Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Quan điểm về đạo đức và lối sống của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MÃ SỐ: B 2001 - 23 - 11

QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nhóm nghiên cứu:
Chủ trì: TS. VÕ XUÂN ĐÀN
Tham gia: TS. Đoàn văn Điều
Th.s Võ Thị Ngọc Châu
Th.s Huỳnh Lâm Anh Chƣơng
Th.s Trần Thị Thu Mai

Năm 2002


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÃ SỐ : B 2001 - 23 - 11

QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nhóm nghiên cứu:
Chủ trì:TS. VÕ XUÂN ĐÀN
Tham gia:TS. Đoàn văn Điều
Th.s Võ Thi Ngọc Châu
Th.s Huỳnh Lâm Anh Chƣơng


Th.s Trần Thị Thu Mai

Năm 2002


MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 1
CHƢƠNG 1: DẪN NHẬP............................................................................................. 1
1.- Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................... 1
2.- Nội dung nghiên cứu: ............................................................................................... 2
3.- Nhiệm vụ nghiên cứu: .............................................................................................. 2
4.- Giả thuyết nghiên cứu: ............................................................................................. 2
5.- Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu: ......................................................................... 3
6.- Giới hạn đề tài: ......................................................................................................... 3
7.- Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu: ..................................................................................... 3
CHƢƠNG 2: THỂ THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 4
2.1.- Thể thức nghiên cứu: ............................................................................................. 4
2.2.- Phƣơng pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 4
2.3.- Quá trình nghiên cứu: ............................................................................................ 4
PHẦN THỨ HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................ 6
1.Một số khái niệm có liên quan đến đạo đức và lối sống: ............................................ 6
2. Những cơ sở để hình thành đạo đức và lối sống: ....................................................... 9
3. Một số đặc điểm tính cách của ngƣời Việt Nam qua các thời đại: .......................... 17
CHƢƠNG 2: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 28
2.1.Phần kết quả tổng quát theo những phần nghiên cứu của bảng thăm dò: .............. 28
2.2.Kết quả chung theo từng lĩnh vực của cuộc sống: ................................................. 28
2.3. Phân tích theo thông số giới tính: ......................................................................... 62
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 91

KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 94
Phụ đính:

- 2 bảng thăm dò ý kiến
- Kết quả phân tích theo thông số địa phƣơng


PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CHƢƠNG 1: DẪN NHẬP
1.- Lý do chọn đề tài:
1.- Từ khi Đảng và và nhà nƣớc ta có chủ trƣơng mở cửa, đất nƣớc ta có quan hệ
ngoại giao với nhiều nƣớc trên thế giới và nhân dân có những giao lƣu với các luồng văn hóa
khác nhau của nhiều dân tộc. Trong quá trình đó, nhân dân nhất là thế hệ trẻ chịu những ảnh
hƣởng nhất định của việc tiếp xúc đó và đƣa đến một số quan điểm sống cũng nhƣ lối sống
khác với lối sống truyền thống và khác với những mục đích đào tạo của nền giáo dục Việt
Nam hiện nay. Do đó, việc tìm hiểu thực trạng lối sống của thanh niên sinh viên là một việc
làm cần thiết.
2.- Việc đào tạo giáo viên hiện nay, có thể nói, đã bƣớc sang một giai đoạn mới từ khi
Đảng và nhà nƣớc có chủ trƣơng và chính sách coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đây là
một chủ trƣơng đúng đắn vì hiện nay sự cạnh tranh trên thế giới, suy cho cùng là sự cạnh
tranh về giáo dục. Để có những thế hệ trẻ đƣợc giáo dục tốt -"vừa hồng vừa chuyên" - một
trong những nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta là đầu tƣ vào các loại trƣờng sƣ phạm để đào tạo
các giáo sinh vừa giỏi về chuyên môn vừa có một lối sống phù hợp với sự phát triển của xã
hội đồng thời vẫn giữ đƣợc những đặc điểm văn hóa truyền thống để trong tƣơng lai họ sẽ là
những nhà giáo dục có bản lĩnh trong lối sống, giỏi về chuyên môn đóng góp tích cực vào
việc giáo dục thế hệ trẻ.
3.- Để hiểu đƣợc những đặc điểm của lối sống thanh niên sinh viên có phù hợp với
đặc điểm lối sống truyền thống tốt đẹp và những đặc điểm lối sống mà giáo dục của chúng ta
mong đợi hiện nay hay không, việc điểm qua một số quan điểm về nét tính cách của dân tộc

ta qua một số thời đại là cần thiết để so sánh với những quan điểm sống hiện nay của thanh
niên sinh viên.

1


Từ những nguyên nhân trên, đề tài "Quan điểm về đạo đức và lối sống của sinh viên
các trƣờng Đại học phía nam" đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế, nên đề tài
đƣợc giới hạn nhƣ sau "Quan điểm về đạo đức và lối sống của sinh viên trƣờng Đại học Sƣ
phạm Thành phố Hồ chí Minh"

2.- Nội dung nghiên cứu:
2.1.- Một số quan điểm về đạo đức và lối sống của các nhà giáo dục và các nhà
nghiên cứu.
2.2.Tìm hiểu quan điểm về đạo đức hiện nay của sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm
Thành phố Hồ chí Minh.
2.3.- Tìm hiểu quan điểm về lối sống hiện nay của sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm
Thành phố Hồ chí Minh.

3.- Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.- Tìm hiểu một số quan điểm về đạo đức và lối sống của các nhà giáo dục và các
nhà nghiên cứu.
3.2.- Tìm hiểu quan điểm đạo đức và lối sống hiện nay của sinh viên trƣờng Đại học
Sƣ phạm Thành phố Hồ chí Minh.
3.3.- Một số đề xuất trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên sinh viên đại
học sƣ phạm.

4.- Giả thuyết nghiên cứu:
Do chính sách mở cửa của Đảng và nhà nƣớc nên việc giao lƣu văn hóa của thanh
niên sinh viên với các dân tộc khác trên thế giới ngày càng đƣợc mở rộng. Cho đến hiện nay,

cùng với một số ảnh hƣởng tốt để tạo nên sự đa dạng về văn hóa, thì có một số ảnh hƣởng
tiêu cực của quá trình tiếp xúc đó. Tuy nhiên, với truyền thống giáo dục gia đình và với công
tác giáo dục thƣờng xuyên và có mục đích của xã hội Việt Nam nên đại đa số thanh niên sinh
viên có bản lãnh để chống

2


lại những ảnh hƣởng tiêu cực này trên.

