Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tổng quan về hoạt động giải mã, hoàn thiện công nghệ; thực trạng hoạt động giải mã, hoàn thiện công nghệ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.34 KB, 14 trang )

Tổng quan về hoạt động giải mã, hoàn thiện công nghệ; Thực trạng hoạt động
giải mã, hoàn thiện công nghệ tại Việt Nam.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng Cục thống kê, chỉ trong 02 tháng đầu
năm 2010 Việt Nam đã nhập khẩu tới hơn 1,8 tỷ USD (chiếm tới 16,5% tổng giá trị
nhập khẩu) máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng phục vụ sản xuất. Cũng theo số
liệu chính thức của Tổng Cục thống kê, giá trị nhập khẩu hàng hóa đã tinh chế của Việt
Nam luôn cao hơn giá trị nhập khẩu hàng thô hoặc mới sơ chế rất nhiều. Cụ thể, năm
2008 tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa tinh chế của Việt Nam là 34,6 tỷ USD gấp 2,26
lần tổng giá trị hàng thô hoặc mới sơ chế (không bao gồm lương thực, thực phẩm , đồ
uống, thuốc lá) là 15,3 tỷ, con số này năm 2007 tương ứng là 26,8 tỷ và 12,3 tỷ đồng
gấp 2,1 lần. Qua các số liệu nêu trên có thể thấy rằng năng lực sản xuất, chế tạo trong
nước hiện rất yếu kém, dẫn tới giá trị gia tăng của các sản phẩm sản xuất trong nước
thấp.
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng nêu trên là năng lực công
nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam rất yếu (điều này đã được đề cập rất nhiều qua
các nghiên cứu trước đây). Đổi mới công nghệ là con đường duy nhất để khắc phục
tình trạng yếu kém về năng lực công nghệ. Với hiện trạng của Việt nam, nhập khẩu
công nghệ phục vụ đổi mới nhằm giải quyết bài toán trước mắt là cần thiết. Tuy nhiên,
nếu chỉ trông chờ vào nhập khẩu công nghệ thì giá thành, thậm chí chiến lược về sản
phẩm của Việt Nam sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào nước ngoài. Giải mã, làm chủ công
nghệ nhập khẩu và hoàn thiện nhằm thương mại hóa các công nghệ từ các kết quả
nghiên cứu trong nước là hai nội dung trong Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia
đến năm 2020.
Về bản chất quá trình giải mã công nghệ và quá trình hoàn thiện công nghệ là
những quá trình trong hoạt động R&D. Tuy nhiên quá trình giải mã công nghệ có một
số đặc điểm riêng. Để làm rõ ta xem xét các định nghĩa về R&D sau :
OECD (Frascati manual OECD 1993) định nghĩa R&D như sau :
Nghiên cứu và phát triển thử nghiệm gồm các hoạt động sáng tạo được thực
hiện trên một cơ sở có tính hệ thống nhằm tạo ra những kiến thức mới về con người,
văn hóa, xã hội và sử dụng những kiến thức đó để tạo ra những ứng dụng mới.
Ngoài ra còn một số quan điểm về R&D như sau :


Hoạt R&D trong các ngành công nghiệp được doanh nghiệp thực hiện nhằm
mục đích duy trì, hỗ trợ và mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại; phát triển hoạt
động kinh doanh mới; mở rộng hoặc phát triển theo chiều sâu năng lực công nghệ của
doanh nghiệp. [1]
Những thử nghiệm và nghiên cứu có tính hệ thống liên quan đến đổi mới hoặc
rủi ro công nghệ mà kết quả của nó là kiến thức có thể có hoặc không kèm theo những
ứng dụng cụ thể để cải tiến sản phẩm, quy trình, vật liệu, thiết bị hoặc dịch vụ hoặc
tạo ra sản phẩm mới.
(Theo định nghĩa của Cục thống kê Australia (ABS, 1996, 8104.0, p.24)


Qua các định nghĩa trên có thể nhận thấy rõ ràng R&D bao gồm hai quá trình
nghiên cứu, thử nghiệm để tạo ra kiến thức mới và áp dụng những kiến thức đó để tạo
ra những ứng dụng (có thể là sản phẩm mới, hoặc cải tiến sản phẩm sẵn có). Theo định
nghĩa trên hoạt động R&D có thể chỉ đưa ra những kiến thức mới mà không tạo ra ứng
dụng cụ thể. Tuy nhiên, rõ ràng hoạt động R&D luôn hướng tới mục tiêu là tạo ra ứng
dụng cụ thể.
Sơ đồ đơn giản của hoạt động R&D như sau:
Con người
Cơ sở vật
chất
Kiến thức

Nghiên cứu, thử nghiệm
trên cơ sở nền tảng có
tính hệ thống

Kiến thức mới

Ứng dụng cụ thể

(nếu có)

