Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.74 KB, 56 trang )

Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU :
I. Lý do chọn đề tài:
...................................................................................................................................
3
II. Mục đích nghiên cứu :
...................................................................................................................................
5
III. Nhiệm vụ nghiên cứu :
...................................................................................................................................
5
III. Giới hạn đề tài :
...................................................................................................................................
6
III. Phương pháp nghiên cứu :
...................................................................................................................................
6
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận của đề tài:
...................................................................................................................................
7
1. Khái niệm uy tính ..........................................................................................
7
2. Vai trò uy tính của người Hiệu trưởng .........................................................
8

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

1




Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

3. Biện pháp nâng cao uy tính của Hiệu trưởng ................................................
9
II. Đặc điểm tình hình và một số thực trạng về vấn đề uy tính của người
Hiệu trưởng ở các trường THPT...........................................................................
24
1. Đặc điểm tình hình :.........................................................................................
24
1.1 Thuận lợi :....................................................................................................
24
1.2 Khó khăn :....................................................................................................
25
2. Một số thực trạng về vấn đề uy tính của người Hiệu trưởng ở trường
THPT :......................................................................................................................
25
2.1 Mặt manh :...................................................................................................
25
2.2 Mặt tồn tại :..................................................................................................
27
III. Một số biện pháp nâng cao uy tính của người Hiệu trưởng trường
THPT :.....................................................................................................................
29
1. Biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của mình...........................................
29
2. Có năng lực đề xuất những cái mới, xây dựng quy chế hội họp, sinh hoạt
chuyên môn, cải tiến phương pháp dạy học và tổ chức thực hiện có hiệu quả ........
30


Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

2


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

3. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ quản lý.....
31
4. Có óc tổ chức tốt, mạnh dạn điều chỉnh, bổ sung quyết định.........................
32
5. Tăng cường chỉ đạo bảo quản cơ sở vật chất – thiết bị, duy trì tốt mối
quan hệ mật thiết với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường....................
33
6. Củng cố khối đoàn kết nội bộ .........................................................................
34
7. Nâng cao chất lượng giáo dục .........................................................................
34
8. Xây dựng bộ máy tổ chức vững mạnh.............................................................
36
9. Ổn định tư tưởng, chăm lo đến quyền lợi và nhu cầu của giáo viên................
37
10. Đổi mới phương thức quản lý.........................................................................
38
11. Không ngừng hoàn thiện năng lực và phẩm chất của nhà lãnh đạo...............
40
12. Không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực giao tiếp...............................
41
13. Điều chỉnh phong cách quản lý để phù hợp với trạng thái của tập thể SP.....

43
C. PHẦN KẾT LUẬN:.………………………………………………………46

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

3


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

I/Bài học kinh nghiệm :....................................................................................
48
II/ Đề xuất, kiến nghị:......................................................................................
51
1. Với cấp trên:...............................................................................................
51
2. Với nhà trường...........................................................................................
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

4


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tâm lý học trong quản lý trường học, có đối tượng nghiên cứu là các hoạt

động quản lý trường học của người Hiệu trưởng, những hiện tượng tâm lý nảy
sinh trong quan hệ quản lý trường học…. Vì thế, hiểu được tâm lý của những
nguời dười quyền, hiều được những tâm lý nảy sinh trong tập thể sư phạm sẽ
giúp người Hiệu trưởng biết cách đối nhân xử thế đối với từng giáo viên và tập
thể sư phạm; biết cách lực chọn và sử dụng giáo viên; biết cách tạo ra bầu không
khí tâm lý lành mạnh trong tập thể mà ở đó mọi người cảm thấy hạnh phúc khi
được làm việc, được cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình; biết cách tự
hoàn thiện mình để quản lý tốt hơn…Tâm lý học trong quản lý trường học sẽ
giúp người Hiệu trưởng nắm được một hệ thống lý luận, những quy luật tâm lý
chung nhất để làm được điều đó.
Trong nhà trường quan trọng nhất là người đứng đầu (Hiệu trưởng),có vai
trò quyết định đối với chất lượng tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý và thúc đẩy
sự phát triển toàn diện của nhà trường. Lao động của người Hiệu trưởng mang
tính chất đặc thù, không có đồng nghiệp nào có vai trò tương tự như Hiệu trưởng
trong trường học. Hiệu trưởng là người có trách nhiệm cao nhất và duy nhất khi
đưa ra những quyết định quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động của nhà trường
đúng hướng và hiệu quả. Do phải đóng nhiều vai khác nhau nên công việc của
Hiệu trưởng khá phức tạp. Mỗi ngày, Hiệu trưởng phải xử lý hàng loạt sự việc
với nhiều tình huống bất ngờ, có khi căng thẳng và nhiều áp lực. Những sự kiện
đa dạng và linh hoạt ấy vừa thách thức vừa chứng minh khả năng lãnh đạo, ra
quyết định, tầm nhìn và sự ứng phó… của Hiệu trưởng. Nếu hiểu và giải quyết
tốt các hiện tượng tâm lý nảy sinh như : nhu cầu, nguyện vọng, ước mơ, cảm xúc,
Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