5.- Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu:
-Đối tƣợng nghiên cứu là quan điểm về đạo đức và lối sống của sinh viên.
-Khách thể nghiên cứu là sinh viên của trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí
Minh năm học 2001 - 2002.

6.- Giới hạn đề tài:
-Do kinh phí hạn hẹp nên phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở Đại học Sƣ phạm Thành
phố Hồ Chí Minh.
-Chỉ nghiên cứu một số quan điểm có liên quan đến đạo đức và lối sống chủ yếu nhƣ
gia đình, nghề nghiệp, các mối quan hệ liên nhân cách trong gia đình và ngoài xã hội

7.- Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu:
Việc nghiên cứu quan điểm về đạo đức và lối sống đƣợc các nghiên cứu trên toàn thế
giới quan tâm vì đây là con đƣờng để hiểu biết dân tộc và các dân tộc khác trên thế giới. Đặc
biệt, trong giáo dục lĩnh vực nghiên cứu này càng đƣợc quan tâm nhiều hơn vì đây là một
trong những cở sở giúp cho các nhà giáo dục thiết kế các chƣơng trình đào tạo phù hợp.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây có những công trình nghiên cứu cấp quốc gia
về lĩnh vực này. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, dân tộc,... cũng đã có
những công trình viết rất công phu và mang tính khoa học cao.
Đây là một công trình dựa trên các kết quả của một số công trình và tác phẩm về đạo

đức - lối sống đề cập trên đây nhằm tìm hiểu một số quan điểm của thanh niên sinh viên về
đạo đức - lối sống nhƣ một đánh giá sơ bộ kết quả công tác giáo dục về mặt nhận thức cho
thanh niên sinh viên. Từ đó, đề xuất một số phƣơng hƣớng giáo dục lĩnh vực này trong tƣơng
lai.

3


CHƢƠNG 2: THỂ THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.- Thể thức nghiên cứu:
2.1.1.- Mẫu nghiên cứu:
Mẫu nghiên cứu gồm hai đợt: đợt 1 có 200 sinh viên và đợt 2 có 989 sinh viên trƣờng
Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh tham gia nghiên cứu.
2.1.2.- Dụng cụ nghiên cứu: Dụng cụ nghiên cứu gồm:
-Bảng thăm dò ý kiến sơ khởi về một số quan điểm về đạo đức và lối sống.
-Hệ thống các câu hỏi (20 câu hỏi chính gồm 100 câu hỏi chi tiết) để tìm hiểu các
mặt: quan điểm về nghề nghiệp, gia đình, xã hội,...(Tham khảo phụ lục 1)

2.2.- Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong đề tài này là:
*Phƣơng pháp phân tích tài liệu: với phƣơng pháp này giúp phân tích các cơ sở lý
luận cho việc nghiên cứu khả năng sƣ phạm và giáo dục.
*Phƣơng pháp khảo sát: dùng bảng thăm dò ý kiến làm công cụ đo nghiệm trong công
trình nghiên cứu.
*Phƣơng pháp thống kê : áp dụng trong nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học dùng
để xử lý số liệu gồm: trung bình cộng, độ lệch tiêu chuẩn, kiểm nghiệm F, phân tích yếu tố,
tƣơng quan...

2.3.- Quá trình nghiên cứu:

Để tìm hiểu thực trạng đạo đức và lối sống của sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm
Thành phố Hồ chí Minh, quá trình nghiên cứu đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau đây
*Đợt 1: thu thập các thông tin về một số quan điểm về đạo đức và lối sống của sinh
viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ chí Minh qua một bảng thăm dò sơ khởi.

4


• Đợt 2: thu thập các số liệu qua bảng thăm dò chính thức đƣợc soạn thảo trên cơ sở
bảng thăm dò ý kiến sơ khởi và tham khảo các bảng thăm dò ý kiến khác về cùng một lĩnh
vực để đánh giá hiện trạng đạo đức và lối sống của sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành
phố Hồ chí Minh.
•Xử lý số liệu
•Viết báo cáo kết quả

5


PHẦN THỨ HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong phần cơ sở lý luận, các phần sau đây đƣợc trình bày:
• Một số khái niệm có liên quan đến đạo đức và lối sống
• Những cơ sở để hình thành đạo đức và lối sống
• Một số đặc điểm tính cách của ngƣời Việt Nam qua các thời đại
• Một số mối quan hệ đặc trƣng của ngƣời Việt Nam

1. Một số khái niệm có liên quan đến đạo đức và lối sống:
Đạo đức là gì ?
Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích

của bản thân với lợi ích của ngƣời khác và của cả xã hội. Những chuẩn mực đạo đức đều chi
phối và quyết định hành vi, cử chỉ của cá nhân, dƣờng nhƣ nó gợi ý , chỉ bảo con ngƣời, việc
gì nên làm, việc gì nên tránh, trƣớc một hiện tƣợng của cá nhân hay xã hội nên tỏ thái độ này
hay thái độ khác. Nói chung, những chuẩn mực đạo đức bao giờ cũng thể hiện quan niệm về
cái thiện và cái ác. [4,128]
Hệ thống quan niệm đạo đức (hệ thống chuẩn mực đạo đức) chỉ có thể tồn tại dƣới
hình thức hành vi đạo đức sinh động của những nhân cách cụ thể đang đƣợc vận hành dƣới sự
chỉ đạo của hệ thống quan niệm đạo đức ấy.
Hành vi đạo đức là một hành động tự giác đƣợc thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa
về mặt đạo đức. Chúng thƣờng đƣợc biểu hiện trong cách đối nhân xử thế, trong lối sống,
trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói.
Khi nói đến hành vi đạo đức của những con ngƣời cụ thể sống trong một nền văn hóa
nhất định thì có vấn đề "pha tạp" của hành vi đạo đức ở từng con ngƣời cụ

