Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

“NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – SẢN XUẤT DIEZEN TỪ PHỤ PHẨM ĐỘNG, THỰC VẬT”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.4 KB, 24 trang )

Năng lượng sinh học DHSH6C
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM
…..…..
TIỂU LUẬN
NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỀ TÀI:
“NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – SẢN XUẤT DIEZEN TỪ PHỤ
PHẨM ĐỘNG, THỰC VẬT”
GVHD: TH: NHÓM 4
PGS.TS TRỊNH XUÂN NGỌ LỚP: ĐHSH6C
210517903
Nhập môn công nghệ sinh học GV: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ
1
Năng lượng sinh học DHSH6C
LỜI CẢM ƠN
Với nhu cầu tìm tòi, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, nhóm 4 chúng em đã cùng
nhau thảo luận và hình thành nên một bài tiểu luận về đề tài thuộc Công nghệ
sinh học năng lượng. Nhóm sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ
cũng như sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ. Đồng thời toàn thể
nhóm cũng muốn gửi lời cảm ơn về phía trường Đại học Công nghiệp TpHCM
đã hỗ trợ cho chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận bằng cách cung
cấp những kiến thức cơ bản thông qua sự trao đổi trực tiếp giúp chúng em định
hướng được mình nên làm những gì.
Tuy nhiên đây là lần đầu tiên chúng em được tiếp cận với môn học này cho nên
việc mắc phải sai sót là không sao tránh khỏi. Vì vậy chúng em mong nhận được
những ý kiến đóng góp để dần hoàn thiện hơn những kiến thức của mình đã có.
Xin chân thành cảm ơn!
Đại diện nhóm 4
Nguyễn Quang Minh
Nhập môn công nghệ sinh học GV: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ
2


Năng lượng sinh học DHSH6C
DANH SÁCH NHÓM 4
• NGUYỄN QUANG MINH 10046201
• NGUYỄN KHÁNH VŨ 10024991
• BÙI THỊ THANH AN 10045821
• DƯƠNG NGỌC LAN ĐÀI 10043961
• ĐOÀN THỊ THÚY LIỄU 10045351
• HỒ VŨ LINH 10037371
• TRẦN THỊ THÙY HẠNH 10039821
• NGUYỄN THỊ THU HỒNG 10039641
Nhập môn công nghệ sinh học GV: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ
3
Năng lượng sinh học DHSH6C
MỤC LỤC
PHẦN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG...................................................................................................................................5
PHẦN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ quan trọng nhất của 1 quốc gia trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật công nghiệp cao, trong đó
có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Vậy, muốn thực
hiện thành công nhiệm vụ quan trọng nói trên nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá đặc
biệt là các nghành công nghiệp nặng như ô tô, cơ khí, luyện kim, năng lượng....
Công cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII ở Châu Âu đã có sự tác động tới toàn
cầu, với sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đã đưa đến quá trình công nghiệp hoá trên toàn thế
giới với các quá trình cơ khí hoá nông nghiệp, cơ giới hoá và đô thị hoá. Công nghiệp là động
lực của sự phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Những thành tựu của kỹ thuật mới như
Nhập môn công nghệ sinh học GV: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ
4
Năng lượng sinh học DHSH6C
người máy, máy vi tính, ô tô, vi điện tử, laze, công nghệ thông tin, nguyên liệu mới và công

nghệ sinh học đã cung cấp cơ sở và động lực cho sự hiện đại hoá nền công nghiệp truyền
thống. Tái sử dụng chất thải công nghiệp, sử dụng hiệu quả năng lượng và thay thế một số loại
nguyên vật liệu là xu hướng nổi bật trong lĩnh vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá [1].
Mặc dù có các tiến bộ quan trọng như vậy nhưng công nghiệp hoá lại đưa đến những
hậu quả khôn lường. CNH-HĐH đã phá hoại môi trường sống của chúng ta, nó làm ô nhiễm
đất, nước, không khí, gây ra tiếng ồn, mưa axit, hoang mạc hoá, sự ấm lên toàn cầu và phá huỷ
tầng ozôn…
Vậy làm thế nào vừa tiến hành công nghiệp hoá để phát triển kinh tế mà không gây
những ảnh hưởng xấu đến môi trường, đó là một vấn đề được cả thế giới quan tâm nhằm tìm
ra một câu trả lời thích hợp nhất. Một trong những câu trả lời của bài toán hóc búa này chính là
“năng lượng sinh học”. Vậy năng lượng sinh học là gì? Nó có những ưu điểm gì? Việt Nam
và các nước trên Thế giới đã thực hiện nó như thế nào…?Dựa trên những cơ sở đó tôi đã chọn
đề tài: “năng lượng sinh học- sản xuất diezen từ động, thực vật” làm đề tài tiểu luận của
mình.
PHẦN II. NỘI DUNG
2.1 Vấn nạn toàn cầu
2.1.1 Thực trạng hiện nay về sử dụng các năng lượng truyền thống
Hiện nay Trung Quốc đã trở thành quốc gia sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới,
danh hiệu mà Mỹ đã nắm giữ từ đầu những năm 1900 đến nay. Cụ thể, theo IEA, tổng
năng lượng tiêu thụ (gồm tất cả các loại năng lượng tiêu thụ như dầu, khí đốt thiên
nhiên, than đá, hạt nhân, thuỷ điện...) của Trung Quốc trong năm qua tương đương
2,252 tỉ tấn dầu mỏ, cao hơn 4% so với 2,170 tỉ tấn dầu mỏ của Mỹ, nước có mức tiêu
thụ năng lượng cao hơn Trung Quốc gấp hai lần cách đây 10 năm.

