Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP HƯỚNG dẫn học SINH tự học môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.77 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
MÔN HÓA HỌC

Người thực hiện: HỒ TĂNG CƯỜNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2011 - 2012


2
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: HỒ TĂNG CƯỜNG
2. Ngày tháng năm sinh: 26 – 11 – 1966
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
5. Điện thoại: 0613866499 (CQ)/ 0613923203 (NR); ĐTDĐ: 0989812691
6. Fax:

E-mail:



7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn, Phó chủ tịch Công đoàn
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1990
- Chuyên ngành đào tạo: Hóa học
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Hóa học
Số năm có kinh nghiệm: 22 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Lý thuyết bổ trợ và bài tập khắc sâu kiến thức về liên kết hóa học.

GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


3

Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
MÔN HÓA HỌC

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với sự tiến bộ về KH-KT vượt bậc như vũ bão hiện nay, xã hội cần có những
người lao động có trình độ KH-KT cao , có tính tự lưc, tự chủ và tư duy sáng tạo.
Để đáp ứng nhu cầu đó ngay trong ghế nhà trường chúng ta cần phải suy nghĩ về
cải tiến phương pháp dạy học như thế nào nhằm có thể phát huy ngay tính tích cực
chủ động , tính tự lực tự học cho học sinh.
Việc dạy và học môn hóa học trong nhà trường phổ thông là một trong những

môn tự nhiên không kém phần quan trọng góp phần xây dựng những con người
mới được trang bị đầy đủ thế giới quan khoa học và kiến thức khoa học phục vụ
cho cuộc cách mạng công nghệ trong thế kỷ 21.
Để đạt được mục đích chung đó, qua nhiều năm tham gia giảng dạy ở trường ,
đồng thời dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy học môn Hóa , tôi
đã rút ra được một vài kinh nghiệm giảng dạy theo hướng đổi mới: ‘’ Hướng dẫn
học sinh tự học”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Dạy –học tự học là quá trình tư giác , tích cực , tự chiếm lĩnh khái niệm khoa
học của học sinh dưới sự điều khiển của giáo viên , trong đó:
Học là quá trình tự giác chiếm lĩnh thông tin khoa học của học sinh qua giáo
viên và qua các tài liệu, tự giác biến thành nhận thức khoa học của bản thân và
cuối cùng là vận dụng các thông tin khoa học để giải quyết các vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn học tập và trong đời sống.
Dạy là quá trình điều khiển tới quá trình tự học, tự chiếm lĩnh các tri thức khoa
học , từ đó làm phát huy tối đa tính tích cực hoạt động, chủ động ,tự giác , sáng tạo
cho học sinh.
* Muốn đạt được điều đó , chúng ta cần đổi mới phương pháp dạy và học:
Kiến thức
Đổi mới phương pháp dạy: Cung cấp
Phương pháp học
. Đổi mới phương pháp

Giao tiếp
Đổi mới phương pháp học:

GVTH: Hố Tăng Cường

Cách đọc

Cách ghi
Cách tư duy
Cách vận dụng

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


4
* Thực hiện việc đổi mới dạy cho học sinh tự học có rất nhiều biện pháp khác
nhau, tùy thuộc vào đối tượng học sinh và kinh nghiệm giảng dạy của từng giáo
viên mà các thầy cô tự tổ chức hướng dẫn bằng nhiều giải pháp cụ thể khác nhau .
Trong khuôn khổ của đề tái này , tôi xin đưa ra môt số biện pháp mà bản thân tối
đã thực hiện và thấy đạt hiệu quả .
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
1. Đối với giáo viên : Để hướng dẫn học sinh tự học , bản thân tôi đã chuẩn
bị từ khâu soạn giảng cho đến khâu hướng hướng dẫn tự học ở nhà.
Cụ thể:
a/ Khâu soạn giảng:
- Khi viết mục tiêu bài học, tôi bám sát vào chuẩn kiến thức và kĩ năng và
hình dung rõ là sau khi học xong bài đó, học sinh của mình có được kiến thức, kỹ
năng, trình độ gì ? mức độ như thế nào? thay đổi thói quen suy nghĩ tập trung vào
những điều gì sau khi học xong bài đó.
b/ Khâu tổ chức các hoạt động trên lớp :
- Tôi luôn tạo điều kiện để học sinh hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm để
tự tìm hiểu, phát hiện tri thức và hình thành kỹ năng ...bằng nhiều hình thức khác
nhau như :
+ Hướng dẩn học sinh cách sử dụng sách giáo khoa ( cách đọc sách) và cách ghi
bài vào vở thế nào cho hợp lý và có hiệu quả.
+ Định hướng điều chỉnh các hoạt động của học sinh: chính xác hóa các khái niệm
hóa học, các kết luận về các hiện tượng, bản chất hóa học mà học sinh tự tìm tòi

