Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

skkn cấp tỉnh TỔNG hợp nội DUNG, PHƯƠNG PHÁP dạy học CHƯƠNG IV QUAN hệ QUỐC tế từ năm 1945 đến NAY CHO đối TƯỢNG học SINH GIỎI lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 41 trang )

PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG

MÃ SKKN

BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP: CƠ SỞ

; TỈNH

TỔNG HỢP NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG IV:
" QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY" CHO ĐỐI
TƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9.
Môn:
Người thực hiện:
Điện thoại:
Email:

Lịch sử
Trần Lê Sỹ - trường THCS Vĩnh Tường

Người thực hiện: Hoàng Thị Hưởng - trường THCS Nguyễn Viết Xuân
Điện thoại:
Email:

Vĩnh Tường, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC
NỘI DUNG


Mục lục................................................................................................
Bảng chữ viết tắt..................................................................................
PHẦN I. MỞ ĐẦU.............................................................................
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................
2. Mục đích của chuyên đề..................................................................
3. Nhiệm vụ của chuyên đề.................................................................
4. Đối tượng, và khách thể nghiên cứu...............................................
5. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................
7. Ý nghĩa của chuyên đề....................................................................
8. Cấu trúc của chuyên đề....................................................................
PHẦN II. NỘI DUNG.........................................................................
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về nội dung và phương pháp dạy
học
mônniệm
lịch sử....................................................................................
1. Quan
về nội dung dạy học......................................................
2. Quan niệm về phương pháp dạy học...............................................
Chương 2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu và nguyên nhân............
1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu...................................................
2. Khảo sát thực trạng..........................................................................
3. Nguyên nhân.....................................................................................
Chương 3: Tổng hợp nội dung kiến thức dạy học chương
IV:...........
..............
1. Kiến thức
cơ bản trong sách giáo khoa............................................
2. Kiến thức mở rộng, nâng cao...........................................................
3. Hệ thống các bài tập cụ thể và lời giải minh họa cho chuyên đề.....

Chương 4. Tổng hợp các phương pháp dạy học chương IV:...............
9....................
1. Căn cứ vào nội dung kiến thức, GV chuẩn bị bài giảng:...................
2. Phương pháp được thực hiện cho đối tượng HSG lớp 9: ...............
Chương 5. Kết quả ứng dụng..............................................................
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................
1. Kết luận............................................................................................
2. Kiến nghị.........................................................................................
Danh mục tài liệu tham khảo

TRANG
i
ii
3
3
5
5
6
6
6
6
6
8
8
8
8
9
9
11
11

12
12
19
24
35
35
36
37
38
38
38
40

i


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

THCS.

Trung học cơ sở

PTTH.

Phổ thông trung học

GD & ĐT.


Giáo dục và Đào tạo

KN.

Kĩ năng

KX.

Kĩ xảo

HL.

Học lực

SGK.

Sách giáo khoa

HSG.

Học sinh giỏi

GV.

Giáo viên

HS.

Học sinh


KK.

Khuyến khích

Nxb

Nhà xuất bản

TCN

Trước công nguyên

ii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Cơ sở lí luận:
Lịch sử là bộ môn khoa học mang tính xã hội và nhân văn. Môn học này
trang bị cho HS khối lượng kiến thức rất đồ sộ về tiến trình lịch sử nhân loại.
Không phải ngẫu nhiên khi nhà chính trị Rô-ma cổ là Xi-xê-rông cho rằng
"Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống". Bởi nói đến lịch sử là nói đến tất cả những gì
đã xảy ra trong quá khứ. Tất cả mọi điều đã xảy ra trong quá khứ đều là những tri
thức lịch sử, tri trức của nhân loại và nó dạy cho cuộc sống của con người cả hiện
tại và tương lai rất nhiều điều.
Để nắm vững kiến thức về một vấn đề nào đó đã khó nhưng để nắm khái
quát, rồi đến nắm vững toàn bộ kiến thức lịch sử nhân loại lại là vấn đề khó hơn.
Nắm chắc lịch sử là biết rõ bản chất của những vấn đề lịch sử. Trong dạy
học, để học sinh (HS) học tốt môn Lịch sử, giáo viên (GV) cần có những định

hướng phương pháp tốt.
Lí luận dạy học chỉ rõ trong thực tiễn ở trường trung học cơ sở (THCS) có
nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau như xêmina, tham quan học tập, hoạt
động ngoài lớp đang được áp dụng rộng rãi. Trong đó hình thức lên lớp là hình
thức tổ chức dạy học cơ bản.
Quá trình dạy học lịch sử có bản chất là một quá trình nhận thức đặc thù.
Nhận thức của HS trong học tập lịch sử cũng giống như quá trình nhận thức các
môn học khác nói chung. Nhưng nét khác biệt trong nhận thức học tập lịch sử của
HS là xuất phát từ sự kiện, từ việc tri giác tài liệu, GV hướng dẫn cho HS tạo biểu
tượng, nắm được khái niệm lịch sử, từ đó rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm của
quá khứ để HS vận dụng vào hoạt động thực tiễn.
Quan điểm chỉ đạo chuyên môn lại chỉ rõ trước hết GV phải xây dựng kế
hoạch dạy học toàn diện cho cả năm học, từng học kỳ, từng chương, từng bài. GV
lựa chọn kiến thức cơ bản, cần thiết mà HS phải nắm vững. Những kiến thức đó là
cơ sở để hình thành thế giới quan, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát
triển toàn diện HS.
Xuất phát từ lí luận dạy học, nội dung - kiến thức là một cơ sở để người thầy
hình thành phương pháp dạy học đúng, phù hợp.
Quan hệ quốc tế là một nội dung nằm trong hệ thống kiến thức lịch sử nhân
loại, “Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay” là một trong năm nội dung chính của
lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay nằm trong chương trình lịch sử thế
giới của môn lịch sử lớp 9. Trong thời đại ngày nay, các nước, các tổ chức trên thế
giới đều chú trọng đến tình hình thế giới, đến mối quan hệ giữa các nước với nhau.
Thông qua mối quan hệ quốc tế giúp các nước hiểu nhau, và các nước có đường
lối, chính sách đúng và phù hợp, có thể tạo nên sự phát triển cho đất nước.
3


