MỤC LỤC
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ nội dung công tác tổ chức vận tải hành khách
Hình 1.2: Quy trình xây dựng tuyến xe buýt
Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của xí nghiệp
Hình 2.2 Lộ trình tuyến 08: Long Biên – Đông Mỹ
Hình 3.1 Biểu đồ chạy xe tuyến 08: Long Biên - Đông Mỹ…………………79
3
LỜI NÓI ĐẦU
Với tốc độ đô thị hóa nhanh đến chóng mặt hiện nay, lượng phương tiện
cá nhân cũng tăng đột biến khiến cho các thành phố phải đối mặt với cảnh ùn tắc
giao thông nghiêm trọng. Đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh… thì tình trạng này là điều tất yếu. Để khắc phục thực trạng đó thì
buộc chính quyền các thành phố phải tổ chức tốt công các vận tải hành khách
công cộng nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
Có rất nhiều loại hình vận tải hành khách công cộng trong thành phố, chủ
yếu là các hình thức vận tải hành khách công cộng bằng phương tiện có sức
chứa lớn như: Tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, tàu điện bánh hơi, tàu điện bánh
sắt, xe buýt… Trong đó xe buýt là một phương thức dễ triển khai nhất, đặc biệt
là đối với những thành phỗ cổ và ở những nước đang phát triển như Việt Nam.
Hà Nội đã có xe buýt từ nhiều năm nay và đạt được những thành tựu đáng
kể. Tuy nhiên gần đây do lượng hành khách tăng mạnh, nhu cầu đi lại lớn, hệ
thống đường giao thông không đáp ứng được sự phát triển của phương tiện đã
làm cho hệ thống xe buýt trở nên quá tải và suy giảm chất lượng. Để xe buýt
thực sự góp phần giảm ùn tắc, giảm chi phí xã hội cần có những giải pháp cụ
thể. Một trong những giải pháp trực tiếp là công tác tổ chức vận tải bằng xe buýt
của các xi nghiệp buýt hiện nay phải hợp lý.
Đề tài này nghiên cứu về : Tổ chức vận tải hành khách trên tuyến buýt số
08: Long Biên – Đông Mỹ của xí nghiệp xe buýt Liên Ninh
Nội dung đề tài gồm:
Chương 1: Tổng quan về tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt.
Chương 2: Hiện trạng tổ chức vận tải hành khách của xí nghiệp xe điện
Hà Nội và trên tuyến 08: Long Biên – Đông Mỹ
Chương 3: Xây dựng phương án tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt
trên tuyến số 08: Long Biên – Đông Mỹ
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
BẰNG XE BUÝT
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI VÀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
BẰNG XE BUÝT
1.1.1 Khái niệm vận tải
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp
ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển, đối tượng vận chuyển
gồm con người (hành khách) và vật phẩm (hàng hóa). Sự di chuyển vị trí của
con người và vật phẩm trong không gian rất đa dạng, phong phú và không phai
mọi di chuyển đều là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con
người tạo ra nhằm mục đích kinh tế (lợi nhuận) để đáp ứng yêu cầu về sự di
chuyển đó mà thôi.
Tất cả của cải vật chất chủ yếu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội
loài người, của cải vật chất của xã hội được tạo ra ở 4 ngành sản xuất vật chất cơ
bản: công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biên, nông nghiệp và vận tải.
Đối với mỗi ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp... trong quá
trình sản xuất đều có sự kết hợp của cả 3 yếu tố, đó là công cụ lao động, đối
tượng lao động và sức lao động. Vận tải cũng là một ngành sản xuất vật chất vì
trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng có sự kết hợp của 3 yếu tố trên.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng đã tiêu thụ một
lượng vật chất nhất định như: vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phương tiện vận tải...
Hơn nữa, đối tượng lao động (hàng hóa, hành khách) trong quá trình sản xuất
vận tải cũng trải qua sự thay đổi nhất định.
Có thể khái niệm về vận tải như sau: Vận tải là quá trình thay đổi (di
chuyển) vị trí của hàng hóa, hành khách trong không gian và thời gian nhằm
thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
1.1.2 Phân loại vận tải
1.1
Có nhiều cách phân loại vận tải, có thể phân loại theo các tiêu thức sau:
Căn cứ vào phương thức thực hiện quá trình vận tải
- Vận tải đường thủy
- Vận tải hàng không
- Vận tải đường bộ
- Vận tải đường sắt
- Vận tải đường ống
- Vận tải trong thành phố (Metro, Trolaybus, Buýt...)
- Vận tải đặc biệt (Băng chuyền, cáp treo...)
b) Căn cứ vào đối tượng vận chuyển
a)
5
Vận tải hành khách
Vận tải hàng hóa
c) Căn cứ vào cách thức tổ chức quá trình vận tải
-Vận đơn phương thức: Hàng hóa hay hành khách được vận chuyển từ nơi đi
đến nơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất.
-Vận tải đa phương thức: Việc vận chuyển được thực hiên bằng ít nhất là 2
phương thức vận tải, nhưng chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất và chỉ có
một người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó.
-Vận tải đứt đoạn: Là việc vận chuyển được thực hiên bằng 2 hay nhiều
phương thức vận tải, nhưng phải sử dụng 2 hay nhiều chứng từ vận tải và
2 hay nhiều người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển dó.
d) Căn cứ vào tính chất vận tải
-Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ): Là việc vận chuyển trong nội bộ xí
nghiệp, nhà máy, công ty... nhằm di chuyển nguyên, vật liệu, thành phẩm,
bán thành phẩm, con người phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty, xí
nghiệp bằng phương tiện của công ty, xí nghiệp đó mà không trực tiếp thu
tiền cước vận tải. Vận tải nội bộ là một khâu của quá trình công nghệ để
sản xuất sản phẩm vật chất nào đó. Khối lượng hàng hóa của vận tải nội
bộ không tập hợp vào khối lượng chung của ngành vận tải.
- Vận tải công cộng: Là việc kinh doanh vận tải hàng hóa hay hành khách cho
mọi đối tượng trong xã hội để thu tiền cước vận tải.
e) Phân loại theo các tiêu thức khác
- Cự ly vận chuyển
- Khối lượng vận tải
- Phạm vi vận tải...
