Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Lựa chọn một doanh nghiệp đã và đang tham gia kinh doanh quốc tế chỉ ra những động cơ thúc đẩy doanh nghiệp đó tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151 KB, 11 trang )

Đề bài: Lựa chọn một doanh nghiệp đã và đang tham gia kinh doanh quốc tế. hãy
tìm những động cơ thúc đẩy doanh nghiệp đó tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc
tế.
Bài làm:
Động cơ tham gia KDQT của một DN được chia thành 2 phần : Lực đẩy, và
lực kéo.
Trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của công nghệ
thông tin, sự mở rộng hợp tác giữa các quốc gia theo xu hướng toàn cầu hóa… đã làm
cho các công ty, doanh nghiệp ngày càng tích cực tham gia vào quá trình kinh doanh
quốc tế. Đó là một quy luật tất yếu, khách quan. Và tập đoàn cà phê Trung Nguyên
cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vậy điều gì đã thôi thúc Trung Nguyên tham gia
kinh doanh quốc tế?
Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tập đoàn này. Bạn đã biết gì về
Trung Nguyên?
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt
Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê
quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10
năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung
Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ
phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà
phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, công ty truyền thông
bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành
nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương
hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ
phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.Đi tiên
phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay,
Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước
và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia,
Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất
khẩu đến hơn 50 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung
Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000


cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
Cũng giống như các công ty khác, Trung Nguyên tham gia kinh doanh quốc tế bởi
nhiều nguyên nhân. Ở đây, chúng tôi sẽ chia chúng ra thành 2 nhóm là lực đẩy và lực
kéo.
I, Lực đẩy


Lực đẩy là tất cả các yếu tố gây cản trở, khó khăn cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp buộc doanh nghiệp phải tham gia kinh doanh quốc tế.
1, Dung lượng thị trường nhỏ
Năm 2000, Trung Nguyên lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật
Bản.Theo tổng cục thống kê Việt Nam, dân số của Việt Nam lúc đó là 77,7 triệu người
(dân số thế giới là hơn 5 tỷ người). Điều đó cho thấy dung lượng thị trường của Việt
Nam rất nhỏ. Việt Nam là một trong những nước trồng và xuất khẩu cà phê nổi tiếng
trên thế giới, với diện tích trồng khoảng hơn 500000 hecta, kim ngạch xuất khẩu mỗi
năm gần 2 tỷ USD. Năm 2009, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới
( chỉ sau Brasil). Thế nhưng, nhu cầu tiêu thụ cà phê của nước ta lại rất thấp. Trong khi
Brasil tiêu thụ 18,945 triệu bao/năm, còn Việt Nam chỉ tiêu thụ 1,583 triệu bao/năm.
Theo một số nghiên cứu gần đây được ngân hàng thế (WB) đưa ra cho thấy tiềm năng
thị trường cà phê nội địa của Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70000 tấn/năm. Trong khi đó,
theo Hiệp hội cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt gần
3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê. Mức chênh lệch này càng “khập
khiễng” nếu so với sản lượng tiêu dùng cà phê nội địa của các nước thành viên Hiệp
hội cà phê thế giới là 25,16%. Trong khi mỗi người Bắc Âu uống 10 kg cà phê nhân
mỗi năm, ở Tây Âu là 5-6kg thì người Việt Nam mới tiêu thụ khoảng 500gr. Tính theo
số dân, mức tiêu thụ cà phê của Việt Nam chỉ bằng ¼ so với người Thái Lan và các
nước láng giềng. Năm 2010, Việt Nam có lượng cà phê sử dụng trên đầu người chỉ 0,7
kg/người/năm, tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 5% tổng cà phê xuất khẩu. Ngay cả những
người trồng cà phê cũng thường xuyên uống nước chè thay vì uống thứ “nước đen” đó.
Từ những số liệu trên đã chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ cà phê của Việt Nam không

tương xứng so với lượng cà phê mà ta xuất khẩu. Dung lượng thì trường quá nhỏ- điều
này sẽ là yếu tố gây khó khăn cho Trung Nguyên khi sản xuất cà phê trong điều kiện
nhu cầu cà phê có hạn.

