Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN CHIẾN HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.38 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CHIẾN HƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn

: Lê Thanh Nhàn

Sinh viên thực hiện

: Hoàng Thị Thanh Ngà

Mã sinh viên

: A19923

Chuyên ngành

: Kế toán

1


HÀ NỘI – 2014
MỤC LỤC



2


DANH MỤC VIẾT TẮT

Tên viết tắt
CNH – HĐH
DN
SXKD
TSCĐ
Tài sản DH
Tài sản NH

Tên đầy đủ
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Doanh nghiệp
Sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước, xu thế
cạnh tranh là tất yếu. Các DN nói chung và DN về lĩnh vực xây dựng nói riêng đã
không ngừng mọc lên và phát triển rất mạnh cả về hình thức, quy mô cũng như hoạt
động sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất độc lập có chức
năng tái sản xuất TSCĐ cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần
tăng sức mạnh kinh tế, đẩy mạnh tiềm lực quốc phòng, là tiềm lực vật chất kỹ thuật
cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Trong sản xuất kinh doanh với mục đích cuối
cùng là tìm kiếm lợi nhuận mà con đường chủ yếu để tăng lợi nhuận của các doanh
nghiệp xây dựng cơ bản là phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng công trình,
đảm bảo tiến độ thi công, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH một thành viên Chiến Hương, với
những kiến thức đã thu nhận được tại trường và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các
bác, các cô, các chú, các anh chị cùng sự giúp đỡ của cô Lê Thanh Nhàn em đã hoàn
thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Nhưng do thời gian thực tập hạn hẹp và trình
độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên báo cáo của em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em
rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để bản báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.
Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần chính:
Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty
TNHH một thành viên Chiến Hương.
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một
thành viên Chiến Hương.
Phần 3: Nhận xét và kết luận


4


PHẦN 1.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHIẾN HƯƠNG
1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty TNHH một thành viên Chiến
Hương
1.1.1. Vài nét về công ty
Tên đơn vị: Công ty TNHH một thành viên Chiến Hương
Ngày thành lập: 03/04/2008
Tên Công ty bằng tiếng nước ngoài:
Tên Công ty viết tắt:
Đăng kí kinh doanh số: 0800447982, đăng kí lần đầu ngày 03 tháng 04 năm
2008, đăng kí thay đổi lần 2 ngày 20 tháng 07 năm 2012.
Mã số thuế: 0800447982
Trụ sở chính: Số 211 Đường Ngô Quyền, Ngã tư Bình Lộc, Phường Tân Bình,
Thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương.
Điện thoại:

03203.831966

Fax: 03203.258768

1.1.2. Vốn điều lệ, cổ phần sáng lập Công ty.
Vốn điều lệ: 3.600.000.000 đồng (Ba tỷ sáu trăm chiệu đồng chẵn).
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển.
Được thành lập từ năm 2008, trải qua gần 6 năm hoạt động và phát triển, Công ty
đã có chỗ đứng riêng trên thị trường, trở thành một trong những đơn vị có uy tín đối
với các nhà thầu cũng như các khách hàng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

Phương châm của công ty: “Mong muốn xây dựng các công trình xây dựng, giao
thông thủy lợi chất lượng cao không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm góp phần thúc đẩy sự
lớn mạnh và phát triển của đất nước”. Công ty tự hào là doanh nghiệp đi đầu trên thị
trường xây dựng các công trình tại Hải Dương hiện nay. Với kinh nghiệm của mình,
công ty đã và đang cung cấp cho các đơn vị và khách hàng những công trình xây dựng
đảm bảo chất lượng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, các công trình công ty
xây dựng luôn phong phú, đa dạng về chủng loại, đảm bảo đúng tiêu chuẩn yêu cầu
kỹ, mỹ thuật; đảm bảo đúng theo tiến độ thi công của các đơn vị, khách hàng yêu cầu.
Công ty TNHH một thành viên Chiến Hương đã không ngừng trưởng thành và lớn
mạnh
Công ty TNHH một thành viên Chiến Hương là nhà bán buôn bán lẻ vật liệu xây
dựng, than, máy móc, thiết bị xây dựng để phục vụ cho thi công đảm bảo kỹ, mỹ thuật
khi mỗi công trình được đưa vào sử dụng. Ngoài ra, Công ty TNHH một thành viên
5


Chiến Hương còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như là bán buôn ô tô và
xe có động cơ khác; cho thuê xe có động cơ....
Cùng với sự lớn mạnh của mình, doanh số của Công ty cho đến nay đã tăng
tương đối so với ngày đầu Công ty mới thành lập. Trải qua gần 6 năm hoạt động và
phát triển, Công ty không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng các ngành nghề kinh
doanh nhằm góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung
và sự nghiệp xây dựng các công trình nước ta nói riêng để theo kịp các công trình quốc
tế cũng như khu vực.
Giám đốc: Ông Nguyễn Minh Tiến
1.2.

Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên Chiến Hương
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Ban giám đốc


v
Phòng

Phòng

Kế hoạch kỹ thuật

Tổ chức hành chính

Xây dựng

Phòng
Kế toán tài vụ - vật tư

Kinh doanh
vật liệu

công trình

Bán buôn,
cho thuê

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhận xét: Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên Chiến
Hương theo mô hình trực tuyến chức năng (là kiểu hỗn hợp giữa hai mô hình trực
tuyến và chức năng) đơn giản và gọn nhẹ, rất phù hợp với Công ty TNHH một thành viên
Chiến Hương.
1.3.


Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

1.3.1. Ban giám đốc
-

Là người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
theo quy định của Pháp luật.

6


-

Phân công, ủy quyền cho các phòng ban và ký một số văn bản
về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.

-

Phụ trách chung ra các quyết định về sản xuất kinh doanh,
điều hành phụ trách các phòng ban- phân bổ cán bộ, công
nhân viên, công nhân lao động sao cho hợp lý .

-

Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu
kế hoạch doanh số, doanh thu, lợi nhuận trong sản xuất, kinh
doanh, bội chi ngân sách được phân bổ hàng năm, và quá trình
thực hiện phải đảm bảo:

+ Đúng pháp luật Nhà nước; tuân thủ thực thi các chủ trương, chính sách, các

quy chế, quy định .
+ Giải quyết các vướng mắc trong công việc hàng ngày của công ty..
1.3.2. Phòng kế hoạch kỹ thuật
-

Phòng kế hoạch kỹ thuật phụ trách bố trí đề xuất kế hoạch sản
xuất hàng quý, hàng năm...

