Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn hướng dẫn học sinh khối 6 học ôn tập và củng cố từ vựng bằng bản đồ tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 6 HỌC ÔN TẬP VÀ CỦNG CỐ TỪ VỰNG
BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY”.
PH ẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển mạnh mẽ, thế giới luôn luôn vận
động và thay đổi đến từng giây. Do đó việc học tập chăm chỉ chưa hẳn là giải pháp tối
ưu, bởi khi có nhiều sự lựa chọn thì vấn đề không chỉ là học cái gì mà là học như thế nào
và sử dụng công nghệ gì. Thông tin đa chiều và thực tế yêu cầu không chỉ có kiến thức
mà còn có khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ kiến thức. Nghiên cứu về hoạt động của bộ
não con người, người ta chỉ ra rằng bộ não hoạt động gồm 2 nhánh:
- Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng...
- Não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư duy, phân tích, … cho ra sản phẩm.

Hình 1
Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất. Trình bày vấn đề theo sơ đồ, biểu
đồ bao giờ cũng gây hứng thú. Trong các hình thức ấy, sơ đồ mà tác giả Tony Buzan
đưa ra được đánh giá cao nhất và đã trở thành công cụ làm việc hiệu quả của hàng triệu
người trên thế giới. Chính vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn sử dụng các bản đồ tư duy nhằm giúp
học sinh khối 6 học ôn tập và củng cố từ vựng Tiếng Anh một cách có hiệu quả.

GV: Lª ThÞ Anh Th
Hoa Thñy
-1-

- - -  - - -

Tr êng THCS


PHẦN II - NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của vấn đề


Từ vựng là một yếu tố rất quan trọng khi học bất kỳ một ngôn ngữ nào. Cách học
từ vựng phổ biến bây giờ của các em học sinh là ngồi viết đi viết lại các từ cho đến khi
nhớ. Nhưng sau một thời gian ngắn hoặc sau khi học sang bài khác thì vốn từ mới vừa
học lại quên. Khi vốn từ vựng của học sinh không nhiều, học sinh sẽ cảm thấy gặp khó
khăn trong việc sử dụng Tiếng Anh đặc biệt là kỹ năng nghe nói và đọc hiểu. Đó chính
là một trong những nguyên nhân làm giảm hứng thú viÖc häc tËp của học sinh, mặc dù
các em học hành chăm chỉ nhưng kết quả thi của các em không cao.
Việc xây dựng được một “hình ảnh” có tính hệ thống, thể hiện mối liên hệ giữa
các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển
nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận
thấy nếu chỉ dạy học sinh bằng cách ghi chép thông thường thì rất nhiều học sinh chán
học hoặc nếu học cũng sẽ quên rất nhanh những từ vựng đã học trên lớp. Vì vậy tôi đã
mạnh dạn áp dụng bản đồ tư duy của tác giả Tony Buzzan để hướng dẫn học sinh häc ôn
tập củng cố từ vựng ngay trên lớp và tự ôn tập ở nhà.
2. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng của vấn đề)
a. Thuận lợi:
- Đa số các em học sinh khối 6 vừa mới tiếp xúc chương trình Tiếng Anh THCS nên rất
hứng thú với môn học này. Ngoài ra, là những học sinh nhỏ tuổi thường hiếu động nên
việc học kết hợp với vui chơi, vẽ tranh ảnh làm các em rất say mê.
- Bản đồ tư duy vừa dễ nhìn, dễ viết, lại vừa mang tính tổng hợp, vì vậy kích thích hứng
thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh.
b. Khó khăn:
Qua việc giảng dạy hàng ngày cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách
ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc,
thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, hoặc không biết liên tưởng, liên kết
các kiến thức có liên quan với nhau. Các em đã quen với việc ghi chép và học thuộc
lòng một cách máy móc, nên để thay đổi một cách học cũng rất khó khăn. Ngoài ra thời
gian trên lớp không nhiều cũng khiến cho việc vẽ bản đồ còn gặp nhiều hạn chế.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
GV: Lª ThÞ Anh Th