6


thể, vì ở mỗi thời điểm nhất định trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể tồn tại nhiều nền đạo đức
khác nhau bên cạnh nền đạo đức chính thống. [4,130]
Lối sống là gì?
Khi giải thích phạm trù lối sống, các nhà xã hội học Mác-xít thƣờng nhắc đến đoạn
viết nổi tiếng của Mác và Anghen trong Hệ tư tưởng Đức nói về mối quan hệ giữa phƣơng
thức sản xuất và lối sống. Mác và Anghen viết: "Không nên nghiên cứu phƣơng thức sản xuất
ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà
hơn thế, nó là một hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất
định của sự biểu hiện đời sông của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ (1).
Chúng ta có thể hiểu đoạn trích trên đây của Mác và Anghen với ba ý nghĩa sau đây:
- Con ngƣời muốn sống đƣợc, nghĩa là muốn tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của
mình, trƣớc hết phải sản xuất.
- Phƣơng thức sản xuất là một hình thức hoạt động của con ngƣời; thông qua hoạt

động đó mà con ngƣời biểu hiện đời sống của mình, biểu hiện bản thân mình. Đúng nhƣ Mác
và Ẩnghen nói: "những cá nhân là nhƣ thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật
chất của sự sản xuất của họ"(2).
- Phƣơng thức sản xuất là một phƣơng thức sinh sống nhất định của con ngƣời, là mặt
cơ bản của lối sống.
Phƣơng thức sản xuất là điều kiện kinh tế-xã hội của lối sống, là cơ sở đầu tiên để
chúng ta tìm hiểu lối sống. Tuy nhiên, không thể đồng nhất phƣơng thức sản xuất và lối sống,
vì những lẽ sau đây:
- Trong xã hội có giai cấp, không thể có một lối sống cho tất cả mọi ngƣời.

(1)
(2)

C.Mác - Ph.Ănghen: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.30.
Sđd, tr.30

7


- Phạm vi của lối sống rộng hơn phạm vi của phƣơng thức sản xuất.
- Phạm vi lối sống có thể tƣơng ứng với phạm vi của hình thái kinh tế - xã hội.
Lối sống phản ánh hoạt động của chủ thể, bao gồm nhận thức, tình cảm, thái độ, động
cơ, trong mọi hoạt động của bản thân con ngƣời.
Từ phạm vi rộng lớn ấy của lối sống, có thể định nghĩa lối sống nhƣ sau:
“Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân
tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh
tế - xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng
thụ, trong quan hệ giữa người với người trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa”.
Nhƣ vậy lối sống có liên quan đến đạo đức và hành vi đạo đức và đƣợc thể hơn trong
một môi trƣờng văn hóa nhất định. Nói cách khác, khi nghiên cứu lối sống của một nhóm

ngƣời là chúng ta nghiên cứu những nét văn hóa đặc trƣng của cộng đồng đó.
Tin tƣởng tuyệt đối ở tƣơng lai xã hội chủ nghĩa, chấp nhận những khó khăn tạm thời
hiện nay, ra sức lao động và tiết kiệm, sống một mức sống phù hợp với hoàn cảnh của đất
nƣớc - đó là yêu cầu tối thiểu của nhân dân ta về mặt đạo đức.
Lối sống là toàn bộ hoạt động của con ngƣời. Còn lẽ sống chỉ là mặt ý thức của lối
sống, và nếp sống là mặt có tính bản năng của nó.
Lối sống đƣợc hình thành trên cơ sở những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định.
Phương thức sản xuất nhƣ thế nào thì phương thức sống nhƣ thế ấy. Khi điều kiện sản xuất
còn khó khăn, phƣơng tiện sản xuất còn thấp kém, thì con ngƣời phải vất vả lắm mới có thể
tạo ra những sản phẩm ít ỏi để khỏi chết đói và duy trì cuộc

8


sống. Trong hoàn cảnh đó, mọi ngƣời phải cố gắng lao động, phải tiết kiệm tiêu dùng, phải
hợp tác chặt chẽ với nhau, cùng nhau lo tính mọi việc.
Lối sống là cơ sở đầu tiên để hình thành nếp sống và lẽ sống. Nếp sống làm cho lối
sống đƣợc ổn định, và lẽ sống đắt dẫn lối sống ấy. [12, 209-222]

2. Những cơ sở để hình thành đạo đức và lối sống:
Lối sống đƣợc hình thành trên một nền tảng văn hóa nhất định. Do đó, muốn nghiên
cứu lối sống của một xã hội, ta nghiên cứu những nét đặc trƣng văn hóa của xã hội đó. Dƣới
đây ta xét một số quan điểm:
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Văn hóa là sự tổng hợp một phƣơng thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn". Trích lại [9,139]
Hoặc: "Văn hóa là những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết
định tính cách của một xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật
và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá
trị, những tập tục và những tín ngƣỡng. Văn hóa đem lại cho con ngƣời những khả năng suy

xét về bản thân.... "[Bản Tuyên bố về những chính sách văn hóa tại hội nghị quốc tế do
UNESCO chủ trì từ ngày 26.7 đến 06.8.1982 tại Mêhico. Trích lại từ [11,7]
Từ những quan điểm này, ta xét thêm sự tác động của văn hóa đối với con ngƣời theo
một số quan điểm.
Sự tác động của văn hóa đối với con ngƣời thông qua bốn phƣơng diện nhƣ sau:
+ Quá trình văn hóa hóa và sự hình thành nhân cách
Đây là quá trình hình thành nhân cách ở đứa trẻ, làm cho nó thích ứng với cuộc sống
cộng đồng; là quá trình học tập và tiếp cận với văn hóa của đứa trẻ, tạo

