Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.68 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC


ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phan Trần Trung Dũng

Lớp

: TCNH19D

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thanh Tú - STT: 81



MỤC LỤC


GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM VÀ

I.
I.1


MÃ CHỨNG KHOÁN DBC
Quá trình hình thành công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam
Được thành lập năm 1996, trải qua nhiều khó khăn, thách thức, DABACO
đã bứt phá từ vị trí của một doanh nghiệp nhà nước nhỏ trở thành Tập đoàn kinh tế
đa ngành nghề, với nguồn lực hùng mạnh cả về tài chính, nhân lực cũng như uy tín,
thương hiệu trên thị trường. Quá trình phát triển của DABACO trải qua các giai
đoạn sau:
Năm 1996 – 1997
- Năm 1996: Công ty được thành lập với tên gọi là Công ty Nông sản Hà Bắc trên
cơ sở đổi tên Công ty dâu tằm tơ Hà Bắc theo Quyết định 27/UB ngày 29/3/1996
của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc
- Năm 1997, Công ty được đổi tên thành Công ty Nông sản Bắc Ninh (do tách tỉnh
Hà Bắc thành Bắc Ninh và Bắc Giang)
- Xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Đài Bắc đầu tiên với công suất 5
tấn/giờ tại phường Võ Cường – TP. Bắc Ninh và Xí nghiệp gà giống công nghiệp
Lạc Vệ tại huyện Tiên Du - Bắc Ninh
Năm 1998
Để phát triểnthị trườngtiêuthụ sản phẩm, Công ty đã thành lập Chi nhánh
công ty tại Hà Nội. Đồng thời, khai trương cửa hàng xăng dầu tại xã Lạc Vệ, Tiên
Du, Bắc Ninh
Năm 2000
Sáp nhập Xí nghiệp giống gia súc, gia cầm Thuận Thành mở rộng thêm lĩnh vực
hoạt động sản xuất kinh doanh
Năm 2002

4


- Khánh thành Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp TOPFEEDS với công
suất 30 tấn/giờ

- Đầu tư mở rộng Xí nghiệp gà giống gốc ông bà siêu trứng tại xã Lạc Vệ, Tiên Du,
Bắc Ninh
Năm 2003
- Hoàn thành việc xây dựng Xí nghiệp lợn giống hướng nạc Thuận Thành.
- Thành lập Xí nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng tại Khu công nghiệp Khắc Niệm,
Tiên Du, Bắc Ninh
Năm 2004
- Hoàn thành việc xây dựng Trụ sở của Công ty tại Số 35 đường Lý Thái Tổ, TP.
Bắc Ninh
- Thành lập Xí nghiệp ngan giống Pháp tại xã Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh
Năm 2005
- Kể từ ngày 01/01/2005, Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo hình
thức công ty cổ phần theo quyết định số 1316 QĐ/CT ngày 10/08/2004 của Chủ
tịch UBND tỉnh Bắc Ninh
- Hoàn thành dây chuyền sản xuất thức ăn đậm đặc cao cấp tại xã Khắc Niệm, TP.
Bắc Ninh
- Vốn điều lệ là: 70 tỷ đồng
Năm 2006
- Khánh thành Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Kinh Bắc công suất 4 tấn/giờ
- Thành lập Công ty TNHH Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công và Xí nghiệp
giống lợn Lạc Vệ
Năm 2007
- Thành lập Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Bắc Ninh, Công ty TNHH
Cảng Dabaco Tân Chi và Công ty TNHH MTV Dabaco Tây Bắc
- Vốn điều lệ là: 94,5 tỷ đồng
5


