Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác QUẢN lý THU CHI các lớp LIÊN kết đào tạo tại TRUNG tâm GIÁO dục THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.67 KB, 15 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU- CHI CÁC LỚP
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
TỈNH ĐỒNG NAI.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Liên kết đào tạo là một mô hình trong giáo dục nhằm tạo cơ hội học tập cho
toàn xã hội. Nhờ cách làm này, nhiều người ở vùng sâu, vùng xa; nhiều người bận
làm việc, không có thời gian … cũng có cơ hội học tập lên cao. Liên kết đào tạo
không phải là một hình thức mới trong ngành giáo dục và nó đang ngày càng phát
triển do nhu cầu học tập của các cá nhân đang ngày càng cao. Không chỉ có liên kết
đào tạo ở các ngành nghề hấp dẫn như tài chính, kế toán, ngoại ngữ, loại hình liên kết
đào tạo còn mở rộng cho khối kỹ thuật, thậm chí phát triển nhanh ở cả lĩnh vực dạy
nghề.
Có 02 loại hình liên kết đào tạo là : Liên kết đào tạo trong nước và liên kết đào
tạo với nước ngoài.
Ở đây, xin nêu đặc thù của loại hình liên kết đào tạo trong nước là loại hình
liên kết đào tạo giữa các trường Đại học, Cao đẳng với các trung tâm giáo dục
thường xuyên, các trung tâm hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề các tỉnh chính là
những đối tác, vệ tinh cho các trường này. Loại liên kết đào tạo này là sự hợp tác
giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung
cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Các Trung tâm giáo dục thường xuyên trong
liên kết đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học.
Nghị quyết lần IV Ban chấp hành Trung ương khoá VII năm 1992 đã xác
định : “ Nhiều năm trước đây, đầu tư cho giáo dục chủ yếu được coi là đầu tư cho
phúc lợi xã hội. Ngày nay đầu tư cho giáo dục là đầu tư để phát triển con người, phát
triển xã hội”. Phải xem giáo dục vừa là phúc lợi xã hội, vừa là khu vực kinh tế dịch
vụ nên hoạt động tài chính trong giáo dục phải được coi là hoạt động đầu tư cho phát
triển.
Các nhà trường, cơ quan giáo dục dù hoạt động trong hệ thống nào đều do nhà
nước thống nhất quản lý nên đều phải tuân thủ các quy định về quản lý tài chính do
nhà nước ban hành.



Do vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hiệu
quả công tác quản lý thu- chi các lớp liên kết đào tạo tại Trung Tâm Giáo Dục
Thường Xuyên Tỉnh Đồng Nai”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
1/ Cơ sở lý luận :
Việc thành lập trường đại học, cao đẳng trong vài năm gần đây phát triển theo
số lượng, chạy theo quy mô đào tạo và thành tích của bộ, ngành địa phương mà chưa
chú ý đến quy hoạch chung cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.Bên
cạnh đó, cách quản lý hiện nay hầu như khoán trắng cho các trường vì thế kinh phí
đào tạo và đầu tư cho các trường chưa tập trung.
Việc liên kết đào tạo của các trường với các địa phương là điều kiện tất yếu
nhằm bổ sung thêm kinh phí cho nhà trường và tăng thu nhập cho giảng viên.
Bên cạnh đó, một số đơn vị đào tạo ở địa phương theo nghị định 43/2006/NĐCP ngày 25/04/2006 do Chính phủ ban hành quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn
vị sự nghiệp công lập thì việc liên kết với các trường là lẽ đương nhiên.
Khi liên kết đào tạo các đơn vị phải quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm
của các bên tham gia, cụ thể :
1.Đơn vị chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm toàn diện về liên kết đào tạo: xây
dựng chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo phù hợp với năng lực đào
tạo của đơn vị mình, các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình, đánh giá công
nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học thực hiện các quy định hiện hành
của nhà nước về thu học phí, lệ phí; chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của các
lớp liên kết, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên
địa bàn đặt lớp về tất cả các hoạt động liên kết đào tạo. Cụ thể :
-Về tổ chức tuyển sinh, gồm :
+Thông báo công khai và đầy đủ các thông tin về kỳ tuyển sinh trên các
phương tiện thông tin đại chúng về : số lượng, đối tượng, vùng tuyển, hình thức, lệ
phí, địa điểm, lịch và những thông tin có liên quan như : ngành nghề, thời gian, hình
thức, học phí, tiền mua tài liệu và các phí bảo hiểm (nếu có).



