Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG MINH LƯỜNG

QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN
CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC
MÃ SỐ 5.04.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS KH BÙI VĂN BA (PHƢƠNG LỰU)

HÀ NỘI - 2001


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG MINH LƯỜNG

QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN
CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC
MÃ SỐ 5.04.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS KH BÙI VĂN BA (PHƢƠNG LỰU)

HÀ NỘI - 2001


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả
Hoàng Minh Lƣờng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ. ................ 18
1.1. Những tiền đề có tính chất mỹ học của nghệ thuật . ................................................. 18
1.2 .Về chủ thể nghệ thuật . ............................................................................................. 32
1.3. Về tác dụng nghệ thuật . ........................................................................................... 42
CHƢƠNG 2: SO SÁNH QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC DÂN
GIAN CỔ TRUYỀN GIỮA DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI DÂN TỘC KINH ..................... 64
2.1 Những tƣơng đồng. .................................................................................................... 64
2.2 Những khác biệt . ....................................................................................................... 90
CHƢƠNG 3: ĐỐI SÁNH QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT GIỮA VĂN HỌC DÂN
GIAN CỔ TRUYỀN VỚI VĂN HỌC HIỆN ĐẠI CỦA CHÍNH CÁC DÂN TỘC THIỂU

SỐ. ..................................................................................................................................... 112
3.1. Đổi mới quan niệm về nghệ thuật ở các nhà văn dân tộc thiểu số hiện đại . .......... 115
3.2. Sự kế thừa quan niệm về nghệ thuật dân gian cổ truyền của các nhà văn dân tộc
thiểu số hiện đại . ........................................................................................................... 125
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 153
NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ .............................................................................................................................. 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 160


MỞ ĐẦU
1. Giải thích và giới thuyết đề tài:
Hegel có nói rằng, nhiệm vụ đầu tiên của nghiên cứu khoa học là phải giới thuyết đối
tƣợng nghiên cứu. Nói rộng ra về luận án khoa học là phải giới thuyết và giải thích đề tài thật
rõ ràng, nhất là đối với đề tài : Quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền
của các dân tộc thiểu số Việt Nam với tƣ cách là một đề tài thuộc chuyên ngành Lý thuyết
và lịch sử văn học ít nhiều còn có phần khác lạ, lại càng cần phải giải thích cận kẽ trƣớc về
một số điểm cần thiết :
Nói Quan niệm về nghệ thuật ... chứ không phải chỉ riêng cho quan niệm về văn học,
bởi vì văn học và nghệ thuật vốn phần nào có những đặc điểm và những nguyên lý chung,
hơn nữa trong văn học dân gian cổ truyền vốn tồn tại trong dạng phôn cờlo mang tính chất
tổng hợp quả thực có nói nhiều đến những hoạt động nghệ thuật cụ thể, cho dù ở đó chƣa có
khái niệm nghệ thuật chung.
Nói đến ... Văn học dân gian... , nhƣng đây không phải là đề tài thuộc chuyên ngành
Văn học dân gian, cho nên chúng tôi xin đƣợc phép chƣa vận dụng những phƣơng pháp của
chuyên ngành này nhƣ : khảo dị văn bản, kiểm đính lời dịch, đặc biệt là phƣơng pháp điền dã,
sƣu tầm thêm v.v... Để khảo sát, thống kê và nghiên cứu khái quát các quan niệm về nghệ
thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số, chúng tôi chỉ dựa vào những văn
bản mà các Nhà xuất bản có trách nhiệm đã công bố mặc dù chƣa hầu khắp nhƣng cũng đã là
những văn bản của tuyệt đại bộ phận các dân tộc thiểu số mà chúng tôi sẽ liệt kê ở các phần

sau .

1


Nói... các dân tộc thiểu số... là chỉ các dân tộc anh em ít ngƣời ở cả trong Nam và
ngoài Bắc trên Tổ quốc Việt Nam ta, mà do trình độ phát triển xã hội và hoàn cảnh môi sinh
v.v... giữa các dân tộc thiểu số vốn đã có những đặc điểm chung nhất định nào đó có thể tự
phân biệt với dân tộc đa số (Kinh) ở ngay trong những sinh hoạt văn hosa và xã hội khác . về
mặt văn nghệ, trong đos có các quan niệm về nghệ thuật cũng vậy. Tất nhiên ngay trong quan
niệm về nghệ thuật giữa các dân tộc thiểu số anh em chắc chắn chí ít cũng đã có những sắc
thái khác nhau, cho nên có thể đặt vấn đề nghiên cứu quan niệm về nghệ thuật trong văn học
dân gian cổ truyền của từng dân tộc, song đó chỉ có thể là công việc nghiên cứu ở một cấp độ
khác, càng cụ thể hơn tiếp tục theo hƣớng nghiên cứu này trong tƣơng lai.
Điều quan trọng then chốt nhất là, thay vì cho việc bắt đầu giải thích, xin tạm hình
dung một dạng phụ đề bổ sung ngay sau tiêu đề chính thức của luận án : Quan niệm về nghệ
thuật trong văn học dân gian cổ truyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam (qua những hình
tượng, những lời ca v.v... có liên quan đến nghệ thuật trong sáng tác). Vì sao vậy ?
Cũng nhƣ dân tộc Kinh, văn học dân gian cổ truyền của các dân tộc thiểu số chƣa thể
có lý luận phê bình để bộc lộ trực tiếp ý thức nghệ thuật của mình . Song một khi đã có một
thực tiễn sáng tác đa dạng, phong phú thì ắt phải tiềm ẩn những quan niệm nhất định nào đó
về nghệ thuật . Có thể từ những phẩm chất. của thực tiễn sáng tác đó, dùng con mắt của ngƣời
ngày nay để khái quát nên những quan niệm nghệ thuật của cổ nhân, nhƣ qua Truyện Kiều để
khái quát lên chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du ... Cách làm này cố nhiên cũng bổ ích và lý
thú, song dù sao vẫn là gián tiếp. ở đây chúng tôi căn cứ trực tiếp vào những hình tƣợng,
những lời ca v.v... với tƣ cách là những thành phần hữu cơ ngay trong sáng tác dân gian miễn
là chúng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nghệ thuật (giống nhƣ : Văn