Năm 2008
- Ngày 29/4/2008, ĐHĐCĐ đã thông qua quyết định đổi tên Công ty cổ phần Nông

sản Bắc Ninh thành Công ty cổ phần Dabaco Việt Nam
- Thành lập Công ty TNHH Lợn giống Dabaco, Công ty TNHH Đầu tư phát triển
chăn nuôi lợn Dabaco và Công ty TNHH Chế biến thức phẩm Dabaco
- Vốn điều lệ là: 177 tỷ đồng
Năm 2009
- Khánh thành Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Dabaco công suất 25 tấn/giờ
tại Cụm công nghiệp Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh; Siêu thị Dabaco tại phố Lạc
Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh
- Sáp nhập Công ty cổ phần thương mại Hiệp Quang và chuyển thành Công ty
TNHH một thành viên do Dabaco sở hữu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì.
- Vốn điều lệ là: 254,466 tỷ đồng
Năm 2010
- Khánh thành Nhà máy giết mổ thịt gà công suất 2.000con/giờ tại xã Lạc Vệ,
huyện Tiên Du, Bắc Ninh
- Thành lập Công ty TNHH Bất động sản Dabaco, Công ty TNHH Đầu tư xây
dựng và Phát triển hạ tầng Dabaco, Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco và
Trung tâm thương mại Dabaco tại Đường Lý Thái Tổ, TP.Bắc Ninh
- Khánh thành Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công suất 20 tấn/giờ tại KCN
Đại Đồng – Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Tái cơ cấu một số đơn vị thành viên theo hình thức chuyển từ đơn vị hạch toán
phụ thuộc thành Công ty TNHH một thành viên do DABACO làm chủ sở hữu; Sáp
nhập Xí nghiệp ngan giống Pháp vào Công ty TNHH ĐT&PT chăn nuôi gia công
Năm 2011
- Ngày 26/3/2011, đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam

6


- Thành lập Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Dabaco và một số Doanh
nghiệp dự án BT

- Vốn điều lệ là: 436,111 tỷ đồng
Năm 2012
- Khánh thànhTrung tâm thương mại DABACO Nguyễn Cao
- Thành lập Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển giống gia súc gia cầm
trực thuộc Công ty TNHH MTV gà giống Dabaco
- Vốn điều lệ là: 484,099 tỷ đồng
1.2 Quá trình hình thành niêm yết mã chứng khoán DBC
Ngày 18/3/2008, cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội theo quyết định số 72/QĐ-TTGDHN ngày 28/02/2008
của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, v/v chấp thuận cho Công ty cổ phần
Nông sản Bắc Ninh niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà
Nội. Khối lượng niêm yết đầu tiên 7.000.000 cổ phiếu.
Công ty cổ phần Dabaco Việt Nam niêm yết bổ sung 2.450.000 cổ phiếu
theo quyết định số 223/QĐ-TTGDHN ngày 19/6/2008
Ngày 15/10/2008, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào
bán chứng khoán ra công chúng cho Công ty số 342/ UBCK –GCN. Theo đó Công
ty được phép chào bán 9.920.000 cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng/1 cổ phiếu) cho
các đối tượng là cổ đông hiện hữu (9.450.000 cổ phiếu), cán bộ chủ chốt, người lao
động mới tuyển dụng và thành viên Hội đồng quản trị (470.000 cổ phiếu). Kết thúc
đợt phát hành (ngày 19/01/2009) Công ty đã phân phối được 8.250.000 cổ phần,
đạt tỷ lệ 83,1% và làm thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ lên 177 tỷ đồng tại
Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh (ngày 06/02/2009).
Trải qua nhiều lần phát hành cổ phiếu tăng thêm, chuyển đổi trái phiếu sang cổ
phiếu tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành tính đến cuối năm 2012 là
48,409,960 cổ phiếu.
7


1.3


Đánh giá vị thế của Dabaco trong ngành
Với chiến lược đầu tư phát triển hợp lý trong những năm qua, DBC đã trở

thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công – nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh
nói riêng cũng như trên phạm vi cả nước nói chung. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi
của DBC luôn nằm trong danh sách các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đứng đầu của
Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài (CP,
PROCONCO,…). Các thương hiệu sản phẩm của Công ty như KHANGTI VINA,
DABACO, TOPFEEDS đã trở nên quen thuộc và giữ vị trí vững chắc trên thị
trường thức ăn chăn nuôi trong nước. Theo điều tra đánh giá tổng thể, các sản
phẩm của DBC chiếm khoảng 20% thị trường thức ăn chăn nuôi tại các tỉnh miền
Bắc và miền Trung - thị trường chủ yếu của DBC và chiếm khoảng 6% tổng thị
trường của cả nước.
1.4

Đánh giá vị thế của Dabaco theo thời gian
Vị thế của DBC đã và đang từng bước được khẳng định trong quá trình hoạt