Hoạt động giải mã công nghệ có thể được xem như quá trình con người (nhân
lực R&D) sử dụng cơ sở vật chất, kiến thức tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm để thu
được những kiến thức về một công nghệ cụ thể, những kiến thức này có thể bao gồm
cả những kiến thức không mới (do người chủ công nghệ đã nắm được), và những kiến
thức hoàn toàn mới. Trên thực tế việc tiếp cận những kiến thức công nghệ từ chủ công
nghệ là rất khó khăn, kể cả mua bằng tiền.
Hoạt động giải mã công nghệ có thể được thực hiện bởi các tổ chức KHCN, ở các
doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu và các các cá nhân.Trong R&D nói chung, việc
đưa ra được ý tưởng nghiên cứu ban đầu, phù hợp, khả thi là rất quan trọng nó quyết
định sự thành công hay thất bại của cả dự án. Trong giải mã công nghệ nói riêng, ý
tưởng ban đầu chính là chọn lựa công nghệ cần giải mã. Trước khi quyết định thực
hiện, cần xem xét các khía cạnh như : Lợi ích của dự án, Tính khả thi của dự án... Tùy
theo qui mô của dự án các khía cạnh trên được xem xét ở các cấp độ khác nhau bởi hội
đồng gồm các chuyên gia nhiều lĩnh vực (đối với dự án lớn) hoặc tham vấn chuyên
gia, tổ chức tư vấn (đối với các dự án nhỏ) .
Ở những dự án cấp nhà nước, cần xem xét những yếu tố tổng thể như công
nghệ cần giải mã phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học
công nghệ... Những kiến thức thu được sau quá trình giải mã sẽ giải quyết được vấn đề
gì của kinh tế, xã hội hoặc phát triển của ngành, đem lại lợi thế cạnh tranh nào. Ở cấp
độ tổ chức KHCN cần xem xét kết quả của dự án liệu có kêu gọi được sự đầu tư để
phát triển thành những ứng dụng cụ thể không. Ở cấp độ doanh nghiệp cũng vậy cần
xác định rõ nếu thực hiện thành công dự án đem lại gì cho doanh nghiệp, giúp doanh
nghiêp nâng cao năng lực công nghệ ra sao (khai thác công nghệ hiệu quả hơn, có khả
năng mở rộng qui mô sản xuất, khả năng cải tiến, thiết kế lại công nghệ tốt hơn hay
sáng tạo ra công nghệ mới). Tùy theo mục tiêu mà đưa ra những yêu cầu cụ thể cho
quá trình giải mã.



Sau khi đã xác định được công nghệ cần giải mã với các yêu cầu cụ thể, tổ
chức, nhóm nghiên cứu hoặc cá nhân trên cơ sở các kiến thức nền tảng tiến hành các
hoạt động đo đạc, thí nghiệm, thử nghiệm...để đưa ra các kiến thức về công nghệ được
giải mã như bản chất, chuyên lý của các quá trình cơ-lý-hóa, vật liệu chế tạo thiết bị
trong quá trình này hoàn toàn có thể có được những kiến thức mới ví dụ sử dụng vật
liệu chế tạo khác cho hiệu quả tốt hơn...hoạt động giải mã công nghệ không chỉ đơn
thuần là xem xét tỉ mỉ (examination) để copy, bắt chước mà cần hiểu được bản chất,
nguyên lý, bí quyết của công nghệ để làm chủ, hướng tới mục tiêu mở rộng, cải tiến và
cao hơn nữa là tạo ra được những công nghệ tương đương. Cần hiểu rằng, kết quả của
hoạt động giải mã công nghệ không phải lúc nào cũng là những hiểu biết thấu đáo về
toàn bộ công nghệ, có khi đó chỉ là những hiểu biết về một quá trình, bộ phận trong
công nghệ từ đó làm chủ, và có khả năng cải tiến quá trình, chế tạo được bộ phận đó
tuơng đương hoặc tốt hơn cũng đã là thành công.
- Hội đồng, cá nhân
tư vấn
- Tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân thực
hiện.

Lựa chọn công
nghệ cần giải mã

Công nghệ
cần giải mã
- Hội đồng, cá nhân
tư vấn
- Tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân thực
hiện.


Phân tích, thí
nghiệm, thử nghiệm

- Kiến thức thu được về
công nghệ cần giải mã
- Kiến thức mới

Hình 1: Sơ đồ hoạt động giải mã công nghệ
Hoạt động hoàn thiện công nghệ: Những kiến thức thu được từ hoạt động R&D
(bao gồm cả hoạt động giải mã công nghệ) có thể được sử dụng để tạo ra những ứng
dụng cụ thể, quá trình này trải qua các giai đoạn khác nhau từ tạo mẫu vật trong phòng
thí nghiệm, sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa. Hoàn thiện công nghệ là giai đoạn
đưa công nghệ từ mẫu thử trong phòng thí nghiệm tới sản phẩm thương mại hóa. Đây
là giai đoạn rất quan trọng không thể thiếu để tạo ra giá trị (creat value) trong hoạt
động R&D. Các tổ chức nghiên cứu có thể chuyển giao kết quả nghiên cứu (chưa phải
công nghệ sản xuất hoàn thiện) cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ tự tiến hành hoạt
động hoàn thiện công nghệ và thương mại hóa sản phẩm (đối với các doanh nghiệp lớn
có bộ phận R&D mạnh sẽ lựa chọn hình thức này) ví dụ: sau khi nghiên cứu thành
công công nghệ màn hình dẻo 2010 (flexible display) viện Nghiện cứu công nghệ công
nghiệp Đài Loan (ITRI) chuyển giao cho samsung, LG, HTC...để các hãng này hoàn
thiện công nghệ, ứng dụng vào các sản phẩm cụ thể và thương mại hóa. Trong giai


đoạn này mẫu thử nghiệm có thể được doanh nghiệp hợp tác với nhiều đối tác. Ví dụ
như một mẫu máy tính mới (chưa phải bản thương mại) của apple là kết quả của rất
nhiều kết quả nghiên cứu và các linh kiện được sản xuất bởi nhiều nhà cung cấp khác
nhau trên cơ sở các hợp đồng chặt chẽ. Sau khi có bản mẫu thử nghiệm, mới tiến hành
quảng bá, thu thập các số liệu về thị trường, đồng thời hoàn thiện công nghệ để sản
xuất hàng loạt. Trong giai đoạn này nếu sản phẩm không gặp thuận lợi về thị trường,
hoặc công nghệ, thì có thể sẽ không được tiến hành hoàn thiện để sản xuất hàng loạt.

