Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho nữ học sinh lớp 11 trường THPT mỹ lộc nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.03 KB, 50 trang )

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGUYỄN HUY HỢP

LựA
• CHỌN
• MỘT
• SỐ BÀI TẬP
• B ổ TRỢ•
NÂNG CAO THÀNH TÍCH
CHẠY TIẾP SỨC 4 X 100M CHO
Nữ HỌC SINH LỚP 11
TRƯỜNG THPT MỸ LỘC - NAM ĐỊNH
KHÓA LUẬN
• TỐT NGHIỆP
• ĐẠI
• HỌC


Chuyên ngành: C N K H S P G D TC - G D Q P

Hướng dẫn khoa học

Th.s Dương Văn Vĩ


2

LỜ I CAM ĐOAN

Tên tôi là : Nguyễn Huy Hợp.


Sinh viên lớp k33 GDTC - GDQP.
Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, kết quả nghiên cứu về
vấn đề này không trùng với bất cứ đề tài nào khác tại Trường THPT Mỹ
Lộc - Nam Định.

H à Nội, ngày ... tháng ... năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Huy Hợp


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CĐTĐ:

Cường độ tối đa.

HLV :

Huấn luyện viên

VĐV :

Vận động viên

SLLL :

Số lần lặp lại

:

Sau thực nghiệm

TDTT :

Thể dục thể thao

THPT :

Trung học phổ thông

TTN

:

Trước thực nghiệm

XPT

:

Xuất phát thấp

XPC

:

Xuất phát cao


STN


4

MỤC LỤC
Trang
Đ Ặ T VẤN Đ Ể

1

Chương 1 : Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

4

1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất

4

trường học
1.2. Nội dung, phương pháp giảng dạy - huấn luyện chạy tiếp sức

5

4x1 OOm
1.3. Cơ sở lý luận khoa học của các tố chất thể lực chuyên môn

10

trong chạy 4x1 OOm

1.4. Đặc điểm tâm - sinh lý

14

Chương 2 : Nhiệm yụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu

17

2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

17

2.2. Phương pháp nghiên cứu

17

2.3. TỔ chức nghiên cứu

20

Chương 3 : Kết quả nghiên cứu

22

3.1. Đánh giá thực trạng giảng dạy và tập luyện nội dung chạy tiếp

22

sức 4xl00m của nữ học sinh khối 11 Trường THPT Mỹ Lộc - Nam
Định

3.2. Lựa chọn bài tập bổ ượ nhằm nâng cao thành tích chạy

26

4xl00m cho nữ học sinh Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Định

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

41

TÀI L IỆ U THAM KHẢO

43


5

DANH MỤC BẢNG B lỂU

Trang
Bảng 3.1. So sánh các test đánh giá hiệu quả trong giảng dạy chạy cự

24

ly 4xl00m cho nữ học sinh Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Đinh năm
học 2009 - 2010
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test kiểm ưa ( n = 2 0 )

26


Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập bổ trợ nhằm nâng

29

cao thành tích chạy 4xl00m cho nữ học sinh lớp 11 ( n = 20 )
Bảng 3.4. Các bài tập bổ trợ, phát triển sức bền tốc độ và bài tập trao -

31

nhận gậy nhằm nâng cao thành tích chạy 4xl00m cho nữ học sinh lớp 11
Bảng 3.5. Kết quả kiểm ưa trước thực nhiệm ( nA= nB = 36 )

33

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá điểm trước thực nhiệm ( nA= nB = 3 6 )

34

Bảng 3.7. Kế hoạch giảng dạy và thực nghiệm

35

Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra sau thực nhiệm ( nA= nB = 36 )

37

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá điểm sau thực nhiệm ( nA= nB = 36)

37


Biểu đồ kết quả đối tượng phỏng vấn ( n = 20 )

28

Biểu đổ biều diễn kết quả chạy 30m xuất phát cao

38

Biểu đổ biểu diễn kết quả chạy lOOm xuất phát thấp

39

Biểu đồ biểu diễn kết quả thòi gian ứao gậy

39


6
PHỤ LỤC 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

Độc lập - T ự do- Hạnh phúc

P H IẾ U PH Ỏ N G VẤN
Họ và tên..............................................................năm sinh.........................

Nghề nghiệp........................................................năm công tác.................
Trình độ chuyên môn.....................................nơi công tác....................
Để góp phần giúp chúng tôi hoàn thiện đề tài “ Lựa chọn một số
bài tập bổ trợ nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4xl00m cho nữ học sinh
lớp 11 Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Định”. Xin các đồng chí bớt chút thời
gian ứả lời chúng tôi một số câu hỏi, hy vọng rằng những đóng góp quý báu
của các đồng chí là cơ sở để chúng tôi lựa chọn được một số bài tập bổ ượ để
đánh giá hiệu quả ứng dụng nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x1 OOm
cho nữ học sinh lớp 11 Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Đinh, bằng cách đánh
dấu ( X ) vào ô đã lựa chọn.

Câu hỏi 1: Các bài tập bổ trợ dưới dây, bài tập nào được sử dụng để
giảng dạy - huấn luyện nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x1 OOm cho
nữ học sinh lớp 11 Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Định.
* Các bài tập bổ trợ, phát triển sức bền tốc độ.
I I- Bài tập 1: Chạy 30m X 2 tổ, 3 lần/tổ, nghỉ giữa 2 phút (CĐTĐ 100%).
I Ị- Bài tập 2: Chạy 60m X 2 tổ, 3 lần/tổ, nghỉ giữa 2 phút (LVĐ 80%).
I Ị- Bài tập 3: Chạy 100m X 2 lần (CĐTĐ 100%).
I ]- Bài tập 4: Chạy 120m tăng dần tốc độ về cuối X 2 lần.
I Ị- Bài tập 5: Chạy 150m tăng dần tốc độ và LVĐ 80% ở 70m cuối X 2

lầnD
- Bài tập 6: Chạy 180m X 2 lần.