2, Công suất dư thừa
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế
giới (chỉ sau Brasil). Năm 2009,Brasil xuất khẩu 2249010 tấn, Việt Nam xuất khẩu
961200 tấn. Việc áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt cũng giúp nâng
năng suất cà phê lên cao. Nếu năm 1985, năng suất cà phê Việt Nam mới ở mức 1 tấn/
ha thì 20 năm sau năng suất đã đạt bình quân 1,7 tấn/ha. Trong đó có một số năm đạt
bình quân 2-2,5 tấn/ha.
Tập đoàn Trung Nguyên có 6 công ty thành viên: công ty cổ phần Trung Nguyên,
công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên,


công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và
công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG). Nhà máy rang xay tại Buôn Ma
Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang
xay là 10000 tấn/năm, và cà phê hòa tan là 3000 tấn/năm. Trung Nguyên có một hệ
thống hoạt động sản xuất vô cùng hiệu quả, được các tập đoàn hàng đầu thế giới
chuyển giao công nghệ, thân thiện với môi trường. Nguồn nguyên liệu dùng cho quá
trình sản xuất cà phê hòa tan cũng như các loại cà phê khác đều bắt nguồn từ các
nông trại trồng cà phê do chính Trung Nguyên đầu tư và quản lí. Trung Nguyên đã đầu
tư rất lớn cho chiến lược phát triển của công ty trong hiện tại và tương lai. Cụ thể là:
công ty đã đầu tư 2.200 tỉ đồng cho chiến lược phát triển trong 5 năm (2008-2012)
cho hệ thống công nghệ cùng với bí quyết của nhà sản xuất nhằm nâng cao chất
lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Khi toàn bộ hệ thống nhà máy chế biến cà phê của
Trung Nguyên được hoàn tất, tổng công suất chế biến sẽ lên tới hàng trăm nghìn tấn
một năm.
Sản lượng cà phê của Việt Nam cao cộng với các hệ thống trang thiết bị hiện đại,

giá thuê nhân công rẻ đã giúp cho Trung Nguyên sản xuất ra được nhiều sản phẩm với
chi phí thấp. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, do nhu cầu tiêu thụ cà phê của người dân
trong nước rất thấp, cho nên cà phê được sản xuất ra là dư thừa so với cầu. Vì vậy,
việc công suất dư thừa cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Tập đoàn này
kinh doanh quốc tế.

3, Mức độ cạnh tranh gay gắt
Thị trường cà phê hòa tan tại Việt Nam là một thị trường tiềm năng với 1/3 tổng
nhu cầu tiêu dùng cà phê trong cả nước. Trước năm 2003, thị trường cà phê hòa tan
Việt Nam còn khá nghèo nàn về chủng loại sản phẩm và ít được nhà đầu tư quan tâm,
lúc đó chỉ có hai ông lớn chiếm lĩnh thị trường là Nescafe (Nestle) và Vinacafe. Trong
đó Nescafe là kẻ thống trị với thị phần chiếm gần 60% toàn thị trường. Đứng sau là
Vinacafe với 38,45% thị phần và 5,6% thị phần còn lại là khoảng trống dành cho các
thương hiệu khác.
Nescafe là một nhãn hiệu cà phê thuộc công ty Nestle- một công ty hàng đầu thế
giới về thực phẩm và đồ uống với lịch sử hơn 70 năm. Nescafe là thương hiệu nước
uống lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Cocacola, với khoảng 3000 ly được uống mỗi ngày.
Quá trình sản xuất sử dụng trang thiết bị công nghệ chế biến cà phê hiện đại và đảm
bảo môi trường xanh thông qua giảm thiểu sử dụng năng lượng và nguồn nước.
Nescafe có một nhà máy đang hoạt động với công suất 1.000 tấn/năm đặt tại Đồng Nai.
Hiện nay Nestle đang thực hiện kế hoạch đầu tư 270 triệu USD xây dựng nhà máy cà
phê mới tại Đồng Nai với sản lượng dự kiến sẽ là 12.500 tấn cà phê hòa tan và 20.000


tấn hạt cà phê khử caffein mỗi năm, và dự án dự định sẽ đi vào hoạt động vào năm
2013, sẽ tiêu thụ khoảng 46.000 tấn cà phê hạt của Việt Nam để chế biến, cung cấp cà
phê hòa tan Nescafe cho thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu. Nescafe có truyền
thống lâu đời, nguyên liệu xịn, tiếp thị bài bản và thuộc quyền quản lý của ông khổng
lồ..Sản phẩm Nescafe: Tập trung vào những sáng tạo đột phá trong việc thưởng thức
cà phê, với các loại như: cà phê nguyên chất hòa tan chỉ sử dụng hạt cà phê