Một hình thức khác là tổ chức nghiên cứu phối hợp với doanh nghiệp để hoàn thiện
công nghệ và thương mại hóa sản phẩm. Ở hình thức này doanh nghiệp sẽ sử dụng một
phần nhân lực, cơ sở vật chất của đơn vị nghiên cứu để phục vụ quá trình hoàn thiện
công nghệ, thậm chí đối với những cơ sở nghiên cứu mạnh sẽ thực hiện luôn cả công
đoạn sản xuất mẫu ứng dụng thử nghiệm (pilot prototyping ≠ experimental
prototyping).
- Tổ chức, cá nhân
nghiên cứu, giải mã
công nghệ.
- Tổ chức, cá nhân sở
hữu công nghệ
-Tư vấn sở hữu trí tuệ
- Doanh nghiệp nhận
chuyển giao

Kết quả nghiên cứu trong
phòng
thí nghiệm
CGCN

Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp
- Các đối tác hợp tác
phát triển sản phẩm
- Chủ sở hữu kết quả
nghiên cứu (nếu có)

Ứng dụng, thử nghiệm,
sản xuất thử nghiệm


Sản phẩm mẫu

- Doanh nghiệp
- Các đối tác hợp tác
phát triển sản phẩm

Thương mại hóa, sản
xuất hàng loạt

Sản phẩm hoàn
thiện đến tay
người dùng

Hình 2: Sơ đồ hoạt động hoàn thiện công nghệ
Để tỷ lệ các kết quả nghiên cứu được chuyển thành các ứng dụng cụ thể được
thương mại hóa đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu và khối doanh
nghiệp, đối với cấp độ quốc gia đòi hỏi cả vai trò của nhà nước. Ngay từ khi hình
thành ý tưởng nghiên cứu đã phải dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp, hoặc dựa trên
những mục tiêu, định hướng phát triển cụ thể của nhà nước, nói cách khác là theo các


đơn đặt hàng. Trong giai đoạn hoàn thiện công nghệ, vai trò của các bộ phận hỗ trợ
trong trong các tổ chức nghiên cứu rất quan trọng. Bộ phận phụ trách chuyển giao
công nghệ, bộ phận tư vấn về sở hữu trí tuệ chính là những cây cầu nối giữa tổ chức
nghiên cứu và doanh nghiệp. Năng lực quảng bá, tư vấn tiếp thị công nghệ đến doanh
nghiệp của các bộ phận này sẽ quyết định có hợp đồng chuyển giao kết quả nghiên cứu
sau đó mới là hoạt động hoàn thiện công nghệ.
2. Những yếu kém trong hoạt động giải mã và hoàn thiện công nghệ ở Việt Nam.
Sự yếu kém của hoạt động giải mã và hoàn thiện công nghệ ở Việt Nam thể hiện
rõ nhất qua năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nội. Trong ngành - cơ khí chế

tạo mặc dù đã đạt được một số tiến bộ như chế tạo được một số thiết bị, dây chuyền
trong các ngành công nghiệp như : vỏ tàu chở hàng đến 54.000 Tấn, Lò nung nhà máy
xi măng 2.500 T clanke/ngày, dây chuyền sản xuất bê tông thương phẩm...Tuy nhiên,
những yếu kém là không thể phủ nhận, đa số máy móc, thiết bị chính phục vụ cho các
ngành công nghiệp đều phải nhập ngoại vì chưa sản xuất được hoặc hàng nội địa cạnh
tranh rất yếu so với hàng nhập ngoại như động cơ điện, các loại máy gia công cơ
khí...Trong những gói thầu ở những công trình lớn, những nhà thầu Việt Nam chủ yếu
thực hiện các công việc lắp đặt hoặc sản xuất các kết cấu, mặc dù khối lượng lớn
nhưng giá trị không cao. Ngành công nghiệp ôtô thì đang trong tình trạng báo động về
năng lực nội địa hóa, các doanh nghiệp đều có ý kiến là không thể tìm được một nhà
cung cấp các phụ tùng đơn giản như ốc vít, khung ghế ngồi...đảm bảo yêu cầu ở Việt
Nam. Trong ngành luyện kim, Việt Nam chủ yếu thực hiện công đoạn cán thép, một
lượng lớn phôi thép vẫn phải nhập ngoại. Các loại thép hợp kim sử dụng cho chế tạo
máy vẫn phải nhập ngoại toàn bộ. Đối với ngành điện tử, các liên doanh điện tử một
thời là hy vọng thì nay hoạt động không hiệu quả, hoặc ngừng sản xuất (Sony Việt
Nam đã ngừng nhà máy sản xuất) như : công ty điện tử Hanel, Viettronics Tân
Bình...Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và là điểm sáng của ngành này đều là các
doanh nghiệp FDI như samsung, Intel...Trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù Việt Nam
đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng ghi nhận tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều yếu
kém. Năng suất cây trồng kém rất nhiều so với các nước như Thái Lan, Trung Quốc... 1,
công nghệ sau thu hoạch chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến giảm chất lượng nông sản.
Những nguyên nhân dẫn đến yếu kém:
-

