Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của sinh viên chuyên sâu cầu lông khoa giáo dục thể chất trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 54 trang )


CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2007

TÊN CÔNG TRÌNH:
"NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ
LỰC CHUYÊN MÔN CỦA SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CẦU LÔNG
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "

Thuộc nhóm ngành: XH2B


Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 2
MỤC ĐÍCH ................................................................................................................................ 5
NHIỆM VỤ ................................................................................................................................ 6
CHƢƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 7
1.1 VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT ........................................................................... 7
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỐ CHẤT THỂ LỰC TRONG MÔN CẦU LÔNG ....................................... 8
1.3 HUẤN LUYỆN THỂ LỰC ............................................................................................... 11
1.4 SỨC NHANH .................................................................................................................... 12
1.5 SỨC MẠNH ...................................................................................................................... 12
1.6 SỨC BỀN........................................................................................................................... 14
1.7 MỀM DẺO ......................................................................................................................... 14
1.8 KHÉO LÉO ........................................................................................................................ 14


1.9 PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC .......................................... 15
1.10 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NCKH VỀ CẦU LÔNG Ở VIỆT NAM ................................ 28
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ........................................... 30
2.1 PHƢƠNG PHÁP ............................................................................................................... 30
2.2 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 37
2.3 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 37
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 39
3.1 NHIỆM VỤ 1: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ
THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CẦU LÔNG KHOA
GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HCM ................................... 39
3.2 NHIỆM VỤ 2: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC
CHUYÊN MÔN CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CẦU LÔNG KHOA GIÁO DỤC
THỂ CHẤT TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HCM ........................................................ 45
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 51
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 51
KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 52


Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU
Vào một buổi chiều ngày 26 tháng 03 năm 1946 khi tập thể cán bộ của Nha đang thảo
luận công tác tìm cách phát động phong trào thể dục thể thao thì anh giám đốc Nha Thể Dục
Trung Ƣơng đi vào và hồ hởi thông báo: "Hồ Chủ tịch viết lời kêu gọi toàn dân tập thể dục".
Với văn phong bình dị và dễ hiểu ngƣời viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nƣớc nhà, xây đời
sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi ngƣời dân yếu ớt, tức là làm
cho cả nƣớc yếu ớt một phần; mỗi một ngƣời dân mạnh khỏe, tức là góp phần làm cho cả
nƣớc mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe tức là góp phần làm cho cả
nƣớc mạnh khỏe.

Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi ngƣời dân yêu nƣớc.
Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ cũng nên làm và ai cũng làm
đƣợc. Mỗi ngƣời lúc ngủ dậy tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lƣu thông,
tinh thần đầy đủ. Nhƣ vậy thì sức khỏe.
Dân cƣờng thì nƣớc thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày
nào cũng tập."
(Trích lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác)
Vâng, qua lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục của Bác ắt hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng
thấy thể dục thể thao quan trọng nhƣ thế nào trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con ngƣời.
Cùng với sự phát triển và đổi mới của thế giới thì Việt Nam cũng đang từng bƣớc phát triển
và hòa nhập với đấu trƣờng quốc tế. Trong những năm gần đây thì công tác xã hội hóa thể
dục thể thao càng đƣợc các nhà quản lý đẩy mạnh thực hiện, vì thế thành tích thể thao Việt
Nam ngày càng phát triển và


Trang 3
nâng cao. SeaGames 22 vừa qua (tổ chức tại Việt Nam) đã chứng minh sự nhảy vọt của thể
thao Việt Nam với 150 huy chƣơng Việt Nam đã đứng nhất toàn đoàn.
Tuy không có thành tích nổi bật nhƣ những môn thể thao khác nhƣng phong trào tập
luyện cầu Lông ở hầu hết các địa phƣơng đều phát triển rất mạnh mẽ.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử thể dục thể thao
thì họ cho rằng cầu lông xuất hiện cách đây hơn 2000
năm ở thời Hy lạp cổ đại, nhƣng một số ngƣời cho rằng
nó có nguồn gốc từ môn Picna của Ấn Độ, năm 1873 tại
một buổi tiệc ở thị trấn Badminton house thuộc lãnh địa
của thái tử Beaufort thì hôm đó trời mƣa rất to, do đó
mọi ngƣời phải ngồi dồn lại trong đại sảnh. Một sĩ quan Anh sau khi trở về từ Ấn Độ đã đem
trò chơi Picna ra giới thiệu cho mọi ngƣời (Ấn Độ trƣớc đây là thuộc địa của Anh). Mọi
ngƣời đều rất thích thú và từ đó về sau ngƣời ta gọi nó là môn Badminton. Năm 1887 Luật
cầu lồng hoàn chỉnh đƣợc ra đời.

Ngày 13 tháng 09 năm 1893 Hiệp hội cầu lông Anh đƣợc thành lập. Đây cũng chính
là hiệp hội cầu lông đầu tiên trên thế giới.
Ngày 05 tháng 07 năm 1934 thì Liên Đoàn cầu Lông Thế
Giới đƣợc thành lập viết tắt là IBF ( International Badminton
Federation) trụ sở đặt tại Luân Đôn.
Đến tháng 06 năm 2006 IBF đổi tên thành BWF (Badminton
World Federation) và trụ sở đƣợc chuyển đến Malaysia. Còn ở Việt Nam
theo các nhà chuyên môn thì cầu lông gia nhập vào nƣớc ta theo 2 con
đƣờng cơ bản đó là thực dân hóa và những Việt kiều về nƣớc phổ biến
môn thể thao này. Năm 1960 thì cầu lông xuất hiện ở một số câu lạc bộ
lớn tại Sài Gòn, Hà Nội. Năm 1961 tổ chức giải thi đấu giao hữu