-

Tham mưu cho giám đốc công tác quản lý và giám sát kỹ
thuật, chất lượng các công trình; công tác quản lý vật tư, thiết
bị; công tác quản lý an toàn, lao động, vệ sinh môi trường tại
các công trình.

-

Phòng đề xuất các công tác soát xét, lập, trình duyệt thiết kế
kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công kiểm định chất lượng thi
công, chất lượng công trình; xử lý kỹ thuật.

-

Làm hồ sơ thầu và tham gia đấu thầu, lập hồ sơ thiết kế, lên kế
hoạch sử dụng phương tiện thiết bị.

1.3.3. Phòng tổ chức hành chính
-

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính.


-

Tham mưu cho ban Giám đốc về nhân sự, chế độ ... cho cán
bộ, công chức, viên chức của công ty.

7


-

Phòng có nhiệm vụ quản lí sắp xếp nhân lực, thuê mướn nhân
công, làm chế độ, đào tạo.... cho CBCNV.Phụ trách nhà
xưởng, dụng cụ SX....

-

Kiểm tra và đôn đốc công nhân viên thực hiện các nội quy và
quy chế của công ty; quản lý hồ sơ cá nhân và các tài liệu về
BHXH của nhân viên, thực hiện công tác BHXH cho nhân
viên.

1.3.4. Phòng kế toán tài vụ - vật tư
-

Phòng có chức năng tư vấn cho Giám đốc những vấn đề liên
quan đến kế toán và tài chính, có trách nhiệm theo dõi thanh
quyết toán công trình mà Công ty đã thực hiện.

-


Phòng có nhiệm vụ theo dõi thu chi, thu nộp các khoản của
đơn vị được Giám đốc phân công; trực tiếp cung cấp vật tư,
kinh doanh vật liệu; kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy
định quản lý tài chính và chế độ tài chính.

-

Các báo cáo về nguyên vật liệu cũng cần được xây dựng theo
đúng chế độ kế toán ban hành, đảm bảo lập đúng kỳ và được
chuyển đến các bộ phận chức năng quản lý nguyên vật liệu.

1.3.5. Các bộ phận sản xuất, kinh doanh
-

Bộ phận xây dựng công trình

-

Bộ phận kinh doanh vật liệu

-

Bán buôn, cho thuê xe

Đánh giá chung:
Các phòng ban và bộ phận sản xuất của Công ty sẽ làm các công tác nghiệp vụ,
triển khai các nhiệm vụ mà Công ty giao phó. Giữa các phòng ban và bộ phận sản xuát
phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để đảm bảo cho việc sản xuất, kinh doanh của
Công ty được thuận lợi và phát triển.


8


PHẦN 2.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHIẾN HƯƠNG
2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên
Chiến Hương
Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Chiến Hương bao gồm:
- Xây dựng công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi
- San lấp mặt bằng công trình
- Khoan phá bê tông, phá dỡ công trình xây dựng
- Mua bán vật liệu xây dựng, than, máy móc, thiết bị xây dựng..
- Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
- Cho thuê xe có động cơ
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành
viên Chiến Hương
2.2.1. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty TNHH một
thành viên Chiến Hương
Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động kinh doanh
Nghiên cứu, tìm hiểu các
công trình sắp mở thầu
Mua hồ sơ dự thầu
Đấu thầu hoặc chỉ định thầu
Ký hợp đồng
Thi công xây dựng công trình
Nghiệm thu, bàn giao
cho chủ đầu tư
(Nguồn: Phòng kế hoạch kỹ thuật)

Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu các công trình sắp mở thầu
Phòng kế hoạch kỹ thuật cùng với các nhân viên trong các bộ phận có liên quan
sẽ tiến hành nghiên cứu và tìm kiếm các thông tindo các chủ đầu tư đang mời thầu
9


trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên thị trường, gây dựng các mối quan hệ
với các tổ chức trong và ngoài nước, tự tìm cách tăng cường uy tín của mình để có thể
nắm bắt được các cơ hội dự thầu. Từ đó Công ty sẽ dự đoán được các công trình tiềm
năng, giá gói thầu và nguồn tài chính.
Bước 2: Mua hồ sơ dự thầu
Trường hợp thư mời thầu Công ty sẽ nhận được mẫu đơn dự thầu, chỉ dẫn đối với
nhà thầu, chỉ dẫn kỹ thuật, bản tiền lương dự toán, điều kiện chung của hợp đồng, điều
kiện cụ thể của hợp đồng, hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp công
trình.Trường hợp cần sơ tuyển Công ty sẽ nhận được thư mời thầu, chỉ dẫn sơ tuyển,
tiêu chuẩn đánh giá, phụ lục kèm theo... Với cả hai trường hợp trên, Công ty nêu đủ
điều kiện và muốn tham gia đấu thầu thì tham khảo hồ sơ mời thầu. chuẩn bị hoàn tất
hồ sơ dự thầu và gửi đến cho bên mời thầu theo thời gian và địa điểm ghi trên thông
báo mời thầu hay thư mời thầu. Hồ sơ dự thầu gửi đi được niêm phong.
Bước 3: Đấu thầu hoặc chỉ định thầu
Tùy theo mức giá của gói thầu, Công ty có thể là bên đấu thầu hoặc chỉ định
thầu. Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện có đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu
cầu; có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu căn cứ
theo tiêu chuẩn đánh giá; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán được duyệt
cho gói thầu thì nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu .
Bước 4: Ký hợp đồng
Hợp đồng xây dựng được ký kết sau khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn
nhà thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng
trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, không trái pháp luật và đạo
đức xã hội. Giá ký kết hợp đồng không vượt giá trúng thầu (đối với trường hợp đấu

thầu), không vượt dự toán gói thầu được duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu).
Trường hợp bổ sung khối lượng công việc hoặc số lượng thiết bị nằm ngoài khối
lượng hồ sơ mời thầu dẫn đến giá ký kết hợp đồng vượt giá trúng thầu nhưng không
làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ
đầu tư được quyền quyết định; nếu làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức
đầu tư thì phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định.
Bước 5: Thi công xây dựng công trình
Sau khi ký kết xong hợp đồng, Công ty chuẩn bị phương án triển khai thi công.
Công ty thực hiện các công tác chuẩn bị ban đầu : hàng rào, kho bãi tập kết vật liệu…
10


Triển khai công việc thi công tại công trường theo kế hoạch thi công chi tiết đã
được vạch sẵn – bao gồm 3 giai đoạn cơ bản , mỗi giai đoạn đều có phần kiểm tra,
giám sát và nghiệm thu hoàn thành từng giai đoạn, từng hạng mục… :


Triển khai công tác thi công phần móng .



