Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo hiện trạng trình độ công nghệ của các ngành thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.25 KB, 22 trang )

Báo cáo hiện trạng trình độ công nghệ
của các ngành thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo ở Việt Nam
____________________
Phần I. Hiện trạng chung của ngành cơ khí chế tạo Việt Nam
I. Một số chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ đối với việc
phát triển ngành:
- Kết luận số 25-KL/TW ngày 17/10/2003, Bộ Chính trị đã có ý kiến như
sau: " Phải coi cơ khí là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo độc lập tự chủ về kinh
tế, củng cố an ninh, quốc phòng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân" và
"Thực hiện bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn đối với một số sản
phẩm cơ khí trong nước. Đồng thời, Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về lãi suất và
thời hạn vay vốn lưu động cho cácnhà sản xuất thiết bị cơ khí, các công trình
chế tạo thiết bị toàn bộ cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài, các dự án sản xuất các
sản phẩm cơ khí trọng điểm".
- Chính phủ đã ban hành một số chính sách để phục hồi và khuyến khích
phát triển cơ khí như:
Nghị quyết 07/CP ngày 15/1/1998; Quyết định 52/1998/QĐ-TTg ngày
03/3/1998 về vay vốn ưu đãi; Các ưu đãi về thuế quy định trong Luật khuyến
khích đầu tư trong nước; Quyết định số 29/1998/QĐ-TTg ngày 09/2/1998;
Quyết định số 37/2000/QĐ-TTg ngày 23/3/2000 về việc ban hành chính sách hỗ
trợ các sản phẩm công nghiệp trọng điểm; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày
31/7/2000 của Chính phủ; Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 24/5/2001 về bổ sung
một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001; Thực hiện Nghị quyết số
11/NQ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ, ngày 20/11/2000, Bộ Công nghiệp đã
ban hành Danh mục các sản phẩm cơ khí được hưởng ưu đãi kèm theo Quyết
định số 67/2000/QĐ-BCN.
Năm 2002, Thủ tướng Chính đã phê duyệt chiến lược cho ngành cơ khí
đến năm 2010, theo đó, sẽ ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm
trọng điểm như: thiết bị toàn bộ; máy động lực; cơ khí phục vụ nông-lâm-ngư
nghiệp và công nghiệp chế biến; máy công cụ; cơ khí xây dựng; cơ khí đóng tàu


thủy; thiết bị kỹ thuật điện - điện tử; cơ khí ô tô - cơ khí GTVT. Mục tiêu đến
năm 2010, ngành cơ khí sẽ đáp ứng 45-50% nhu cầu sản phẩm của cả nước,
trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng.
Triển khai Quyết định số 186/2002/QĐ – TTg ngày 9/6/2003 Thủ tướng
Chính phủ ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo chương trình cơ khí trọng điểm
do Phó thủ tướng chính phủ làm trưởng ban.
Ngày 16/1/2009 Thủ tướng chính phủ ký ban hành quyết định số
10/2009/QĐ –TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng
điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản
xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ 2009 đến năm 2015.
1


II. Hiện trạng phát triển của ngành những năm gần đây:
a) Hiện trạng chung của ngành cơ khí:
Giai đoạn 2001-2006, ngành Cơ khí Việt Nam được đánh giá đã đạt được
những thành quả to lớn, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của các ngành
công nghiệp chủ lực của đất nước, mà còn giành được nhiều hợp đồng xuất khẩu
lớn, mở ra một bước tiến mới khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.
Năm 2008 ngành Cơ khí được xếp vào nhóm sản phẩm đạt tốc độ tăng
trưởng cao trên 120% so với năm 2006, đem lại kim ngạch xuất khẩu trên 2,2 tỷ
USD, điều mà chỉ cách đây vài năm, ít ai dám nghĩ tới. Nếu như vào những
năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước, ngành Cơ khí mới chỉ đáp ứng được
khoảng 8-10% nhu cầu trong nước, thì đến những năm gần đây, con số này đã
đạt 40%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 40%/năm. Đây là một tín hiệu rất
đáng mừng đối với một ngành được coi là ngành công nghiệp nền tảng, có vai
trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, hiện nay, cả
nước có khoảng 53.000 cơ sở sản xuất cơ khí, thu hút trên 500.000 lao động,
chiếm gần 12% lao động công nghiệp. Các doanh nghiệp cơ khí chủ yếu tập

trung tại các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Vùng đồng bằng Bắc
Bộ và Nam Bộ chiếm gần 90% giá trị sản xuất công nghiệp ngành Cơ khí cả
nước, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cơ khí so với toàn ngành Công
nghiệp đã tăng cao. Trong những năm qua, ngành Cơ khí đã có những đóng góp
quan trọng cho nền kinh tế. Hàng năm, Ngành đã sản xuất trên 500 danh mục
sản phẩm với tổng khối lượng hàng trăm ngàn tấn, đáp ứng nhu cầu cho các
ngành kinh tế quốc dân. Đặc biệt, Ngành còn chế tạo thành công dây chuyền
thiết bị toàn bộ phục vụ công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như xay
xát gạo, mì ăn liền, chế biến chè, chế biến mía đường quy mô vừa và nhỏ, thiết
bị xi măng, thiết bị sản xuất VLXD, máy kéo nhỏ, động cơ diezen và xăng, thiết
bị điện, một số sản phẩm tiêu dùng như quạt điện, xe đạp, dụng cụ cơ kim khí…
Điều đáng nói ở đây là chất lượng thiết bị toàn bộ do Ngành chế tạo đã sánh
ngang chất lượng các nước trong khu vực (Trung quốc, Thái Lan…). Tổng công
ty Lilama đã trở thành nhà tổng thầu EPC đầu tiên của Việt Nam khi trúng thầu
các gói thầu số 2 và 3 của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tiếp đến là chế tạo và
lắp đặt phần lớn các thiết bị chính của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương, Nhiệt
điện Phú Mỹ 3, 4. Đến nay LILAMA đã đảm đương vai trò tổng thầu chế tạo và
cung cấp thiết bị cho hầu hết các dự án đầu tư lớn cho các nhà máy như: Nhiệt
điện Uông Bí mở rộng với công suất 300 MW, tổng vốn đầu tư 300 triệu USD;
Xi măng Sông Thao 2.500 tấn clanke/ngày, Xi măng Đô Lương 2.500 tấn
clanke/ngày, Điện Cà Mau công suất 750MW và Điện Nhơn Trạch…. đối với
nhà máy xi măng khối lượng thiết bị chế tạo đã được nội địa hoá chiếm 65-70%
và lần đầu tiên, ngành Cơ khí trong nước đã chế tạo được lò nung cho nhà máy
xi măng 2.500 tấn clanke/ngày.
Ngành Công nghiệp đóng tàu cũng đạt những bước tiến vượt bậc. chế tạo
được các loại tàu có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế như các loại tầu chở hàng
có tải trọng từ 6.500 tấn đến 53.000 tấn, các loại tàu cao tốc phục vụ cho an
2



ninh, quốc phòng, các loại tàu chở hàng container, tàu chở dầu thô cỡ 100.000
DWT… Đến nay, Ngành Đóng tàu Việt Nam đã có thể hoàn toàn đáp ứng được
nhu cầu trong nước và ký hợp đồng đóng tàu cho nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới.
Ngành Công nghiệp ô tô-xe máy cũng được ghi nhận với những kết quả
đạt được trong khoảng 5 năm trở lại đây. Ngành đã đáp ứng được nhu cầu trong
nước với các loại xe buýt có tỷ lệ nội địa hoá khoảng 40%, các loại xe tải nhẹ có
công suất dưới 5 tấn và các loại xe gắn máy do chính các doanh nghiệp trong
nước sản xuất với tỷ lệ nội địa hoá đạt từ 80-90%. Công ty Xuân Kiên
(Vinaxuki), ô tô Trường Hải, Vinamoto là những doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư
chiều sâu vào các khâu sản xuất thân vỏ xe, thùng xe, với các xưởng khuôn mẫu,
dập ép, hàn, sơn tĩnh điện hiện đại, từ đó làm tăng dần tỷ lệ nội địa hoá trong sản
xuất xe ô tô.
Đối với các nhà máy thuỷ điện có công suất đến 300MW, trước đây, phải
nhập khẩu hầu hết các thiết bị cơ khí thuỷ công thì nay, toàn bộ phần này đều do
ngành Cơ khí trong nước đảm nhận. Bộ Công Thương đang chỉ đạo các liên
doanh cơ khí trong nước chế tạo và cung cấp thiết bị cơ khí thuỷ công cho các
nhà máy thuỷ điện A Vương, Pleikrông, Bản Vẽ, Quảng Trị, Sesan 3, Đồng Nai,
Huội Quảng, Bản Chát… với tổng trọng lượng thiết bị lên đến hàng chục ngàn
tấn.
b) Tình hình đầu tư nước ngoài lĩnh vực cơ khí
Từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến nay, cả nước mới có 127 dự án có
vốn đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực cơ khí được cấp phép hoạt động với
tổng số vốn đăng ký 1,88 tỷ USD. Trong đó, phần lớn đầu tư vào sản xuất, lắp
ráp ôtô, xe máy, chế tạo linh kiện điện tử, sản xuất thiết bị kỹ thuật điện, dây và
cáp điện..., nhưng chưa có một dự án nào đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực chế tạo
máy. Gần đây mới có một công ty của Hàn Quốc đầu tư xây dựng tại khu kinh tế
Dung Quất (Quảng Ngãi) nhà máy chế tạo thiết bị công nghiệp nặng với tổng số
vốn đầu tư 260 triệu USD.
c) Tình hình xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Từ các hợp đồng chế tạo sản phẩm, thiết bị cơ khí trong nước, các doanh
nghiệp đã mạnh dạn nhận các hợp đồng chế tạo thiết bị cho các đối tác nước
ngoài và tham gia vào thị trường xuất khẩu trong năm 2006. Hàng chục tấn thiết
bị đường ống cút, van chịu mài mòn... cung cấp cho các dự án nhà máy điện đã
được chế tạo và xuất khẩu đi Mỹ, Malayxia và châu Âu. Hàng ngàn tấn kết cấu
thép, lò hơi được xuất khẩu theo hợp đồng cho Nhà máy Điện BARH STPP của
ấn Độ và các đối tác khác như: Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc…, nhiều doanh
nghiệp cơ khí cũng có các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cơ khí đi các nước
Đức, ý, Malaixia, úc, Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch... với trị giá hàng chục triệu USD.
Đáng chú ý là những sản phẩm xuất khẩu thiết bị toàn bộ do Tổng công ty
LILAMA, MIE, COMA, Vinashin chế tạo. Cho đến nay, Lilama đã xuất khẩu
3.000 tấn thiết bị sang các nước với giá trị tổng cộng trên 50 triệu USD, MIE
cũng đã đạt giá trị xuất khẩu hơn 10 triệu USD trong cả 2 năm 2005 và 2006.
Riêng Coma đạt giá trị xuất khẩu hơn 4 triệu USD, còn Vinashin đạt 48 triệu
3