được
+ Thường xuyên sử dụng các phương tiện trực quan, hiện tượng thực tế, thí
nghiệm… là nguồn để học sinh khai thác, tìm kiếm, phát hiện những kiến thức, kỹ
năng về hóa học .
+ Tạo điều kiện để học sinh được vận dụng nhiều hơn những tri thức của mình để
giải quyết một số vấn đề có liên quan tới hóa học trong đời sống, sản xuất.
+ Luôn nêu vấn đề cần tìm hiểu , gợi mở để học sinh phát hiện vấn đề và tự tìm
phương àn giải quyêt vấn đề.
+ Chú ý rèn luyện cho HS cách tư duy như : phân tích , so sánh, tổng hợp, hệ
thống hóa và rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển.thông qua một số
phương pháp giải bài tập về hóa học.
+ Luôn lắng nghe học sinh rồi nhận xét bổ sung , chỉnh lí hoặc củng cố.
c/ Khâu hướng dẫn tự học ở nhà .
- Tôi hướng dẫn và rèn cho học sinh thói quen tự tóm tắt kiến thức trọng tâm của
bài học dưới dạng sơ đồ .
- Hướng dẫn cách giải một số bài tập liên quan đến bài đã học.
- Hướng dẫn cho học sinh tự chuẩn bị bài mới và cách sử dụng sách tham khảo,
các tài liệu khác để tự nâng cao kiến thức.
VD : Khi học xong bài ESTE tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt kiến thức cần nắm
vững như sau:

GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


5
ESTE

Khái niệm:......................................................

1. Khái niệm

Cấu tạo phân tử:.............................................
Danh pháp:……………………………….

2.Tính chất vật lí :…………………………..........................
Pứ thuỷ phân (xt axit): ...........
Pứ ở nhóm chức:
3. T/c hóa học:

Pứ với dd kiềm( pứ xp hóa):....

Pứ thế………………….
Pứ ở gốc hiđrocacbon:
(nếu có)

Pứ cộng……………….

Pứ trùng hợp…………….
Este của ancol:…………………………………………..
4. Điều chế:

Este của phenol:…………………………………………
Este không no:……………………………………………

* Sau đó vận dụng giải một số bài tập :
1. Viết công thức cấu tạo của este và gọi tên ( gốc - chức) C2H4O2, C3H6O2,
C4H8O2.
2. Viết phương trình phản ứng sau:
CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O

CH3COOCH=CH2 + H2O
C6H5COOCH3 + NaOH
CH3COOC6H5 + NaOH
3. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết từng chất trong các nhóm chất sau và
viết phương trình hóa học xảy ra:
a) CH3COOH, CH3CH2OH, HOCH2CHO, CH2=CH-COOH
b) các chất lỏng riêng biệt : C6H5OH, C6H5CH2Cl, CH3COOCH2CH3
c) axit axetic, vinyl axetat, stiren, isoamyl axetat.
4. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất : etyl axetat, fomalin, axit
axetic, etanol.
5. Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150
gam dung dịch natri hiđroxit 4%.phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn
hợp.
6. este đơn chức X có % khối lượng các nguyên tố C,H,O lần lượt là : 48,65%;
8,11%; 43,24%.
a) Tìm CTPT, viết các CTCT có thể có và gọi tên X

GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


6
b) Đun nóng 3,7 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn
toàn.Từ dung dịch sau phản ứng,thu được 4,1 gam muối rắn khan.Xác định CTCT
của X.
7. Este X tỉ khối đối với hiđro bằng 44.Đun sôi 4,4 g X với 200g dung dịch NaOH
3% đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.Từ dung dịch sau phản ứng thu được 8,1g
chất rắn khan.Xác định CTCT của X và gọi tên.
2) Đối với học sinh : Khi dạy bài mới, tôi yêu cầu học sinh

+ Dự đoán: tính chất của chất, hiện tượng thí nghiệm, phản ứng có xảy ra hay
không ?
+ Làm thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận …
+ Phán đoán , suy luận
+ Trả lời câu hỏi .
+ Giải bài toán hóa học .
+ Quan sát sơ đồ, hình ảnh, tranh vẽ… rút ra nhận xét .
+ Tham gia thảo luận : Trình bày quan điểm của mình, lắng nghe, nhận xét ý kiến
của người khác …
+ Vận dụng kiến thức kỹ năng đã biết để giải thích một số hiện tượng hóa học xảy
ra trong đời sống sản xuất .
+ Tự học, tự đánh giá và đánh gia việc nắm bắt kiến thức kỹ năng của bản thân
*Để thực hiện được mục đích hướng dẫn học sinh tự học được, tôi chú trọng 5
giải pháp sau đây:
GIẢI PHÁP 1 : TẠO NỘI LỰC CHO HỌC SINH .
Trong giải pháp này tôi chú ý đến 2 vấn đề cần thực hiện sau:
a/ Cung cấp cho HS dàn bài khi học bài lý thuyết:
Phần I: Tính chất vật lý : HS cần tìm hiểu vế :
Thể, màu sắc ,múi vị, nhiệt độ sôi , tính tan….va từ đó tìm ứng dụng từ những tính
chất này hoặc ngược lại.
+ Tuỳ từng bài mà tôi sử dụng 1 trong 2 cách sau:
* Cách 1: Cho HS quan sát mẫu vật , hình ảnh….
Từ đó HS nêu được 1 số tính chất vật lý như: thể, màu, mùi vị, ..sau đó tôi đặt
thêm câu hỏi có tính gợi mở để HS suy nghĩ trả lời.
VD: Khi dạy bài axít HCl, tôi cho HS quan sát bình đựng axít HCl loãng và bình
đựng axít HCl đặc, gọi HS rút ra những tính chất giống và khác giữa chúng, giải
thích…
* Cách 2:Từ những ứng dụng của những chất đang nghiên cứu mà HS đã biết
trong đời sống, HS có thể suy đoán được 1 số kiến thức liên quan…như: thể, màu
sắc ,mùi vị, nhiệt độ sôi , tính tan….