Triển khai công tác thi công phần thân.



Triển khai công tác thi công phần hoàn thiện : Tô trát, ốp lát, sơn mattit.

Sau khi hoàn thành công việc thi công, Công ty tiến hành tổng hợp hồ sơ quyết
toán công trình sau đó sẽ lập hồ sơ quyết toán trình chủ đầu tư. Tiếp đó, Công ty lập
thủ tục bàn giao công trình đưa vào sử dụng; thanh lý Hợp đồng kinh tế. Các cán bộ kỹ

thuật trực tiếp tham gia dự án đánh giá nội bộ về công việc đã thực hiện.
Cuối cùng Công ty sẽ tổng hợp và lưu trữ hồ sơ công việc.
Bước 6: Nghiệm thu, bàn giao công trình
Sau khi công trình xây dựng xong, Công ty sẽ bàn giao công trình để chủ đầu tư
có thể đưa công trình vào sử dụng. Sau đó kế toán Công ty sẽ có nhiệm vụ ghi nhận
giá vốn hàng bán, doanh thu, xác định công nợ của chủ đầu tư khi bàn giao công trình
và các chứng từ cần thiết khác cho chủ đầu tư.
2.2.2. Mô tả chi tiết quá trình tham gia đấu thầu tại Phòng Kế hoạch kỹ thuật
Sơ đồ 2.3. Mô tả quy trình tham gia đấu thầu tại Phòng kế hoạch kỹ thuật
Tiếp nhận hồ sơ dự thầuĐánh giá khả năng tham gia Lập hồ sơ dự thầu

Nộp hồ sơ và tham gia dự thầu

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kỹ thuật)
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ dự thầu
Sau khi có thông báo mời thầu của các chủ đầu tư, Phòng Kế hoạch kỹ thuật cử
người đi mua và tiếp nhận hồ sơ dự thầu. Công ty đi vào việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
Chuẩn bị hồ sơ dự thầu là việc chuẩn bị các tài liệu yêu cầu của chủ đầu tư về Công ty
và công trình tham gia đấu thầu.
Bước 2: Đánh giá khả năng tham gia
Năng lực tài chính của Công ty có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ mời thầu, Phòng Kế hoạch kỹ thuật gửi hồ sơ đến phòng kế
toán tài vụ - vật tư, phòng Tổ chức hành chính để đánh giá khả năng tài chính và khả
năng thi công công trình cải tạo, nâng cấp. Xác định giá dự thầu và thuyết minh cơ sở
tính toán xây dựng giá dự thầu trên cơ sở các nội dung công việc và yêu cầu trong hồ
11


sơ mời thầu, kết hợp với biện pháp thi công dự kiến của công ty, tính toán đầy đủ các
yếu tố chi phí cần thiết để thực hiện công việc của mình. Các chi phí và đơn giá đưa ra

cần có thuyết minh cụ thể cơ sở áp dụng và có bản tính chi tiết cho từng phần công
việc, các tính toán này đòi hỏi phải thống nhất với nhau và rõ ràng.
Công ty sẽ phải xem xét, nghiên cúu đầy đủ tài liệu (các bản vẽ thiết kế, thuyết
minh, tài liệu kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật) tìm hiểu thực tế hiện trạng mặt bằng
xây dựng, dự tính và lường trước các yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá và tổng giá công
trình để không xảy ra khiếu nại và khiếu kiện sau này.
Bước 3: Lập hồ sơ dự thầu
Trong qúa trình dự thầu thì bước quan trọng nhất là bước lập hồ sơ dự thầu. Sau
khi các phòng ban đánh giá Công ty hoàn toàn có khả năng thi công công trình này,
Công ty tiến hành lập hồ sơ dự thầu công trình. Công việc này có sự phối hợp của các
phòng ban trong Công ty. Trong đó hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh, hồ sơ chứng minh năng lực, báo cáo tài chính, Phương án thiết kế, thi công, giá
dự thầu, thời gian thi công và bàn giao công trình.
Hồ sơ dự thầu phải có căn cứ khoa học và có sức thuyết phục đối với chủ đầu tư.
Công ty phải tập trung chuyên gia giỏi của mình để lập hồ sơ dự thầu, cần thiết thì có
thể thuê tư vấn trong những công việc nhất định. Sự chuẩn bị càng chu đáo, các thông
tin càng chính xác thì xác suất trúng thầu càng cao.
Bước 4: Nộp hồ sơ và tham gia dự thầu
Khi đã hoàn thiện, hồ sơ dự thầu được gửi đến chủ đầu tư. Đến ngày đấu thầu đại
diện các phòng Kế toán tài vụ - vật tư, phòng Kế hoạch kỹ thuật và phòng Tổ chức
hành chính được cử đi tham gia đấu thầu.
2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên
Chiến Hương năm 2011 và năm 2012
2.3.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2011 và 2012 của Công ty
TNHH một thành viên Chiến Hương
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu


Năm 2012

Năm 2011

(A)
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ

(1)

(2)

(3)=(1)–(2)

5.362.585.446

4.286.991.621

1.075.593.825

25,09

0

0

0

0


12

Tương đối
(%)
(4)=(3)/(2)

Tuyệt đối


doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động
tài chính
7. Chi phí tài chính
+Chi phí lãi vay
8. Chi phí quản lý kinh
doanh
9. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Lợi nhuận trước thuế
14. Chi phí thuế TNDN
15. Lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh nghiệp

5.362.585.446

4.286.991.621

1.075.593.825

25,09

4.870.083.441

3.763.135.555

1.106.947.886

29,42

492.502.005

523.856.066

(31.354.061)

(5,99 )

0

0


0

0

4.640.000
4.640.000

0
0

4.640.000
4.640.000

0
0

442.090.771

481.081.762

(38.990.991)

(8,10)