9


cho nó những khả năng hiểu biết về nền văn hóa nào đó và tự giác hoạt động trong phạm vi
văn hóa ấy. Quá trình văn hóa này tạo cơ sở hình thành những thành viên mới của xã hội, dạy
cho họ cần phải xử sự nhƣ thế nào và phải làm gì để đạt mục đích chủ yếu trong cuộc sống.
+ Việc thiết lập và vận dụng hệ thống giá trị:
Nếu ta chấp nhận sự phân chia văn hóa một cách quy ƣớc ra văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần thì bảng giá trị đƣợc coi là hòn đá tảng của văn hóa tinh thần. Nói văn hóa ảnh
hƣởng tới con ngƣời chủ yếu là nói đến sự tác động của lãnh vực văn hóa tinh thần, trong đó
có bảng giá trị (hệ thống giá trị). Theo cách hiểu thông thƣờng, hệ thống giá trị gồm giá trị
khoa học, giá trị tƣ tƣởng, giá trị nghệ thuật, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực pháp lý, chuẩn
mực đạo đức.
Trong đó, chuẩn mực chính trị thƣờng có vai trò quan trọng nhất. Vậy trƣớc hết cần
làm rõ khái niệm giá trị.
Giá trị là một thuật ngữ đạo đức học, gần đây nó đƣợc sử dụng rộng rãi trong xã hội
học và văn hóa học. Bất cứ sự vật nào cũng có thể đƣợc xem là giá trị, dù nó là vật thể hay tƣ
tƣởng, là vật thực hay vật ảo, khi sự vật ấy đƣợc các thành viên xã hội thừa nhận, xem nó có
một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của họ và cần đến nó nhƣ một nhu cầu thực thụ.
"Giá trị - những định nghĩa về mặt xã hội của các khách thể trong thế giới chung
quanh, nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể ấy đối với con ngƣời

và xã hội (cái lợi, thiện và ác, cái đẹp cái xấu nằm trong những hiện tƣợng của đời sống xã
hội hoặc tự nhiên). Xét bề ngoài, các giá trị là các đặc tính của sự vật hoặc của hiện tƣợng,
tuy nhiên, chúng không phải là cái vốn do thiên nhiên ban cho sự vật và hiện tƣợng, không
phải đơn thuần do kết cấu bên trong của bản thân khách thể, mà do khách thể bị thu hút vào
phạm vi tồn tại xã hội của con

10


ngƣời và trở thành cái mang những quan hệ xã hội nhất định. Đối với chủ thể (con ngƣời),
các giá trị là những đối tƣợng lợi ích của nó, còn đối với ý thức của nó thì chúng đóng vai trò
những vật định hƣớng hằng ngày trong thực trạng vật thể và xã hội, chúng biểu thị các quan
hệ thực tiễn của con ngƣời đối với các sự vật và hiện tƣợng chung quanh" (3)
"Giá trị là (1) phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hóa, biểu hiện số lao động trừu
tƣợng của xã hội đã hao phí vào việc sản xuất ra hàng hóa, (2) phẩm chất tốt hay xấu, tác
dụng lớn hay nhỏ của sự vật hoặc con ngƣời, (3) phẩm chất tốt đẹp, tác dụng lớn lao." (4)
Hệ thống giá trị là một tổ hợp giá trị khác nhau đƣợc sắp xếp, theo những nguyên tắc
nhất định, phản ánh tính toàn vẹn, hệ thống các chức năng đặc thù trong việc đánh giá nhân
cách con ngƣời. Một hệ giá trị là chỉ ra các thành phần của nó, các mối quan hệ giữa các
thành phần, các yếu tố tạo nên một cấu trúc chỉnh thể của nhân cách. Hệ thống giá trị luôn
mang tính lịch sử, chịu sự chế ƣớc bởi lịch sử. Trong hệ thống giá trị có chứa đựng các nhân
tố của quá khứ, của hiện tại và cả những nhân tố có thể có trong tƣơng lai, các giá trị truyền
thống, các giá trị thời đại, các giá trị có tính nhân loại, các giá trị có tính dân tộc, các giá trị
có tính cộng đồng, tính giai cấp, các giá trị có tính lý tƣởng và có tính hiện thực, v.v... [12,99103].
Tóm lại, sự vật bảo đảm tạo ra thế cân bằng nội tại cho mỗi cá nhân, nhờ đó mà tạo ra
sự liên kết của nhóm, và lòng ao ƣớc đạt tới sự vật đó tạo ra một cảm giác dễ chịu trƣớc nghĩa
vụ phải thực hiện, thì gọi là giá trị xã hội. Giá trị xã hội có thể là lý tƣởng xã hội cần vƣơn
tới, là mục tiêu chính trị cần đạt đƣợc, là lòng say mê

(3)


Từ điển Triết học. NXB Sự Thật. Hà Nội. 1986. Trang 207. [Trích lại : Hà Nhật Thăng. Giáo dục Hộ
thống Giá Trị Đạo Đức Nhân Văn. NXB Giáo Dục. 1998. Trang 53]
(4)
Từ điển Hán Việt. NXB TP. Hồ Chí Minh. 1989. [Trích lại: Hà Nhật Thăng. Sđd.. Trang 53]

11


nghiên cứu khoa học hay sáng tạo nghệ thuật, là việc thờ cúng trong tôn giáo, là sự đam mê
kinh doanh, là danh dự, tình yêu, sức khỏe hay tiền bạc ...
Giá trị là nhân tố quan trọng của hành vi cá nhân, là vật điều chỉnh các nguyện vọng
và hành động của con ngƣời, là chỗ dựa để đánh giá hành động của ngƣời khác, để định đoạt
lợi ích xã hội của các thành viên trong nhóm, do đó, giá trị xác định các tiêu chuẩn của thang
bậc xã hội, làm nền tảng cho cuộc sống chung.
Bảng giá trị xã hội là một trong những thành tố quan trọng trong cơ cấu của nhóm xã
hội, nó tạo nên ở mỗi cá nhân hay ở mỗi nhóm một định hƣớng chung dẫn tới sự thống nhất
hành động. [6,51-61]
Trong cuốn "Chƣơng trình giáo dục các giá trị cuộc sống" của Diane Tillman những
giá trị chung đƣợc đặt ra cho thanh niên theo chƣơng trình đƣợc các tổ chức quốc tế nhƣ
UNESCO, UNICIEF, ... hỗ trợ, những giá trị đƣợc quan tâm là: hòa bình, tôn trọng, tình yêu,
khoan dung, trung thự, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm giản dị, tự do, đoàn kết
[3,10]
Định hƣớng giá trị là một xu hƣớng của con ngƣời muốn vƣơn lên chiếm lĩnh hoặc
tiếp cận với một giá trị cao cả nào đấy, nhờ đó mà nhân cách đƣợc hoàn thiện ở một cấp cao
hơn. Vì vậy, định hƣớng giá trị đƣợc xem là một thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách,
nó xác định thái độ lựa chọn hành động của con ngƣời trƣớc mỗi tình huống ứng xử cụ thể,
nó quy định hành vi phẩm hạnh của cá nhân, quy định khuynh hƣớng và tính tích cực xã hội
của nó.
Nền văn hóa nào cũng có một bảng giá trị đƣợc coi nhƣ bộ chỉnh của xã hội, trong đó

định hƣớng giá trị làm nhiệm vụ định phƣơng hƣớng phấn đấu cho toàn xã hội. Vì định
hƣớng giá trị là thành phần cốt lõi của nhân cách, nên đôi khi ngƣời ta lấy định hƣớng giá trị
làm tên gọi cho mỗi mẫu nhân cách tiêu biểu của nền văn hóa.