USD xuất khẩu trong 2 năm 2005 và 2006. Bên cạnh các thiết bị toàn bộ hoặc
hợp bộ, ngành Cơ khí còn đạt những thành tựu đáng kể trong xuất khẩu các máy
móc thiết bị lẻ, phụ tùng và một số vật liệu kỹ thuật được Tổ chức ITC đánh giá
và xếp hạng khá trên thị trường thế giới.
Xuất khẩu sản phẩm cơ khí, thiết bị kỹ thuật điện, tàu biển, thiết bị, máy
công cụ, hàng kim khí tiêu dùng của Việt Nam những năm gần đây được ghi
nhận tăng trưởng khá, nhưng chưa bằng 30% so với hàng nhập khẩu. Điều đó,
chứng tỏ rằng thị trường hàng cơ khí tại Việt Nam hiện có tiềm năng lớn, nhất là
đối với các thiết bị kỹ thuật, công nghệ cao và thiết bị toàn bộ cho các dự án lớn.
Vì vậy, xuất khẩu không những tạo đầu ra, mà còn góp phần quan trọng để chủ
động tăng sức cạnh tranh và khẳng định vị thế của sản phẩm cơ khí ngay tại thị
trường trong nước, nhất là sau khi nước nhà đã gia nhập WTO.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, từ năm 2005 trở lại đây, nước ta có

trên 3.000 cơ sở làm hàng cơ khí xuất khẩu, năm 2006 đã đạt kim ngạch 1,7 tỷ
USD, với các nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng, dây cáp điện, linh
kiện điện tử, phương tiện vận tải và hàng dân dụng. Trong đó, các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài gồm phần lớn là của Nhật Bản, một phần của Hàn
Quốc, các nước và vùng lãnh thổ đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD và các doanh nghiệp
có vốn trong nước đạt 300 triệu USD. Trong đó có gần 200 doanh nghiệp cơ khí
đạt kim ngạch xuất khẩu khá; nhóm phụ tùng ôtô, xe máy gồm 24 doanh nghiệp
xuất khẩu đạt 680 triệu USD; nhóm máy, thiết bị gồm 38 doanh nghiệp đạt 170
triệu USD; nhóm cơ khí chính xác đạt 197 triệu USD; nhóm dụng cụ, chi tiết
máy gồm 27 xí nghiệp đạt 177 triệu USD; hàng cơ khí dân dụng gồm 71 đơn vị
đạt 447 triệu USD,... Năm nay, qua thực hiện 6 tháng đầu năm và đơn hàng còn
lại của 6 tháng cuối năm, hàng cơ khí và điện khí xuất khẩu có thể đạt trên 1,8 tỷ
USD.
Các doanh nghiệp có vốn trong nước đang có kim ngạch xuất khẩu hàng
cơ khí ngày một tăng là VINASHIN, LILAMA, MIE, COMA, HAMECO,
NARIME, IMECO... Năm 2005, VINASHIN xuất khẩu tàu biển đạt 15 triệu
USD, năm 2006 đạt 33 triệu USD, năm nay tăng lên 194 triệu USD, dự kiến
năm 2010 có khả năng đạt tới mục tiêu một tỷ USD. VINASHIN đang đóng tàu
kéo cho Hà Lan, tàu hút bùn cho I Rắc, tàu chở hàng 34.000 tấn và 53.000 tấn
cho Vương quốc Anh, tàu chở hàng đa năng cho Nhật Bản, tàu chở ôtô (4.900
và 6.900 ôtô), tàu chở dầu cỡ lớn và tàu chở contenơ 1.016 TEU theo đơn đặt
hàng của các công ty vận tải quốc tế... Ngành đóng tàu biển Việt Nam đã vươn
lên vị trí thứ 11 trong năm 2005, đứng thứ 7 năm 2006 và sẽ vươn lên vị trí thứ
tư trong 10 năm tới. MIE và HAMECO hiện đang xuất khẩu gần 3000 máy công
cụ một năm sang thị trường các nước châu Âu, châu Mỹ và một số nước trong
khu vực, sẽ tăng lên 4.500 cái trong năm 2010,...
d) Số liệu sản xuất kinh doanh của ngành cơ khí:
Nếu như năm năm 1995 giá trị sản xuất công nghiệp của ngành cơ khí đạt
13.839,90 tỷ đồng thì đến năm 2000 con số này đã là 33.830,60 tỷ đồng, đạt tốc
độ tăng trưởng bình quân 40,74%/năm và đến năm 2007 đạt giá trị là 134.524,00

4


tỷ đồng nếu so với năm 2000 tăng gấp 3,97 lần. Tương ứng giá trị sản xuất
ngành cơ khí từ chỗ chỉ chiếm 45,3% so với giá trị toàn ngành công nghiệp vào
năm 1995 tới năm 2007 con số này đã là 75,2% (Nguồn: Tổng cục Thống kê và
Tổng cục Hải quan). Năm 2006 giá trị xuất khẩu toàn ngành cơ khí đạt l,17 tỷ
USD, năm 2008 đạt trên 2 tỷ USD.
Ngành cơ khí luôn đạt được mức độ tăng trưởng nhanh và đóng vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển toàn ngành công nghiệp của cả nước.
(Chi tiết số liệu xem biểu phụ lục số 2)
Phần II. Hiện trạng trình độ công nghệ của ngành cơ khí chế tạo.
Nói đến trình độ công nghệ tức là nói đến sự đồng bộ của bốn yếu tố sau:
 Cơ sở vật chất và kỹ thuật của công nghệ: Bao hàm máy móc, thiết bị,
dụng cụ, nhà xưởng, kho tàng, công trình hạ tầng v.v.. của công nghệ.
Yếu tố này được coi là phần cứng của công nghệ.
 Thông tin công nghệ: Bao hàm bản vẽ, công thức, quy trình công nghệ,
tiêu chuẩn, định mức, cẩm nang công nghệ, bí quyết công nghệ...
 Con người công nghệ: Bao hàm kiến thức, kỹ năng công nghệ, thói
quen, ý thức làm việc của những người tham gia thực hiện công nghệ.
 Cơ chế tổ chức công nghệ: Bao hàm cơ cấu tổ chức, cơ cấu vận hành,
quan hệ trách nhiệm, quyền hạn, lề lối làm việc, nề nếp kỷ luật, chế độ
thưởng phạt...
Ba yếu tố gồm thông tin công nghệ, con người công nghệ và cơ chế tổ
chức được coi là các yếu tố phần mềm của công nghệ. Công nghệ sẽ phát huy
hiệu quả nếu bốn yếu tố trên được đảm bảo kết hợp chặt chẽ, đồng bộ.
Trong phần nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng đưa ra những nhận xét,
đánh giá về trình độ công nghệ của ngành cơ khí Việt Nam hiện nay thông qua
các kết quả khảo sát, nghiên cứu, thống kê về nguồn nhân lực KHCN, cơ sở vật
chất kỹ thuật, thông tin, cơ chế và trình độ tổ chức của các cơ sở đào tạo, nghiên

cứu, sản xuất trong lĩnh vực cơ khí ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008, cụ thể
như sau:
I. Hiện trạng nguồn nhân lực ngành cơ khí Việt Nam.
1. Nguồn nhân lực KHCN có trình độ cao.
Theo số liệu điều tra của Bộ KH&CN năm 2008 (xem bảng 1) ta có thể
thấy số lượng nguồn nhân lực KHCN bậc cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ KH,
tiến sĩ) của ngành cơ khí chế tạo và các chuyên ngành liên quan đến cơ khí chế
tạo chiếm tỷ lệ 65% tổng nguồn nhân lực KHCN bậc cao của các ngành KHKT
Việt Nam. Tuy nhiên, xét về độ tuổi thì phần lớn đội ngũ này đã ở độ tuổi > 45
tuổi (75%).
Nhìn chung, nguồn gốc hình thành nhân lực KHCN cơ khí nước ta hiện
nay chủ yếu vẫn dựa vào lực lượng được đào tạo tại Liên Xô và các nước Đông
Âu cũ. Vì vậy, kiến thức thiếu cập nhật, tuổi cao. Trong những năm gần đây
Nhà nước có chủ trương đào tạo chuyên gia lĩnh vực kỹ thuật công nghệ ở nước
ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước thông qua Dự án 322, song chủ yếu là
5