động và phát triển những năm qua. Từ chỗ là một doanh nghiệp nhà nước có xuất
phát điểm thấp với số lượng cán bộ công nhân viên ban đầu chỉ có 30 người, cơ sở
vật chất nghèo nàn, thiết bị máy móc lạc hậu, số vốn điều lệ hạn chế với 200 triệu
đồng, qua hơn 15 năm hoạt động, DBC đã đạt được những sự tiến bộ vượt bậc.
Mức vốn điều lệ của DBC tăng lên theo thời gian, đạt 70 tỷ đồng năm 2006 và tăng
mức vốn điều lệ lên 127 tỷ đồng ngay trong đầu năm 2008, tính đến năm 2013 là
627,419 tỷ đồng. Quy mô sản xuất kinh doanh của DBC đã tăng trưởng mạnh mẽ.
Từ một nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi được DBC thành lập năm 1996 với
công suất 4 tấn/giờ, cho đến nay, Công ty đã có 12 nhà máy, xí nghiệp, công ty trực
thuộc, trong số đó có nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp với công suất lên
tới 250.000 tấn/năm. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của DBC cũng được
phát triển theo hướng chuyên nghiệp và đa dạng hơn. Sản xuất thức ăn chăn nuôi

vẫn là thế mạnh chính của DBC, trong đó các sản phẩm của DBC ngày càng được
8


đa dạng hoá về chủng loại, mẫu mã cũng như được nâng cao về chất lượng để có
thể đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của thị trường chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên
cạnh đó, Công ty cũng tập trung phát triển hoạt động sản xuất và cung cấp con
giống (gà, lợn, ngan, vịt) cho thị trường. Các lĩnh vực sản xuất này vừa khai thác
được các thế mạnh của DBC trong việc sản xuất con giống và chăn nuôi tập trung
quy mô lớn (nguồn cung cấp nguyên liệu, kỹ thuật, đất đai, nhà xưởng,…) và đồng
thời cũng góp phần thúc đẩy hoạt động chế biến thức ăn chăn nuôi của DBC. Để
giữ vững và phát triển thị phần hoạt động của mình, Công ty không ngừng đổi mới,
nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện các biện pháp kiểm soát tốt chi phí để hạ
giá thành sản phẩm, từ đó tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi
của Công ty trên thị trường. Kết quả của những nỗ lực này là các danh hiệu, phần
thưởng cao quý mà Công ty đã được các ngành, các cấp từ trung ương đến địa
phương trao tặng: 7 năm liền đạt Giải thưởng Chất lượng Việt Nam (2000-2006);
Danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2007”; Giải thưởng Sao vàng đất
Việt (2004); Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiện (2005),… Đặc biệt, Công ty
vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi
mới” (2004) để công nhận những đóng góp to lớn của Công ty cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.
1.5

Triển vọng phát triển của ngành nói chung
Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi được đánh giá là khá triển vọng tại thị
trường Việt Nam do năng lực sản xuất hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu
của thị trường. Thị trường cũng khá tập trung với số lượng công ty ít nên tỷ suất
lợi nhuận khá cao. Trong năm 2010, giá thức ăn chăn nuôi có 15 lần tăng giá và
những tháng đầu năm 2011, các loại nhu yếu phẩm cần thiết cho nghề chăn nuôi

cũng có 4 lần tăng giá. Do đó, lợi nhuận của các Công ty kinh doanh trong ngành
tăng mạnh trong năm 2010.

9


Trong thời gian tới, ngành thức ăn chăn nuôi có thể sẽ phải đối mặt với
nhiều thử thách mà trước hết là việc chi phí đầu vào tăng do Chính phủ tăng mức
thuế nhập khẩu một số nguyên liệu chính (như bắp, bột cá, bột xương thịt, dầu cá,
bột mì…). Bên cạnh đó, việc nhập khẩu nhiều nguyên liệu cũng tạo áp lực không
nhỏ cho doanh nghiệp do mức giá nguyên liệu liên tục biến động theo thị trường
thế giới và việc khan hiếm cung ngoại tệ để nhập khẩu.

10


II.