rang(1952), cà phê sấy khô-đông lạnh hòa tan (với loại Nescafé nhãn vàng, 1965) và
cà phê hạt (1967). Năm 1994, họ phát minh ra quy trình giữ nguyên hương thơm, một
cải tiến chất lượng quan trọng cho các loại cà phê uống liền, tạo đột phá và tăng thêm
giá trị cho thương hiệu. Cụ thể là: Nescafe 3 in 1, Nescafe Việt, Nescafe Redcup… Sản
phẩm chất lượng tốt, bao bì bắt mắt, nhiều hương vị để lựa chọn. Hệ thống kênh phân
phối, bán hàng mạnh. Các chương trình quảng cáo và slogan tạo ấn tượng mạnh đối
với người sử dụng: Nắm bắt slogan “Khởi đầu ngày mới”, Ấn tượng với những quảng
cáo độc đáo của Nescafe.
Vinacafe của Công ty CP café Biên Hòa: Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1979 và
hiện tại là hãng cà phê chiếm thị phần cao tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm của
mình. Với nhà máy sản xuất café hòa tan với công suất 3000 tấn/ năm, Vinacafe đã trở
thành doanh nghiệp lớn nhất về năng lực sản xuất và dẫn đầu về công nghệ sản xuất
cà phê hòa tan. Như vậy, cùng với Nescafe thì Vinacafe được coi là đối thủ đáng gờm
nhất mà Trung Nguyên phải đối mặt từ trước đến nay. Công ty có các thành viên là:
nhà máy cà phê Coronel, nhà máy cà phê Biên Hòa, công ty cổ phần Vinacafe Biên
Hòa. Chiếm 30% thị phần xuất khẩu cà phê nhân cả nước, với hàng trăm nhà phân
phối, hàng trăm điểm bán lẻ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đã đăng ký thương hiệu ở 70
quốc gia, xuất khẩu thường xuyên tới 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị
trường khó tính như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Công ty được đánh giá là doanh nghiệp
xuất khẩu uy tín trong nhiều năm. Các sản phẩm: café Robusta chế biến ướt, café
Robusta chế biến khô, Vinacafe hòa tan đen lọ PET 50g, Vinacafe hòa tan hộp PS,
Vinacafe 3 trong 1 hộp PS, Vinacafe 3 trong 1 bịch vàng, Vinacafe 4 trong 1, cà phê
xay: Vinacafe Black, Vinacafe Supper, Vinacafe gold, Heritage Blend…
Các đối thủ khác:
- Maccoffee của Food Empire Holadings: Là nhãn hiệu cà phê 3 trong 1 đầu tiên
xuất hiện tại Việt Nam. Những năm đầu của thập kỷ 90 chứng kiến những chuyển biến
mang tính cách mạng ở Việt Nam. Để theo kịp bước tiến của thời đại, Food Empire
Holdings đã cho ra đời MacCoffee – một sản phẩm đầy tính sáng tạo đã góp phần thay
đổi thói quen uống cà phê của người tiêu dùng. Với công thức pha chế độc đáo kết hợp
giữa các hạt cà phê thượng hạng, kem và đường, MacCoffee đem đến sự thuận tiện

cho người yêu thích cà phê.
Trung Nguyên còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng ở trong nước
như: Thái Hòa, An Thái, Phú Thái, CADA, VICA… Bên cạnh việc sử dụng café hòa tan,
hiện nay người tiêu dùng còn có sự lựa chọn khác đó là café phin và gần đây sự xuất