thuộc các lĩnh vực khoa học cơ băn, kinh tế, xã hội, nông nghiệp, y học…. mà
rất ít thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo. Hiện nay, việc đào tạo trên đại học thuộc
lĩnh vực cơ khí chủ yếu là thực hiện tại các Trường đại học và các Viện nghiên
cứu trong nước. Vì vậy, chất lượng không thể bằng đào tạo taị nước ngoài, đặc
biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới của Thế Giới
Lực lượng được đào tạo từ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ các
chuyên ngành cơ khí tương đối đông và ngày càng phát triển (xem Bảng 1). Về
độ tuổi, phần lớn dưới 45 tuổi, vì vậy đây là lực lượng chủ lực ảnh hưởng đến sự
phát triển KHCN ngành cơ khí chế tạo Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020.
Tuy nhiên, đa phần đội ngũ này được đào tạo trong nước nên trình độ và chất
lượng bị hạn chế. Nếu không được tiếp tục đào tạo để đủ khả năng tiếp nhận
những kiến thức KHCN hiện đại thì trình độ KHCN ngành cơ khí chế tạo Việt

Nam sẽ rất khó phát triển.
Bảng 1. Nguồn nhân lực KHCN liên quan đến cơ khí chế tạo máy
TT
Trình độ
Tổng
Giới tính
Tuổi
1
2
3
4
5

Nam
444
1.242
1.549
5.282
1.169

Giáo sư, phó giáo sư
481
Tiến sĩ KH, Tiến sĩ
1.387
Thạc sĩ
2.007
Đại học, Cao đẳng
7.416
Trung cấp, Kỹ thuật 1.800
viên

(Nguồn: Điều tra của Bộ KHCN năm 2008)

Nữ
37
145
458
2.134
631

> 45
419
982
465
1.598
515

≤ 45
62
405
1.542
5.818
1.285

2. Nguồn nhân lực lao động ngành cơ khí.
Tổng số lượng lao động ngành cơ khí 2007 là 668.720 người, chiếm gần
21,53% tổng số lao động các ngành công nghiệp chế biến và 4,29% so với tổng
số lao động trong các Doanh nghiệp của cả nước. So với năm 2000 (23.205
người) thì tổng số lao động ngành cơ khí năm 2007 tăng gấp 28,8 lần (xem Bảng
2). Điều này nói lên tốc độ tăng trưởng cao của ngành cơ khí trong những năm
gần đây, tuy nhiên trình độ công nghệ và kèm theo đó là năng suất lao động

không tăng theo một cách tương ứng.
Các phân ngành có trình độ công nghệ không cao chiếm tỷ trọng lao động
lớn và tốc độ tăng lao động cao. Các phân ngành có trình độ công nghệ cao
(thường có tỷ lệ tự động hoá cao trong dây chuyền sản xuất) sản xuất những sản
phẩm tinh vi, chính xác chiếm tỷ trọng lao động thấp và tốc độ tăng lao động
chậm như phân ngành sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ quang
học (chỉ tăng 8% trong 2 năm).
Về chất lượng lao động: Xét cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ
thuật của các Đơn vị cơ khí ta thấy rằng trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các
Đơn vị cơ khí từ năm 2000 đến nay có chuyển biến mạnh theo xu hướng tỷ lệ
lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động có trình độ từ kỹ sư trở lên so với tổng số
lao động làm việc trong Đơn vị cao hơn so với mặt bằng chung của lao động
6


ngành công nghiệp chế biến. Theo số liệu điều tra lao động việc làm trong toàn
ngành công nghiệp chế biến thì tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 52%
tổng số lao động làm việc, trong đó Cao đẳng, Đại học và trên Đại học chiếm
4,18%. Đối với ngành cơ khí, nghiên cứu số liệu của 2 Doanh nghiệp cơ khí tiêu
biểu là LILAMA và VINASHIN có thể thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của
nhân lực cơ khí nước ta trong các Doanh nghiệp lớn tương đối cao: tỷ trọng tốt
nhiệp cao đẳng, đại học khoảng 11 – 15%, trung cấp chuyên nghiệp khoảng 34%, công nhân kỹ thuật khoảng 68-77% và các nhóm khác khoảng 5-10%.
Về cơ cấu nguồn nhân lực theo loại hình công việc thì công nhân trực
tiếp sản xuất chiếm khoảng 75-78%, chuyên gia, kỹ thuật viên chiếm khoảng
12-15%, lãnh đạo quản lý chiếm khoảng 2-3% và các loại khác chiếm khoảng
5-6%. Lực lượng công nhân vận hành máy vạn năng có tay nghề cao chiếm tới
55%, tuy nhiên đội ngũ này làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm, khả năng tiếp
nhận các kiến thức công nghệ hiện đại là rất hạn chế. Thêm vào đó, ngay trong
các Doanh nghiệp cơ khí cho tới hiện nay vẫn chưa hình thành nền văn hóa công
nghiệp, ý thức tôn trọng các quy trình , quy phạm công nghệ, tính tổ chức và tự

giá trong sản xuất không cao đã hạn chế năng suất và chất lượng lao động của
công nhân ngành cơ khí.
Bảng 2 - Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô và hiệu quả kinh doanh
của khối Doanh nghiệp cơ khí
STT

2

Tổng số doanh
nghiệp cơ khí
Số lao động

Đơn vị
tính
doanh
nghiệp
Người

3

Tổng nguồn vốn

4

1

5
6
7
8


Nội dung

Năm 2000 Năm 2006 Năm 2007
1.723

5.972

7.225

23.205

56.5123

66.8.720

Tỷ đồng

55.519

213.734

293.331

Tổng doanh thu
Tỷ đồng
thuần
Tổng tài sản cố
Tỷ đồng
định và đầu tư tài

chính dài hạn
Số lao động bình
Người
quân một doanh
nghiệp CK
Nguồn vốn bình
Tỷ đồng
quân một doanh
nghiệp CK
Tài sản cố định và
Triệu
đầu tư tài chính
đồng
dài hạn bình quân
một lao động

4.066

222.046

398.188

30.157

89.158

133.458

134,7


94,6

92,6

32,2

35,8

40,6

130

137,8

335,2

7


9

Doanh thu
thuần/1 lao động

Triệu
đồng

276

392,9


595

Nếu tính bình quân thì chưa đến một lao động cơ khí Việt Nam tạo ra
lượng sản phẩm có giá trị khoảng 595 triệu VNĐ/năm (35.000USSD/năm),
trong khi người lao động khu CNC Tân Trúc (Đài Loan) tạo ra lượng sản phẩm
có giá trị 500 000 USD/năm (gấp gần 14,2 lần).
II. Trình độ công nghệ và trang thiết bị ngành cơ khí chế tạo.
1. Quá trình hình thành một sản phẩm cơ khí:
Quá trình cơ bản hình thành một sản phẩm cơ khí bao gồm 06 nguyên
công chính sau:
- Nghiên cứu thiết kế kỹ thuật, Thiết kế công nghệ;
- Công nghệ tạo phôi (đúc, rèn, gò, hàn…)
- Công nghệ gia công cơ khí ;
+ Gia công không phoi (ép, chuốt, rèn khuôn, dập…).
+ Gia công có phoi (bào, tiện, phay, doa, mài… )
- Công nghệ xử lý bề mặt (nhiệt luyện, phun phủ, mạ…);
- Công nghệ lắp ráp, hiệu chỉnh, khảo nghiệm;
- Công nghệ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm.
2. Đánh giá tổng quát về mức độ tiến bộ của trình độ công nghệ gia
công cơ khí
Trình độ công nghệ của các quá trình cơ bản hình thành một sản phẩm cơ
khí được trình bày trong Phụ lục số 1kèm theo.
a) Nghiên cứu thiết kế kỹ thuật, Thiết kế công nghệ;
- Hiện trạngcông nghệ: đã ứng dụng CAD/CAM trong thiết kế. Hiện nay
đang sử dụng các phần mềm AUTOCAD, Autocad mechanic, Autodesk
inventor, Solidworks, Catia, Ansys, MasterCam, Moldflow, Unigraphics,
Pro/Engineer…
- Đánh giá, so sánh: Tuy đã sử dụng nhưng chưa khai thác được toàn bộ
tính năng các phần mềm hiện đại cho việc tính toán và thiết kế, chủ yếu sử dụng