5


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

tâm trạng, xung đột…. với các cấp quản lý dưới quyền, với giáo viên, công nhân

viên…. của nhà trường thì Hiệu trưởng là người có bản lĩnh và uy tính cao, tạo
động lực phấn đấu vươn lên cho tập thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai
đoạn mới.
Uy tính rất cần thiết cho mỗi chúng ta, nhất là đối với các nhà quản lý.
Mọi sự thành công và thất bại trong hoạt động nhà trường đều phụ thuộc rất lớn
vào năng lực lãnh đạo của người Hiệu trưởng, trong đó uy quyền và sự tính
nhiệm của tập thể là yếu tố quyết định.
Là phó Hiệu trưởng trường THPT, tôi nhận thấy nếu hoạt động của nhà
trường về mọi mặt không được Hiệu trưởng cảm thông, quan tâm và hỗ trợ thì sẽ
không đạt kết quả cao, đặc biệt là vai trò, uy tính của người Hiệu trưởng có ảnh
hưởng rất lớn đến sự thành công của giáo dục trong nhà trường. Do đó việc tìm
hiểu đề tài này đối với tôi có ý nghĩa thiết thực, góp phần thực hiện tốt công tác
tham mưu, phối hợp với Hiệu trưởng trong thời gian hiện tại và trong những năm
tiếp theo.
Trong thời gian theo học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ
thông tôi rất tâm đắc với các chuyên đề về quản lý giáo dục do quý thầy cô
trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo II giảng dạy, trong đó có chuyên đề
“Một vài vấn đề Tâm lý học trong quản lý trường học”. Theo tôi đây là chuyên
đề rất quan trọng và thật sự cần thiết đối với những ai làm công tác quản lý
trường học, chính vì thế nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao uy tính
của người Hiệu trưởng ở trường THPT ” với ý nghĩa tìm hiểu và nắm vững lý
thuyết bài học, soi rọi lại thực tiễn của đơn vị để tham mưu tốt hơn cho lãnh đạo
trong việc hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục. Người viết không có
tham vọng và không đủ khả năng để trình bày những vấn đề lý luận mang dấu ấn
cá nhân nhưng rất có thể đề tài này sẽ gợi lên những suy nghĩ lý thú cho các nhà

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

6



Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

nghiên cứu và người đọc nói chung. Đây cũng là một cách đóng góp vào công
việc nghiên cưu lý luận về quản lý của chúng ta.
Trong quá trình thực hiện, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế. Kính mong có sự tham gia đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để
đề tài được hoàn thiện hơn, xin cảm ơn!

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu thế nào là uy tín, uy tín có từ đâu, vai trò
của uy tín có ảnh hưởng như thế nào đối với người Hiệu trưởng và một số biện
pháp để nâng cao uy tín của Hiệu trưởng trong nhà trường hiện nay.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài: “Một số biện pháp nâng cao uy tính
của người Hiệu trưởng ở trường THPT ”
- Phân tích một số thực trạng về vấn đề uy tính của người Hiệu trưởng ở
các trường THPT .
- Đề xuất các biện pháp để nâng cao uy tính của người Hiệu trưởng trường
THPT.
- Rút ra kết luận.
• Khẳng định vai trò uy tín của người Hiệu trưởng trong công tác điều
hành và quản lý nhà trường.
• Ảnh hưởng của uy tín đến chất lượng giáo dục – đào tạo trong nhà
trường.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

7



Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI :
Do điều kiện hạn hẹp về thời gian nghiên cứu, kinh nghiệm còn ít ỏi từ quá
trình công tác quản lý của bản thân vì thế trong khuôn khổ của đề tài tôi xin được
phép giới hạn trong phạm vi như sau :
- Tổng hợp và hệ thống hóa những nhận thức của bản thân về các vấn đề lý
luận và pháp lý có liên quan đến uy tính của lãnh đạo trong nhà trường.
- Tìm hiểu đặc điểm tình hình và một số thực trạng về vấn đề uy tính của
người Hiệu trưởng ở trường THPT.
- Phân tích, đánh giá và đối chiếu với lý thuyết để thấy những thuận lợi, khó
khăn, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao uy tính của người Hiệu trưởng
trường THPT.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tiếp xúc trực tiếp với Ban gián hiệu, một số giáo viên, nhân viên, các tổ
trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường, Ban đại diện Hội CMHS và chính quyền địa
phương.
- Nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm học, các kế hoạch công tác của
trường, các quyết định phân công của Hiệu trưởng, quyết định giải quyết các vấn
đề khác của trường.
- Phân tích các biên bản họp Hội đồng thi đua khen trưởng, Hội đồng kỷ
luật…
- Dựa vào những kiến thức đã học để phân tích.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