Hoa Thñy
-2-

- - -  - - -

Tr êng THCS


Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu và tiÕn hành áp dụng thử
nghiệm đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 6 HỌC ÔN TẬP VÀ CỦNG CỐ
TỪ VỰNG BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY”.
Trước khi tiến hành tôi đã giới thiệu cho học sinh biết “Bản đồ tư duy” là gì:
“Bản đồ tư duy (BĐTD) được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi
người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc
thiết kế BĐTD theo mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe
như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau,
dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dung nhưng mỗi
người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng do đó việc lập BĐTD
phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người”.
Nhờ vào bản đồ tư duy tôi có thể giúp học sinh ghi nhớ một cách nhanh chóng
hơn. Học sinh muốn nắm bắt được tốt một ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ Tiếng Anh
nói riêng thì trước tiên phải ghi nhớ được một số lượng từ vựng nhất định.
Chính vì lẽ đó tôi đã áp dụng để giảng dạy và hướng dẫn học sinh häc ôn tập từ vựng.
Sau đây là các bước thực hiện:
a. Bước 1: Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên liệt kê trước một số chủ đề từ vựng lớn trong sách như: My School, My
House, Family, Activities, Classes, Places, Body, Food and Drink, Sports and Pastimes,
Countries..., Khi học đến các chủ đề đó, giáo viên cho học sinh nắm vững chủ đề đã học
và ôn tập các từ vựng liên quan đến chủ điểm.
- Thông thường trong bài GRAMMAR PRACTICE là bài ôn tập ngữ pháp của 2, 3 hoÆc

4 bài trước đó, tôi thường dành ra khoảng 15 phút để hướng dẫn học sinh ôn tập từ vựng
theo các chủ đề đã học bằng cách vẽ bản đồ tư duy.

GV: Lª ThÞ Anh Th
Hoa Thñy
-3-

- - -  - - -

Tr êng THCS


Ví dụ như hình dưới là chủ đề về “My School” Unit 2 (Sách giáo khoa Tiếng Anh 6)

Hình 2
b. Bước 2: Chuẩn bị của học sinh
Yêu cầu học sinh chuẩn bị một số các công cụ sau đây:
- Một hộp bút màu.
- Giấy A4, A3 hoặc tận dụng các mặt sau của các bức tranh, ảnh, lịch tết.
c. Bước 3: Hướng dẫn học sinh vẽ
- Trước hết tôi đưa một bản đồ tư duy mẫu được vẽ sẵn ở nhà cho học sinh xem và giải
thích về các nhánh, đường vẽ và đối tượng được vẽ trên đó.

- Khi hướng dẫn các em vẽ thì không nhất thiết yêu cầu các em phải vẽ giống như bản
GV: Lª ThÞ Anh Th
Hoa Thñy
-4-

- - -  - - -


Tr êng THCS


đồ mẫu mà tôi đưa ra. Học sinh có thể vẽ theo sự sáng tạo riêng, màu sắc riêng.
- Bắt đầu từ hình ảnh trung tâm của chủ đề chính, học sinh có vẽ thêm các nhánh con,
gọi là nhánh cấp 1. Tiếp đến từ nhánh cấp 1 đó lại triển khai thêm các nhánh con của
nhánh cấp 1 (nhánh cấp 2). Cứ tiếp tục như thế đến nhánh cuối cùng.
- Học sinh cũng có thể dùng hình ảnh để minh họa cho một chủ đề hay một từ vựng đơn
lẻ nào đó (như hình 2)
- Yêu cầu học sinh luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích
não như hình ảnh.
- Học sinh nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong
được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
- Học sinh cũng không nên vẽ hết tờ giấy mà để một số khoảng trống để có thể thêm vào
các nhánh với các từ mà các em sẽ học sau này. Như vậy bản đồ tư duy không chỉ vẽ
một lần mà sẽ tiếp tục vẽ tiếp khi học sinh học được thêm các từ mới liên quan đến chủ
đề.