để tính toán kiểm tra.
- Trình độ thiết kế đã sử dụng được các phần mềm trợ giúp thiết kế nhưng
chủ yếu vẫn là thiết kế theo mẫu hoặc triển khai thi công theo thiết kế cơ sở của
nước ngoài.
- Đạt mức độ trung bình của thế giới, mức tiên tiến của khu vực.
b) Công nghệ tạo phôi
- Hiện trạng công nghệ: có nhiều tiến bộ trong Công nghệ đúc và Công
nghệ hàn, cụ thể như sau:
+ Công nghệ đúc:
Đã hình thành một số dây chuyền CN đúc được cơ khí hoá và tự động hoá
ở mức độ tương đối cao. Phần lớn các cơ sở đúc đã thay thế lò quang bằng lò
cảm ứng, năng lực đúc có thể đến 30Tấn/mẻ khi dùng Lò Hồ quang. Đúc được
các loại gang, thép cao cấp phục vụ cho ngành cơ khí. Đã tiếp nhận và làm chủ
8


CN làm khuôn băng phương pháp cát-nhựa, đặc biệt là nhựa Furan trên cưo sở
phương pháp Cold Box và Hot Box. Một số nơi đã tiếp nhận và làm chủ các
phương pháp đúc đặc biệt như đúc li tâm sản xuất ống nước gang cầu, đúc áp
lực cao, đúc áp lực thấp cho hợp kim nhôm, đúc mẫu tự thiêu cho vật đúc tới 2
tấn. Chất lượng bề mặt vật đúc cũng được cải thiện nhờ sử dụng các chất sơn
khuôn tiên tiến và các thiết bị phun bi làm sạch. Chất lượng sản phẩm đúc được
nâng cao và ổn định nhờ có các thiết bị kiểm tra tiên tiến như phân tích thành
phần bằng quang phổ phát xạ, phân tích cấu trúc kim loại và đánh giá cơ tính,
kiểm tra khuyết tật đúc bằng siêu âm. Đã sử dụng các phần mềm trong thiết kế
và mô phỏng quá trình đúc nhằm điều chỉnh quá trình đúc, nâng cao hiệu quả
kinh tế-kỹ thuật.
+ Công nghệ hàn:
Đã có sự đầu tư và đổi mới rất mạnh về thiết bị, các Doanh nghiệp cơ khí
sử dụng rộng rãi các thiết bị và CN hàn bán tự động với khí bảo vệ và tự động

dưới lớp xỉ bảo vệ. Trong sản xuất ôtô đã sử dụng rô bốt hàn. Một số CN hàn
đặc biệt như hàn điện xỉ, hàn bán tự động dây lõi thuốc có khí bảo vệ. Công
nhân ngành hàn có trình độ tương đối cao. Đã nghiên cứu và làm chủ được các
CN hàn nối các trục lớn, các tấm dầy đảm bảo chất lượng tốt.
Do đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ công nhân nên các Doanh
nghiệp cơ khí đã có thể chế tạo được các nồi hơi có áp suất cao, các tàu thuỷ có
trọng tải đến hàng trăm nghìn tấn, các thùng tháp lớn của các công trình hoá chất
công nghiệp
- Đánh giá, so sánh: Công nghệ gò, rèn vẫn còn lạc hậu và không phát
triển. Một số nơi đã thay CN rèn tự do bằng rèn khuôn.
+ Sản xuất đúc nhìn chung vẫn còn tình trạng nhỏ lẻ, công suất nhỏ, đa số
các xưởng đúc còn quá lạc hậu, khó có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh của
kinh tế- thị trường. Nhiều nơi còn đầu tư thiếu hoàn chỉnh. Cán bộ kỹ thuật và
công nhân đúc, công nhân làm khuôn mẫu thiếu và yếu về trình độ.
+ Chưa chế tạo được thiết bị hàn hiện đại. Chất lượng que hàn nội đã
được nâng lên nhưng chưa bằng chất lượng que hàn nhập ngoại, nhất là khi hàn
các mối hàn có yêu cầu kỹ thuật cao
+ Đánh giá: Công nghệ đúc và hàn đạt mức độ tiên tiến so với khu vực.
Trong lĩnh vực chế tạo bơm nông nghiệp, nhà máy bơm Hải dương đứng đầu về
chất lượng đúc trong khu vực
b) Công nghệ gia công cơ khí
- Hiện trạng công nghệ
+ Công nghệ gia công không phoi: Mặc dù đã tiếp nhận và làm chủ được
công nghệ gia công khuôn bằng tia lửa điện nhưng nói chung CN gia công
không phoi không phát triển vì số lượng chi tiết gia công ít trong khi việc đầu tư
chế tạo khuôn mẫu đắt.
+ Công nghệ gia công có phoi: Các Doanh nghiệp cơ khí đã sử dụng các
máy tự động điều khiển số (PLC, CNC) trong gia công cắt gọt, nhờ đó tăng độ
chính xác, ổn định chất lượng và tăng năng suất lao động. Một số nơi đã sử
dụng các trung tâm gia công.

9


- Đánh giá, so sánh:
+ 70% các máy công cụ vẫn là các máy vạn năng, nhiều máy có tuổi đời
25-30 năm, vì vậy khó đảm bảo độ chính xác khi gia công .
+ Ở các nước phát triển ưu tiên phát triển CN gia công không phoi vì
giảm thiểu vật liệu gia công cũng như thời gian, năng lượng sử dụng cho gia
công chi tiết
+ Ở các nước phát triển hầu như sử dụng các máy điều khiển số, các trung
tâm gia công CNC trong gia công cắt gọt.
+ Trình độ công nghệ gia công các thiết bị tĩnh như Thùng, Tháp, các
thiết bị thủy công, các thiết bị siêu trường siêu trọng đạt ở mức độ tiên tiến của
khu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia..).
+ Trình độ công nghệ gia công các máy như Máy công cụ, Động cơ... còn
yếu so với khu vực.
c) Công nghệ xử lý bề mặt
- Hiện trạng công nghệ: Công nghệ xử lý bề mặt (nhiệt luyện, phun phủ,
mạ…) là một trong những khâu yếu nhất trong gia công cơ khí hiện nay mặc dù
hầu như Doanh nghiệp cơ khí lớn nào cũng có một phân xưởng nhiệt luyện và
xử lý bề mặt. Các thiết bị nhiệt luyện đều cũ. Công ty Cơ khí Hà Nội đã nghiên
cứu xây dựng hệ thống điều khiển tự động và tập trung trên cơ sở 15 lò nhiệt
luyện cũ. Thiết bị và công nghệ mới hầu như chưa được ứng dụng ở Việt Nam
trừ một số phòng thí nghiệm và liên doanh với nước ngoài
- Đánh giá, so sánh:
+ Do không có các cơ sở xử lý bề mặt chuyên dụng, không có mặt hàng
lớn, ổn định nên các Doanh nghiệp cơ khí không dám đầu tư đổi mới thiết bị ,
CN xử lý bề mặt.
+ Lạc hậu so với khu vực
e) Công nghệ lắp ráp, hiệu chỉnh, khảo nghiệm

- Hiện trạng công nghệ: Hầu hết thực hiện thủ công, dựa vào công nhân
có trình độ cao. Hầu như rất ít nhà máy có thiết bị cân bằng động. Quy trình
khảo nghiệm không thực sự được chú trọng. Các dây chuyền lắp ráp ôtô của các
liên doanh cũng thuộc loại lạc hậu và không có điều kiện và thiết bị khảo
nghiệm đầy đủ.
- Đánh giá, so sánh:
+ Lạc hậu so với khu vực
f) Công nghệ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm
- Hiện trạng công nghệ: Hầu hết các Doanh nghiệp cơ khí có quy trình
kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nhưng các quy trình này không đầy đủ từ khâu
kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào đến khâu gia công, lắp ráp sản phẩm đầu ra.
Thiết bị kiểm tra thường ở mức độ thô sơ, thủ công, trừ khâu đúc và hàn ở
những doanh nghiệp lớn có đầu tư thiết bị hiện đại.
- Đánh giá, so sánh:
+ Lạc hậu so với khu vực
10


(Chi tiết xem phụ lục số 1)
III. Trình độ thông tin công nghệ .
Các yếu tố để đánh giá trình độ thông tin công nghệ của ngành cơ khí chế
tạo:
Để đánh giá trình độ thông tin công nghệ của ngành cơ khí chế tạo: ta xem
xét các yếu tố sau:
- Các công nghệ chủ yếu được tiếp nhận và làm chủ;
- Các công nghệ, sản phẩm công nghệ xuất khẩu;
- Số sáng chế và giải pháp hữu ích;
- Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sản xuất của các
doanh nghiệp cơ khí.
III.1. Các công nghệ chủ yếu được tiếp nhận và làm chủ.