1.1.3 Vận tải hành khách bằng xe buýt:
a) Một số khái niệm
-
Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: Là hoạt động vận tải hành
khách bằng ô tô theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe
chạy theo biểu đồ vận hành.
Tuyến xe buýt: Là tuyến vận tải khách cố định bằng ô tô, có điêm đầu,
điểm cuối và các điểm dừng đón trả khách theo quy định.
+ Tuyến xe buýt đô thị: Là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối tuyến
trong đô thị
+ Tuyến xe buýt nội tỉnh: Là tuyến xe buýt hoạt động trong phạm vi tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công
nghiệp, khu du lịch.
+ Tuyến xe buýt lân cận: Là tuyến xe buýt có lộ trình đi từ các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương đến các tỉnh lân cận, các khu công nghiệp, khu du
6
lịch (điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của một tuyến không vượt quá 2 tỉnh,
thành phố; nếu điểm đầu hoặc điểm cuối thuộc đô thị loại đặc biệt thì tuyến
không vượt quá 3 tỉnh thành phố).
Biểu đồ chạy xe buýt trên một tuyến: Là tổng hợp các lịch trình chạy xe
của các chuyến xe tham gia vận chuyển trên tuyến trong một thời gian nhất
định.
b) Các yêu cầu đối với vận tải hành khách bằng xe buýt
*Yêu cầu đối với xe buýt
- Đảm bảo điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới đường bộ
- Có màu sơn đặc trưng được đăng ký với Sở giao thông vận tải (Sở giao
thông công chính) có liên quan.
- Phải niêm yết số hiệu, điểm đầu, điểm cuối của tuyến lên kính xe phía trước
góc trên phía bên phải của người lái; bên dưới kính xe phía sau hoặc phía
ngoài hai bên thành xe phải niêm yết lộ trình cơ bản của tuyến xe buýt.
Các thông tin được niêm yết đảm bảo đọc được từ bên ngoài xe.
- Mặt ngoài của thân xe phải niêm yết giá vé và số điện thoại của đơn vị khai
thác tuyến; bên trong xe phải niêm yết sơ đồ tuyến, nội quy phục vụ và số
điện thoại của đơn vị vận tải khách công cộng bằng xe buýt ở những vị trí
phù hợp để hành khách dễ nhận biết.
- Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quy định tại Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 302 -06
của Bộ giao thông vận tải ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2006.
- Đối với xe buýt phục vụ người tàn tật phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật
riêng được quy định tại phần 2 tiêu chuẩn ngành 22 TCN 302 – 06
*Yêu cầu đối với điểm dừng và nhà chờ xe buýt.
+ Yêu cầu đối với điểm dừng xe buýt
Điểm dừng xe buýt trên đrường bộ phải đảm bảo đúng Luật giao thông
đường bộ
- Phạm vi điểm dừng xe buýt phải sơn vạch phản quang để người điều khiển
các phương tiện giao thông khác nhận biết.
- Khoảng cách tối đa giữa hai điểm dừng trong đô thị là 700m, ngoài đô thị là
3000m.
- Vị trí các điểm dừng phải cách ngã ba, ngã tư từ 20- 25 mét, sức chứa từ 5 –
10 ngời.
- Những điểm dừng có nhiều hành trình đi qua nếu <30 lượt xe/giờ có thể sử
dụng chung; nếu >30 lượt xe/giờ nên có điểm dừng riêng.
- Tại vị trí mỗi điểm dừng phải có biển báo hiệu điểm dừng xe buýt theo quy
định. Trên biển báo phải ghi số hiệu, tên tuyến (điểm đầu – điểm cuối), lộ
trình của tuyến xe buýt dừng tại vị trí đó.
-
7
Tại các vị trí điểm dừng xe buýt trong đô thị nếu có bề rộng hè đường từ 4m
trở lên, ngoài đô thị nếu có bề rộng lề đường từ 1,5m trở lên phải xây
dựng nhà chờ xe buýt.
- Tại vị trí các điểm dừng phục vụ cho người tàn tật sử dụng xe lăn phải xây
dựng lối lên xuống thuận tiện cho xe lăn.
-
+ Yêu cầu đối với nhà chờ xe buýt.
Nhà chờ xe buýt phải có ghế để khách ngồi chờ, mẫu nhà chờ theo quy định
của Sở giao thông vận tải (Sở giao thông công chính).
- Các nhà chờ phục vụ cho người tàn tậ đi xe lăn phải xây dựng lối lên xuống
thuận tiện cho xe lăn và vị trí dành riêng cho người tàn tật.
- Trong nhà chờ xe buýt phải niêm yết đầy đủ các thông tin về các tuyến xe
buýt: Số hiệu tuyến, tên tuyến, lộ trình tuyến, tần suất xe chạy, thời gian
hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại liên hệ.
- Tại nhà chờ xe buýt, các thông tin phục vụ việc quảng cáo mà nội dung
không liên quan đến hoạt động của xe buýt chỉ được thực hiện khi đã
thông tin đầy đủ nội dung nêu tại điểm C khoản 2 Điều này. Các thông tin
quảng cáo phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành về quảng cáo.
*Yêu cầu đối với điểm đầu cuối của tuyến xe buýt:
- Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt phải đảm bảo cho xe buýt quay đầu
xe, đỗ xe chờ vào hoạt động.
- Có nhà chờ và các công trình phụ trợ khác như: Nhà vệ sinh, nhà bán vé...
- Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt phải xây dựng theo
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số TCXDVN 264/2002 và số TCXDVN
265/2002.