2



hay chẳng luận dài dòng hoặc tiếng đàn Thạch Sanh trong văn học dân gian của dân tộc
Kinh) để khái quát lên những quan niệm nghệ thuật cổ truyền của các dân tộc anh em chắc
chắn sẽ có phần sát hợp hơn. Tất nhiên từ những cứ liệu nhƣ vậy, việc khái quát lên những
quan niệm nghệ thuật dân gian sẽ khó có thể tránh khỏi những sắc màu cảm quan tự phát,
chƣa có đƣợc hệ thống chặt chẽ của lý luận hoàn bi. Cho nên chúng tôi xem đây chỉ là một
mũi tiếp cận vào ý thức nghệ thuật của dân gian, nó hoàn toàn không thể thay thế cho những
con đƣờng tiếp cận khác đối với di sản phôncờlo vô cùng phong phú và đặc sắc của các dân
tộc anh em. Tuy nhiên đây cũng là một hƣớng tiếp cận có ý nghĩa và không phải là không có
đủ độ tin cậy. Cũng nhƣ chỉ qua hai câu thơ "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm" và
"Nay ở trong thơ nên có thép"..., chúng ta cũng có thể thấy đƣợc một phƣơng diện quan trọng
trong tƣ tƣởng văn nghệ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và Hồ Chí Minh. Cho nên cũng xin
đƣợc tin rằng hƣớng tiếp cận của luận án này sẽ bƣớc đầu mở đƣợc một cánh cửa thoáng rộng
để nhìn sâu vào các quan niệm về nghệ thuật cổ truyền của các dân tộc thiểu số anh em.
Trong khoa học, quý hồ góp thêm đƣợc một tiếng nói tƣơng đối mới mẻ, miễn là tiếng nói đó
đƣợc xây dựng dựa trên những căn cứ xác đáng.
Trở lên là một số điểm cần thiết phải giải thích một cách tập trung liền mạch từ trƣớc,
mặc dù sẽ còn phải chứng giải cụ thể thêm trong những mục tƣơng ứng nhƣ đối tượng,
phương pháp nghiên cứu, ... riêng lẻ ở sau.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trong di sản văn học nghệ thuật của nƣớc Việt Nam đa dân tộc, văn học dân gian các
dân tộc thiểu số có vị trí đặc biệt quan trọng. Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu mảng văn học này
đủ ở phƣơng diện nào cũng đều đáng khích lệ và cổ vũ. Các chuyên gia văn học dân gian
nƣớc ta đã có nhiều nỗ lực trong cuộc hành trình tìm tòi, thu nhập và nghiên cứu văn học

3


dân gian các dân tộc thiểu số về nhiêu khía cạnh khác nhau. Song hƣớng nghiên cứu chuyên
chú vào các quan niệm nghệ thuật của bộ phận văn học này trong, các mối quan hệ đồng đại

và lịch đại của nó thì chƣa có công trình nào để cập đến một cách có hệ thống. Cũng nhƣ dân
tộc Kinh, văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số quả thực có tiềm chứa khá nhiều
quan niệm nghệ thuật lý thú. Nó đƣợc chắt lọc nên từ quá trình trải nghiệm nghệ thuật của
các thế hệ nghệ nhân dân gian dân tộc ít ngƣời từ bao thế hệ nay. Hiện thực chất các quan
niệm nghệ thuật tiềm chứa trong các sáng tác dân gian bao giờ cũng cần thiết và bổ ích, bởi lẽ
đó là những nỗi niềm tình cảm, thị hiên. sở nguyện... về nghệ thuật của quần chúng nhân dân
lao động qua quá trình lịch sử dài lâu. Đi sâu tìm hiểu thấu đáo, toàn diện các quan niệm nghệ
thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc anh em vừa giúp ta hiểu thêm phím nào
đặc điểm và giá trị của mảng văn học này vừa góp phần thiết thực vào việc xây dựng nền lý
luận văn nghệ Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc truyền thống, Việt Nam là một
quốc gia đa dân tộc. Sức mạnh văn hoá Việt Nam là sự hợp lƣu mạnh mẽ từ nhiều nguồn văn
hóa nghệ thuật độc đáo của các dân tộc anh em khác nhau cùng cộng cƣ gắn bó toàn diện trên
một lãnh thổ. Vì vậy, chỉ có thể có đƣợc ý niệm toàn vẹn về nền lý luận văn nghệ Việt Nam
đa dân tộc chừng nào trong nền lý luận văn nghệ ấy có sự tổng hòa, dung nạp đƣợc những
bản sắc quan niệm thẩm mỹ, nghệ thuật của các dân tộc anh em. Lâu nay nói đến các giá trị
lý luận nghệ thuật "từ trong di sản" của cha ông, hiển nhiên ngƣời ta chỉ biết đến di sản lý
luận văn nghệ của ngƣời Việt - dân tộc đa số đóng vai trò quyết định đối với quá trình phát
triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Hiện nay di sản quan niệm thẩm mỹ, nghệ thuật của
các dân tộc thiểu số anh em còn ít đƣợc biết đến thấu đáo. Đề tài không có tham vọng lấp
bằng những khoảng khuyết vắng cho bức tranh lý luận văn nghệ rời rạc của các dân tộc thiểu
số

4


nhƣng chắc chắn sẽ là một gắng gỏi nhỏ nhoi nhằm từng bƣớc góp phần đƣa vị thế của bộ
phận lý luận văn nghệ đặc biệt này lên một tầm độ mới ngang tầm với vị trí quan trọng của
nó trong đời sống văn nghệ của cộng đồng dân tộc thống nhất. Mục đích trƣớc hết của đề tài,
vì vậy vẫn là nhằm thực hiện phƣơng châm học xưa là vì nay, học cũ là để làm mới mà
Đảng ta đã từng chủ trƣơng quán triệt