VD: Từ ứng dụng của nhôm trong thực tế mà HS sẽ nêu được tính chất vật lý của
Nhôm :
Sản xuất vỏ máy bay
kim loại nhẹ
Làm đồ dùng nấu ăn
có tính dẫn nhiệt tốt
Làm dây dẫn điện
có tính dẫn diện tốt …………
GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


7
Phần II. Tính chất hóa học:
* Cách 1: Tối định hướng cho học sinh cách tìm hiểu :
Từ đặc điểm cấu tạo
tính chất hóa học
ứng dụng.
VD : Từ đặc điểm cấu tạo của ANKEN có một nối đôi ( hay liên kết pi) trong
phân tử nên :Tham gia phản ứng cộng.
sản xuất ancol
Tham gia phản ứng trùng hợp.
sản xuất chất dẻo ( polietilen)
Tham gia phản ứng oxihóa……….
* Cách 2: Từ số oxihóa
tính chất hóa học
ứng dụng.
VD : Khi học bài lưu huỳnh , từ số oxihóa của S:
S2- , S0 , S+4 , S+6. mà học sinh dự đoán được :S có tính khử hay tính

oxihoa.
* Cách 3: Sử dụng đồ dùng trực quan : mô hình , mẫu vật , thí nghiệm...mà giúp
HS phát triển kỹ năng tư duy từ trực quan sinh động đến tư duy trừu trượng, đồng
thời kiến thức HS thu lượm được có cơ sở thực tiễn và có sức thuyết phục hơn…
VD: Khi nghiên cứu tính chất hoá học của Axít cacboxyic, tôi cho HS làm cùng 1
lúc 3 thí nghiệm: CH3COOH + Cu ; CH3COOH + Zn ; HCl + Zn .
Từ kết quả thí nghiệm mà học sinh tự nhận xét hiện tượng xảy ra? So sánh, giải
thích?
Viết phương trình phản ứng….
* Cách 4: Gợi ý HS đi từ những ứng dụng trong thực tế, những hiện tượng trong
thực tiễn, những kinh nghiệm sống … mà HS có thể tím đến kiến thức mới
VD: Khi dạy bài hợp chất của Nitơ, tôi có thể gợi ý cho HS giải thích câu ca dao:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ ..
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.”
Phần III : Điều chế.
* Cách 1: Để HS có thể tự học, tự tìm kiếm kiến thức trong khi nghiên cứu
phương pháp điều chế, thí từ khi nghiên cứu tính chất hoá học tôi đã cho HS thấy
được mối quan hệ giữa các chất: Tính chất hoá học của chất này có thể là phương
pháp điều chế của chất kia..
VD : Khi nghiên cứu tính chất hóa học của ancol tôi đã cho học sinh dự đoán từ
ancol ta có thể điều chế được những chất gì với điều kiện nào ? ( anken, andehit,
xeton, axitaxetic, este..)
CH3OH + CuO
HCHO + Cu + H2O
C2H5OH
+ O2
CH3COOH + H2O
*Cách 2: Một số bài học tôi có thể mã hóa dưới dạng công thức giúp HS dễ nhớ
,dễ vận dụng.
VD : Khi trình bày về phương pháp điều chế kim lọai ,ta có thể mã hóa dưới dạng

sau:
M + An+
Mm+ +
A
(KL mạnh) (Muối )
(KL yếu )
Từ công thức này HS vận dụng để viết phương trình phãn ứng một cách dễ dàng.
* Cách 3 : Cho HS liên hệ việc sản xuất chất đang nghiên cứu ở tại địa phương ,
để tứ đó HS tìm được kiến thức mới ngay trong thực tiễn..
GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


8
VD: Khi học phần điều chế ancol , tôi cho HS tự trình bày về qui trình nấu rượu
tại địa phương : nguyên liệu , cách tiến hành , cách thu.. Sau đó gợi ý cho HS tóm
tắt quá trình đó bằng sơ đồ và viết phương trình phản ứng minh họa..
b/ Cung cấp cho học sinh phương pháp giải quyết vấn đề:
- Cụ thể sau khi học xong một bài tôi đều gợi ý cho học sinh tìm phương pháp
nhận biết chất đó, cần nhớ phản ứng thường đươc sử dụng trong bài tập …
VD: Sau khi học xong bài Glucozo, tối yêu cầu học sinh tìm hóa chất để nhận
biết chất này ( dủng Cu(OH)2) và lưu ý học sinh hai phản ứng thường sử dụng
nhiều trong phần bài tập là phản ứng của Gucozo với AgNO3/NH3 và phản ứng lên
men .
- Trong các tiết luyện tập, tắng tiết, phu đạo tối thường xuyên cung cấp hoặc củng
cố cho học sinh một số các giải nhanh bài tập hóa học như: phương pháp bảo toàn
khối lượng, bảo toàn electron, phương pháp số nguyên tử trung bình….và hướng
dẫn học sinh vận dụng giải một số dạng bài tập cơ bản thường gặp .
GIẢI PHÁP 2: TĂNG CƯỜNG PHÁT HUY NỘI LỰC CỦA HỌC SINH:

nhằm phát huy tính tích cực hoạt động , tự học chủ động sáng tạo của HS.
-Trong các giờ lên lớp ,tôi hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để tìm đến
kiến thưc mới ,từ đó HS thấy được cái hay, cái mới lạ được bắt nguồn từ những
klến thức cũ.
VD: Sau khi học xong bài Ancol no đơn chức , HS đã nắm được cấu tạo và
tính` chất hóa học của ancol và HS đã khái quát được những tính chất chung của
ancol là do hyđro linh động và nhóm –OH gây ra. Kế đó khi dạy bài Phênol, bước
đầu ta cho HS phân tích cấu tạo phân tử của Phênol và thấy được phênol cũng có
nhóm –OH nên HS có thể dự đóan được tính chất hóa học của phênol giống ancol
và ở đây nhóm –OH gắn trực tiếp với nhân Benzen nên hóa tính của nó có điểm
khác với ancol.
-Ngay cả tiết ôn tập ,tổng kết chương tôi càng phải phát huy tính tích cực chủ
động cho HS bằng cách mở rộng và khái quát vấn đề , qua tiết ôn tập HS cũng thấy
được cái lạ ,cái mới ,cái hay của kiến thức mà có thể ở những bài cụ thể trước đây
HS chưa lĩnh hội được.
VD: Khi dạy bài ôn tập chương kim loại ta cho HS vận dụng hóa tính của kim
loại và dãy điện hóa để giải quyết một số dạng câu hỏi như làm sạch kim loại, tách
kim loại , tinh chế kim loại.
-Tăng cường sự giao tiếp với HS bằng những câu hỏi phát vấn có tính chất tư
duy ,sáng tạo đòi hỏi HS phải suy nghĩ ,phải động não.
-Tăng cường sử dụng thí nghiệm và sử dụng phương pháp nghiên cứu để kích
thích sự tư duy cho HS.
+ Chẳng hạn theo phương pháp cũ GV dùng phưong pháp thuyết trình xong
mới làm thí nghiệm chứng minh, với cách này HS thụ động tiếp thu và kiến thức
thu được không có cơ sở chỉ là thừa nhận

GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên



9
+Theo phương pháp mới tôi cho HS tự làm , tự quan sát thí nghiệm , phân
tích các hiện tượng rồi tự đi tới kiến thức mới, với phương pháp này kiến thức HS
thu lượm được có cơ sở thực nghiệm nên HS nhớ lâu hơn và hứng thú hơn.
GIẢI PHÁP 3 : CHÚ Ý RÈN CHO HS CÁC THAO TÁC CỦA TƯ DUY:
a/ Phân tích: Khâu này rất quan trọng vì các hiện tượng hóa học xảy ra rất
phức tạp ,các hiện tượng lại liên quan với nhau nên tôi cũng luôn chú trọng đến
khâu này.
VD: Một tính chất hóa học cơ bản của kim loại là tác dụng với dung dịch axít
mà bản chất là nguyên tử kim loại khử ion H+ trong dung dịch axít.
Dấu hiệu là thu được dung dịch muối và khí H2, qua thao tác phân tích HS sẽ viết
được phương trình bản chất của kim loại với axít:
M
+
2 H+
M+n
+
H2
b/ Tổng hợp : Với các bài kiến thức mới, tổng kết chương …tôi thường yêu
HS lập được mối quan hệ giữa các hiện tượng thuộc tính riêng rẽ từ đó tìm ra một
dấu hiệu chung tổng quát cho từng loại, từng phẩn theo một trật tự logic, .thao tác
này được rèn luyện cho HS hàng ngày.
c/ So sánh : Thao tác so sánh trong quá trình tư duy thường được vận dụng để
tiếp thu kiến thức mới và ôn tập chương. HS vận dụng thao tác này tìm những
điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo hóa học suy ra sự giống nhau và khác
nhau về hoá tính.
VD : So sánh axít acrylic với axít propionic:
Về cấu tạo:
Giống nhau : Đều có nhóm chức –COOH

