BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HCM
CON NGƢỜI NHÂN VĂN
TRÊN THI ĐÀN VIỆT NAM
SƠ KỲ TRUNG ĐẠI
Mã số: B 2005.23.69
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN
í
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2006
MỤC LỤC
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP
BỘ .............................................................................................................................................. 1
SUMMARY ................................................................................................................... 2
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHÁI NIỆM .................................................. 5
1. Khái niệm "nhân văn": ....................................................................................... 5
2. Khái niệm "con ngƣời nhân văn " ...................................................................... 6
3. Khái niệm "sơ kỳ trung đại" .............................................................................. 7
4. Vấn đề "con ngƣời nhân văn trên thi đàn Việt Nam sơ kỳ trung đại". ............ 10
CHƢƠNG 2. CON NGƢỜI NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜI LÝ VỚI VẺ ĐẸP
MINH TRIẾT CỦA TRÍ TUỆ. ............................................................................................ 13
1. Vẻ đẹp của sự điềm tĩnh và thông tuệ - "dĩ bất biến ứng vạn biến " - của nhà
cầm quyền trị nƣớc .......................................................................................................... 13
2. Vẻ đẹp an nhiên tự tại của con ngƣời hiểu rõ quy luật tự nhiên và sống hòa
nhịp cùng quy luật. ........................................................................................................... 15
3. Vẻ đẹp của tinh thần tự do, "phá chấp": .......................................................... 18
CHƢƠNG 3. CON NGƢỜI NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜI TRẦN VỚI VẺ
ĐẸP MẪN CẢM CỦA TÂM LINH .................................................................................... 21
1. Sự phản tỉnh nhƣ một nét đẹp tâm hồn từ Trần Thái Tông đến Trần Minh
Tông ................................................................................................................................. 23
2. Khát vọng tự do và những khoảng trời riêng trong thơ Trần Thánh Tông ...... 29
3. Một tấm lòng "mai hoa nhƣ tuyết" và những cảm thức đời ngƣời trong thơ
Trần Quang Khải.............................................................................................................. 34
4. Trần Nhân Tông với những rung cảm tế vi và nhạy bén của tâm hồn. ............ 39
5. Huyền Quang với tâm hồn nghệ sĩ chan chứa tình đời. ................................... 50
6. Trần Quang Triều với cảm hứng sông hồ và những trầm tƣ trƣớc cuộc đời. .. 54
CHƢƠNG 4: CON NGƢỜI NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜI LÊ SƠ VỚI VẺ
ĐẸP TẬN TỤY CỦA Ý THỨC TRÁCH NHIỆM VÀ SỰ THANH CAO CỦA KHÍ TIẾT
KẺ SĨ. ................................................................................................................................... 61
* Nguyễn Trãi - con ngƣời biết tìm niềm vui sống. ............................................. 63
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 79
THƢ MỤC THAM KHẢO.......................................................................................... 81
1
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Tên đề tài: CON NGƢỜI NHÂN VĂN TRÊN THI ĐÀN VIỆT NAM SƠ KỲ
TRUNG ĐẠI
Mã số: B 2005.23.69
Chủ nhiệm đề tài: Đoàn Thị Thu Vân
Tel: 0918495982
E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. HCM
Thời gian thực hiện: từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 6 năm 2006.
Mục tiêu:
- Xác định sự có mặt "con ngƣời nhân văn" trong thơ ca Việt Nam sơ kỳ trung đại và
tìm hiểu xem nó đã đƣợc biểu hiện ở những phƣơng diện nào, với cách thức ra sao.
- Từ đó góp phần khẳng định thêm một giá trị thẩm mỹ đặc sắc của thơ ca Việt Nam
sơ kỳ trung đại.
Nội dung chính: Gồm 4 chƣơng
Chƣơng 1: Một số vấn đề về khái niệm.
Chƣơng 2: Con ngƣời nhân văn trong thơ thời Lý với vẻ đẹp minh triết của trí tuệ.
Chƣơng 3: Con ngƣời nhân văn trong thơ thời Trần với vẻ đẹp mẫn cảm của tâm linh.
Chƣơng 4: Con ngƣời nhân văn trong thơ thời Lê sơ với vẻ đẹp tận tụy của ý thức
Trách nhiệm và sự thanh cao của khí tiết kẻ sĩ.
Kết quả chính đạt đƣợc:
- Xác định đƣợc sự có mặt của "con ngƣời nhân văn" trong thơ ca Việt Nam sơ kỳ
trung đại cùng những nội dung biểu hiện phong phú và đa dạng của nó trong từng thời kỳ,
từng tác giả khác nhau.
- Từ đó khẳng định thêm một giá trị thẩm mỹ đặc sắc của thơ ca Việt Nam sơ kỳ trung
đại, cũng nhƣ những đóng góp của nó đối với những giá trị văn hóa và con ngƣời Việt Nam.
- Những kết quả này có thể ứng dụng vào việc giảng dạy chuyên đề ở cấp đại học và
sau đại học.
2
SUMMARY
Project Title: THE HUMANITARIAN IN VIETNAMESE EARLY MIDDLE AGE
POETRY
Code number: B2005.23.69
Coordinator: Đoàn Thị Thu Vân
Tel: 0918495982
E-mail:
Implementing Institution: HCMC University of Pedagogy
Du ration: From June, 2005 to June, 2006
Objectives:
- Define the existence of humanitarian in Vietnamese poetry of Early Middle Age and
find out in what aspects and what styles it manifested.
- From that point, contribute to affirm one more special aesthetic value of Vietnamese
Early Middle Age poetry.
Main contents:
Chapter 1. About concepts
Chapter 2. The humanitarian with the wisdom of intellect in poems of The Ly's
dynasty
Chapter 3. The humanitarian with the sensibility of spirit in poems of The Tran's
dynasty
Chapter 4. The humanitarian with the devoted sense of responsibility and the
intellectual's nobility in poems of The Early Le's dynasty.
Results obtained:
- The existence of humanitarian in Vietnamese Early Middle Age poetry has been
defined with its properous, multiform manifestations in each period from different authors.
- From that point, one more special aesthetic value of Early Middle Age poetry as
well as its contributions to Vietnamese culture and people has been affirmed.
- These results can be applied to teach as a major in undergraduate and postgraduate
levels.
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Văn học sơ kỳ trung đại (thế kỷ X - giữa thế kỷ XV) là giai đoạn đầu tiên của nền văn
học dân tộc thể hiện những giá trị đặc sắc của văn hóa và con ngƣời Đại Việt. Thơ ca, bộ
phận quan trọng nhất của văn học sơ kỳ trung đại, do đó cần đƣợc nghiên cứu từ nhiều
phƣơng diện để có thể giúp ngƣời đọc ngày nay đi sâu khám phá, tiếp cận ngày càng sâu sắc
hơn những thông điệp tinh thần của tiền nhân.
Tìm hiểu con ngƣời nhân văn trong thơ ca sơ kỳ trung đại là một trong những góc độ
nghiên cứu khả dĩ thiết lập đƣợc chiếc cầu nối giữa ngƣời xƣa và ngƣời sau để thế hệ hiện đại
có thể tìm thấy những gần gũi lạ kỳ trong suy tƣ, tình cảm, cảm xúc của ngƣời xƣa cách đây
hơn nửa thiên niên kỷ, những đồng cảm sâu sắc vƣợt thời gian về những vấn đề muôn thuở
của con ngƣời, từ đó giúp thế hệ trẻ hiểu cha ông mình nhiều hơn, vƣợt qua sự cách bức về
phƣơng diện hình thức (ngôn ngữ, thể loại, các biện pháp nghệ thuật trung đại...) để không
chỉ tự hào về những giá trị quý báu của văn học dân tộc mà còn có thể dùng những thể
nghiệm của ngƣời xƣa soi rọi vào cuộc sống hôm nay, lĩnh hội đƣợc nhiều điều thú vị, bổ ích
và có ý nghĩa.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định sự có mặt "con ngƣời nhân văn" trong thơ ca Việt Nam sơ kỳ trung đại và
tìm hiểu xem nó đã đƣợc biểu hiện ở những phƣơng diện nào, với cách thức ra sao.