hiện của café lon hòa tan. Trong những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam đã bắt
đầu làm quen với sản phẩm café đóng lon có thể uống ngay mà không cần pha chế.
Loại sản phẩm này thu hút được nhiều người vì tính tiện dụng và phù hợp với cuộc
sống hiện đại luôn bận rộn. Nói đến café lon hòa tan chúng ta có nhắc đến các sản
phẩm sau: Cafe lon Birdy do công ty Ajinomoto Việt Nam phân phối, có mặt trên thị
trường từ năm 2008. Cafe lon hòa tan VIP của công ty Tân Hiệp Phát tung ra thị trường
vào ngày 15/11/2009.
Không chỉ dừng lại ở đó, Trung Nguyên cũng phải cạnh tranh với các sản phẩm
ngoài ngành khác như: Pepsi, Cocacola, Tribeco, các loại nước khoáng…
Cuộc đấu không cân sức!
Kể từ khi Công ty CP cafe Trung Nguyên tung ra sản phẩm café hoà tan G7 vào
ngày 23/11/2003 thì thị trường Việt Nam bắt đầu diễn ra sôi nổi hơn khi Trung Nguyên
liên tục đưa ra các chiến lược Marketing thu hút nhiều khách hàng và chính thức tuyên
bố đối đầu trực diện với Nescafe của Nestle. Bằng việc thông thuộc, thấu hiểu văn hoá
của người tiêu dùng bản xứ, từ đó Trung Nguyên chủ động triển khai “thế trận” và bắt
đối thủ phải “chơi” theo cách của mình. Tinh thần dân tộc và yếu tố văn hoá là một “thế
lực” rất lớn trong tiếp thị. Trung Nguyên đã phát huy được sức mạnh đó khi tập hợp
được sự ủng hộ của chính người tiêu dùng VN. Việc sử dụng những hạt café của đất
rừng Tây nguyên truyền thống làm sản phẩm café hòa tan mang phong cách việt đã
đánh vào tâm lí khách hàng “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. “Hãy đồng hành
với chúng tôi trong cuộc chiến thời bình này! Mỗi hành động - dù rất nhỏ - cũng mang
lại những kết quả lớn lao. Khi sử dụng một sản phẩm Việt Nam xứng đáng là bạn đang
hỗ trợ đồng bào, đang đóng góp vào công cuộc xây dựng những thương hiệu Việt –
rường cột của nền kinh tế nước nhà.”

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn
ra ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn để giành được chỗ đứng trên thị trường hoặc
giành vị trí độc tôn. Ngay sau thời điểm thương hiệu cà phê hòa tan G7 của Trung
Nguyên ra đời với lời kêu gọi ủng hộ thương hiệu nông sản Việt Nam, Nescafe đã thay
đổi slogan của mình, từ “ khởi đầu ngày mới” qua “100% cà phê Việt Nam” với chiến
dịch truyền thông “Hương vị Việt Nam hơn”. Sự thay đổi thông điệp, chiến lược của
Nescafe cho thấy quyết tâm đeo bám cạnh tranh gay gắt của thương hiệu đa quốc gia
này đối với thương hiệu cà phê Việt Nam. Nestle quyết tâm “Việt Nam tới cùng”, không
dùng tên ngoại nữa (tên cũ: Red Cup, My Cup). Cũng không chỉ có chữ “café Việt TM” to
đùng trên bao bì, mà còn thay đổi luôn cả thành phần, bỏ Coffee-Mate( thành phần
ngoại của Nescafe My Cup), chỉ còn giữ lại hỗn hợp cà phê hòa tan và đường, hàm
lượng cafein tối thiểu tăng lên 0,45% (so với loại đậm đà hơn chỉ có 0,32%). Trong thực
tế với tiềm lực sẵn có về tài chính, nguồn lực, kinh nghiệm, hệ thống phân phối,…
Nescafe đã triển khai nhiều hoạt động khuyến mại, tiếp thị, hạ giá bán xuống mức thấp
nhất, tạo lợi thế cạnh tranh về giá so với G7, bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam nào cũng
không thể theo kịp, ngăn cản nỗ lực vươn lên của các thương hiệu nội địa. Đáng kể


nhất là 2 chương trình của Nestle: mua Nescafe trúng xe hơi Vitara, cho uống Nescafe
miễn phí tại các chợ đầu mối, siêu thị và tặng từng nhà. Sự cạnh tranh trong từng câu
chữ truyền thông cũng được Nescafe thực hiện triệt để. Khởi đầu, G7 “giúp suy nghĩ
mạnh hơn”, Nescafe đưa ra “ngon hơn, vị cà phê mạnh hơn”. Phản công, G7 là “vị cà
phê cực mạnh”, đáp lại, Nescafe “bạn đã đủ mạnh để thử”. Để cuối cùng G7 2in1,
“Mạnh chưa đủ, phải đúng gu”… Để tham gia vào cuộc chơi này VinaCafe cũng đã
quyết định đầu tư lớn với một nhà máy cà phê hoà tan 20 triệu USD, với công suất
3.000 tấn/năm. Vinacafe trước đây ít xuất hiện trên truyền thông thì nay cũng liên tục
quảng cáo trên truyền hình, treo bảng hiệu tại các quầy hàng, sạp chợ và trên đường
quốc lộ…
Cuộc chiến thời bình này diễn ra ngày càng khốc liệt hơn. Nó đã gây ra không ít
khó khăn cho Trung Nguyên. Và điều đó cũng lý giải tại sao Tập Đoàn này tham gia vào