12


+ Xác lập các dạng hoạt động và các khuôn mẫu ứng xử:
Mỗi nền văn hóa sử dụng bảng giá trị nhƣ tấm biển chỉ đƣờng hƣớng cho các thành
viên xã hội lựa chọn cách ứng xử nhƣ thế nào để tránh xung đột với các cá nhân khác, mỗi
ngƣời sẽ phải tự giải quyết nhƣ thế nào khi lợi ích riêng bị đụng chạm. Các cách ứng xử ấy
đƣợc chọn lọc và trải nghiệm qua nhiều đời thì trở thành khuôn mẫu ứng xử. Toàn bộ những
khuôn mẫu ứng xử đƣợc cộng đồng xã hội chấp nhận và vận dụng thì trở thành những chuẩn
mực xã hội, đƣợc đúc kết và hệ thống hóa lại thì thành phong tục hay nếp sống xã hội. Phong
tục sẽ sử dụng sức mạnh của dƣ luận xã hội để buộc các thành viên trong cộng đồng phải tự
giác vận dụng những chuẩn mực xã hội trong mọi ứng xử của nó. Đây chính là tác động điều
chỉnh của phong tục - một bộ phận quan trọng của văn hóa.
+ Xây dựng các thiết chế xã hội - văn hóa:
Thiết chế xã hội là một tổ chức hoạt động xã hội và quan hệ xã hội đƣợc đặt ra để
đảm bảo sự bền vững và tính kế thừa cho các quan hệ xã hội đó, bởi một thể chế mà các
thành viên trong cộng đồng xã hội ấy đều thừa nhận. Chức năng chủ yếu của thiết chế xã hội
là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong phạm vi tổ chức của nó, bảo đảm cho sự truyền
đạt văn hóa đƣợc vận hành thông suốt từ xã hội toàn bộ đến mỗi cá nhân.
Thiết chế xã hội còn biểu hiện nhƣ sự đại diện của hệ thống chuẩn mực xã hội, vận
hành trong sinh hoạt xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo, văn hóa,
xã hội v.v...
Thiết chế xã hội - văn hóa bao gồm những tổ chức có chức năng giáo hóa con ngƣời
theo những chuẩn mực phù hợp với yêu cầu của sự phát triển của thời đại, thiết chế văn hóa
gần gũi nhất với con ngƣời là gia đình và trƣờng học.


13


Xây dựng về bốn phƣơng diện đó sẽ hình thành nên những điều kiện cần thiết cho con
ngƣời mới ra đời. Muốn cho quá trình văn hóa hóa cá nhân diễn ra thuận lợi, cần đầu tƣ xây
dựng hệ thống giáo dục mầm non ƣu việt, dựa trên những cơ sở khoa học đúng đắn, cùng với
những trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, kết hợp với sự giáo dƣỡng chu đáo của gia đình, của các
đoàn thể xã hội. Muốn có một hệ thống giá trị tối ƣu, phải xây dựng văn hóa nghệ thuật, văn
hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, đồng thời phải tiến hành các hoạt động khai trí, để không
ngừng nâng cao hiểu biết cho những thành viên trong xã hội. Muốn xây dựng hệ thống khuôn
mẫu ứng xử phải nghiên cứu, tổng kết những giá trị của nền phong hóa truyền thống, dựa trên
cơ sở kế thừa những tinh hoa của quá khứ mà đề xuất và từng bƣớc hình thành những thói
quen mới, phong tục mới vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa ngang tầm thời đại. Muốn xây
dựng các thiết chế văn hóa - xã hội mới cũng phải làm nhƣ vậy. [12,94-103]
Ngoài những đặc trƣng chung nói trên, dân tộc Việt Nam có những nét đặc thù nhƣ
hoàn cảnh địa lý, lịch sử, truyền thống,...
GS. Trần Văn Giàu đã giải thích đầy đủ hơn khi cho rằng nguồn gốc hình thành các
giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam là do tác dụng tổng hợp của 5 nhân tố cơ bản: 1)
Hoàn cảnh địa lý tuy phì nhiêu đặc biệt nhƣng cũng lắm thiên tai nghiệt ngã; 2) Vị trí ngã tƣ
đƣờng khiến cho Việt Nam trở thành một miếng mồi ngon của ngoại bang và lịch sử Việt
Nam do vậy trở thành một chuỗi dài các cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc; 3) Trên cơ sở
một nền văn minh bản địa đặc sắc và vị trí ngã tƣ đƣờng, Việt Nam đã biết mở rộng cửa để
tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại; 4) Suốt thời gian từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX,
xã hội Việt Nam đầy biến động khiến xuất hiện những đức tính mới; 5) Chủ nghĩa Mác-Lênin
sớm du nhập vào Việt Nam.[9,295]

14


Với cách nhìn hệ thống, dễ thấy rằng mọi dân tộc bẩm sinh đều có tổng năng lực và