* Một số hình ảnh bản đồ tư duy của học sinh trường THCS Hoa Thuỷ thực hiện:
GV: Lª ThÞ Anh Th
Hoa Thñy
-5-

- - -  - - -

Tr êng THCS


GV: Lª ThÞ Anh Th

Hoa Thñy
-6-

- - -  - - -

Tr êng THCS


GV: Lª ThÞ Anh Th
Hoa Thñy
-7-

- - -  - - -

Tr êng THCS


d. Bước 4: NhËn xÐt
- Sau khi học sinh vẽ xong, tôi treo một số bản đồ tư duy và cho nhận xét về những điểm
học sinh đã đạt được và một số khuyết điểm khi vẽ bản đồ. Với những học sinh khá giỏi
tôi yêu cầu học sinh đặt một số câu ví dụ đơn giản với những từ có trên bản đồ tư duy để
các em hiểu hơn về cách sử dụng của các từ đó.
- Sau đó yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện lại bản đồ của mình. Như vậy các em có
thời gian vẽ chi tiết và có chất lượng hơn.
Sau đây là một số chủ đề mà tôi đã áp dụng trong khi dạy cho học sinh lớp 6:
* Chủ đề 1: “My house” – Unit 3 (Sách giáo khoa Tiếng Anh 6)
- Bắt đầu là hình ảnh trung tâm (ngôi nhà), rồi tiếp đến là các nhánh chính như: Livingroom (phòng khách), Bedroom (phòng ngủ), Kitchen (nhà bếp), Bathroom (phòng tắm).
Tiếp theo từ các nhánh chính lại vẽ thêm các nhánh con, như với nhánh Livingroom liệt
kê tất cả những từ vựng liên quan đến phòng khách.


H×nh 3

GV: Lª ThÞ Anh Th
Hoa Thñy
-8-

- - -  - - -

Tr êng THCS


Giáo viên cũng có thể gợi ý thêm để học sinh thêm vào các từ không có trong sách
giáo khoa, hoặc cũng có thể để thªm vào sau này. Với mỗi nhánh thì học sinh cũng có
thể vẽ hình ảnh tương đương với từ vựng ngay bên cạnh.
* Chủ đề 2: Sport and Pastimes – Unit 12 (Sách giáo khoa Tiếng Anh 6)

Hình 4
- Với chủ đề này tôi lấy hình ảnh trung tâm là một hình ảnh miêu tả về các môn thể thao
“SPORTS”, tiếp đến từ hình ảnh trung tâm chia làm 3 nhánh chính. Nhánh thứ nhất là
GO: từ nhánh này lại vẽ thêm ra các nhánh con liệt kê một số hoạt động thể thao liên
quan đi sau động từ GO. Sau mỗi hoạt động này lại có các hình ảnh minh họa để học
sinh hiểu nghĩa của từ đó.

GV: Lª ThÞ Anh Th
Hoa Thñy
-9-

- - -  - - -

Tr êng THCS



- Nhánh thứ hai là nhánh PLAY từ đây liệt kê tất cả các môn thể thao khi dùng thì đi với
từ PLAY như: play soccer, play volleyball, play basketball, play baseball, play tennis,
play table tennis. Điều này làm cho học sinh không dùng sai khi chúng muốn nói chơi
môn thể thao nào vì học sinh có thể nhầm lẫn khi nói “play skip” thay vì phải nói “skip”
- Sau cùng là nhánh OTHERS, liệt kê một số các hoạt động thể thao giải trí khác mà
không dùng với các động từ như GO và PLAY. Với cách thể hiện bản đồ như thế học
sinh vừa nhớ từ vừa nhớ được cách sử dụng của từ đó tốt hơn.
* Chủ đề 3: Body – Unit 9 (Sách giáo khoa Tiếng Anh 6)
- Với chủ đề này học sinh cũng có thể sử dụng ngay một hình ảnh người để làm hình ảnh
trung tâm. Với hình ảnh như vậy học sinh sẽ cảm thấy hưng phấn hơn. Các nhánh khác
được mô tả như hình vẽ.