Như vậy vị trí, vai trò của quan hệ quốc tế là rất cao, quan trọng không thể
thiếu trong thời hiện đại này và cho sự phát triển của mỗi nước. Việc giúp HS có

nhận thức đúng về quan hệ quốc tế là việc làm phải theo đúng phương pháp bộ
môn, HS sẽ có phương pháp học tập đúng, học giỏi môn lịch sử.
Để làm được như vậy thì đòi hỏi người thầy phải tổng hợp được nhiều kiến
thức về quan hệ quốc tế. Phân loại các đối tượng HS, rồi thực hiện kết hợp nhuần
nhuyễn các phương pháp dạy học phù hợp với kiến thức, với đối tượng HS. Rõ
ràng vai trò của người thầy là rất to lớn.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Nói về quá trình dạy học là nói đến hoạt động của GV và HS.
Đối với GV: Thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay còn tồn tại hai khuynh
hướng sử dụng sách giáo khoa (SGK) là thoát ly SGK và lặp lại SGK. Cả hai
khuynh hướng sai lầm đó cần được khắc phục qua việc nghiên cứu cách sử dụng
SGK mà nhà giáo dục Xô viết trước đây là N.G. Đairi đã từng đưa ra, giờ đây vẫn
được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Cùng đó, phương pháp dạy học lịch sử còn
nhiều điều cần phải làm. Cách dạy học “ đọc – chép” thể hiện vai trò độc tôn của
người GV vẫn tồn tại ở nhiều nơi. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực của HS vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của
thực tiễn giáo dục đòi hỏi.
Đối với HS: Những ưu điểm, hạn chế về nhận thức lịch sử, tình cảm, kĩ năng
(KN) và phương pháp học tập.
Phương pháp học tập của HS hầu như chưa đổi mới (coi lịch sử là môn học
thuộc lòng, không cần phát huy năng lực tư duy tích cực).
Vấn đề cấp thiết đặt ra cho GV, HS trong hoạt động dạy và học là phải đổi
mới. Làm sao để cho hiệu quả của bài học lịch sử được ngày một nâng cao.
Thực tế của việc giảng dạy môn Lịch sử ở cấp THCS có nhiều nội dung cần
phải giải quyết. Trong khuôn khổ chuyên đề này tôi chỉ muốn tập trung xung
quanh một vấn đề là “Tổng hợp nội dung, phương pháp dạy học chương IV: "Quan
hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay” cho đối tượng học sinh giỏi (HSG) lớp 9".
Quan hệ quốc tế là một vấn đề khá mới mẻ với HS ở cấp THCS. Quan hệ
quốc tế từ năm 1945 đến nay có nội dung dễ hiểu, dễ nhận thức cho người học.
Thế nhưng kiến thức này chưa được các em HS nói chung chú ý, coi trọng. Ngay

cả đối tượng là HSG trong nhận thức của các em còn coi Lịch sử là môn phụ, nên
ít để ý đến việc học tập bộ môn. Đây là một thực tế khá phổ biến với bộ môn lịch
sử.
Hiện nay khối lượng tri thức nhân loại luôn tăng theo cấp số nhân. Để tiếp
thu hệ thống kiến thức đó không phải là việc đơn giản. Thông thường thì người học
không nắm chắc chắn những vấn đề lớn, việc hiểu còn nông cạn.
Trong các đề kiểm tra ở các lớp đại trà, các kỳ thi HSG các cấp tôi thấy rằng
HS thường lúng túng, mất điểm khi gặp những nội dung lớn, mở rộng nâng cao.
Đa số HS cho rằng đó là vấn đề khó, nên việc trả lời các câu hỏi có nội dung lớn,
4


mở rộng nâng cao thường được các em làm một cách chiếu lệ, nên vừa mất thời
gian lại vừa mất điểm trong khi làm bài. Qua nhiều năm dạy học ở các lớp đại trà
và đội tuyển HSG cấp huyện, cấp tỉnh tôi luôn trăn trở và suy nghĩ mình phải làm
thế nào để HS yêu thích bộ môn và giải quyết được tất cả các vấn đề lớn, khó một
cách chủ động, tích cực. Điều đó đòi hỏi ở việc chuẩn bị công phu của thầy, trang
bị cho HS đầy đủ kiến thức, và cải tiến phương pháp giảng dạy cho các đối tượng
HS nói chung và HSG nói riêng, để các em luôn hứng thú, yêu thích, say mê học
tập. Trong các nội dung để dạy HSG lớp 9 tôi thấy nội dung “Quan hệ quốc tế từ
năm 1945 đến nay” có nhiều kiến thức dễ khai thác để giảng dạy đối tượng HSG,
giải quyết được những vấn đề mà tôi trăn trở ở trên.
Thực tiễn giảng dạy môn Lịch sử còn chưa tạo ra nhiều hứng thú học tập cho
HS. Nhiều nội dung của quan hệ quốc tế ngày nay rất gần gũi, quen thuộc và được
cập nhật hàng ngày trên các phương tiện thông tin, nên HS dễ tiếp thu, GV dễ tạo
nên hứng thú, say mê học tập bộ môn thông qua việc xây dựng và giảng dạy
chuyên đề này. Hơn nữa HS sẽ có được lượng kiến thức lớn, có khả năng lĩnh hội,
tiếp thu sâu rộng hơn lượng tri thức lớn của nhân loại. Chuyên đề “ Tổng hợp nội
dung, phương pháp dạy học chương IV : "Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay”
cho đối tượng HSG lớp 9" đã được tôi triển khai thực hiện tại đơn vị nhà trường