7
* Bài tập trao - nhận tín gậy trong chạy 4x1 OOm.
I Ị- Bài tập 7: Từng đôi, tại chỗ tập động tác trao - nhận gậy theo tin hiệu, 15
lần.
I Ị- Bài tập 8: Tập ữao - nhận gậy ở khu vực quy định.

I Ị- Bài tập 9: Tập chạy XPC 3 điểm chống và quay mặt về phía sau 10
lần.
I I- Bài tập 10: Chạy 60m thực hiện trao - nhận gậy trên đường thẳng
trong khu vực 20m với tốc độ tối đa, 2 lần X 2 tổ, nghỉ giữa 2 phút ( người

nhận chuẩn bị ở tư thế XPC 3 điểm chống).
I I- Bài tập 11: Chạy 80m thực hiện ưao - nhận gậy trên đường vòng
trong khu vực 20m với tốc độ tối đa, 2 lần X 2 tổ, nghỉ giữa 2 phút ( người

nhận chuẩn bị ở tư thế XPC 3 điểm chống).
I ]- Bài tập 12: Chạy 150m thực hiện trao - nhận gậy ở đườìig vòng. Người
nhận gậy XPC có 3 điểm chống và quay mặt về phía sau, 3 lần X 2 tổ, nghỉ giữa 2
phút.
I ]- Bài tập 13: Thực hành chạy 4xl00m 2 lần X 2 tổ, nghỉ giữa 2 phút.


8

PHỤ LỤC 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Độc lập - T ư do- Hạnh phúc

P H IẾ U PH Ỏ N G VẤN
Họ và tên..............................................................năm sinh.........................
Nghề nghiệp........................................................năm công tác.................

Trình độ chuyên môn....................................... nơi công tác....................
Để góp phần giúp chúng tôi hoàn thiện đề tài “ Lựa chọn một số
bài tập bổ trợ nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4xl00m cho nữ học sinh
lớp 11 Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Định”. Xin các đồng chí bớt chút thời
gian ứả lời chúng tôi một số câu hỏi, hy vọng rằng những đóng góp quý báu
của các đồng chí là cơ sở để chúng tôi lựa chọn được một số bài tập bổ ữợ để
đánh giá hiệu quả ứng dụng nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x1 OOm
cho nữ học sinh lớp 11 Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Đinh, bằng cách đánh
dấu ( X ) vào ô đã lựa chọn.

Câu hỏi 2: Các test nào dưới đây dùng để dánh giá hiệu quả ứng dụng
của các bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4xl00m cho nữ học
sinh lớp 11 Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Đinh.
I I + Chạy 30m xuất phát cao (s).
I I + Chạy 100m xuất phát thấp (s).
I I + Thời gian ữao gậy (s).


9
ĐẶT VẤN ĐỂ
Cùng với sự đi lên của đất nước, quá trình phát triển của sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá, thì công tác thể dục thể thao ( TDTT ) cũng có
nhiều bước tiến mới. TDTT là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại
hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực nhằm tăng cường
thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần quan trọng vào
việc thực hiện mục tiêu đào tạo con người mới phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần. TDTT còn
tăng cường tinh thần hoà bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc trên thế
giới thông qua các thế vận hội Olympic, Á vận hội, Seagame... Quốc gia, dân
tộc nào cũng muốn thể hiện nền văn hoá truyền thống của dân tộc mình với

bạn bè quốc tế, vứi mục đích cao cả là giao lưu học hỏi và thắt chặt hơn nữa
tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.
Nước ta đã và đang phấn đấu thực hiện kế hoạch củng cố, xây dựng và
phát triển phong ưào TDTT bằng nhiều hình thức mang tính phổ cập đối với
mọi đối tượng, tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của quần chúng. Ngoài
ra các môn thể thao thành tích cao cũng được quan tâm đúng mức để từng
bước đưa nền thể thao nước nhà hoà nhập, đua tranh với các nước trong khu
vực và ưên thế giới.
Với lĩnh vực GDTC trong nhà trường phổ thông cần từng bước nâng cao
ưình độ văn hoá thể chất và khả năng thể thao cho học sinh làm cơ sở góp
phần vào sự nghiệp TDTT của đất nước. Chỉ thị 17/СГ - TW của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về công tác TDTT đến năm 2010 và đặc biệt Nghị quyết
Trung ương II khoá 8 về công tác Giáo dục - Đào tạo đã khẳng định rõ GDTC
trong trường học là rất quan trọng.
Trong sự nghiệp phát ữiển TDTT và hệ thống GDTC của các nhà trường
thì Điền kinh giữ một vị trí rất quan ưọng. Được mệnh danh là môn thể thao
Nữ Hoàng, Điền kinh xuất hiện rất sớm và thu hút được sự quan tâm của rất