Khác nhau: Axít acrylic có nối đối ở gốc hiđrocacbon.
Về hóa tính :
Giống nhau: Cả hai axít đều có tính axít.
Khác nhau là axít acrylic còn có phản ứng cộng và trùng hợp.
d/ Hệ thống hóa :Khi tổng kết một chương ,tôi hướng dẫn HS lập bảng hoặc lập
sơ đồ để thấy đươc sự liên quan chặt chẽ và hệ thống kiến thức trong tòan bộ
chương trình. Thao tác này giúp HS phát triển năng lực tư duy chuẩn bị khi vào đời
HS sẽ lập được những kế hoạch, chương trình lớn.
VD : Khi hướng dẫn HS làm bài tập về điều chế CaosuBuNa từ khí Mêtan, ta
gợi ý cho HS lập sơ đồ như sau:
CH4
C2H2
CH3CHO
C2H5OH
C4H6
CaosuBuNa.
GIẢI PHÁP 4: CHÚ Ý RÈN CHO HS KỶ NĂNG VẬN DUNG:
Theo tôi đây là một trong những khâu quan trọng và cần sự quan tâm của giáo viên
vì kĩ năng vận dụng tự giải quyết vấn đề của học sinh còn yếu , cho nên trong các
tiết học và đặc biết vào các tiết luyện tập, tăng tiết, tự chọn tối luôn chú ý đến việc
rèn kỹ năng cho học sinh thông qua cung cấp cho học sinh cách giải một số dạng
bài tập có sử dung phương giải nhanh, sau đây là một số minh họa:

GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


10
RÈN KỸ NĂNG GIẢI BẢI TẬP KIM LOẠI DỰA VÀO ĐỊNH LUẬT BẢO

TOÀN ELECTRON
1.Cơ sở giải bải bài tập về kim loại là đa số các phản ứng cũa kim loại với phi kim,
axit, muối... đều là phản ứng oxihoa –khử , trong đó kim loại luôn có vai trò là chất
khử ( nhường electron) còn phi kim, axit , muối thường có vai trò là chất oxihoa
( nhận electron) và trong môt phản ứng xihoa- khử thì luôn luôn có qui luật :
số eletron nhường = số electron nhận
hay số mol e nhường = số mol e nhận
Trên cơ sở đó ta luôn có : a.nKL = ispk.nspk
Trong đó : a là hóa trị của kim loại = số e nhường
ispk là số e nhận
n là số mol của kim loại hoặc của sản phẩn=m khử tạo thành sau
phản ứng
Cần nhớ một số i spk thường gặp sau:
HNO3 → NO2; NO; N2O; N2; NH4NO3
ispk:
1
3
8
10
8
H2SO4 → SO2; S; H2S
ispk:
2
6
8
KMnO4/ H2SO4 → MnSO4
ispk:
5
K2Cr2O7/ H2SO4 → Cr2(SO4)3
ispk:

6
2. Cách vận dụng vào một số dạng bài tập cơ bản về kim loại.
Dạng 1: Kim loại tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng, H2O → H2
2M +2nH+ → 2Mn+ +nH2
Dựa vào định luật bảo toàn electron , ta có công thức tính nhanh
a.nKL = 2.nH2
VD1: Cho m gam Al vào dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí H2(đktc).
Giá trị của m là ? A. 2,7g
B. 5,4g
C. 4,05g
D. 8,1g
Hướng dẫn giải: Áp dụng CT tính nhanh , ta có:
6, 72
3.nAl = 2.
⇒ nAl = 0, 2mol hay mAl= 5,4 gam
22, 4
VD2 : Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4loãng dư, thu được
2,24 lít khí H2(đktc) và m gam chất rắn không tan . Giá trị m là ?
A. 5,6
B. 4,4
C. 5
D. 6,5
Hướng dẫn giải : khi cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng thì
chỉ có Fe tan, phần chất rắn không tan là Cu và Fe tạo Fe 2+. Từ đó ta áp dung CT
tính nhanh :
2.nFe = 2.nH2 ⇒ nFe = 0,1 mol
⇒ mCu = 10- 0.1x56 = 4,4gam
VD3: Cho 13,9 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư ,
thu được 7,84 líh khí ( đktc). Thành phần % về khối lượng của Al trong hỗn hợp
ban đầu là?

GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


11
A. 19,42%
B. 80,58%
C. 38,84%
D. 50%
2+
Hướng dẫn giải: Ta có Fe → Fe và Al(x mol); Fe (y mol)
Áp dung CT tính nhanh :
3.nAl + 2.nFe = 2nH2
hay 3x +2y =2.0,35
và 27x + 56y = 13,9
⇒ x = 0,1mol; y =0,2 mol
⇒ % Al = 19,42%
VD4: Hòa tan hoàn toàn 10 gam kim loại M vào nước dư, thu được 5,6 kít khí
H2(đktc).
Kim loại đó là: A. Na
B. K
C. Ca
D. Ba
Hướng dẫn giải: Hóa trị của kim loại là a, áp dung CT tính nhanh
a.nKL= 2nH2
10
= 2.0, 25 ⇒ M = 20 a
hay a.
M

Biện luận ,ta có a=2 và M=40 (Ca)
Dạng 2: Kim loại tác dụng với axit HNO3 ; H2SO4 đặc.
M + HNO3 ( H2SO4 đặc) → Mn+ + spk + H2O
spk của HNO3 → NO2; NO; N2O; N2; NH4NO3
và ispk:
1
3
8
10
8
spk của H2SO4 → SO2; S; H2S
và ispk:
2
6
8
Dựa vào định luật bảo toàn electron, ta có công thức tính nhanh:
a.nKL= 1.nNO2 +3.nNO + 8.nN2O +10.nN2 + 8.nNH4NO3
hoặc a.nKL= 2.nSO2 + 6.nS + 8.nH2S
VD1: Hoà tan m gam Fe vào dd HNO3 loãng thì thu được 0,448 lit khí NO duy
nhất (đktc). Giá trị của m là:
A. 1,12 gam.
B. 11,2 gam.
C. 0,56 gam.
D. 5,6 gam.
3+
Hướng dẫn giải: Ta có Fe + HNO3 → Fe nên áp dung CT tính nhanh
3.nFe = 3.nNO ⇒ nFe = nNO = 0,02 mol hay m Fe = 1,12 lit
VD2: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch
HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3.
Thể tích hỗn hợp A ở đktc là: A. 1,369 lít.

