Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.68 KB, 13 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Thầy Võ Phúc
CHƯƠNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC TP HCM
1. Vài nét về Công ty Điện Lực TP HCM:
Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh là công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ.
- Tên tiếng Việt: Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh;
- Tên tiếng Anh: HOCHIMINH CITY POWER CORPORATION;
- Tên viết tắt: EVN HCMC;
- Năm thành lập: 1976
- Giám đốc quản lý: Ông Lê Văn Phước
- - Logo:
- Slogan: EVN- THẮP SÁNG NIỀM TIN
- Địa chỉ: 12 Nguyễn Thị Minh Khai - Phường Đakao - Quận 1 – Tp. Hồ Chí
Minh.
- Điện thoại: (84.8) 2220 1177 - 2220 1188 - 2220 1199
- Fax:(84.8) 2220 1155 - 2220 1166
- email:
- Website:
- Mã số thuế: 0300951119
- Quyết định thành lập số: 768/QĐ-BCT. Ngày 05-02-2010.
2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
2.1. Quá trình hình thành của công ty Điện lực TP HCM:
Công ty Điện lực Thành Phố Hồ Chí Minh tiền thân là Sở Quản Lý và Phân
Phối Điện Thành Phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 7 tháng 8 năm 1976
là một đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Miền Nam thuộc Bộ Điện và Than.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm_Qt11b
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Thầy Võ Phúc
- Ngày 21/12/1977 Bộ trưởng Bộ điện và Than ban hành Quyết định số
2479/ĐT/TCCB3 về việc chuyển các khu khai thác thành các chi nhánh điện và
hạch toán kinh tế trong nội bộ của sở, được sử dụng con dấu riêng.


- Ngày 09/05/1981 Bộ Điện lực đổi tên các Cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ
Điện lực: Công ty Điện lực Miền Nam thành Công ty Điện lực 2 và Sở quản lý và
phân phối điện TP Hồ Chí Minh đổi thành Sở Điện lực TP Hồ Chí Minh.
- Ngày 08/7/1995 Bộ Năng Lượng quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà
nước Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam
- Ngày 05/02/2010 Bộ Công thương ban hành quyết định số 768/QĐ-BCT về
việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh. Hiện
nay Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh đã đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 và
15 Công ty Điện lực trực thuộc, Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện, Công ty
TNHH MTV Vật tư - Vận tải cũng đã được cấp chứng nhận ISO 9001:2000.
2.2. Quá trình phát triển của nghành điện thành phố Hồ Chí
Minh:
Giai đoạn 1: Trước năm 1975, lưới điện miền Nam trước đây được phát
triển chủ yếu ở khu vực đô thị. Trung tâm điện lực lớn nhất lúc ấy là Nhà máy điện
Chợ Quán do Pháp xây dựng năm 1923, chạy than và chuyển sang chạy dầu năm
1972. Năm 1960, sản lượng điện toàn miền Nam đạt 286,7 triệu kWh. Nguồn thủy
điện Đa Nhim công suất 160 MW luôn trong tình trạng quá tải hoặc gián đoạn
trong quá trình truyền tải. Nhà máy điện Thủ Đức đã lắp đặt thêm máy phát điện
diesel công suất 18MW.
Năm 1964 – 1974: tuy tổng công suất lắp đặt các nguồn thủy điện, nhiệt
điện diesel, tua bin khí ở miền Nam là 801,3 MW nhưng phân bố không đều trên
toàn miền nam, công suất thực tế khi tiếp quản vào năm 1975 toàn miền Nam chỉ
còn 481 MW.
Giai đoạn 2 (từ năm 1976 -1987): 7/8/1976 Sở Quản lý và Phân phối điện
thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, có 4 chi nhánh với khối lượng vận hành
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm_Qt11b
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Thầy Võ Phúc
gồm 632 km đường dây trung thế 15 KV; 415 km cáp ngầm 15 KV và 6,6 KV; 950
km lưới điện hạ thế và 1824 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 639