45.771.234

42.774.304

2.996.930


0
0
0
45.771.234
0

0
0
0
42.774.304
0

0
0
0
2.996.930
0

45.771.234

42.774.304

2.996.930

7,01
0
0
0
7,01
0

7,01

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ - vật tư)
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty
năm 2012 không phát triển bằng năm 2011. Cụ thể:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 5.362.585.446 đồng,
tăng 1.075.593.825, tương ứng tăng 25,09% so với năm 2011. Như vậy ta thấy tình
hình kinh doanh của Công ty năm 2012 đã tăng so với năm 2011. Doanh thu chủ yếu
của công ty từ việc xây dựng các công trình xây dựng và giao thông. Ngoài ra d oanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng vì Công ty bán được nhiều vật liệu xây dựng
hơn so với năm trước.
Các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 trong cả 2 năm vì chất lượng và mẫu mã
các vật liệu xây dựng của Công ty bán ra cho người tiêu dùng cũng như các đơn vị đều
đảm bảo chất lượng và đúng quy cách, điều này sẽ giúp cho các đơn vị cũng như
người tiêu dùng yên tâm khi lựa chọn mua hàng của Công ty mà không phải giảm giá
hay trả lại hàng. Ngoài ra, qua hai năm Công ty không áp dụng chính sách chiết khấu
thương mại cho khách hàng. Công ty TNHH một thành viên Chiến Hương khuyến
khích các đơn vị, khách hàng mua với số lượng lớn, điều này sẽ giúp tăng doanh thu
bán hàng của công ty.

13


Doanh thu hoạt động tài chính không phát sinh trong cả hai năm vì Công ty
không gửi tiền vào ngân hàng để được hưởng lãi, đồng thời không thanh toán sớm tiền
cho người bán để nhận được các khoản chiết khấu thanh toán. Bên cạnh đó, trong hai
năm Công ty không có các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Giá vốn hàng bán năm 2012 là 4.870.083.441 đồng, tăng 1.106.947.886 đồng,
tương ứng tăng với tỷ lệ 29,42 % so với năm 2011. Giá vốn hàng bán tăng chủ yếu do
trong năm 2012 Công ty đã mua thêm các vật tư, thiết bị còn thiếu. Ngoài ra,tỉ lệ lạm

phát nước ta vào năm 2012 là 6,81%. Tuy tỉ lệ lạm phát của Việt Nam đã giảm xuống
mức thấp nhất trong hơn hai năm qua nhưng giá cả nguyên vật liệu sản xuất tăng làm
cho giá vốn hàng bán cũng tăng lên. Khi giá cả đầu vào tăng cao mà giá bán không thể
tăng tương ứng thì khó có thể nói tới hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Mức tăng của giá
vốn hàng bán lớn hơn mức tăng của doanh thu hay nói cách khác chi phí giá vốn còn ở
mức rất cao vì vậy Công ty phải chú trọng quản lý giá cả của đầu vào, ngoài ra Công
ty còn phải tìm thêm các nhà cung cấp mới để đảm bảo nguồn hàng cũng như hạ chi
phí ở mức tối thiểu. Việc quản lý tốt về giá vốn hàng bán sẽ giúp Công ty nâng cao
hiệu quả hoạt động của mình.
Chi phí tài chính năm 2012 là 4.640.000 đồng, tăng 4.640.000đồng so với năm
2011. Chi phí tài chính của Công ty năm 2012 tăng chủ yếu là chi phí trả lãi vay.
Trong năm 2012, do có nhiều công trình đang trong giai đoạn thi công nên cần nhiều
vốn hơn, Công ty có sử dụng nợ vay ngắn hạn 700.000.000 đồng. Tuy nhiên, chi phí
lãi vay thấp do khoản vay ngắn hạn này phát sinh vào gần cuối năm nên chịu mức lãi
vay thấp.
Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí
bán hàng của công ty. Năm 2012 chi phí quản lý kinh doanh của Công ty là
442.090.771 đồng, giảm 38.990.991 đồng so với năm 2011. Có sự giảm này là do
Công ty không mua thêm ô tô và các động cơ để phục vụ cho việc buôn bán ô tô, động
cơ và cho thuê xe ô tô. Chi phí quản lý kinh doanh giảm 8,10% trong khi đó doanh thu
bán hàng của Công ty tăng 25,09% cho thấy Công ty quản lý tương đối tốt các khoản
chi phí quản lý kinh doanh của mình. Quản lý tốt về chi phí sẽ làm gia tăng hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2012 là 45.771.234 đồng,
tăng 2.996.930 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 7,01%. Con số này cho thấy kết quả kinh
doanh của công ty năm nay tốt hơn năm trước. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
tăng chủ yếu là do doanh thu từ xây dựng các công trình xây dựng và giao thông. Điều
đó thể hiện sự cố gắng của công ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời nó
cũng cho thấy sự phát triển của công ty trong quá trình kinh doanh.
14



Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty năm 2012 đạt
45.771.234 đồng, tăng 2.996.930 đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ 7,01% so với năm
2011. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng do sự gia tăng của doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Nhận xét chung: Qua phân tích trên, tình hình hoạt động kinh doanh của Công
ty là tốt hơn với sự tăng thêm của lợi nhuận sau thuế tuy không đáng kể. Lợi nhuận
sau thuế tăng nhanh hơn do lượng cung ứng hàng hóa nguyên vật liệu xây dựng tăng.
Nhưng để Công ty có thể đạt được mức tăng lợi cao hơn trong những năm tới, Công ty
cần phải có những chính sách để tối thiểu chi phí như chi phí hoạt động và tăng các
khoản thu nhập của Công ty lên.
2.3.2. Tình hình tài sản –nguồn vốn năm 2012 và 2011 của Công ty TNHH một
thành viên Chiến Hương
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán
Ngày 31/12/2012
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2011

(A)

(1)

(2)


4.799.696.061

3.326.688.503

55.382.974

1.686.426.893

(1.631.043.919)

(96,72)

63.523.849

54.883.849

8.640.000

15,74

0
63.523.849
0
4.640.981.518
39.807.720
0
0

0
54.883.849

0
1.585.377.761
0
0
0

0
8.640.000
0
3.055.603.757
39.807.720
0
0

0
15,74
0
192,74
0
0
0

0

0

0

0


4.799.696.061

3.326.688.503

1.088.387.843
1.088.387.843
700.000.000

454.181.519
454.181.519
0

1.473.007.558
0
634.206.324
634.206.324
700.000.000

44,28
0
139,64
139,64
0

TÀI SẢN
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN
1. Tiền và các khoản tương
đương tiền
2. Các khoản phải thu ngắn
hạn