- Từ đó góp phần khẳng định thêm một giá trị thẩm mỹ của thơ ca Việt Nam sơ kỳ
trung đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thơ ca Việt Nam từ thế kỷ X đến khoảng giữa thế
kỷ XV, cụ thể là mở đầu với tác giả Pháp Thuận ở thời Tiền Lê và kết thúc với tác giả
Nguyễn Trãi ở đầu thời Hậu Lê.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những biểu hiện của "con ngƣời nhân văn" trong
các tác phẩm thơ ca nhƣ đã nêu. Đề tài không đi sâu
4
tìm hiểu nội dung triết học Thiền Tông, triết học Nho gia hay Lão Trang trong các tác phẩm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi khảo sát toàn bộ các tác phẩm có liên quan đến phạm vi
nghiên cứu, sau đó chọn lọc, thống kê, phân loại. Phƣơng pháp cơ bản đƣợc vận dụng là phân
tích, sau đó so sánh để tìm ra những đặc điểm loại biệt về những biểu hiện "con ngƣời nhân
văn" ở từng tác gia quan trọng trong từng chặng đƣờng của tiến trình (đƣợc phân định bằng
triều đại - Lý, Trần, Lê sơ). Các đặc điểm tìm ra đƣợc tổng hợp thành một số đặc điểm lớn và
sắp xếp, hệ thông hóa, để cuối cùng, rút ra những kết luận có tính khái quát.
5. Kết cấu
Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, Phần nội dung của đề tài bao gồm 4 chƣơng:
- Chƣơng 1: Một số vấn đề về khái niệm.
- Chƣơng 2: Con ngƣời nhân văn trong thơ thời Lý với vẻ đẹp minh triết của trí tuệ.
- Chƣơng 3: Con ngƣời nhân văn trong thơ thời Trần với vẻ đẹp mẫn cảm của tâm
linh.
- Chƣơng 4: Con ngƣời nhân văn trong thơ thời Lê sơ với vẻ đẹp tận tụy của ý thức
trách nhiệm và sự thanh cao của khí tiết kẻ sĩ.
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHÁI NIỆM.
1. Khái niệm "nhân văn":
Nói đến "nhân văn", trƣớc hết không thể không quan tâm đến những thuật ngữ gần
nghĩa có liên quan mật thiết là "nhân bản" và "nhân đạo".
"Nhân bản" là lấy con ngƣời làm gốc. Chủ nghĩa nhân bản là chủ nghĩa coi trọng con
ngƣời với thực thể hiện hữu của nó - sự sống còn và bản chất ngƣời (bao gồm các bản năng
vốn có và những giá trị khác). Do vậy, có thể thấy, "chủ nghĩa nhân bản" nhấn mạnh đến khía
cạnh bản thể của con ngƣời.
"Nhân đạo" là đƣờng đi của con ngƣời. Con đƣờng đó còn gọi là đạo lý. Đó là đạo lý
phải tôn trọng quyền lợi chính đáng của con ngƣời, không đƣợc xâm phạm đến sinh mệnh,
thân thể, tự do tƣ tƣởng, tình cảm của con ngƣời. "Chủ nghĩa nhân đạo" đòi hỏi sự thƣơng
yêu, quý trọng và bảo vệ con ngƣời. Có thể thấy thuật ngữ này nhấn mạnh đến khía cạnh đạo
đức.
Về thuật ngữ "nhân văn", hiểu theo ý nghĩa từng từ tố, "nhân" là ngƣời, "văn" là vẻ
đẹp. "Nhân văn" có thể hiểu nhƣ là những giá trị đẹp đẽ của con ngƣời. Một tác phẩm văn
học có tính nhân văn là tác phẩm văn học thể hiện con ngƣời với những nét đẹp của nó, đặc
biệt là những giá trị tinh thần nhƣ trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm cách... Tác phẩm đó
hƣớng đến khẳng định, đề cao vẻ đẹp của con ngƣời.
"Chủ nghĩa nhân văn", theo Từ điển thuật ngữ văn học, có thể hiểu ở hai cấp độ, cấp
độ thế giới quan và cấp độ lịch sử.
Ở cấp độ thế giới quan, "chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những tƣ tƣởng, quan điểm,
tình cảm quý trọng các giá trị của con ngƣời nhƣ trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ
đẹp. Chủ nghĩa nhân văn không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần, mà còn bao hàm cả
cách nhìn nhận, đánh giá con ngƣời về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất...) trong
các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại" (1).
(1)
Từ điển thuật ngữ văn học – Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi – NXB Giáo dục, HN,
2004, tr, 88.
6
Ở cấp độ lịch sử, "chủ nghĩa nhân văn là một trào lƣu văn hóa - tƣ tƣởng nảy sinh ở
Italia và một số nƣớc khác ở châu Âu thời Phục hƣng (thế kỷ XIV - XVI). Những ngƣời khởi
xƣớng trào lƣu này chủ trƣơng giải phóng văn học nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung
khỏi sự bảo trợ của nhà thờ Cơ Đốc giáo và giải phóng cá nhân con ngƣời. Họ quan niệm
không phải thần linh mà là con ngƣời tự định đoạt lấy số phận của mình. Con ngƣời có khả
năng vô tận để hoàn thiện môi trƣờng của mình (...) Họ hƣớng văn học nghệ thuật vào sự
sáng tạo và ca ngợi cái đẹp trần thế, lành mạnh, tự nhiên, đề cao những khát vọng cao đẹp và
niềm tin vào sức mạnh toàn năng của con ngƣời" (1).
Nhƣ vậy có thể thấy, từ thuật ngữ nƣớc ngoài có gốc La tinh là humanism, dịch sang
tiếng Việt có thể có những cách dịch khác nhau, tùy trƣờng hợp và mục đích sử dụng. "Chủ
nghĩa nhân bản" thiên về phạm trù triết học bản thể, "chủ nghĩa nhân đạo" thiên về phạm trù
đạo đức, còn "chủ nghĩa nhân văn" thiên về phạm trù văn hóa.
2. Khái niệm "con ngƣời nhân văn "
Thuật ngữ "con ngƣời" đƣợc dùng ở đây không phải để chỉ con ngƣời - sinh học, con
ngƣời - triết học, con ngƣời - nhân chủng học hay con ngƣời - xã hội học..., mà là con ngƣời nghệ thuật trong tác phẩm văn học, hay nói khác đi là hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời
trong tác phẩm văn học.
Từ đó, "con ngƣời nhân văn" đƣợc hiểu nhƣ là hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời
mang tính nhân văn, tức con ngƣời mang vẻ đẹp ngƣời (về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách, bản
lĩnh...) đƣợc biểu hiện trong tác phẩm văn học. Đối tƣợng trung tâm của văn học là con
ngƣời, bất kể một tác phẩm văn học nào đó có bóng dáng của một con ngƣời cụ thể hay chỉ
có hoa cỏ, nƣớc mây hoặc những sinh vật khác. Trong thơ trữ tình, con ngƣời đó chính là tác
giả - chủ thể trữ tình của tác phẩm. Bằng sự biểu hiện những tâm trạng, tình cảm, cảm xúc,
suy tƣ..., nhân vật trữ tình trong tác phẩm thơ đã phô bày những tố chất con ngƣời của mình,
để lại dấu ấn về cá nhân tác giả, và cả dấu ấn chung của một dòng thơ hay một giai đoạn thơ
ca, vì nhà thơ nào cũng là con ngƣời cụ thể của một thời đại, có mối quan hệ mật thiết với
những vấn đề xã hội,
(1)
Từ điển thuật ngữ văn học – Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi – NXB Giáo dục, HN,
2004, tr, 89.