1.1.4 Luồng hành khách và các yếu tố ảnh hưởng tới luồng hành khách
a) Khái niệm:
-
Luồng hành khách: Là số lượng hành khách theo một hướng, luồng hành
khách có thể là luồng hành khách thường xuyên hoặc luồng hành khách
không thường xuyên, luồng hành khách một chiều hoặc hai chiều. Luồng
hành khách phản ánh số lượng hành khách theo từng giai đoạn và cả hành
trình trong một đơn vị thời gian.
b)
Các yếu tố ảnh hưởng đến luồng hành khách
Các yếu tố ảnh hưởng tới luồng hành khách rất đa dạng (trực tiếp, gián
tiếp, tác động nhiều, tác động ít) có yếu tố có thể lượng hóa được, có yếu tố
khó lượng hóa được. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến luồng hành khách
thành 4 nhóm:
8
Nhóm kinh tế xã hội: Mức sống vật chất của các nhóm dân cư khác
nhau, khả năng mua sắm phương tiện cá nhân như: ô tô, xe máy, khả
năng tiếp cận đối với vận tải hành khách công cộng...
- Nhóm lãnh thổ: Số dân trong vùng lãnh thổ, mật độ dân cư, phân bố dân
cư, phân bố những cơ sơ sản xuất, kinh tế, văn hóa, đời sống của
vùng...
- Nhóm tổ chức: Mật độ mạng lười hành trình, loại hình vận tải, tần suất
chạy xe, chất lượng phục vụ hành khách, chi phí thời gian cho chuyến
đi...
- Nhóm thời tiết khí hậu: Mưa nắng, mùa hè, mùa đông...
-
Để biết được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố riêng biệt thông
thường sử dụng các phương pháp kinh tế trên cơ sở số liệu và đặc trưng quy
luật biến động của luồng hành khách.
1.1.5
Quy luật biến động luồng hành khách
a) Quy luật biến động theo thời gian.
*Biến động của luồng hành khách theo giờ trong ngày.
Sự biến động này tạo nên giờ cao điểm, giờ thấp điểm, giờ bình thường.
Biết được quy luật này giúp cho việc lựa chọn sức chứa xe hợp lý, xác định
được nhu cầu đi lại của hành khách theo giờ trong ngày để xác định tần xuất
chạy xe hợp lý, lập thời gian biểu cho từng hành trình.
Các yếu tố ảnh hưởng sự thay đổi luồng hành khách theo giờ trong ngày
bao gồm: Thời gian bắt đầu và kết thúc ca làm việc của các đơn vị sản xuất, đơn
vị hành chính sự nghiệp, trường học, mạng lười thương nghiệp, văn hóa, đời
sống. Chế độ làm việc của các phương thức vận tải khác nhau: Đường sắt,
đường thủy, đường hàng không; mục đích của các chuyến đi (đi làm, đi học, đi
mua bán, thưởng thức văn hóa...) ngoài ra còn có những yếu tố khác như tổ chức
triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật...
Biến động luồng hành khách theo giờ trong ngày tạo ra cao điểm, nó có
liên quan tới giờ bắt đầu và kết thúc làm việc, chúng khác nhau giữa hướng đi và
hướng về.
Để đánh giá biến đổi luồng hành khách theo giờ trong ngày dùng hệ số
không đồng đều theo giờ là tỷ số giữa số lượng hành khách của giờ lớn nhất
trong ngày với số lượng hành khách bình quân trong một giờ.
=
9
Sự biến động của luồng hành khách theo giờ trong ngày của những ngày
làm việc và những ngày nghỉ (chủ nhật, lễ, tết) không giống nhau. Vì vậy thời
gian biểu chạy xe không giống nhau giữa ngày làm việc và ngày nghỉ.
*Biến động luồng hành khách theo ngày trong tuần và theo tháng
trong năm.
Luồng hành khách biến động theo ngày trong tuần phụ thuộc vào: Chế độ
làm việc của các cơ quan xí nghiệp, hệ thống thương nghiệp văn hóa đời sống và
chế độ làm việc của các phương thức vận tải khác.
Luồng hành khách cũng thay đổi theo các tháng trong năm. Sự thay đổi
này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điều kiện kinh tế, địa lý, phong tục tập
quán, thời tiết, khí hậu, các loại hình vận tải, trạng thái đường sá, độ dài chuyến
đi của hành khách, mạng lưới hành trình...
Dựa vào biến động hành khách theo các tháng trong năm để xác định nhu
cầu về phương tiện, mở thêm những tuyến mới trong thời gian cao điểm (trẩy
hội, du lịch, tắm biển) tăng chuyến đi vào dịp lễ tết, quốc khánh, kỳ thi đại học...
b)
Quy luật biến động luồng hành khách theo không gian
Biến động luồng hành khách theo không gian thể hiện rõ nét với luồng
hành khách trong thành phố.
*Quy luật biến động luồng hành khách theo chiều dài hành trình
Nguyên nhân:
- Do phân bố các điểm thu hút
- Do mật độ dân số giữa các khu vực là khác nhau
- Do mục đích chuyến đi theo chuối không gian
Biện pháp:
- Phân bố lại các điểm thu hút
- Tổ chức vận tải: Sự trình hành trình rút ngắn nhằm tăng . Để áp dụng phương
pháp này cần có sự khác biệt rõ nét về luồng hành khách và phải có chiều hành
trình đủ lớn.
- Nghiên cứu sự biến động luồng hành khách theo không gian có ý nghĩa rất
quan trọng trong tổ chức vận tải hành khách.
*Biến động luồng hành khách theo chiều
Luồng hành khách thay đổi theo hai chiều có khối lượng hành khách khác
nhau, quy luật biến động này thường kèm theo biến động luồng hành khách theo
thời gian.
Ví dụ luồng hành khách chiều từ Hà Nội đi về các tỉnh ở khu vực phía
Bắc vào thời điểm trước Tết nguyên đán cao hơn chiều từ các tỉnh về Hà Nội và
10
ngược lại. Thông thường do đặc điểm của các chuyến đi của hành khách là đi
hai chiều, có đi và có về nên trong một khoảng thời gian nào đó thì khối lượng
hành khách hai chiều là tương đương.
1.2 ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC VẬN
1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội.