1. Công nghệ CAD/CAM:
Đây là công nghệ sử dụng máy tính trợ giúp cho thiết kế và lập trình công
nghệ chế tạo. Công nghệ này lần đầu tiên được tiếp nhận bởi Viện Máy và dựng
cụ công nghiệp vào năm 1992 thông qua thực hiện Dự án Chế tạo khuôn mẫu do
UNIDO tài trợ. Trong quá trình thực hiện dự án, Viện đã hợp tác với Hãng
AUTODESK (Mỹ) để thành lập Trung tâm đào tạo CAD/CAM. Trung tâm này
đã mở những lớp đào tạo đầu tiên để hướng dẫn các kỹ sư sử dụng phần mềm
Autocad trong thiết kế. Cùng trong thời gian này, Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội cũng được tài trợ phần mềm CATIA, chủ yếu sử dụng trong tính toán
sức bền và độ ổn định của máy.
Hiện nay, hầu hết các cơ sở nghiên cứu thiết kế đã sử dụng các phần mềm
chuyên dụng khác nhau trong quá trình tính toán thiết kế của mình.
2. Công nghệ CNC hoá các máy vạn năng:
Công nghệ này lần đầu tiên được các kỹ sư của hãng Philip thực hiện để
tự động hóa hệ điều khiển các máy công cụ vạn năng của Công ty. Trong quá
trình đi khảo sát tại Hà Lan và Anh năm 1993, Viện Máy công cụ (IMI) đã tiếp
nhận ý tưởng này và thành lập Tổ nghiên cứu CNC hoá máy phay, doa của Viện.
Thành công của việc nghiên cứu ứng dụng này đã được áp dụng vào Dự án CNC
hoá 17 máy công cụ của Công ty cơ khí Hà Nội và sau đó được tiếp tục triển
khai một dự án khác tương tự trong Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, công nghệ này đã trở thành phổ biến, là một phương án đầu tư
rẻ nhất để nâng cấp trình độ công nghệ ở các Nhà máy cơ khí.
3. Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy công cụ CNC:
Trên cơ sở nghiên cứu CNC hoá thành công một số máy công cụ vạn
năng, Viện IMI đã kết hợp với hãng SIMEN (Đức) thực hiện việc nghiên cứu
thiết kế chế tạo máy tiện T20CNC sử dụng bộ điều khiển của SIMEN. Tháng 6
năm 1995 máy tiện T20 CNC ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong việc chế
tạo các máy công cụ ở Việt Nam. Từ đó đến nay, Viện IMI, Công ty Cơ khí Hà
Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiếp tục hướng nghiên cứu này.
11



Hiện nay Công ty BKMech đang thực hiện Dự án sản xuất các máy phay
CNC với nhiều kết quả khả quan.
4. Công nghệ hàn để hàn nối các chi tiết dày và các trục có đường
kính lớn: Đây là công nghệ do Viện nghiên cứu cơ khí nghiên cứu thành công
và áp dụng để chế tạo Bơm 36.000 m3/h năm 1998, sau này cũng được sử dụng
để chế tạo phôi các bánh răng lớn, các hộp số lớn dùng trong các nhà máy xi
măng.
5. Công nghệ đúc Furan được tiếp nhận thông qua thực hiện dự án đầu
tư chiều sâu của Công ty Cơ khí Hà Nội và đồng thời cũng được chuyển giao
cho Công ty liên doanh Việt Nhật vào năm 2000.
6. Công nghệ đúc mẫu tự thiêu được tiếp nhận bởi Viện Công nghệ - Bộ
Công Thương vào thời gian từ 1996 - 1997 thông qua Dự án Đúc do UNIDO tài
trợ. Những công nghệ trên đã góp phần tích cực những tiến bộ KHCN trong lĩnh
vực chế tạo máy trong 10 năm vừa qua.
Hiện nay một số các công ty như công ty Cơ khí Quang Trung Ninh Bình,
Nhà máy Z189 quân đội,...đã có dây chuyền thiết bị đúc mẫu tự thiêu tạo ra
nhiều sản phẩm chất lượng cao.
III.2. Những công nghệ và sản phẩm công nghệ xuất khẩu:
1. Dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến hạt điều: do giáo sư Bùi Song
Cầu nghiên cứu lần đầu tiên vào những năm 90 và sau đó được cải tiến và phổ
biến ở Miền Nam, đồng thời được xuất khẩu sang một số nước Châu Phi.
2. Dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất tấm lợp Fibro xi măng không
dùng amiang do TS. Đỗ Quốc Quang- Viện Công nghệ, Bộ CT chủ trì nghiên
cứu đã được Lào, Iran, Malayxia đặt hàng.
3. Hệ thống thiết bị xay xát, chế biến gạo của Nhà máy Cơ khí Long An
đã đựơc xuất sang tám nước ( trong đó có Mỹ).
4. Hệ thông thiết bị đường ống cút, van chịu mài mòn... cung cấp cho các
dự án nhà máy điện đã được chế tạo và xuất khẩu đi Mỹ, Malayxia và châu Âu.

Kết cấu thép, lò hơi được xuất khẩu theo hợp đồng cho Nhà máy Điện BARH
STPP của ấn Độ và các đối tác khác như: Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc…, nhiều
doanh nghiệp cơ khí cũng có các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cơ khí đi các
nước Đức, ý, Malaixia, úc, Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch... với trị giá hàng chục triệu
USD. Đáng chú ý là những sản phẩm xuất khẩu thiết bị toàn bộ do Tổng công ty
LILAMA, MIE, COMA, Vinashin chế tạo. Cho đến nay, Lilama đã xuất khẩu
3.000 tấn thiết bị sang các nước với giá trị tổng cộng trên 50 triệu USD, MIE
cũng đã đạt giá trị xuất khẩu hơn 10 triệu USD trong cả 2 năm 2005 và 2006.
Riêng Coma đạt giá trị xuất khẩu hơn 4 triệu USD, còn Vinashin đạt 48 triệu
USD xuất khẩu trong 2 năm 2005 và 2006.
5. Năm 2005, VINASHIN xuất khẩu tàu biển đạt 15 triệu USD, năm 2006
đạt 33 triệu USD, năm 2007 tăng lên 194 triệu USD, dự kiến năm 2010 có khả
năng đạt tới mục tiêu một tỷ USD. VINASHIN đang đóng tàu kéo cho Hà Lan,
12


tàu hút bùn cho I Rắc, tàu chở hàng 34.000 tấn và 53.000 tấn cho Vương quốc
Anh, tàu chở hàng đa năng cho Nhật Bản, tàu chở ôtô (4.900 và 6.900 ôtô), tàu
chở dầu cỡ lớn và tàu chở contenơ 1.016 TEU theo đơn đặt hàng của các công ty
vận tải quốc tế... Ngành đóng tàu biển Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 11 trong
năm 2005, đứng thứ 7 năm 2006 và sẽ vươn lên vị trí thứ tư trong 10 năm tới.
6. Tổng công ty máy và Thiết bị công nghiệp hiện đang xuất khẩu gần
3000 máy công cụ một năm sang thị trường các nước châu Âu, châu Mỹ và một
số nước trong khu vực, sẽ tăng lên 4.500 cái trong năm 2010,…
III.3. Sáng chế và giải pháp hữu ích.
Hiện nay, sáng chế và giải pháp hữu ích đang là một mặt yếu của các tổ
chức KH&CN Việt Nam. Trong 3 năm 2005 – 2007 , các tổ chức KHCN thuộc
khối Trung ương (36.000 người) chỉ có 166 sáng chế (năm 2005: 107; năm
2006: 18; năm 2007: 41) và 203 giải pháp hữu ích (năm 2005: 74; Năm 2006:
73; Năm 2007: 56).

Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trong 3
năm liền không có một giải pháp hữu ích nào. Năm 2007, tính bình quân số
người trong tổ chức KHCN có 145 người/1 sáng chế, 69,27 người/1 giải pháp
hữu ích.
III.4. Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sản xuất
của các doanh nghiệp cơ khí.
• Từ năm 2000 đến nay, CNTT đã được ứng dụng với mức độ khác nhau
trong hầu hết các doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam. Đội ngũ cán bộ kỹ
thuật chuyên ngành tin học hoạt động trong các doanh nghiệp CK ở Việt
Nam cũng tăng nhanh. Điều này làm tăng khả năng tiếp nhận thông tin và
đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp.
• Trong việc đầu tư ứng dụng CNTT, các doanh nghiệp còn thiếu chiến
lược tổng thể. Phần lớn doanh nghiệp CK ứng dụng CNTT tự phát theo
yêu cầu công việc của từng bộ phận, tỷ lệ đầu tư không cân đối giữa phần
cứng, phần mềm và dịch vụ trong đó tỷ lệ đầu tư cho phần cứng khá lớn
chiếm từ 50-80% dẫn đến không tối ưu trong các khoản đầu tư nên hiệu
quả đầu tư cho ứng dụng CNTT không cao.
• Doanh nghiệp CK chưa sẵn sàng trong việc chấp nhận thay đổi quy trình
quản lý sản xuất kinh doanh theo các chuẩn mực quốc tế. Hầu hết các
doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực CNTT có trình độ cao. Những hạn chế
này ảnh hưởng đến chất lượng và tốc độ đổi mới công nghệ, tiếp nhận
công nghệ của doanh nghiệp.