Đầu tư cho hoạt động giải mã công nghệ và hoàn thiện công nghệ còn thấp

Trong bối cảnh đầu tư cho KH&CN ở Việt Nam còn thấp 2 thì rõ ràng đầu tư cho
hoạt động giải mã và hoàn thiện công nghệ cũng sẽ thấp. Đầu tư của nhà nước hiện
nay vẫn chiếm phần chủ đạo chiếm khoảng 70% đầu tư của cả nước cho KHCN, tuy
nhiên một phần lớn nguồn chi này không chi trực tiếp cho hoạt động R&D mà dùng để

chi cho nhiều khoản khác3. Tại các Trường đại học và các Viện nghiên cứu chi cho
hoạt động hoàn thiện kết quả nghiên cứu thành những ứng dụng cụ thể (những đề án
1

Năm 2009 năng suất trái cây bình quân đạt 10T/ha vào loại thấp so với khu vực và trên thế giới. Năng suất cam
bưởi chỉ bằng 50-60% so với Thái Lan, Ấn độ, Dứa chỉ bằng 66% so với Trung Quốc, 35% so với Phillinpin
(Nguồn: Báo nông nghiệp Việt Nam)
2
Chi ngân sách cho KH&CN của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 vào khoảng 0,5-0,6 GDP, trong khi đó theo số
liệu thống kê 2007 chi ngân sách cho KH&CN của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc làn lượt là 3,4%, 3,5%
và 1,5%.
3
Trong 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho KHCN, hơn 40% được dành cho đầu tư phát triển, phân bổ cho các
bộ/ngành, địa phương (chủ yếu là cho xây dựng cơ bản và hạ tầng KH&CN); 40-45% do các bộ/ngành, địa
phương trực tiếp quản lý để chi thường xuyên và chi sự nghiệp cho bộ máy quản lý và nghiên cứu.


sản xuất thử nghiệm) còn thấp. Ví dụ như theo thống kê của Trường đại học Bách
Khoa Hà Nội, trong giai đoạn 2002-2006, tổng kinh phí cho nghiên cứu khoa học là
99,228 tỷ đồng (con số rất thấp) trong đó chủ yếu dành cho các đề tài với 292 đề tài
NCKH cấp Nhà nước, 499 đề tài cấp Bộ, 480 đề tài cấp Trường và chỉ có 31 dự án sản
xuất thử nghiệm một tỷ lệ rất thấp4.
Ở khu vực doanh nghiệp đầu tư cho R&D nói chung và cho giải mã, hoàn thiện
công nghệ lại càng thấp. Nguyên nhân là do qui mô các doanh nghiệp Việt Nam còn
rất nhỏ và do năng lực công nghệ yếu 5. Ở một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng đã
có bộ phận nghiên cứu R&D nhưng những kết quả đem lại chưa cao do chỉ mới được
chú trọng đầu tư trong thời gian ngắn (Tập đoàn Viettel mới chỉ thành lập phòng
nghiên cứu và phát triển năm 2010, Viện nghiên cứu và phát triển thì mới đang trong
giai đoạn hình thành, tuyển dụng nhân sự). Với sự đầu tư thấp rõ ràng kết quả nghiên
cứu khó có thể chuyển thành những công nghệ được thương mại hóa.

-

Nguồn nhân lực làm giải mã và hoàn thiện công nghệ còn thiếu và yếu :

Theo thống kê chưa đầy đủ Việt Nam hiện có khoảng 40.000 người làm công tác
nghiên cứu, trong số này có khoảng 21.000 người làm công tác R&D. Tuy nhiên đội
ngũ này dành thời gian cho hoạt động giải mã, hoàn thiện công nghệ không nhiều, nhất
là ở các trường đại học, thời gian dành cho giảng dạy và các hoạt động khác chiếm rất
nhiều thời gian, hơn nữa các hoạt động R&D ở Việt Nam hiện nay lại chưa chú trọng
đến hoàn thiện các công nghệ từ các kết quả nghiên cứu. Mặt khác lực lượng nhân lực
trên chưa được tạo một môi trường làm việc tốt như: chế độ đãi ngộ còn thấp, ít có cơ
hội học hỏi, tiếp túc với những kiến thức mới, trang thiết bị cơ sở vật chất cho nghiên
cứu, thử nghiệm còn yếu do đó mặc dù lực lượng nhân sự đó chưa phát huy được tiềm
năng.
- Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa tổ chức KHCN và doanh nghiệp.
Hiện nay, những tổ chức hỗ trợ, tư vấn chuyển giao kết quả nghiên cứu, tư vấn về
sở hữu trí tuệ vẫn còn thiếu và yếu về chất lượng. Trong khu vực các tổ chức nghiên
cứu như các trường đại học và các Viện nghiên cứu, mặc dù nhiều trường và viện đã
có những trung tâm chuyên giao công nghệ, nhưng những trung tâm này chưa thể hiện
được vai trò là cầu nối giữa đơn vị và doanh nghiệp do nhiều yếu tố khác nhau như
kinh phí, nhân lực...Nhiều trung tâm thiên về hoạt động bán một vài công nghệ cụ thể
đã hoàn thiện cho khách hàng, thậm chí là hoạt động thương mại về máy móc, thiết bị
đơn lẻ, chưa chú trọng đến quảng bá các kết quả nghiên cúu đến doanh nghiệp (Ở
những Viện nghiên cứu ứng dụng lớn của nước ngoài, thường có hẳn một bộ phận
chuyên trách về quan hệ đối tác với các doanh nghiệp). Mặt khác các doanh nghiệp
của Việt Nam cũng chưa chủ động trong việc liên kết với các tổ chức nghiên cứu để
thực hiện các hoạt động giải mã và hoàn thiện công nghệ, nhăm nâng cao năng lực
công nghệ của doanh nghiệp.
3. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động giải mã và hoàn thiện công nghệ ở một số
quốc gia và vùng lãnh thổ:

Trung Quốc:
4

Theo thống kê từ bộ KHCN Trung Quốc năm 2005 chi cho phát triển thử nghiệm ở các trường đại học Trung
Quốc chiếm tới 25% ngân sách R&D, Viện nghiên cứu là 54% nguồn:
/>5
Năng lực công nghệ Việt Nam hiện nay theo đánh giá chỉ mới dừng ở mức mua bán, vận hành công nghệ, mức
thấp nhất trong 4 mức về năng lực công nghệ.


Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội (hiện Trung Quốc có nền kinh tế
đứng thứ 2 thế giới), khoa học và công nghệ Trung Quốc cũng đang phát triển rất
nhanh có uy tín ngày càng lớn. Chính phủ Trung Quốc đề ra mục tiêu trở thành một
quốc gia đổi mới (an innovative nation) vào năm 2020 và thành cường quốc về khoa
học (a global scientific power) năm 2050. Để đạt được điều này Trung Quốc (cũng
như các nước phát triển sau) đều coi trọng hai vấn đề: thứ nhất là học hỏi, kế thừa
những thành tựu của những nước phát triển hơn ; thứ hai là chú trọng đẩy mạnh các
kết quả nghiên cứu thành những ứng dụng cụ thể để phát triển kinh tế xã hội.
Trong vấn đề thứ nhất, ngoài việc có những chính sách đưa du học sinh đi đào
tạo và thu hút nhân lực khoa học công nghệ ở những nước tiên tiến 6, Trung Quốc rất
chú trọng từng bước làm chủ các công nghệ nhập khẩu từ các nước tiên tiến, nâng cao
dần năng lực từ khai thác hiệu quả công nghệ sẵn có cho đến khả năng sáng tạo ra các
công nghệ mới. Có một số ý kiến cho rằng Trung Quốc chỉ thường copy, ăn cắp công
nghệ từ các nước phát triển mà không sáng tạo. Tuy nhiên sự đứng vững và phát triển
của một loạt những công ty lớn của Trung Quốc trước sự cạnh tranh toàn cầu đã chứng
tỏ, bên cạnh sao chép công nghệ, Trung Quốc đã, luôn và đang nỗ lực làm giải mã làm
chủ các công nghệ tiên tiến và dần tiến tới mức có thể sáng tạo ra những công nghệ
của riêng mình. Một số ví dụ điển hình như : hãng Lenovo của Trung Quốc, Lenovo
ban đầu đã mua toàn bộ công nghệ sản xuất máy tính xách tay của IBM. Trong giai
đoạn đầu Lenovo dựa hoàn toàn trên công nghệ của IBM và vẫn phải dựa vào thương

hiệu của IBM để có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay Lenovo đã hoàn
toàn làm chủ được công nghệ sản xuất máy tính xách tay, đưa ra rất nhiều dòng sản
phẩm với thương hiệu độc lập và được thị trường chấp nhận, thậm chí Lenovo đã có
thể tự thiết kế, sản xuất được siêu máy tính mang thương hiệu riêng (Deep Comp
Lenovo). Một ví dụ nữa là ngành công nghiệp xe hơi của Trung Quốc. Ban đầu các
công ty của Trung Quốc cũng chỉ là các công ty lắp ráp đơn thuần cho các tên tuổi lớn.
Tiêu biểu là công ty Geely, ban đầu cũng chỉ là lắp ráp, tiếp sau là nhái các mẫu xe của
các hãng lớn như Daihatsu, Toyota...Đến nay Geely đã có thể làm chủ công nghệ để
đưa ra những mẫu xe của riêng mình chiếm lĩnh thị trường trong nước và đang có
tham vọng mở rông ra thị trường nước ngoài bằng thương vụ mua lại thương hiệu
Volvo của Thụy Điển.
Vấn đề thứ hai là Trung Quốc rất chú trọng đến hoạt động hoàn thiện công
nghệ, nói theo cách khác là biến các kết quả nghiên cứu thành những sản phẩm thương
mại hóa để tạo ra giá trị. Để tạo được điều này chính phủ Trung Quốc bên cạnh đầu
tư cho nghiên cứu cơ bản đã đầu tư rất mạnh cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng.
Theo số liệu thống kê, từ năm 1995 đến năm 2009 đầu tư cho R&D của Trung
Quốc vào doanh nghiệp và các Viện nghiên cứu ứng dụng cao hơn hẳn so với đầu tư
vào các Trường đại học.