TẢI
a) Thu nhập:
Mức tăng trưởng thu nhập trên đầu người ảnh hưởng đến nhu cầu vận
chuyển hàng hóa và hành khách, khi GDP tăng đời sống của người dân tăng lên
nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và nhu cầu đi lại tăng lên, nhu cầu này tăng cả về số
lượng và chất lượng, các doanh nghiệp vận tải cần phải tăng về số lượng và chất
lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu.
b) Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế thay đổi kích thích sự gia tăng của dịch chuyển dân cư và
trao đổi lao động, hình thành các khu dân cư, các khu công nghiệp, các khu mua
sắm, vui chơi giải trí... lao động làm việc ở những khu xã hội dân cư, nhu cầu đi
lại tăng lên, đòi hỏi gia tăng các phương tiện vận tải trong đó có ô tô để đáp ứng
nhu cầu gia tăng đó
c) Dân cư và nguồn lao động Việt Nam
Xu thế của một xã hội phát triển là giảm cơ cấu về mặt tương đối sản xuất
nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ lệ của công nghiệp dịch vụ. Muốn như
vậy phải chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển dịch bằng hai cách: Chuyển
dịch tuyệt đối nghĩa là đưa lao động về các khu công nghiệp, đưa lao động đi
xuất khẩu lao động, đưa lao động về thành phố đây là hướng chuyển dịch tất
nhiên không tránh khỏi; thứ hai dịch chuyển tại chỗ nghĩa là đưa công nghiệp về
nông thôn, phát triển làng nghề đây là hướng đi chủ yếu của các nước công
nghiệp có tỷ lệ nông dân thấp. Chính các xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động
như vậy cũng làm phát sinh các nhu cầu vận tải trong đó có vận tải bằng ô tô đặc
biết là trong các khu công nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp vận tải cần phải
thăm dò, tìm hiểu thị trường để có các định hướng phát triển để nhằm đáp ứng
được nhu cầu vận tải của sô đông người lao động.
d) Các yếu tố khác.
- Phong tục tập quán, thói quen đi lại của người dân: Đối với mỗi vùng
người dân thường có sở thích sử dụng một loại phương tiện nào đó. Sở thích của
họ thường xuất phát từ sự an toàn, thuận tiện khi đi lại cũng như các chỉ tiêu
thuộc về tổ chức vận tải như: Độ chính xác về thời gian, giờ đi, giờ đến, thời
11
gian giãn cách giữa 2 chuyến, như vạy các doanh nghiệp vận tải cần nắm rõ các
yếu tố này để bố trí chạy xe hợp lý đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Sự cạnh tranh trên thị trường: Trong nền kinh tế thị trường hiện này để
tồn tại các doanh nghiệp cần phải khẳng định được uy tín của mình thông qua
chất lượng sản phẩm mà mình cung cấp. Đối với vận tải tổ chức vận tải tốt là
một trong các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao uy tín
của doanh nghiệp trên thị trường.
- Chế độ chính sách của Nhà nước: Các doanh nghiệp vận tải cần quan
tâm tới tất cả các quy định để có thể tổ chức vận tải có hiệu quả đúng pháp luật.
1.2.2 Điều kiện vận tải.
Điều kiện vận tải chỉ ra những đặc diderm, yêu cầu của đối tượng vận tải
ảnh hưởng tới công tác tổ chức vận tải như thế nào. Nó chủ yếu bao gồm:
- Tính chất vận tải
- Cự ly vận chuyển
- Điều kiện hành khách
- Điều kiện bến bãi.
1.2.3 Điều kiện tổ chức kỹ thuật.
Điều kiện tổ chức kỹ thuật là chỉ ảnh hưởng của một số nhân tố về mặt tổ
chức (như chế độ chạy xe, chế đọ và tổ chức công tác của lái xe, chế độ bảo
dưỡng sửa chữa...) và ảnh hưởng của một số nhân tố về mặt kỹ thuật (như công
tác bảo quản xe, trình độ hoàn thiện về thiết bị bảo dưỡng sửa chữa, tình hình
cung cấp nhiên liệu...) đến công tác vận tải
1.2.4 Điều kiện khí hậu thời tiết
Điều kiện khí hậu thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu và tính năng
sử dụng xe. Ví dụ ở miền nhiệt đới mà dùng xe chế tạo riêng cho miền ôn đới thì
tác dụng làm mát sẽ kém. Ngoài ra thì điều kiện khí hậu thời tiết cũng ảnh
hưởng khá nhiều tới chất lượng, an toàn trong trong quá trình vận tải đặc biệt là
trong vận tải hành khách.
1.2.5 Điều kiện đường sá.
Điều kiện này rất quan trọng, nó chỉ rõ ảnh hưởng của đường sá cầu cống
đến việc khai thác xe, điều kiện đường sá bao gồm:
Loại mặt đường và độ bẳng phẳng, tình trạng đường và địa thế nơi
đường đi qua (đồng bằng, trung du, miền núi)
- Tính vững chắc của đường sá và các công trình trên đường.
-
12
Những yếu tố về vị trí hình dáng đường như: Độ dốc, bán kính cong,
độ gấp khúc của cong đường.
- Cường độ vận hành trên đường.
-
Điều kiện đường sá có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình lưu thông, an
toàn, chất lượng của sản phẩm vận tải trong quá trình vận tải hành khách. Các
doanh nghiệp vận tải cần tìm hiểu thăm dò các tuyến đường để có được lộ trình
thích hợp, đảm bảo an toàn cho hành khách nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao
nhất về chi phí cho doanh nghiệp.
1.3 NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
BẰNG XE BUÝT TRONG THÀNH PHỐ.
Những yêu cầu chung khi tổ chức vận tải hành khách cho tất cả các loại
hình vận chuyển:
Đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu đi lại của hành khác
Giảm thời gian chuyến đi của hành khách
Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
- Tổ chức chạy xe phải theo thời gian biểu và biểu đồ xe chạy xe (đã xác
định trước). Nếu có thay đổi phải có thông báo kịp thời, chính xác cho hành
khách.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện, đảm bảo các chỉ tiểu kinh tế tài chính cho doanh nghiệp vận tải hành khách.
-
Tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt phụ thuộc vào không những chỉ
khối lượng hành khách, kết quả hoạt động sản xuất (kinh tế, tài chính) của doanh
nghiệp vận tải hành khách mà còn phụ thuộc vào các chỉ tiêu chất lượng phục vụ
hành khách. Tổ chức vận tải hành khách bao gồm các nội dung sau:
- Lựa chọn các phương pháp điều tra sự biến động luồng hành khách.