13


Hình 1: Doanh nghiệp đánh giá về các lợi ích do Công nghệ thông tin mang lại.
IV. Tổ chức công nghệ.
1. Do lịch sử hình thành, các Doanh nghiệp cơ khí cho đến nay vẫn còn
hoạt động khép kín nên không phát huy được tiềm lực của Doanh nghiệp mình

và cũng không đủ sức để đầu tư đổi mới trình độ công nghệ của Doanh nghiệp.
2. Đa số các doanh nghiệp cơ khí không duy trì được mặt hàng ổn định và
thị trường ổn định , vì vậy không định dược phương hướng, chiến lược đầu tư
nâng cấp đổi mới công nghệ.
3. Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được tác phong làm việc công
nghiệp trong doanh nghiệp của mình, vì vậy cản trở đến hiệu quả sản xuất và
năng suất lao động .
4. Mối quan hệ giữa cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất
chưa thực sự gắn kết. Trong khi đó lực lượng nghiên cứu triển khai của Doanh
nghiệp lại yếu (về trình độ ) và thiếu (về số lượng) nên khó triển khai được các
Đề tài /dự án nghiên cứu SXTN hay tiếp nhận công nghệ mới.
5. Hợp tác Quốc tế: Nhìn chung cả các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo,
cơ sở sản xuất đều hạn chế. Một phần do thiếu thông tin, một phần do thiếu
nguồn nhân lực có đủ khả năng giao tiếp ngoại ngữ .
Kết luận chung:
1. Nhìn chung, ngành cơ khí chế tạo đã có tốc độ phát triển nhanh trong
10 năm vừa qua. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì trình độ công nghệ của toàn ngành
mới ở mức trung bình tiên tiến trong khu vực. Những tiến bộ lớn nhất nằm ở
công nghệ tự động hoá, công nghệ đúc, công nghệ hàn. Những khâu yếu nhất
nằm ở công nghệ xử lý bề mặt, công nghệ kiểm tra chất lượng sản phẩm và tổ
chức quản lý.
2. Về sản phẩm công nghệ thì trình độ công nghệ chế tạo các thiết bị lớn,
tĩnh đã có những bước tiến vượt bậc đứng vào hàng tiên tiến trong khu vực,
trong khi đó lĩnh vực chế tạo máy còn tồn tại nhiều yếu kém, nhiều sản phẩm
14


chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập, đặc biệt là các sản phẩm nhập
từ Trung Quốc.
Phần III. Xu hướng phát triển công nghệ cơ khí chế tạo

I. Xu hướng phát triển của ngành cơ khí chế tạo thế giới:
Tháng 4/2008, Hiệp hội cơ khí chế tạo Mỹ (ASME) đã triệu tập trên 120
kỹ sư và các nhà khoa học hàng đầu của 19 quốc gia, đại diện cho khu vực công
thương, hàn lâm và Chính phủ, để xem xét viễn cảnh của ngành từ nay đến năm
2028. Họ đã nhận dạng những yếu tố nằm trong quan điểm chung mà các nhà cơ
khí chế tạo sẽ cộng tác với tư cách là một ngành toàn cầu trong 20 năm tới để
phát triển những giải pháp kỹ thuật nhằm làm cho thế giới sạch hơn, bền vững
và an toàn hơn. Một trong những kết luận then chốt của Hội nghị thượng đỉnh về
tương lai của ngành cơ khí chế tạo nói trên là: công nghệ nano (CNNN) và công
nghệ sinh học (CNSH) sẽ là những phát triển công nghệ chủ đạo trong 20 năm
tới và sẽ được kết hợp vào tất cả các khía cạnh của công nghệ có ảnh hưởng tới
cuộc sống hàng ngày của mỗi người. CNNN và CNSH sẽ cung cấp những “chi
tiết lắp ráp” để những kỹ sư tương lai sử dụng nhằm giải quyết những vấn đề
thúc ép trong những lĩnh vực đa dạng, chẳng hạn như y tế, năng lượng, quản lý
nước, hàng không, nông nghiệp và môi trường.
“Các kỹ sư cơ khí chế tạo 20 năm tới sẽ có nhiệm vụ phát triển những
công nghệ để giúp cho môi trường toàn cầu sạch hơn, lành mạnh hơn, an toàn
hơn và bền vững” - một trong những điều then chốt mà bản Báo cáo của Hội
nghị đã đưa ra. Một khi CNNN và CNSH nằm ở tâm điểm của đổi mới công
nghệ, thì nhiều cơ hội to lớn nhất của người kỹ sư cơ khí sẽ nằm ở vùng giao
nhau của 2 lĩnh vực công nghệ này. Báo cáo nêu rằng một trong những thách
thức lớn nhất đặt ra cho các kỹ sư cơ khí chế tạo là phát triển những giải pháp kỹ
thuật để làm cho thế giới sạch hơn, lành mạnh hơn, an toàn hơn và bền vững.
“Tới 2028, những tiến bộ trong công nghệ chế tạo được máy tính hỗ trợ
(CAD), robot học, CNNN và CNSH sẽ phổ cập hoá công việc thiết kế và chế tạo
những cơ cấu mới. Người kỹ sư sẽ có khả năng thiết kế những giải pháp cho các
vấn đề địa phương. Từng kỹ sư sẽ có phạm vi rộng lớn hơn để thiết kế và chế
tạo những cơ cấu của mình, trên cơ sở sử dụng những vật liệu và nhân lực nội
sinh, đem lại sự hồi sinh của các doanh nhân kỹ thuật. Nhân lực kỹ thuật sẽ thay
đổi, khi số lượng kỹ sư làm việc tại gia trở nên đông đảo hơn với tư cách là

những hãng kỹ thuật phân cấp hoặc những doanh nghiệp độc lập.
Tán đồng xu hướng hiện đã hình thành trong những hãng công nghiệp
đang tác nghiệp trên phạm vi toàn cầu, ASME cho rằng các công nghệ đang nổi
trong CAD, vật liệu học, Robottics, CNNN và CNNS sẽ kết hợp với nhau làm
biến đổi phương thức làm việc của các kỹ sư. “Tốc độ của quá trình chế biến và
của mạng lưới tăng lên sẽ cho phép người kỹ sư trong tương lai thiết kế ra toàn
bộ các sản phẩm với tư cách là một hệ thống, chứ không phải những bộ phận
tách rời. Điều này sẽ tăng cường năng lực của họ và tạo khả năng hoàn thành ở
bất kỳ đâu những thiết kế phức tạp hơn.
15


“Trong vòng 20 năm tới, có nhiều khả năng là những nhà “chế tạo tại gia”
sẽ có sức hấp dẫn về kinh tế và có thể cung cấp cho bất kỳ ai muốn có. Các kỹ
sư sẽ hoạt động như những nhà tác nghiệp độc lập, tương tác với các đồng
nghiệp ở trên khắp thế giới. Họ có thể hoàn thành các thiết kế tại gia nhờ các hệ
thống CAD tiên tiến hoặc cộng tác với các đồng nghiệp trên toàn cầu ở các thế
giới ảo. Họ sẽ có khả năng sử dụng công nghệ chế tạo tại gia để thử nghiệm
nhiều thiết kế của họ. Các kỹ sư tương lai sẽ có những công cụ tốt hơn để tạo
dựng nghề nghiệp với tư cách là các nhà sáng chế cá nhân, các doanh nghiệp
độc lập và những nhân viên trong các doanh nghiệp phân tán; những doanh
nghiệp này là nơi thu hút tài năng kỹ thuật của khắp thế giới.
II. Những xu hướng phát triển trong ngành cơ khí chế tạo của thế
giới đến năm 2030
Những năm đầu của thế kỷ XXI, nhân loại được chứng kiến nhiều biến
đổi sâu rộng lớn của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách
mạng KH&CN hiện đại, mà đặc trưng là các ngành công nghệ cao như công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới - công nghệ nano,
công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không và vũ trụđang tác động sâu
rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị quốc tế, làm thay đổi diện

mạo thế giới đương đại. Trong sự phát triển vĩ đại đó, ngành công nghiệp cơ khí
chế tạo đóng vai trò có tính nền tảng và có sự hiện diện hầu như trong tất cả các
lĩnh vực kinh tế - xã hội của cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy, xu hướng phát
triển KH&CN cơ khí chế tạo vẫn được chú trọng và chủ yếu tập trung phát triển
một số lĩnh vực sau đây:
a) Về thiết kế và quy trình gia công chế tạo:
Tiếp tục nghiên cứu và nâng cấp hệ CAD/CAM, trong đó chú trọng phát
triển các loại phần mềm ứng dụng, phần mềm thông minh tiện lợi trong giao
diện người - máy, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong thiết kế và gia công chế
tạo. Đến năm 2030, sẽ thay đổi một cách căn bản phương thức thiết kế, các nhà
thiết kế chủ yếu làm việc bằng máy tính trực tuyến (On-Line). Thiết kế sản
phẩm có sử dụng các vật liệu trí tuệ. Thiết kế và lập kế hoạch chế tạo số và ảo.
Phương thức thiết kế theo kiểu môdun cho các hệ thống chế tạo liên tục. Tập
trung hơn vào tự động hoá các dây chuyền chế tạo, các quy trình tiên tiến nhất.
Phát triển công nghệ gia công ở cấp nano (trong phạm vi 0,1-100 nano) để tạo ra
các cấu trúc nano. Chế tạo ở cấp phân tử để tạo dựng các hệ thống từ cấp nguyên
tử hoặc phân tử. Tập trung nghiên cứu để tạo ra các công nghệ sử dụng nhiều tri
thức để tiến tới chế tạo ra các loại sản phẩm cơ khí gọn, nhẹ ít tiêu hao vật liệu,
năng lượng và thân thiện với môi trường. Nghiên cứu phát triển các khái niệm
công nghệ gia công mới trên cơ sở hội tụ các công nghệ cao như công nghệ
thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ sinh học. Nghiên
cứu và hoàn thiện hệ thống cảm biến trong công nghệ lắp ráp các sản phẩm phức
tạp. Nghiên cứu phát triển công nghệ tự động mới dựa vào ứng dụng giao diện
người - máy thông minh có nhận thức. Nghiên cứu các khái niệm rôbôt mới như
rôbôt dịch vụ, rôbôt tự thích nghi, rôbôt có nhận thức, các bầy đoàn rôbôt tự
quản.
b) Về vật liệu chế tạo:
16