phẩm chất tinh thần nhƣ nhau. Là con ngƣời, mọi dân tộc đều có những phẩm chất mang tính
ngƣời nhƣ tình yêu đồng loại, quê hƣơng, tính tập thể, tính cần cù, sự tinh tế... Đó chính là cái
phổ quát, chung cho toàn nhân loại. Sự khác biệt về cấu trúc của các hệ thống đồng loại là
sản phẩm của sự hành chức, dƣới sự tác động của môi trƣờng.
Kết quả là nghề chăn nuôi bị hạn chế còn nghề trồng trọt thì thuận lợi. Trồng trọt phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên nên con ngƣời phải cần cù, có lối tƣ duy tổng hợp và trọng quan
hệ. Trồng trọt là nghề mang tính thời vụ cho nên con ngƣời phải liên kết chặt chẽ với nhau, từ
đó mà sinh ra tính cộng đồng, tình đoàn kết. Vì việc chung sống với cộng đồng mang tính
sống còn nên ngƣời Việt Nam rất coi trọng danh dự, luôn "giữ phẩm giá, không chịu để mất
nó trong bất cứ sự thử thách nào" nhƣ C. Falazzoli đã nhận xét.
Cây cối bám rễ cố định vào đất cho nên sống bằng nghề trồng trọt thì phải định cƣ.
Sống định cƣ trong điều kiện địa hình phức tạp dẫn đến chỗ phân tán, co cụm thành các nhóm
nhỏ, dẫn đến tính đa dạng tộc ngƣời, đa dạng ngôn ngữ (hằng số xã hội). Kết quả là bên cạnh
tính cộng đồng lại có tính tự trị - tự trị ở phạm vi nhỏ tạo nên tình yêu quê hƣơng, làng xóm,
ý thức gắn bó với quê cha đất tổ; tự trị ở phạm vi lớn dẫn đến lòng yêu nƣớc và ý thức độc
lập dân tộc mạnh mẽ.
Sống định cƣ thành các nhóm nhỏ mà do tính thời vụ phải liên kết chặt chẽ với nhau
cho nên cách sống duy nhất phù hợp là trọng tình. Sống trọng tình cảm (tình cảm, tình nghĩa)
tạo nên tính tế nhị tinh tế, năng khiếu văn chƣơng, hay cái mà C. Falazzoli gọi là tính đặc biệt
lãng mạn và đa cảm. Nhu cầu ổn định là trên hết nên sinh ra lòng nhân ái, bao dung, chuộng
hoà bình, thậm chí khi cần thì có thể nhẫn nhục chịu đựng nhƣ Đào Duy Anh nhận định. Vì
chuộng hòa bình và có nhu

15


cầu ổn định nên khi hoà bình và ổn định bị đe dọa thì lòng yêu nƣớc và ý thức độc lập dân tộc
đƣợc phát huy, ngƣời dân sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. Lòng anh hùng từ đó mà nảy sinh.
Tuy Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản đều có tính cộng đồng, nhƣng do ngƣời Việt
Nam còn có tính tự trị, khép kín và sống thiên về tình cảm nên tính cộng đồng của ta là cộng

đồng tình cảm; trong khi đó thì tính cộng đồng của ngƣời Trung Hoa, Nhật Bản là cộng đồng
xã hội.
Vì luôn phải đối phó với thiên nhiên đa dạng và sống theo tình cảm nên con ngƣời
nông nghiệp rất linh hoạt, giỏi biến báo - cái mà cụ Đào Duy Anh gọi là "khả năng bắt chƣớc,
thích ứng và dung hóa rất tài", còn Trƣơng Chính thì nói đến chất "thông minh". Cuộc sống
gần thiên nhiên tạo nên tính giản dị và lối sống thiết thực.
Trong phƣơng Đông nông nghiệp thì Đông Nam Á, do khu vực sống bằng nghề trồng
lúa nƣớc nên có tính thời vụ cao hơn cả, cũng có nghĩa là những đặc tính trên có điều kiện
phát triển nhất. Nền văn minh lúa nƣớc trong bối cảnh một vùng địa lý - khí hậu đặc biệt đã
làm hình thành một lối tƣ duy đặc biệt tổng hợp và mềm dẻo về các quan hệ đối lập mà sau
này đƣợc ngƣời Hán phát triển thành một tƣ tƣởng hoàn chỉnh là triết lý âm dƣơng. Chính tƣ
duy âm dƣơng truyền thống, cho dù thuở ban đầu còn là cảm tính, đã tạo nên ở các dân tộc
Việt Nam một lối sống hài hòa, không ƣa thái quá, do vậy mà trong ứng xử, ngƣời Việt Nam
thƣờng dè dặt, cân nhắc, xét đoán ...; trong khó khăn luôn lạc quan, yêu đời.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhờ nằm ở vị trí ngã tƣ đƣờng nên Việt Nam
dung hòa đƣợc ảnh hƣởng từ phía Tây sang của An Độ và từ phía Bác xuống của Trung Hoa,
nhờ vậy mà trong lịch sử phát triển, Việt Nam chỉ tiếp nhận từng yếu tố tinh hoa của các nền
văn hóa ngoại sinh để báo cho phù hợp với mình chứ

16


không tiếp nhận hầu nhƣ trọn vẹn một nền văn hoá nào để bị Ấn hóa nhƣ một số quốc gia
Đông Nam Á, hay bị Hán hóa nhƣ nhiều dân tộc vùng Hoa Nam.[9,297]

3. Một số đặc điểm tính cách của ngƣời Việt Nam qua các thời đại:
Trên cơ sở một nền văn hóa, tính cách con ngƣời Việt Nam đƣợc hình thành với một
bản sắc riêng theo thời gian nhƣ sau:
Mặc đù Việt Nam nằm ở vị trí ngã tƣ đƣờng và trong hàng nghìn năm, ta đã tiếp nhận
nhiều yếu tố văn hoá của Trung Hoa, Ấn Độ, rồi gần đây là Nhật Bản, Pháp, Nga, Mỹ ...

nhƣng những đặc trƣng bản sắc của dân tộc đƣợc thừa nhận rộng rãi trên đều vẫn xuất phát từ
những đặc trƣng gốc của một nền văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc điển hình, đƣợc hình thành
từ lớp bản địa của lịch sử văn hóa dân tộc. Nhƣng đặc trƣng gốc đó là: 1) Tính cộng đồng và
tính tự trị; 2) Lối sống trọng tình cảm (tình cảm, tình nghĩa); 3) Lối tƣ duy tổng hợp và trọng
quan hệ; 4) Tính tình linh hoạt; 5) Khuynh hƣớng ƣa hài hòa [9,297], [7].
Nhờ tính cách hài hòa, khả năng biến báo, lối sống sinh hoạt mà trong quá trình phát
triển, nền văn hóa Việt Nam luôn có những bƣớc chuyển tiếp rất mềm mại, nƣớc đôi không
cứng rắn và đứt đoạn. [5]
Bản sắc dân tộc là những tính chất riêng tạo thành đặc điểm của dân tộc ấy. Nhƣ vậy
bản sắc dân tộc Việt ngày nay vẫn còn có những nét khác biệt so với các dân tộc lân bang.
Theo các nhà viết sử từ trƣớc công nguyên cho đến gần đây đã từng nói đến những nét đặc
trƣng của dân tộc Việt Nam trong lối sống.
Hoài Nam Vƣơng Lƣu An, trong sớ dâng lên vua nhà Hán đã nhận xét về bản sắc dân
Lạc Việt nhƣ sau : "Việt là đất ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của
nƣớc đội mũ mang đai mà trị đƣợc. Đất ấy không thể ở đƣợc, dân ấy không thể chăn đƣợc ...
vả ngƣời Việt khinh bạc, tráo trở, không theo pháp độ, không phải mới có một ngày". Dĩ
nhiên lời nói trên đây là nhận xét của một vị vƣơng giả