Nhập môn công nghệ sinh học GV: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ
5
Năng lượng sinh học DHSH6C
Số liệu trên có lẽ không có gì quá bất ngờ, vì tỷ lệ tiêu thụ năng lượng hàng năm của
Trung Quốc sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 luôn
tăng ở mức hai con số, nhất là từ lúc nước này vượt qua Mỹ trở thành quốc gia tạo ra

khí thải gây hiệu ứng nhà kính số một thế giới năm 2007. Tuy nhiên, các chuyên gia
và nhà quản lý năng lượng của Trung Quốc cho rằng số liệu của IEA là thiếu chính
xác, do cơ quan này sử dụng tiêu chí đánh giá khác so với các cơ quan chức năng của
Trung Quốc. Chẳng hạn, số liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia của Trung Quốc
hồi tháng 2-2010 cho biết tổng năng lượng tiêu thụ của nước này hồi năm ngoái tương
đương 3,066 tỉ tấn than tiêu chuẩn, tức chỉ khoảng 2,146 tỉ tấn dầu mỏ, thấp hơn 1%
so với Mỹ. Cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ hồi tháng 4 vừa qua cũng đã dự
đoán Trung Quốc chưa thể qua mặt Mỹ về mức tiêu thụ năng lượng từ nay cho đến ít
nhất vào năm 2015.
Thế nhưng, ngay cả số liệu của Trung Quốc cũng cho thấy thời điểm nước này vượt
qua Mỹ trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất hành tinh đang đến rất gần.
Có điều, xét trong bối cảnh năm 2009, nền kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng
trưởng cao, trong khi nền kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái nghiêm trọng nên mức tiêu
thụ năng lượng giảm mạnh. Do vậy, theo các nhà phân tích, chính quyền Bắc Kinh
đang phải dè dặt đón nhận thông tin nhạy cảm của IEA vào thời điểm hiện tại. Bởi cái
danh hiệu này nói lên rằng nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp chế tạo của Trung
Quốc sử dụng năng lượng rất thiếu hiệu quả. Nếu so sánh giá trị GDP thì chỉ số này
của Trung Quốc chỉ bằng 1/3 của Mỹ, tức 5.000 tỉ USD so với hơn 14.000 tỉ USD.
Hiệu quả sử dụng năng lượng tính trên đơn vị GDP của Trung Quốc năm 2003 thấp
hơn 11,5 lần so với Nhật Bản, 4,3 lần so với Mỹ và gần 4 lần so với trung bình của thế
giới. Hiện nay, theo IEA, Mỹ đã cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng thêm
2,5%/năm, trong khi Trung Quốc chỉ có 1,7%/năm.
Nhập môn công nghệ sinh học GV: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ
6
Năng lượng sinh học DHSH6C
Báo cáo của IEA cũng sẽ tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc trong tiến trình đàm
phán cắt giảm khí thải để chống biển đổi khí hậu toàn cầu. Khoảng 70% năng lượng
tiêu thụ của nước này được sử dụng từ than đá, một trong những tác nhân gây ô nhiễm
môi trường lớn nhất. Tỷ lệ sử dụng than đá ở Mỹ chưa đầy 1/4 so với Trung Quốc.
Ngược lại, mức tiêu thụ dầu mỏ ở Trung Quốc chưa tới 1/5 so với ở Mỹ, nước xài loại