Tiếp tục nghiên cứu để tạo ra tri thức mới về vật liệu chế tạo chất lượng
cao, vật liệu thông minh phục vụ các quy trình chế tạo. Nghiên cứu các vật liệu
sử dụng nhiều tri thức với các thuộc tính phù hợp, các vật liệu gốm mới như
gốm áp điện, gốm sinh học, màng gốm và vật liệu thuỷ tinh (gốm thuỷ tinh,
composit gốm - thuỷ tinh và thuỷ tinh dẫn điện). Nghiên cứu việc sắp xếp trật tự
trong các khối đồng nhất polyme. Tiếp tục nghiên cứu công nghệ in litô với các
vật liệu mới, tính ổn định của cấu trúc nano 3D. Nghiên cứu sự tích hợp của các
mức độ phân tử nano macro trong công nghệ hoá học và các vật liệu gia công
công nghiệp. Nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo
các vật liệu nano mới, vật liệu sinh học và vật liệu ghép.
d) Khoa học nano và công nghệ nano:
Tiếp tục nghiên cứu khả năng chế tạo các cấu trúc nano phức và siêu hàm
lượng cao. Chế tạo các thiết bị nano dưới 20 nm, chế tạo các cấu trúc nano 3D
phức hợp và tích hợp đa năng. Phát triển các mô hình tích hợp hàng loạt công
nghệ chế tạo nano mới. Nghiên cứu các thiết bị cảm biến cấp nano, tổng hợp
ống nano đồng nhất, chế tạo dây nano fulleren và các bảng nano, phát triển các
cấu trúc nano từ nhiều loại vật liệu. Nghiên cứu chế tạo các động cơ cỡ nano,
máy móc kích cỡ nano.
e) Về công nghệ chế tạo:
Phát triển các hệ thống chế tạo thông minh không giới hạn (Intelligent
Manufacturing Systems - IMS). Các hệ thống thông minh (Intelligent SystemIS) hứa hẹn rất lớn trong các quy trình chế tạo tự động hoá công nghiệp và các
doanh nghiệp trong tương lai. Các hệ thống này đang thu hút được sự quan tâm
ngày càng tăng của các ngành công nghiệp và đang được ứng dụng vào toàn bộ
phạm vi của các hoạt động chế tạo để tạo được sức cạnh tranh toàn cầu. Giá trị
và tác động của các công nghệ IS còn to lớn hơn so với các cuộc cách mạng
công nghiệp trước đây, góp phần đưa lại kỷ nguyên mới của các ngành công
nghiệp chế tạo. IS được định nghĩa là các hệ thống, trong đó mô phỏng và áp
dụng tích cực một số khía cạnh của trí tuệ con người nhằm thực thi nhiệm vụ.
Hơn thế nữa, IS còn cố gắng nâng cao năng lực như con người để cảm thụ, suy
luận và ra quyết định hành động. IS tạo khả năng cho các máy móc/thiết bị dự

đoán được các yêu cầu và ứng phó hữu hiệu trong những hoàn cảnh phức tạp,
chưa biết trước và chưa thể dự báo trước.
IMS là chương trình hợp tác R&D trong ngành công nghiệp cơ khí chế
tạo ở quy mô toàn cầu. Tham gia vào IMS là các công ty/doanh nghiệp, các nhà
cung cấp, người tiêu dùng, các tổ chức nghiên cứu, trường đại học và các Chính
phủ của các nước/khối nước là EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ và Mỹ.
Chương trình gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 1995 đến 2005; giai đoạn 2 từ
2005 trở đi.
Chương trình IMS được thiết lập nhằm phát triển các công nghệ xử lý và
công nghệ chế tạo thế hệ kế tiếp. Những hoạt động của IMS bao gồm: Đưa ra
khuôn khổ hợp tác nghiên cứu toàn cầu; hỗ trợ thành lập dự án consortium; liên
kết mạng lưới toàn cầu; tổ chức các diễn đàn để tìm kiếm và đưa ra những nhu
cầu trong ngành công nghiệp chế tạo hiện tại và tương lai; phổ biến các kết quả
từ các hoạt động này. IMS được khởi nguồn từ năm 1989 bởi sáng kiến của
17


Giáo sư Hiroyuki Yoshikawa, Giám đốc Đại học Tokyo. Tầm nhìn của IMS là
hướng tới một hệ thống toàn cầu về chia sẻ công nghệ và hợp tác công nghiệp
trong các dự án hợp tác vì lợi ích nhân loại và lợi ích của các đối tác tham gia.
Chương trình IMS bắt đầu từ năm 1995, sau 3 năm nghiên cứu khả thi (19921994). Tổng cộng, IMS hoạt động tại 29 nước trên thế giới như là một tổ chức
mở cho các thành viên mới và khuyến khích các Chính phủ tham gia.
Trong một thị trường toàn cầu ngày càng hội nhập, sự cạnh tranh không
chỉ trong phạm vi các công ty, mà trong các dây chuyền/mạng lưới cung ứng sản
phẩm và dịch vụ toàn cầu. Thông qua sự hợp tác quốc tế, IMS tạo cơ hội cho các
bên tham gia chuỗi giá trị phát triển và các giải pháp hàng đầu thế giới. IMS
đem lại nền tảng hỗ trợ cho nghiên cứu công nghiệp cơ khí chế tạo để chia sẻ
những kinh nghiệm tốt nhất, thực tiễn tốt nhất và để phát triển một tầm nhìn toàn
cầu toàn diện nhất trong thế kỷ XXI.
II. Định hướng một số lĩnh vực thuộc ngành cơ khí chế tạo ở Việt

Nam
Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong công nghiệp cơ
khí-chế tạo máy; phát triển ngành cơ khí-chế tạo máy đủ sức trang bị một số
thiết bị, máy móc đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới xuất khẩu:
a) Công nghệ ngành đúc:
Hiện đại hóa khâu điều khiển nhiệt độ tự động cho cả kim loại màu và
kim loại đen; trang bị đầy đủ các thiết bị phân tích nhanh cho các xưởng đúc, tạo
điều kiện để nâng cao chất lượng vật đúc; các xưởng đúc sẽ được trang bị các
thiết bị để chuẩn bị vật liệu làm khuôn một cách nghiêm túc cho từng đợt đúc,
đối với một số chi tiết quan trọng có giá trị kinh tế lớn thì việc chuẩn bị vật liệu
làm khuôn sẽ được thực hiện tỉ mỉ, từ khâu sàng tuyển, phối trộn bằng máy ;
khuôn sẽ được thực hiện trên các hòm khuôn và thông qua các thiết bị làm
khuôn ; ứng dụng công nghệ làm khuôn tươi; khuôn phu ran cho đúc thép và đúc
gang; việc phá dỡ khuôn sau đúc sẽ được tập trung vào một số vị trí thuận lợi
cho việc tái sinh và phân loại vật liệu làm khuôn đã qua sử dụng. Với các biện
pháp tốt cho việc chuẩn bị vật liệu làm khuôn và áp dụng các công nghệ làm
khuôn tiên tiến, chắc chắn sẽ giảm sai hỏng vật đúc do rổ khí xuống dưới 8%
(thế giới dưới 4%).
Đối với công nghệ đúc nhôm sẽ tổ chức tìm hiểu và nắm vững các dây
chuyền công nghệ đúc áp lực cao để vận dụng có hiệu quả chúng cho đúc các
chi tiết từ hợp kim nhôm chất lượng cao. Ngoài ra có thể vận dụng các dây
chuyền thiết bị này cho công nghệ đúc bán lỏng các chi tiết hợp kim nhôm có
chất lượng cho ngành công nghiệp ô tô và máy bay.
+ Công nghệ tạo phôi: Ứng dụng công nghệ đúc khuôn tươi tự cứng với
tiêu chuẩn hóa vật liệu làm khuôn và công nghệ đúc chính xác với tăng cường
khâu cơ giới hóa, tự động hóa, đầu tư thiết bị nấu luyện và thiết bị phân tích
kiểm tra nhanh; công nghệ rèn khuôn dập, cán tạo phôi, ép chảy, ép và dập sau
thiêu kết; công nghệ hàn điện hồ quang tự động hoặc bán tự động và một số
công nghệ hàn hiện đại như hàn plasma, hàn chùm tia điện tử v.v...
+ Công nghệ và thiết bị hàn ở Việt Nam: Song song với việc ứng dụng

rộng rãi các loại công nghệ hàn như hiện tại, trong thời gian sắp tới có thể đẩy
18