Trang 4
đầu tiên tại vƣờn Bách Thảo - Hà Nội nhƣng số lƣợng tham gia rất ít và chuyên môn còn yếu.
Năm 1980 giải vô địch cầu lông toàn quốc lần đầu tiên đƣợc tổ chức ở Hà Nội đã đánh dấu
bƣớc ngoặc lớn của cầu lông Việt Nam.
Tháng 10 năm 1990 Liên đoàn cầu lông Việt Nam đƣợc thành lập viết tắt là VBF
(Vietnam Badminton Federation).
Năm 1993 VBF gia nhập Liên đoàn cầu lông Châu Á.
Năm 1994 VBF trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn cầu lông thế giới.
Chơi cầu lông thật đơn giản chỉ cần có 2 cây vợt và
quả cầu là mọi ngƣời đều có thể chơi đƣợc nhƣng thật sự dể
đạt đƣợc trình độ tinh thông thì thật là khó. Các nhà nghiên
cứu về di truyền học chỉ ra rằng vận động viên môn cầu lông
hoạt động tay nhiều hơn vận động viên bóng ném và di
chuyển nhiều hơn vận động viên bóng đá trong vòng 45 phút thi đấu. Còn theo tính toán của
các nhà nghiên cứu khoa học TDTT của Mỹ thì trong một trận đánh đôi nam ở giải Thomas
Cup gần đây nhất thì trung bình 1 phút trôi qua thì có tổng cộng 89 đƣờng cầu bay qua lại
trên lƣới tức là cứ một giây thì có một cú cầu bay ngang qua lƣới.

Cầu lông đỉnh cao đòi hỏi vận động viên phải hội đủ các tố chất nhanh, mạnh, bền,
dẻo, khéo léo. Do đó trong khi huấn luyện cầu lông thì khâu huấn luyện thể lực đóng một vai
trò khá quan trọng. Một vận động viên nếu có kỹ thuật khá ổn định mà thể lực không tốt thì
chƣa chắc sẽ giành chiến thắng trong các cuộc thi. Ngƣợc lại nếu có thể lực tốt thì anh ta có
thể sử dụng hiệu quả các kỹ thuật và duy trì nhịp độ thi đấu cao trong xuất trận đấu đồng thời
giúp cho vận động viên phát huy đƣợc ý đồ chiến thuật thi đấu cao.


Trang 5
Khoa Giáo Dục Thể Chất, một đơn vị đƣợc thành lập chỉ vài năm gần đây nhƣng với
trình độ chuyên môn vững vàng và lòng nhiệt thành trong giảng dạy của các thầy cô trong
khoa, các sinh viên đã đƣợc học tƣơng đối đầy đủ và kỹ các môn thể thao theo chƣơng trình
của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo để sau này khi tốt nghiệp thì có đủ năng lực và tri thức chuyên
môn phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Nhiều môn thể thao nói chung đều đƣợc khoa đƣa vào
chuyên ngành và giảng dạy chuyên sâu một cách có hệ thống. Và ở những khoa học gần đây
thì môn cầu lông đã đƣợc chính thức chọn làm môn học chuyên sâu. Tuy có khá nhiều ƣu
điểm chẳng hạn nhƣ trang thiết bị tập luyện đầy đủ, đội ngũ giảng viên có chuyên môn nhƣng
tôi nhận thấy rằng trình độ thể lực chuyên môn của sinh viên chuyên sâu cầu lông còn rất hạn
chế. Các chỉ tiêu đánh giá thể lực chuyên môn còn ít và chƣa thật rõ ràng và đặc thù cho môn
cầu lông. Vì vậy việc xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá chính xác hơn trình độ thể lực chuyên
môn của sinh viên chuyên sâu cầu lông là rất cần thiết.
Tôi hy vọng với nghiên cứu của mình sẽ đƣợc các quý thầy cô giảng dạy môn cầu
lông trong khoa Giáo Dục Thể Chất sử dụng làm tài liệu tham khảo đánh giá trình độ thể lực
chuyên môn của sinh viên chuyên sâu cầu lông.
Đây cũng là lần đầu tiên làm đề tài nghiên cứu khoa học dẫu biết có khá nhiều khó
khăn và hạn chế nhƣng tôi vẫn mạnh dạn chọn đề tài:
"Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của sinh
viên chuyên sâu cầu lông khoa Giáo Dục Thể Chất trường Đại học Sư Phạm Thành phố
Hồ Chí Minh "


Mục đích
Nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho
nam sinh viên chuyên sâu cầu lông khoa IV khoa Giáo Dục Thể Chất, phù


Trang 6
hợp với đặc điểm môn chuyên sâu, góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy cho giáo viên
cầu lông trong trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TPHCM.

Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành giải quyết hai nhiệm vụ
nghiên cứu chính nhƣ sau:
1. Hệ thống hóa và lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho
nam sinh viên chuyên sâu cầu lông khoa Giáo Dục Thể Chất trƣờng Đại Học Sƣ Phạm
TPHCM.
2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nam sinh viên
chuyên sâu cầu lông khoa Giáo Dục Thể Chất trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TPHCM.