+Tổ chức tuyển sinh theo các quy định hiện hành về công tác tuyển sinh đối
với từng trình độ đào tạo.
- Tổ chức đào tạo gồm : Xây dựng chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo,
đáp ứng các điều kiệnđảm bảo chất lượng đào tạo(đội ngũ giảng viên hoặc giáo viên,
cán bộ quản lý, giáo trình, tài liệu, các thiết bị phục vụ dạy học); lập kế hoạch thực
hiện, phân công giảng dạy, đánh giá, công nhận kết quả học tập và rèn luyện, cấp
phát văn bằng, chứng chỉ.
-Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tại địa
phương về các hoạt động tổ chức tuyển sinh, đào tạo, thu học phí, lệ phí, cấp bằng tốt
nghiệp.
-Quản lý người học trong suốt quá trình đào tạo theo các quy định hiện hành
của Bộ Giáo dục và đào tạo, đảm bảo quyền lợi học tập chính đáng cho người học.
2. Đơn vị phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm :
-Phối hợp với đơn vị chủ trì dào tạo để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở
vật chất: phòng học, máy móc, thiết bị, học liệu, cơ sở thực hành cho hoạt động dạy
học; bố trí ăn ở thuận tiện cho người dạy học và người học.
- Phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy-học
đối với các lớp liên kết đặt tại cơ sở mình và phản ánh kịp thời với đơn vị chủ trì đào
tạo những biểu hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh.
- Phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để thực hiện chế độ chính sách đối với
người học (nếu có), quản lý người học trong suốt quá trình đào tạo theo quy chế hiện
hành.
-Duy trì việc bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh lớp học và môi trường xung
quanh và có trách nhiệm liên hệ với đơn vị y tế khi có những sự cố xảy ra đe dọa đến
sức khỏe người dạy và người học.
3. Hai bên liên kết có trách nhiệm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên
kết và các thỏa thuận khác giữa hai bên; phối hợp, theo dõi, giám sát lẫn nhau về các
vấn đề thực hiện chương trình, quản lý quá trình dạy- học; đảm bảo chất lượng đào

tạo, đảm bảo quyền lợi cho người dạy, người học và việc thực hiện liên kết trong suốt
quá trình thực hiện khóa đào tạo.


2/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài :
2.1/ Nội dung :
- Trong liên kết đào tạo thì hợp đồng đào tạo là điều kiện then chốt, cơ bản để
hai bên liên kết thực hiện liên kết trong suốt quá trình thực hiện khóa đào tạo. Để hai
bên cùng ký kết được hợp đồng liên kết đào tạo thì đầu tiên đơn vị phối hợp đào tạo
phải nắm bắt được nhu cầu ngành nghề cần đào tạo của địa phương, sau đó liên hệ
với các Trường đại học có ngành nghề mà nhu cầu địa phương cần để đào tạo liên
kết, đồng thời trình đơn vị chủ quản (Sở Giáo dục và Đào tạo) cho phép liên kết mở
lớp; khi được đơn vị chủ quản đồng ý thì thông báo cho các Trường để các trường
thông báo tuyển sinh và đơn vị phối hợp căn cứ vào thông báo đó để quảng cáo
chiêu sinh (đăng báo quảng cáo hoặc bănrôn, tờ bướm,..).
Ví dụ : Thông báo tuyển sinh ngành luật- hệ vừa làm vừa học của Trường Đại
học Đà Lạt :
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
---------Số : 51/ĐHĐL-ĐTTX

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc
--------------------Đà Lạt, ngày 24 tháng 02 năm 2011

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
NGÀNG : LUẬT – HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI.
Căn cứ chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Trường Đại học Đà Lạt và kế