8



Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

B. PHẦN NỘI DUNG
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái niệm uy tín
Uy tín của người lãnh đạo là khả năng tác động của người đó lên người
khác, là sự ảnh hưởng đến người khác, cảm hóa người khác, làm cho người khác
tin tưởng, phục tùng và tuân theo mình một cách tự giác.
Uy tín của người Hiệu trưởng, theo khái niệm đã trình bày, chính là sự
thừa nhận của xã hội về tư cách của người Hiệu trưởng; sự đánh giá của nhà
trường về sự phù hợp giữa những phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng
đáp ứng được yêu cầu khách quan của công tác quản lý nhà trường đặt ra. Do đó
mà được giáo viên, công nhân viên, học sinh tin tưởng, mến phục và phục tùng
một cách tự giác.
Như vậy rõ ràng phẩm chất, năng lực của người Hiệu trưởng đáp ứng được
sự chờ mong của tập thể sư phạm, của học sinh (cũng như là đáp ứng được yêu
cầu mà công tác quản lý nhà trường đòi hỏi) thì sẽ có uy tín, có được sự kính
trọng, yêu mến và tuân phục…. ngược lại thì sẽ không có uy tín.
Uy tín bao gồm hai mặt : Uy và Tín. Theo từ điển Hán Việt của tác giả
Đào Duy Anh (NXB KHXH 1992) thì uy tính là có uy quyền mà được người ta
tín nhiệm.
• Uy quyền : là quyền lực của người Hiệu trưởng do nhà nước cấp cho để
anh ta thực hiện nhiệm vụ được giao; nó là vốn liếng ban đầu mà nhà nước
cấp và là cơ sở để tạo ra uy tín của người Hiệu trưởng.
• Tín nhiệm : là ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, được mọi người tin
tưởng, tôn trọng và tuân phục. Đây là cái vốn mà người Hiệu trưởng phải
Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ


9


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

tự tạo ra cho mình trong hoạt động quản lý nhà trường. Rõ ràng có uy mà
không có tín thì không thể lãnh đạo được, sớm muộn Hiệu trưởng cũng sẽ
bị đào thải. Bởi thế trong việc đề bạt cán bộ quản lý, ta phải chú ý phát
hiện những cán bộ có tín rồi giao uy quyền cho họ.
2. Vai trò uy tín của người hiệu trưởng:
- Là tiền đề và điều kiện đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong công
tác quản lý của người Hiệu trưởng. Lênin nói rằng, điều quyết định thành công
trong việc lãnh đạo quần chúng không phải bởi sức mạnh của quyền hành mà là
sức mạnh của uy tín, sức mạnh của nghị lực, của sự hiểu biết phong phú, của tài
năng xuất sắc. Nhờ có uy tín mà người Hiệu trưởng, bằng những yêu cầu, bằng
những gợi ý, bằng những lời thuyết phục, bằng những quyết định quản lý của
mình, luôn luôn có những khả năng ám thị từng cá nhân và tập thể. Điều đó có
nghĩa là họ thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tự giác, nhờ đó mà người
Hiệu trưởng thực hiện có kết quả những mục tiêu quản lý đã đề ra.
- Giúp tăng cường tinh thần và hiệu quả làm việc của cán bộ, công nhân
viên , giáo viên; tăng cường nhịp điệu hoạt động tích cực của tập thể sư phạm và
của tập thể nhà trường.
- Nhờ có uy tín mà người Hiệu trưởng mới tạo ra được sự tin phục của tập
thể và xã hội đối với lời nói và việc làm của mình, nhờ đó mà :
• Giáo dục được tập thể, giáo dục được từng thành viên của tập thể sư phạm
và học sinh, góp phần cực kỳ to lớn trong việc ngăn chặn các nhóm và cá
nhân lệch chuẩn trong tập thể, ngăn chặn được xung đột trong tập thể, tạo
ra bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể.
• Giúp cho người Hiệu trưởng tập hợp, động viên được các lực lượng trong
xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục của nhà

trường.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

10


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

- Là động lực bên trong giúp cho tinh thần của người Hiệu trưởng luôn
luôn sảng khoái, bình tĩnh, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, bởi
họ biết rằng tập thể coi mọi quyết định của họ là vì tập thể chứ không mảy may
xen lẫn chút quyền lợi cá nhân nào chi phối quyết định của mình. Ngược lại
người Hiệu trưởng không có uy tín hoặc có uy tín thấp, luôn lưôn gặp phại sự
chống đối, tâm trạng luôn u ám, nặng nề.
3. Biện pháp nâng cao uy tín của Hiệu trưởng:
Muốn lãnh đạo tốt, người Hiệu trưởng cần phải có uy tín. Để nâng cao uy
tín của mình, người Hiệu trưởng cần phải hình thành cho được sáu nhóm phẩm
chất và năng lực sau đây :
3.1 Nhóm một : Những phẩm chất đạo đức của người Hiệu trưởng
• Có lòng yêu nghề, yêu học sinh tha thiết, có trách nhiệm cao với công việc.
Sống và làm việc theo những nguyên tắc và đạo đức đã được xã hội quy
định.
• Đối xử công bằng với mọi người (Trong đánh giá phê bình, khen thưởng,
bố trí công việc, quan hệ cá nhân…), không thiên vị hoặc ghét bỏ ai.
• Có sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, lời nói đi đôi với việc làm.
• Không vụ lợi, không vun vén cho cá nhân, điều gì có lợi cho tập thể thì
khó mấy cũng quyết tâm làm, điều gì không có lợi cho tập thể thì phải hết
sức tránh.
• Khiêm tốn, không tự cao, tự đại, cố tình phô trương vị trí vai trò của mình

trước tập thể.
• Tôn trọng giáo viên – công nhân viên, gần gũi, quan tâm đến chí hướng,
nguyện vọng của họ một cách hợp lý, hợp tình, đối xử nhân ái, vị tha, độ
lượng với họ. Tuyệt đối không được làm tổn thương đến nhân cách của họ
(quát tháo, cáu gắt, nổi nóng, nói năng cộc lốc, không chịu nghe ý kiến của