Hình 5

* Chủ đề 4: Food and Drink: Unit 10 (Sách giáo khoa Tiếng Anh 6)
GV: Lª ThÞ Anh Th
- - -  - - Tr êng THCS
Hoa Thñy
- 10 -


- Lấy một hình ảnh diễn tả về Food và Drink làm hình ảnh trung tâm. Rồi sau đó chia
thêm 2 nhánh chính, một nhánh là FOOD một nhánh là DRINK. Từ các nhánh chính sẽ
vẽ thêm các nhánh con khác.
Ví dụ từ nhánh FOOD học sinh sẽ vẽ thêm các nhánh con là “Meat, Vegetables, Fruit,
Fish, Rice...”. Từ các nhánh con lại vẽ thêm các nhánh con khác như: Vegetables-->
carrot, tomato, potato, lettuce... Tương tự như vậy học sinh sẽ vẽ các nhánh còn lại với
màu sắc và hình ảnh tùy thích.


Hình 6

4. Hiệu quả của SKKN
a. Đối với học sinh
GV: Lª ThÞ Anh Th
Hoa Thñy
- 11 -

- - -  - - -

Tr êng THCS


- Học sinh rất có hứng thú với cách học này. Với cách học này học sinh được thỏa sức
sáng tạo trí tưởng tượng của mình. Học sinh có thể vẽ theo ý thích của mình mà không
bị ràng buộc bởi các đường nét hay một khuôn mẫu nhất định nào. Bản đồ tư duy cũng
giúp học sinh tiết kiệm được thời gian, học sinh ghi nhớ tốt hơn và nhìn thấy một bức
tranh tổng thể và tổ chức phân loại của chúng.
- BĐTD cũng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nắm vững kiến thức của
bài học một cách chắc chắn hơn, nhớ bài lâu hơn.
- Nhìn vào bản đồ tư duy, bất cứ một học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội
dung hay một chủ đề theo mạch logic của kiến thức.
- Với những học sinh yếu kém BĐTD như một giáo cụ trực quan, rất có ích trong việc
giúp học sinh có được các kiến thức cơ bản của từng bài học qua việc nghe thầy giáo
giảng bài, nghe các học sinh khá giỏi thảo luận trong giờ học và cuối cùng được thầy
giáo hướng dẫn ghi lại hoặc phát cho bản tóm tắt bài học bằng một BĐTD đơn giản. Có
được BĐTD đơn giản này, về nhà học sinh sẽ dễ học bài hơn, và các kiến thức chính yếu
của từng bài học đã được ghi lại một cách cô đọng. Học sinh yếu kém chỉ cần nắm vững
những nét chính yếu này.

b. Đối với giáo viên
- Ngoài việc giảng dạy từ vựng, trong giảng dạy các chủ điểm kiến thức khác nếu giáo
viên sử dụng BĐTD thì họ có thể giúp học sinh thay đổi cách ghi bài theo lối truyền
thống đang phổ biến hiện nay, tức là ghi hết dòng này đến dòng khác. Nếu sử dụng được
BĐTD thì giáo viên đã làm phong phú thêm kho tư liệu về phương pháp, thủ thuật dạy
học của mình, góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo ra nhiều thử thách
cho học sinh trong học tập, từng bước rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh thông qua
việc động viên khuyến khích học sinh tham gia vào bài giảng hoặc đọc các BĐTD mà
học sinh đã ghi chép lại sau các tiết học.
- Sử dụng BĐTD trong giảng dạy cũng giúp khắc phục được tình trạng học sinh tiếp thu
một cách thụ động, máy móc... vì BĐTD được phát triển dần từng bước theo tiến trình
giờ dạy.