66

Theo số liệu thống kê của Bộ GD Trung Quốc năm 2010 Trung Quốc có 1,27 triệu du học sinh đứng đầu thế
giới trong đó top 10 nước đông du học sinh nhất là Mỹ, Úc, Nhật, Anh, Hàn Quốc, Canada, Singapore, Pháp,
Đức và Nga


Bảng 1: Đầu tư cho R&D của Trung Quốc từ 1995 đến 2009
Trung Quốc cũng đã huy động được nguồn đầu tư rất lớn từ doanh nghiệp
cho hoạt động R&D.Theo số liệu thống kê năm 2007 khối doanh nghiệp đầu tư cho
hoạt động R&D là 261,1 tỷ NDT chiếm tới 70% chi cho R&D (Chính phủ chi 91,35 tỷ

NDT chiếm 25% còn lại là các nguồn khác)

Hình 3 : Dòng tiền đầu tư cho hoạt động R&D của Trung Quốc năm 2007
Tỷ lệ các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm rất cao ở doanh
nghiệp lên tới 91,7% và Viện nghiên cứu là 53,5%


Hình 4 : Tỷ lệ các hoạt động trong lĩnh vực R&D của Trung Quốc 2006
Trung Quốc cũng rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực làm R&D. Theo số
liệu thống kê chính thức từ Bộ KH%CN Trung Quốc năm 2006 Trung Quốc có
1.502.000 người tham gia vào hoạt động R&D (Hiện nay, Việt Nam khoảng 21.000).
Đặc biệt tỷ lệ nhân lực tham gia hoạt động R&D ở doanh nghiệp là rất cao chiếm tới
65,7%, Viện nghiên cứu là 15,4%. Một đặc điểm nữa chứng tỏ Trung Quốc rất ưu tiên
phát triển hoạt động hoàn thiện công nghệ là tỷ lệ phần trăm nhân lực tham gia vào
hoạt động phát triển thử nghiệm (experimental development) rất cao đến 73,1%, tỷ lệ
này ở nghiên cứu ứng dụng là 19,9% và nghiên cứu cơ bản là 8,7%

Bảng 2 :Số liệu thống kê nhân lực S&T và nhân lực R&D của Trung Quốc

Hình 5 : Tỷ lệ nhân lực tham gia vào lĩnh vực R&D theo hoạt động


Nhật Bản
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã có những chính sách rất cụ thể để
thúc đẩy hoạt động nhập khẩu công nghệ, máy móc tiên tiến từ nước ngoài
Trước hết, Nhật Bản có chính sách ưu đãi thuế quan, miễn thuế nhập khẩu đối với
các loại máy móc quan trọng, tiên tiến, mới (mà trong nước không sản xuất được) khi
đã xác định rõ ngành, lĩnh vực, thời gian dành cho nó phát triển..; Có chính sách ưu
đãi hoặc miễn thuế đối với các sản phẩm của những ngành mới ra đời như cơ khí cơ
bản, phụ tùng cơ khí, hoá dầu, cơ khí điện tử…; Từ năm 1950 – 1974, Nhật Bản có

hơn 15.000 vụ nhập khẩu kỹ thuật với gần 70% nhập từ Mỹ, tiết kiệm được hàng trăm
tỷ USD, nâng ngành công nghiệp chế tạo lên tầm cỡ thế giới. Trong giai đoạn này các
công nghệ được Nhật Bản nhập khẩu đều là những công nghệ mang tính đột phá
như bán dẫn, vô tuyến truyền hình, công nghệ sản xuất kháng sinh, năng lượng nguyên
tử, sản xuất thép lò quay, sản xuất ôtô hàng loạt. Đồng thời, Nhật Bản cho phép ưu đãi
thuế đối với tập thể liên doanh các xí nghiệp bỏ vốn nghiên cứu, thí nghiệm để cải
tiến hoặc phát triển sản phẩm. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ không chỉ ở
các doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản cũng rất chú trọng.
Kết quả là trong thời kỳ này chỉ số sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng
của Nhật Bản tăng rất mạnh từ 160 năm 1955 lên 1345 năm 1970. Trong giai đoạn
năm 1971 đến năm 1980, Nhật Bản đã học hỏi được rất nhiều từ Mỹ và đã làm chủ
được nhiều công nghệ mũi nhọn ví dụ như Nhật Bản đã chế tạo được máy tính cá nhân
chỉ sau Mỹ vài năm.
Trong giai đoạn hiện nay, Nhật Bản cũng đầu tư rất mạnh cho nghiên cứu phát
triển 7. Nhật Bản cũng liên tục cải cách hệ thống giám sát, đánh giá để đảm bảo các
hoạt động R&D được trơn tru và các kết quả được ứng dụng để đem lại lợi ích cho xã
hội. Nhật Bản đã có những thành công rực rỡ như tạo ra đĩa CD đầu tiên năm 1982,
thử nghiệm thành công dịch vụ điện thoại di động năm 1987, ứng dụng ống carbon
vào trong ngành vật liệu năm 1991...Nhật Bản cũng có đội ngũ làm R&D rất đông đảo
theo số liệu thống kê chính thức năm 2006 là 820.000 người