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM
II.1 Chỉ tiêu định tính
II.1.1 Mô hình kinh doanh
Dabaco xây dựng mô hình kinh doanh khép kín “Con giống – thức ăn – chăn
nuôi gia công – giết mổ và chết biến thực phẩm” song song với phát triển hệ thống
bán lẻ hiện đại theo mô hình siêu thị và cửa hàng sản phẩm sạch Dabaco, với chiến
lược tận dụng lợi thế, tập trung phát triển các lĩnh vực ngành nghề truyền thống,
nhằm phát huy và kiểm soát tốt chuỗi giá trị trong ngành nông nghiệp – thực phẩm.
- Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của DBC là lĩnh vực thế mạnh, chiếm tỷ trọng
lớn trong doanh thu và lợi nhuận hàng năm của toàn công ty. Các thương

hiệu: DABACO, Topfeeds, Nasaco, Growfeeds, Khangti Vina và Kinh bắc,
có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Thương hiệu đã được khẳng
-

định trên thị trường, người tiêu dùng tín nhiệm cao.
Tận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước về chính sách hỗ trợ phát triển con giống
gia súc, gia cầm, DABACO mở rộng lĩnh vực này nhằm cung cấp con giống
cho người nông dân. Năm 2012 các công ty sản xuất giống gia súc gia cầm
có nhiều tiến bộ trong cải thiện các chỉ tiêu kỹ thuật của đàn giống, góp phần

-

nâng cao sức khỏe và chất lượng đàn giống.
Hoạt động chăn nuôi bắt đầu triển khai từ 2007 nhằm tận dụng lợi thế về
nguồn con giống, thức ăn và tạo thành chuỗi giá trị từ lĩnh vực hoạt động
của DBC. Tuy nhiên năm 2012, lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn do giá thực
phẩm trên thị trường ở mức thấp trong thời gian dài, các đơn vị trong công
ty phải bán dưới giá thành sản phẩm. 2 công ty chăn nuôi gia công đều bị lỗ

-

làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh chung của tập đoàn.
Hoạt động chế biến thực phẩm triển khai từ 2010, lĩnh vực giết mổ và chế
biến thực phẩm gặp nhiều khó khăn do hiện tại vẫn còn nhiều cơ sở giết mổ
thủ công, thị hiếu của người tiêu dùng chưa quen dùng nhiều sản phẩm chế
biến.
11


Ngoài các lĩnh vực kinh doanh chính trên, DBC tham gia hoạt động trong

các lĩnh vực như: sản xuất và kinh doanh bao bì PP, nguyên liệu chế biến thức ăn
chăn nuôi, kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.
Những hoạt động này đóng góp đáng kể vào doanh thu, lợi nhuận cũng như danh
tiếng của Dabaco. Phần lớn lượng bao bì sản xuất ra cung cấp cho nhà máy thức
ăn chăn nuôi trong tập đoàn, một phần xuất khẩu và bán ra thị trường nội địa. Năm
2012 là một năm khó khăn với thị trường bất động sản Việt Nam, do đó Dabaco
tạm dừng đầu tư mới, chỉ tập trung xây dựng và hoàn thiện các hạng mục công
trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
II.1.2

Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc đã thực thi đúng quyền hạn và nghĩa vụ
với tinh thần trách nhiệm cao, vì lợi ích hợp pháp của công ty và cổ đông. HĐQT
đã bám sát các mục tiêu, định hướng đại hội đồng cổ đông quyết nghị để triển khai
các nhiệm vụ cụ thể.
Cổ phần của thành viên HĐQT & ban điều hành tăng lên đáng kể bằng cách
mua thêm và chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu, ít trường hợp cổ đông lớn bán cổ
phiếu. Điều này cho thấy sự cam kết của ban điều hành đối với sự phát triển của
doanh nghiệp. Ngoài ra, sự đa dạng hóa trong cơ cấu cổ đông với một số lượng
lớn cổ phần thuộc về nhà đầu tư tổ chức (công ty quản lý quỹ SSI, Red River
Holding) và nhà đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng không nhỏ đến lối điều hành và
quản lý của doanh nghiệp.
2.1.3 Kết quả thẩm định báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được lập them đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán
Việt Nam, được kiểm toán bởi công ty TNHH KPMG. Các số liệu trong báo cáo tài
chính đã phản ánh trung thực, hợp lý. Báo cáo tài chính lập theo từng quý, phản
ánh đầy đủ, minh bạch hoạt động của tập đoàn.
12