THCS Vĩnh Tường cho đội tuyển HSG môn Lịch sử và đã cho kết quả cao: HS say
mê, hứng thú học tập. Kết quả giảng dạy đội tuyển HSG có chất lượng khá ổn
định.
Từ đó, tôi thấy rằng trong giảng dạy HS nói chung và HSG nói riêng, nếu
GV làm được tất cả các chuyên đề khác như vậy thì chất lượng sẽ được nâng lên
và đạt thành tích cao.
2. Mục đích của chuyên đề:
- Hình thành phương pháp, rèn luyện khả năng học tập lịch sử cho đối tượng
HSG ở cấp THCS nói chung và trường THCS Vĩnh Tường nói riêng.
- Giúp HS nâng cao trình độ nhận thức tiếp thu nhanh kiến thức khi học và
có thái độ đúng đắn khi học tập, góp phần nâng cao hiệu quả của từng bài học lịch
sử.
- Giúp HS có lượng kiến thức tổng hợp về Quan hệ quốc tế đã và đang diễn
ra từ năm 1945 đến nay.
- Chuyên đề được ứng dụng sẽ nâng cao chất lượng HS trong quá trình học
tập, thi HSG các cấp.
3. Nhiệm vụ của chuyên đề:
Nghiên cứu, tổng hợp nội dung, chỉ ra những phương pháp dạy học phù hợp
với nội dung của chương IV: "Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay", trong
chương trình lịch sử lớp 9 cho đối tượng HSG ở trường THCS Vĩnh Tường nói
riêng và trong nhà trường THCS nói chung.
Nêu thực trạng việc giảng dạy và học tập, bồi dưỡng HSG môn Lịch sử ở
trường THCS Vĩnh Tường.
5


Đề xuất những biện pháp trong công tác giảng dạy, phát hiện và bồi dưỡng
HSG môn lịch sử ở trường THCS Vĩnh Tường.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
4.1. Đối tượng:

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là: tất cả các nội dung về Quan hệ
quốc tế nằm trong chương trình SGK lớp 9, trong các tài liệu, phương tiện tham
khảo khác (có thể sử dụng) và các phương pháp dạy học phù hợp với các nội dung
đã được tổng hợp lựa chọn dạy cho đối tượng HSG.
GV dạy lịch sử và HSG đội tuyển lịch sử của huyện Vĩnh Tường.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy và học môn lịch sử cho đối tượng HSG lớp 9 của trường
THCS Vĩnh Tường và huyện Vĩnh Tường.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi được tiến hành là bao gồm tất cả các nội dung, phương pháp tạo
nên hiệu quả cho bài học của chương IV: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay,
được sử dụng để giảng dạy cho đối tượng HSG lớp 9.
Nghiên cứu được tiến hành trong 2 năm, bắt đầu từ tháng 11 năm 2013 đến
tháng 11 năm 2015.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, nghiên cứu tài liệu.
- Quan sát, điều tra thực tiễn.
- Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp.
- Thực nghiệm khoa học.
- Phân tích, tổng hợp và tổng kết kinh nghiệm.
- Khảo sát, đối chiếu số liệu trước và sau khi áp dụng chuyên đề.
7. Ý nghĩa của chuyên đề:
Giúp cho GV ý thức được tầm quan trọng của việc dạy học và bồi dưỡng đội
tuyển HSG môn lịch sử. Từ đó quan tâm hơn nữa tới việc bồi dưỡng HSG bộ môn
góp phần nâng cao chất lượng môn học lịch sử.
Học sinh có hứng thú, say mê học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động
sáng tạo của các em khi tham gia đội tuyển HSG lịch sử.
Chuyên đề đã cụ thể hóa được các nội dung và phương pháp dạy học
chương IV: "Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay" cho đối tượng HSG môn lịch
sử lớp 9, có thể sử dụng hoặc làm tài liệu tham khảo cho các GV trong giảng dạy

và bồi dưỡng HSG.
8. Cấu trúc của chuyên đề:
Chuyên đề gồm có ba phần:
6


Phần I. Mở đầu.
Phần II. Nội dung: Chia làm 5 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về nội dung và phương pháp dạy học môn
lịch sử.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu và nguyên nhân.
Chương 3: Tổng hợp nội dung kiến thức dạy học chương IV: "Quan hệ
quốc tế từ năm 1945 đến nay" cho đối tượng HSG lớp 9.
Chương 4: Tổng hợp các phương pháp dạy học chương IV: "Quan hệ quốc
tế từ năm 1945 đến nay" cho đối tượng HSG lớp 9.
Chương 5: Kết quả ứng dụng.
Phần III. Kết luận và kiến nghị.

7


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ
1. Quan niệm về nội dung dạy học.
Nội dung của môn học là toàn bộ những tri thức mà nhân loại đạt được trong
lĩnh vực của môn đó. Vậy nên nó là cái đã có sẵn mà người học phải có cách để
lĩnh hội, tiếp thu được.
Yếu tố cấu thành quá trình dạy học lịch sử bao gồm mục đích, nội dung và
phương pháp. Nội dung dạy học thay đổi phù hợp với sự đổi mới mục đích giáo