10
nhiều người. Bắt nguồn từ những hoạt động quen thuộc của con người
nhằm duy trì sự sinh tồn như chạy, nhảy, leo chèo, ném đẩy... theo thời
gian môn Điền kinh càng phát triển và hoàn thiện hơn về luật thi đấu và
kỹ thuật động tác. Vì vậy học tập và rèn luyện Điền kinh có tác dụng kích
thích tính tích cực trong việc phát triển tố chất thể lực: Sức nhanh, sức
mạnh, sức bền và khả năng phối vận động cho học sinh. Đồng thời còn có
tác dụng giáo dục năng lực thực hành, ý thức kỷ luật, tính tự giác, tính tích
cực và nỗ lực ý chí của người tập.
Điền kinh là môn thể thao rất phong phú và đa dạng bao gồm nhiều nội
dung như: Chạy, nhảy, ném đẩy... ữong đó các môn chạy là nội dung thi đấu

có tính hấp dẫn, đăc biệt là chạy tiếp sức 4xl00m. Kỹ thuật chạy tiếp sức
4xl00m gồm có: Xuất phát, kỹ thuật ưao - nhận tín gậy, kỹ thuật chạy ở
đường vòng và kỹ thuật chạy ở đường thẳng. Vì vậy đòi hỏi VĐV phải có kỹ
thuật chạy cự ly ngắn tốt ở đường thẳng, đường vòng và khả năng phối hợp vói
nhau trong quá trình trao - nhận gậy. Chạy tiếp sức 4xl00m là sự phối hợp
của các VĐV trong cùng một đội, mỗi VĐV phải chạy một đoạn của cự ly
ngắn theo quy định, để mang tín gậy từ vạch xuất phát về đích. Thành tích của
đội là từ khi có lệnh xuất phát cho VĐV chạy đoạn đầu đến khi VĐV chạy
đoạn cuối về đích.
Trong các trường THPT công tác GDTC luôn được nhà trường đặc biệt
quan tâm như cải tạo, xây dựng sân bãi, dụng cụ... phục vụ cho công tác giảng
dạy và các hoạt động ngoại khoá khác. Nhưng trên thực tế GDTC trong nhà
trường vẫn còn hạn chế, như chỉ thị 36/CT - TW đã đánh giá “ TDTT của nước
ta còn ở trình độ thấp, số người thường xuyên tham gia tập luyện còn rất ít.
Đặc biệt là thanh niên, học sinh chưa tích cực tham gia tập luyện nên hiệu quả
GDTC trong nhà trường và trong lực lượng vũ trang còn thấp ” [3]. Việc tập
luyện các môn Điền kinh trong nhà trường do điều kiện sân bãi còn hạn chế
chưa được chú ý đúng mức. Với các môn đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn như


11
môn chạy tiếp sức 4x1 OOm, việc tổ chức học tập càng gặp nhiều khó khăn. Vì
thế thành tích của các em đối vói môn này còn rất hạn chế.
Việc áp dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy của môn Điền kinh nói chung cũng như trong chạy tiếp sức 4x1 OOm
nói riêng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình giảng
dạy tại các trường THPT hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nâng cao thành tích chạy tiếp sức
4xl00m cho nữ học sinh lớp 11 Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Định

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu nhằm lựa chọn các bài tập bổ trợ chuyên môn
sao cho phù hợp với điều kiện, đối tượng, lứa tuổi để nâng cao thành tích
chạy tiếp sức 4x1 OOm cho nữ học sinh lớp 11 Trường THPT Mỹ Lộc - Nam
Định, góp phần bổ sung, hoàn thiện nội dung chương trình giảng dạy huấn luyện của nhà trường.


12
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VAN ĐỂ NGHIÊN c ứ u
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất
trường học
Nhà nước rất coi trọng công tác TDTT trong trường học, nhằm phát
ứiển hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh - thiếu niên, nhi đồng. GDTC là
nội dung bắt buộc của học sinh - sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo
dục quốc dân từ mầm non đến đại học. Nhà nước khuyến khích và tạo điều
kiện cho học sinh được tập luyện TDTT phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều
kiện cơ sở vật chất từng nơi.
Chỉ thị 36/CT - TW ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư TW Đảng giao
ưách nhiệm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục TDTT thường xuyên phối
hợp chỉ đạo công tác GDTC, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sử vật chất,
thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học, để việc tập luyện
TDTT ưở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, để tuyển
chọn được nhiều tài năng TDTT cho đội tuyển quốc gia.
Trong chỉ thị 36/CT - TW đã được Đảng IX xác đinh phương hướng và
nhiệm vụ “ Đẩy manh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc người
Việt Nam. Phát ữiển phong trào TDTT quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng
khắp; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ VĐV thể thao thành tích cao, đưa Việt Nam
lên ưình độ chung trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao ưong nhiều bộ
môn. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia

thiết thực, có hiệu quả cao trong các hoạt động văn hoá thể thao

[3]

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII cũng khẳng định: “ Công
tác TDTT cần được coi ưọng và nâng cao chất lượng GDTC ưong các trường
học. Tổ chức hướng dẫn và vận động nhân dân tham gia rèn luyện hàng
ngày,... nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục và đào tạo


13
Với mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ tương lai của đất nước toàn diện về:
Đức, trí, thể, mĩ. Tại Hội nghị TW 4 khoá VIII về đổi mái công tác giáo dục đào tạo trong nghị quyết có ghi: “ Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể
chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức...” đã khẳng định mục
tiêu giáo dục là nhằm giáo dục về nhân cách, tăng cường thể lực cho học sinh,
sinh viên. Ngày 7/8/1995 Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị 133/TTg nêu rõ
yêu cầu đối vói Tổng cục TDTT và UBTDTT - Việt Nam tỉnh thành và mã
nghành có liên quan: “ Nghành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có
tính chiến lược, ưong đó quy định rõ các hình thức hoạt động mang tính phổ
cập đối vói mọi đối tượng lứa tuổi tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của
quần chúng, khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

[4]

GDTC trong nhà trường phổ thông nhằm từng bước nâng cao trình độ
văn hóa thể chất và thể thao cho học sinh góp phần vào TDTT của đất nước,
đáp ứng nhiệm vụ gián tiếp thể thao của học sinh Việt Nam và quốc tế. Chỉ thị
17/CT- TW của Ban Bí thư TW Đảng về công tác TDTT và đặc biệt Nghị
quyết TW II về công tác giáo dục và đào tạo đã khẳng định rõ GDTC trong
trường học là rất quan ưọng.