Bảng 3 : so sánh chi cho R&D và số lượng người nghiên cứu năm 2006
Một đặc điểm nữa là Nhật Bản huy động được khu vực tư nhân tham gia vao
R&D rất lớn hơn cả Mỹ và Châu Âu. Theo số liệu thống kê chính thức năm 2005 số
tiền khu vực tư nhân chi cho R&D chiếm tới 80,7%. Mối liên kết giữa các công ty tư
nhân và các đối tác nghiên cứu phát triển rất cao, theo số liệu thống kê số tiền các công
ty này trả cho các đối tác nghiên cứu (các Viện nghiên cứu, trường đại học hàng năm
đều tăng từ 11.295 triệu Yên năm 1998 lên 21.400 triệu Yên năm 2007 chiếm tới 16%
số tiền chi cho nghiên cứu phát triển của khu vực này.


7

Trong giai đoạn năm 2006-2010 Nhật Bản chi xấp xỉ 25 nghìn tỷ Yên cho hoạt động R&D (Nguồn: Sách trắng
khoa học và công nghệ Nhật Bản)


Hình 6 : Tỷ lệ đầu tư cho R&D giữa khu vực ở một số quốc gia(Nguồn: sách
trắng S&T Nhật Bản 2007)

Hình 7 : Số tiền Khu vực tư nhân chi cho các tổ chức hợp tác nghiên cứu (Nguồn:
sách trắng S&T Nhật Bản 2009)

Vùng lãnh thổ Đài Loan – Trung Quốc
Đài Loan là vùng lãnh thổ có diện tích 35. 980 Km 2 đứng thư 138 thế giới, với
mật độ dân số rất đông (dân số Đài loan năm 2009 là 23,1 triệu đứng thứ 49 trên thế
giới). Tuy nhiên GDP Đài Loan là 379,4 tỷ USD đứng thứ 25 trên thế giới. Đạt được
thành công đó là do Đài Loan đã thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ 8. Đài Loan phát triển rất nhanh trong giai
đoạn 1971 đến năm 2000 (thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan tăng từ 393
USD năm 1970 lên 2.385 USD năm 1980, 8.124 USD năm 1990 và hiện nay là
17.660). Từ 1970 đến 1980 Đài Loan đã tận dụng rất thành công sự hỗ trợ của Mỹ,
trong giai đoạn này Đài Loan nhận chuyển giao rất nhiều công nghệ phục vụ cho các
đơn đặt hàng của Mỹ đặc biệt là trong sản xuất, chế tạo (tăng đột biến từ 9,2% năm
1970 lên 36% năm 1980). Đài Loan cũng đặt ra chiến lược phát triển quốc gia phù hợp
với thế mạnh là không đi sâu vào công nghiệp nặng mà tập trung phát triển công
nghiệp nhẹ và các ngành công nghệ cao. Song song với nhập khẩu công nghệ và phát
8

Năm 1952 Sản phẩm nông sản chiếm tới 91,9% giá trị xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp chiếm 8,1%. Năm
2000 sản phẩm công nghiệp chiếm 98,6% giá trị xuất khẩu.



triển sản xuất, Đài Loan cũng đầu tư rất mạnh mẽ cho R&D (năm 2001 là 9,3 tỷ USD
đứng thứ 12 trên thế giới, năm 2008 là 19,6 tỷ USD đứng thứ 11 trên thế giới). Cũng
như các nước thành công trong chuyển hóa năng lực khoa học công thành thành tựu
phát triển kinh tế khác, Đài Loan cũng huy động được sự đầu tư vào R&D từ khu vực
doanh nghiệp là rất lớn (năm 2009 đầu tư từ khu vực doanh nghiệp chiếm 70,4% tổng
đầu tư cho R&D). Đài Loan cũng có chương trình quốc gia thành lập Khu R&D của
các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu, trung tâm này đã thu hút được 32 tập đoàn lớn đầu
tư (Sony, IBM, Fujitsu, Intel, Dell, HP…) với 42 trung tâm R&D. Các trung tâm này
đã góp phần không nhỏ trong đào tạo nguồn nhân lực R&D cho Đài Loan và có sự liên
kết hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu phát triên của Đài Loan. Hiện nay Đài Loan rất
mạnh trong lĩnh vực công nghệ điện tử, từ chỗ chỉ là vai trò sản xuất linh kiện gốc
(Original Equipment Manufacturer- OEM), Đài Loan đã giải mã, làm chủ công nghệ
để có thể thiết kế các sản phẩm của riêng mình, ban đầu vẫn phải thiết kế, sản xuất cho
các thương hiệu mạnh, tiến tới hình thành các tập đoàn có thương hiệu riêng cạnh
tranh được toàn cầu như ASUS, ACER…
Đài Loan đã thành lập những Viện nghiên cứu ứng dụng là môi trường rất tốt
cho hoạt động R&D. Những Viện này chịu sự điều phối chặt chẽ của Chính phủ thông
qua hội đồng khoa học quốc gia và Bộ các vấn đề kinh tế, theo mô hình của Đài Loan
các Viện ứng dụng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và là cầu nối giữa doanh nghiệp và trường
đại học, đồng thời là cơ sở ươm tạo các doanh nghiệp để tạo ra giá trị từ các kết quả
nghiên cứu. Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp Đài Loan (ITRI) 9 là một điển
hình. ITRI chịu sự quản lý của chính phủ và là tổ chức phi lợi nhuận. ITRI không
nghiên cứu dàn trải mà chỉ tập trung vào 06 lĩnh vực mũi nhọn theo định hướng của
Chính phủ thể hiện bằng 06 phòng thí nghiệm chủ chốt gồm : Cơ khí, thông tin và
truyền thông, Điện tử – quang học, Năng lượng – Môi trường, Hóa – vật liệu, Công
nghệ Y Sinh. ITRI tập trung vào 4 hoạt động chính là Nghiên cứu ứng dụng, Phát triển
công nghệ, Chuyển giao công nghệ, Thương mại hóa công nghệ.