Trang 7

CHƢƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Vai trò của giáo dục thể chất
Sau hơn 15 năm đổi mới và hội nhập, cùng với những thành tựu chung trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế chính trị - xã hội của đất nƣớc, sự nghiệp thể dục thể thao nƣớc ta đã có bƣớc
phát triển mới và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Cơ chế mới đã tạo điều kiện huy
động rộng rãi sự tham gia, hƣởng ứng và đóng góp của mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực
TDTT, tăng cƣờng một cách đáng kể các nguồn lực trong xã hội để phát triển sự nghiệp
TDTT nƣớc nhà. Xã hội hóa TDTT là một chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc nhắm phát huy
trách nhiệm của toàn xã hội trong việc chăm lo cho con ngƣời, cho cộng đồng "để giải quyết

các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hóa". Đây cũng chính là một chủ trƣơng hết sức đúng
đắn của Đảng ta, phù hợp với tất yếu, khách quan của sự phát triển. Kể từ sau khi Chính phủ
ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21 - 08 - 1997 về phƣơng hƣớng và chủ trƣơng xã hội
hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa; Nghị định 73/1999/NĐ - CP ngày 19 - 08 - 1999
về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, ý tế,
văn hóa, thể dục thể thao, ngành TDTT đã có nhiều cố gắng trong việc phổ biến, quán triệt và
triển khai chủ trƣơng xã hội hóa TDTT.
Vị trí và tác dụng của Giáo dục thể chất là rất lớn, nó không những đem lại sức khỏe
cho học sinh, sinh viên mà còn góp phần đào tạo con ngƣời phát triển toàn diện, cho nên Giáo
Dục Thể Chất không thể thiếu trong các trƣờng phổ thông trung học nói chung và các trƣờng
cao đẳng, đại học nói riêng.
Trong những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội. Trƣờng Đại
học Sƣ Phạm Thành phố Hồ Chí Minh một trƣờng đại học trọng điểm


Trang 8
của phía Nam đã đƣợc phép của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thành lập khoa Giáo Dục Thể
Chất. Nhiệm vụ chính của khoa là đào tạo những sinh viên để sau khi tốt nghiệp họ sẽ trở
thành những cán bộ chủ chốt trong công việc phát triển TDTT ở khắp nơi trên cả nƣớc.
Chính vì những lý do đó, và cùng với lợi thế là một môn thể thao phát triển toàn diện
các tố chất thể lực nhanh, mạnh, bền, dẻo, khéo léo. Môn cầu lông nhanh chóng đã đƣợc
trƣờng đƣa vào làm môn học lựa chọn chính khóa của sinh viên đại cƣơng nói chung và môn
học phổ tu và chuyên sâu của sinh viên chuyên ngành Giáo Dục Thể Chất nói riêng.

1.2 Đặc điểm tố chất thể lực trong môn cầu lông
Cầu lông là một môn thể thao đòi hỏi toàn diện về các tố chất thể lực. Cầu lông đồng
thời cũng là một trò chơi rất linh hoạt, có yêu cầu cao về chiến thuật, kỹ thuật, thể lực và tâm
lý. Rất khó đánh giá đƣợc mặt nào là quan trọng nhất bởi vì:
• Nó không thể đo lƣờng đƣợc chính xác.
• Nó phụ thuộc vào lứa tuổi và tiêu chuẩn của từng cá nhân, vận động viên. Đối với

ngƣời mới tập thì việc tập luyện kỹ thuật là điều quan trọng nhất. Tuy vậy, để đạt tới trình độ
thi đấu xuất sắc thì các khía cạnh về mặt thể lực cũng nhƣ tâm lý đóng một vai trò hết sức
quan trọng và cần phải đƣợc quan tâm.
• Kỹ thuật tốt có thể bù đắp đƣợc một phần hoặc toàn bộ cho một trạng thái sung sức
về thể lực còn thấp. Tuy nhiên, thể lực kém có thể làm hỏng những kỹ thuật tốt vào cuối séc
thứ 1 và trong suốt khoảng thời gian cuối cùng còn lại của trận đấu. Nói cách khác thì tất cả
các mặt yêu cầu đối với thể thao đều có liên quan chặt chẽ lẫn nhau. Điều này đƣợc minh họa
ở sơ đồ dƣới đây: [ 4 - tr 21]


Trang 9


Trang 10

Hình 1
Hình 1: Tất cả các mặt kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý đều quan trọng đối với
môn cầu lông. Phần trình bày theo các mũi tên và những ví dụ về cách thức mà mỗi mặt có
thể gây ảnh hƣởng đến các mặt kia. Cách trình bày các ảnh hƣởng xuất phát từ quan điểm cho
rằng cầu lông là một môn thể thao kỹ thuật.
1. Thể lực kém thường ngăn cản cơ hội sử dụng chiến thuật làm kiệt sức đối thủ
2. Nếu chọn được một kiểu tấn công nào đó thì sẽ phát huy tăng cường được các khả
năng bộc phát.
3. Những cú đập không chính xác làm rút ngắn những loạt đánh qua lại và không có
tác dụng nâng cao trạng thái thể lực.
4. Thiếu tốc độ có thể cản trở việc tập luyện những cú đập cầu tấn công.
5. Kỹ thuật tấn công trái tay yếu sẽ làm giảm cơ hội tấn công.
6. Kiểu phòng thủ thông thường sẽ không làm phát triển được quả đập cầu.
7. Các quả đập cầu dễ trở nên không còn chắc ăn trong các tình thế đang dẫn điểm.



Trang 11
8. Cảm giác phòng thủ kém sẽ làm giảm mất cơ hội chống lại những đấu thủ chơi
hăng hái.
9. Tinh thần thi đấu có thể huy động được những nguồn sức mạnh tiền ẩn.
10. Hoạch định chiến thuật một cách có tổ chức tốt sẽ làm tăng lòng tự tin.
11. Sự sung sức thể lực ở mức cao sẽ kích thích được tinh thần.
12. Có đủ kiên nhẫn để chơi một trận cầm chừng theo chiến thuật hay không?
Mỗi cú đánh gồm một số động tác phức tạp phải đƣợc lặp đi lặp lại không có sai sót,
thậm chí các điều kiện từ cú đánh này đến cú đánh sau đó là hoàn toàn khác nhau (cú đánh trả
lại chỉ có nghĩa làm cho quả cầu lông bay qua lƣới).
Hình 1 cũng minh họa tầm quan trọng của sự sung sức về thể lực. Phân tích lƣợng vận
động thƣờng bắt đầu bằng việc đánh giá toàn bộ các yêu cầu của môn cầu lông. Sự phù hợp
về thể lực quyết định trực tiếp tới mức yêu cầu để có thể sử dụng kỹ thuật, chiến thuật và các
khả năng tâm lý của ngƣời tập.