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

11


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

họ mà dùng quyền lực để trấn áp, phê bình nặng nề, quy chụp có tính chất
chỉ trích...)
3.2 Nhóm hai : Năng lực chuyên môn
Dạy tốt bộ môn của mình (ít nhất từ khá trở lên), có năng lực am
hiểu phương pháp bộ môn của các môn học khác trong nhà trường. Nhờ đó mà
khả năng phân tích, đánh giá giờ dạy vững vàng nhằm giúp giáo viên nâng cao và
hoàn thiện chuyên môn của mình.
3.3 Nhóm ba : Năng lực tổ chức quản lý
• Có khả năng thấy được chiều hướng phát triển của nhà trường trong tương
lai gần và tương lai xa trên cơ sở biết phân tích quan hệ giữa thực trạng của
nhà trường với những đòi hỏi mà ngành và xã hội đặt ra cho nhà trường (số
học sinh tương lai, yêu cầu cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng đội
ngũ…). Từ đó mà xác định được những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết
trong từng năm học, trong từng thời ký phát triển của nhà trường cùng
những quyết định chiến lược tối ưu để đưa nhà trường đạt đến mục tiêu đã
định.
• Có đầu óc thực tế, nhạy bén phát hiện được những vấn đề nãy sinh hoặc

sắp nãy sinh trong quản lý và đưa ra được những quyết định đúng nhằm
giải quyết vấn đề có hiệu quả.
• Năng lực biết đề xuất những cái mới (xây dựng cơ cấu những tổ chức mới
của nhà trường, quy chế hội họp, sinh hoạt chuyên môn, cải tiến phương
pháp dạy học) và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
• Có khả năng hiểu đúng từng con người, sử dụng họ một cách hiệu quả, phù
hợp với phẩm chất, năng lực và nguyện vọng hợp lý của từng người. Nhờ
đó mà phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân và mang lại tối đa lợi ích
cho tập thể.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

12


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

• Tin tưởng giao nhiệm vụ và ủy quyền hợp lý cho cấp dưới để buộc họ nâng
cao tính chủ động, phát huy hết tinh thần trách nhiệm và khả năng làm
việc, còn bản thân thì biết tập trung trí tuệ giải quyết những nhiệm vụ trọng
tâm, cơ bản của nhà trường. Do đó tăng cường được khả năng quản lý bản
thân.
• Biết sử dụng linh hoạt, hợp lý những phương pháp quản lý : phương pháp
tổ chức – hành chính, phương pháp kinh tế (kết hợp việc yêu cầu GV –
CNV, thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ được giao với việc sử dụng những
kích thích vật chất và tinh thần làm đòn bẩy), phương pháp xã hội tâm lý
(động viên, thuyết phục, cảm hóa từng cá nhân và tập thể….) nhằm tác
động hiệu quả đến từng cá nhân buộc họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
• Năng lực xây dựng tổ chức bộ máy của nhà trường có hiệu quả. Năng lực
này gồm một số nội dung sau :

+ Xác định rõ ràng bằng văn bản trách nhiệm và quyền hạn của mỗi người,
mỗi bộ phận. Trách nhiệm và quyền hạn đó phải phù hợp và cân đối với nhau.
+ Quy định rõ các mối quan hệ làm việc theo chiều ngang (giữa những
người, tổ, bộ phận cùng cấp) và theo chiều dọc (giữa Hiệu trưởng với những
người, những bộ phận dưới quyền) sao cho bộ máy nhà trường hoạt động nhịp
nhàng, ăn khớp, không trục trặc hoặc cản trở nhau.
+ Bố trí đúng việc, đặt đúng từng người vào đúng vị trí của mình theo
nguyên tắc : phẩm chất, năng lực đến đâu thì bố trí công việc tương xứng đến đó,
một người không đảm trách nhiều chức vụ.
+ Biết tổ chức các hoạt động của nhà trường một cách khoa học, hợp lý,
thiết thực, hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản. Không làm mất nhiều
thời gian, sức lực giáo viên vào các hoạt động phô trương, hình thức.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

13


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

• Có khả năng tư duy vừa sâu vừa rộng, nhạy bén, linh hoạt. Nhờ đó mà khả
năng vận dụng sáng tạo, hợp lý các quy định của cấp trên vào hoàn cảnh
thực tế của nhà trường và khả năng phát hiện nhanh, giải quyết có hiệu quả
các tình huống xảy ra trong quản lý.
Đây là một năng lực cực kỳ quan trọng của người Hiệu trưởng, những quy
định của cấp trên hoặc của nhà trường dù đúng nhưng không phải bao giờ cũng
phù hợp với mọi đối tượng, mọi thời gian. Do đó trong quá trình quản lý, năng
lực tư duy nhạy bén, linh hoạt, hợp lý giúp người Hiệu trưởng tránh được lối làm
việc thụ động, rập khuôn, máy móc, cứng nhắc. Nó cho phép người Hiệu trưởng
đưa ra những quyết định thích hơp trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường,