nhiên liệu hoá thạch này chiếm gần 50% trên tổng năng lượng tiêu thụ. Tuy nhiên,
người Trung Quốc đang có nhu cầu dầu mỏ ngày càng lớn vì lượng xe hơi được tiêu
thụ mạnh với đà cải thiện thu nhập. Số liệu của IEA đồng thời khiến Trung Quốc có
thể gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm nguồn cung ứng trên thị trường năng lượng
toàn cầu. Các nước phát triển sẽ nhìn Trung Quốc như là một mối đe doạ về an ninh
năng lượng, vì thế việc ký hợp đồng năng lượng sẽ khó khăn và đắt đỏ hơn.
2.1.2 Nguyên nhân
Do hiện nay thế
giới đang có xu
hướng toàn cầu hóa
vì thế vấn đề sử
dụng năng lượng là
điều không thể tránh
phải. Tuy nhiên việc
khai thác và sử dụng
năng lượng lại đang
bị lãng phí
Nhập môn công nghệ sinh học GV: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ
7
Năng lượng sinh học DHSH6C
Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác dầu mở của trung quốc(1990-2004)
2.1.3 Hậu quả
Trong bầu khí quyển của trái đất, hiệu
ứng nhà kính tức là hiện tượng trái đất
nóng dần lên là một hiện tượng rõ ràng.
Nếu không có hiệu ứng này, trái đất sẽ
được bao bọc bởi băng. Hàng ngàn năm
qua, một mức độ khí nhà kính tương đối
ổn định đã tạo ra môi trường thuận lợi
cho loài người tiến hóa, phát triển.

Trong thế kỷ 21, các hoạt động của con người có thể sẽ làm tăng gấp đôi lượng khí nhà
kính, vốn là các loại khí giữ nhiệt. Nếu nhìn lại lịch sử của loài người thì sự gia tăng khí
nhà kính riêng trong thế kỷ 21 là quá đột ngột, chưa từng có tiền lệ. Hầu hết các năng
lượng ngày nay đều bắt nguồn từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, đây là những nhiên
liệu để tạo ra điện, để vận hành các nhà máy, các phương tiện đi lại và để giúp sưởi ấm
trong các hộ gia đình. Các nguồn nhiêu liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt tự nhiên
đang được tiêu thụ nhanh tới mức chúng
sẽ gần như cạn kiệt trong thế kỷ tới.
Ðối với các loại nhiên liệu hóa thạch, các
chất thải đều được thải trực tiếp vào trong
không khí dẫn đến thủng tầng ô zôn
Nhập môn công nghệ sinh học GV: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ
8
Năng lượng sinh học DHSH6C
Trong số này nhiều loại chất thải tồn tại đưới dạng khí nhà kính như đi-ô-xít các-bon.
Mỗi năm các chất thải từ nhiên liệu hóa thạch đã đưa thêm 25 tỉ tấn đi-ô-xít các-bon vào
khí quyển, như vậy là 70 triệu tấn mỗi ngày, hay 800 tấn mỗi giây.
Các chuyên gia trên thế giới, thông qua Ủy ban nghiên cứu thay đổi khí hậu liên chính
phủ của Liên hiệp quốc, đang cùng hợp tác để phân tích những ảnh hưởng của hiện
tượng khí giữ nhiệt tăng nhanh chóng.
Tác động của hiện tượng thay đổi khí hậu rất phức tạp và có rất nhiều lý thuyết trái
ngược nhau về vấn đề này. Nhưng các nhà khoa học đều nhất trí rằng khí nhà kính tăng
lên sẽ làm cho trái đất thu hút thêm nhiều nhiệt từ mặt trời. Hầu hết các nhà khoa học về
khí hậu đều cho rằng khí nhà kính do con người tạo ra là nguyên nhân dẫn tới tình trạng
trong 15 năm qua có 10 năm được coi là nóng nhất trong lịch sử. Nhìn chung, các
chuyên gia về khí hậu đều cảnh báo rằng gia tăng khí nhà kính sẽ là một hiện tượng
khủng khiếp trong thế kỷ tới. Nước biển dâng cao, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, bão
lớn, nạn hạn hán cùng hiện tượng lan tràn dịch bệnh có thể sẽ phá hoại sản xuất lương
thực và nơi sinh sống của con người ở nhiều nơi. Các chuyên gia cảnh báo rằng thay đổi
lớn về khí hậu có thể sẽ làm xáo trộn bầu sinh quyển. Tất cả các nước trên thế giới đều

có liên quan tới khí hậu thay đổi, cả về nguyên nhân lẫn hậu quả của nó. Trung bình
mỗi người dân Bắc Mỹ mỗi ngày thải 54 ki lô gam chất đi-ô-xít các-bon vào không khí.
Tại Châu Âu và Nhật Bản, mức chất thải này tính theo đầu nguời là hơn 23 ki lô gam.
Tại Trung quốc, một nước đang phát triển rất nhanh với 1,3 tỉ dân, mức thải đi-ô-xít
các-bon hàng ngày đã vượt quá 6 ki lô gam mỗi người.
Nhập môn công nghệ sinh học GV: PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ
9

×