- Phải thu của khách hàng
- Trả trước cho người bán
- Các khoản phải thu khác
3.Hàng tồn kho
4.Tài sản NH khác
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
1. Tài sản cố định
2.Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ
1. Nợ ngắn hạn
- Vay ngắn hạn

15

Tương đối
(%)
(3)=(1)–(2)
(4)=(3)/(2)
0
0
1.473.007.558
44,28
Tuyệt đối


- Phải trả cho người bán
- Người mua trả tiền trước

- Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước
2. Nợ dài hạn
B - VCSH
1.VCSH
- Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
- Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
TỔNG NGUỒN VỐN

0
388.387.843

0
394.500.943

0
(6.113.100)

0
(1,55)

0

59.680.576

(59.680.576)

(100,00)


0
3.711.308.218
3.711.308.218

0
2.872.506.984
2.872.506.984

0
838.801.234
838.801.234

0
29,20
29,20

3.600.000.000

2.800.000.000

800.000.000

28,57

111.308.218

72.506.984

38.801.234


53,51

4.799.696.061

3.326.688.503
1.473.007.558
44,28
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ - vật tư)

Từ bảng cân đối kế toán, ta thấy tổng tài sản năm 2012 là 4.799.696.061 đồng,
tăng 1.473.007.558 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 44,29%. Tổng tài sản của Công ty
tăng lên là do năm 2012 Công ty đã chú trọng vào việc gia tăng những hoạt động kinh
doanh hiệu quả mang lại lợi ích cho Công ty như kinh doanh buôn bán vật liệu xây
dựng, máy móc, thiết bị xây dựng …Trong cả hai năm 2011 và 2012, cơ cấu của tài
sản DH đều bằng 0, tổng tài sản của Công ty chính là tài sản NH. Vì hoạt động của
Công ty tập trung vốn phần lớn vào tài sản NH giúp cho quá trình hoạt động xây dựng
và mở rộng các cơ sở sản xuất được thuận lợi.
Tình hình tài sản của Công ty:
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm đáng kể, năm 2012 là 55.382.974
đồng, giảm 1.631.043.919 đồng, tương ứng với tỷ lệ 96,72%. Nguyên nhân của việc
này là do Công ty chi thêm tiền để đầu tư vào hàng tồn kho và ứng trước tiền cho
người bán. Điều đó chứng tỏ Công ty muốn giảm chi phí trong việc dự trữ tiền mặt,
tránh làm ứ đọng vốn. Tuy nhiên, có thể thấy việc giảm số lượng tiền dự trữ trong
doanh nghiệp một cách đột ngột và với số lượng lớn như vậy rất dễ ảnh hưởng tới hoạt
động của công ty. Công ty sẽ có thể gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán các khoản
phải trả, cùng với đó là mất đi cơ hội chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp. Hơn
nữa, dự trữ lượng tiền mặt phù hợp còn giúp công ty kiếm lời từ việc mua rồi bán các
vật liệu xây dựng, than, máy móc, thiết bị xây dựng..
Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 63.523.849 đồng, tăng 8.640.000 đồng,

tương ứng tăng 15,74%. Các khoản phải thu ngắn hạn này tăng do khoản trả trước cho
người bán tăng. Công ty muốn giảm chi phí trong việc dự trữ tiền mặt, tránh làm ứ
đọng vốn do đó Công ty chi tiền để ứng trước tiền cho người bán. Việc thanh toán các
khoản phải trả cho người bán sẽ giúp doanh nghiệp trả được nhiều nợ hơn giúp gia
tăng uy tín với người bán. Tuy nhiên, việc lượng vốn bị bạn hàng chiếm dụng sẽ dẫn
16


tới việc tăng các chi phí đòi nợ, tăng rủi ro dẫn tới tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi, dẫn
đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.
Hàng tồn kho năm 2012 là 4.640.981.518 đồng, tăng 3.055.603.757 đồng, tương
ứng tăng 192,74% so với năm 2011 là 1.585.377.761 đồng. Việc này giúp cho khả
năng cung ứng hàng hóa của Công ty được tăng cao do hàng luôn được dự trữ trong
kho nhưng cũng cần lưu ý, việc dự trữ hàng trong kho với số lượng lớn như vậy, sẽ
dẫn đến việc tăng thêm chi phí, đồng thời, nó cũng khiến cho chỉ tiêu khả năng thanh
toán nhanh của Công ty giảm đáng kể năm 2012 là 0,15 năm 2011 là 3,83 tương ứng
giảm 3,69 lần. Ngoài ra, do công trình xây dựng UBND huyện Tứ Kỳ còn đang dở
dang, chưa bàn giao được cho chủ đầu tư, điều này cũng làm tăng hàng tồn kho.
Tài sản dài hạn trong 2 năm 2012 và 2011, Công ty không mua thêm các
phương tiện vận chuyển phục vụ cho giai đoạn giao các vật liệu xây dựng, các sản
phẩm cơ khí cho khách hàng khi kí kết hợp đồng.
Tình hình nguồn vốn của công ty:
Tổng nguồn vốn năm 2012 là 4.799.696.061 đồng, tăng 1.473.007.558, tương
ứng tăng 44,28% so với năm 2011. Nguyên nhân là do Công ty tăng vốn cả vốn đi vay
lẫn VCSH nhằm đảm bảo việc duy trì hoạt động kinh doanh.
Nợ phải trả năm 2012 là1.088.387.843 đồng, tăng 634.206.324 đồng, tương ứng
tăng 139,64%. Điều này không có nghĩa là Công ty không thanh toán tốt các khoản nợ
bởi tỷ số nợ vẫn rất thấp (đảm bảo khả năng thanh toán bằng nguồn vốn). Nguyên
nhân làm cho các khoản nợ phải trả tăng lên là do công ty đã bắt đầu quan tâm tới việc
sử dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh. Trong tổng vốn vay, nợ ngắn