1.3 Huấn luyện thể lực
Huấn luyện thể lực là dùng các phƣơng tiện của thể dục thể thao tác động lên ngƣời
tập một lƣợng vận động nhằm biến đổi và hoàn thiện các chức năng, chức phận của cơ thể. [
2 - tr 63 ]
Thành tích thể thao của môn cầu lông nhƣ đã đề cập ở trên là sự tổng hợp kết quả của
nhiều yếu tố hợp thành, nên không thể coi nhẹ bất kỳ một yếu tố nào, mà phải phát triển đồng
bộ và toàn diện. Huấn luyện thể lực trong cầu lông là một quá trình sƣ phạm, mang tính giáo
dục cao, đƣợc thực hiện trong sự thống nhất với các mặt giáo dục, đạo đức, ý chí, thẩm mỹ,
năng lực tiếp thu kỹ thuật, chiến thuật. Việc xem xét huấn luyện thể lực không chỉ từ góc độ
nâng cao thành tích mà còn ở cả sự phát triển thể chất, củng cố sức khỏe, chuẩn bị cho con
ngƣời (ngƣời tập) có khả năng sấn sàng cao đối với lao động sản xuất và bảo vệ Tổ Quốc.


Trang 12


1.4 Sức nhanh
Sức nhanh là tổ hợp những đặc điểm về hình thái chức năng của cơ thể xác định đặc
tính tốc độ của động tác và phản ứng vận động.
Sức nhanh có nhiều loại khác nhau, giữa chúng ít có sự liên quan lẫn nhau. Chúng bao
gồm các thành phần sau:
1. Phản ứng vận động
2. Tốc độ từng động tác (sức nhanh trong động tác đơn)
3. Tần số động tác
Những biểu hiện của các năng lực tốc độ này tƣơng đối độc lập với nhau. Ví dụ: Thời
gian phản ứng có thể không liên quan gì đến tốc độ động tác đơn hoặc tần số động tác. Sở dĩ
nhƣ vậy là vì cơ chế tâm sinh lí của chúng ta khác nhau và điều đó cũng phản ánh năng lực
tốc độ khác nhau. Do đó, điều có ý nghĩa thực tiễn không phải là biểu hiện riêng lẻ, mà là tốc
độ của những vận động hoàn chỉnh nhƣ chạy, bơi...
Nhìn chung năng lực tốc độ của con ngƣời mang tính chất chuyên biệt khá rõ rệt. Việc
chuyển hóa trực tiếp của sức nhanh chỉ diễn ra trong những động tác tƣơng tự về tính chất
vận động, có thể chuyển hóa ở giai đoạn đầu của ngƣời mới tập. Còn ở những ngƣời tập
luyện lâu năm, có trình độ cao hầu nhƣ việc chuyển hóa sức nhanh không diễn ra. Do vậy,
việc phát triển sức nhanh không chung chung, mà rất cụ thể đối với từng năng lực tốc độ.

1.5 Sức mạnh
Sức mạnh là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đó nhờ sự
nỗ lực của cơ bắp. Sức mạnh có quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khác, với kỹ thuật
động tác và tâm lí ngƣời tập.


Trang 13
Trong hoạt động khắc phục, lực cản là lực chống lại chuyển động. Trong hoạt động
nhƣợng bộ, lực cản là lực tác động theo hƣớng của chuyển động. Cơ bắp có thể phát huy sức
mạnh trong những trƣờng hợp sau:

4. Không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh lực)
5. Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục)
6. Tăng độ dài của cơ (chế độ nhƣợng bộ)
Phân loại:
Dựa vào chế độ làm việc của cơ vừa nêu trên, ta có thể phân sức mạnh thành các loại
sau:
+ Sức mạnh tĩnh: thể hiện ở những hoạt động tĩnh hoặc ở các hoạt động chậm.
+ Sức mạnh tốc độ: thể hiện ở những hoạt động nhanh, giữa lực cản và tốc độ có mối
tƣơng quan tỷ lệ nghịch.
+ Sức mạnh bộc phát: biểu hiện chỉ số sức mạnh lớn nhất trong một thời gian ngắn
nhất và đƣợc biểu thị bằng công thức:

Trong đó :
I là chỉ số sức mạnh tối đa.
Fmax. là chỉ số sức mạnh tối đa đạt đƣợc trong khi thực hiện động tác.
t max là thời gian đạt đƣợc sức mạnh tối đa đó.
Ngoài ra, để so sánh sức mạnh của những ngƣời có trọng lƣợng cơ thể khác nhau,
ngƣời ta sử dụng khái niệm: sức mạnh tuyệt đối và sức mạnh tƣơng đối. Sức mạnh tƣơng đối
là chỉ số sức mạnh trên một kilôgam trọng lƣợng cơ thể. Còn sức mạnh đạt đƣợc trị số lớn
nhất trong một động tác nào đó gọi là sức mạnh tuyệt đối.


Trang 14
Nhƣ vậy, những ngƣời có trình độ luyện tập nhƣ nhau, song trọng lƣợng cơ thể khác
nhau thì khi trọng lƣợng cơ thể càng lớn sẽ có sức mạnh tuyệt đối càng lớn, nhƣng sức mạnh
tƣơng đối sẽ giảm đi.