hoạch năm 2011, Trường Đại học Đà Lạt thông báo kế hoạch tuyển sinh đại học hệ
vừa làm vừa học ngành Luật, cụ thể như sau :
1. Địa điểm học : Trung Tâm Giáo dục Thường xuyên Tỉnh Đồng Nai
171 Hà Huy Giáp, Phường Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai.
2. Chỉ tiêu tuyển sinh : 80
Học phí (Năm thứ nhất ) : 3.800.000đ/sv/năm. Lệ phí dự thi : 300.000đ;
Lệ phí xét tuyển (đối với học viên được miễn thi) : 100.000đ
3. Đối tượng tuyển sinh : Người dự thi phải có bằng tốt nghiệp THPT hoặc
tương đương.
- Miễn thi tuyển : Những người đã tốt nghiệp đại học, anh hùng lao động,
anh hùng lực lượng vũ trang, chiến sĩ thi đua toàn quốc đã có bằng tốt
nghiệp THPT hoặc tương đương.
- Đối tượng ưu tiên : Thương binh, bệnh binh; quân nhân, công an nhân dân
đã hoàn thành nghĩa vụ, con liệt sĩ con thương binh, bệnh binh mất sức lao
động, người dân tộc thiểu số.
4. Môn thi tuyển : Văn, Sử, Địa.
5. Thời gian đào tạo : 4,5 năm (Bốn năm rưỡi). Học ngoài giờ hành chính,


6. Thời gian đăng ký và nộp hồ sơ : Từ ngày ra thông báo đến hết ngày
10/4/20121 tại Trung Tâm Giáo dục Thường xuyên Tỉnh Đồng Nai.
7. Dự kiến thời gian ôn tập và thi tuyển :
- Ôn tập : Từ ngày 10 -17/4/2011
- Thi tuyển : ngày 21 -22/04/2011
- Nhập học : Tháng 05/2011
8. Muốn biết thêm chi tiết, xin liên hệ :
- Phòng đào tạo thường xuyên, Trường Đại học Đà Lạt – ĐT : 063.3821216
- Trung Tâm Giáo dục Thường xuyên Tỉnh Đồng Nai –ĐT : 0613.3828813.
Nơi nhận :
-Như trên

-BGH (báo cáo)
-Phòng,Khoa liên quan
-Lưu VT,ĐTTX.

HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)

Nhận được thông báo này, Trung Tâm sẽ tiến hành tuyển sinh và thông báo tại
địa phương mình : Đăng thông báo tuyển sinh ngành Luật trên báo Đồng Nai;
TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT
Học tại Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Tỉnh Đồng Nai
Đối tượng : Có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Môn thi tuyển : Văn, Sử, Địa
Miễn thi : Người đã tốt nghiệp đại học, anh hùng lực lượng vũ trang- lao
động, chiến sĩ thi đua toàn quốc đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương
đương.
Thời gian : Nhận hồ sơ đến ngày 10/04/2011; Thi tuyển : ngày 21,22/04/2011
Nhập học tháng 05/2011. Học mỗi năm 02 kỳ vào các tối và ngày thứ 7 & chủ
nhật.
Mọi chi tiết, xin liên hệ :
* Trung Tâm Giáo dục Thường xuyên Tỉnh Đồng Nai, số 171 Hà Huy Giáp,
Phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa –ĐT : 0613.3828813.
* Phòng đào tạo thường xuyên, Trường Đại học Đà Lạt – ĐT : 063.3821216.
- Đơn vị phối hợp cùng với các Trường Đại học tiếp nhận hồ sơ học viên đăng
ký theo học và tổ chức thi tuyển. Việc tổ chức thi tuyển sẽ do các Trường Đại học
đảm nhiệm : có quyết định và phân công cụ thể các phòng ban, khoa, CBCNV-GV
của Trường Đại học đó. Sau khi có quyết định trúng tuyển ; hai bên mới tiến hành ký
kết hợp đồng liên kết đào tạo. Hợp đồng liên kết đào tạo phải thể hiện :
Thứ nhất : Nội dung hợp đồng liên kết đào tạo :