7
tƣ tƣởng, văn hóa của thời đại đó. Tìm hiểu "con ngƣời nhân văn" trong thơ ca của một thời
đại là để thấy ở đó, các nhà thơ đã bộc lộ những vẻ đẹp - con ngƣời nhƣ thế nào và bộc lộ ra
sao. "Con ngƣời nhân văn" ấy đã đóng góp gì cho thơ ca thời đại và cho văn học cũng nhƣ
văn hóa dân tộc nói chung. Điều này cũng là một tiêu chí để đánh giá giá trị thơ ca của một
thời đại, đồng thời cho thấy thiên hƣớng nghệ thuật của thơ ca thời đại đó. Mặt khác, qua đó,
thơ ca cũng giúp ngƣời đọc hiểu thêm về thời đại, có thể góp phần lý giải những vấn đề xã
hội, chính trị, văn hóa, tƣ tƣởng có liên quan.
Thơ ca là nghệ thuật của cái đẹp, nên bản thân nó đã mang tính nhân văn (ngoại trừ
những gì chƣa đáng đƣợc gọi là thơ, chƣa đƣợc công chúng và thời gian khẳng định), thế
nhƣng không phải lúc nào vấn đề con ngƣời nhân văn cũng đƣợc đặt ra. Vậy vấn đề ở đây là
tại sao lại đƣa ra tìm hiểu "con ngƣời nhân văn trên thi đàn Việt Nam sơ kỳ trung đại"? Tại
sao khi nói đến thơ ca Việt Nam sơ kỳ trung đại lại đề cập đến "con ngƣời nhân văn" mà
không phải là một vấn đề gì khác. Điều này sẽ đƣợc lý giải sáng tỏ ở phần tiếp sau.
3. Khái niệm "sơ kỳ trung đại"
Văn học trung đại đã đƣợc hầu hết các nhà nghiên cứu thống nhất là bắt đầu từ thế kỷ
thứ X (thế kỷ bắt đầu mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ của đất nƣớc, và từ đó, bắt đầu hình
thành một nền văn học dân tộc) và kết thúc vào cuối thế kỷ XIX (cùng với việc chấm dứt
dùng văn tự Hán - Nôm với những thể cách truyền thống trong thi cử, sáng tác, cũng nhƣ
trong nhiều sinh hoạt xã hội nói chung, để thay bằng chữ quốc ngữ và những thể cách mới
ảnh hƣởng từ văn minh phƣơng Tây). Tuy nhiên, về phân kỳ văn học trung đại, trƣớc nay có
khá nhiều ý kiến khác nhau, về đại thể có thể kể ra nhƣ sau:
- Phân chia văn học trung đại làm 5 giai đoạn (theo bộ sách Văn học Việt Nam của
Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội và bộ sách Lịch sử văn học Việt Nam của Trƣờng Đại học
sƣ phạm Hà Nội)
1. Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV
2. Thế kỷ XV
3. Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII
4. Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
5. Nửa cuối thế kỷ XIX
8
- Phân chia văn học trung đại làm 5 giai đoạn (theo bộ Hợp tuyển thơ văn Việt Nam,
do Đinh Gia Khánh chủ biên tập II và Huỳnh Lý chủ biên tập III): giai đoạn 1, 2 và 5 giống
với giai đoạn 1, 2 và 5 trong cách chia trên, chỉ khác ở giai đoạn 3 và 4.
3. Từ thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XVII
4. Từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
- Phân chia văn học trung đại làm 4 giai đoạn (theo bộ Lịch sử văn học Việt Nam của
Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam)
1. Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XV
2. Từ thế ky XVI đến giữa thế kỷ XVIII
3. Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
4. Nửa cuối thế kỷ XIX
- Phân chia văn học trung đại làm 2 giai đoạn (theo Đặc trƣng văn học Việt Nam của
Lê Trí Viễn):
1. Từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XV (Văn học thƣợng kỳ trung đại.
2. Từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX (Văn học hạ kỳ trung đại)
- Gần đây nhất, ở sách giáo khoa thí điểm Ngữ Văn 10, các tác giả ở bộ sách 1 và bộ
sách 2 lại có cách phân chia khác.
+ Bộ sách 1 phân chia văn học trung đại làm 4 giai đoạn:
1. Từ thế kỷ X đến hết thế ky XIV.
2. Từ thế ky XV đến hết thế kỷ XVII
3. Từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
4. Nửa cuối thế kỷ XIX
+ Bộ sách 2 phân chia văn học trung đại làm 2 giai đoạn:
1. Từ thế kỷ X đến hết thế ky X VII
2. Từ thế ky XVIII đến cuối thế kỷ XIX
Mỗi cách phân kỳ trên đều có những lý do hợp lý riêng của nó. Suy nghĩ về cơ sở và
mức độ hợp lý của những cách phân kỳ trên, đồng thời kế thừa từ những đóng góp của ngƣời
đi trƣớc, trong tiểu luận này, ngƣời viết đề xuất một cách phân kỳ không quá đi vào chi li
nhƣng cũng không khái quát quá rộng - chia văn học trung đại làm 3 giai đoạn:
1. Sơ kỳ trung đại: Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XV
2. Trung kỳ trung đại: Từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII
3. Hậu kỳ trung đại: Từ giữa thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX
9
Cách phân chia này dựa trên những biến chuyển tự thân của văn học, nhằm phù hợp
với yêu cầu phát triển của từng thời đại cũng nhƣ nhiệm vụ của từng giai đoạn lịch sử khác
nhau. Sơ kỳ trung đại là giai đoạn mở đầu của văn học trung đại với cảm hứng chủ đạo là
khẳng định dân tộc về quyền độc lập tự chủ, văn hóa, nội lực, bản lĩnh... Trung kỳ trung đại
là giai đoạn giữa của văn học trung đại, xuất hiện trong điều kiện lịch sử giai cấp phong kiến
đã trƣởng thành, già dặn kinh nghiệm để đƣa chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao. Cảm
hứng chủ đạo của văn học giai đoạn này là khẳng định chế độ phong kiến với những kỷ
cƣơng, phép tắc và luân thƣờng đạo lý của nó. Cảm hứng khẳng định đó có lúc kết hợp song
hành giữa khẳng định triều đại phong kiến với niềm tự hào về sự phát triển cƣờng thịnh của
đất nƣớc (nửa cuối thế kỷ XV, dƣới triều Lê Thánh Tông), nhƣng cũng có lúc lại là nỗi bất
mãn trƣớc hiện thực nhiễu nhƣơng, phong hóa suy đồi, là lời kêu gọi giữ gìn đạo lý trong
khuôn khổ Nho gia (thế kỷ XVI, với Nguyễn Bỉnh Khiêm là đại biểu). Hậu kỳ trung đại là
giai đoạn cuối với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng nhân đạo phản kháng lại những bất công
của chế độ phong kiến và những quy định khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến, phá vỡ những
quy phạm cố hữu mang tính cao nhã của thơ văn trung đại để tiếp cận cuộc sống hiện thực
đời thƣờng của những ngƣời dân thƣờng trong xã hội.