Đến với các quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc
thiểu số, ngoài mục đích hiểu sâu hơn những vấn đề của sáng tác truyền thống, từ đó cũng có
tác dụng gợi ý mang tính định hƣớng tích cực đối với các sáng tác hiện đại về mảng đề tài
dân tộc và miền núi. Phải thừa nhận rằng, trên thực tiễn sáng tác của các nhà văn dân tộc
thiểu số hiện đại, bên cạnh số đông các nhà văn chẳng mấy khi ly thoát hoàn toàn khỏi.
những phẩm chất dân tộc truyền thống bền vững tựa nhƣ đã hằn sâu tự nhiên vào máu thịt
của họ thì vẫn còn đây đó nhà văn đổi mới thái quá đến nỗi làm mờ nhạt bản sắc dân tộc
truyền thống. Vì thế, việc thấu hiểu sâu sắc hơn các quan niệm nghệ thuật truyền thống rõ
ràng sẽ có tác dụng mách bảo cho các nhà văn hiện đại những phƣơng thức sáng tạo mang
đậm bản sắc dân tộc truyền thống của cha ông mình để từ đó quán triệt một cách tự giác hơn
vào thực tiễn sáng tạo tác phẩm. Quả vậy, việc thấu hiểu bản chất đích thực của các quan
niệm nghệ thuật dân gian cổ truyền các dân tộc trong các mối quan hệ đồng đại và lịch đại
của nó là một yêu cầu quan trọng đối với việc học tập và chiếm lĩnh nguồn tri thức về nghệ
thuật của dân tộc để từ đó có ý thức và thái độ đúng đắn đối với quá trình kế thừa và đổi mới
trong thực tiễn sáng tạo của các nhà văn hiện đại theo tinh thần tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
Việc lý giải thấu đáo các quan niệm nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các
dân tộc thiểu số còn tạo ra những cơ sở và điều kiện

5


thuận lợi cho việc giáng dạy và học tập các tác phẩm văn học dân gian các dân tộc ít ngƣời
trong các nhà trƣờng thuộc mọi cấp học của chúng ta hôm nay. Và ngay trong việc học tập và
giảng dạy Lý luận văn học. các kiểu giải về nghệ thuật của dân gian các dân tộc anh em cũng
sẽ góp phần hiện thực hóa những tri thức lý thuyết khái quát bởi các cứ liệu sinh động và độc
đáo. Nhà đó những nguyên lý phổ quát về các vấn đề thẩm mỹ và nghệ thuật sẽ không chỉ
đóng khung khép kín trong giới hạn chủ yếu của văn học việt mà còn tỏa rộng sức thuyết
phục của nó tới mọi chiều kích sâu xa của lịch sử văn hóa nghệ thuật cha ông trong đó có các
di sản quan niệm nghệ thuật. của các dân tộc anh em. Nhƣ thế mục đích nghiên cứu đề tài

Quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam ngoài ý
nghĩa về lý luận văn học là chủ yếu, thì còn có tác dụng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đối
với việc sáng tác, nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học nữa.
3. Lịch sử vấn đề.
Tìm hiểu, nghiên cứu các quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian Việt Nam
nói chung, văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số nói riêng là một hƣớng nghiên cứu
còn rất mới mẻ. Chƣa có những công trình nghiên cứu đầy đặn, có hệ thống về quan niệm
nghệ thuật trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số, song đây đó cũng đã có những nhận
xét khái quát bƣớc đầu về phạm vi nghiên cứu này.
Cuối năm 1986, luận văn tốt nghiệp sau đại học, chuyên ngành lý luận văn học của
học viên Nguyễn Thị Tây Phƣơng: Quan niệm về cái đẹp và về nghệ thuật trong văn học
dân gian Việt Nam đã trực tiếp đặt vấn đề nghiên cứu các quan niệm về cái đẹp và nghệ
thuật trong văn học dân gian Việt Nam nói chung. Tuy luận văn chƣa có điểu kiện khảo sát
toàn diện vấn đề trên nguồn phạm vi tƣ liệu rộng rãi, đặc biệt còn để khuyết vắng nhiều tƣ

6


liệu văn học dân gian đặc sắc của các dân tộc anh em, song bƣớc đầu cũng đã có những liên
hệ thoảng qua mà bổ ích về các quan niệm nghệ thuật của các dân tộc anh em. Tất nhiên
những khái quát, liên hệ này hoàn toàn đƣợc kết nhập chung vào khung luận điểm về quan
niệm cái đẹp và nghệ thuật của dân tộc Kinh. Ý thức về cái riêng đặc sắc trong quan niệm
nghệ thuật của các dân tộc anh em vì vậy vẫn chƣa đƣợc khắc họa trọn vẹn.
Năm 1990, với bài viết Quan niệm về cái đẹp và về nghệ thuật trong văn học dân
gian (Nghiên cứu Nghệ thuật số 4/1990), tác giả Phƣơng Lựu, bên cạnh việc chủ yếu nhằm
vào phân tích, khai quát các quan niệm về nghệ thuật, về cái đẹp trong văn học dân gian dân
tộc Kinh cũng đã dành cho văn học dân gian các dân tộc anh em những phân tích cụ thể dựa
trên các cứ liệu sinh động, đặc biệt là những cứ liệu nhằm làm nổi rõ quan niệm "nghệ thuật
giữ vai trò to lớn trong việc chinh phục thiên nhiên, tố cáo áp bức, bất công, góp phần chống
giặc ngoại xâm cứu nƣớc" [94, 143].Những nhận xét, khái quát bƣớc đầu này có liên qnan

đến quan niệm nghệ thuật trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số đã có tác dụng gợi ý
cho chúng tôi không những về phƣơng hƣớng nội dung mà còn cả về cách thức khai thác của
đề tài.
Ngoài ra cũng cần kể đến một số công trình khác có liên quan gián tiếp tới đề tài nhƣ
Về đặc điểm thẩm mỹ của truyện cổ tích thần kỳ ở Việt Nam (Văn học số 5/1972) và bài Về
quan niệm thẩm mỹ dân gian Việt Nam (Văn học số 1/1984) của tác giả Hà Châu. Tác giả
Nguyễn Xuân Kính có bài "Qua những tư liệu văn nghệ dân gian, tìm hiểu quan niệm của
ông cha ta về người nghệ sĩ" (Văn hóa dân gian số 3/1987). Tác giả Nguyễn Thị Huế có
một số công trình lý thú xoay quanh vấn đề Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích
các dân tộc Việt Nam (Văn học số 4/1985) hoặc Mô típ tiếng hát trong truyện kể dân gian
Việt Nam (Văn học số 5/1991). Điều đáng nói, những công trình trên chỉ chủ yếu phân tích,
đánh giá sáng tác nghệ thuật dân gian song vẫn gián tiếp gợi ý cho chúng tôi trong việc khái