dục.
Vậy lịch sử là gì? Học lịch sử là học cái gì? Câu trả lời là: Lịch sử là toàn
bộ những gì đã xảy ra trong quá khứ của con người và xã hội loài người. Đó là
kiến thức - nội dung mà GV cần truyền thụ cho HS.
Theo quan niệm về hiểu biết của người thầy là: thầy biết mười dạy một, nên
về một kiến thức lịch sử nào đó người thầy phải nắm rõ, tường tận để truyền thụ
cho các đối tượng HS khác nhau.
Có nhiều nội dung dạy học khác nhau, rất ít nội dung có sự giống nhau. Vì
vậy phải xác định một cách rõ ràng kiến thức cơ bản truyền thụ cho HS, giúp cho
HS hiểu đúng quá trình phát triển của xã hội loài người và dân tộc.
2. Quan niệm về phương pháp dạy học.
Cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất. Có quan niệm
cho rằng “Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và HS,
nhờ đó mà HS nắm vững được kiến thức, KN, kĩ xảo (KX), hình thành được thế
giới quan và năng lực”. Cũng có quan niệm cho rằng “ Phương pháp dạy-học là
những hình thức kết hợp hoạt động của giáo viên và HS hướng vào việc đạt một
mục đích nào đó ”. Nhìn chung, cách hiểu thứ nhất được nhiều người tán thành
nhưng cách hiểu về hai chữ “cách thức” lại rất khác nhau nên kết quả cũng có
nhiều hệ thống phương pháp khác nhau.
Khái niệm phương pháp với tư cách là một môn học thường được hiểu là bộ
môn chuyên nghiên cứu quá trình dạy – học một môn học nào đó, bao gồm việc
nghiên cứu đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu của môn học, các cơ sở khoa học, các
nguyên tắc của việc xây dựng chương trình môn học, những cách thức thiết kế và
tổ chức quá trình dạy học các đơn vị kiến thức của môn học (chẳng hạn phương
pháp dạy học văn học, phương pháp dạy học lịch sử)...
Khái niệm hình thức dạy - học được hiểu là những cách thức hiện thực hoá,
hành động hoá các phương pháp và thủ pháp dạy-học (Chẳng hạn hình thức diễn
giảng, đàm thoại, đọc giáo khoa,....
Giáo dục học nghiên cứu hệ thống phương pháp dạy học nói chung còn mỗi
môn học lại có một hệ thống phương pháp dạy học bộ môn riêng của mình được

8


xây dựng trên cơ sở hệ thống phương pháp chung đó. Từ những phân biệt trên đây
có thể đi tới một định nghĩa về “ Phương pháp dạy học” như sau: phương pháp
dạy học là con đường, cách thức hoạt động thống nhất của thầy và trò, trong đó
thầy tổ chức, hướng dẫn HS học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
Xuất phát từ những thành tựu của lí luận dạy học và đặc trưng của môn lịch
sử, người ta đã xác định hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử: phương pháp
thông tin - tái hiện lịch sử, phương pháp nhận thức lịch sử, phương pháp tìm tòi
nghiên cứu. Các phương pháp này kết hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh, hỗ trợ
cho nhau. Trong quá trình dạy học, không thể chỉ sử dụng một phương pháp đơn
nhất, ở mỗi khâu của quá trình dạy học lại có một phương pháp trọng tâm kết hợp
với các phương pháp khác.
Trong lí luận dạy học hiện nay, đặc biệt là trong cải cách giáo dục, các nhà lí
luận đã chỉ rõ phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa hệ thống các phương pháp cũ và
mới: thuyết trình, miêu tả, tường thuật, vấn đáp, phân tích, đàm thoại, nêu và giải
quyết vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan, thảo luận, động não, thực hành làm bài
tập...
Nội dung và phương pháp dạy học có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nội
dung là cơ sở để lựa chọ phương pháp đúng, phù hợp, còn phương pháp dạy học
nghiên cứu xác định khối lượng, tính chất bề sâu của kiến thức truyền thụ cho HS.
Chương 2:
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1.1. Thuận lợi
Bộ môn Lịch sử luôn nhận được sự quan tâm của các ban, ngành, đoàn thể
và chỉ đạo sát xao của Sở giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Vĩnh Phúc, Phòng
GD&ĐT Vĩnh Tường.
Tổ chức nhiều kì thi để nâng cao tay nghề cho GV và nâng cao năng lực cho

HS như thi GV dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn lịch sử; thi HSG cấp huyện , tỉnh
đối với lớp 9 và thi giao lưu HSG lớp 8; thi vào lớp 10 phổ thông trung học
(PTTH) chuyên.
Ban giám hiệu các nhà trường luôn quan tâm tới việc bồi dưỡng HSG bộ
môn lịch sử.
Đa số GV được đào tạo đúng ban, nhiều GV có kinh nghiệm và phương
pháp giảng dạy tốt.
Một số HS thực sự yêu thích và say mê học môn lịch sử.
1.2.Khó khăn.
Hàng chục năm trước đây, GV vẫn dạy lịch sử theo phương pháp thuyết
trình và kết hợp đàm thoại, chủ yếu vẫn là thầy giảng trò nghe, ghi chép và học
9


thuộc, trong giờ học, thầy vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc truyền thụ kiến thức
còn HS tiếp thu bài một cách thụ động, chứ chưa biết phương pháp tự học, tự suy
nghĩ. Vì vậy nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ IV đã chỉ rõ: “Phải xác định lại
mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung, phương pháp giáo dục và
đào tạo...” và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (2/1997) đã
nhấn mạnh “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD & ĐT, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học ... đảm bảo thời gian
tự học, tự nghiên cứu cho HS”.
Trong nhiều năm qua do những điều kiện khách quan và chủ quan mà chất
lượng giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử có biểu hiện giảm sút, thực tế nhiều HS
không ham học môn lịch sử, nắm và hiểu lịch sử một cách rất mơ hồ, kiến thức rời
rạc, không biết rút ra mối liên hệ, tính quy luật phát triển của lịch sử, thậm chí
những em học lớp 9, chỉ năm nào thi tốt nghiệp hoặc em nào tham gia dự thi HSG
bộ môn lịch sử ở cấp THCS hay em nào thi khối C ở cấp PTTH các em mới học
lịch sử. Tình trạng “mù lịch sử” hiện nay ở không ít HS phổ thông là hiện tượng
phổ biến.