1.6 Sức bền
Sức bền là khả năng làm việc trong một thời gian tƣơng đối dài mà không bị giảm sút
cƣờng độ vận động và ý chí. Hay nói một cách khác, sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi

trong một hoạt động với thời gian kéo dài nào đó.
Sự phát triển sức bền phần lớn phụ thuộc vào quá trình sinh học đảm bảo cho việc
hoạt động lâu dài và ổn định của hệ thần kinh đối với các kích thích có cƣờng độ lớn. Ngoài
ra, ý chí cũng là thành phần quan trọng để duy trì cƣờng độ vận động khi mệt mỏi. Do đó cần
kết hợp việc phát triển sức bền với việc rèn luyện ý chí.

1.7 Mềm dẻo
Mềm dẻo là khả năng thực hiện các động tác với biên độ lớn của hệ vận động.
Mềm dẻo đƣợc thể hiện ở trình độ linh hoạt của các khớp, độ đàn hồi của cơ bắp và
dây chằng. Do đó mà ngƣời ta thƣờng đánh giá mềm dẻo theo số đo độ góc hay chiều dài.
Mềm dẻo mang tính chất chuyên biệt và phụ thuộc vào tính chất hoạt động, môi
trƣờng bên ngoài, trạng thái cơ thể, lứa tuổi, giới tính
Có hai loại mềm dẻo:
7. Mềm dẻo tích cực do sự nỗ lực của cơ bắp.
8. Mềm dẻo thụ động do tác động của ngoại lực.

1.8 Khéo léo
Mặc dù chƣa có một tiêu chuẩn đánh giá thống nhất về bản chất của khéo léo, song
trong thực tiễn Giáo Dục Thể Chất, thƣờng ngƣời ta xem tố chất khéo léo


Trang 15
là năng lực tiếp thu nhanh các động tác mới và biến đổi kịp thời, chính xác, linh hoạt các
nhiệm vụ vận động cho phù hợp với các tình huống thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh.
Từ khái niệm trên cho ta thấy, tiêu chuẩn đầu tiên của khéo léo là tính phức tạp của
động tác phối hợp, thứ đến là tính chính xác của động tác trong không gian, thời gian và dùng
lực. Do đó việc phát triển các năng lực phán đoán không gian, thời gian, định hƣớng, năng
lực phối hợp vận động là rất cần thiết.

1.9 Phƣơng pháp phát triển các tố chất thể lực

1.9.1 Phương pháp phát triển sức nhanh: [ 2 - tr 67 ]
a) Phát triển phản ứng vận động:
Ngƣời ta chia phản ứng vận động thành phản ứng vận động đơn giản và phản ứng vận
động phức tạp.
- Phản ứng vận động đơn giản: Là sự đáp lại một tín hiệu đã biết trƣớc nhƣng xuất
hiện một cách bất ngờ bằng những động tác đã định trƣớc. Ví dụ: Phản ứng đối với tiếng
súng phát lệnh, còi, cờ hiệu, tiếng vỗ tay... Phƣơng pháp phổ biến nhất để phát triển phản ứng
vận động đơn giản là phản ứng lặp lại thật nhanh đối với các tín hiệu xuất hiện đột ngột hoặc
đối với sự biến đổi bất ngờ của hoàn cảnh xung quanh. Ví dụ: Lặp lại nhiều lần xuất phát
thấp trong chạy, thay đổi hƣớng vận động theo tín hiệu, hình thành cảm giác tốc độ. Chẳng
hạn, có thể hình thành cảm giác tốc độ theo một số giai đoạn sau đây:
+ Ngƣời thực tập cố gắng phản ứng lại tín hiệu với tốc độ lớn nhất và thực hiện các
động tác. Sau mỗi lần tập, huấn luyện viên báo thời gian.


Trang 16
+ Thực hiện nhƣ trên, nhƣng ngƣời tập tự đánh giá thời gian. Sau đó huấn luyện viên
báo thời gian thực tế và so sánh. Nhiều lần tập nhƣ vậy sẽ hình thành cảm giác tốc độ chính
xác.
+ Chạy với tốc độ định trƣớc.
Phản ứng vận động, đặc biệt là cảm giác tốc độ có ý nghĩa quan trọng đối với các môn
thể thao tốc độ. Ví dụ: Ngƣời có trình độ tập luyện phản ứng đạt tới 0,05 - 0,07 giày, ngƣời
chƣa tập luyện phản ứng chỉ đạt 2/10 - 3/10 giây.
Trong nhà trƣờng phổ thông, việc sử dụng rộng rãi các trò chơi vận động, các môn
bóng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng các khả năng phản ứng vận động.
- Phản ứng vận động phức tạp: Là loại phản ứng đối với vật di động hoặc lựa chọn.
+ Phản ứng đối các vật di động thƣờng gặp trong các môn bóng và các môn đối kháng
cá nhân. Trong trƣờng hợp này đòi hỏi vận động viên phải nhận biết đối tƣợng nhanh, đánh
giá nhanh phƣơng hƣớng và tốc độ của vật di động, chọn kế hoạch hành động, thực hiện kế
hoạch đó với thời gian ngắn nhất. Phƣơng pháp phổ biến là:

Tăng tốc độ di chuyển của đối tƣợng.
Tăng sự đột ngột của đối tƣợng.
Rút ngắn cự li.
Thu hẹp hình dạng đối tƣợng.
Những trò chơi với bóng rất bổ ích cho sự phát triển phản ứng loại này.
+ Phản ứng lựa chọn gắn liền với việc phải chọn một hành động cần thiết trong số các
hành động có thể xảy ra để đáp lại một cách thích hợp với sự thay đổi của tình huống. Trong
bóng đá, bóng chuyền, quyền anh...... những ví dụ nhƣ vậy rất nhiều. Phƣơng pháp phổ biến
là:
Bảo đảm nguyên tắc là từ đơn giản đến phức tạp.
Tăng dần mức độ phức tạp của tình huống có thể xảy ra.