Nghiên
cứu cơ
bản

Hoạt động chính
của ITRI

Nghiên
cứu ứng
dụng

Phát triển
công nghệ

CGCN

Thương
mại hóa
công nghệ

Sản
xuất &
Dịch vụ

Hình 8 : Hoạt động của ITRI trong chuỗi tạo ra giá trị

Marketi
ng

Sản

xuất
công
nghiệp

Các bộ phận có nhiệm vụ như cầu nối giữa ITRI với doanh nghiệp và các đối
tác khác có vai trò rất quan trọng. ITRI có nhận được nhiều hay ít tài trợ nghiên cứu,
9

Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp Đài Loan (Industrial Technology Research Institute – ITRI) là tổ chức
nghiên cứu ứng dụng chủ chốt của Đài Loan , với ngân sách nghiên cứu hàng năm hơn 500 triệu USD, đã đạt
được 14.027 bằng sở hữu trí tuệ. Số bằng đăng ký sở hữu trí tuệ của ITRI luôn đứng đầu Đài Loan.


các kết quả nghiên cứu của ITRI có được chuyển giao cho các doanh nghiệp không có
vai trò rất lớn của các bộ phận này. Các bộ phận này gồm Trung tâm chuyển giao công
nghệ, Trung tâm dịch vụ công nghiệp, Phòng kế hoạch R&D…
Ngoài hợp tác chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các doanh nghiệp bên ngoài,
ITRI cũng rất chú trọng ươm tạo các doanh nghiệp từ các nhóm nghiên cứu mạnh sau
đó ra ngoài để kinh doanh tạo ra giá trị (spin-off ). Hàng năm ITRI đều danh ngân sách
rất lớn và xét tuyển các nhóm nghiên cứu trong và ngoài ITRI để tiến hành ươm tạo,
thông thường thời gian ươm tạo là 02 năm, sau 02 năm mọi nhóm nghiên cứu đều phải
rời ITRI. Cho đến năm 2009 ITRI đã ươm thành công 162 doanh nghiệp, trong đó có
những doanh nghiệp hàng đầu như United Microelectronics Corp spin-off năm 1979…

KẾT LUẬN
Qua phân tích trình bày ở trên có thể nhận thấy rằng giải mã và hoàn thiện công
nghệ là những hoạt động rất cụ thể trong lĩnh vực R&D. Trong điều kiện khoa học
công nghệ của Việt Nam còn yếu, khả năng sáng tạo còn thấp, giải mã công nghệ để
học hỏi, hấp thu, làm chủ công nghệ từ đó từng bước nâng cao năng lực nghiên cứu,
năng lực công nghệ của doanh nghiệp là rất cần thiết. Hoạt động hoàn thiện công nghệ

là then chốt để kết quả nghiên cứu ra giá trị trong phát triển kinh tế – xã hội.Từ phân
tích hiện trạng Việt Nam và kinh nghiệm một số nước phân tích ở trên, xin đề xuất một
số gợi mở để thúc đẩy hoạt động giải mã và hoàn thiện công nghệ ở Việt Nam hiện nay
như sau :
-

Tăng cường đầu tư cho hoạt động giải mã và hoàn thiện công nghệ: Cần đầu tư
có trọng tâm vào hoạt động giải mã, hoàn thiện công nghệ để đạt được những
sản phẩm cụ thể theo định hướng phát triển. Có các chương trình, chính sách hỗ
trợ cụ thể từ nhà nước để thu hút đầu tư của khu vực doanh nghiệp vào hoạt
động giải mã và hoàn thiện công nghệ.

-

Thực hiện các chương trình tăng cường các bộ phận phụ trách chuyển giao kết
quả nghiên cứu ở các tổ chức khoa học công nghệ để tạo mối liên kết chặt chẽ
giữa doanh nghiệp và tổ chức KHCN.

-

Thực hiện các dự án với chính sách ưu đãi nhằm thu hút các tập đoàn, công ty
mạnh của nước ngoài hình thành các trung trâm nghiên cứu phát triển ở Việt
Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Philip A. Roussel, Kamal N. Saad, Tamara J. Erickson, Third Generation R&D
managing the link to corporate strategy, Harvard Business School Press, Boston,
Massachusetts, 1991.

Micah Springut, Stephen Schlaikjer, and David Chen. China’s Program for Science
and Technology Modernization. 2011.
Ministry of Science and Technology of People’s Republic of China. China Science &
Technology Statistics Data Book. 2007.
Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ. Đề án xây dựng thuyết minh nội dung và tổ
chức thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia. 2009.
Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology of Japan. White paper
on Science and Technology. 2006,2007,2009.



×