Vì sao ở cách phân kỳ này, giai đoạn sơ kỳ trung đại kết thúc ở giữa thế kỷ XV mà
không phải là cuối thế kỷ XIV nhƣ nhiều cách phân kỳ đã nêu? Có thể thấy văn học thời Lý
Trần chịu ảnh hƣởng một tinh thần cởi mở và tự do đặc biệt của dân tộc ở buổi đầu kỷ
nguyên tự chủ với chủ trƣơng Tam giáo đồng nguyên trong đó Phật giáo giữ vai trò chủ đạo.
Tuy từ giữa thế kỷ XIV trở đi, Nho giáo đã bắt đầu thắng thế và khi triều đại nhà Lê thành lập
ở đầu thế kỷ XV, Nho giáo đã thực sự bƣớc lên ngôi vị thống soái về tƣ tƣởng, nhƣng thế hệ
các nhà thơ cuối thế kỷ XIV cho đến thế hệ Nguyễn Trãi ở đầu thế kỷ XV vẫn còn giữ đƣợc
dƣ phong hào hùng, khoáng đạt của thời Lý Trần và khí vị tam giáo đồng nguyên hài hòa
trong cảm xúc thẩm mỹ về thiên nhiên, cuộc sống, cả trong cách sống cũng nhƣ trong những
quan niệm về nhiều mặt của đời sống. Tình hình bắt đầu đổi khác từ giữa thế kỷ XV trở đi,
với sự đăng quang của Lê Thánh Tông, một ông vua sùng thƣợng Nho học và biết tận dụng
những mặt mạnh của Nho giáo để củng cố vững chắc ngai vàng của triều đại, quyền lực của
chế độ phong kiến, đồng thời phát triển đất nƣớc cƣờng thịnh. Học phong, tƣ tƣởng từ đấy trở
đi
10
có khác với trƣớc, và do đó văn học cũng thế; nó bị chi phối nghiêm nhặt bởi quan niệm thẩm
mỹ về tôn ti trật tự, khuôn khổ và đẳng cấp.
Vì sao giai đoạn trung kỳ trung đại kết thúc ở giữa thế kỷ XVIII mà không phải là ở
cuối thế kỷ XVII nhƣ trong một số cách phân kỳ đã nêu? Có thể thấy những biến động dữ dội
của lịch sử ở nửa cuối thế kỷ XVIII (chế độ phong kiến mục nát và khủng hoảng trầm trọng,
nội chiến liên miên, nhân dân thống khổ nổi dậy ở khắp nơi tạo thành cao trào nông dân khởi
nghĩa) đã kéo theo những yêu cầu đổi mới sâu sắc về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của văn
học (cảm hứng nhân đạo chống phong kiến, đòi hỏi giải phóng con ngƣời về mặt tình cảm,
đấu tranh cho quyền sống hạnh phúc, tự do của ngƣời phụ nữ, thơ ca đòi hỏi vƣợt khỏi quy
phạm từ thể loại đến đề tài, ngôn ngữ, cách diễn đạt, giọng điệu...). Khúc ngâm của ngƣời
chinh phụ (Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Phan Huy ích diễn nôm)
xuất hiện ở giữa thế kỷ XVIII đã đánh dấu một bƣớc ngoặt quan trọng về cảm hứng nghệ
thuật, góp mặt trên thi đàn tiếng nói tâm tình riêng tƣ, khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con
ngƣời - cá nhân thống thiết và mãnh liệt.
Trong một thời kỳ của một quá trình nào đó, giai đoạn ở giữa bao giờ cũng kết tinh
đậm đặc và cao độ những thuộc tính cơ bản của thời kỳ. Giai đoạn đầu là giai đoạn mới phát
sinh và đang đà phát triển, nó chƣa xuất hiện đầy đủ các thuộc tính. Giai đoạn cuối là giai
đoạn đã đi qua đỉnh cao của sự phát triển, và theo đúng quy luật vận động khách quan, các
thuộc tính trở nên tha hóa, tạo mâu thuẫn bên trong để thúc đẩy kết thúc chu kỳ và chuẩn bị
mở ra một thời kỳ mới. Văn học trung đại cũng thế, không nằm ngoài quy luật ba giai đoạn phát triển, trƣởng thành và dị hóa - tƣơng ứng với sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ trung đại.
4. Vấn đề "con ngƣời nhân văn trên thi đàn Việt Nam sơ kỳ trung đại".
Tại sao lại đặt ra vấn đề tìm hiểu về con ngƣời nhân văn trên thi đàn Việt Nam sơ kỳ
trung đại?
Trƣớc hết cần nhìn lại bối cảnh lịch sử giai đoạn sơ kỳ trung đại. Đây là giai đoạn
củng cố và phát triển chế độ phong kiến ở Đại Việt. Các triều đại phong kiến tự chủ còn non
trẻ đã dựa vào dân để xây dựng sức mạnh cho mình, để phát huy nội lực dân tộc đánh lùi mọi
kẻ thù ngoại xâm hung hãn bảo vệ lãnh thổ và xây dựng đất nƣớc độc lập
11
tự cƣờng, có bản sắc, có tiếng nói và vị thế trong khu vực (Thực lực và vị trí đáng tự hào của
Đại Việt đƣơng thời đã đƣợc Nguyễn Trãi ghi lại khá rõ trong Dƣ địa chí). Lý Thái Tông
xuống chiếu xá thuế cho dân với quan niệm "Nếu trăm họ đều no đủ thì trẫm còn lo gì thiếu
thốn?"(1). Lý Thánh Tông tỏ lòng yêu dân nhƣ con - "Ta yêu con ta cũng nhƣ những bậc cha
mẹ trong thiên hạ yêu con cái họ. Trăm họ vì thiếu hiểu biết nên tự phạm vào hình pháp, lòng
ta rất xót thƣơng! Cho nên từ nay về sau, không cứ tội nặng hay nhẹ, đều nhất luật khoan
giảm"(2). Lý Nhân Tông viết Lâm chung di chiếu yêu cầu tiết kiệm, giản dị trong tang lễ vì
"Trẫm đã ít đức, không làm gì cho trăm họ đƣợc yên, đến khi chết đi lại bắt dân chúng mặc
xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế, để làm nặng thêm lỗi lầm của trẫm thì
thiên hạ sẽ bảo trẫm là ngƣời nhƣ thế nào?"(3). Trần Nhân Tông xử kiện giữa đƣờng khi dân
đón xa giá kêu oan. Trần Quốc Tuấn trƣớc lúc sắp mất để lại lời nhắn nhủ vua nên "khoan
thƣ sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lý tƣởng nhân nghĩa,
trừ bạo để yên dân... Nhƣng điểm nổi bật của giai đoạn sơ kỳ trung đại không chỉ ở đƣờng lối
chính trị thân dân, sức mạnh đoàn kết toàn dân và những thành tựu rực rỡ có đƣợc từ đó, mà
còn ở tinh thần rộng mở đặc biệt khó gặp lại ở đời sau. Chƣa có một sự phân chia đẳng cấp
khắc nghiệt giữa vua quan, quý tộc và "trăm họ". Trong những lễ hội truyền thống, vua quan
và thứ dân cùng tham gia vui chơi. Hoàng Cự Đà vì không đƣợc ăn xoài vua ban, khi giặc
đến đã bỏ mặc vua không cứu nhƣng vẫn đƣợc Trần Thái Tông tha tội vì thấy đƣợc nguồn
gốc là lỗi ở mình. Khi có ngƣời tâu lên Trần Minh Tông trong dân gian có nhiều ngƣời du thủ
du thực, đến già vẫn không có hộ tịch, thuế má không nộp, sai dịch không theo. Vua nói:
"Không nhƣ thế thì sao có thể thành đời thái bình? Trách phạt họ thì liệu có đƣợc việc gì
không?"(4). Các nhà sƣ tinh thông cả tam giáo và đắc đạo ngay trong chính cuộc đời thế tục
với tinh thần "bậc chí nhân hiện thân giữa cõi đời tất phải tế độ chúng sinh. Làm việc gì cũng
phải đầy đủ, không việc gì không làm"
(5)
. Quảng Nghiêm thiền sƣ khuyên mọi ngƣời "Làm
trai phải có chí xung thiên, không nên dẫm theo vết
(1)
Xá thuế chiếu – Lý Thái Tông – Thơ văn Lý Trần, tập I, Viện Văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1977.