trong từng tình huống quản lý cụ thể với những con người cụ thể. “Những tiêu
chuẩn, những quy định… chỉ đúng nếu nó phù hợp với thực tế, nếu không phù
hợp với thực tế của từng cá nhân, từng bộ phận thì nó sẽ không đúng”. Vì vậy
mới cần năng lực này để nhạy bén vận dụng đúng đắn cái chung vào cái riêng
trong quản lý.
• Năng lực thuyết phục, lôi cuốn, tổ chức lực lượng xã hội tham gia giáo dục
học sinh.
3.4 Nhóm 4 : Những phẩm chất ý chí của cá nhân
• Phải có lòng dũng cảm, kiên quyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm trước cấp trên và trước tập thể một khi quyết định đã được cân nhắc
thận trọng và bản thân cho là đúng. Kiên trì thực hiện quan điểm đúng của
mình, chống lại cách làm việc, cách giải quyết vấn đề theo thói quen, nay
không còn mang lại hiệu quả cao cho công việc. Dũng cảm vượt qua
những rào cản, những trở ngại về thói quen, về dư luận để hướng tới việc
tìm tòi và thực hiện kiên định cách giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất
(dũng cảm sử dụng con người mới, cải tổ lại bộ máy quản lý và những quy

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

14


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

chế hoạt động của nhà trường, của từng bộ phận; dũng cảm bảo vệ quyền
lợi của tập thể và từng cá nhân trước cấp trên nếu đó là đúng đắn…).
Những phẩm chất này trái với tính nhu nhược hoặc thiếu quyết đoán của
người Hiệu trưởng – một phẩm chất phá hoại mạnh mẽ uy tính của họ.
• Biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của mình (nóng giận, cáu gắt, nôn
nóng…) để bình tĩnh tìm ra cách đối nhân xử thế, cách giải quyết công việc

sao cho có lợi nhất.
3.5. Nhóm năm : Những phẩm chất thuộc về năng lực giao tiếp của người
Hiệu trưởng
• Biết sử dụng giao tiếp để thu thập thông tin phục vụ cho công tác quản lý
của bản thân.
Thông tin – đó là đối tượng, là sản phẩm lao động của người Hiệu trưởng.
Không có thông tin hoặc thong tin không đầy đủ thì không thể phát hiện “tình
huống có vấn đề” và không thể ra quyết định kịp thời, đúng đắn. Vì vậy cần phải
biết tận dụng thời gian, điều kiện khi tiếp xúc với giáo viên, công nhân viên để
hiểu họ, nắm thông tin từ họ và tác động tư tưởng lên họ. Người Hiệu trưởng cần
thiết phải biết thu thập thông tin trong thời gian tiếp xúc với họ. Mi – khe – ep có
nói : “Để phát hiện tâm trạng, nguyện vọng và chí hướng của cấp dưới, người
lãnh đạo không chỉ có trí thông minh mà còn phải nhạy cảm và hiểu biết tâm lý
con người; lịch thiệp và phải biết cách làm cho người đối thoại cởi mỡ, làm cho
người đó biết “giải bày gan ruột của mình”. Để tiếp xúc cá nhân với cán bộ, giáo
viên có hiệu quả, người Hiệu trưởng cần vạch kế hoạch trò chuyện với họ và chú
ý khía cạnh sau đây của đối tượng khi giao tiếp, để ứng xử thích hợp nhằm đạt
được mục tiêu giao tiếp :
 Đặc điểm, tính cách của người trò chuyện với mình (bồng bột, sôi nổi, kín
đáo, tế nhị….)

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

15


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

 Tâm trạng của họ (bối rối, bình tĩnh, vui vẽ, giận dữ…)
 Thái độ của họ đối với mình (thiện cảm, ác cảm, tin tưởng, nghi ngờ)

 Thái độ của họ đối với vấn đế ta định trao đổi (thờ ơ, bang quan hoặc quan
tâm, thích thú…)
 Để sự giao tiếp được cởi mở cần :
+ Không nên nhấn mạnh sự khác nhau về chức vụ, vị trí của mình với
người trao đổi,
+ Biết chăm chú và tỏ ra thích thú, nghe sự trình bày của họ, không cắt
ngang, không tranh nói hết lời của họ.
+ Xử sự một cách tự nhiên khi trò chuyện
+ Tỏ ra quan tâm đến việc riêng, nhu cầu, sở thích của họ. Biết mở đầu và
kết thúc câu chuyện một cách đúng lúc, hợp lý, để lại ấn tượng tốt cho người
nghe.
Đối thoại với cán bộ, giáo viên dưới hình thức cá nhân – cá nhân hay cá
nhân – tập thể là một hình thức giao tiếp giúp Hiệu trưởng tiếp cận rất gần với
nguồn tin (từng cán bộ, giáo viên). Nếu đảm bảo những yêu cầu trên sẽ giúp Hiệu
trưởng thu được nhiều thông tin bổ ích cho công tác của mình.