7


quát quan niệm về nghệ thuật dân gian, cụ thể là dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt
Nam.
Về phần mình, hơn 10 năm qua chúng tôi đã có ý thức chủ động đến với đối tƣợng
quan tâm của mình qua những tìm tòi, gạn lọc các cứ liệu có liên quan đến quan niệm về
nghệ thuật (và cái đẹp) trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số. Từ những số liệu khảo sát
đƣợc, bƣớc đầu chúng tôi cũng đã có đƣợc một số kết quả nghiên cứu đã từng đƣợc công bố.
Chẳng hạn các bài viết: Bước đầu tìm hiểu quan niệm về vẻ đẹp lý tưởng của con người
trong văn học dân gian một số dân tộc ít người ở Việt Bắc (Thông báo khoa học của Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Việt Bắc số [11/1980); Những nét tương đồng trên bình diện quan niệm
về cái đẹp trong văn học dân gian các dân tộc Việt Nam (Thông báo khoa học của Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Việt Bắc số 11/l990); Quan niệm về cái đẹp trong văn học dân gian các
dân tộc thiểu số Việt Nam (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng -Trƣờng Đại học Sƣ
phạm Việt Bắc năm 1992) v.v...
Tóm lại, từ trƣớc tới nay, vấn đề quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ

truyền các dân tộc thiểu số việt Nam ít nhiều đã đƣợc đề cập tới. Nhƣng kể cả bản thân chúng
tôi cũng mới chỉ chú ý đến những khía cạnh lẻ tẻ của vấn đề. Nhìn chung là chƣa có công
trình nào triển khai, đi sâu vào vấn đề một cách chuyên biệt và có hệ thống.
4. Nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu.
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nhƣ đề tài đã xác định, nhiệm vụ căn bản của luận án là khai thác, nghiên cứu khái
quát các quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt
Nam khổng những về nội dung mà cả về đặc điểm, sức sống lâu bền cùng những hạn chế lịch
sử của nó. Những đặc điểm và hạn chế...này cố nhiên có thể đƣợc nhận xét sơ bộ sau khi rút
ra

8


đƣợc những nội dung cơ bản, song bản đƣợc nhìn nhận một cách khái quát hơn quạ sự so
sánh với quan niệm về nghệ thuật của các nền văn học hữu quan. Trƣớc hết là so sánh với
quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ huyền của dân tộc Kinh để thấy rõ hơn
những đặc điểm từ riêng đến chung của quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ
truyền của các dân tộc thiểu số. Tiếp theo là phải đối sánh với quan niệm về nghệ thuật trong
văn học hiện đại của các dân tộc thiểu số sau Cách mạng Tháng Tám để thấy rõ hơn sức sống
lâu bền cũng nhƣ những hạn chế lịch sử của quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian
cổ truyền của các dân tộc anh em.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án thật ra phải đƣợc cụ thể hóa thành những mặt gắn
bó với nhau nhƣ vậy.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài nhƣ đã giới thuyết ở trên là các khái quát dƣới dạng
trực tiếp hoặc gián tiếp có ẩn chứa các quan niệm về nghệ thuật dƣới dạng văn bản đã đƣợc in
ấn, phát hành trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số anh em. Tính đến thời
điểm hiện nay đã có khoảng 30 dân tộc thiểu số có tác phẩm văn học dân gian đƣợc sƣu tầm
và công bố dƣới dạng văn bản in ấn nhƣ các tập truyện cổ, truyện thơ, sử thi hoặc ca dao dân

ca, tục ngữ v.v...
Những cảm nhận, khái quát về nghệ thuật dƣới dạng phát biểu trực tiếp thƣờng gặp
trong các thể loại văn vần dân gian nhƣ ca dao dân ca tục ngữ, thành ngữ... Ở đây các phát
biểu, cảm nhận của dân gian về nghệ thuật hiện lên trực tiếp nhƣ những lời lẽ tự nghiệm,
tuyên ngôn bộc trực về nghệ thuật (nhƣ: "Thiếu tiếng đàn, tiếng hát nhƣ ăn cơm không canh
ăn rau không muối" (dân ca Thái); "Hát lên cảnh mới đẹp, hát lên nhà mới vui" (dân ca Lô
Lố) v.v...). Những cảm nhận trực tiếp về nghệ thuật nhƣ vậy chủ

9


yếu đƣợc khai thác từ các nguồn tƣ liệu đan ca, tục ngữ dân gian của các dân tộc đã đƣợc ấn
hành dƣới dạng văn bản nhƣ: Dân ca đám cưới Tày Nùng (1973); Dân ca Lò Lô (1975);
Dân ca Tây nguyên (1976); Tục ngữ Thái (1978); Dân ca Cao Lan (1981); Dân ca
H'mông (1984); Ca dao Tày Nùng(1994) v.v...
Cũng là để bày tỏ các quan niệm về nghệ thuật, nhiều khi những cảm nhận của dân
gian lại đƣợc triển khai gián tiếp thông qua hệ thống các hình tƣơng tự sự sinh động có liên
quan trực tiếp đến nghệ thuật thƣờng gặp trong các truyện cổ, truyện thơ, sử thi... ở đây, các
quan niệm về nghệ thuật đƣợc hiện hữu ra thông qua sự biên hóa của các hình tƣợng, ý nghĩa
quan niệm thâm ngấm vào giữn các chi tiết, tình tiết của câu truyện (nhƣ tiếng đàn, lời ca vô
hiệu hóa hành động tàn bạo của lũ giặc cƣớp qua truyện cổ Tiếng hát của người đá của dân
tộc Raglai hoặc tiếng đàn lời ca đánh tan ý chí xâm lăng của quân chƣ hầu 18 nƣớc trong
truyện cổ Chàng Sính của dân lộc H'mông v.v...). Các cảm nhận gián tiếp về nghệ thuật
thƣờng đƣợc gạn lọc từ các tuyển tập truyện cổ các dân tộc hoặc các tập truyện thơ, trƣờng
ca, truyện cổ riêng biệt của từng dân tộc nhƣ: Truyện thơ Tày Nùng (1964 - 1965); Truyện
cổ các dân tộc thiểu số Miền Nam - 2 tập (1975, 1976); Truyện cổ Việt Bắc (1976); Truyện
cổ Ề đê (1978); Truyện cổ Cơtu (1982); Truyện cổ CơHo (1984); Truyện cổ các dân tộc
Trường Sơn Tây Nguyên (1985) Truyện cổ Mảng (1985); Trường ca Tây Nguyên (1985);
Truyện cổ các dân tộc ít người ở Việt Nam - 4 tập (1987 - 1994); v.v...
Có thể nhận thấy đối tƣợng nghiên cứu của đề tài - các quan niệm về nghệ thuật, căn

bản đều khá xác định cả về sắc thái nội dung những suy nghĩ, chiêm nghiệm về nghệ thuật)
và diện mạo hình thức (ngắn gọn, bộc trực trong thơ ca, tục ngữ hoặc diễn biến sinh động qua
các chi tiết, tình tiết