Trang 17
Phát triển khả năng phán đoán hành động của đối phƣơng. Các loại trò chơi vận động,
trò chơi linh hoạt, các môn bóng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển phản ứng lựa chọn.
b) Phát triển sức nhanh của động tác:
- Yêu cầu chủ yếu ở đây là thực hiện nhanh nhất một động tác riêng lẻ nào đó trong
một hành động hoàn chỉnh, phức tạp.
Ví dụ: Gập nhanh cổ tay trong toàn bộ hành động giậm nhảy, đập cầu, kết thúc. Tốc
độ tối đa mà con ngƣời có thể đạt đƣợc trong một động tác nào đó không chỉ phụ thuộc vào
sự phát triển sức nhanh nói chung, mà còn phụ thuộc vào một số tố khác nữa nhƣ sức mạnh
của cơ bắp, mềm dẻo, khả năng tiếp thu kĩ thuật... Do đó việc giáo dục sức nhanh động tác
cần kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục các tố chất khác và với việc hoàn thiện kĩ thuật.
- Phƣơng tiện để phát triển sức nhanh động tác:
Để phát triển sức nhanh động tác, ngƣời ta sử dụng các bài tập có thể thực hiện với
tốc độ tôi đa, yêu cầu chung ở đây là:
+ Kĩ thuật sao cho có thể thực hiện với tốc độ giới hạn, tức là phải nắm vững kĩ thuật,
kĩ thuật phải đơn giản và thƣờng sử dụng các bài tập không có chu kì.
+ Ngƣời học cần nắm vững các bài tập tốc độ để khi thực hiện thì nỗ lực ý chí chủ yếu

không phải tập trung vào cách thực hiện mà vào tốc độ động tác.
+ Cự li phải đảm bảo sao cho đến cuối lúc thực hiện động tác, tốc độ không bị giảm
do mệt mỏi. Ví dụ: Vận động viên cao cấp cũng không quá 20 - 22 giây (200m).
+ Phát triển sức mạnh - tốc độ, mạnh - bộc phát.
- Phƣơng pháp:
Phƣơng pháp chủ yếu ở đây là lặp lại, lặp lại tăng tiến, biến đổi... Các phƣơng pháp
trên phải tuân theo một xu hƣớng cơ bản là cố gắng vƣợt tốc độ lớn nhất của bản


Trang 18
thân trong các buổi tập. Cần lựa chọn cự li sao cho tốc độ di chuyển không bị giảm đi vào
cuối lần tập. Ví dụ cự không vƣợt quá 200m, thƣờng sử dụng các bài tập chạy 30 - 50 - 60 m
tốc độ cao. Quãng nghỉ giữa các lần tập cần đủ để có thể hồi phục tƣơng đối hoàn toàn, nợ
ôxi đƣợc thanh toán. Nhƣng nếu căn cứ vào tốc độ hồi phục của hệ thực vật thì quãng nghỉ
tƣơng đối dài, chẳng hạn 8 - 12 phút sau mỗi bài tập tốc độ cao. Trong khi đó tốc độ hồi phục
hƣng phấn thần kinh rất nhanh. Để giải quyết mâu thẩn này, giữa các quãng nghỉ cần nghỉ
ngơi tích cực để duy trì hƣng phấn thần kinh. Phƣơng tiện nghỉ ngơi tích cực thƣờng là các
bài tập có cƣờng độ thấp nhƣng đòi hỏi nhiều nhóm cơ cùng tham gia hoạt động, nhờ đó các
xung động thần kinh hƣớng tâm nhận lƣợng vận động tốc độ duy trì đƣợc khả năng hƣng
phấn cao.
Mặt khác, mâu thuẫn trên có thể đƣợc giải quyết nhờ tốc độ hồi phục các chức năng
thực vật diễn ra không đồng đều: một phần ba thời gian đầu của thời kì hồi phục thì một số
chức năng đã hồi phục đƣợc 70%, một phần ba thời gian tiếp theo hồi phục đƣợc 25%, một
phần ba thời gian còn lại 5%. Nhƣ vậy trên thực tế, nếu quá trình hồi phục là 12 phút thì ở
phút thứ 8 đã hồi phục đƣợc 95%, nên có thể tiến hành đƣợc lần tiếp theo. Còn nếu quá trình
hồi phục là 9 phút thì ở phút thứ 6 đã có thể tiến hành lần tiếp theo. Vận động viên cấp cao,
nghỉ giữa quãng 1/2 thời gian đã có thể tập tiếp.
c) Phát triển tần số động tác:
- Tần số động tác tiêu biểu cho các hoạt động có chu kì. Thông thƣờng, tần số tay lớn
hơn chân, tần số động tác tứ chi lớn hơn mình.

- Phƣơng tiện để phát triển tần số động tác: Để phát triển tần số động tác, ngƣời ta sử
dụng các bài tập phát huy đƣợc tốc độ tối đa, thực hiện các bài tập có chu kì nhƣ chạy xuống
dốc, chạy có lực kéo cơ học hoặc chạy theo nhịp, bàn trƣợt quay, kích thích tăng tần số nhờ
tín hiệu ...