Có khả năng nhạy cảm và hiểu biết tâm lý của con người. Lịch thiệp để
phát hiện tâm trạng, chí hướng và nguyện vọng của cấp dưới.
Nhạy cảm trong giao tiếp là biết đặt mình vào vị trí của ngưới đối thoại, là

khả năng của con người đối với cái gọi là “sự thấu cảm” tức là đồng cảm nhớ có
bản lĩnh biết tự đặt mình vào vị trí của người khác qua trí tưởng tượng của mình.
Từ đó mà thấu hiểu con người; là “thấy” được thế giới nội tâm của họ, nắm được
nhu cầu cũng như động cơ hành động của họ; có thể phán đoán được ở một mức
độ nào đó họ sẽ hành động như thế nào trong một tình huống cụ thể. Do đó năng

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

16



Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

lực hiểu rõ con người được coi là một năng lực cực kỳ quan trọng của người lãnh
đạo.
Nhạy cảm và hiểu biết con người, cùng với kinh nghiệm quản lý từng trải
sẽ giúp cho người Hiệu trưởng dễ dàng phát hiện được tâm trạng, chí hướng,
nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, hiểu được động cơ hành động của họ, từ đó
mới có cách đối xử phú hợp với từng cá nhân. Đó là cái cách mà người ta thường
nói “đi guốc vào bụng họ”. A. An – pha – na – xep có một nhận xét rất đúng rằng
“Một trong những điều kiện để người lãnh đạo làm việc có kết quả với cấp dưới
là phải có cách đối xử riêng với từng người dực trên sự hiểu biết đặc điểm tâm lý
của họ, đặc điểm động cơ lao động của họ”.
Lịch thiệp trong cư xử biểu hiện rõ khi đánh giá, phê bình giáo viên trước
tập thể. Không nên đánh giá bản thân con người nói chung mà đánh giá phê phán
những hành động cụ thể trong công tác của họ. Lịch thiệp thể hiện trong cách nói
năng, ứng xử chân thành, tế nhị của người Hiệu trưởng khi giao tiếp với giáo
viên, công nhân viên và với mọi người. Nói vấn đề gì và nói như thế nào là có lợi
nhất, nói như thế nào để cấp dưới dễ nghe, dễ chấp nhận, dễ tiếp thu vấn đề nhất,
nếu không dù anh nói sự thật 100 % người ta vẫn không tiếp thu được. Trong đối
nhân xử thế phải nhân ái, khoan dung, độ lượng, biết bỏ qua những khuyết điểm
vô tình của cấp dưới; lắng nghe họ trình bày ý kiến một cách kiên trì. Phải học
cách đối xử kiên trì và thận trọng với cấp dưới để hiểu hết những đặc điểm tâm lý
đa dạng của họ. Tuyệt đối tránh cáu gắt, thô bạo trong giao tiếp vì đó là biểu hiện
của sự bất lực và kém văn hóa. Hãy đối xử với người khác như muốn họ đối xử
với mình, hãy đặt mình vào địa vị người và đặt người vào vị trí của mình, điều đó
sẽ giúp ta cư xử đúng khi giao tiếp.
• Có khả năng nói chuyện cởi mở, biết kích thích cấp dưới nêu vấn đề


Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

17


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

Hiệu quả của việc cán bộ, giáo viên “giải bày gan ruột” như thế nào là
phụ thuộc vào thái độ của người Hiệu trưởng đối với họ. Nếu ta không để ý gì
đến họ, không hiểu biết về họ và không chú ý đến công tác, nguyện vọng của họ
thì sự giao tiếp sẽ trở nên tẻ nhạt, gượng gạo, gò ép. Tác giả Mi – khe – ep có
nhận xét “Tác phong lãnh đạo độc đoán, về bản chất của nó, loại trừ mọi sự chân
thực của người lãnh đạo và tập thể. Trong bầu không khí độc đoán, dù muốn hay
không cấp dưới cũng sẽ thông báo thông tin sai lệch cho thủ trưởng của mình”.
Tác giả Nguyễn Phúc Ân nêu lên những bí quyết sau đây để cuộc nói chuyện
được tự nhiên, cởi mở, nhờ đó mà người Hiệu trưởng được nghe cán bộ, giáo
viên nói hết mọi vấn đề :
 Phải tạo ra môi trường tự nhiên không xếp đặt, gò bó, không dùng các thủ
tục tổ chức hành chính mà chỉ trao đổi bình đẳng giữa hai trí tuệ, hai nhân
cách, không có hàng rào ngăn cách cấp bậc, chức vụ.
 Không nói chuyện theo kiểu thẩm vấn, theo kiểu hỏi đáp vì sẽ tạo ra ức
chế, mất bình tĩnh cho người đối thoại.
 Người tìm hiểu (Hiệu trưởng) không nên nói nhiều mà chỉ gợi ý để đối
tượng nói nhiều hơn. Nếu ta nói nhiều thì kết quả sẽ ngược lại : đối tượng
hiểu ta nhiều hơn ta hiểu đối tượng.
 Phải chân thành : muốn người khác nói ra điều chân thành thì ta phải chân
thành trước đã. Phải thành thật chú ý nghe họ, nói với ánh mắt đôn hậu và
tấm lòng trong sáng; biết thể hiện sự tế nhị, lịch lãm, có văn hóa khi nói
chuyện. Trong quá trình tiếp xúc, biết tạo ra những cử chỉ, dáng điệu thân
thiện với những nụ cười tươi tắn, lời nói chân tình, ánh mắt trung thực, đôn

hậu, cảm thông.
 Luôn tỏ ra biết tên từng người mà họ đang tiếp xúc với mình, tuyệt đối
không để xảy ra sự nhầm lẫn tên khi gọi tên người đang tiếp xúc với mình.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