10


của câu chuyện có liên quan trực tiếp đến nghệ thuật trong tác phẩm tự sự...)
Cũng cần lƣu ý thêm rằng, việc phân tích, lý giải giá trị các quan niệm nghệ thuật
cũng chỉ nhằm chú mục vào các câu thơ đoạn văn hoặc các chi tiết, tình tiết tự sự có tiềm
chứa các quan niệm cụ thể về nghệ thuật, chứ không phân tích nghiên cứu toàn bộ nội dung
tác phẩm nói chung. Chẳng hạn khi nói đến quan niệm của dân gian về nghệ thuật góp phần
đánh giặc cứu nƣớc qua Truyện Thạch Sanh, chúng tôi chỉ đi sâu phân tích, bình giá ý nghĩa
của hình tƣợng ở các trang đoạn có liên quan đến ý tƣởng dùng nghệ thuật làm vũ khí đánh
giặc cứu nƣớc mà thôi, chứ không phân tích toàn diện các vấn đề nội dung tƣ tƣởng của tác
phẩm nhƣ về tình bạn, tình yêu, kết cấu sự kiện, đối chiếu dị bản v.v...
Cuối cùng xin đƣợc lƣu ý thêm rằng, do thực hiện nhiệm vụ so sánh, đối chiếu nhƣ đã
nói rõ trong phần nhiệm vụ nghiên cứu, cho nên luận án còn mở rộng phạm vi khảo sát sang
cả phần văn học dân gian dân tộc Kinh và văn học hiện đại các dân tộc thiểu số sau Cách
mạng Tháng Tám.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Ngoài việc vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của Triết học mác-xít. cũng
nhƣ những phƣơng pháp nghiên cứu thông dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung (nhƣ
phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp...) đề tài này chủ yếu vận dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu cơ bản dƣới đây:
Đề tài hƣớng tới khai thác các quan niệm có giá trị lý luận về nghệ thuật trong văn
học dân gian cổ truyền dƣới dạng văn bản đã ấn hành cho nên phương pháp thống kê, phân
loại tƣ liệu có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ các thao tác nghiên cứu
của đề tài. Thống kê tƣ liệu chính là thao tác kiếm tìm, lƣợm lặt các khía cạnh quan niệm
tiềm chứa


11


rải rác trong các tác phẩm thuộc mọi thể loại khác nhau của văn học dân gian. Nguyên tắc tối
đa khi thống kê, phân loại là phải dựa vào các cứ liệu quan niệm tổn tại thực trên văn bản tác
phẩm đã đƣợc in ấn để trên cơ sở đó mà tổng hợp, khái quát thành các vấn đề lý luận văn
nghệ chứ không phải là ngƣợc lại. Điều này vô hình trung cũng dự báo trƣớc rằng: Phải dựa
vào những cứ liệu tử những "văn bản" đích thực nhƣ đã nói ở trên để khái quát lên một số
quan niệm nghệ thuật nhất định, tất yếu sẽ không thể và cũng không cần thiết minh chứng
cho toàn bộ những vấn đề, những khái niệm đã có trong hệ thống lý luận văn nghệ hiện nay.
Mặc dù phải hết sức tránh bỏ sót trong khi lƣợm lặt, thống kê khát quát nhƣng nếu cuối cùng
vẫn thiếu vắng vấn đề này, khái niệm kia thì đó là do hạn chế lịch sử tất yếu chính các quan
niệm nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc tộc thiểu số anh em.
Với tính chất, nhiêm vụ của luận án, khó có thể qui hoạch phạm vi khảo sát, thống kê
vào một số thể loại cụ thể hay tác phẩm văn học dân gian của một hay một số dân tộc xác
định nào nhƣ đã từng nói ở trên. Bởi lẽ, không phải ở đâu, lúc nào các khía cạnh quan niệm
về nghệ thuật cũng hiện diện nhƣ một điều kiện tất yếu, thƣờng xuyên trong các tác phẩm.
Quả thực có chuyện có những dân tộc có tác phẩm văn học dân gian đã ấn hành) song không
hề có một phát biểu trực tiếp hoặc gián tiếp nào về nghệ thuật cả Ngay trong phim vi văn học
viết cũng vậy, có những tác gia nổi tiếng xứng tầm đại thụ cua làng văn chƣơng dân tộc song
chắc gì họ đã có ý thức bày tỏ những quan niệm của mình về văn chƣơng nghệ thuật? Vì thế
cho nên hiện trạng xuất hiện các quan niệm nghệ thuật một cách rải rác, lẻ tẻ và thất thƣờng
trong phạm vi các thể loại văn học dân gian âu cũng là chuyện thƣờng tình. Mặt khác, tỷ lệ
xuất hiện quan niệm nghệ thuật giữa các dân tộc cũng không giống nhau. Có dân tộc thì bày
tỏ quan niệm nghệ thuật khá