2.1.4

Thực hiện quy định về quản trị công ty
Công ty luôn tuân thủ các quy định của pháp luật như QĐ số 12/2007/QĐBTC ngày 13/3/2007, QĐ số 15/207/QĐ-BTC ngày 19/3/2007, thông tư số
121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012. Ngoài ra, công ty còn tuân thủ các quy định về
quản trị công ty theo quy chế quản trị công ty đã ban hành.
2.2
2.2.1

Chỉ tiêu định lượng
Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán
Năm

Chỉ số tài chính
Tỷ suất thanh toán tiền mặt
Tỷ suất thanh toán nhanh
Tỷ suất thanh toán hiện thời

2008

2009

0.38
0.88
1.53

0.72
0.88
1.57


2010
0.23
0.65
1.39

2011
0.34
0.59
1.68

2012
0.27
0.54
1.35

Hệ số thanh toán hiện thời của DBC hiện đang là 1.35 và được duy trì ở mức
trên 1.3 trong những năm qua, cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty
được đảm bảo. Tuy nhiên, hệ số thanh toán nhanh của DBC không đạt tiêu chuẩn,
do hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Do đặc điểm
của ngành sản xuất nông sản, công ty cần phải có chiến lược dự trữ nguyên liệu
nhằm chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất cũng như để ổn định giá
thành sản phẩm đầu ra. Điều này một phần cũng tác động đến việc công ty phải sử
dụng các nguồn vay nợ để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

2.2.2

Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Năm

Chỉ số tài chính


2008
13

2009

2010

2011

2012


Công nợ dài hạn/Vốn CSH
Công nợ dài hạn/Tổng Tài sản
Công nợ ngắn hạn/Vốn CSH
Công nợ ngắn hạn/Tổng Tài sản
Tổng công nợ/Vốn CSH
Tổng công nợ/Tổng Tài sản
Khả năng trả lãi
Đòn bẩy tài chính

0.55
0.20
1.17
0.43
1.72
0.63
0.31
2.73


0.38
0.17
0.88
0.39
1.26
0.55
1.37
2.28

0.57
0.20
1.23
0.44
1.80
0.64
1.87
2.82

0.42
0.16
1.18
0.46
1.60
0.62
0.97
2.60

0.11
0.04

1.47
0.57
1.58
0.61
1.21
2.58

Tỷ trọng nợ so với vốn chủ sở hữu của DBC ở mức khá lớn. Hiện tại, nợ
phải trả chiếm tỷ trọng trên 60% tổng nguồn vốn của công ty. Điều này tiềm ẩn rủi
ro về khả năng trả nợ của công ty bởi vì vốn vay nhiều sẽ gâp áp lực lớn cho công
ty trong việc trả lãi vay. Trong trường hợp công ty không sử dụng nguồn vốn vay
hiệu quả thì rủi ro này là rất lớn.
Chỉ tiêu tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cũng đang ở mức cao cho thấy
DBC sử dụng đòn bẩy tài chính lớn và chưa có xu hướng giảm trong thời gian tới.
Mặc dù vốn chủ sở hữu tăng trưởng mạnh nhưng mức vốn vay cũng tăng tương
ứng, do công ty vẫn đang cần vốn vào các dự án bất động sản, vay dài hạn để đáp
ứng cho các mục đích: đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao
cấp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Quế Võ III, xây dựng nhà máy
chế biến thức ăn chăn nuối Dabaco, dự án khu đô thị Đền Đô, Đình Bảng… Với
hoạt động sản xuất kinh doanh chính ổn định, lợi nhuận của doanh nghiệp được
đảm bảo tăng nhờ đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tài sản cao này.
2.2.3

Nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động
Năm

Chỉ số tài chính
Hệ số quay vòng phải thu khách hàng
(lần)
Thời gian trung bình thu tiền khách