18


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

Luôn luôn tỏ ra nắm được hoàn cảnh gia đình, tất cả những việc làm và
mối quan hệ của đối tượng, biết dựa vào ánh mắt, cử chỉ, dáng điệu, ngôn
ngữ của đối phương mà tiến hành trao đổi cho phù hợp. Tăng cường biểu
lộ những cảm xúc tích cực, những biểu hiện thân thiện qua ánh mắt, nét
mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói của mình.
• Biết lắng nghe : là một phẩm chất nghề nghiệp cơ bản của người Hiệu
trưởng nếu muốn thành công trong công tác quản lý. Nói sao cho người
khác chịu nghe và nghe sao cho người khác chịu nói là một năng lực giao
tiếp cực kỳ quan trọng của người Hiệu trưởng. Biết lắng nghe gồm cả nghe
sự phê phán bản thân mình và bộ máy quản lý của mình. Những người
Hiệu trưởng tốt thường có khả năng chịu đựng sự phê phán bản thân mình
và bộ máy quản lý của mình cho dù khó chịu đến đâu. Nhu cầu lắng nghe
phải trở thành phẩm chất hành đầu của người Hiệu trưởng nếu muốn nắm
được thực chất của tình hình, muốn công việc xuất phát từ thực tế, tôn
trọng thực tế để hoạt động theo quy luật khách quan. Muốn lắng nghe tốt
phải tạo ra không khí thuận lợi cho mọi người bộc lộ hết tư tưởng và nói
hết những ý nghĩ của mình. Thái độ của Hiệu trưởng phải gần gũi, thân
mật, khiêm tốn, chân thành, bình tĩnh suy xét cân nhắc khi nghe những đề
nghị, những bình luận, những thắc mắc, những tin tức một cách trực tiếp

hoặc gián tiếp. Nên “rời bỏ chức vụ” của mình để đứng vào vị trí của
người đối thoại mới có thể hiểu được, hiểu đúng những đề nghị của họ.
Muốn nghe tốt cần :
 Đừng cắt ngang câu nói của người đối thoại bởi ta hay phản ứng tức thời
với lời nói của người khác, đặc biệt là những lời nói ấy trái với ý của mình.
Trước khi nói lại, phải để cho người khác nói hết ý kiến. Bằng biểu hiện
của mình hãy chứng tỏ cho người khác thấy ta thích thú khi nghe họ nói.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

19


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

 Để tránh hiểu lầm, khi người đối thoại nói hết, ta có thể nhắc lại một vài
điểm chủ yếu để hỏi xem có phải anh ta muốn nói như vậy không.
 Đừng vội vã kết luận. Hãy cố hiểu cho đến cùng quan điểm của người đối
thoại. Nếu một trong hai người hay cả hai người bị xúc động mạnh khi đối
thoại thì người biết lắng nghe luôn luôn tự kiềm chế.
 Khi nghe cần cố gắng chắt lọc nội dung thông tin cần thiết cho mình, đừng
quá chú ý đến đặc điểm của người nói như : nói châm chạp, đơn điệu, tẻ
nhạt, bởi vì nếu chú ý đến những điều đó sẽ làm ta thiếu kiên nhẫn hoặc
nghe lơ đãng, làm cho người đối thoại mất hứng thú.
 Hãy thận trọng khi nghe những kẽ thiếu trung thực.
• Khả năng biết kiềm chế khi giao tiếp
Phải biết làm chủ tâm trạng của mình khi giao tiếp, phải thận trọng trong
cách đánh giá vấn đề đang bàn. Khi trao đổi, cấp dưới thường hay đề ý đến thái
độ của Hiệu trưởng (tán đồng hay không tán đồng đối với vấn đề). Nếu cấp dưới
thấy Hiệu trưởng tỏ vẽ hài long thì có thể họ sẽ thêm cho sự việc được tròn trịa,

còn nếu họ thấy Hiệu trưởng bất bình với họ thì họ sẽ né tránh bằng cách trình
bày những thong tin thứ yếu hoặc làm nhệ mức độ của sự việc. Vì vậy cần phải
biết kiềm chế các cảm xúc khi giao tiếp. Nếu khả năng kiềm chế yếu, khi trao đổi
với người đối thoại, hai bên dễ dàng đỗ lỗi cho nhau khiến câu chuyện mất tính
khánh quan và thông tin bị bóp méo theo suy nghĩ chủ quan của mỗi người. Do
đó trong các cuộc tiếp xúc công tác, bàn luận một vấn đề nào đó mang tính chất
công việc, người Hiệu trưởng tránh không nên lập tức tỏ rõ thái độ với cấp dưới
(ngược lại nếu cấp dưới tìm đến trao đổi tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, những
trăn trỡ trong chuyên môn thì Hiệu trưởng phải tỏ thái độ quan tâm đến những
điều họ quan tâm; khi họ gặp điều bất lợi thì hãy bày tỏ sự lo lắng chung với họ).