12



thƣờng xuyên, lại cũng có dân tộc tuyệt nhiên không đề xuất quan niệm nghệ thuật nào cả.
Do vây để có thể thu trữ, tập hợp đƣợc một số lƣợng đáng kể các quan niệm nghệ thuật khả dĩ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc khái quát, tất yếu phải "đãi cát tìm vàng" trên diện rộng. Chỉ
có lọc tìm, thống kê các quan niệm trên diện rộng các dân tộc và các thể loại khác nhau mới
hy vọng tổng hợp đƣợc những cứ liệu quan niệm nghệ thuật phong phú để nhờ đó mà chúng
sẽ bổ sung và làm đầy cho nhau tạo thành một mảng tƣ liệu dồi dào, giúp cho việc khái quát
có cơ sở tin chắc hơn. Điều này quả thực đã góp phần giải thích thêm tại sao không thể tiến
hành nghiên cứu các quan niệm nghệ thuật trong phạm vi văn học dân gian cổ truyền của
từng dân tộc một cách độc lập nhƣ đã từng nói ở trên.
Điều đặc biệt quan trọng là việc sử dụng phương pháp so sánh trên cả hai chiều
đồng đại và lịch đại giữa các quan niệm nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân
tộc thiểu số với quan niệm nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền của dân tộc Kinh và
quan niệm nghệ thuật trong văn học hiện đại của các dân tộc thiểu số sau Cách mạng Tháng
Tám. Từ chỗ khác nhau với quan niệm nghệ thuật trong văn học dân gian của dân tộc Kinh sẽ
làm nổi rõ đặc điểm riêng biệt của quan niệm nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các
dân tộc thiểu số. Ngƣợc lại, từ chỗ giống nhau giữa hai phía cũng sẽ góp phần xác lập tính
chất chung của quan niệm nghệ thuật trong văn học dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Mặt khác về mặt lịch đại, từ sự giống nhau với quan niệm nghệ thuật, trong văn học
hiện đại các dân tộc thiểu số (ở bình diện kế thừa truyền thống quan niệm) sẽ nói lên sức sống
bền lâu của quan niệm nghệ thuật trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số. Ngƣợc lại, từ
chỗ khác nhau (ở bình diện cách tân quan niệm) cũng gián tiếp nói lên hạn chế lịch sử của
các quan niệm nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam.

13


Tóm tại qua việc so sánh, đối chiếu các bình diện nói trên, gƣơng mặt của quan niệm nghệ
thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số càng có dịp hiện lên sắc nét trên
các phƣơng diện đặc điểm riêng cũng nhƣ tính chất chung, hạn chế lịch sử tất yếu cũng nhƣ
sức sống trƣờng kỳ của nó quá trình phát triển dài lâu của văn học nghệ thuật các dân tộc anh

em . So sánh nhƣ thế là so sánh lịch sử, cho nên những vấn đề hữu quan từ phƣơng pháp lịch
sử nhƣ lý thuyết về mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và cách tân... vốn đã đƣợc vận
dụng kết hợp ở đây.
Trong quá trình phân tích, lý giải quan niệm nghệ thuật dân gian, khi có điêu kiện
chúng tôi cũng đặc biệt coi trọng yêu cầu liên hệ với thực tiễn đời sống văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần đa diện của các dân tộc. Văn học dân gian mà trong đó có tiềm ẩn các quan
niệm nghệ thuật là bức tranh văn hóa tổng thể về mọi mặt tri thức da dạng của con ngƣời
đƣợc hun đúc và tích lũy qua quá trình lịch sử dài lâu. Vì vậy việc đặt nội dung các quan
niệm nghệ thuật dân gian trong ý thức liên hệ với thực tiễn sinh hoạt vật chất và tinh thần
phần nào mang tính chất tôn giáo và dân tộc học của các dân tộc thiểu số anh em sẽ giúp
chúng ta lý giải giá trị và ý nghĩa của các quan niệm đƣợc rõ ràng và sinh động hơn. Chẳng
hạn, những thông tin lý thú về lễ hội Lồng tồng của ngƣời Tày - Nùng; lễ hội Bỏ mả của một
số dân tộc Tây Nguyên... do các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cung cấp đã đƣợc đề tài
khai thác có lựa chọn để làm tƣ liệu liên hệ mở rộng trong quá trình phân tích, bình giá các
quan niệm nghệ thuật của dân gian. Các cứ liệu để liên hệ mở rộng ở đây, ngoài việc khai
thác từ các nguồn tài liệu hữu quan còn bao gồm cả những kiến văn cần thiết mà chúng tôi
với tƣ cách là đứa con của dân tộc và miền núi đã có dịp tiếp xúc và trải nghiệm thấm thía từ
thủa ấu thơ giữa cuộc sống muôn mặt của cộng đồng các dân tộc thiểu số anh em.

14


6. Những kết luận mới và cấu trúc luận án.
Nghiên cứu một cách toàn diện các quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian
cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự đối sánh theo các chiều đồng đại và lịch đại
của nó, bƣớc đầu chúng tôi đã có đƣợc những kết quả nghiên cứu tƣơng đối mới mẻ nhƣ sau:
Trải qua một quá trình lịch sử dài lâu, qua văn học dân gian cổ truyền, các dân tộc
thiểu số anh em đã có ý thức cảm nhận, suy ngâm khá phong phú và sâu sắc về các vấn đề cơ
bản của nghệ thuật nhƣ: về chủ thể nghệ thuật, về vai trò tác dụng của nghệ thuật đối với
cuộc sống đa diện của con ngƣời... Về chủ thể nghệ thuật, những khía cạnh quan niệm có liên

quan đến vấn đề nguồn gốc của tài năng nghệ thuật, mối quan hệ giữa sáng tác đời sau với di
sản nghệ thuật truyền thống, giữa ý thức trách nhiệm và tấm lòng giao cảm của chủ thể nghệ
thuật đối với hoạt động văn nghệ của chính họ v.v... đã đƣợc dân gian cảm nhận khá thấm
thía. Mặt khác, nghệ thuật là sợi đây thắt chặt tình hữu ái đồng loại, là phƣơng tiện phụng sự
hữu hiệu đối với công cuộc lao động dựng xây và đánh giặc cứu nƣớc, khích lệ niềm tin và
khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên vì cuộc sống lao động hữu ích của con ngƣời. Những
quan niệm nghệ thuật này đều đã có những tiền đề có tính chất mỹ học là những quan niệm
về cái đẹp của con ngƣời qua quá trình lịch sử dài lâu của các dân tộc anh em làm nền tảng
cho nó.
Các quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số
có những điểm tƣơng đồng và khác biệt với quan niệm nghệ thuật trong văn học dân gian cổ
truyền của dân tộc Kinh. Trên bình diện cộng đồng dân tộc, các dân tộc thiểu số và dân tộc
Kinh gặp gỡ nhau ở ý thức đề cao cái đẹp của con ngƣời bao gồm cả cái đẹp bên ngoài lẫn
phẩm chất cao đẹp bên trong. Các dân tộc thiểu số cũng nhƣ dân tộc Kinh đều rất