(2)
Cố Động thiên công chúa, vị ngục lại – Lý Thánh Tông – Sđd.
Lâm chung di chiếu – Lý Nhân Tông – Sđd.
(4)
Đại Việt sử ký toàn thư, tập II – Viện Khoa học xã hội Việt Nam – NXB Khoa học xã hội, HN, 1998,
(3)
tr. 138.
(5)
Thiền uyển tập anh – Phân viện Nghiên cứu Phật học – NXB Văn học, HN, 1990, tr. 93.
12
mòn mà Phật tổ đã đi"(1). Trần Thái Tông thì xem ngôi vua chỉ nhƣ chiếc giày rách, thích tự
do, không muốn bị trói buộc nên nửa đêm bỏ ngai vàng, trốn khỏi cung điện lên núi ẩn cƣ.
Trần Nhân Tông biết trọng dụng ngƣời tài, dám tin dùng Trần Quốc Tuấn là con kẻ từng có
hiềm khích với gia đình mình. Hƣng Đạo Vƣơng viết hịch kêu gọi các tƣớng dốc lòng đánh
giặc Nguyên Mông cứu nƣớc lại dám đề cao những gƣơng sáng trung nghĩa ở ngay trong
hàng ngũ đối phƣơng. Trần Minh Tông dũng cảm tự hối về lỗi lầm của mình. Nhờ tinh thần
rộng mở đặc biệt đó mà các trí thức thời đại đã tiếp thu đƣợc những tinh hoa tƣ tƣởng nƣớc
ngoài để làm phong phú thêm cho văn hóa của mình mà vẫn không để mất bản sắc dân tộc.
Làm đƣợc điều này không phải dễ. Phải có bản lĩnh vững vàng và phải rất tự tin. Thời đại đặc
biệt ấy đã sản sinh ra một nền văn học giàu khí sắc, trong đó thơ ca đã để lại dấu ấn sâu sắc
về tác giả - những con ngƣời từng tự hào cùng với gió lộng, trăng cao "hợp thành ba thứ tuyệt
diệu lạ lùng trong thiên hạ”(2). Tìm hiểu con ngƣời nhân văn trong đó không chỉ để hiểu hết
giá trị các tác phẩm thơ ca mà còn để hiểu về chủ thể sáng tạo với những khát vọng thẩm mỹ
về con ngƣời và cuộc sống của một thời; và trên cơ sở của những điều đó, tìm hiểu về một
phƣơng diện cống hiến đặc biệt của thơ ca sơ kỳ trung đại cho văn học trung đại nói riêng,
văn học dân tộc nói chung.
(1)
Thị tịch – Quảng Nghiêm.
Vân Tiêu Am – Trần Anh Tông – Thơ văn Lý Trần, Tập II, quyển thượng, Viện Văn học, Nxb Khoa
học xã hội, HN, 1988.
(2)
13
CHƢƠNG 2. CON NGƢỜI NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜI LÝ VỚI
VẺ ĐẸP MINH TRIẾT CỦA TRÍ TUỆ.
Phần lớn thơ thời Lý còn lại đến nay là thơ thiền. Điều này không lạ vì Phật giáo ở
thời Lý rất thịnh và có ảnh hƣởng trong mọi mặt sinh hoạt của xã hội. Đó là một đạo Phật của
Đại Việt trong thực tiễn và không xa rời cuộc sống. Nhiều thiền sƣ có học vấn uyên bác và
giữ địa vị quan trọng trong triều đình, đƣợc vua xem trọng và tham vấn quốc sự. Vua, quan,
hoàng tộc nhiều ngƣời mộ đạo, thậm chí có ngƣời xuất gia. Đạo Phật không chỉ có ảnh hƣởng
đến đƣờng lối chính trị (nội trị, ngoại giao) của nhà nƣớc mà còn thấm nhuần trong văn hóa,
nghệ thuật (phong tục, lễ hội, tín ngƣỡng, kiến trúc, điêu khắc...). Tuy nhiên nếu thơ thiền
bao gồm cả loại thơ triết lý (trực tiếp hoặc gián tiếp diễn giải về triết lý Thiền) và trữ tình
(bày tỏ cảm xúc mang ý vị thiền trƣớc cái đẹp của thiên nhiên, con ngƣời, cuộc sống hoặc
trạng thái tâm linh khi giác ngộ chân lý) thì ở thời Lý loại thứ nhất chiếm đa số. Có thể thấy ở
thơ thời Lý, mà đa số là thơ thiền, chất triết học, vẻ đẹp của trí tuệ nhƣ là một yếu tố trội nổi.
Ở đó có chiều sâu của sự suy tƣ từ cội nguồn sự vật kết hợp với sự linh mẫn của trực giác để
có cái nhìn xuyên thấu, khám phá bản chất sự vật.
1. Vẻ đẹp của sự điềm tĩnh và thông tuệ - "dĩ bất biến ứng vạn biến " - của
nhà cầm quyền trị nƣớc
Thơ thời Lý mở đầu với bài Quốc tộ (Vận nƣớc) của Pháp Thuận. Tuy tác giả là thiền
sƣ nhƣng đây lại là một bài thơ thế tục của một vị quốc sƣ trình bày với vua (Lê Đại Hành)
những nhận định của mình về vận nƣớc và đƣờng lối chính trị đúng đắn, phù hợp để đất nƣớc
đƣợc thái bình và bền vững dài lâu.
"Quốc tộ nhƣ đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cƣ điện các,
Xứ xứ tức đao binh"
(Vận nƣớc nhƣ dây mây quấn quýt,
Trời Nam mở ra nền thái bình.
Thực hiện đƣờng lối "Vô vi" ở nơi điện các,
Khắp nơi tắt hết cảnh chiên tranh loạn lạc)
14
Mở đầu bài thơ là một hình ảnh so sánh độc đáo - "Vận nƣớc nhƣ dây mây quấn
quýt". Không cần nhiều lời mà ngƣời đọc vẫn hiểu đƣợc những ý nghĩa sâu xa muốn ẩn ngụ.
Vận nƣớc không đƣợc ví nhƣ cây to cội cả. Ví nhƣ thế e hơi khoa trƣơng mà không hợp với
một dân tộc đất không rộng ngƣời không đông. Vả lại, cây to trông cứng cáp khỏe mạnh
nhƣng lại dễ gãy. Dây mây là loại dây leo ở rừng, thân mềm dẻo nhƣng rất chắc và dai. Dây
mây tuy nhỏ nhƣng một khi quấn quýt thành bó to không dễ gì chặt đứt. Lúc đó nó có sức
mạnh và sự diệu dụng hơn cả cổ thụ. Vì nó không chỉ bền chắc mà còn uyển chuyển phù hợp
từng hoàn cảnh khác nhau. Đây là sức mạnh của nhu thắng cƣơng, nhƣợc thắng cƣờng. Dùng
hình ảnh dây mây quấn quýt để ví với vận nƣớc đƣơng thời thật là đắc địa. Nhà thơ không chỉ
nói lên đƣợc sự bền bỉ, lâu dài của vận nƣớc mà còn chỉ ra sự bền lâu đó chính là do sức
mạnh đoàn kết toàn dân, trên dƣới một lòng gắn bó, khác nào những sợi mây nhỏ quấn quýt
vào nhau tạo thành bó to vững chãi.