mạnh hơn việc ứng dụng công nghệ hàn tự động dưới lớp thuốc cho việc hàn nối
các tấm thép có chiều dày từ ∂≥ 10mm cho nhiều ngành công nghiệp; có thể đưa
vào sử dụng công nghệ hàn bán tự động bằng dây lõi thuốc có khí bảo vệ cho
các mối hàn cần có chất lượng cao, đường hàn leo; có thể đẩy mạnh việc ứng
dụng thiết bị hàn ống tự động cho các công trình đường ống dẫn khí và dẫn chất
lỏng cho ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí. Có thể phát triển ứng dụng
công nghệ hàn điện xỉ cho việc tạo phôi, các chi tiết có chiều dày lớn và kích
thước lớn (các trục lớn có bậc cho ngành năng lực, ngành công nghiệp tàu
thủy…) nghiên cứu tự chế tạo pherit từ để làm biến thế tần số cao; từ đó tự chế
tạo máy hàn Inventor với chất lượng cao. Có thể ứng dụng công nghệ chế tạo
que hàn chất lượng cao, trong đó tự chế tạo que hàn thép không gỉ, que hàn gang
và các loại que hàn cường độ cao… có thể hình thành dây chuyền công nghệ chế
tạo các loại xỉ hàn. Phòng thí nghiệm trọng điểm về hàn và xử lý bề mặt cần
được bổ sung nhiều chuyên gia hàn và xử lý bề mặt để đẩy nhanh việc nghiên
cứu phát triển và phát huy hiệu quả cho nghiên cứu và sản xuất.
b) Xu hướng phát triển của công nghệ và thiết bị gia công có phoi ở
Việt Nam
Chúng ta đều biết, xu hướng phát triển máy gia công cắt gọt theo công
nghệ điều khiển kỹ thuật số có những ưu điểm đặc biệt cho phép đạt hiệu suất
cao nhất trong việc sử dụng năng lượng (không có các bộ truyền bánh răng),
giảm tiếng ồn đến mức tối đa, cho phép cắt với chế độ hợp lý nhất, phù hợp với
các loại dụng cụ; cho phép gia công các bề mặt phức tạp và không cần đến công
nhân có tay nghề cao, cho phép chế tạo các chi tiết có kích thước ổn định nhất.
Tất cả các ưu điểm đó, chắc chắn xu hướng phát triển của công nghệ và
thiết bị gia công cắt gọt sẽ là việc đổi mới các máy cắt gọt thế hệ cũ có tuổi đời
đến 30 – 40 năm sang các máy cắt gọt thế hệ mới có điều khiển NC và CNC các

trung tâm gia công. Đây là một xu thế tất yếu, không thể đảo ngược.
- Các doanh nghiệp cơ khí lớn ở Việt Nam cần tìm cho mình các đối tác
nước ngoài đang có các liên doanh ở Việt Nam mà sản phẩm của nó có tiếng
trên thị trường quốc tế,chúng ta tìm ra một số chi tiết có thể bước đầu là đơn
giản, song có số lượng lớn, đề nghị họ nhường cho chúng ta làm. Khi đã có đơn
hàng với số lượng lớn ta có thể đầu tư các dây chuyền hiện đại để thực hiện sản
phẩm đó (kinh nghiệm hãng Honda đã làm với Tổng Công ty Động Lực). Có thể
lãnh đạo các Công ty cơ khí phải chủ động thực hiện vấn đề này ( đây là một
vấn đề rất quan trọng, nó sẽ xác định nối ra cho ngành cơ khí).
- Công ty cơ khí Hà Nội cần tìm một đối tác từ Đài Loan (hoặc Trung
Quốc) để hợp tác nhằm đẩy nhanh việc chế tạo các máy cắt gọt CNC vì có sự
hợp tác trên tinh thần công bằng thì sẽ nhận được sự giúp đõ vì cả hai bên cùng
có lợi. Chỉ có Công ty cơ khí Hà Nội nếu có sự hợp tác của nước ngoài mới
nhanh chóng tạo ra các máy CNC với số lượng đủ lớn và giá cả phải chăng, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn mua thiết bị thế hệ mới
được chế tạo trong nước.
- Ngoài việc sản xuất máy CNC trên cơ sở hợp tác với nước ngoài, Công
ty cơ khí Hà Nội phối hợp với các viện và trường tạo ra các trung tâm bảo
dưỡng thiết bị CNC, đáp ứng không chậm trễ khi khách hàng có yêu cầu.
19


- Cần đào tạo các công nhân vận hành và sửa chữa máy công cụ CNC
ngay cho các Công ty cơ khí.
c) Xu hướng phát triển của công nghệ về gia công tinh và chính xác ở
Việt Nam:
Đổi mới thiết bị mài có điều khiển NC và ứng dụng các loại đá mài có
chất lượng cao, ít mòn (đá mài dùng hạt kim cương nhân tạo hoặc enbo)
+ Công nghệ gia công cơ: cùng với việc nâng cấp, hiện đại hóa thiết bị,
máy móc hiện có, cần áp dụng rộng rãi công nghệ CAD/CAM/CNC tại các

trung tâm gia công nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tính linh hoạt thay
đổi mẫu sản phẩm; kết hợp cơ khí điện tử phục vụ tự động hóa thiết kế và các
quá trình điều khiển, kiểm tra, đo lường.
+ Công nghệ xử lý bề mặt: đầu tư vào các khâu nhiệt luyện, sơn mạ, phun
phủ, thấm tôi liên hoàn tăng bền bề mặt đạt trình độ tiên tiến.
+ Công nghệ chế tạo các thiết bị, phụ tùng đặc chủng: chế tạo các kết cấu
thép lớn, kết cấu công trình.
+ Công nghệ chế tạo máy phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản và
chế biến lương thực thực phẩm.
Phần IV. Kết luận và kiến nghị
Có thể thấy rằng với sự phát triển của công nghệ trong các ngành đã nêu
cũng đã đáp ứng được phần nào yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển ngành
cơ khí đến năm 2010 và đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của ngành
cơ khí. Tuy nhiên có thể thấy rằng sự phát triển công nghệ trong các ngành nghề
thuộc lĩnh vực cơ khí chưa đồng bộ và chưa thực sự tạo được sự phát triển đột
biến để có thể bắt kịp nhanh với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế
giới. Khi giai đoạn phát triển cơ khí đến năm 2010 kết thúc, chúng ta cần phải
nhìn nhận và đánh giá chính xác những thành tựu đã đạt được, trình độ và mức
độ phát triển của ngành cơ khí nước nhà so với khu vực và TG để có thể đề ra
được những bước đi phù hợp tiếp theo nhằm phấn đấu đưa Việt Nam trở thành
nước công nghiệp vào năm 2020 như Đại hội Đảng đã đề ra.
Các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghệ trong lĩnh vực cơ khí chế
tạo:
Để giải bài toán phát triển cơ khí chế tạo, cần tiếp tục tập trung đầu tư
phát triển tám nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm như: Chiến lược phát triển
ngành cơ khí được Thủ tướng phê duyệt, nhưng có sự điều chỉnh.
Một là, cần thống nhất nhận thức về phát triển cơ khí nước nhà của các
cấp, ngành và xã hội, trên cơ sở quy hoạch, thu hút các nguồn lực, các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các cơ sở cơ khí chế tạo theo hướng hợp
tác, phân công chuyên môn hóa.

Hai là, sớm hình thành tập đoàn công nghiệp cơ khí để có điều kiện liên
kết, hợp tác, nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị toàn bộ, thiết bị
có độ phức tạp cao, có khả năng tham gia đấu thầu, tổng thầu những dự án lớn.
Các đơn vị cơ khí trong nước mở rộng hợp tác với các công ty, tập đoàn công
20


nghiệp quốc tế, thuê, mua, chuyển giao công nghệ, chế tạo sản phẩm với vai trò
là một mắt xích trong hệ thống sản xuất, kinh doanh, phân phối.
Ba là, những dự án đầu tư thuộc nguồn vốn Nhà nước, doanh nghiệp Nhà
nước, nên giao thầu, hoặc chỉ định thầu chế tạo, cung cấp thiết bị, nhất là làm
tổng thầu EPC cho các đơn vị cơ khí Việt Nam nếu các đơn vị này có đủ năng
lực thực hiện, hay đã từng thầu dự án tương tự, với điều kiện bảo đảm chất
lượng, giá cả, tiến độ. Các đơn vị có thể hợp tác, liên danh với doanh nghiệp
nước ngoài để thực hiện dự án, nhưng giữ vai trò chủ thầu.
Bốn là, thực hiện thí điểm đầu tư một trung tâm gia công cơ khí lớn bằng
nguồn vốn Nhà nước, xem đây là sự hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho ngành cơ khí,
làm “bà đỡ” để thúc đẩy cơ khí chế tạo phát triển, có ý nghĩa chiến lược cho
hàng chục năm. Trong giai đoạn đầu khó khăn, Nhà nước hỗ trợ kinh phí đơn vị
cơ khí mua thiết kế, công nghệ, thuê chuyên gia nước ngoài, đào tạo cán bộ quản
lý dự án, quản trị doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư, thương mại… Cùng với sự hỗ
trợ của Nhà nước, điều quan trọng, quyết định là các đơn vị cơ khí phải vươn
lên, phát huy lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh trong thế hợp tác, liên kết, chuyên
môn hóa.
Năm là, Xây dựng và phát triển thị trường công nghệ ở nhiều quy mô và
mức độ khác nhau nhằm tạo ra môi trường hợp tác nghiên cứu, phát triển và
chuyển giao công nghệ giữa các công ty, các nhà sản xuất, các nhà đầu tư công
nghệ trong và ngoài nước.
Sáu là, Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ để tranh thủ
nguồn lực của các nước tiên tiến, của tri thức Việt Kiều về tri thức - công nghệ,

trang thiết bị, tài liệu, đào tạo nâng cao trình độ nghiên cứu và phát triển công
nghệ.
Ðiều được nhiều nhà cơ khí quan tâm là củng cố, phát huy vai trò của Ban
Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm, thường xuyên nắm tình hình,
tham mưu giúp Chính phủ đề ra chính sách kịp thời phát triển cơ khí đúng
hướng, đạt mục tiêu, phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH, HÐH đất nước, với tinh
thần chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
( Chi tiết đánh giá công nghệ tạo phôi xem phụ lục số 3)

21


22



×