Công tác TDTT phải góp phần tích cực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước,
trước hết là góp phần nâng cao sức khoẻ, rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức,
nhân cách và nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân, xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao lòng tự hào dân tộc và đẩy lùi tệ nạn xã
hội ở từng địa phương.
1.2. Nội dung, phương pháp giảng dạy - huấn luyện chạy tiếp sức 4xl00m
1.2.1. Nội dung của môn chạy tiếp sức 4x1 OOm
Chạy tiếp sức trong môn điền kinh là sự phối hợp của các VĐV trong
cùng một đội, mỗi VĐV phải chạy một đoạn theo quy định, để mang túi gậy


14
từ vạch xuất phát về đích. Thành tích của đội là thòi gian khi có lệnh xuất phát
cho VĐV chạy đoạn đầu đến khi VĐV chạy đoạn cuối về đích.
Khi chạy tiếp sức 4x1 OOm VĐV chạy đầu tiên được bắt đầu bằng
XPT và cầm gậy tiếp sức ở tay phải, các VĐV tiếp theo đều chạy tăng tốc
độ trước một đoạn gần 20m và XPC 3 điểm chống. Do đó thành tích chạy
4x1 OOm của một đội thường tốt hơn tổng thành tích chạy lOOm của 4 người
trong đội. Chạy tiếp sức 4x1 OOm đòi hỏi VĐV phải có kỹ thuật chạy cự ly
ngắn và tiếp sức tốt.
Kỹ thuật chạy tiếp sức gồm có 3 nội dung chính sau đây:
Xuất phát
- Xuất phát thấp với tín gậy.
VĐV chạy đoạn đầu XPT với bàn đạp và cầm tín gậy ở tay phải. Khi
tay chống đất để xuất phát đồng thời ngón cái, ngón trỏ tách như đo gang và
chống sát phía sau vạch xuất phát, nắm tín gậy bằng các ngón còn lại. Kỹ
thuật xuất phát cũng theo các lệnh ( “ Vào chỗ - sẩn sàng - chạy” ).
- Xuất phát của người nhận tín gậy.
Ba người chạy các đoạn tiếp theo đều là những người sẽ nhận gậy. Tuy
chạy ở các vị trí khác nhau, nhưng về cơ bản nhiệm vụ và kỹ thuật là như nhau.

Khu vực trao - nhận gậy giới hạn 20m, luật thi đấu cho phép người
nhận gậy được đứng đợi và xuất phát trước khu vực ưao - nhận gậy tối đa là
lOm. Không có lệnh xuất phát cho người nhận gậy, người nhận gậy tự xuất
phát vào thòi điểm thích hợp để hoàn thành việc ừao - nhận gậy ữong khu vực
quy định, khi đã gần hoặc đạt được tốc độ tối đa của mình.
Người nhận gậy thực hiện kỹ thuật xuất phát cao với 3 điểm chống quay
mặt về phía sau để kịp thời xuất phát khi thấy người trao gậy cho mình chạy
ngang vạch báo hiệu.
Kỹ thuật trao - nhận gậy
Có 2 cách ứao - nhận gậy:


15
- Cách 1: Trao - nhận gậy từ dưới lên. Gậy được đưa từ dưới lên vào
giữa ngón cái và ngón ưỏ của bàn tay người nhận. Người nhận gậy khi đưa tay
về sau, cánh tay duỗi thẳng, cố định, bàn tay xoè ra như đo gang, các ngón
con hơi chếch ra ngoài - xuống dưới. Ngón cái hơi chếch vào trong, lòng bàn
tay hướng vào ưong - xuống dưới.
- Cách 2: Trao - nhận gậy từ trên xuống. Gậy được đưa từ ưên xuống,
người nhận gậy để lòng bàn tay ngửa, ngược với cách 1.
Đến một thới điểm thích hợp, người ữao gậy phát tín hiệu bằng miệng,
từng đội phải có sự thỏa thuận trước để ưao - nhận gậy ngay hoặc sau một
nhịp đánh tay mới trao. Việc ưao - nhận gậy phải thực hiện nhanh, chính xác
và không để rối loạn nhịp chạy làm giảm thành tích. Tốc độ trên các đoạn
chạy tiếp sức cần phải ở mức độ tối đa và không được giảm ở vùng trao - nhận
gậy. Vì vậy thời gian vượt qua vùng trao - nhận gậy có thể làm chỉ tiêu đặc
trưng cho hiệu quả kỹ thuật chạy tiếp sức.
Thời điểm trao - nhận gậy tối ưu khi cả hai người đều đang thực hiện
đạp sau và cách nhau khoảng 1 - l,3m. Nơi ừao - nhận gậy nên ở đoạn 2 3m cuối của khu vực trao - nhận gậy là hợp lý nhất.
Kỹ thuật chạy đường vòng