B. 2,737 lít.
C. 2,224 lít.
D. 3,3737lít.
Hướng dẫn giải : áp dụng CT tính nhanh
1.nAg + 2.nCu = 3.nNO + 1.nNO2
Với nNO=2x ; nNO2 =3x
⇒ 1. 0,05 + 2.0,03 = 3.2x + 1.3x
⇒ x = 0,11/9
⇒ n hỗn hợp khí = 5x hay V hỗn hợp khí = 5. 11/9 . 22,4 = 1,369 lít
VD3: Hòa tan hoàn toàn 12 gam một kim loại R vào axit HNO3 thu được 2,24 lít
(đktc) khí N2. Kim loại R là: A. Cu
B. Pb
C. Zn
D. Mg
Hướng dẫn giải : Hóa trị kim loai R là a , áp dụng CT tính nhanh
GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


12
a.nKL = 10.nN2
⇒ a.nKL = 10.nN 2
12
⇒ a. = 10.0,1 hay ⇒ M = 12a
M
Biện luận và chọn a= 2 ⇒ M =24 ( Mg)
VD4: Hòa tan hết 40,5 gam Al trong dung dịch HNO 3 loãng , thu được 10,08 lít
khí X (đktc) duy nhất. Khí X đó là:
A. NO2

B. NO
C. N2O
D. N2
Hướng dẫn giải : áp dụng CT tính nhanh
3.nAl = ispk. nX
40,5
10, 08
= ispk .
hay 3.
27
22, 4
⇒ ispk = 10 do đó chọn N2.
Dạng 3: Kim loại tác dụng với phi kim
VD1: Đốt cháy m gam Al trong bình khí clo dư, sau khi phản ứng hoàn toàn khối
lương chất rắn trong bình tăng 4,26 gam. Khối lương Al đã phản ứng là:
A. 1,08 g
B. 2,16g
C. 1,62g
D. 3,24g
Hướng dẫn giải: khối lượng chất rắn trong bình tăng = m clo đã phản ứng.
Áp dung CT tính nhanh
2
2 4, 26
= 0, 04mol
3.nAl = 2.nCl2 hay nAl = nCl2 = .
3
3 71
⇒ mAl = 1,08g
VD2: Đốt một lương Al trong 6,72 lít O 2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hòa
tan trong dung dịch HCl dư thấy bay ra 6,72 lít khí H 2 ( các khí đo ở đktc). Khối

lượng Al đã dùng là:
A. 8,1 gam
B. 16,2gam
C. 18,4gam
D. 24,3gam
Hướng dẫn giải: áp dụng CT tính nhanh
3.nAl = 4.nO2 + 2nH2
Hay 3.nAl = 4. 0,3 + 2. 0,3
⇒ nAl = 0,6 mol hay mAl = 16,2gam
MỘT SỐ BÀI TẬP HỌC SINH TỰ GIẢI DỰA THEO PHƯƠNG PHÁP
BẢO TOÀN ELECTRON.
Câu 1:Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe , Cu tỉ lệ mol 1:1 bằng axit HNO 3 ,
Thu đuợc V lít khí ở đktc hỗn hợp khí X gồm NO và NO 2 và dung dịch Y chỉ chứa
hai muối và axit dư . Tỉ khối của X đối với H 2 bằng 19 . Gía trị của V là bao
nhiêu?
Câu 2 :Cho 0,01 mol hợp chất của sắt tác dụng hết với H 2SO4 đặc nóng dư thoát ra
0,112 lít khí SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn là sản phẩm khí duy nhất . Công thức của
hợp chất Fe đó là gì trong : FeO , FeCO3 , FeS , FeS2

GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


13
Câu 3 :Cho 12 gam hỗn hợp Fe Và Cu tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 đặc nóng
dư . Sau khi phản ưng xảy ra hoàn toàn thu được 5,6 lít khí SO 2 ở đktc và dung
dịch X . Khối lưọng của Fe trong 12 gam hỗn hợp đầu là bao nhiêu ?
Câu 4 :Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lưọng tương ứng là 7:3 . Lấy m gam
X cho phản ứng xảy ra hoàn toàn với dung dịch chứa 44,1 gam HNO 3 sau phản