2008

2009

2010

2011

2012

34.08

39.95

19.01

18.02

14.89

10.71

9.14

19.20

20.26

24.51


14


hàng (ngày)
Hệ số quay vòng HTK (lần)
Thời gian trung bình xử lý HTK
(ngày)
Hệ số quay vòng phải trả nhà cung
cấp (lần)
Thời gian trung bình thanh toán cho
nhà cung cấp (ngày)
Hệ số vòng quay tài sản (lần)

5.02

5.45

4.29

3.14

2.67

72.71

67.00

85.03


116.25

136.89

28.49

25.39

16.12

16.15

15.33

12.81

14.38

22.64

22.60

23.81

2.01

1.55

1.42


1.46

1.41

Có thể thấy rằng nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động khá ổn định qua các năm. Công
ty áp dụng chính sách bán hàng thu tiền ngay, do đó, tỷ lệ khoản phải thu khách
hàng trên doanh thu khá thấp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do tình hình kinh tế
khó khăn, tỷ trọng này đã không duy trì được như trước. DBC đang bị chiếm dụng
vốn đang nhiều do chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu đang có xu hướng giảm. Trên
thực tế, DBC đã có chính sách kiểm soát khá tốt các khoản phải thu, phải trả qua
các năm để không bị chiếm dụng vốn quá lớn.
Chỉ tiêu về vòng quay hàng tồn kho của DBC thuộc mức cao so với trung
bình ngành, tuy nhiên chỉ số này đã giảm dần qua các năm từ 5.02 năm 2008
xuống 4.29 năm 2010, tiếp tục giảm xuống năm 2012 còn 2.67.
2.2.4

Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Năm

Chỉ số tài chính
Tỷ suất sinh lời của doanh thu
ROE (%)
ROA %

2008
0.04
24.75
7.56

2009

0.05
17.98
7.40

2010
0.07
25.65
9.95

2011

2012

0.06
22.1
8.24

Bị tác động nhiều bới biến động giá cả nguyên vật liệu cũng như dịch bệnh,
thiên tai, DBC vẫn bình mức ổn định chi phí đầu vào qua các năm nhờ chính sách
giá phù hợp và ổn định nguyên liệu đầu vào. Lợi nhuận năm 2012 tăng vọt nhờ
15

0.05
19.16
7.40


doanh thu từ chuyển nhượng một phần dự án bất động sản Đền Đô. Bên cạnh đó,
nhờ có mức tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ và bình ổn chi phí nên các chỉ tiêu
ROA, ROE không bị tác động quá lớn bởi tăng trưởng mạnh về quy mô vốn và

tổng tài sản. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời nhìn chung vẫn giữ mức ổn định.
2.2.5

Nhóm chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng
Năm

Chỉ số tài chính
Tốc độ tăng trưởng doanh số thuần %
Tốc độ tăng trưởng lãi gộp %
Tốc độ tăng trưởng lãi trước thuế %
Tốc độ tăng trưởng lãi thuần %
Tốc độ tăng trưởng EPS %
Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản %
Tốc độ tăng trưởng Vốn CSH %

2008

2009

2010

2011

50.02
82.69
125.58
129.83
23.15
31.19
111.74


19.13 46.85 55.61
23.91 79.07 29.88
50.29 121.05 17.48
50.81 115.88 25.03
4.52 115.88 -27.05
71.63 54.18 48.91
105.64 24.92 61.24

2012
21.86
26.11
28.54
13.30
2.07
10.89
11.79

Với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn liên tục được thực
hiện trong các năm vừa qua, nhận thấy ở Dabaco dáng dấp của một công ty tăng
trưởng. DBC đạt được tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng trong vòng 4 năm
qua. Trong giai đoạn từ 2008 – 2012, doanh thu thuần của công ty tăng trưởng
trung bình 38,7%/năm, lợi nhuận sau thuế giai đoạn này tăng trưởng trung bình đạt
67%. DBC đã đẩy mạnh chất lượng doanh thu do vậy lợi nhuận đã được duy trì ổn
định.
2.3

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu theo mô hình Dupont
Năm


Chỉ số tài chính
ROE (%)
Tỷ suất sinh lời của doanh thu
Hệ số vòng quay tài sản (lần)
Đòn bẩy tài chính