Trong chạy tiếp sức 4x1 OOm, người chạy xuất phát ở đường vòng và
chạy trên đường vòng, do vậy kỹ thuật chạy có những khác biệt so với chạy
trên đường thẳng:
- Xuất phát thấp: Người chạy đoạn đầu trong chạy tiếp sức 4xl00m
XPT với bàn đạp và xuất phát ở đường vòng. Để tận dụng được chạy lao sau
xuất phát một đoạn đường thẳng dài nhất các bàn đạp phải đặt lệch sang bên
phải ô chạy. Trục dọc của hai bàn đạp đều song song với đường tiếp tuyến.
- Khi chạy trên đường vòng, lực ly tâm xuất hiện, tốc độ chạy càng cao
- lực ly tâm càng lớn có xu hướng đẩy người chạy ra xa tâm đường vòng, làm
cự ly chạy dài hơn cự ly quy định. Để khắc phục ảnh hưởng của lực ly tâm kỹ


16
thuật chạy cần có điều chỉnh: Toàn bộ cơ thể chủ động ngả vào phía trong,
độ ngả tùy thuộc vào tốc độ chạy đủ thắng lực ly tâm để vẫn chạy được sát
bên trái ô. Khi chạy từ đường thẳng vào đường vòng, độ ngả toàn thân tăng
dần, kỹ thuật chạy trên đường thẳng dần chuyển sang kỹ thuật chạy trên
đường vòng và ngược lại.
1.2.2. Phương pháp giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật chạy tiếp sức 4x1 OOm
Nhằm làm cho VĐV có khả năng tiến hành các hành động thể thao
bằng một kỹ thuật được nắm vững một cách phối hợp và thích hợp.
Huấn luyện kỹ thuật chạy tiếp sức bao gồm tất cả phương tiện và
phương pháp đào tạo - giáo dục cũng như tất cả các hoạt động của VĐV.
Những hoạt động này được tiến hành hoặc áp dụng với mục đích học tập, hoàn
thiện, ổn định và giữ vững kỹ thuật.
Sự thể hiện hiệu quả về giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật từ khi học đến
lúc ổn định phụ thuộc một cách cơ bản vào mức độ áp dụng đúng các kiến
thức hiểu biết về học tập vận động và phối hợp vận động, có một loạt các
chứng cứ về sinh lý - tâm lý học và điều khiển học.
- Học tập vận động là học, củng cố và ổn định các kỹxảo vậnđộng

ưong tập luyện các kỹ thuật, kỹ xảo thể thao. Việc này là bộ phận nội tại của
toàn bộ sự phát triển của con người được thực hiện gắn liền với việc lĩnh hội
các kiến thức, sự phát triển các tố chất thể lực, khả năng phối hợp cũng như
việc lĩnh hội lòng tin các phẩm chất tư cách và ý chí.
- Học tập vận động trong thể thao diễn tả một hoạt động tích cực có ý
thức, hướng vào một mục tiêu đinh trước. Học tập vận động được giới hạn bời
“ việc học tập ữong hoạt động ” . Mặt khác về cơ bản sự học tập vận động là
học tập “ giám sát ” có ý thức cần được định danh giới với các hình thức học
tập thấp hơn thích hợp với thế giới động vật ở một chừng mức nhất đinh như
học tập phản xạ có điều kiện.


17
Các hình thức học tập này là cơ sở di truyền, là bộ phận hợp nhất của
hoạt động học tập có ý thức trong giảng dạy và huấn luyện thể thao. Viêc tập
luyện tức là sự thực hiện vận động có tác động là cần thiết.
- Việc xây dựng, củng cố và ổn định sự phối hợp của một động tác
nghĩa là sự phát triển một kỹ thuật, kỹ xảo:
Trong việc xây dựng và chính xác hoá chương trình động tác và hình
ảnh có ý thức, sự tưởng tượng động tác của chương trình này.
Việc thu nhận và sử ly thông tin ngày càng chính xác của tất cả các cơ
quan phân tích có liên quan như là cơ sở cho việc chính xác hoá động tác và
điều chỉnh là sự điều hoà thực hiện ưong quá trình thực hiện từng động tác.
Việc xây dựng và phát triển chức năng điều hoà để các xung động
sửa đổi cần thiết có thể được đưa ra khi có sự chênh lệch nhỏ nhất với một
sự thích hợp cao.
Các khía cạnh nêu ữên là những phương hướng cơ bản về phương pháp
giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật chạy tiếp sức 4x1 OOm cho nữ học sinh
Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Đinh.
- Sự trao đổi thông tin giữa VĐV và HLV cũng như là sự thu nhận

thông tin trước và ưong khi thực hiện động tác là những khâu quyết định của
việc học tập và tập luyện. Nếu không có quá trình này thì không thể học tập và
tập luyện được.
Sự hướng tâm trở lại, thông tin ngược trở lại bằng cảm thụ là thông tin
mà VĐV thu được trong quá tình thực hiện động tác.
Thông tin về việc thực hiện động tác cũng như củng cố, sửa chữa và
thay đổi nhiệm vụ mà VĐV nhận được qua HLV.
Thông tin ngược trở lại về kết quả của các biện pháp giảng dạy mà
HLV nhận được bắng cách quan sát người học - tập luyện và thông tin
bằng lời nói.