-Cam kết trách nhiệm mà mỗi bên phải thực hiện khi tham gia liên kết đào tạo.
-Thể hiện đầy đủ các thông tin về hoạt động diễn ra trong suốt quá trình đào
tạo.Trong đó, những thông tin dưới đây phải có trong hợp đồng:
+Thông tin về tuyển sinh gồm : ngành nghề đào tạo, thời gian đào tạo, hình
thức đào tạo, hình thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, địa điểm đặt lớp, lệ phí
tuyển sinh , học phí khóa học và các khoản phí bảo hiểm (nếu có).
+Thông tin về đào tạo gồm : kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo của khóa
học, phân công giảng dạy, tổ chức thi, kiểm tra đánh giá, cấp bằng tốt nghiệp.
+Thông tin về quản lý người học gồm : trách nhiệm phối hợp trong việc quản
lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với người học; việc thu học phí, lệ phí, bảo
hiểm (nếu có) và trách nhiệm đền bù thiệt hại do không thực hiện được các cam kết
trong hợp đồng liên kết.
Thứ hai : Việc xác định phương thức, điều kiện thanh toán phải phù hợp với
quy định hiện hành về thanh toán, quyết toán tài chính ; việc xác định trách nhiệm
của mỗi bên phải minh bạch, hợp lý và đảm bảo các quy định hiện hành về giáo dục
và đào tạo đối với trình độ được liên kết đào tạo.
2.2/ Biện pháp thực hiện các giải pháp :
Thực tế cho thấy : Trong quá trình hoạt động của Trung Tâm Giáo Dục
thường Xuyên Tỉnh Đồng Nai, việc liên kết đào tạo giữa các Trường Đại học và
Trung Tâm thực hiện đúng theo quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp
chuyên nghiệp , cao đẳng, đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban hành kèm theo
quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/07/2008).
Sau khi có quyết định trúng tuyển, Trung tâm và Trường Đại học sẽ ký kết hợp
đồng liên kết đào tạo. Hiện tại Trung tâm ký kết hợp đồng đào tạo với các Trường
theo 02 loại hình:
-Thứ nhất : Các Trường liên kết sẽ khoán chi (trích lại tỉ lệ phần trăm thu học
phí) để Trung tâm chi : cơ sở vật chất(điện, nước, VPP, trang thiết bị dạy & học,…);
ăn, nghỉ, đi +về của giảng viên; quản lý điều hành và phục vụ của Trung tâm. Trung
tâm thực hiện nghĩa vụ thanh quyết toán với tài chính địa phương.

-Thứ hai : Các Trường liên kết sẽ hợp đồng với Trung tâm về cơ sở vật chất
(phòng học, phòng nghỉ); còn các chế độ liên quan đến công tác dạy và học : VPP,


nước uống, đi lại và tiền ăn của giáo viên, quản lý điều hành và phục vụ của CBCNV
Trung tâm thì Trường liên kết sẽ chi trực tiếp cho các cá nhân và đơn vị cung cấp.
Ví dụ : Về loại hình thứ nhất : Hợp đồng liên kết đào tạo giữa Trường Đại học
Đà Lạt với Trung Tâm giáo dục thường xuyên tỉnh về đào tạo lớp Luật học, cụ thể :
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc
-----------------------------Số : 131-2010/ĐHĐL

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO
Lớp luật học (LHK32BH)
-Căn cứ Bộ Luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
-Căn cứ thông tư liên tịch số 46/2001/TTLT-BTC-BGD & ĐT ngày 20/6/2001
của Bộ tài Chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo .
-Căn cứ quyết định số 1022/QĐ-ĐHĐL-ĐTTX ngày 22/05/2011 của Hiệu
trưởng Đại học Đà lạt v/v công nhận kết quả trúng tuyển lớp LHK32BH hệ vừa làm
vừa học ngành Luật học mở tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Tỉnh Đồng Nai ,
-Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chính trị và khả năng của trường Đại học Đà Lạt
-Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chính trị và khả năng của Trung tâm Giáo dục
Thường xuyên Tỉnh Đồng Nai,
- Căn cứ nhu cầu đào tạo tại địa phương,
Hôm nay, ngày 28 tháng 05 năm 2011, tại Trường đại học Đà Lạt, chúng tôi gồm:
Bên A : Trường đại học Đà Lạt
Đại diện:
Chức vụ :

Địa chỉ :
Điện thoại:
Fax :
Tài khoản tiền gửi :
Tại KBNN tỉnh Lâm Đồng.
Bên B : Trung Tâm Giáo dục Thường Xuyên Tỉnh Đồng Nai
Đại diện:
Chức vụ :
Địa chỉ :
Điện thoại:
Fax :
Tài khoản tiền gửi :
Tại KBNN tỉnh Đồng Nai.
Hai bên A,B thỏa thuận ký hợp đồng đào tạo với những điều khoản sau :
Điều 1 : Điều khoản chung:
Tên lớp :LHK32BH
Chuyên ngành dào tạo : Luật học
Hệ đào tạo : Vừa làm vừa học
Theo quyết định số : 112/QĐ-ĐHĐL-ĐTTX ngày 10/12/2011 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Đà lạt
Thời gian đào tạo : Khóa học kéo dài 4,5 năm , từ năm 2011 đến năm 2016.
Địa điểm học : tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng Nai.
Điều 2 : Trách nhiệm của các bên tham gia đào tạo :