Thực trạng trên lại rất đúng với đơn vị mà tôi đang công tác - trường THCS
Vĩnh Tường. Nhiều năm qua nhà trường lên tục được công nhận là tập thể lao động
tiên tiến xuất sắc. Năm 2005 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao
động hạng Ba. Năm 2010 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động
hạng Nhì.
Trường THCS Vĩnh Tường là một trường trọng điểm chất lượng cao của
huyện Vĩnh Tường; là một trường có danh tiếng thành tích cao trong việc đào tạo,
bồi dưỡng HSG. Hàng năm nhà trường đã tuyển được đa số các em là HSG của các
trường Tiểu học trong huyện, nên việc chọn, lấy HS tham gia đội tuyển HSG nói
chung là rất thuận lợi, thế nhưng theo xu thế chung của thời đại thì HS ngày càng
tập trung chú ý đến các môn học tự nhiên, ít để ý đến các môn xã hội, nhất là môn
Lịch sử, trong nhận thức các em coi đây là các môn phụ, nên hầu như ít có HS
tham gia đội tuyển HSG môn Lịch sử.
Việc học bài trên lớp, các em HS hiểu bài rất nhanh, nhưng việc học bài cũ
và làm bài tập lại không được các em chú ý. Hầu như tất cả các em học thuộc bài
cũ để kiểm tra miệng, sau khi có điểm miệng rồi thì lại không học thuộc bài cũ
nữa. Khi kiểm tra viết thì qúa nửa số HS không thuộc bài, thường quay cóp, gian
lận trong các bài kiểm tra.
Thực trạng đội tuyển Sử nhiều năm qua có rất ít HS tham gia đội tuyển, điều
này được thể hiện thông qua các con số cụ thể: Năm học 2008 - 2009 có 6 HS
tham gia đội tuyển; từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2014 - 2015 mỗi năm có
3-5 HS tham gia đội tuyển. Số lượng đã ít, ý thức học tập lại quá yếu kém, HS đi
rồi lại bỏ vận động đi lại rồi lại bỏ hoặc theo đội tuyển mà không hứng thú, không
tích cực học tập. HS không đi học một phần do gia đình các em ngăn cấm, định
hướng hay bắt buộc các em học các môn tự nhiên…

10


Về phía GV, có 2 đồng chí giảng dạy chuyên môn chính là lịch sử, như vậy

là ít so với số lớp của trường THCS Vĩnh Tường là 24 lớp. GV vừa dạy đội tuyển
Sử vừa phải dạy 18 - 19 tiết chính khoá.
Vì số lượng HS trường THCS Vĩnh Tường tham gia đội tuyển môn Lịch sử
ít, nên đội tuyển chủ yếu là HS từ các trường THCS trong huyện gửi lên trường
THCS Vĩnh Tường do phòng GD&ĐT triệu tập. Thế nhưng, các HS được gọi lên
học cũng không lên hết, một số HS lên học thường hay nghỉ học, lười học bài,
được ít buổi học rồi bỏ... nên sĩ số HS đội tuyển cũng không đảm bảo.
Như vậy, việc bồi dưỡng đội tuyển HSG môn lịch sử ở trường THCS Vĩnh
Tường nói riêng và của huyện Vĩnh Tường nói chung thuận lợi là cơ bản nhưng
khó khăn cũng rất lớn.
2. Khảo sát thực trạng.
Trước khi thực hiện chuyên đề này tôi đã yêu cầu HS làm một bài khảo sát.
Kết quả thu được như sau:
Năm học

Tổng số HS Điểm từ Điểm từ Điểm từ Điểm từ Điểm từ

2012-2013

22

0-<5

5-<7

7-<8

8-<9

9-10


4

10

5

2

1

Thống kê kết quả thi HSG huyện năm học 2012- 2013, kết quả cụ thể như
sau:
Năm học

Tổng
số HS

Giải
Nhất

Giải
Nhì

Giải
Ba

Giải
KK


Tổng
giải

Ghi chú

2012-2013

22

3

5

4

10

22

Năm chưa thực
hiện chuyên đề

Kết quả khảo sát và kết quả thi HSG năm học 2012 – 2013 cho thấy Số HS
bị điểm dưới 5 còn nhiều. Số HS đạt điểm 8,9,10 ít. Tỉ lệ HS đạt giải Nhất, Nhì
chưa cao. Điêù đó chứng tỏ chất lượng đội tuyển HSG lịch sử thấp. Nguyên nhân
của thực trạng này có rất nhiều nhưng tập trung ở một số nguyên nhân cơ bản sau:
3. Nguyên nhân.
3.1.Về phía GV:
Một số GV chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa quan tâm tới chất lượng
giờ dạy, ít dành thời gian để nghiên cứu và dạy kiến thức nâng cao cho đối tượng

HSG.
Một số GV trong các nhà trường chưa chú trọng vào soạn giảng, đổi mới
phương pháp giảng dạy, KN chỉ bản đồ, miêu tả, tường thuật còn nhiều hạn chế,
việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá HS còn làm một cách chiếu lệ.
Trong các bài kiểm tra GV thường chỉ chú ý tới mức độ nhận biết, thông
hiểu mà ít quan tâm tới mức độ vận dụng kiến thức. Do vậy khả năng tư duy lịch
11


sử và vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tế cũng hạn chế. Các em nhớ kiến thức
lịch sử một cách vụn vặt, không có chiều sâu.
Nhiều GV đã quen với phương pháp đọc – chép nên dẫn tới tình trạng HS
không thích học, không hứng thú học tập bộ môn.
3.2. Về phía HS:
Nhiều HS luôn coi môn lịch sử là môn học phụ nên khi được gọi vào đội
tuyển HSG lịch sử thì ngại ngần không muốn đi. Tâm lí của các em không ổn định
nên các em không tích cực học tập. Việc đi học đổi tuyển của một số em chỉ là
miễn cưỡng. Một số phụ huynh còn phản đối kịch liệt không cho con em mình đi
học đội tuyển lịch sử.
Đa số phương pháp học tập lịch sử của HS là học thuộc lòng, ghi nhớ máy
móc sự kiện nên các em thường rơi vào tình trạng khó nhớ, mau quên.
Một số HS ý thức học tập bộ môn lịch sử rất yếu. Đến lớp các em không chú
ý nghe giảng, thường tập trung nói chuyện. Vì thế kết quả làm bài kiểm tra của
những HS này rất thấp.
Nâng cao chất lượng môn lịch sử nói chung và chất lượng đội tuyển HSG
lịch sử nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng đòi hỏi mỗi GV dạy lịch sử phải
đặc biệt quan tâm. Trong phạm vi một chuyên đề nhỏ: tôi xin mạnh dạn đưa ra
một số nội dung, phương pháp dạy học giúp HSG lớp 9 học tập lịch sử tốt hơn ở
chương IV: "Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay”.
Chương 3