18
-

Người ta phân biệt 3 giai đoạn đặc trưng các quá trình học tập - tập

luyện vận động ưong chạy tiếp sức.
+ Giai đoạn thứ 1: Sự phát triển phối hợp thô thiển, học động tác.
+ Giai đoạn thư 2: Phát triển sự phân phối tinh vi, hoàn thiện động tác.
+ Giai đoạn thư 3: ổn định sự phối hợp tinh vi và phát triển khả năng sử
dụng khác nhau, ổn định động tác.
Quá trình học tập - tập luyện dựa ữên các định luật cơ bản của sự phối
hợp vận động. Nhưng sự khác nhau xuất hiện như phạm vi thòi gian của các
giai đoạn và ứong các mối quan hệ về thời gian. Điều này phụ thuộc vào bộ môn
thể thao và còn phụ thuộc nhiều vào trình độ vận động ban đầu của người học.
1.3. Cơ sở lý luận khoa học của các tố chất thể lực chuyên môn trong chạy
tiếp sức 4xl00m
1.3.1. Cơ sở lý luận của tố chất sức nhanh
Sức nhanh là khả năng của con người thực hiện động tác trong thời gian

ngắn nhất.
Thông thường những biểu hiện của sức nhanh tương đối độc lập, đặc
biệt là những chỉ số về thời gian, phản ứng vận động hầu như không liên quan
với tốc độ động tác. Đây là hình thức thể lực, năng lực tốc độ khác nhau.
Trong các cự ly chạy nói chung thì tốc độ phụ thuộc vào độ dài bước chạy,
ưong các động tác rất nhanh và được thực hiện với tần số cao.
Theo quan điểm sinh hoá: Sức nhanh phụ thuộc vào hàm lượng ATP
trong cơ và tốc độ phân giải ATP dưứi ảnh hưởng xung động vì các bài tập
diễn ra trong thời gian ngắn nên quá trình tổng hợp ATP hầu như được thực
hiện theo cơ chế yếm khí.
Từ những phân tích ưên có thể khẳng định được rằng để đạt được thành
tích trong chạy 4x1 OOm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các tố chất chuyên môn,
đặc biệt là tốc độ. Do vậy ta nên chọn bài tập tốc độ khác nhau, tập phản ứng
lập lại theo tín hiệu đột ngột và phải phát triển toàn diện những khả năng chức


19
phận của cơ thể.
Qua những kinh nghiệm huấn luyện, các nhà lý luận chuyên nghành
điền kinh sử dụng các bài tập phát triển tốc độ với những đặc trưng sau:
- Cường độ sử dụng cao 90 - 100% cường độ tối đa.
- Khối lượng thấp: Tổng quãng đường ưong bài tập 0,3 - 0,5 km.
+ Cự ly chạy 60 - 200m.
+ SỐ lần lập lại phụ thuộc vào cự ly chạy và cường độ chạy.
- Quãng nghỉ hợp lý sao cho cơ thể phục hồi và cường độ chạy của lần
chạy tiếp theo. Vậy để xây dựng và lựa chọn nội dung bài tập tốc độ một cách
toàn diện thì cần phải dựa vào nội dung bài tập phong phú đa dạng và đảm bảo
tính khoa học, ừên cơ sở lý luận, dựa ừên đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi
và ữình độ thể lực.
1.3.2. Cơ sở lý luận của tố chất sức mạnh

Sức mạnh là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, lực tối đa mà
con người có thể sinh ra được một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh cơ của
động tác. Mặt khác phụ thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm cơ riêng
biệt và sự phối hợp giữa chúng.
Đặc trưng lượng vận động phát triển sức manh ưong huấn luyện chuyên
môn chạy cự ly 4xl00m gồm các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể là khắc
phục trọng lượng cơ thể bên ngoài với trọng lượng sử dụng từ 20 - 50% ưọng
lượng cơ thể và hoạt động với thời gian dài. Vậy các bài tập nhảy, bật, các bài
tập liên hoàn, các bài tập với tạ đòn... và những bài tập phát triển sức mạnh
đều có tính đặc trưng lượng vận động.
- Cường độ hoạt động trung bình.
- Khối lượng lớn.
+ Số lần lặp lại.
+ Tổ lặp lại nhiều lần.
- Quãng nghỉ ngắn.


20
- Tính chất nghỉ ngơi tích cực.
1.3.3. Cở sở lý luận của sức bền tốc độ
Sức bền tốc độ là khả năng con người duy trì hoạt động với cường độ
cho trước trong thời gian dài.
Sức bền tốc độ có thể chia thành 2 nhóm nhân tố chi phối sức bền:
- Khả năng, chức phận của các hệ thống cơ thể như công suất yếm khí, công
suất ưa khí, khả năng duy trì hưng phăh thần kinh, mức độ hoàn thiện kỹ xảo...
- Mức độ ổn định với những biến đổi bất lợi của môi trường và xung
động thần kinh mạnh.
Trong hoạt động TDTT sức bền được hiểu là năng lực của cơ thể chống
lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó, sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được
cường độ tốt nhất là các hành vi kỹ thuật, chiến thuật tới cuối cự ly. Do vậy