ứng còn lại 0,75m gam chất rắn và có 0,56 lít khí Y gồm NO và NO 2 ở đktc . Gía
trị của m là ?
Câu 5 :Trộn 0,54 gam bột Al với bột CuO và Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt
nhôm trong điều kiện không có không khí Hoà tan hỗn hợp thu được vào dung
dịch HNO3 dư thì được hỗn hợp khí NO và NO 2 với tỉ lệ mol tương ứng là 1:3 .
Thể tích 2 khí thu được là ?
Câu 6 :Để m gam phôi bào sắt ngoài không khí , sau một thời gian biến thành hỗn
hợp X có khối lượng 12 gam gồm Fe , FeO , Fe 3O4 , Fe2O3 . Cho X tác dụng hoàn
toàn với dung dịch HNO3 thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất . Gía trị của
m là ?
Câu 7 :Trộn 0,81 gam bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản
ưng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X . Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO 3
đun nóng thu được V lít khí NO ở điều kiện tiêu chuẩn . Tính V ?
Câu 8 :Hoà tan hoàn toàn 6,4 gam Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được
hỗn hợp khí X gồm 0,04 mol NO và 0,01 mol NxOy . Công thức của NxOy là ?
Câu 9 :Cho V lít hỗn hợp khí Cl2 , O2 đktc tác dụng vừa hết với 2,7 gam Al và 3,6
gam Mg thu được 22,1 gam sản phẩm . V có giá trị bằng .
A.3,36
B.4,48
C.5,6
D.6.72
Bài 11 :Hỗn hợp X gồm hai kim loại A ,B đứng trước H trong dãy họat động hoá
học và có hoá trị không đổi trong các hợp chất . Chia m gam X thành hai phần
bằng nhau .
Phần I : hoà tan hoàn toàn trong dung dịch chứa axit HCl và H 2SO4 loãng tạo ra
3,36 lít khí .
Phần II : tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO sản phẩm
khử duy nhất Biết các thể tích khí đo ở đktc . Tính V
A.2,24 lit
B.3,36 l

C.4,48 l
D.6,72 l
Câu 12 :Trộn 0,54 g bột nhôm với bột Fe 2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt
nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO 3 được hỗn
hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích (đktc) khí NO
và NO2 lần lượt là:
A. 0,224 lít và 0,672 lít
B. 0,672 lít và 0,224 lít.
C. 2,24 lít và 6,72 lít.
D. 6,72 lít và 2,24 lít.
Câu 13 :Cho hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe3O4 có số mol ba chất đều bằng nhau tác
dụng hết với dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO 2 và 0,05
mol NO. Số mol của mỗi chất là: A. 0,12 mol.

B. 0,24 mol.

C.

0,21

mol. D. 0,36 mol.
Câu 14 : Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng thì thu được 0,896
GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


14
lít hỗn hợp khí X, gồm N2O và NO ở đktc, tỷ khối của X so với hiđro bằng 18,5.
Tìm giá trị của a?

A. 1,98 gam.
B. 1,89 gam.
C. 18,9 gam.
D. 19,8 gam
Câu 15 :Cho tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm S , FeS , FeS2
trong dung dịch HNO3 thu được 0,448 mol NO2 và dung dịch D . Cho dung dịch D
tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đỏi
thu được m gam hỗn hợp rắn . Tính giá trị của m .
A.11,65 g
B.12,815 g
C.13,98 g
D.15,145 g
* Ngoài ra , tôi còn rèn học sinh các phương pháp giải thông thường khác như
phương pháp biện luận... để học sinh có đầy đủ kỹ năng giải được các bài tập cơ
bản và nâng cao.
GIẢI PHÁP 5: KIỂM TRA VIỆC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH:
- Đây là một trong những giải pháp bắt buột phải có trong quá trình hướng dẫn tự
học cho học sinh, vì :
+ Qua kiểm tra mà rèn cho học sinh kỹ năng tự kiểm tra , tự đánh giá để học sinh
tự điều chỉnh quá trình tự học của bản thân sao cho hiệu quả nhất , rèn cho học
sinh ý thức tự giác, tự chủ trong học tập.
+ Qua việc kiểm tra , đánh giá kết quả tự học của học sinh mà giáo viên nắm
được thông tin phản hồi từ các giải pháp đã tác động đến học sinh , qua đó để giáo
viên đánh giá hiệu quả và điều chỉnh các giải pháp hướng dẫn tự học của mình,
đồng thời giáo viên bổ khuyết những phương pháp tự học cho học sinh.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã giúp cho tôi ý thức được việc hướng dẫn tự học cho học sinh là rất cần
thiết nhằm từng bước nâng cao kỹ năng tự học, tự chủ , tự giác cho học sinh.
Qua một năm ( năm học 2011-2012) hướng dẫn học sinh tự học , tôi nhận thấy
học sinh có ý thức tự học tốt hơn, ham học hơn ,hứng thú hơn , kết quả học tập bộ

môn hóa tiến bộ hơn nhiều , học sinh yếu bộ môn đã giảm đi đáng kể, học sinh khá
giỏi tăng lên. Ở nhà học sinh đã tự giác chuẩn bị bài tốt hơn, trong giờ học học sinh
đã biết cách sử dụng sách giáo khoa hợp lí và đóng góp xây dựng bài hiệu quả hơn,
kết quả kiểm tra đánh giá cho thấy các giải pháp tác động đến việc tự học của học
sinh đã đạt hiệu quả.

GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


15
Cụ thể : bài kiểm tra 1 tiết – khối 12 có sử dụng các dạng bài của giải pháp rèn kỹ
năng vận dụng .
Học kỳ II
Số lượng câu có
các dạng bài
hướng dẫn tự
học
Số câu HS giải
đúng
năm học 2011
( khi chưa có
tác động)
Năm học 2012
(sau khi có giải
pháp tác động)

Lần 1


Lần 2

10

12

4

6

7

10

Tỉ lệ điểm thi kỳ 1-khối 12 ( đề của sở GD )
Năm 2011 đạt 58% TB trở lên
Năm 2012 đạt 75% TB trở lên
Tỉ lệ thi kì II – khối 12 năm học 2012 vùa rồi đạt 80, 4% TB trở lên
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Để đạt được mục đích và yêu cầu của sự đổi mới phương pháp là dạy cho
học sinh biết tự học, bản thân tối đã cố gắng học hỏi nhiều ở nhiều đồng nghiệp và
tích lũy dần vốn kinh nghiệm trong việc day học hóa học , đồng thời cũng mạnh
dạn thử nghiệm ý tưởng của mình trong quá trình giảng dạy để tự điều chỉnh , lựa
chon các giải pháp thích hợp với đối tượng học sinh mà mình tác động. Quá trình
thực hiện này được tôi làm thường xuyên trong từng tiết học chính khóa hay phụ
đạo, tăng tiết ...và cần phải có một thời gian dài để hoàn chỉnh các giải pháp.
- Các giải pháp trên có thể được cải tiến hoặc thay đổi tùy thuộc vào đối tượng
học sinh mà chúng ta tác động, do đó bản thân tôi luôn ham muốn trao dồi phương
pháp giải dạy, trích lũy thêm kinh nghiệm và luôn học hỏi kinh nghiệm của các
thầy cô khác ...để đạt mục tiêu cuối cùng là giúp cho học sinh của mình có cách tự

học môn hóa học một cách có hiệu quả nhất.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi về cơ sở lí luận và
giải pháp hướng dẫn học sinh tự học môn hóa học nhằm nâng hiệu quả quá trình
dạy học môn hóa ở trường. THPT. Tôi chăc chắn rằng các thầy cô khác cũng đã
thực hiện các giải pháp như tôi và có thể có nhiều giải pháp khác hay hơn nhiều
trong việc hướng dẫn học sinh tự học, do đó tối rất mong sự đóng góp xây dựng
nhiệt tình từ các thầy cô đồng nghiệp trong trường và cả các trường bạn để chuyên
đề này được hoàn thiện hơn và bổ ích hơn cho bản thân tôi và cho học sinh của tôi.

GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


16
Tóm lại : Nguồn kiến thức trong hoạt động học tập của HS là sự hướng dẫn của
GV thông qua các hoạt động dạy học , SGK , sách tham khảo, công tác thực hành
thí nghiệm, đồ dùng trực quan… Thông qua sự tổ chức chỉ đạo , hướng dẫn của
GV mà HS tự lĩnh hội được tri thức , hình thành các kỹ năng vận dụng , kỹ năng
đối mặt với thực tiễn, có cách nhìn đúng đắn về thế giới ,hình thành nhân cách của
mình.
Muốn vậy : Mỗi GV cần phải tự bồi dưỡng về kiến thức sâu rộng ,bồi dưỡng về lí
luận ,tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy phù hợp với yêu cầu hiện tại . phù hợp
với đối tượng HS, nhằm mục đích là dạy cho HS :”CÁCH TỰ HỌC, CÁCH TỰ
LÀM” ,phát huy tính tích cực , chủ động tự lực tự học cho HS.

Trảng bom, ngày 20 tháng 5 năm 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN

Hồ Tăng Cường


GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


17

V.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT của Bộ Giáo dục-Đào tạo –
NXBGD
2- Phương pháp dạy học hóa học ở trường THPT của TS.Nguyễn Xuân Trường –
NXBGD
3- Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học của Thấy Ngô Ngọc AnNXBGD
4- Hướng dẩn tự học hóa học 11 của tập thể thầy cô khoa Hóa –Trường ĐHSP Hà
Nội biên soạn ( PGS-TS. Trần Trung Ninh làm chủ biên).
5- Rèn kỹ năng giải toán hóa học 12 của Thầy Ngô Ngọc AnNXBGD.
6- Các dạng bài tập trắc nghiệm hóa học của Thầy ngô Ngọc An –
NXBGD.
7- Sách giáo khoa, sách bài tập hóa học 10,11,12 cơ bản và nâng caoNXBGD.

GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên


18

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Ngô Sĩ Liên

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trảng Bom, ngày 25 tháng 05 năm 2012

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 - 2012
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tự học môn hóa
học.
Họ và tên tác giả:

Hồ Tăng Cường

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn, Phó chủ tịch Công đoàn
Đơn vị: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học




- Lĩnh vực khác: .................................... 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-

Có giải pháp hoàn toàn mới

-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có




2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng: Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA BAN CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

GVTH: Hố Tăng Cường

Trường THPT Ngô Sĩ Liên



×