kinh doanh quốc tế.
4, Thị trường bão hòa
Sự xuất hiện của Trung Nguyên thực sự đã gây lên một “cơn sốt”, “một hiện tượng
Trung Nguyên”. Là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên thực hiện chiến lược nhượng
quyền thương hiệu tại Việt Nam và vươn ra thế giới, là doanh nghiệp nội địa đầu tiên
dám công khai trực tiếp đối đầu với Nescafe của Nestle-một công ty lớn trên thế giới.
Thế nhưng, theo thời gian, mối quan tâm của báo chí đối với Trung Nguyên đang ngày
một nhạt đi, đơn giản bởi hai chữ “Trung Nguyên” đã trở nên quen thuộc. Khi sự quen
thuộc xuất hiện, cũng là lúc tính hiện tượng không còn. Cơn sốt đã hạ nhiệt. PR chỉ có
thể là que diêm làm bùng cháy, chứ không phải là hòn than để duy trì ngọn lửa thương
hiệu. Các sản phẩm của Trung Nguyên không còn mới lạ, thu hút với người tiêu dùng
nữa. Cùng với đó là nhu cầu tiêu thụ cà phê của nước ta rất thấp nên một khi hiện
tượng Trung Nguyên không còn nữa thì thị trường cũng sẽ trở nên bão hòa. Lượng
hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất ra lớn hơn so với nhu cầu của xã hội, xã hội
không cần sử dụng thêm.
Chính điều này đã trở thành một động lực thúc đẩy Trung Nguyên kinh doanh
quốc tế, tìm kiếm thị trường mới.
5, Tỷ suất lợi nhuận
Trung nguyên có hai nhà máy cà phê rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà
phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương. Trong năm 2005 với số vốn đầu tư
hàng chục triệu đôla. Công ty đã đầu tư 2.200 tỉ đồng cho chiến lược phát triển trong 5
năm (2008-2012) cho hệ thống công nghệ cùng với bí quyết của nhà sản xuất nhằm
nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có
khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ
phần TM & DV G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và
5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với công ty liên doanh VGG hoạt đông tại Singapore.


Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao đông
qua hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước.... Không những vậy,

Trung Nguyên còn đầu tư cho hàng ngàn hộ nông dân vùng nguyên liệu, thu mua cà
phê với giá gấp rưỡi vì Trung Nguyên muốn bảo vệ và phát triển nông sản Việt Nam.
Tất cả những điều trên cho chúng ta thấy, vốn đầu tư cho nhà máy, trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại lớn, chi phí cho nguyên liệu đầu vào cao, nguồn nhân lực hùng hậu…
đã đẩy chi phí sản xuất lên cao. Nếu Trung Nguyên không kinh doanh quốc tế thì lượng
hàng hóa sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, Doanh nghiệp sẽ trả thêm phí để bảo
quản sản phẩm, trả phí xử lý nếu hàng quá hạn sử dụng mà không bán được, trong khi
vẫn phải trả lương cho nhân viên… làm lợi nhuận giảm sút, tỷ suất lợi nhuận do đó
cũng sẽ thấp.

II, Lực kéo


Lực kéo là những cơ hội mà thị trường nước ngoài có thể mang lại cho doanh
nghiệp
1, Dung lượng thị trường lớn
Mỗi người ở các nước Bắc Âu hàng năm tiêu dùng 10 kg cà phê nhân. Các nước
Tây Âu, mỗi người sử dụng 5-6 kg cà phê/năm.
Người Phần Lan uống nhiều cà phê nhất thế giới. Mỗi người Phần Lan tiêu thụ khoảng
11,3 kg cà phê, tương đương với 1.737 tách mỗi năm (5 tách mỗi ngày).
Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Mỗi năm người Mỹ tiêu thụ 1.148.000 tấn
cà phê (so với 58.000 tấn của Phần Lan). Trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ 4,8 kg hay
646 tách một năm (1,8 tách một ngày).
Ở nước ta, mức tiêu thụ mới khoảng 500 gr/người/năm.
Với sản lượng hàng năm của ngành cà phê Việt Nam là 800 ngàn tấn, lượng tiêu
thụ nội địa vẫn dưới 10%.Dễ thấy dung lượng thị trường nước ngoài lớn hơn trong
nước từ vài chục đến 100 lần.
Dung lượng thị trường quá lớn hấp dẫn hầu hết các công ty cà phê và Trung nguyên
cũng không phải là một ngoại lệ .
Chính vì vậy xuất khẩu là một phần quan trọng của chiến lược phát triển được