- Xác định hệ thống hành trình hợp lý
- Lựa chọn phương tiện và xác định số lượng phương tiện hoạt động trên
các hành trình.
- Xác định tốc độ chạy xe
- Lập thời gian biểu chạy xe
- Tổ chức lao động cho lái xe
- Tổ chức đưa xe ra hoạt động
- Kiểm tra và quản lý hoạt động của xe trên đường
- Các biện pháp đảm bảo an toàn chạy xe.
13
Điều tra hành khách
Lập kế hoạch tác nghiệp
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tác nghiệp
Lập Lựa chọn bố
Xáctríđịnh
phương
các chỉ
tiệntiêu khaiTổthác
chức
kỹlao
thuật
động cho láiXây
xe dựng TGB BĐCX
hành
trình chạy
xe
Tính toán phân tích KQSXVT
Đưa xe ra hoạt
Quảnđộng
lý hoạt động xe trên đường
ĐK hành khách
Xác định bến đầu, cuối
Lựa chọn sơ bộ
ĐK đướng sá
Xác định lộ trình tuyến
Lựa chọn chi tiết
ĐK tổ chức kỹ thuật
Xác định điểm dừng, đỗ
suâtnội dung
CP nhiên
liệutác tổGiá
thành
lợi nhuận
Sơ đồ
công
chức
vận Tỉ
tảisuất
hành
khách
Kiểm tra sự phù hợp Hình1.1:Năng
14
ĐK thời tiết khí hậu
1.3.1 Điều tra luồng hành khách.
Để tổ chức vận tải hành khách hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng phương
tiện cầ phải nghiên cứu một cách có hệ thống sự biến động của luồng hành khách
theo không gian và thời gian của các hành trình, có nhiều phương pháp nghiên cứu
biến động luồng hành khách.
Phương pháp thống kê.
Là phương pháp dựa vào số liệu thống kê và số vé bán được ở các tuyến theo
từng chuyến mà lái phụ xe ghi chép trong ca làm việc, Dựa vào số liệu này có thể
xác định: Khối lượng hành khách theo từng chặng và cả hành trình theo từng
chuyến. Song phương pháp này không đảm bảo đầy đủ vì cơ sở của phương pháp
này hạn chế về nguồn thông tin. Ngoài ra đối với vé xe buýt trong thành phố
thường vé đồng hạng, vé sử dụng cho nhiều hình thức vận tải, vé tháng...
b) Phương pháp dự án.
Dựa vào số liệu thống kê và dung các phương pháp phân tích, xác suất thống
để xác định khối lượng vận chuyển hành khách trong thời gian tới.
Tùy thuộc vào mục đích điều tra mà có thể điều tra toàn bộ (tất cả các hành
trình trong cùng một lúc) hoặc điều tra lựa chọn (một hoặc một số hành trình), thời
gian điều tra có thể là tất cả các ngày trong tuần hoặc vào ngày nghỉ, toàn bộ giờ
mở tuyến hay chỉ vào giờ cao điểm, giờ thấp điểm...
c) Phương pháp tự khai
Nội dung của phương pháp này là mỗi người được nhận một bản ghi có câu
hỏi và họ tự trả lời về các câu hỏi đó. Sau khi tập hợp được các câu trả lời có thể
xác định được nhu cầu vận chuyển theo các hành trình các hành trình khác nhau và
xây dựng được sơ đồ luồng hành khách. Phương pháp này phải điều tra toàn bộ tất
cả mạng lưới hành trình của thành phố, việc phân phát và thu thập xử lý số liệu rất
phức tạp, tốn công sức.
Phương pháp này thu thập được khoảng thời gian khách đi lại và dao động
của luồng hành khách theo các điểm đỗ (không gian). Thông thường tiến hành điều
tra tại các cơ quan, trường học, doanh nghiệp...
d) Phương pháp phát thẻ
Nội dung của phương pháp là mỗi hành khách khi lên xe được phát một thẻ
có ghi số hiệu của điểm đỗ mà họ khi lên xe, khi hành khách xuống xe nhân viên
điều tra ở điểm đỗ xuống thu lại thẻ đó.
Phương pháp phát thẻ cho số liệu về khối lương vận chuyển hành khách, độ
dài một chuyến đi, dao động của luồng hành khách, điều tra toàn bộ các hành trình
hoặc một hành trình hay một chuyến nào đó.
a)
15
e)
Phương pháp bản ghi
Nội dung của pháp phương pháp là dùng bản ghi số lượng hành khách lên
xuống ở các điểm đỗ, sau đó sẽ tính toán các chỉ tiêu.
Phương pháp bản ghi có thể tiến hành theo toàn bộ hay chọn mẫu, số liệu thu
thập được bao gồm: Khối lượng và lượng luân chuyển theo từng hành trình và tất
cả mạng lưới, độ dài bình quân 1 chuyến đi theo từng hành trình, hệ số ửu dụng
trọng tải tĩnh của xe theo từng hành trình và theo từng chặng, sự thay đổi hành
khách theo giờ trong ngày, ngày trong tuần và theo không gian, doanh thu vận tải
theo từng hành trình.
Cách tổ chức: Nhân viên điều tra theo xe tại mỗi của lên xuống có một người
ghi chép theo bảng riêng tại cửa do mình phụ trách.
f) Phương pháp quan sát bằng mắt.
Nội dung của phương pháp cho biết hệ số lợi dụng trọng tải tĩnh thông qua
quan sát (cho điểm) của n gười điều tra đứng ở những điểm đõ có lưu lượng khách
lớn. Để đánh giá hệ số sử dụng trọng tải theo điểm, sau đó người quan sát ghi vào
bẳng điểm quan sát tại điểm phụ trách.
Phương pháp quan sát bằng mắt chì sự dụng khi đánh giá hệ số sử dụng
trọng tải ở giờ cao điểm nói riêng và trong ngày nói chung ở các điểm có lưu lượng
lớn nhằm lựa chọn loại xe phù hợp với từng hành trình.