hạn chiếm toàn bộ tỷ trọng trong cả 2 năm 2012 và 2011 như vậy, thời gian quay vòng
tiền sẽ ngắn, khả năng tái đầu tư cao.
Vay ngắn hạn năm 2012 nguồn vay ngắn hạn tăng mạnh so với năm 2011. Trong
năm 2012, Công ty đã vay ngắn hạn 700.000.000 đồng. Chính khoản vay ngắn hạn này
đã làm tăng việc chi trả lãi vay cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Vì đầu tư thêm vào hàng tồn kho dẫn đến không thể tự tài trợ bằng vốn tự có.
Vay ngắn hạn chiếm toàn bộ tổng nợ ngắn hạn do nguồn vay ngắn hạn phát sinh chi
phí lãi vay cao nhưng nó vẫn là nguồn có tính ổn định cao hơn nguồn chiếm dụng
(phải trả người lao động, thuế phải trả, phải trả nhà cung cấp).
Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước năm 2012 là 0, giảm 59.680.576
đồng do Công ty đã trả hết thuế cho Nhà nước.
Về VCSH năm 2012 là 3.711.308.218 đồng, tăng 838.801.234 đồng, tương ứng
tăng 29,20%. VCSH tăng tương đối cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
17


của công ty. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2012 3.600.000.000 đồng, tăng
800.000.000 đồng, tương ứng tăng 28,57%. Trong năm nay công ty đóng góp thêm để
tăng VCSH phục vụ cho mục đích tăng quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty. Sự
gia tăng của VCSH còn do gia tăng ở lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, năm 2012 là
111.308.218 đồng, tăng 38.801.234 đồng, tương ứng tăng 53,51%. Hơn nữa nhờ có
nguồn lợi nhuận để lại của năm 2011, lợi nhuận sau thuế tăng lên cũng là lí do khiến
nguồn VCSH tăng lên so với năm 2011.
Qua bảng số liệu bảng cân đối ta thấy quy mô của Công ty được mở rộng, tổng
tài sản và tổng nguồn vốn năm 2012 có sự tăng lên so với năm 2011. Mức tăng là do
sự đầu tư vào những mang đem lại lợi nhuận hiệu quả và năm 2012 thực sự là một
năm hoạt động hiệu quả hơn với sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế. Mặc dù nợ ngắn
hạn năm 2012 tăng lên thêm 700.000.000 đồng so với năm 2011 nhưng do tỷ trọng
VCSH tăng và vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn cho thấy Công ty vẫn chủ
động trong việc cung cấp vốn cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, những tỷ

trọng này vẫn chưa hẳn hợp lý, cần chú ý cân đối giữa các phần trong tổng nguồn vốn
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
2.4.1. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.3. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
(Đơn vị tính:%)
Chỉ tiêu
Tỷ trọng tài sản NH
Tỷ trọng TS dài hạn
Tỷ trọng nợ
Tỷ trọng vốn CSH

Công thức tính
Tổng tài sản NH
Tổng tài sản
Tổng tài sản DH
Tổng tài sản
Tổng nợ
Tổng nguồn vốn
Tổng vốn CSH
Tổng nguồn vốn

Năm2012 Năm 2011 Chênh lệch
100

100

0

0


0

0

22,68

13,65

9,02

77,32

86,34

(9,02)

Nhận xét: Ở cả hai năm 2011 và 2012 tỷ trọng tài sản DH đều bằng 0, tỷ trọng
tài sản NH chiếm 100% cho thấy Công ty vẫn đang tiếp tục đầu tư toàn bộ vào tài sản
NH. Việc đầu tư toàn bộ vào tài sản NH sẽ tránh được rủi ro trong kinh doanh do
những tài sản NH thường có thời gian quay vòng vốn thấp.Mặt khác, Công ty có các
hoạt động thương mại nên chú trọng vào đầu tư các tài sản NH.. Ta thấy rằng cơ cấu
18


tài sản đã phù hợp với loại hình hoạt động của công ty, Công ty không chú trọng vào
sản xuất nên tài sản NH chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ trọng nợ cho biết một đồng vốn kinh doanh thì có bao nhiêu đồng nợ. Nguồn
vốn của Công ty được tài trợ một phần bằng nguồn vốn vay, năm 2011 là 22,68% và
năm 2012 là 13,65%. Tỷ trọng nợ của Công ty năm 2012 tăng 9,02% so với năm 2011.

Sự gia tăng của tỷ trọng này là do trong năm 2012, Công ty đã đi vay 700.000.000
đồng do đầu tư cho sản xuất cần sử dụng nhiều vốn nên tỷ trọng nợ có xu hướng cao
hơn. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ gia tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản và
tổng nguồn vốn thì doanh doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính do khả
năng tài chính của Công ty đã gia tăng.
Tỷ trọng VCSH: Ta thấy nguồn VCSH của Công ty chiếm một phần tương đối
lớn trong tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ Công ty đã phần nào tự chủ, không bị
ảnh hưởng quá nhiều vào việc chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, năm 2012 tỉ trọng VCSH là
77,32%, năm 2011 là 86,34% tỷ trọng VCSH, năm 2012 đã giảm 9,02% so với năm
2011. Công ty cần xem xét lại chính sách sử dụng vốn để có thể đảm bảo nguồn vốn
trong quá trình kinh doanh.
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
(Đơn vị tính: lần)
Chỉ tiêu

Công thức tính

Khả năng thanh toán
ngắn hạn

Tổng tài sản NH

Khả năng thanh toán
nhanh
Khả năng thanh toán
tức thời

Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
4,41


7,32

(2,91)

0,15

3,83

(3,69)

0,05

3,71

(3,66)