15


trân trọng và yêu quí nghệ thuật, coi nghệ thuật (và cái đẹp) là phƣơng tiện góp phần phụng
sự công cuộc lao động dựng xây, đánh giặc cứu nƣớc, khích lệ niềm tin và khát vọng sống
của con ngƣời, đặc biệt là con ngƣời lao động. mặt khác do giữa các dân tộc thiểu số và dân
tộc Kinh vốn có những điều kiện môi sinh, văn hoá, xã hội, thói quen tƣ duy... khác biệt nhau
cho nên quan niệm về nghệ thuật của họ cũng khác nhau ở ngay trong ý thức về loại hình
nghệ thuật đƣợc cảm nhận, về thể loại trong việc bộc lộ quan niệm về nghệ thuật, đặc biệt về
sắc thái nội dung và cách thức biểu đạt quan niệm nghệ thuật . Về loại hình nghệ thuật được
cảm nhận, các dân tộc thiểu số chủ yếu bộc lộ các quan niệm nghệ thuật về ca múa nhạc.
Loại trừ một số ít dân tộc thiểu số, còn đại bộ phận là không bày tỏ quan niệm nghệ thuật về
thơ văn. Trong khi đó dân tộc Kinh, bên cạnh các quan niệm về ca múa nhạc, đã phần nào
có nói đến thơ văn khá lý thú. Về thể loại trong việc bộc lộ quan niệm về nghệ thuật, các
dân tộc thiểu số căn bản bày tỏ các quan niệm về nghệ thuật qua các thể loại tự sự, rất ít triển

khai quan niệm trên các thể thơ ca, tục ngữ, thành ngữ.... Còn dân tộc Kinh, bên cạnh các thể
loại tự sự dân gian, lại chủ yếu bày tỏ quan niệm nghệ thuật qua các loại thể thơ ca, tục ngữ,
thành ngữ... Về sắc thái nội dung và cách thức biểu đạt quan niệm nghệ thuật, các dân tộc
thiểu số thiên về lối biểu đạt dung dị, mộc mạc, bộc trực thẳng thắn, giàu hình ảnh sinh động,
khác với dân tộc Kinh đã có thiên hƣớng bày tỏ quan niệm một cách khái quát, hàm súc...
Đối sánh với quan niệm nghệ thuật trong văn học các dân lộc thiểu số hiện đại, bên
cạnh những cách tân đổi mới toàn diện và tất yếu trên các bình diện dân tộc thống nhất, cách
mạng và khoa học, các quan niệm nghệ thuật dân gian truyền thống vẫn tỏ rõ sức sống trƣờng
tồn của nó đối với nền văn học hiện đại. Các nhà văn dân tộc thiểu số hiện đại vẫn kế thừa
rộng rãi các quan niệm nghệ thuật truyền thống nhƣ về chủ thể nghệ thuật và vai trò tác

16


dụng của nghệ thuật... vốn có từ trong văn học dân gian. Không chỉ biểu đạt quan niệm nghệ
thuật dƣới "dạng sáng tác", mà ở phạm vi nghị luận hiện đại của các nhà văn dân tộc anh em
vẫn thấm đƣợm cách cảm, cách nghĩ của quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ
truyền.
Để thể hiện những kết quả nghiên cứu nói trên, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh
mục Tài liệu tham khảo.................. luận án đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng chính nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những nội dung cơ bản của quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân
gian cổ Truyền các dân tộc thiểu số.
Chƣơng 2: So sánh về quan niệm nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền giữa
các dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh.
Chƣơng 3: Đối sánh về quan niệm nghệ thuật giữa văn học dân gian cổ truyền với văn
học hiện đại của chính các dân tộc thiểu số.

17



CHƢƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN NIỆM VỀ NGHỆ
THUẬT TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ.
1.1. Những tiền đề có tính chất mỹ học của nghệ thuật .
Quan niệm mỹ học mà then chốt là quan niệm về cái đẹp bao giờ cũng là cơ sở cho
quan niệm nghệ thuật, bởi lẽ cái đẹp tồn tại trong thiên nhiên, xã hội... nhƣng tập trung biểu
hiện sâu sắc ở nghệ thuật. Cho nên muôn tìm hiểu quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân
gian các dân tộc ít ngƣời Việt Nam trên một cơ sở vững chắc, trƣớc hết phải tìm hiểu quan
niệm về cái đẹp tiềm ẩn trong mảng văn học này. Cũng nhƣ nhiều nền văn học dân gian khác,
trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, các quan niệm về cái đẹp nói chung cơ
bản đều đƣợc truyền đạt qua việc mô tả về vẻ đẹp của con ngƣời. Từ những lý giải về vẻ đẹp
của con ngƣời, có thể hiểu đƣợc ý thức của dân gian về cái đẹp nói chung, bởi lẽ nhƣ nhà lý
luận văn học Nga nổi tiếng Gulaiep đã nói: "Bản chất. của cái đẹp bao giờ cũng bao hàm một
nội dung Ngƣời nhất định. Đối tƣợng nào cũng chỉ có ý nghĩa thẩm mỹ khi nó có giá trị đối
với con ngƣời. Không thể hiểu cái đẹp tách rời tính chất Ngƣời". [50 ,115]. Đặc biệt, F. w.
Nitzsche - nhà mỹ học nổi tiếng cuối thế kỷ XIX ở Đức cũng đã nói: "Không có cái đẹp nào
khác cả, chỉ có con ngƣời mới đẹp. Phải xây dựng toàn bộ mỹ học trên cái nền chân lý giản
đơn này, đó là chân lý đầu tiên của Mỹ học". (Sự ra đời của bi kịch). Một ý kiến hiển nhiên
là phiến diện vì đã bỏ qua những cái đẹp trong thiên nhiên và xã hội... nhƣng lại nhấn mạnh
đúng đắn vai trò then chốt của quan niệm về con ngƣời cao đẹp đối với mỹ học nói chung.
Tất nhiên trong văn học dân gian không có những khái niệm lý luận trừu tƣợng về cái đẹp và
nghệ thuật mà chỉ có sự mô tả, cảm nhận về cái đẹp của con ngƣời

18


nhƣng qua đó cũng có thể thấy những quan niệm của họ về cái đẹp nói chung. Có thể khái
quát quan niệm về cái đẹp trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số trên các bình diện sau:
1.1.1. Về bản chất của cái đẹp qua cách miêu tả con ngƣời.
1.1.1.1 Vẻ đẹp bên ngoài phải gắn bó với phẩm chất cao đẹp bên trong.