Vì nƣớc Nam, ngƣời Nam nắm giữ đƣợc nguyên lý đó nên nơi trời Nam mở ra nền
thái bình với cảnh sống an cƣ lạc nghiệp. Lời nhận xét về vận nƣớc không dấu đƣợc niềm tự
hào, niềm vui phơi phới về một vận hội tốt đẹp của nƣớc nhà đang mở ra. Đâu phải dễ dàng
mà nói đƣợc hai chữ "thái bình" khi nƣớc nhà không lâu vừa trải qua bao cơn binh lửa. Ngô
Vƣơng đuổi quân Nam Hán giành lại đƣợc độc lập chủ quyền chƣa lâu, đất nƣớc chƣa kịp hồi
phục sức lực sau mƣời thế kỷ bị ách nô lệ đè nặng thì đến nội loạn mƣời hai sứ quân. Nƣớc
nhà vừa đƣợc vua Đinh thống nhất một thời gian ngắn thì Tống triều lại dòm ngó và xua quân
sang xâm lƣợc. Vua Lê Đại Hành, với sự đồng lòng ủng hộ của tƣớng sĩ và toàn dân đã chiến
thắng vẻ vang. "Nam thiên lý thái bình" đƣợc khẳng định một cách đƣờng hoàng dõng dạc rõ
ràng là trên cơ sở của sức mạnh đoàn kết, nhờ bài học đoàn kết mà có. Và vì thế cho nên nhà
cầm quyền nhất thiết không đƣợc quên cách trị nƣớc phù hợp để đem lại đƣợc sức mạnh đoàn
kết đó.
Câu thơ thứ ba thoạt nhìn khá đơn giản - "Vô vi cƣ điện các" - nhƣng thật ra lại là một
đƣờng lối chính trị vô cùng khéo léo và sáng suốt. "Vô vi" theo Lão Tử là không làm gì trái
với tự nhiên. Cách sống "vô vi" là hiểu biết quy luật của tự nhiên, xã hội, và sống thuận theo
quy luật. Từ đó có thể hiểu chính trị "vô vi" là một nền chính sự giản dị, lấy ý muốn của dân
làm gốc, không làm gì phiền nhiễu cho dân, không đặt thêm thuế khóa, bắt dân phục dịch...
''Vô vi" theo nhà Phật còn có hàm ý nhƣ "vô ngã", tức không làm gì có ý riêng cho mình,
15
nhằm phục vụ lợi ích riêng. Để vận nƣớc lâu dài, cần có một thân cây vững chắc làm chỗ dựa
cho dây mây bám vào, cũng nhƣ trong nƣớc cần có một ông vua thực sự biết quên mình vì
dân, lấy lòng dân làm lòng mình, ý dân làm ý mình để làm trung tâm cho sự đoàn kết của
toàn dân. Với một ông vua thƣơng dân, nhân hậu và một đƣờng lối chính trị lấy dân làm gốc
nhƣ thế, tất yếu là dân sống yên ổn, no ấm và hạnh phúc. Dân vui thì làm gì còn loạn lạc. Và
"nhân" đã tạo ra "uy". Cả nƣớc đồng lòng thì đất nƣớc giàu mạnh, nội lực sung mãn, lân bang
kiêng nể, không ai dám dòm ngó. Vì thế mà "Xứ xứ tức đao binh". Không cần dẹp loạn mà
chiến tranh tự tắt, khắp nơi vui cảnh thái bình. Có thể thấy chính trị sáng suốt đã tạo ra uy lực
cho triều đại và cho tổ quốc. "Vô vi cƣ điện các" mới nghe thì dễ nhƣng để làm đƣợc một ông
vua nhƣ thế thật không đơn giản chút nào. Phải biết quên mình, vì biết quên mình mới nghe
đƣợc lòng dân, mới làm theo đƣợc công tâm để mỗi hành dộng đều quang minh chính đại,
khiến cho mọi ngƣời tâm phục, cái uy tự nhiên đến mà không cần dùng vũ lực. "Vô vi" ấy tức
là thực hiện cái tâm "ƣng vô sở trụ", từ đó có thể "dĩ bất biến ứng vạn biến". Đó là điều kiện
thiết yếu cho một vận nƣớc lâu dài, một nền thái bình vững chắc mà nhà thơ - quốc sƣ Pháp
Thuận muốn nhắc nhở vua hằng tâm niệm không quên.
Bài thơ chỉ ngắn gọn 20 chữ nhƣng mỗi lời đanh chắc, mạnh mẽ nhƣ chân lý ở đời.
Vừa tự hào, vừa trang trọng, uy nghiêm. Lời thơ giản dị không hoa mỹ nhƣng đạt độ hàm súc
cao với hình ảnh biểu trƣng dây mây quấn quýt thật ấn tƣợng và hàm ý sâu xa, với "vô vi"
nhƣ một triết lý chính trị đơn giản mà ảo diệu, bài học không chỉ cho một đời mà nhiều thế
hệ. Đó là vẻ đẹp của con ngƣời trong hành xử chính trị ở vị trí nắm giữ trọng trách quốc gia.
2. Vẻ đẹp an nhiên tự tại của con ngƣời hiểu rõ quy luật tự nhiên và sống
hòa nhịp cùng quy luật.
Hiểu rõ quy luật sinh - trụ - dị - diệt của thế giới tự nhiên và sinh - lão - bệnh - tử của
đời ngƣời, con ngƣời không còn bị cầm tù trong những vòng dây của đau buồn, lo sợ, tiếc
nuối về chuyện thịnh suy, đƣợc mất. Đó là chân lý tối hậu mà các thiền sƣ thời Lý ân cần trao
truyền lại cho thế hệ đi sau. Vạn Hạnh nói:
"Thân nhƣ điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
16
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy nhƣ lộ thảo đầu phô".
(Thị đệ tử)
(Thân ngƣời nhƣ ánh chớp, có rồi trở thành không,
Vạn cây cối mùa xuân thì tƣơi tốt, mùa thu lại khô héo.
Mặc cho thịnh suy xoay vần, không lo sợ,
Thịnh và suy cũng chỉ nhƣ hạt móc phơi trên đầu ngọn cỏ).
(Dặn bảo đệ tử)
Ở đây, nhà thơ đứng ra bên ngoài để quan sát và chiêm nghiệm. Đời ngƣời mấy mƣơi
năm, nhƣng khi ngoảnh nhìn lại, thấy ngắn ngủi không hơn một ánh chớp, mới có đã trở
thành không, con ngƣời trực nhận ra rằng những việc thịnh suy, đƣợc mất trong cuộc đời đó
lại càng phù du biết bao, chẳng khác hạt móc mong manh buổi sớm sẽ tan biến không còn
dấu vết khi nắng lên. Thế thì sao lại hao tâm nhọc trí để theo đuổi những cái không có thực
đó mà đánh mất đi những giây phút thực tại đáng giá của tâm tƣ hồn nhiên thanh thản. Thiền
Lão nhắc nhở mọi ngƣời:
"Đản tri kim nhật nguyệt,
Thùy thức cựu xuân thu".
(Nhật nguyệt)
(Chỉ biết những tháng ngày của hôm nay,
Ai hay những mùa xuân mùa thu ngày trƣớc?)
(Ngày tháng)
Tháng ngày của hôm nay đáng giá biết chừng nào, đừng để nó trôi qua thành quá khứ
rồi lại dõi theo kiếm tìm và tiếc nuối. Không hiểu biết quy luật và sống thuận theo quy luật,
con ngƣời sẽ mãi mãi là tù nhân trong tù ngục do mình dựng nên. Mãn Giác thiền sƣ cũng nói
về quy luật tất yếu ấy:
"Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thƣợng lai".