PHẦN III- KẾT LUẬN

GV: Lª ThÞ Anh Th
Hoa Thñy
- 12 -

- - -  - - -

Tr êng THCS


Sau một thời gian áp dụng việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học nói chung và
dạy ôn tập từ vựng tiếng Anh nói riêng tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Tôi cũng
nhận thấy việc sử dụng thành thạo và hiệu quả bản đồ tư duy trong dạy học sẽ mang lại
nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương
pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ
động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh

hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua
một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
Qua đây cũng cần lưu ý một số điều nên tránh khi tạo bản đồ tư duy:
- Viết lời giải thích trên mỗi nhánh quá nhiều.
- Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép và tô màu cho bản đồ, trong khi nội dung chính
của bản đồ tư duy là kiến thức rồi mới đến hình thức về mỹ thuật.
Tuy nhiên, tùy từng bài học mà giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết bằng bản đồ tư
duy, không nhất thiết ở bài học nào hoặc đơn vị kiến thức nào cũng phải thiết lập nó.
Trên đây là những kết quả đã đạt được và những cái còn hạn chế. Tôi hy vọng với
cách sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học vµ «n tËp từ vựng nói riêng, và việc giảng dạy
tiếng Anh nói chung, sẽ góp phần nâng cao hơn nữa trong việc giảng dạy của các đồng
nghiệp tại các trường THCS, và mong rằng các giáo viên hãy áp dụng cách giảng dạy
bằng bản đồ tư duy này vào công việc giảng dạy hàng ngày của mình.
Với một đề tài còn mang tính mới mẻ và thời gian thực hiện chưa được nhiều, nên
không thể tránh khỏi những sai sót và nội dung còn hạn chế, rất mong các bạn đồng
nghiệp, quý thầy cô góp ý xây dựng để ý tưởng ngày càng được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
X¸c nhËn cña H§KH nhµ trêng

Hoa Thuỷ, ngày 20 tháng 02 năm 2012

Chủ tịch

Người viết

Lª ThÞ Anh Th

GV: Lª ThÞ Anh Th
Hoa Thñy

- 13 -

- - -  - - -

Tr êng THCS


IV/- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Trần Đình Châu - Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần dạy
học tích cực và hỗ trợ công tác quản lí nhà trường.
2. Tony Buzan, Bản đồ Tư duy trong công việc. NXB Lao động – Xã hội.
3. Một số trang web viết về Bản đồ Tư duy
4. Chuẩn kiến thức- kỹ năng Tiếng Anh THCS.
5. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 6.

Phô lôc

Trang

PH ẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ

1

PHẦN II- NỘI DUNG

2

GV: Lª ThÞ Anh Th
Hoa Thñy
- 14 -


- - -  - - -

Tr êng THCS


1. Cơ sở lí luận của vấn đề

2

2. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng của vấn đề)

2

a. Thuận lợi:

2

b. Khó khăn:

2

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

3

a. Bước 1: Chuẩn bị của giáo viên

3


b. Bước 2: Chuẩn bị của học sinh

4

c. Bước 3: Hướng dẫn học sinh vẽ

4

* Một số tranh vẽ của học sinh

6

d. Bước 4: NhËn xÐt

8

* Chủ đề 1: “My house” – Unit 3 (Sách giáo khoa Tiếng Anh 6)

8

* Chủ đề 2: Sport and Pastimes – Unit 12 (Sách giáo khoa Tiếng Anh 6)

9

* Chủ đề 3: Body – Unit 9 (Sách giáo khoa Tiếng Anh 6)

10

* Chủ đề 4: Food and Drink: Unit 10 (Sách giáo khoa Tiếng Anh 6)


11

4. Hiệu quả của SKKN

12

a. Đối với học sinh

12

b. Đối với giáo viên

12

PHẦN III- KẾT LUẬN

13

PHẦN IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

GV: Lª ThÞ Anh Th
Hoa Thñy
- 15 -

- - -  - - -

Tr êng THCS



GV: Lª ThÞ Anh Th
Hoa Thñy
- 16 -

- - -  - - -

Tr êng THCS



×