Trong các biểu hiện đa dạng của vẻ dẹp con ngƣời, dân gian các dân tộc ít ngƣời rất
có ý thức quan tâm, đề cao cái đẹp bên ngoài của đối tƣợng. Trong kho tàng tục ngữ một số
dân tộc thiểu số, ý thức về cái đẹp hình thức của con ngƣời đã đƣợc đúc kết sắc gọn thành
những tuyên ngôn bất hủ:
- Tiền bạc nhƣ đất cỏ
Mặt mũi đáng ngàn vàng
(Tục ngữ Tày) [21 ,48]
- Chim đẹp nhờ bộ lông
Ngƣời đẹp nhờ bộ cánh v.v....
(Tục ngữ Thái) [21, 60]
Trong các tác phẩm tự sự dân gian, khi nói về vẻ đẹp bình thể của con ngƣời, dân gian
các dân tộc anh em thƣờng ƣu tiên nói nhiều về - phụ nữ phái đẹp. Các nhân vật nữ xuất hiện
trong tƣ cách là nhân vật chính diện - trung tâm ở các sử thi, truyện thơ, truyện cổ... dù ở Tây
Bắc, Việt Bắc hay Tây Nguyên... đều là hiện thân của cái đẹp bên ngoài đầy quyến rũ. Nàng
Mứn trong truyện thơ Khăm Panh của dân tộc Thái có một vẻ đẹp hình thể thật hoàn hảo:
Nàng đẹp nhƣ nai lƣợn
Nàng nói vui hơn suối reo
Tóc nàng dài, bƣớc mỗi bƣớc tóc leo lên gót
Tóc nhảy theo chân váy phập phồng
Khuôn mặt hình lá trầu không

19


Lá trầu không còn thua mềm mỏng... [153,18].
Vẻ đẹp ấy có thể khuynh đảo, làm sững sờ thế giới muôn loài xung quanh:
Nàng đến bên,suối, suối bỏ đƣờng đi
Nàng ở bên lửa, lửa quên reo cháy
Nàng vào rừng, nai quên chạy tìm đàn
Hoẳng thôi chạy lang thang... [153 18]

Nét đẹp lộng lẫy, kiều diễm của nàng Hơ lung trong trƣờng ca Đăm Đơ Roăn tựa bổ
nhƣ làm xao xuyến cả cỏ cây, ánh sáng: "Tâm thần của nàng mềm dẻo nhƣ tàn lá đung đƣa
trƣớc gió. Mắt nàng làm chớp buổi ban mai. Bƣớc chân nàng bƣớc đi nhƣ ru trên cỏ..." [111,
186].
Trong trƣờng ca Đam San, vẻ đẹp của Hơ Nhí đƣợc đặc tả sinh động tới mức tƣởng
nhƣ vẻ đẹp ấy đƣợc chắt lọc ra từ cỏ cây hon lá của núi rừng Tây Nguyên "Nàng đi đủng
đỉnh, thân hình uyển chuyển nhƣ cành cây blo sai quả mềm dẻo nhƣ những cành trên đỉnh
cây gió đƣa đi đƣa lại. Nàng đi nhƣ: chim phƣơng bay, nhƣ chim điều lƣợn trên không, nhƣ
nƣớc chảy dƣới suối. Lúc nàng đứng lại hay ngồi xuống thì chẳng có ai duyên dáng đƣợc đến
thế ..." [99, 55]. Song hành với vẻ đẹp hình thức của các nhân vật trên là nét đẹp kỳ diệu cun
các nhân vật trong các sử thi, truyện thơ, truyện kể... của các dân tộc anh em nhƣ: nàng Út
Lót, nàng Thơm, nàng Tiên, Ả Sao, Ả Sáng... trong các truyện thơ Mƣờng, nàng Bơ ra E tang
trong trƣờng ca Đăm Di của dân tộc Êđê, nàng Ka Mách, Ka Mài trong truyện cổ cùng lên
của dân tộc CơHo, nàng Nóng Bua trong truyện cổ cùng tên của dân tộc Thái v.v ... Hình thể
của nhân vật nào cũng dƣợc dân gian đam mê ca ngợi nhằm đẩy cái đẹp bên ngoài của đối
tƣợng lên tới mức tột cùng. Song có điều đó không phải là cái đẹp bên ngoài thuần tuý, tự
thân. Khi lý giải về cái đẹp của đối tƣợng, dân gian thƣờng xuyên có ý thức đòi hỏi cái đẹp
bên ngoài

20


cần phải song hành với cái đẹp bên trong. Với dân gian, có thêm nét đẹp bên trong tƣơng
khớp, cái đẹp bên ngoài của đối tƣợng mới có giá trị đích thực. Nếu không có sự hài hòa
này,mọi cái đẹp bên ngoài chẳng qua chỉ là sự ngụy trá giả tạo vì vậy sẽ bị ngƣời đời dè bỉu
ra mặt:
- Vẻ thanh tao mà lòng lại hẹp
Mặt xinh xắn mà lòng lại gian
hoặc :
- Đẹp ngƣời mà xấu tính

Lành ngoài mà mục trong v.v...
(Tục ngữ Thái) [102 ,120]
Dân tộc Dao có khá nhiều những câu ca khuyên dạy con cái về chuyện chọn vợ kén
chồng mà ở đó ý thức về vẻ đẹp bên ngoài của đối tƣợng bao giờ cũng, đƣợc đặt trong sự đòi
hỏi kèm theo cái đẹp bên trong tƣơng xứng:
- Xƣa nay hoa đẹp thƣờng đáng ngại
Đẹp sắc sợ gặp lòng không đẹp
Cố ý lấy không yên nhà yên cửa....

[21 , 372].

- Làm gái nết na biết nghĩ suy,
Chỉ biết điểm trang cho đẹp đẽ
Việc làm lƣời biếng hay chi mà v.v... [21 , 372]
Tóm lại, với dân gian, vẻ đẹp bên ngoài là rất đáng quý trọng song nó phải đƣợc gắn
liền với giá trị bên trong tƣơng xứng thì mới có giá trị đích thực.
1.1.1.2.Phẩm chất cao đẹp bên trong đòi hỏi phải có vẻ đẹp bên ngoài tƣơng xứng.
Các dân tộc thiểu số có cả một kho tàng truyện cổ theo môtíp "Ngƣời mang lốt xấu xí
mà tài ba lỗi lạc". Dân tộc H'Rê có truyện cổ Vu chư

21


×