Trang 19
- Phƣơng pháp:
Chủ yếu vẫn là phƣơng pháp lặp lại, tăng tiến và biến đổi. Cự li cần lựa chọn sao cho
tốc độ không bị giảm đi vào giai đoạn cuối. Ví dụ: 30 - 60 m. Nghỉ ngơi tích cực để hồi phục
tƣơng đối hoàn toàn (1 phút - 2 phút).
Những điều cần chú ý: Trong quá trình huấn luyện tốc độ, thƣờng sử dụng phƣơng
pháp tập lặp lại. Song nếu quá lạm dụng sẽ dẫn đến hiện tƣợng "hàng rào tốc độ", thực chất
đây là đỉnh của kĩ xảo tốc độ.
Biện pháp phòng ngừa: Tập lặp lại kết hợp với tập biến đổi, tăng tiến. Đối với trẻ em
không nên chuyên sâu quá sớm mà phải tập toàn diện, sử dụng phƣơng pháp trò chơi, phƣơng
pháp thi đấu, tập sức mạnh. Đối với vận động viên cấp cao, cần giảm tỉ lệ các bài tập thi đấu
trong huấn luyện, tăng các bài tập về bổ trợ kĩ thuật và thể lực. Khi hiện tƣợng "hàng rào tốc
độ" đã xảy ra, cần nhanh chóng sử dụng các biện pháp khắc phục sau đây:
+ Dập tắt định hình động lực trên vỏ não, cho phép ngừng tập các bài tập tốc độ một
thời gian thích hợp. Trong thời gian nghỉ không tập tốc độ, cần tập các bài tập bổ trợ kĩ thuật
và các tố chất vận động có liên quan, đặc biệt là sức mạnh - tốc độ, mạnh - bộc phát.
+ Tạo điều kiện để hình thành tần số động tác cao hơn, ví dụ: chạy với ngƣời có tốc
độ nhanh hơn, chạy xuống dốc, tập các bài tập có lực kéo.
+ Thay đổi cấu trúc, điều kiện và phƣơng pháp tập luyện khác (phƣơng pháp phá đỉnh
của kĩ xảo).
1.9.2 Phương pháp phát triển sức manh:
Sức mạnh của con ngƣời trong hoạt động TDTT phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau:
9. Cấu trúc của cơ (thiết diện sinh lí của cơ).



Trang 20
10.Nguồn năng lƣợng yếm khí.
1l. Quá trình điều hòa thần kinh - cơ.
Về cơ chế điều hòa thần kinh - cơ có hai trƣờng hợp tùy thuộc vào cƣờng độ kích
thích (trọng lƣợng). Khi cƣờng độ kích thích nhỏ, các sợi cơ làm việc theo chế độ luân phiên,
tức là số lần lặp lại tăng lên thì số lƣợng các sợi cơ tham gia luân phiên hoạt động cũng tăng
lên. Nếu cƣờng độ kích thích lớn thì cùng một lúc huy động rất nhiều sợi cơ tham gia hoạt
động.
Dựa trên cơ sở khoa học vừa nêu trên mà chúng ta định hƣớng cho việc hình thành
các phƣơng pháp tập luyện sức mạnh sau đây:
a. Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ chung trong quá trình giáo dục sức mạnh là phát triển toàn diện các loại sức
mạnh nhằm phát huy cao độ và hợp lí sức mạnh trong các hình thức hoạt động khác nhau và
đặt cơ sở cho huấn luyện chuyên môn.
b. Phƣơng pháp để phát triển sức mạnh:
12. Sử dụng các bài tập với sức đối kháng lớn ở bên ngoài nhƣ tạ, sức đối kháng của
ngƣời cùng tập, vật đàn hồi, bao cát...
13. Bài tập khắc phục trọng lƣợng của bản thân: nhảy lò cò, chống đẩy, kéo xà đơn,
ke bụng...
c. Phƣơng pháp:
14. Cách xác định đối kháng: Trọng lƣợng hay lực đối kháng tối đa là trọng lƣợng mà
vận động viên có thể khắc phục đƣợc một lần trong trạng thái không quá hƣng phấn, nếu 2
đến 3 lần là gần tối đa, từ 4 - 7 lần là lớn, từ 8 - 12 lần là trung bình, từ 13-20 lần là nhỏ ...
15. Huấn luyện sức mạnh thƣờng sử dụng các bài tập tăng thêm trọng lƣợng. Các
nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng vận động sức mạnh bao gồm: trọng lƣợng (cƣờng độ), số lần
lặp lại, nhóm bài tập lặp lại và nghỉ giữa quãng.



Trang 21
16. Yêu cầu khi tập luyện: Phải xuất phát từ nhiệm vụ huấn luyện, sắp xếp lƣợng vận
động hợp lí, sử dụng phƣơng pháp một cách khoa học cho từng đối tƣợng cụ thể.
Phương pháp gắng sức tối đa
Tập với cƣờng độ 90 - 95% sức tối đa. Thời gian nghỉ cần đầy đủ (khoảng 3-5 phút)
để hồi phục. Đây là phƣơng tập luyện của những ngƣời có trình độ huấn luyện. Phƣơng pháp
này nhằm động viên một cách lớn nhất bộ máy thần kinh - cơ tham gia vận động và tăng
nhanh sự phát triển của cơ bắp. Nhƣng khi tập lại rất căng thẳng về tâm - sinh lí, gây khó
khăn cho việc hoàn thiện kĩ thuật động tác, dễ chấn thƣơng, chỉ nên tập 1 - 2 lần/tuần. Trƣớc
khi tập cần khởi động thật kĩ.
Phương pháp gắng sức gan tối đa
Đặc điểm của phƣơng pháp này là sử dụng trọng lƣợng chƣa đến giới hạn với số lần
lặp lại giới hạn. Thời gian nghỉ cần đầy đủ (khoảng 3-5 phút) để hồi phục. Xu hƣớng hiện đại
là tập với trọng lƣợng (4-7 lần) với số lần lặp lại tối đa. Ngƣời mới tập trọng lƣợng trung bình
hoặc nhỏ, lặp lại tối đa, nhịp trung bình.
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là ở chổ nó tạo điều kiện để tiếp thu kĩ thuật động tác,
tăng nhanh hình thái cơ (cơ to ra), ngăn ngừa chấn thƣơng, phù hợp với ngƣời mới tập, có lợi
cho sức khỏe hơn phƣơng pháp trƣớc. Nhƣng cũng bị hạn chế là công sức phải bỏ ra nhiều.
Chính lần lặp lại cuối cùng có giá trị nhất lại phải thực hiện trong khi tính hƣng phấn của thần
kinh trung ƣơng bị mệt mỏi, thiếu tỉnh táo gây khó khăn cho việc thành lập phản xạ có điều
kiện. d. Một số điều kiện để thực hiện có hiệu quả các bài tập sức mạnh:
17. Phải điều hòa hô hấp hợp lí.
18. Chọn tƣ thế thực hiện động tác mà ở đó sức mạnh đƣợc phát huy lớn nhất.
19. Cần sắp xếp buổi tập sao cho việc phát triển sức mạnh ở vào thời gian đầu giờ, tức
là lúc thần kinh ở vào trạng thái hƣng phấn cao.


