chi ưu hoạn tồn
Di kinh năng thục phủ
Lục thập vạn dư ngôn.
(Sống sót đã nửa đời
Ưu hoạn còn đeo đuổi
Sách đọc thuộc bao nhiêu
Sáu mươi vạn lời nói.)
Đến năm Canh Ngọ (1870 – Tự Đức thứ hai mươi ba) Vương bỏ hết những tập
quán cũ, không tiếp khách, không đi chơi, ít nói, ít cười, thường hay ngồi một mình,
trầm tư mặc tưởng. Ngày 17 tháng 3 bỗng nhiên phát bệnh kiết lỵ. Uống thuốc nghệ
tẩm mật ong đến ngày 25, bệnh lành.
Ngày 27 vẫn bình thường. Ngày 28, nghe tin Lạng Sơn bị Tô Tứ, dư đảng bọn
phỉ Ngô Côn người Trung Quốc vây, Tổng thống Bắc Kì quân vụ Đoàn Thọ phải tự
sát, Vương ớn lạnh mới đem rượu ra uống để giải sầu. Chiều ấy, bệnh lỵ tái phát. Vua
Tự Đức tuy đang phiền về việc Lạng Sơn nhưng vẫn cho ngự y đến chữa trị, ban sâm
quế cùng thuốc quý và cho thị vệ ngày đêm đến thăm hỏi. Ngày 30, tự biết mình sắp
sức tàn lực kiệt, Vương gượng ngồi dậy viết bài biểu gửi dâng lên vua trong đó có
đoạn: “Tử sanh mạng dã, duy dĩ bất hoạch kiến Nam Bắc phục viên y cựu vi hận nhỉ.

Phục vọng tư đề tạo chi duy gian lẫm bảo trì chi bất dị, nhất tài nhất lực sở đương


×