Tổng nợ ngắn hạn
(TSNH-Hàng tồn kho)
Tổng nợ ngắn hạn
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là thông số chỉ rõ khả năng của Công ty
trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết mối quan hệ giữa
tổng tài sản của Công ty với tổng số nợ phải trả. Hệ số ở năm 2012 và 2011 đều lớn
hơn 1 chứng tỏ tất cả các khoản nợ của Công ty đều có tài sản đảm bảo. Nếu năm 2012
cứ một đồng vốn huy động từ nợ vay thì có 4,41 đồng tài sản đảm bảo thì ở năm 2011
con số này là 7,32 đồng. Hệ số này ở thời điểm cuối năm 2012 giảm so với năm 2011

là 2,93 đồng là do trong năm qua hàng tồn kho ở mức rất cao, do có công trình xây
19


dựng dở dang chưa hoàn thành đồng thời tổng tài sản ngắn hạn tăng 44,28 trong khi đó
tổng nợ ngắn hạn lại tăng mạnh 139,64% dẫn đến hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
giảm đi.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán thực sự của
doanh nghiệp dựa trên những tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền. So với năm
2011, hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2012 là 0,15 lần (giảm 3,69 lần) do tổng
tài sản ngắn hạn tăng 44,28%, tổng nợ ngắn hạn tăng mạnh 139,64% nhưng vẫn thấp
hơn mức tăng của hàng tồn kho là 192,74%. Mặc dù vẫn ở mức cao, an toàn nhưng
Công ty cũng nên đẩy mạnh hoạt động thanh lý hàng tồn kho để có tiền thanh toán cho
các khoản phải trả nợ đến hạn.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết cần bao nhiêu tiền mặt và các khoản
tương đương tiền để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
năm 2012 giảm đi so với năm 2011. Nếu như năm 2011 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được
đảm bảo bằng 3,71 đồng tài sản NH thì ở năm 2012 con số này là 0,05 đồng . Hệ số
này giảm là do lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền năm 2012 giảm mạnh
với 96,72%.
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
(Đơn vị tính: lần)
Chỉ tiêu

Công thức tính

Hiệu suất sử dụng tổng
tài sản


Doanh thu thuần

Năm2012 Năm 2011 Chênh lệch
1,12

1,29

(0,17)

Tổng tài sản bình quân

Nhận xét:
Hệ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết cứ 1 đồng vốn đầu tư sẽ cho tài
sản trung bình tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận.
Hệ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản trong cả 2 năm 2012 và 2011 đều lớn hơn 1.
Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của Công ty rất hiệu quả. Hệ số này cho biết cứ
1 đồng vốn đầu tư sẽ cho tài sản trung bình tạo ra 1,29 đồng doanh thu vào năm 2011
và 1,12 đồng doanh thu vào năm 2012, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty
giảm 0,17 lần so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho hệ số hiệu suất sử dụng tổng tài
sản giảm đi là do doanh thu thuần tăng 25,09% mà tổng tài sản bình quân tăng
44,28%. Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của Công ty vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh năm 2012 đã kém hiệu quả so với năm 2011.
20


2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
(Đơn vị tính: %)
Chỉ tiêu


Công thức tính

Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu

Lợi nhuận ròng

Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên
vốn CSH

Năm2012 Năm 2011 Chênh lệch
0,854

0,998

(0,144)

0,010

0,013

(0,003)

Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận ròng
Vốn CSH bình quân


0,012

0,015

(0,003)

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) cho biết 1 đồng doanh thu thuần tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Trong 2 năm 2011 và 2012 đều dương, năm 2011 là
0,854 lần và năm 2012 là 0,998 lần. Tỷ suất này năm 2012 giảm so với năm 2011 là
0,144lần vì doanh thu và lợi nhuận ròng của Công ty tăng. Mức giảm như vậy là do lợi
nhuận ròng của Công ty năm 2012 có tốc độ tăng chậm hơn so với doanh thu thuần.
Trong năm 2012 Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn, giá của hầu hết các hàng
hóa và nguyên vật liệu đều tăng. Cụ thể là giá vốn năm 2012 là 4.870.083.441 đồng,
tăng 29,42% so với năm 2011. Giá vốn tăng lên khiến cho ROS thấp. Ngoài ra, chi phí
trả lãi vay tăng dẫn đến chi phí tài chính cũng tăng. Những nhân tố này là nguyên nhân
chính dẫn tới tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế chưa cao, trong khi tốc độ tăng doanh
thu lại lớn điều này dẫn tới tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cho biết 1 đồng tài sản tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Cả 2 năm 2012 và 2011 đều dương với năm 2012 là 0,010
đồng và năm 2011 là 0,013 đồng. Tỷ suất này năm 2012 đã giảm đi 0,003 đồng cho
thấy hiệu quả đầu tư thấp. Do lợi nhuận ròng của Công ty năm 2012 có tốc độ tăng là
7,01% chậm hơn so với tổng tài sản bình quân là 44,28%. Mặt khác, lượng hàng tồn
kho của Công ty lớn, vốn tồn đọng do không bán được hàng cũng là nguyên nhân dẫn
đến ROA giảm đi.
Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) cho biết 1 đồng VCSH tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận ròng.Cả 2 năm 2012 và 2011 đều dương với năm 2012 là 0,012 đồng
và năm 2011 là 0,015 đồng. Tỷ suất này năm 2012 giảm đi 0,003 đồng so với năm
2011. ROE giảm là do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận ròng là 7,01% chậm hơn tốc
độ tăng của vốn chủ sở hữu là 29,2%. ROE giảm cho thấy nguồn vốn của chủ sở hữu

bỏ ra đã không tạo được lợi nhuận và Công ty đang sử dụng không hiệu quả đòn bẩy
tài chính.
21


2.5.

Tình hình lao động tại Công ty TNHH một thành viên Chiến Hương

2.5.1. Cơ cấu lao động, tình hình thu nhập bình quân đầu người của Công ty
TNHH một thành viên Chiến Hương.
Bảng 2.7. Cơ cấu lao động Công ty TNHH một thành viên Chiến Hương
Chỉ tiêu

Số lượng người

Tổng số lao động

Tỷ trọng (%)

120

-Lao động nam

98

81,67

- Lao động nữ


22

18,33

- Lao động trực tiếp

105

87,50

- Lao động gián tiếp

15

12,50

- Đại học

6

5

- Cao đẳng

8

6,67

- Trung cấp


38

31,67

- THPT

68

56,66

Tính chất lao động

Trình độ lao động

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn cũng như tay nghề
vững vàng, lành nghề, nhiều kinh nghiệm, đã từng trực tiếp tham gia chỉ đạo quản lý
thi công nhiều công trình đảm bảo chất lượng tốt, đảm bảo kỹ thuật và uy tín với
khách hàng.
Công ty có đủ vốn và phương tiện, dụng cụ để thi công hoàn chỉnh công trình
đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Bảng 2.8. Tình hình thu nhập bình quân đầu người
Năm

Thu nhập bình quân

Tăng, giảm

Tốc độ tăng (%)