1/ Trách nhiệm của Trường đại học Đà Lạt :
a/ Tồ chức, quản lý quá trình dạy-học theo đúng chương trình đào tạo đại
học hệ vừa làm vừa học và các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường
đại học Đà Lạt.
b/ Bảo đảm tiến độ giảng dạy theo kế hoạch của từng năm học.

c/ Chi phụ cấp đi lại, tiền ăn, giảng dạy của giáo viên, phụ cấp quản lý, điều
hành và các khoản chi phí khác phục vụ đào tạo.
d/ Tổ chức ôn thi tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp.
2/ Trách nhiệm của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng Nai :
a/ Bố trí lớp học đầy đủ bàn ghế, trang bị âm thanh, ánh sáng đầy đủ và hợp
lý.
b/ Cử cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ theo dõi và quản lý điều hành lớp học.
c/ Quản lý học viên trong quá trình học tập, theo dõi và xác nhận vào phiếu
báo giảng của giảng viên được trường đại học Đà Lạt cử đến giảng dạy, coi thi.
Thông báo cho trường đại học Đà Lạt về tình hình giảng dạy, đạo đức tác phong nhà
giáo của giảng viên, Thường xuyên phối hợp với đại học Đà Lạt để thực hiện chương
trình giảng dạy đúng kế hoạch đã thông báo.
d/ Cử cán bộ, giảng viên có trình độ đại học trở lên, có tinh thần trách nhiệm
phối hợp tham gia coi thi học kỳ theo yêu cầu của đại học Đà Lạt. Phụ cấp mời coi
thi do Trường đại học Đà Lạt thanh toán theo Quy chế chi tiêu của đại học Đà Lạt .
e/ Chịu trách nhiệm chi trả hoặc bố trí phòng ngủ với tiện nghi hợp lý cho
giảng viên đến giảng dạy đúng kế hoạch đã thông báo.
f/ Bố trí xe đưa và đón giáo viên tại tỉnh Đồng Nai.
Điều 3 : Kinh phí đào tạo :
1/ Kế hoạch học phí :
a/ Tổng số học viên đóng học phí theo quyết định trúng tuyển : 90 học viên
b/ Mức nộp năm thứ nhất theo quy định của trường đại học Đà Lạt :
3.500.000đ/hv/năm (Ba triệu năm trăm ngàn đồng).
c/ Đại học Đà Lạt sẽ thông báo mức học phí các năm tiếp theo bằng văn bản.
2/ Tổ chức thu học phí :
a/ Trường đại học Đà Lạt ủy nhiệm cho Trung tâm Giáo dục Thường xuyên
tỉnh Đồng Nai tổ chức thu học phí của học viên . căn cứ danh sách học viên nộp học
phí của từng đợt chuyển tiền, Đại học Đà lạt sẽ phát hành biên lai thu học phí theo
mẫu nhà nước quy định và chuyển đến Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng
Nai để kịp thời cấp cho học viên.

b/ Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng Nai chuyển tiền thành hai
đợt trong năm học, mỗi đợt trước khi thi học kỳ 01 tháng. Chứng từ thu là Danh sách
học viên nộp học phí.
c/ Nếu Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng Nai không chuyển tiền
học phí đúng tiến độ ghi trong hợp đồng sẽ chịu phạt theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm
của Ngân hàng ngoại thương Việt nam tại cùng thời điểm.
3/ Sử dụng học phí :Toàn bộ học phí thu được thực hiện như sau :
a/ Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng Nai chuyển cho đại học Đà
Lạt 100% học phí thu được. Chứng từ là biên bản bàn giao học phí do 02 bên ký và
đóng dấu..