sức bền không những là nhân tố xác định và ảnh hưởng tới thành tích thi đấu,
mà còn là nhân tố xác định thành tích tập luyện và khả năng chịu đựng lượng
vận động của VĐV.
Khi nói đến sức bền ứong hoạt động TDTT chủ yếu người ta nói đến
sức bền trong bài tập đòi hỏi hầu hết các nhóm cơ tham gia hoạt động. Trong
các bài tập TDTT cơ chế mệt mỏi cũng hoàn toàn khác nhau, các yếu tố tâm
lý đối với sức bền phụ thuộc chủ yếu vào thời gian hoạt động.
Vì sức bền luôn là thành phần của nhân tố thành tích thể lực nên nó có
quan hệ chặt chẽ với các nhân tố thể lực sức mạnh và sức nhanh. Chạy cự ly
4x1 OOm tạo nên kích thích lớn ở các trung tâm thần kinh, cường độ biến đổi
hài hoà ở các tế bào thần kinh cũng như trong cơ bắp rất cao. Có 2 VĐV có
sức nhanh và sức mạnh như nhau nhưng VĐV nào có sức bền tốc độ tốt hơn
thì người đó giành chiến thắng.
1.3.4. Cở sở lý luận của tố chất khéo léo
Nếu như sức manh, sức nhanh, sức bền dựa ưên cơ sở hệ thống thích
ứng về mặt năng lực thì tố chất khéo léo lại phụ thuộc vào các quá trình điều


21
khiển hành động vận động. Là cơ sở cho việc tiếp thu nhanh chóng và thực
hiện một cách có hiệu quả các hành động vận động phức tạp.
Căn cứ vào đặc điểm các loại hoạt động thể thao và yêu cầu riêng của
chúng về phối hợp vận động, người ta chia thành 7 loại tố chất khéo léo hay
còn gọi là năng lực phối hợp vận động.
- Năng lực liên kết vận động: Nhằm liên kết các hoạt động vận động
của từng bộ phận cơ thể, các phần của động tác theo mục đích hành động nhất
định. Năng lực này có ý nghĩa đối với tất cả các môn thể thao, đặc biệt là các
môn mang tính chất kỹ thuật như: Thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật...
Cơ quan thu nhận và xử lý năng lực này là: Cơ quan phân tích thị giác
và cảm giác cơ bắp.

- Năng lực định hướng: Nhằm xác định, thay đổi tư thế và hoạt độngcủa
cơ thể trong không gian và thời gian, năng lực này có ý nghĩa đặc biệt đối với
các môn mang tính chất kỹ thuật như: Các môn đối kháng, các môn bóng...
Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin là: Cơ quan phân tích thị giác.
- Năng lực thăng bằng: Là năng lực ổn định trong trạng thái thăng bằng
của cơ thể sau khi thực hiện động tác. Năng lực này có ý nghĩa đặc biệt với
các môn thể thao như: Bơi thuyền, thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật...
Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin là: Cơ quan phân tích thị giác, tiền
đình và cảm giác cơ bắp...
- Năng lực nhịp điệu: Là năng lực nhận biết sự luân chuyển các đặc tính
chuyển động trong quá trình thực hiện một động tác hay thể hiện nó trong khi
thực hiện động tác. Năng lực này có ý nghĩa đặc biệt vói các môn thể thao
như: Trượt băng, thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật...
Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin là: Phân tích tiền đình, xúc giác và
cảm giác cơ bắp.
- Năng lực phản ứng: Là khả năng dẫn truyền nhanh chóng và thực hiện
các phản ứng vận động một cách hợp lý và nhanh chóng đối với một tín hiệu.


22
Năng lực các ý nghĩa đặc biệt đối vói các môn thể thao như: Các môn bóng,
các môn đối kháng, các môn chạy tốc độ...
Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin là: Phân tích thị giác và thính giác.
- Năng lực phân biệt vận động: Là năng lực thực hiện động tác một cách
chính xác cao và tinh tế trong hoạt động riêng lẻ, giai đoạn của quá trình đó.
Năng lực có ý nghĩa đặc biệt đối vói các môn thể thao mang tính chất kỹ thuật
như: Boi và các môn đối kháng...
Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin là: Cơ quan phân tích cảm giác cơ bắp.
- Năng lực thích ứng: Là năng lực chuyển chương trình hành động
phù hợp với hoàn cảnh mới hay tiếp tục thực hiện hành động đó theo

phương thức khác nhau dựa trên cơ sở tri giác những thay đổi của hoàn
cảnh hoặc dự đoán các thay đổi đó. Năng lực có ý nghĩa với các môn thể
thao đối kháng và các môn bóng...
Các năng lực phối hợp vận động này luôn có mối quan hệ khăng khít,
thống nhất và là một tổ hợp các tiền đề cho các hoạt động thể thao khác nhau.
Trong chạy tiếp sức cự ly 4x1 OOm cũng như các tố chất thể lực khác, tố
chất khéo léo là rất quan trọng và không thể thiếu được vì nó là cơ sở cho việc
tiếp thu nhanh chóng và thực hiện có hiệu quả các hành động vận động phức
tạp đặc biệt là giai đoạn trao - nhận gậy trong quá trình chạy.
1.4. Đặc điểm tâm - sinh lý
1.4.1. Đặc điểm tám lý
Mặc dù là học sinh lớp 11 còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng các
em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để mọi người tôn trọng mình,
có nhiều hoài bão, có một trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân
tích tổng hợp, muốn hiểu biết, nhưng thiếu kinh nghiệm ứong cuộc sống và
nhiều nhược điểm.
Độ tuổi này biểu hiện rõ hơn về tình cảm, gắn bó và yêu quý mái trường,
đặc biệt là đối với giáo viên giảng dạy, các em có thể hoàn thành những bài tập