17


ngƣời Hán, tự đặt dân tộc Trung Hoa lên trên thiên hạ, nhƣ bao nhiêu các nhận xét của"
ngƣời dân nƣớc lớn". Thế nhƣng, nếu cố hiểu kỹ câu nói trên, ta có thể thấy rằng lời nhận xét
của Lƣu An là một nhận thức đúng đắn về bản sắc dân Việt trƣớc công nguyên và là một lời
tiên tri cho hàng ngàn đời sau. Nhận xét ấy là:
(1)Nƣớc Việt là đất không thể xâm lăng đƣợc (đất ấy không thể ở đƣợc), dân ấy
không thể sai khiến đƣợc (dân ấy không thể chăn đƣợc).
(2)Không thể xem văn hóa, pháp luật của nƣớc lớn để áp đặt đƣợc (không thể lấy
pháp độ của nƣớc đội mũ mang đai mà trị đƣợc. Ngƣời Việt có niềm tự hào dân tộc nên từ
lây đã có thái độ khinh bạc đối với dân tộc "Đội mũ mang đai".

(3)Ngƣời Việt biết cân nhắc đúng đắn quan niệm dân tộc rộng rãi với quyền lợi đất
nƣớc cho nên lúc thì họ hòa hoãn chịu nhƣợng bộ ngƣời Hán, lúc thì quay mũi dáo chông lại
họ, vì vậy mới bị coi là tráo trở.
Đến đời nhà Trần, nhà sử học Lê Tắc, đã nêu ra những đặc điểm của ngƣời Việt trong
cuốn An Nam Chí Lƣợc nhƣ sau: Đàn ông lo làm ruộng, đi buôn; đàn bà nuôi tằm, dệt vải.
Cách nói phô trƣơng hiền hòa, ít lòng ham muốn.
Ngƣời ở khác xứ trôi nổi đến nƣớc họ, họ hay hỏi thăm, ấy là tình thƣơng của họ.
Ngƣời sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu (Từ Thanh Hóa trở ra) thì rộng rãi, có mƣu trí; ngƣời
Châu Hoan, Châu diễn (Nghệ Anh - Hà Tĩnh) thì tuấn tú, ham học, dƣ nữa thì khờ dại, thật
thà ... Vì trời nóng, dân tắm ở sông nên họ chèo đò lội nƣớc rất giỏi; ngày thƣờng không đội
mũ, đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp bằng hai chân.
Yết kiến bậc tôn trƣởng thì quỳ xuống lạy ba lạy. Tiếp khách thì đãi trầu cau. Tính ƣa
ăn dƣa, mắm và những vật dƣới biển. Họ hay uống rƣợu quá độ nên gầy yếu

18


Cách đây vào khoảng nửa thế kỷ, nhà sử học Trần Trọng Kim đã nêu ra trong cuốn
Việt Nam sử lƣợc một số đặc điểm của ngƣời Việt Nam về màu da, diện mạo, y phục v.v...
Về tính tình con ngƣời Việt Nam, cụ viết:
"Về đàng trí tuệ và tính tình thì ngƣời Việt Nam có cả tính tốt và cả tính xấu. Đại khái
thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều ngƣời sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính
hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức; lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
làm năm đạo thƣờng cho sự ăn ở. Tuy vậy vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và
hay bài bác nhạc chế. Thƣờng thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhƣng là khi
đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật. Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều,
không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ƣa trông bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê
cờ bạc. Hay tin ma quỷ, sùng lễ bái, nhƣng mà vẫn không nhiệt tín tôn giáo nào cả. Kiêu
ngạo và hay nói khoác, nhƣng có lòng nhân, biết thƣơng ngƣời và hay nhớ ơn. Đàn bà thì hay
làm lụng và đảm đang, khéo chân, khéo tay, làm đƣợc đủ mọi việc mà lại lấy việc gia đạo

làm trọng, hết lòng chiều chồng, nuôi con, thƣờng giữ đƣợc các đức tính rất quý là tiết, nghĩa,
cần kiệm. Ngƣời Việt Nam từ Bắc chí Nam, đều theo một phong tục, nói một thứ tiếng, cùng
giữ một kỷ niệm, thật là một cái tính đồng nhất của một dân tộc từ đầu nƣớc đến cuối nƣớc."
Trải qua bao nhiêu thế hệ thăng trầm của lịch sử và sự xâm nhập văn hóa ngoại lai từ
nhiều nguồn khác nhau, nếu những đặc tính nêu trên còn tồn tại một phần nào trong xã hội
chúng ta hiện tại, khiến cho con ngƣời Việt Nam ngày nay, dù ở đâu, cũng có những cá tính
riêng biệt với các các dân tộc khác thì quả đã có một cái gì tạo nên khuôn mẫu ấy. Cái khuôn
mẫu gồm những cá tính tốt và xấu ấy phải chăng là kết quả của nhƣng tƣơng quan xã hội và
chính từ những thành tố của văn