b/ Đại học Đà lạt trích cho Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng
Nai 25% học phí thu được để thực hiện các trách nhiệm quy định tại điều 2.2. Đây là
chi phí đào tạo của Đại học Đà Lạt. Chứng từ thanh toán là Biên bản thanh toán chi
phí do 02 bên ký và đóng dấu..
c/ Đại học Đà lạt giữ lại 75% học phí thu được để thực hiện các trách nhiệm
quy định tại điều 2.1.
d/ Số lượng học viên : Số lượng học viên ghi trong hợp đồng là số lượng
theo quyết định trúng tuyển, khi thanh lý hợp đồng sẽ tính theo số lượng học viên
thực tế theo học từng kỳ. Trước khi thi học kỳ, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên
tỉnh Đồng Nai lập danh sách học viên theo học thực tế trong kỳ (theo mẫu quy định
của Trường Đại học Đà Lạt) gửi về phòng Tài chính kế hoạch và phòng đào tạo
thường xuyên Trường Đại học Đà Lạt (mỗi phòng 01 bản), làm cơ sở thanh lý hợp
đồng và công nhận kết quả học của học viên.
Điều 4 : Điều khoản thực hiện :
Hợp đồng này có giá trị trong suốt quá trình đào tạo của khóa học. Hợp đồng
được lập thành 06 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Trường Đại học Đà Lạt giữ 03
bản, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng Nai giữ 03 bản. Hai bên có trách
nhiệm thực hiện những gì đã cam kết trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu

có vấn đề chưa thống nhất hoặc cần bổ sung, thay đổi, hai bên có trách nhiệm bàn
bạc để cùng nhau giải quyết .
ĐẠI DIỆN
ĐẠI DIỆN
TRUNG TÂM GDTX TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
(ký tên, đóng dấu)

(ký tên, đóng dấu)

Vấn đề đặt ra là nguồn kinh phí thu được và nguồn kinh phí phải chi đối
với các lớp liên kết tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng Nai thực
hiện như thế nào? Tôi xin mạnh dạn trình bày rõ :
2.2-1 / Nguồn thu :
a/ Trong quá trình tuyển sinh và thi tuyển, các loại phí và lệ phí có liên quan
đến tuyển sinh và thi tuyển các Trường đại học ủy nhiệm cho Trung tâm Giáo dục
Thường xuyên tỉnh Đồng Nai thu và lập danh sách học viên nộp các khoản phí đó và
Trung tâm giao toàn bộ kinh phí thu được lại cho các Trường Đại học; Mọi chi phí
cho công tác tuyển sinh và thi tuyển đều do các Trường Đại học chi và chi theo Quy
chế chi tiêu của Trường đại học đó (trong Quy chế chi tiêu của Trung tâm Giáo dục
Thường xuyên tỉnh Đồng Nai cũng đã ghi rõ).
b/ Thu học phí : Việc liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên
kết đào tạo, thông qua quyết định hoặc thông báo thu học phí, lệ phí thi tốt nghiệp
hàng năm của Trường liên kết, Trung Tâm sẽ căn cứ vào quyết định hoặc thông báo


để ra thông báo thu học phí hoặc lệ phí thi tốt nghiệp của từng lớp mà Trung tâm liên
kết.
- Nếu Trường liên kết không cấp biên lai thu trực tiếp mà sau mỗi đợt thu,
Trung tâm sẽ tổng hợp và lập danh sách học viên nộp học phí hoặc lệ phí thi tốt

nghiệp rồi chuyển số thu đó về Trường liên kết và trường sẽ cấp biên lai gửi lại
Trung tâm để trả cho học viên, cụ thể :
DANH SÁCH HỌC VIÊN LỚP ................
Nộp học phí HK... năm thứ ....
STT
1
...

Họ và tên

Số tiền

TỔNG CỘNG

Ghi chú

..........

Bằng chữ :................................................................................................................

Biên Hòa, ngày...... tháng........ năm.....
TRƯỜNG ĐH....
P. Đào tạo

Kế toán

TRUNG TÂM GDTX TỈNH ĐỒNG NAI
Hiệu trưởng

P. Đào tạo


Kế toán Giám đốc.

- Nếu Trường liên kết đưa trực tiếp biên lai thu học phí cho Trung Tâm thu, thì
Trung Tâm cũng lập danh sách thu và chuyển số thu đó cùng với biên lai về Trường
liên kết, cụ thể :
DANH SÁCH HỌC VIÊN LỚP....................
Nộp học phí HK... Niên học ...........
STT

Họ và Tên

Mã số SV

Số biên lai

Số tiền

Ghi chú

1
...
TỔNG CỘNG

................
Bằng chữ : ...................................................................................................
Biên Hòa, ngày..... tháng .... năm .....
Lập danh sách

Giám đốc.