TỔNG HỢP NỘI DUNG KIẾN THỨC DẠY HỌC CHƯƠNG IV: " QUAN
HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY" CHO ĐỐI TƯỢNG HSG LỚP 9.
Nội dung mà chuyên đề đề cập đến là Tổng hợp nội dung và phương pháp
để dạy học chương IV: " Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay". Chương IV được
cấu tạo trong một bài và thời lượng dạy cho các lớp chính khóa cũng chỉ học trong
1 tiết. Đó là bài 11: "Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai". Bài
gồm bốn mục:
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới.
II. Sự thành lập Liên hợp quốc.
III. "Chiến tranh lạnh".
IV. Thế giới sau "Chiến tranh lạnh".
Để nắm vững bài học, HS cần nắm các vấn đề được tổng hợp như sau:
1. Kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
Sau đây là những kiến thức cơ bản đã có trong SGK Lịch sử 9:
CHƯƠNG IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
12


Bài 11 : TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH
I-SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
* Hoàn cảnh ra đời (dẫn tới Hội nghị I-an-ta (2-1945)):
- Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, Hội nghị cấp cao ba
cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh (3 nguyên thủ là Xta-lin, Ru-dơ-ven và Sớc-sin) họp
từ 4-11/2/1945 ở I-an-ta (Liên Xô).
Minh họa:

(từ trái sang phải) Sớc-sin, Ru-dơ-ven, Xta-lin tại Hội nghị I-an-ta
* Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về phân chia khu vực ảnh
hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ:
- Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức, phía

đông châu Âu (Đông Âu); vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh
hưởng của Mĩ, Anh.
- Ở châu Á: duy trì nguyên trạng Mông Cổ, trả lại cho Liên Xô phía nam đảo
Xa-kha-lin; trao trả cho Trung Quốc những đất đai bị Nhật chiếm đóng trước đây
(Đài Loan, Mãn Châu..); thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc gồm Quốc dân
đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
13


+ Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập, tạm thời quân đội
Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38.
+ Các vùng còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á...) vẫn thuộc phạm vi
ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Minh họa:

* Hệ quả: Tất cả những thỏa thuận trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế
giới mới, mà lịch sử gọi là Trật tự 2 cực I-an-ta do Liên Xô- Mĩ đứng đầu mỗi cực.
II-SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC
* Hoàn cảnh ra đời:
- Tại Hội nghị I-an-ta (2-1945), còn có một quyết định quan trọng khác là
thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc.
Minh họa:

14


* Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc:
- Duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc
lập chủ quyền của các dân tộc.

- Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo.
* Vai trò của Liên hợp quốc:
Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc:
- Duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
- Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
- Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, nhất là đối với các nước Á,
Phi, Mĩ La-tinh.
Minh họa:

Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
tại Công-gô gần biên giới với U-gan-da.

15


Các bác sĩ Liên hợp quốc chữa trị cho bệnh nhân mắc Ebola
* Nước ta tham gia Liên hợp quốc từ tháng 9-1977.
III- “CHIẾN TRANH LẠNH”
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô ngày càng mâu thuẫn và
đối đầu gay gắt.
* Thuật ngữ: "Chiến tranh lạnh" là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ, và
các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô, và các nước xã hội chủ nghĩa.
* Biểu hiện (diễn biến):
- Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, tăng ngân sách quân sự, thành
lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của
các dân tộc.
- Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng ngân sách quốc
phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.

Minh họa:

CHẠY
ĐUA VŨ
TRANG

Bom A (bom hạt nhân). Năm 1945, Mĩ thử bom trên đất Nhật. Năm 1949,
Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
16


* Hậu quả:
- "Chiến tranh lạnh đã mang lại những hậu quả hết sức nặng nề.
- Thế giới luôn căng thẳng, có lúc còn đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc
chiến tranh thế giới mới.
- Các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người
để sản xuất các lợi vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự.
IV- THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH.
* Sự chấm dứt “chiến tranh lạnh” :
- Liên Xô và Mĩ chạy đua vũ trang trong suốt 40 năm quá tốn kém.
- Do đó, tháng 12-1989, Tổng thống Mĩ Goóc-giơ Bus (cha) và Tổng Bí thư
đảng cộng sản Liên Xô Gooc-ba-chốp đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt chiến
tranh lạnh.
Minh họa:

Tổng thống Mĩ Goóc-giơ Bus (cha) và Tổng Bí thư đảng cộng sản
Liên Xô Gooc-ba-chốp tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh (12-1989).
* Từ đó, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển và diễn ra theo các xu
hướng sau:
- Một là, xu thế hoà hoãn hoà dịu trong quan hệ quốc tế.

Từ đầu những năm 90 của TK XX, các nước lớn tránh xung đột trực tiếp,
đối đầu nhau. Các xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, hòa
bình giải quyết các tranh chấp.
Minh họa:

17


Hoà hoãn hoà dịu trong quan hệ quốc tế
- Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập
một Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
Nhưng Mĩ lại đi vào chủ trương "thế giới đơn cực" để dễ bề chi phối, thống
trị thế giới.
- Ba là, từ sau "chiến tranh lạnh" và dưới tác động to lớn của cuộc cách
mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát
triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
Các nước đều đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia các liên minh kinh tế
khu vực để cùng hợp tác và phát triển như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt Nam là một thành viên từ tháng 7-1995.
Minh họa:

Điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm
- Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90
của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội
chiến giữa các phe phái (như ở Liên bang Nam Tư cũ, châu Phi và một số nước ở
Trung Á...).
18


Nguyên nhân là do những mâu thuẫn về về dân tộc, tôn giáo và tranh chấp

biên giới lãnh thổ. Ở nhiều nơi, các cuộc xung đột diễn ra nghiêm trọng, kéo dài
làm cho đất nước không ổn định, người dân khổ cực.
Minh họa:

Khủng bố ngày 11-9-2001 ở Mỹ
* Xu thế chung của thế giới ngày nay là: Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển
kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế
kỉ XXI, trong đó có Việt Nam.
Minh họa: xu thế chung của thế giới ngày nay:

2. Kiến thức mở rộng, nâng cao:
Kiến thức này có trong các tài liệu tham khảo.
2.1. Những khái niệm, thuật ngữ cơ bản trong bài:
- Hội nghị I-an-ta: Hay còn gọi là Hội nghị tam cường, gồm Liên Xô, Anh,
Mỹ họp tại I-an-ta (Liên Xô) từ ngày 4 đến 11-2-1945 nhằm phân chia thành quả
19


thắng lợi chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến, có liên quan đến hòa bình, an
ninh và trật tự thế giới. Những thỏa thuận ở Hội nghị đã trở thành nguyên tắc hình
thành "Trật tự thế giới mới" thường gọi là "Trật tự hai cực I-an-ta". (Mỗi cực đứng
đầu là Liên Xô và Mỹ)
- "Chiến tranh lạnh": Thuật ngữ do Barút, tác giả kế hoạch nguyên tử lực của
Mỹ ở Liên Hợp Quốc đặt ra, xuất hiện lần đầu tiên trên báo Mỹ ngày 26-7-1947.
Đó là "chiến tranh không nổ súng" nhưng luôn gây ra tình trạng căng thẳng trên
thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, để thực hiện chính sách "đối đầu" của
các nước đế quốc đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Các nước đế quốc
đã thi hành hàng loạt các biện pháp như chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách
quốc phòng, lập các liên minh quân sự, bao vây để "ngăn chặn" rồi "tiêu diệt" các
nước xã hội chủ nghĩa. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, người đứng đầu hai

nước Liên Xô và Mỹ đã chính thức tuyên bố chấm dứt "chiến tranh lạnh". Thế giới
chuyển từ đối đầu sang đối thoại, giảm bớt tình hình căng thẳng.
2.2 Mục I- SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
* Hoàn cảnh ra đời (dẫn tới Hội nghị I-an-ta (2-1945)):
- Cuối năm 1944-1945 Chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn cuối, sự thất
bại của chủ nghĩa phát xít là không thể tránh khỏi. Trong khi đó mâu thuẫn nội bộ
phe đồng minh cũng nổi lên gay gắt xung quanh việc tranh giành và phân chia
thành quả thắng lợi giữa các nước tham chiến, có liên quan đến tình hình hoà bình,
an ninh và trật tự thế giới. Nên cần phải giải quyết những vấn đề bức thiết.
* Hội nghị còn có các quyết định sau:
- Về việc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai: Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa
phát xít Đức - chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu từ 2 đến
3 tháng.
- Thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình, an ninh
và trật tự thế giới sau chiến tranh.
2.3. Mục II- SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC
* Hoàn cảnh ra đời:
- Từ 25-4 đến 26-6-1945 đại biểu của 50 nước họp ở Xan Phran-xi-xcô (Mĩ)
để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Liên hợp quốc được chính thức thành lập vào tháng 10 – 1945.
* Nguyên tắc hoạt động :
- Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các
dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.
- Có sự nhất trí giữa năm cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
- Liên hợp quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ một quốc
gia nào.
* Vai trò của Liên hợp quốc:

- Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực.
- Phát triển các mối quan hệ, giao lưu.
20


- Vận động bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử; cảnh báo loài
người.
* Việt Nam tham gia Liên hợp quốc vào ngày 20-9-1977, là thành viên thứ
149.
2.4. Mục III- “CHIẾN TRANH LẠNH”
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Vào tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Tơruman chính thức phát động “Chiến
tranh lạnh” nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, chống phong
trào giải phóng dân tộc nhằm đi đến thực hiện "chiến lược toàn cầu" phản cách
mạng của Mĩ.
* Thời gian: Chiến tranh lạnh diễn ra từ năm 1945 đến tháng 12-1989.
* Biểu hiện (diễn biến):
- Các khối quân sự và căn cứ quân sự khắp nơi trên thế giới của Mĩ: NATO
(ở châu Âu), SEATO (Đông Nam Á), CENTO (Trung Cận Đông), ANJUS (Nam
Thái Bình Dương), khối quân sự Tây bán cầu, Liên minh Mĩ-Nhật…
- Mĩ và phương Tây còn chuẩn bị phát động “chiến tranh tổng lực” nhằm
tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: phát động hàng chục cuộc chiến
tranh lớn nhỏ dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm chống lại cách mạng thế giới,
như: chống các nước Đông Dương 1954-1975,can thiệp vũ trang vào Grênađa 1983, Panama - 1990, sử dụng Ixraen trong việc gây chiến tranh Trung Đông 1948.
- Bao vây kinh tế, cô lập về chính trị, đảo chính, lật đổ, chống các nước
XHCN.
- Cuộc “ Chiến tranh lạnh” đã dẫn tới chạy đua vũ trang, gây ra tình trạng
đối đầu giữa hai khối quân sự NATO và VACSAVA làm cho quan hệ quốc tế luôn
căng thẳng.
* Hậu quả:

- Đời sống nhân dân nhiều nước bị giảm sút, tình hình xã hội bất ổn do sự
đầu tư quá lớn về tiền của và sức người vào cuộc chạy đua vũ trang, phục vụ cho
tham vọng của giới cầm quyền.
2.5. Mục IV- THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Đặc điểm quan hệ
quốc tế sau Chiến tranh lạnh).
* Sự chấm dứt “chiến tranh lạnh” :
- Từ nửa sau những năm 80 thế kỉ XX , trong quan hệ quốc tế đã diễn ra với
xu hướng mới - Xu thế từ “đối đầu” chuyển sang “đối thoại”. Xu thế này bắt đầu từ
quan hệ Xô-Mĩ. Từ 1987-1991, diễn ra nhiều cuộc gặp cao cấp giữa những người
đứng đầu hai nhà nước Liên Xô và Mĩ.
- Tổng thống Mĩ Goóc-giơ Bus (cha) và Tổng Bí thư đảng cộng sản Liên Xô
Gooc-ba-chốp có cuộc gặp gỡ tại Man – Ta (Địa Trung hải), hai bên cùng bàn và
đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh.
2.6. Xu thế hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức của các dân tộc là vì:
* Thời cơ: Có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có
điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa
học - kĩ thuật vào sản xuất.
21