(Cáo tật thị chúng)
(Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa tƣơi,
Trƣớc mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi)
(Có bệnh bảo mọi người)
17
nhƣng nhấn mạnh đến một cá biệt vƣợt thoát khỏi quy luật sinh hóa của muôn loài. Đó là
cành mai vẫn nở ở trƣớc sân đêm qua khi mùa xuân đã qua đi:
"Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai".
(Cáo tật thị chúng)
(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trƣớc một cành mai)
Có nhiều ý kiến giải thích về biểu tƣợng cành mai. Với tƣ cách là một bài kệ, nó là
biểu tƣợng cái chân tâm của ngƣời đã đạt đạo, an nhiên tự tại, vƣợt lên trên sinh diệt. Với tƣ
cách một bài thơ bình thƣờng, có thể hiểu đó là niềm tin vào sự sống vẫn không ngừng sinh
sôi nảy nở đến bất tận mặc dù cuộc sống của những sinh vật cụ thể thì hữu hạn và chóng tàn
phai, cũng có ý kiến cho rằng nó biểu tƣợng cho những giá trị tinh thần đẹp đẽ sẽ còn lại mãi
với thời gian. Cách hiểu nào cũng có lý lẽ riêng, sự đa nghĩa của hình tƣợng đã tạo sức hấp
dẫn và gợi mở vô hạn cho bài thơ trải qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, dù xét ở khía cạnh là một
bài thơ thiền hay bài thơ thế tục, vẫn thấy toát lên từ hình ảnh cành mai trong câu thơ cuối
một sự tự do tuyệt đỉnh. Tự do của tâm hồn con ngƣời đã giác ngộ quy luật cuộc sống, và từ
đó, hiểu rõ ý nghĩa cuộc sống. Con ngƣời này sẽ không sống một cách mù quáng, chạy theo
danh lợi phù du nhƣ một quán tính không thể cƣỡng lại. Mà là làm chủ mình, ung dung tự tại.
Nên không quy luật nào của thế giới hữu hạn có thể ràng buộc đƣợc. Tâm hồn tự do của con
ngƣời đó đã vƣợt lên khỏi luân hồi sinh diệt, mang sức sống tƣơi trẻ của mùa xuân vĩnh cửu.
Nó cũng thể hiện khát vọng vƣơn tới sự vĩnh hằng của con ngƣời. Hai câu thơ bảy chữ nhƣ
một bƣớc rẽ ngoặt bứt khỏi nhịp đều đặn tuần hoàn của bốn câu thơ năm chữ. Thiền sƣ có
bệnh, thân sẽ diệt đi theo đúng quy luật nhƣng cái tâm thiền an lạc trao truyền lại cho đời sau,
sống trong những thế hệ đi sau là cành mai tƣơi thắm vĩnh cửu.
Các nhà thơ thời Lý đã nhận ra rằng càng ra sức chống lại quy luật để vƣợt thoát quy
luật càng bị trói buộc nhiều hơn - "Dục cầu xuất ly, Giải phạc thiêm triền" (Muốn tìm cách
thoát ra, Càng cởi ràng buộc lại càng nhận thêm ràng buộc)(1). Thái độ đó không phải là sáng
suốt và cũng không phải là dũng cảm mà chỉ là mù quáng. Con ngƣời chỉ có tự do thật sự khi
hiểu đƣợc cái tất yếu. Sáng suốt là biết chấp nhận quy
(1)
Sinh lão bệnh tử - Diệu Nhân – Thơ văn Lý Trần, tập I, Sđd.
18
luật, tùy theo nó mà sống để phát huy đƣợc mặt tích cực của nó. Ấy là tinh thần "tùy ngộ nhi
an" linh hoạt và tích cực (khác với tùy thời, xu quyền phụ thế, đánh mất nhân cách), giúp tâm
luôn vững vàng và lạc quan trong cuộc sống.
3. Vẻ đẹp của tinh thần tự do, "phá chấp":
Không để mình bị vƣớng mắc vào bất kỳ một chỗ nào, một vật gì, dù đó là Phật pháp,
Huệ Sinh nói: "Pháp vốn nhƣ không có pháp"(1). Bảo Giám cũng nói: "Ít khi dựa vào tu hành
mà có thể đạt đến giác ngộ đích thực; Tu hành chỉ là giam cầm sự ƣu việt của trí tuệ"(2).
Quảng Nghiêm càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn: "Kẻ làm trai tự mình có chí xung thiên;
Đừng nên dẫm theo vết mòn mà Nhƣ Lai đã đi"(3). Vì vậy, chỉ ngƣời "mê" và "hoặc" mới đi
"cầu Phật", "cầu Thiền". Nhìn xuyên thấu bản chất sự vật, các nhà thơ chỉ ra rằng tất cả chẳng
qua là tên gọi, là quy ƣớc, là hình ảnh do con ngƣời tạo dựng nên, rồi tin vào đó đời này sang
đời khác. Mà đã là cái thuộc về thế giới tƣơng đôi thì sẽ thay đổi, sẽ mất đi. Cho nên "pháp"
ấy "chẳng phải có mà cũng chẳng phải không"(4), và cũng có thể nói thêm: vừa là có, vừa là
không. Tất cả là "tùy" - tùy thời điểm, tùy cơ duyên, tùy góc độ nhìn, tùy quan niệm. Do đó
không nên khƣ khƣ bám vào khái niệm "có" hay "không" -"Vật trƣớc hữu không không"(5).
Xƣa nay ngƣời ta thƣờng đề cao mặt tích cực của cái "có", các nhà thơ thời Lý chỉ ra sự diệu
dụng của cái trống không - có khoảng trống không thì mới chứa đƣợc mọi vật, một đầu óc đã
đầy ắp sao còn chỗ để thâu nhận cái mới, một con mắt có sẵn định kiến sẽ không thể nhìn sự
vật đúng-nhƣ-nó-là, một đƣờng lối chính trị "vô vi" mới có thể tùy theo lòng dân mà hành xử
phù hợp. Ấy chính là "chân không diệu hữu" - sự thống nhất biện chứng giữa các mặt đối lập
mà con ngƣời thời Lý đã chiêm nghiệm đƣợc. Đó là niềm tự hào của Tịnh Không "Ngày ngày
gặt lúa trên đồng, Mà kho đụn vẫn thƣờng không có gì"(6) và lời cảnh tỉnh kẻ đi sau thoạt
nghe có vẻ nhƣ nghịch lý "Ngƣời khôn không ngộ đạo, Ngộ đạo kẻ ngu si". Sự phá chấp vào
(1)
Đáp Lý Thái Tông tâm nguyên chi vấn - Huệ Sinh - Sđd.
Cảm hoài - Bảo Giám - Sđd
(3)
Thị tịch - Quảng Nghiêm - Sđđ.
(4)
Đáp Lý Thái Tông tâm nguyên chi vấn - Huệ Sinh - Sđd.
(5)
Hữu không - Đạo Hạnh - Sđd
(6)
Nhất nhật hội chúng - Tịnh Không - Sđd.