- Ngoài học phí và lệ phí thi tốt nghiệp do các Trường đề ra, Trung tâm không
thu thêm bất cứ khoản nào của học viên học tại Trung tâm.
* Để công tác thu có hiệu quả, người nộp thì phải nộp đủ, người có nhiệm vụ
thu phải biết lắng nghe và tạo uy tín thực sự đối với học viên, phải biết kết hợp với


giáo viên phụ trách lớp tuyên truyền và vận động, từng bước đi vào ý thức trách
nhiệm của người học, tạo ra một “Thương hiệu” uy tín cho Trung Tâm.
Thu học phí các lớp cử nhân liên kết đào tạo một năm được chia làm 02 học
kỳ, Trung tâm căn cứ vào thông báo của các Trường để ra thông báo nộp học phí của
Trung tâm (gồm có mức thu, thời gian nộp và địa điểm nộp); Đến hết thời hạn nộp,
sẽ tổng hợp báo cáo danh sách học sinh nộp và chưa nộp học phí, tiếp theo cùng với
trưởng phòng đào tạo trao đổi với giáo viên phụ trách lớp để giáo viên phụ trách lớp
thông báo cho lớp số học viên đã nộp và chưa nộp học phí, đồng thời sẽ thông báo
thời gian gia hạn nộp học phí cho số học viên chưa nộp (thông thường thời gian gia
hạn khoảng 10 ngày và thời điểm thu là thi học kỳ); Sau thời gian gia hạn, nếu học
viên nào quá khó khăn thì làm bản cam kết xin gia hạn nộp học phí nhưng sẽ phải
nộp học phí trước đợt thi tiếp theo nếu không Trung Tâm sẽ đề nghị với Trường liên
kết không cho học viên đó được thi học kỳ tiếp theo.
2.2- 2/ Thực hiện công tác chi :
Thực hiện chi đúng, đủ, không thất thoát mà ngược lại được tập thể CBCNVGV, học viên tin tưởng và sự tin tưởng ấy trên cơ sở của việc thực hiện chi, chi thế
nào để học viên thấy rằng họ được hưởng lợi thực sự, chi thế nào để bảo tồn uy tín
của Trung tâm góp phần rất lớn cho sự phát triển cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ giáo dục. Vì thế, đơn vị đã xây dựng được Quy chế chi tiêu nội bộ. Nội
dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức,
mức chi, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả, tăng cường công tác quản lý và phù
hợp với đặc thù của Trung tâm (xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung
công việc trong phạm vi nguồn tài chính Trung tâm ngoài chế độ tiêu chuẩn, định
mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định).

Đối với các Trường liên kết đào tạo: Căn cứ theo hợp đồng để chi, với loại
hình hợp đồng :
-Các Trường liên kết sẽ khoán chi (trích lại tỉ lệ phần trăm thu học phí) để
Trung tâm chi : cơ sở vật chất(điện, nước, VPP, trang thiết bị dạy & học,…); ăn,
nghỉ, đi +về của giảng viên; quản lý điều hành và phục vụ thì Trung tâm thực hiện
theo quy chế và nghĩa vụ thanh quyết toán với tài chính địa phương trên cơ sở thực


thi tiết kiệm điện, nước ,thông tin liên lạc, VPP. Riêng tiền ăn, đi lại của giảng viên
thực hiện theo đúng hợp đồng; Phòng nghỉ và xe đưa đón sẽ kết hợp đón đưa cùng
với giảng viên các trường khác nhau dạy tại Trung tâm, nếu có một giảng viên thì
thỏa thuận trả tiền đi lại cho giảng viên đó nhằm tiết kiệm chi phí cho Trung tâm.
-Các Trường liên kết sẽ hợp đồng với Trung tâm về cơ sở vật chất (phòng
học, phòng nghỉ); Trung tâm sẽ căn cứ theo hợp đồng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế,
số còn lại sẽ chi cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.
* Để công tác chi đạt hiệu quả: Trung tâm phải xây dựng được Quy chế chi
tiêu nội bộ theo từng năm hoạt động tài chính đơn vị. Quy chế này được gửi đến cơ
quan cấp trên quản lý trực tiếp để theo dõi, giám sát thực hiện; KBNN nơi đơn vị mở
tài khoàn giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi. Bên cạnh đó phải có chế độ ưu đãi
với CB.CNV-GV làm việc tại Trung tâm (ví dụ : Chi quản lý điều hành, phục vụ lớp
học; chi khám bệnh định kỳ hàng năm); Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước .
III/ KẾT QUẢ CÔNG TÁC THU –CHI :