Trung Nguyên xác lập ngay từ đầu, nhưng Trung Nguyên không giống với những
doanh nghiệp xuất khẩu khác, Trung Nguyên chỉ xuất khẩu những sản phẩm được chế
biến riêng theo gu thưởng thức của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay Trung
Nguyên đã xuất hiện hơn 50 quốc gia ( Mỹ, Anh, Nhật, Úc...) Những thị trường rộng lớn
và tiềm năng .
Năm 2000, nhận thấy đã đến lúc Trung Nguyên phải ra khỏi Việt Nam, bên cạnh
việc tìm kiếm thị trường, Đặng Lê Nguyên Vũ đầu tư 3 triệu USD để hoàn chỉnh hệ
thống bảng hiệu, khẳng định giá trị của thương hiệu bằng cách thuê luôn một hãng tư
vấn đặt tại New Zealand, đồng thời để hoạt động kinh doanh nhượng quyền được
chuyên nghiệp, nhất quán hơn và đảm bảo tính đồng nhất của thương hiệu. Trong năm
2000, quán Cà phê Trung Nguyên đầu tiên xuất hiện ở Tokyo. “Đây là một bước rất
quan trọng. Nếu chúng tôi thành công ở Tokyo thì điều đó sẽ làm tăng tốc kế hoạch
bành trướng của Trung Nguyên ra nước ngoài”.


2, Tiếp cận nguồn lực
Ở một đất nước đang phát triển như Việt Nam, thị trường lao động không thể
cung cấp lực lượng lãnh đạo phù hợp và quản lý cấp cao cho một công ty phát triển
nhanh như thế này," ông giải thích từ văn phòng của mình tại thành phố Hồ Chí Minh.
"Một trong những lý do chính chúng tôi thành lập văn phòng quốc tế của chúng tôi tại
Singapore là để giúp chúng tôi tìm kiếm nguồn quản lý có tiêu chuẩn quốc tế." Đặng Lê
Nguyên Vũ nói.
3, Nhu cầu tăng
Nhu cầu ngày càng tăng từ các nước đang phát triển lại chính là một yếu tố
quan trọng thúc đẩy sự gia tăng tiêu thụ cà phê.
Theo ước tính của Tổ chức Liên hiệp quốc thì dân số thành thị đã tăng gấp 4 lần từ
năm 1950 đạt 3,4 tỷ người và sẽ tăng gấp đôi tới năm 2050. Cà phê lại đang trở thành
loại đồ uống phổ biến của thành phố như một hiện tượng và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ
hiện nay ở các nước đang phát triển sẽ làm điểm tựa hỗ trợ cho việc gia tăng lượng
cầu về cà phê cho dù nhu cầu ở các nước phát triển trở nên bão hòa hay không tăng

trưởng.
Trong vòng 10 năm từ 1999-2009, lượng tiêu thụ cà phê thế giới đã tăng
trưởng khoảng 17%, hiện vào khoảng 132 triệu bao. Trong đó cà phê được tiêu thụ
nhiều nhất tại một số khu vực như: Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Âu, Nhật Bản đặc
biệt là EU, Mỹ và Nhật Bản với mức tiêu thụ trung bình chiếm 45%, 24% và 8% lượng
tiêu thụ trên toàn thế giới. Trung bình, các quốc gia phát triển tiêu thụ khoảng 70 triệu
bao mỗi năm.


Nhà kinh tế trưởng Denis Seudieu của ICO nhận xét: “Giá cả tăng cao không làm
xói mòn nhu cầu tiêu thụ cà phê và lượng cầu vẫn rất lớn. Dựa vào ước tính về những
gì từng xảy ra trong 10 năm qua và tốc độ tăng trung bình 2,5%/năm, chúng tôi nghĩ
rằng xu hướng đó sẽ còn tiếp diễn”.

Các trang web đã tham khảo
www.trungnguyen.com.vn
/>www.nestle.com.vn
www.vinacafe.com.vn/
www.saga.vn/Doanhnhan/Guongmatdoanhnhan/6248.saga

/> />

……



×