2010

3.000.000

-

-

2011

3.500.000

500.000

16,67

2012

3.750.000

250.000

7,14

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Qua bảng tình hình thu nhập bình quân đầu người của Công ty ta thấy tình hình
thu nhập bình quân đầu người luôn được cải thiện. Năm 2011 thu nhập bình quân
người lao động tăng 16,67%, năm 2011 tăng 7,14% chứng tỏ sự phấn đấu cải thiện đời
22



sống người lao động qua các năm của Công ty để tăng chất lượng cuộc sống, bù đắp
lạm phát trong thời kỳ giá cả tăng cao như hiện nay.
2.5.2. Chính sách phúc lợi, chế độ đãi ngộ tại Công ty TNHH một thành viên
Chiến Hương.
Công ty luôn có những chính sách đãi ngộ hợp lý cho các cán bộ công nhân
viên trong toàn thể Công ty như tổ chức các buổi đi du lịch tập thể, khen thưởng các cá
nhân xuất sắc, quan tâm chăm lo không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần…
Với thế mạnh về con nguời và nguồn lực đó, Công ty cam kết tạo ra những sản công
trình xây dựng đảm bảo chất lượng.

23


PHẦN 3.
3.1.

NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

Môi trường kinh doanh

3.1.1. Thuận lợi
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì Công ty có những
thuận lợi như sau:
Nhà nước luôn có chính sách đãi ngộ để khuyến khích, giúp đỡ các Doanh
nghiệp tham gia vào lĩnh vực xây dựng, giao thông thủy lợi đặc biệt là các ưu đãi về
thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó tạo điều kiện tốt cho Công ty hoạt động có hiệu
quả hơn.
Thị trường lao động tại tỉnh Hải Dương rất dồi dào và ngày càng nhiều lao động
đã qua đào tạo nên việc tìm nguồn nhân lực cho Công ty rất thuận lợi.

Việt Nam là nước đang phát triển nên việc xâm nhập vào thị trường trên thế giới
đang được quan tâm. Chính vì lý thế, đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp
cho các Công ty trong nước sản xuất kinh doanh tham gia vào các hoạt động kinh tế
của tỉnh cũng như của đất nước.
Ngoài các yếu tố trên thì chính Công ty TNHH một thành viên Chiến Hương
cũng tự tạo ra lợi thế cho mình bằng việc bán buôn bán lẻ vật liệu xây dựng được chỗ
đứng riêng trên thị trường. Công ty đảm bảo xây dựng các công trình đã và đang thi
công phải đúng chất lượng tạo được uy tín để kinh doanh lâu dài.
3.1.2. Khó khăn
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế đặc biệt Việt Nam gia nhập WTO vào đầu tháng
01/2007 vừa qua đã đánh dấu một bước phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đây là cơ
hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với các công ty, DN. Khi gia nhập WTO nền
kinh tế luôn mở cửa đối với Công ty nước ngoài đầu tư và kinh doanh vào trong nước,
vì thế việc cạnh tranh trong lĩnh vực SXKD của Công ty trong nước nói chung và
Công ty TNHH một thành viên Chiến Hương nói riêng cũng là một trong những yếu tố
gây khó khăn cho công ty.Đối với hoạt động xây lắp, tình hình chung giá cả vật tư, vật
liệu tăng cao đặc biệt các loại vật liệu xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá
thành công trình.
Công tác giải phóng mặt bằng của các công trình còn chậm, ảnh hưởng đến tiến
độ các công trình trong quá trình thi công. Việc bố trí vốn cho các công trình của chủ
đầu tư còn chậm và không đạt kế hoạch đề ra theo hợp đồng xây lắp.

24


Chính những khó khăn trong nền kinh tế đã khiến Nhà nước kiểm soát chặt chẽ
hơn các Doanh nghiệp, Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Hạn chế chi tiêu
công, làm giảm số lượng các công trình xây dựng, mất đi nhiều cơ hội cho Công ty.
Các công trình được khởi công và thi công vào nhiều thời điểm trong năm. Với
tính chất của ngành là không thể thi công trong thời tiết mưa gió, chính vì vậy vào mùa

mưa, tiến độ thi công của công trình bị chậm lại, có thể gây ảnh hưởng tới thời gian thi
công. Điều này buộc Công ty phải tăng cường lao động làm việc ngoài giờ, như vậy
thì chi phí nhân công sẽ cao hơn.
3.2. Những ưu điểm, tồn tại của Công ty TNHH một thành viên Chiến Hương
và biện pháp khắc phục
3.2.1. Ưu điểm
Đội ngũ lãnh đạo của Công ty có nhiều kinh nghiệm, quá trình chỉ đạo sát sao đã
tạo ra được một cơ cấu tổ chức vững mạnh phát huy cao được năng lực làm việc. Tầm
nhìn chiến lược của Giám đốc đưa ra những phương hướng phát triển hết sức đúng đắn
cho Công ty trong thời buổi kinh tế thị trường gặp phải nhiều khó khăn như hiện nay.
Hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình nên cũng có chỗ
đứng nhất định.
Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao về năng lực làm việc, được đào tạo về
kiến thức và có chuyên môn cao. Cùng với đó là đội ngũ công nhân có tay nghề cao
lâu năm và đa phần trong số họ đã tham gia các đội thi công và sản xuất của Công ty
ngay từ những ngày đầu thành lập.
Đối với lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và sản phẩm cơ khí dành cho
ngành xây dựng và kiến trúc của Công ty có được sự thành công một phần do lãnh đạo
Công ty đã đi đúng hướng hợp tác làm ăn với nhiều Công ty trên địa bàn thành phố do
đó việc sản xuất vật liệu cho xây lắp không bị trì trệ.
3.2.2. Tồn tại
Cơ cấu nguồn vốn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay cũng như nguồn vốn
của các chủ đầu tư khi Công ty trúng thầu chính vì vậy mà không tạo ra được sự chủ
động về vốn cho Công ty trong quá trình mở rộng sản xuất hay xây dựng các chi
nhánh ở tỉnh khác.
Thủ tục hành chính trong Công ty chưa phù hợp với thời đại công nghệ thông tin,
máy móc thiết bị còn nhiều loại sắp hỏng hoặc đã quá cũ mà không dùng được.
Tay nghề của một số công nhân còn non dẫn đến mất nhiều chi phí vì không tiết
kiệm được nguyên vật liệu.
25



×