- Hàng năm, qua cân đối thu-chi nguồn liên kết đào tạo với các Trường Đại
học và Trung tâm thì Trung tâm phải bù thêm vào nguồn chi học phí các lớp bổ túc
văn hóa THPT để chi cho giáo viên giảng dạy vì : đối tượng học viên học BTVH rất
đa dạng, phổ cập chương trình trung học BTVH là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt
của chiến lược giáo dục -đào tạo, quy định học phí nhà nước đề ra rất thấp
(50.000đ/tháng/học viên), kinh phí đơn vị không được cấp bù (Trung tâm là đơn vị
sự nghiệp tự thu tự chi), khoản phải bù thêm là :30.000.000đ /năm học.

- Tăng thu nhập hàng tháng CB.CNV-GV từ 300.000đ- 550.000đ.
- Cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu cho người dạy và học; Các trang thiết bị,
dụng cụ được bảo trì + sửa chữa thường xuyên đáp ứng dạy và học tốt ;
- Trích lập được quỹ cơ quan, quỹ phúc lợi ; Đồng thời tổ chức cho CB.CNVGV tham quan nghỉ mát vừa là động viên vừa là động lực khuyến khích CBCNV-GV
trong công tác thực hiện nhiệm vụ rất nhiều.
- Chi trả đầy đủ, kịp thời cho 03 nhân viên ngoài biên chế của đơn vị, gồm :
tiền lương ,các chế độ liên quan (BHXH, BHYT, BHTN, CĐ) và thưởng.


- Tạo sự tin tưởng, an tâm cho học viên, làm tăng thêm “Thương hiệu” uy tín
cho Trung Tâm.
IV/ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ :
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi trọng công tác
giáo dục và đào tạo, với quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, phát
triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Qua thực hiện công tác thu và
quản lý thu- chi liên kết đào tạo với các trường Đại học bản thân kiến nghị :
- Nhà nước nên có quy định về mở trường, mở ngành vì quy định về mở
trường, mở ngành hiện nay hết sức máy móc, chỉ dựa trên thông số vế cơ sở vật chất,
giảng viên, chương trình đào tạo của các trường mà không dựa vào quy hoạch, không
xét đến nhu cầu sử dụng nhân lực.
+ Điều dễ nhận thấy nhất là hầu như các Trường , ngay cả các Trường mới
thành lập khi xin mở ngành mới đều tập trung vào nhóm ngành kinh tế, bởi đây là
những ngành không đòi hỏi nhiều về đầu tư cơ sở vật chất, chi phí đào tạo thấp nên
sinh lới lớn, lại dễ có người học; các khối ngành kỹ thuật, khoa học rất ít người theo
học nên ít đầu tư.
+ Không chỉ có các Trường đại học lớn, các trường đại học ngoài công lập và
hàng loạt trường cao đẳng cùng đua nhau mở rộng vùng phủ sóng về vùng sâu, vùng
xa.

+ Một số ngành mới mở ở các trường không phù hợp với trình độ đào tạo đại
học như các ngành : võ thuật, nấu ăn, thời trang,..
- Chất lượng giảng viên dạy học và học viên khi ra trường cần đặc biệt chú
trọng; không chỉ chạy theo lợi nhuận mà bản thân các giảng viên cần phải nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ, trình độ, có thời gian học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và nghiên
cứu; có như vậy thì chất lượng đào tạo mới được nâng cao góp phần làm tốt “sự
nghiệp trồng người”.


Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân qua thực hiện nhiệm vụ quản lý
thu-chi các lớp liên kết đào tạo tại Trung Tâm GDTX Tỉnh Đồng Nai. Rất mong
được sự đóng góp của đồng nghiệp, đồng sự để bản thân thực hiện và hoàn thành
nhiệm vụ tốt hơn.
Chân thành cảm ơn.
Biên hòa, ngày 25 tháng 05 năm 2012
Người viết

Lê Minh Huệ


V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1/ Quyết định số 36/2007/QĐ BGD & ĐT ngày 28/6/2007 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, về việc ban hành “ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm
vừa học”.
2/ Quyết định số 42/2008/QĐ BGD & ĐT ngày 28/7/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp,
cao đẳng và đại học .
3/ QĐ số : 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT,
về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường
xuyên .

4/ Thông tư số 09/2010/TT-BGDĐT ngày 10/03/2010 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, ban hành Quy chế học viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp hình thức vừa làm vừa học.



×