2008
24.75
0.04
2.01
2.73

16

2009
17.98
0.05
1.55
2.28

2010
25.65
0.07
1.42
2.82

2011
22.1
0.06
1.46

2.60

2012
19.16
0.05
1.41
2.58


2.3.1 Khả năng tạo lợi nhuận từ doanh thu (ROS)
Khả năng tạo lợi nhuận từ doanh thu của DBC tăng khá mạnh trong năm
2010 lên mức 7%, cao hơn so với năm 2008 và 2009, sau đó giảm về 5% năm
2012. Điều này cho thấy DBC vẫn duy trì được hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt,
khá ổn định.
2.3.2 Tỷ lệ tạo doanh thu từ tài sản (ATO)
DBC có sự tăng trưởng nhanh về quy mô tổng tài sản do bắt đầu chuyển dịch cơ
cấu sang lĩnh vực BĐS . Doanh thu có sự tăng trưởng khá qua các năm, đạt bình
quân 38,7%/năm giai đoạn 2008-2012. Tuy nhiên đây mới đơn thuần là doanh thu
từ hoạt động kinh doanh thức ăn nông sản. Tổng tài sản tăng bình quân 43.4%/năm
giai đoạn 2008-2012. Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản nhanh hơn doanh thu làm
giảm ATO.
2.3.3 Đòn bẩy tài chính (TTS/VCSH)
DBC sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. Công ty đẩy mạnh việc vay nợ ngắn
hạn, đặc biệt là trong năm 2011, 2012 chủ yếu là tài trợ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Nợ vay ngắn hạn trong năm 2010 lên đến 940 tỷ,
tăng gần 2 lần so với năm 2009; năm 2012 nợ vay đã lên tới 2,025 tỷ. Dự báo cả
năm 2013, mức tăng trưởng vay nợ ngắn hạn của DBC cũng sẽ xấp xỉ năm 2012.
Ngoài ra, công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn phần vốn có thể chiếm
dụng từ khách hàng. Vốn chiếm dụng trung bình chỉ chiếm khoảng 20% tổng nợ
ngắn hạn. Mang đặc trưng của ngành sản xuất nên DBC sử dụng nợ khá cao so với

các doanh nghiệp khác, nhưng có xu hướng ổn định. Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản chiếm
63% năm 2008 lên 64% năm 2010, đền năm 2012 giảm còn 62%. Trong những
năm gần đây, hệ số này luôn cao hơn trung bình ngành. Đặc biệt, DBC sử dụng khá
nhiều nợ vay ngân hàng. Việc sử dụng nợ vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc
mua nguyên vật liệu đặc biệt là nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy
17


nhiên trước tình hình biến động của tỷ giá và lãi suất hiện nay thì cơ cấu vốn hiện
tại của DBC chứa đựng khá nhiều rủi ro.
2.4 Kết luận chung về tình hình tài chính công ty
- Hoạt động kinh doanh của DBC có tốc độ tăng trưởng cao, kết quả kinh doanh
tốt.
- Một số rủi ro DBC là do đặc thù ngành: Công ty sử dụng vốn lưu động khá lớn,
đòn bẩy nợ cao, nên cần phải theo dõi tính thanh khoản của công ty và biến động
lãi suất trên thị trường. Hiện thời, tình hình tài chính lành mạnh, tuy nhiên, cơ cấu
vốn chứa đựng rủi ro.
- Thị trường BĐS đang khó khăn, ảnh hưởng lớn tới thanh khoản và lợi nhuận của
các công ty đầu tư, kinh doanh BĐS nói chung và DBC nói riêng.
III. KHUYẾN NGHỊ
Xuất phát từ tiềm năng phát triển của ngành sản xuất thực phẩm nói chung
và hoạt động cốt lõi là sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi của DBC nói
riêng, chúng tôi kỳ vọng vào sự tăng trưởng bền vững về doanh thu, lợi nhuận và
thu nhập trên mỗi cổ phiếu của DBC trong thời gian tới. Cộng thêm xem xét vị thế,
thương hiệu của doanh nghiệp, giá trị nội tại và năng lực phát triển trong tương lai
của DBC, khuyến nghị tham gia đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu DBC.

18



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niên Dabaco các năm 2008-2012
2. />
19



×