1.2.2 Xác định hành trình chạy xe
Quy trình xây dựng tuyến theo sơ đồ sau:
Xác định các điểm dừng dọcKiểm
đường
Xác định điểm đầu cuối của tuyến
Xác định lộ trình tuyến
tra sự phù hợp của tuyến
Hình 1.2: Quy trình xây dựng tuyến xe buýt
-
Xác định điểm đầu cuối của tuyến:
+ Phải là những điểm thu hút lớn.
+ Điểm đầu, cuối của tuyến xe buýt phải đảm cho xe buýt: Quay đầu xe, đỗ xe chờ
vào hoạt động.
16
+ Có nhà chờ và các công trình phụ trợ như: Nhà vệ sinh...
-Xác
định lộ trình tuyến: Lộ trình phải thỏa mãn một số yêu cầu sau:
+ Nối liền các trung tâm thu hút hành khách với cự ly đi lại của hành khách là nhỏ
nhất.
+ Lộ trình tuyến phải đảm bảo thuận tiện cho hành khách chuyển sang các tuyến xe
buýt khác.
Xác định điểm dừng dọc đừng của tuyến: Các điểm từng, nhà chờ phải thỏa
mãn các yêu cầu sau:
-
+ Xác định điểm dừng đỗ hợp lý
+ Nơi có hành khách đi lại nhiều
+ Điểm dừng xe buýt trên đường bộ phải đảm bảo Luật giao thông đường bộ.
+ Phạm vi điểm dừng xe buýt, phải sơn vạch phản quang để người điểu khiển các
phương tiện giao thông khác nhận biết.
+ Khoảng cách tối đa giữa hai điểm dừng trong đô thị là 700m, ngoài đô thị là
3000m.
+ Tại vị trí mỗi điểm dừng phải có biển báo hiệu điểm dừng xe buýt theo quy định;
trên biển báo phải ghi số hiệu, tên tuyến.
+ Nhà chờ phải xây dựng phải có ghế để khách ngồi chờ.
+ Trông nhà chờ xe buýt phải niêm yết đầy đủ các thông tin về các tuyến xe buýt:
Số hiệu tuyến, tên tuyến, lộ trình tuyến, tần suất chạy xe...
-
Kiểm tra sự phù hợp của tuyến theo tiêu chuẩn và điều chỉnh tuyến:
+ Việc điều chỉnh tuyến được tiến hành theo một số chỉ tiêu cơ bản sau: Mật độ
mạng tuyến, hệ số tuyến, hệ số đường không thẳng, hệ số lặp trùng lặp tuyến, số
lượng tuyến trong hệ thống...
+ Sau khi đã thiết kế sơ bộ mạng lưới tuyến ta tiến hành kiểm tra và điều chỉnh cho
phù hợp tối đa các tiêu chuẩn đặt ra.
1.2.3
Lựa chọn bố trí phương tiện vào hành trình
Để vận chuyển hành khách có thể sử dụng nhiều loại xe có sức chứa khác
nhau. Song hiệu quả sử dụng phương tiện cũng sẽ khác nhau khi chúng không phù
17
hợp với cường độ luồng hành khách trên các hành trình. Quá trình lựa chọn phương
tiện tiến hành theo 2 bước:
- Bước 1: Lựa chọn sơ bộ phương tiện (Sức chứa phương tiện).
- Bước 2: Lựa chọn chi tiết phương tiện (Lựa chọn mác xe).
a) Lựa chọn sơ bộ phương tiện.
Lựa chọn xe theo sức chứa hợp lý được tiến hành trong hai trường hợp sau:
- Xây dựng phương án, kế hoạch cho thời gian tới.
- Lập kế hoạch tác nghiệp cho thời gian cụ thể (khi doanh nghiệp có nhiều
loại xe có sức chứa khác nhau).
Để lựa chọn sức chứa hợp lý cần phải xác định được các yếu tố sau đây:
- Công suất
-Biến động
luồng hành khách vào giờ cao điểm
luồng hành khách theo giờ trong ngày và theo chiều dài hành
trình (biến động theo không gian)
- Chế độ làm việc của xe trên hành trình.
- Điều kiện đường sá, khả năng thông qua của đường.
- Giá thành vận chuyển.
- Khoảng cách chạy xe hợp lý (mang tính chất lượng phục vụ)
- Chiều dài hành trình và độ dài bình quan chuyến đi của hành khách.Nếu
cùng một khoảng cách xe chạy nếu lựa chọn trọng tải phương tiện không hợp lý sẽ
xảy ra hai trường hợp:
+ Công suất luồng hành khách lớn dùng xe sức chứa nhỏ dẫn tới chất lượng
phục vụ kém (quá tải, chen lấn xô đẩy hoặc chờ đi chuyến sau)
+ Công suất luồng hành khách nhỏ dung xe sức chứa lớn dẫn tới hiệu quả sử
dụng phương tiện giảm, lãng phí sức chứa của xe (hệ số lợi dụng trọng tải thấp, giá
thành cao ảnh hưởng tới kinh doanh).
b) Lựa chọn chi tiết phương tiện.
Để lựa chọn chi tiết phương tiện ta cần căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
+ Năng suất phương tiện:
- Khối lượng hành khách vận chuyển bình quân trong 1 chuyến:
ΣQ= qtk. γđ. ηHK( HK)
( 1.1 )
- Lượng luân chuyển hành khách:
ΣP= Σ Q. lHK (HK.Km)
Trong đó: q: Tải trọng thiết kế của phương tiện.
γ: Hệ số lợi dụng trong tải.
ηHK: Hệ số thay đổi hành khách.
18
( 1.2 )
lHK: Cự ly đi lại bình quân của hành khách.
- Ưu điểm của việc lựa chọn theo chỉ tiêu này: Đơn giản, thuận tiện và chính
xác.
- Nhược điểm: Chưa phản ánh được hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn,
chưa tính đến tính kinh tế.
+ Chi phí nhiên liệu:
QNL = K1 ×
∑L
chg
+ K2 ×
100
Trong đó:
QNL
∑P+K
1000
3
×n
( 1.3 )
: Mức tiêu hao nhiên liệu trong một năm.