MVA. Năm 1978, phát triển lưới điện quốc gia ra khu vực ngoại thành đã được
triển khai nhằm phục vụ các trạm bơm tưới tiêu và một phần phục vụ thắp sáng
sinh hoạt góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn.
Giai đoạn 3 (1988 -1995): Năm 1987, Sở Điện Lực thành phố thực hiện
chương trình cải tạo lưới điện với chủ đề "Phục hồi đẳng cấp và phát triển lưới
điện để đón nguồn điện Trị An".
Từ 1988 - 1990, Sở Điện Lực thành phố đã thực hiện cải tạo và xây dựng
mới 338 km đường dây trung thế, 381 km đường dây hạ thế, 1663 trạm biến thế
với tổng dung lượng máy biến áp tăng thêm 238 MVA,... Tuy nhiên, nguồn điện
Trị An bị căng thẳng cao độ vào 6 tháng mùa khô. Ngành Điện đã xây dựng Nhà
máy tuabin khí hỗn hợp tại Bà Rịa, Nhà máy Thủy điện Thác Mơ, Thủy điện Vĩnh
Sơn với tổng công suất nguồn tăng thêm cho khu vực miền Nam là 316 MW. Đồng
thời, đường dây siêu cao áp 500KV Bắc Nam cũng đã được xây dựng trong một
thời gian ngắn kỷ lục, nhằm đưa lượng điện thừa từ phía Bắc vào miền Nam.
Giai đoạn 4 (từ năm 1996 đến nay): Điện năng được xác định là một
ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Năm 1998, sản lượng điện thương phẩm bình quân đầu
người đạt trên 800 kWh/người/năm, năm 2000 là trên 1000 kWh/người/năm, năm
2003 là gần 1350 kWh/người/năm. Năm 2004 là 9 tỷ kWh. Sản lượng điện ngày
cực đại là 31.54 triệu KWh, tương ứng với công suất cực đại toàn hệ thống là
1.655,7 MW. Tỷ lệ tổn thất điện năng liên tục giảm xuống dần và nay chỉ còn dưới
9%. Khả năng phân phối của lưới điện tăng từ 650 MW năm 1995 và hiện nay là
1700 MW. Công ty đã hoàn tất chương trình điện khí hoá vào năm 1998. Năm
1996, Công ty tiếp nhận quản lý thêm lưới điện đến 110 KV, lưới điện Thành phố
từng bước được cải tạo, theo những tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, ngang tầm khu
vực.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm_Qt11b
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Thầy Võ Phúc
3. Chức năng, Nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động:
3.1. Chức năng:

- Tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh, ký kết các
hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của
pháp luật nhằm đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho kinh tế - xã hội của Thành
phố Hồ Chí Minh;
- Trực tiếp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Các
quan hệ kinh tế giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên và các doanh
nghiệp khác được thực hiện thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật;
- Đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết; chi phối các công ty con trên cơ
sở tỷ lệ chiếm giữ vốn điều lệ của các công ty đó theo quy định của pháp luật
và Điều lệ này;
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà
nước tại các công ty con, công ty liên kết;
- Thực hiện những công việc khác do EVN và các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao.
3.2. Nhiệm vụ:
- Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh là doanh nghiệp nhà nước có trách
nhiệm phân phối và kinh doanh điện năng trên địa bàn thành phố, với phương
châm: “Chất lượng ngày càng cao, dịch vụ ngày càng hoàn hảo”, Nghành điện
là “Độc quyền nhưng không cửa quyền”.
- Đầu tư và đổi mới nhiều mặt: từ cơ sở vật chất đến nâng coa trình độ của
người làm công tác kinh doanh – dịch vụ khách hàng nhằm đáp ứng được nhu
cầu điện năng của thành phố và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn..
- Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu trở thành nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông tốt nhất, là lựa chọn hàng đầu của khách hàng sử dụng dịch
vụ viễn thông.
3.3. Lĩnh vực hoạt động:
Hoạt động phân phối điện theo giấy phép hoạt động điện lực;
- Sản xuất và kinh doanh điện năng, sửa chữa thiết bị điện; Thí nghiệm, hiệu
chỉnh thiết bị điện;
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện, các dịch vụ khác

liên quan tới ngành điện;
- Tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát thi công và xây lắp các công trình đường
dây và trạm biến điện đến cấp điện áp 500kV;
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm_Qt11b
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Thầy Võ Phúc
- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình điện đến cấp điện áp
500kV;
- Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng;
- Đại lý dịch vụ viễn thông công cộng;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin;
- Tư vấn đầu tư xây dựng dự án viễn thông công cộng, dự án công nghệ thông
tin;
- Xây lắp các công trình viễn thông và công nghệ thông tin; Dịch vụ cung cấp
thông tin lên mạng Internet; Quản lý vận hành hệ thống mạng viễn thông và
công nghệ thông tin;
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện,
thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin;
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê tài sản;
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch; tổ chức hội nghị, hội thảo; cho thuê
văn phòng; Kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản; Dịch vụ quảng cáo thương
mại;
- Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế;
- Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn trong và ngoài nước; hoạt động tài chính,
chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm;
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức bộ máy và các nguồn lực của Công ty:
4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm_Qt11b

×