19


hóa dân tộc? [Dƣơng Thiệu Tống. Giáo dục và sự phát triển. Bài đăng trên internet VASC
ngày 22.10.2001]
Trong công trình Giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam (1980); GS. Trần Văn Giàu
đã trình bày kỹ lƣỡng 7 giá trị tinh thần truyền thống : 1) Yêu nƣớc; 2) Cần cù; 3) Anh hùng;
4) Sáng tạo; 5) Lạc quan; 6) Thƣơng ngƣời; 7) Vì tình nghĩa. Trong đó, chủ nghĩa yêu nƣớc
đƣợc tác giả xem là giá trị hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc.
Tại một Hội thảo khoa học tổ chức năm 1983, GS. Trƣơng Chính nói đến 5 giá trị: 1)
Tinh thần yêu nƣớc; 2) Tinh thần dân tộc; 3) Cần cù và thông minh; 4) Trọng đạo lý, tình
ngƣời; 5) Lạc quan yêu đời.
Cũng tại Hội thảo này, Lê Anh Trà nêu lên 4 giá trị: 1) Yêu nƣớc bất khuất chống
giặc ngoại xâm; 2) Lao động cần cù xây dựng đất nƣớc; 3) Lòng nhân ái và ý thức về lẽ phải;
4) Lối sống giản dị, không ƣa thái quá.
Trƣớc nữa thì trong số những tính chất tinh thần của ngƣời Việt Nam mà học giả Đào
Duy Anh (6) kể ra, có thể thấy những phẩm chất dƣơng tính nhƣ sau: 1) Trí nhớ (tác giả gọi là
"sức kí ức") tốt, thiên về nghệ thuật và trực giác"; 2) Ham học, thích văn chƣơng; 3) Thiết
thực ("ít mộng tƣởng"); 4) Cần cù (tác giả gọi là "sức làm việc khó nhọc") ở mức độ "ít dân
tộc bì kịp"; 5) "Giỏi chịu ... khổ và hay nhẫn nhục"; 6) "Chuộng hòa bình, song ngộ sự thì

cũng biết hi sinh vì đại nghĩa"; 7) Khả năng "bắt chƣớc, thích ứng và dung hoa rất tài".
Claude Falazzoli trong cuốn Việt Nam giữa hai huyền thoại (Le Vietnam entre deux
mythes, 1981) thì nói đến: 1) Ý thức "giữ phẩm giá, không chịu để mất nó trong bất kỳ thử
thách nào"; 2) "Nết cần cù có thể lấp biển"; 3) "Một sự lịch thiệp,

(6)

Đào Duy Anh. Việt Nam Văn Hóa Sử Cƣơng. 1951, trang 22 - 23

20


tế nhị ... khiến cho không khí ở đây không thô lỗ và nặng nề nhƣ ở những nƣớc dân chủ nhân
dân khác"; 4) "Một sự tinh tế cố tình chẻ sợi tóc làm tƣ"; 5) "Tính dè dặt, kéo dài sự cân nhắc,
đoán xét, quyết định"; 6) "Tính thực dụng ... khả năng thích ứng một cách khéo léo và sáng
suốt với mọi tình huống"; 7) "Đặc biệt lãng mạn và đa cảm".
Còn có thể tiếp tục kể ra những danh sách tƣơng tự của nhiều tác giả khác, song mới
chừng ấy cũng đã có thể thấy rằng ý kiến của các học giả khác nhau có khá nhiều điểm thông
nhất. Có lẽ là chính những chỗ thống nhất đó đã là cơ sở cho việc nêu ra một danh sách mở
những đặc trƣng bản sắc trong Nghị quyết 5 của Ban Chấp Hành Trung ƣơng Đảng Cộng Sản
Việt Nam (khóa VII) "Về xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc" nhƣ sau:
1)Lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý chí tự cƣờng dân tộc;
2)Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng (gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ
quốc);
3)Lòng nhân ái, khoan dung; trọng nghĩa tình, đạo tình;
4)Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động;
5)Sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống; [9, 292-297]
Những nét đặc trƣng văn hóa đó đƣợc thể hiện cụ thể bằng lối sống trong gia đình,
ngoài xã hội. Dƣới đây chúng ta xét một số thể hiện của lối sống đó.

Xã hội Việt Nam trong thời cận đại có những những mối quan hệ trong gia đình và xã
hội nhƣ sau:
• Địa vị đàn bà:

21


Trong gia đình, chủ quyền ở trong tay gia trƣởng thì đàn bà tất là không có quyền gì
cả. Khổng giáo chủ trƣơng nam tôn nữ ty (7) , trọng nam khinh nữ (8) , lại vun đắp thêm quyền
uy của gia trƣởng mà đè nén địa vị của đàn bà. Theo luân lý tam cƣơng ngũ thƣờng (9) thì đàn
bà nào cũng phải tùy thuộc đàn ông. Kinh Lễ có thuyết tam tòng, bắt ngƣời đàn bà, khi còn
nhỏ thì phải theo cha, khi lấy chồng thì phải theo chồng, khi chồng chết thì phải theo con,
suốt đời là kẻ vị thành nhân phải dựa vào một ngƣời đàn ông làm chủ chốt chứ không bao giờ
đƣợc độc lập.
Tuy nhiên pháp luật và phong tục đối với đàn bà đã hòa hoãn bởi cái tính cách tàn
nhẫn của đạo đức.
Pháp luật lại nhận cho ngƣời vợ có địa vị tƣơng đƣơng với chồng ở trong gia đình (10),
mà theo tục thƣờng thì việc quản lý gia sản không những là vợ giúp chồng mà lại chính vợ tự
đảm đƣơng, cho nên không những ngƣời ta gọi ngƣời chủ phụ là nội trợ, mà lại thƣờng gọi là
nội tƣớng.
Nhất là khi chồng chết thì quyền của ngƣời chủ phụ lại rõ rệt lắm. Luân lý buộc ngƣời
đàn bà chết chồng phải ở vậy với con, ngƣời nào đi lấy chồng khác là thất tiết.
Nếu con trƣởng thành của bà là tộc trƣởng mà còn nhỏ thì bà có quyền thay thế con
mà tế tự tổ tiên, song khi hành lễ thƣờng có một ngƣời đàn ông trong họ (ông chú) giúp đỡ.
Địa vị của đàn bà nhƣ thế cũng là cao hơn địa vị do luân lý chỉ định nhiều, song nếu
ngƣời quả phụ bỏ con cái và gia đình chồng mà đi lấy chồng khác thì những quyền kể trên tự
nhiên mất hết.

(7)


Đàn ông là cao quý, đàn bà là thấp hèn
Trọng đàn ông mà khinh đàn bà.
(9)
Tam cƣơng ngũ thƣờng, xem lời chú ở trang 121
(10)
Thê giả tề dã, nghĩa là: vợ là ngang hàng với chồng
(8)

22


×