∑L
: Tổng quãng đường chung quy đổi ra đường loại I.
∑P
: Tổng lượt luân chuyển quy đổi ra đường loại I.
chg
N
: Số lần quay đổi đầu xe.
K1
: Mức tiêu hao nhiên liệu cho 100 Km xe chạy.
K 2 : Mức tiêu hao nhiên liệu bổ sung cho 100 Km xe chạy
có khách
CNL= QNL . G
( 1.4 )
Trong đó: CNL: Chi phí nhiên liệu (VNĐ).
G: Giá 1 lít nhiên liệu (đồng).
- Ưu điểm: Tính toán đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo tính kinh tế.
- Nhược điểm: Không phản ánh được kết quả sản xuất của doanh nghiệp.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữ thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra
để đạt được thu nhập đó.
Lợi nhuận trước thuế:
LN = DT – C
( 1.5 )
Lợi nhuận sau thuế:
LN = DT - C - TGTGT
( 1.6 )
Trong đó: LN: Lợi nhuận doanh nghiệp
19
DT: Doanh thu
(đ)
C: Chi phí
(đ)
(đ)
TGTGT: Thuế giá trị gia tăng (đ)
DT = bbq . ∑P
( 1.7 )
Trong đó: bbq: Giá cước bình quân.
∑P: Tổng lượng luân chuyển.
Hoặc
(đ/Hk.km)
(Hk.km)
DT =∑Gvi . Qi
( 1.8 )
Trong đó: ∑Gvi: giá vé đi trên đoạn i.
Qi: Số lượng hành khách đi trên đoạn i.
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Phản ánh một cách tổng hợp quá trình sản xuất kinh doanh.
Vì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, mỗi doanh nghiệp hoạt động đều mong
muốn lợi nhuận cao nhất, cho nên trong chỉ tiêu này phương tiện nào cho lợi huận
cao nhất thì chọn.
+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
Là tỷ số giữa lợi nhuận và tổng số vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh. Nó phản
ánh hiệu quả sử dụng vốn.
RV =
∑ LN .100%
∑V
(1.9)
Trong đó: Rv: Tỷ suất lợi nhuận (%)
∑LN: Tổng lợi nhuận (đ)
∑V: Tổng số vốn (đ)
Trong doanh nghiệp vận tải vốn cố định là vốn phương tiện (70-80%). Khi lựa
chọn theo tỷ suất lợi nhuận dùng vốn phương tiện.
RVPT =
∑ LN
∑V
(1.10)
PT
Trong đó:
RVPT
: Tỷ suất lợi nhuận (%)
∑VVPT : Tổng số vốn (đ)
- Ưu điểm: Là đã xét đến hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh vận tải, cũng như hiệu quả của việc sử dụng vốn, đảm bảo tính chính xác
cao.
20
Mục tiêu của việc lựa chọn theo tỷ số này chọn ra phương tiện có tỷ suất lợi
nhuận cao nhất.
1.2.4 Các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật trong vận tải hành khách bằng xe buýt
a) Nhóm chỉ tiêu về phương tiện
- Số xe có ( Ac ) :
Ac= AT + ABDSC= AVD + Adp + ABDSC ( xe ) ( 1.16 )
Trong đó : Ac: Số xe có
AVD : Số xe vận doanh
AT : Số xe tốt AT = AVD + Adp
ABDSC : Số xe bảo dưỡng sửa chữa
Adp : Số xe dự phòng, điều độ
b) Nhóm chỉ tiêu về tốc độ
- Vận tốc kỹ thuật ( Vt ) :
Vt = ( Km/h )(Km/h)
( 1.17)
- Vận tốc lữ hành ( Vl ) :
Vl =( Km/h )
( 1.18)
- Vận tốc khai thác ( Vk ) :
Vk = ( Km/h )
( 1.19)
Trong đó : LM : Chiều dài hành trình
Tlb : Thời gian xe lăn bánh
Td : Thời gian dừng đón trả khách
Tdc : Thời gian đỗ đầu cuối
c) Nhóm chỉ tiêu về thời gian
- Thời gian xe lăn bánh ( Tlb ) :
Tlb = ( Giờ hoặc phút )
( 1.20)
- Thời gian dừng đón trả khách ( Td ) :
- Thời gian đỗ đầu cuối ( Tđc ) :
- Thời gian 1 chuyến xe ( Tc )
= tdc +
Tc = Tđc + Tlb+ Tdđ
21
LM LM
+
− 1÷× t0
Vt l0
( 1.21)
- Thời gian 1 vòng xe ( Tv ) :
Tv = 2. Tc( Giờ hoặc phút )
( 1.22)
- Thời gian hoạt động trong ngày ( T ) : Tính từ lúc mở tuyến đến lúc đóng
tuyến.
- Giãn cách chạy xe ( I ) : Được định mức theo công suất luồng hành khách
d) Nhóm chỉ tiêu quãng đường
- Chiều dài hành trình ( L M ) : Quãng đường xe chạy từ điểm đầu đến điểm
cuối của tuyến ( Km ) .
- Quãng đường huy động ( Lhđ ) : Quãng đường từ nơi xe tập kết đến điểm
xuất phát ( Km ) .