(2)
19
"có" và "không" giúp các thiền sƣ đời Lý ung dung hành đạo giữa cuộc đời, hành đạo trong
khi đang giúp vua điều hành chính sự - "Trụ tích trấn vƣơng kỳ”(1), hay khi buông thả tâm
hồn giữa "Trời xanh nƣớc biếc muôn trùng, Một thôn khói tỏa một vùng dâu đay”(2)
Tinh thần tự do, phá chấp của các thiền gia thời Lý không chỉ thể hiện trong cách
sống cởi mở, tinh thần nhập thế mà còn ở con đƣờng nhận thức và tƣ duy. Có thể thấy rõ
trong thơ thiền thời Lý chủ trƣơng phải buông bỏ thiên kiến nhị phân và con đƣờng mòn cố
hữu của tƣ duy mới vén đƣợc bức màn ngăn cách để hiển lộ trƣớc mắt một thế giới mới mẻ,
thế giới của chân lý "bất khả tƣ nghị". Ở đó, "viên ngọc đốt trên núi vẫn giữ đƣợc màu tƣơi
nhuận, đóa sen thiêu trong lò lửa vẫn không bao giờ khô héo”(3), ở đó "mọi sinh vật và Phật
đều nhƣ nhau”(4). Thấy và cảm đƣợc những điều này, con ngƣời đã vƣợt qua ranh giới của tƣ
duy logic thông thƣờng để đạt đến trí tuệ - bát nhã, thứ trí tuệ siêu việt đƣợc soi chiếu bằng
ánh sáng tâm linh sâu thẳm, không chƣớng ngại, không bờ bến.
Các nhà thơ luôn nhắc nhở mọi ngƣời rằng con ngƣời đang ở trong "thế giới hà sa"
nhƣng chỉ cần vƣợt qua sự phân biệt nhị nguyên là lập tức không khác đang ở trong cảnh giới
giải thoát, không phải tìm ở vạn trùng xa cách hay trải qua bao nhiêu kiếp ngƣời mới đến
đƣợc - "Hà sa cảnh thị bồ đề đạo, Nghĩ hƣớng bồ đề cách vạn tầm”(5). Cảnh hà sa hay cõi bồ
đề chỉ là hai mặt của cùng một thể mà thôi. Cũng trong tinh thần nhận thức đƣợc sự vận động
và chuyển hóa giữa các mặt đối lập, các nhà thơ cảnh tỉnh mọi ngƣời: "Càn khôn tận thị mao
đầu thƣợng, Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung”(6) (Trời đất hết thảy ở trên đầu sợi lông, Mặt
trời mặt trăng gồm chứa trong hạt cải); hoặc "Tại quang tại trần, Thƣờng ly quang trần”(7) (Ở
nơi ánh sáng và bụi bặm, nhƣng thƣờng rời xa ánh sáng và bụi bặm). Không có gì gọi là to,
không có gì gọi là nhỏ, không có gì gọi là trong, không có gì gọi là ngoài. To, nhỏ, trong,
ngoài chỉ là trong quan hệ tƣơng đối. Ai bảo đầu một sợi lông, một hạt cải là vô cùng bé nhỏ?
Nó cũng là một vũ trụ của vô số sinh thể nhỏ bé hơn, và cứ nhƣ thế, nhƣ thế..., mãi mãi
không thể
(1)
Truy tán Vạn Hạnh thiền sư - Lý Nhân Tông - Sdd.
Ngư nhàn - Không Lộ - Sđd.
(3)
Thị tịch - Ngộ Ấn - Sđd
(4)
Đáp Lý Thái Tông tâm nguyên chi vấn - Huệ Sinh - Sđd
(5)
Đáp Từ Đạo Hạnh chân tâm chi vấn - Trí Huyền - Sđd.
(6)
Đáp Pháp Dung sắc không, phàm thánh chi vấn - Khánh Hỉ - Sđd
(7)
Thị đạo - Trƣờng Nguyên - Sđd.
(2)
20
phân chia đến cùng tận, giống nhƣ ngày nay, khoa học phát hiện ra nguyên tử không phải là
hạt vật chất nhỏ nhất nhƣ trƣớc đây từng nghĩ, và sự phát hiện vẫn chƣa dừng ở đây. Những
điều này nói lên sự giới hạn của tƣ duy lý tính là những rào cản trói buộc tự do của con
ngƣời. Con ngƣời trong thơ thời Lý đã thể hiện khát vọng muốn tháo mở tất cả những rào cản
này để đem trí tuệ vƣợt lên khoảng không của tự do tuyệt đối, và do đó, sáng suốt tuyệt đối.
21
CHƢƠNG 3. CON NGƢỜI NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜI TRẦN
VỚI VẺ ĐẸP MẪN CẢM CỦA TÂM LINH
Nếu thơ ca thời Lý, mà đa số là thơ thiền - vốn là những bài kệ, thiên về ý nghĩa triết
lý nhằm biểu đạt những quan niệm về tâm, đạo, bản thể, quy luật tuần hoàn trong cuộc sống,
cách sống và ứng xử minh triết, thì thơ ca thời Trần đã đƣa ngƣời đọc vào thế giới của thi ca
đích thực với phong vị trữ tình và dấu ấn của chủ thể trữ tình bàng bạc trong tác phẩm, ngay
cả đối với bộ phận thơ thiền. (Thơ thiền thời Trần không trực tiếp biểu đạt thiền lý nhƣ thơ
thiền thời Lý mà chứa đựng thiền vị sâu xa và tinh tế trong cách nhìn, cách cảm về thiên
nhiên, cuộc sống. Sự chuyển biến này có cội nguồn từ lịch sử: Thiền Tông đời Trần, mở đầu
từ Trần Thái Tông, đã rời bỏ phong cách uyên áo và thâm viễn vốn thích hợp với cung đình
và giới trí thức để một mặt dung hòa với Nho, Lão, một mặt kết hợp với Tịnh Độ - tông phái
Phật giáo phù hợp với tín ngƣỡng dân gian và đời sống quần chúng - với ý thức tự làm mới
và tạo bản sắc riêng cho mình, từ đó trở nên gần gũi với đại chúng và dẫn dắt triết học đi vào
lãnh địa của nghệ thuật một cách tự nhiên, đem đến một ý vị đặc biệt cho thơ ca thời này).
Nói thơ thời Trần thiên về ý vị trữ tình không có nghĩa là phủ nhận vẻ đẹp trí tuệ và ý
nghĩa triết học khá cô đọng ở một số bài thơ thiền của Trần Thái Tông hay Tuệ Trung chẳng
hạn, mà là để thấy rằng, ngay trong những bài thơ nhằm biểu đạt Thiền lý thì ở đó cũng
không chỉ hiện diện cái nghĩ của nhà thơ mà còn là cái cảm dạt dào, nhạy bén không khác bất
kỳ nhà thơ thế tục nào.
Trong thơ thời Trần có thể bắt gặp một con người thường xuyên tự phản tỉnh. Con
ngƣời ấy có khi hƣớng nội để tự xem xét về ý nghĩa của kiếp ngƣời, sự tồn tại của đời ngƣời.
Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con ngƣời - nhân loại mang ý nghĩa triết học. Cũng có khi con
ngƣời ấy hƣớng nội để tự soi xét hành vi của bản thân, để biết mình đã làm đƣợc gì, chƣa làm
đƣợc gì trong cuộc đời, để đánh giá chính mình, công minh và khách quan, và quan trọng hơn
cả, để tự hiểu mình. Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con ngƣời - cá thể mang ý nghĩa nhân sinh.
Ý thức phản tỉnh nơi nhà thơ thƣờng dẫn họ đến nỗi cô đơn thăm thẳm. Trong cõi cô
đơn ấy, chỉ có mình tự đối diện mình, giữa mênh mông vô tận của đất trời, giữa ngàn xƣa và
ngàn sau không bờ bến. Tuy nhiên, điều đáng nói, nỗi cô đơn ấy không triệt tiêu, không dìm
chết đƣợc con ngƣời, mà con ngƣời thấy đƣợc nó, hiểu đƣợc nó - nhƣ một