23
khó đòi hỏi sự khắc phục khó khăn lớn trong học tập và tập luyện.
Đây là lứa tuổi của lãng mãn, độc đáo và mong cho cuộc sống tốt
đẹp hơn. Đó là tuổi của nhu cầu sáng tạo, nảy nở những tình cảm mới. Độ
tuổi này chủ yếu là hình thành thế giới quan, tự ý thức hình thành tính
cách và hướng về tương lai. Thế giới quan không phải là niềm tin lạnh
nhạt mà là sự say mê, ước vọng nhiệt tình. Các em có thái độ tự giác, tích
cực trong học tập, xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc
lựa chọn nghề nghiệp sau này.
1.4.2. Đặc điểm sinh lý

* Hệ thần kỉnh
Hệ thần kinh phát triển tạo thuận lợi cho việc nhanh chóng hình thành
các phản xạ có điều kiện, thuận lọi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn
thiện động tác. Do sự hoạt động của các tuyến tạng, tuyến sinh dục, tuyến
yên... làm cho sự hưng phấn, ức chế không cân bằng ảnh hưởng đến hoạt
động TDTT. Tuy nhiên có một số bài tập đơn điệu, không hấp dẫn làm học
sinh chóng mệt mỏi nên cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện như ưò chcd,
thi đấu, hoàn thành tốt các bài tập đã lựa chọn.
* Hệ xương
Lứa tuổi này các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay hầu như đã hoàn
thiện nên các em có thể tập luyện một số động tác ưeo, chống, mang vác nặng
mà không làm tổn hại hoặc không tạo sự phát triển lệch lạc của cơ thể. Cột
sống đã ổn đinh hình dáng nhưng vẫn chưa hoàn thiện, vẫn có thể bị cong vẹo
nên việc tiếp thu, bồi dưỡng tư thế chính xác thông qua hệ thống bài tập như
đi, chạy, nhảy, thể dục nhịp điệu, thể dục cơ bản.
* Hệ cơ
Các bắp cơ phát triển tương đối nhanh, các cơ nhỏ phát triển chậm hơn
các cơ duỗi. Đây là thời kỳ cơ bắp phát ưiển nhanh nhất nên cần tập những bài
phát triển sức manh để góp phần thúc đẩy phát triển các cơ. Vì vậy người


24
HLV phải chú ý đến các bài tập, trong tập luyện phải đảm bảo nguyên tắc vừa
sức và sự phát triển cân đối của các cơ.
* Hệ tuần hoàn
Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn đang phát triển và đi đến hoàn thiện, buồng
tim, hệ thống điều hòa vận mạch phát triển tương đối hoàn chỉnh, phản ứng
của hệ tuần hoàn ứong vận động tương đối rõ ràng, sau vận động mạch đập và
huyết áp phục hồi nhanh chóng nên có thể tập những bài tập dai sức, có khối
lượng, cường độ tương đối lớn, khi đó HLV phải thận ưọng và thường xuyên

kiểm tra, theo dõi tình ưạng sức khoẻ của học sinh.
* Hệ hô hấp
Phát triển tương đối hoàn thiện, diện tích tiếp xúc của phổi gần bằng tuổi
trưỏng thành, dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng, tần số hô hấp gần như
người lớn. Nhưng các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ,
chủ yếu là co giãn cơ hoành, trong tập luyện cần thở sâu và tập trung chú ý.
Như vậy, từ đặc điểm tâm sinh lý chúng tôi đưa ra phương pháp và khối
lượng bài tập một cách hợp lý với lứa tuổi này để cơ thể của các em phát triển
và dần đi đến hoàn thiện về các cơ quan, hệ thống trong cơ thể. Việc sử dụng
các bài tập bổ trợ là rất quan ữọng, đặc biệt là vận dụng các bài tập bổ ữợ
nhằm góp phần nâng cao thành tích chạy 4x1 OOm cho nữ học sinh. Qua phân
tích tài liệu chuyên môn và khảo sát thực tiễn thì ở thời điểm lứa tuổi này các
bài tập bổ ượ là hợp lý và có hiệu quả cao.


25
CHƯƠNG 2

NHIỆM y ụ , PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN cứu
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.1. Nhiệm vụ 1:
Đánh giá thực trạng giảng dạy và tập luyện nội dung chạy tiếp sức
4xl00m của nữ học sinh lớp 11 Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Định.
2.1.2. Nhiệm vụ 2:
Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập bổ ượ chuyên môn nhằm nâng cao
hiệu quả chạy tiếp sức 4xl00m cho nữ học sinh lớp 11 Trường THPT Mỹ Lộc
- Nam Định.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phán tích tài liệu
Phương pháp này để nghiên cứu phân tích và tổng hợp các tài liệu có
liên quan đến đề tài, các tài liệu được tổng hợp từ sách chuyên môn về lý luận,
sinh lý, tâm lý, huấn luyện thể thao, các tài liệu chuyên môn về Điền kinh, về
kỹ thuật chạy tiếp sức 4x1 OOm nhằm ưang bị những kiến thức về phương pháp
tổ chức, tổ chức công tác khoa học và tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu,
giải quyết các nhiệm vụ của đề tài một cách thuận lợi và chính xác .
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này sử dụng để tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các
huấh luyện viên, thầy, cô giáo, góp phần tìm ra được các test đánh giá và các
bài tập có hiệu quả nhằm nâng cao thành tích, chất lượng công tác tập luyện
và giảng dạy chạy tiếp sức 4xl00m.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp này sử dụng để quan sát, theo dõi việc tập luyện môn chạy
tiếp sức 4xl00m của nữ học sinh lớp 11 Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Định.
Từ đó đánh giá thực ưạng việc sử dụng các bài tập chuyên môn và rút ra được


×