- Chiều dài bình quân giữa 2 điểm dừng đỗ ( LO ):
L0=
LM
n −1
(1.23)
- Quãng đường xe chạy ngày đêm ( Lngđ ) :
Lngd = 2.Lhd + Zc . LM ( Km )
( 1.24)
- Cự ly đi lại bình quân của hành khách ( LHK)
e) Nhóm chỉ tiêu về chất lượng
- Hệ số lợi dụng sức chứa động (
d
P
P
γd ) :
TT
(1.25)
TK
Trong đó : PTT : Lượng luân chuyển thực tế
PTK : Lượng luân chuyển tính theo trọng tải thiết kế
- Hệ số lợi dụng sức chứa tĩnh (
T
22
q TT
q TK
γT ) :
(1.26)
Trong đó : qTT : Trọng tải thực tế
qTK : Trọng tải thiết kế
- Hệ số lợi dụng quãng đường ( β ) :
L
L
Ck
(1.27)
M
Trong đó : Lck : Quãng đường có khách
LM : Chiều dài hành trình
- Hệ số thay đổi hành khách (
ηHK =
η HK ) ;
LM
LHK ;ηHK ≥1
( 1.28)
Trong đó : LHK : Chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách
f) Nhóm chỉ tiêu về sản lượng và năng suất
- Lượng hành khách vận chuyển 1 xe 1 chuyến ( Qc ) :
Qc = q . γ . ηHK (HK/chuyến)
( 1.29)
- Lượng hành khách vận chuyển 1xe 1 ngày ( Qng ) :
Qng = q . γ. ηHK . Zc (HK/ngày)
( 1.30)
- Lượng hành khách luân chuyển 1 chuyến ( Pc ) :
Pc = q . γ . ηHK . LHK (HK.Km)
( 1.31)
- Lượng hành khách luân chuyển 1 ngày ( Png ) :
Png = Pc. Zc ( HK.Km )
( 1.32)
- Năng suất vận chuyển giờ xe ( WQg ) :
WQg =
q × γ ×ηH
Tc
(HK/giờ )
( 1.33)
- Năng suất vận chuyển ngày ( WQng ) :
WQngày= WQg . T ( HK/ngày )
( 1.34)
- Năng suất vận chuyển tháng ( WQth ) :
WQth = WQng . 30 .
23
αVD ( HK/tháng )
( 1.35)
1.2.5 Xây dựng biểu đồ chạy xe và thời gian biểu
a) Mục dích tác dụng của thời gian biểu và biểu đỗ chạy xe
Thời gian biểu và biểu đồ chạy xe có tác dụng cho việc tổ chức quản lý
phương tiện, lái xe, nâng cao hiệu quả và chất lượng của những xe buýt hoạt động
theo hành trình và thông tin cho hành khách biết.
Thời gian biểu chạy xe là những tài liệu định mức cơ bản về tổ chức cùng tốc
vận tải của những xe buýt hoạt động theo hành trình trong đó quy định về chế độ
chạy xe (thời gian lăn bánh, thời gian dừng đỗ), chế độ lao động cho lái xe, thời
gian làm việc của hành trình (mở tuyến, đúng tuyến hay nói cách khác: chuyến đầu,
chuyến cuối), số lượng xe, chuyến xe và khoảng cách chạy xe trên hành trình.
Biểu đồ chạy xe khác nhau giữa ngày làm việc và ngày nghỉ. Những hành
trình hoạt động liên tục trong năm cũng phải lập riêng.
Hình thức thể hiện thời gian biểu hay biểu đồ chạy xe ở dạng bảng hay ở dạng
biểu đồ cho từng hành trình cụ thể sau đó dựa vào yêu cầu của tổ chức quản lý và
phục vụ hành khách để lập:
- Thời gian đi, đến ở trạm đầu, cuối (điều độ)
- Thời gian làm việc của lái xe (quản lý lái xe)
- Thời gian biểu để thông tin cho hành khách biết ở bến đầu, cuối, dọc đường
(bản chỉ dẫn cho hành khách)
b) Xây dựng biểu đồ và thời gian biểu chạy xe
Các số liệu cần thiết khi lập biểu đồ :
- Chiều dài hành trình, chiều dài giữa các điểm đỗ
- Tốc độ kỹ thuật cho từng đoạn (giữa hai điểm đỗ), thay đổi theo giờ trong
ngày (nếu xác định được)
- Thời gian đỗ ở các điểm đỗ
- Thời gian một chuyến, một vòng, thời gian hoạt động trong ngày, thời gian
và địa điểm nghỉ ngơi, ăn uống…
- Quãng đường huy động.
- Số lượng xe hoạt động trong ngày trên hành trình
Trong thực tế hoạt động của xe, của tuyến có thể có sai số với biểu đồ chuẩn
với giới hạn tối đa như sau: Đối với các tuyến vận tải hành khách trong thành phố
24
là + (-) 1 phút; đối với các tuyến vận chuyển hành khách nội tỉnh là + (-) 3 phút;
đối với tuyến vận tải hành khách liên tỉnh là + (-) 5 phút.
1.2.6 Tỏ chức lao động lái xe
a) Mục đích tổ chức lao động cho lái xe:
- Công tác tổ chức quản lý lao động cho lái xe trong doanh nghiệp vận tải
nhằm mục đích:
+ Sử dụng lao động lái xe một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện tổ chức , kỹ
thuật, tâm sinh lý của người lái xe nhằm không ngừng nâng cao sức lao động.
+ Bồi dưỡng cho lái xe có trình độ về văn hóa, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp
vụ và đặc biệt là đảm bảo mức sống vật chất tinh thần của người lái xe nhằm tái sản
xuất mở rộng sức lao động và phát triển toàn diện con người.
b) Yêu cầu khi tổ chức lao động cho lái xe:
Tổ chức lao động cho lái xe phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Tổng số thời gian làm việc trong 1 tháng bằng quy định về thời gian lao
động do Nhà nước quy định.
+ Độ dài ca làm việc không nên lớn hơn 10 giờ trong một ngày đối với buýt
nội tỉnh và thành phố, không nên lớn hơn 12giờ đối với tuyến liên tỉnh.
+ Thời gian chuẩn bị và kết thúc ca làm việc: từ 15- 20 phút.
+ Để tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe thông thường ổn định lái xe trên tuyến
và lái xe được bố trí theo nốt(chuyến) cụ thể trong tháng.
+ Tổ chức lao động cho lái xe và tổ chức chạy xe vào các ngày nghỉ, tết, lễ
theo chế độ phục vụ công cộng của Nhà nước quy định.
c) Nội dung công tác tổ chức lao động cho lái xe:
+ Hình thành cơ cấu lao động lái xe tối ưu cho doanh nghiệp
+ Sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động.
+ Đảm bảo yếu tố vật chất cho lái xe .
+ Tổ chức làm việc hợp lý, tăng cường công tác an toàn và bảo hộ lao động.
+ Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lái xe.
d) Hình thức tổ chức lao động cho lái xe:
25