Trang 22
e. Giới thiệu một số phƣơng pháp cụ thể:
- Tập sức mạnh tuyệt đối: Trong giai đoạn huấn luyện cơ sở - trọng lƣợng tập khoảng

40%, sau đó tăng dần lên 60 - 70% sức tối đa của bản thân. Lặp lại 8 - 12 lần. Nhóm bài tập
theo nguyên tắc không làm giảm số lần lặp lại. Nghỉ giữa quãng 3 phút - 5 phút. Đối với vận
động viên có trình độ trọng lƣợng đạt 80 - 90%, tập 1-2 lần/tuần.
- Tập sức mạnh tƣơng đối: Một mặt nâng cao sức mạnh tuyệt đối, mặt khác cần khống
chế trọng lƣợng cơ thể. Tập với trọng lƣợng lớn số lần lặp lại trung bình.
- Tập sức mạnh tốc độ: Sử dụng trong lƣợng nhỏ, yêu cầu tốc độ nhanh, liên tục.
- Mạnh - bền: Trọng lƣợng nhỏ, lặp lại nhiều lần đến giới hạn.
1.9.3 Phương pháp phát triển sức bền:
Các nhân tố cấu thành phƣơng pháp huấn luyện sức bền bao gồm số lƣợng và cƣờng
độ bài tập , số lần lặp lại, thời gian nghỉ và tính chất nghỉ , đặc điểm cá nhân về sinh học và
tâm lý.
a. Phát triển sức bền chung:
- Nguyên tắc chung là nâng cao khả năng ƣa khí của cơ thể, tức là nâng cao mức hấp
thụ ôxi tối đa, di trì khả năng đó trong thời gian dài, làm cho các quá trình hô hấp, tuần hoàn
nhanh chóng bƣớc vào hoạt động với hiệu suất cao nhất.
- Phƣơng tiện: Những bài tập có hiệu quả nhất là những bài tập có nhiều nhóm cơ
tham gia. Tốt nhất là tập trong các điều kiện tự nhiên, ở những nơi giàu ôxi (rừng, cánh đồng,
bãi biển)... Các bài tập phải đƣợc thực hiện với tốc độ gần mức giới hạn. Nhịp tim khoảng
150 lần/phút, thời gian tập 30 phút trở lên.
- Phƣơng pháp tập luyện đồng đều, liên tục, lặp lại và biến đổi là những phƣơng pháp
chủ yếu để nâng cao khả năng ƣa khí của cơ thể.


Trang 23
Các ví dụ sau đây nhằm giới thiệu một vài phƣơng pháp cụ thể:
+ Phƣơng pháp tập luyện đồng đều:
Tốc độ duy trì đều nhằm làm cho tim, phổi hoạt động nhịp nhàng. Tốc độ ở mức gần
giới hạn (nhƣng cũng không đƣợc quá nhỏ), 75 - 85% cƣờng độ tối đa. Cự li đối với vận động
viên cấp cao chạy l000m/ 5 - 7 phút. Cần duy trì cự li trong thời gian tối thiểu 10 - 12 phút.
Chỉ có vận động viên cấp Quốc tế mới có thể đạt đƣợc 1 - 1.5 giờ. Số lần lặp lại tùy theo trình

độ tập luyện, thƣờng là 1 lần/ buổi từ 2000 m - 3000 m.
+ Phƣơng pháp giãn cách - biến tốc:
Cƣờng độ bằng 75 - 85% cƣờng độ tối đa đủ tạo đƣợc mạch đập 130 - 180 lần/phút.
Cự li: 1 - 1 phút 30" tƣơng đƣơng 400 - 600m. Chỉ có ở cự li nhƣ vậy thì hoạt động mới diễn
ra trong điều kiện nợ dƣỡng và mức hấp thụ ôxi sẽ đạt tối đa khi nghỉ. Quãng nghỉ ngắn:
thông thƣờng từ 1 - 3 phút, không đƣợc vƣợt quá 3 - 4 phút. Nếu quá mao mạch sẽ co lại,
mức hấp thụ ôxi sẽ giảm xuống. Đặc điểm nghỉ ngơi: nghỉ tích cực tránh thụ động hoàn toàn.
Số lần lặp lại đƣợc xác định theo trình độ tập luyện, có thể tổ chức theo nhóm bài tập, giữa
các nhóm nghỉ tích cực 1-15 phút.
b. Phát triển sức bền chuyên môn:
- Nguyên tắc chung là nâng cao khả năng yếm khí (khả năng huy động nguồn năng
lƣợng dự trữ) của cơ thể. Cụ thể là:
- Nâng cao cơ chế phốt - pho creatin (cơ chế giải phóng năng lƣợng từ phốt pho
creatin):
- Các bài nhằm hoàn thiện cơ chế này có đặc điểm cự li ngắn, quãng nghỉ ngắn và mật
độ lớn.


×