* Thách thức: Nếu không biết chớp thời cơ để phát triển thì sẽ trở nên tụt hậu,
nếu không biết cách để hội nhập thì hội nhập sẽ trở thành hòa tan, nếu không biết
cách vận dụng khoa học - kĩ thuật sẽ trở thành lạc hậu.
2.7. Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là: Tập trung sức lực triển
khai lực lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất để chiến thắng nghèo nàn và
lạc hậu, đem lại ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
2.8. Liên hợp quốc có nhiều việc làm giúp đỡ nhân dân ta:
- Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, tiêm chủng phòng
dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, cải cách hành chính, giúp đỡ
các vùng bị thiên tai, ngăn chặn đaị dịch AIDS, giáo dục…

- Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP viện trợ khoảng 270 triệu
USD; quĩ nhi đồng LHQ UNICEF giúp khoảng 300 triệu USD, quĩ dân số thế giới
UNFPA giúp 86 triệu USD, tổ chức nông lương thế giới FAO giúp 76,7 triệu
USD…
Ngoài ra một số tổ chức như WHO (tổ chức y tế thế giới), WWF (tổ chức
động vật hoang dã thế giới)… cũng hoạt động tích cực tại Việt Nam.
Minh họa:

UNICEF PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM

UNICEF TẶNG QUÀ HỌC SINH KHÓ KHĂN

2.9. Kể tên một số tổ chức Liên hợp quốc đang có mặt tại Việt Nam:
- Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP.
- Quĩ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).
- Quĩ dân số thế giới (UNFPA) .
- Tổ chức nông lương thế giới (FAO).
- Tổ chức y tế thế giới (WHO).
- Tổ chức động vật hoang dã thế giới (WWF).
- Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF).
- Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển (IBRD).
22


2.10. Bộ máy của Liên hợp quốc:
- Đại hội đồng: Gồm tất cả các thành viên, mỗi năm họp 1 lần.
- Hội đồng bảo an: Gồm 5 thành viên là Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung
Quốc. Chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Ban thư kí: Đứng đầu là tổng thư kí (nhiệm kì 5 năm).
- Các cơ quan khác: Hội đồng kinh tế và xã hội, tòa án quốc tế, hội đồng

quản thác.
2.11. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “Chiến tranh lạnh”:
Sau Chiến tranh thế giới hai, quan hệ Xô – Mĩ ngày càng mâu thuẫn đối đầu
gay gắt do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô
chủ chương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ
nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới; ngược lại, Mĩ ra sức
chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng
nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Do vậy “Chiến tranh lạnh” đã trở thành
nhân tố chủ yếu chi phối giữa hai phe – xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong
thời gian dài vào nửa sau thế kỉ XX.
2.12. Sau Chiến tranh thế giới hai, Mĩ thực hiện “Chiến tranh lạnh” là vì:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào cách mạng ở các nước chiến
bại và các nước chiến thắng đều phát triển mạnh mẽ.
- Các nước Đông Âu và Liên Xô hợp thành hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày
càng hùng mạnh, ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ngày càng to lớn. Mĩ và Liên Xô
ngày càng mâu thuẫn và đối đầu gay gắt.
- Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển
mạnh mẽ.
- Vào tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Tơruman chính thức phát động “Chiến
tranh lạnh” nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, chống phong
trào giải phóng dân tộc nhằm đi đến thực hiện "chiến lược toàn cầu" phản cách
mạng của Mĩ.
2.13. Nguyên nhân Mĩ chấm dứt “Chiến tranh lạnh” :
- Hai nước Xô – Mĩ đều suy giảm mạnh về nhiều mặt so với các cường quốc
khác do chạy đua vũ trang suốt 40 năm qua, nhất là kinh tế hai nước đều giảm sút
so với Nhật Bản và Tây Âu.
- Xô – Mĩ muốn thoát khỏi thế đối đầu và có cục diện để vươn lên đối phó
với Đức, Nhật Bản và khối thị trường chung châu Âu.
- Hai nước Xô – Mĩ cần hợp tác để góp phần quyết định những vấn đề bức
thiết của toàn cầu.

- Từ những lí do đó, Xô – Mĩ đã chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
2.14. Một số sự kiện gần đây:
- Năm 1996, Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), gồm 38
thành viên (13 nước châu Á và 25 nước châu Âu).
- Tháng 11/1998, Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái
Bình Dương (APEC). Tổ chức này thành lập năm 1989, hiện có 21 nền kinh tế
thành viên ở châu Á, châu Mĩ và châu Đại Dương.
- Ngày 07/11/2006, Việt Nam được kết nạp vào tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), và ngày 11/01/2007 trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này.
23


- Ngày 16/10/2007, tại khóa họp thứ 62 của Đại hội đồng LHQ, Việt Nam
được đại đa số các nước thành viên bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng
bảo an nhiệm kì 2008-2009.
- Năm 2012, Liên hợp quốc có 193 nước thành viên.
- Ngày 12/11/2013 Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền LHQ
(2014-2016) - Cơ quan liên chính phủ quan trọng nhất trong vấn đề quyền con
người - mở ra một trang mới về uy tín và trách nhiệm quốc tế của Việt Nam.
Minh họa:

Ngày 16-10-2007 Việt Nam chính thức trở thành thành
viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Đoàn Việt Nam được bạn bè quốc tế chúc mừng ngay sau khi trúng cử làm
thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hôm 12-11-2013.
3. Hệ thống các bài tập cụ thể và lời giải minh họa cho chuyên đề.
3.1. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề.
Có hai dạng bài tập để HS làm khi học chuyên đề là:
3.1.1. Bài tập trắc nghiệm.

24


×