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

20


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

Cần nhớ rằng, không lập tức tỏ thái độ trong phần lớn các cuộc giao tiếp,
không hề mâu thuẩn với tính cởi mở, lịch thiệp khi giao tiếp. Cởi mở để thu thập
được nhiều thông tin và không lập tức tỏ thái độ để thu thập được thông tin chính
xác hơn.
• Biết sử dụng giao tiếp để truyền đạt quyết định qua giao tiếp (cá nhân, tọa
đàm, hội họp). Đáng lẽ nói 100 từ có thể làm mọi người mệt mỏi thì hãy
nói 10 từ để người ta nhớ lâu và phải biết biểu đạt tư tưởng của mình một
cách chính xác, rõ ràng, cô động. Thái độ và sự diễn tả như vậy sẽ đem lại
cho cán bộ, giáo viên ấn tượng sâu sắc sau cuộc tiếp xúc, do đó truyền
được tư tưởng và ý chí của người Hiệu trưởng đến cán bộ, giáo viên khi
giao nhiệm vụ cho họ.
 Phương châm giao tiếp của những nhà quản lý thành công :

 Hãy lắng nghe ý kiến của người khác dù đó là ý kiến sai.
 Hãy biết nhẫn nại không có giới hạn.
 Hãy công bằng, đặc biệt là với cấp dưới
 Hãy lịch sự, đừng bao giờ cáu gắt vì như vậy là biểu hiện của sự thiếu văn
hóa và bất lực (sao lại chỉ cáu gắt với cấp dưới mà lại rất mềm mỏng với
cấp trên ?)
 Hãy nói ngắn gọn.
 Hãy luôn luôn cảm ơn cấp dưới vì những việc họ làm tốt.
 Đừng phê bình cấp dưới trước mặt người khác.
 Đừng bao giờ đích thân làm việc gì mà cấp dưới làm được. Đó là một sự
lãng phí lớn và một sự xúc phạm lớn với con người
 Lực chọn và đào tạo một cấp dưới thong minh bao giờ cũng tốt hơn là
mình tự làm.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

21


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

 Nếu việc mà cán bộ của mình làm việc cơ bản không mâu thuẩn với quyết
định của mình thì hãy cho họ quyền tự do hành động tối đa.
 Hãy tự hào vì có cấp dưới thông minh hơn bạn chớ đừng đố kỵ họ.
 Ai muốn ra lệnh, người đó phải biết chấp hành. Chỉ có ai tự mình cũng có
kỷ luật thì mới có thể làm cho cấp dưới tuân thủ theo kỷ luật.
 Đừng bao giờ sử dụng quyền lực của mình nếu cán biện pháp khác chưa
được sử dụng hết, nhưng đã đến trường hợp cuối cùng này thì hãy dùng
quyền lực ở mức độ cao nhất mà bạn có.
 Nếu sai lầm thì bạn hãy thừa nhận sai lầm. Để tránh sai lầm, phải học cách

bàn bạc với mọi người và chú ý lắng nghe ý kiến của họ.
 Đối xử với người khác theo quan điểm “lấy ta làm điểm tựa”.
 Phải biết khen thưởng và trừng phạt. Người ta thích một lãnh đạo kiên
quyết, có bản lĩnh hơn là một người nhu nhược.
 Niềm nở và lịch thiệp – hãy luôn luôn nở nụ cười trên môi thay cho bộ mặt
nặng nề, cau có, đăm chiêu. Cái bộ mặt ấy luôn luôn tỏa nhiệt nóng nực
cho mọi người xung quanh.
 Có tính ưa hoạt bát và hài hước, không phải chỉ bằng khả năng kể những
câu chuyện tiếu lâm mà bằng cả khả năng chỉ cho cấp dưới thấy được
những khuyết điểm mà không gây xúc phạm, tế nhị, đôi khi ưa đùa vui.
Biết cười khi mình câu chuyện bong đùa của tập thể; biết làm dịu bầu
không khí căng thẳng của tập thể bằng một câu ứng khẩu vui nhộn.
 Quan tâm theo dõi, nghiên cứu những người dưới quyền để không ai thấy
mình bị bỏ rơi.
3.6. Nhóm 6 : Xây dựng phong cách quản lý dân chủ, phù hợp với tình
huống.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

22


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
quản lý trường học của người Hiệu trưởng. Phong cách quản lý của người Hiệu
trưởng là kết quả tổng hợp của sự tác động biện chứng của những nhóm thành
phần trên. Nó là sự kết tinh toàn bộ nhân cách của người Hiệu trưởng, là “mật”
của “hoa” và cũng là tấm gương để đánh giá nhân cách của người cán bộ quản lý.
• Có những khái niệm khác nhau về khái niệm phong cách.



Phong cách là những lối, những cung cách làm việc, sinh hoạt, hoạt

động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó (từ điển
Việt – Việt)


Theo giáo sư Trần Ngọc Khuê thì phong cách của một người chính

là sự thể hiện trong đời sống, quan hệ giao tiếp, ứng xử và trong công việc những
nét độc đáo riêng biệt của một người hay nhón người đánh giá và thừa nhận.


Phong cách quản lý được hiểu là : Cách thức vận dụng rõ ràng và

sắc nét những nguyên tắc và phương pháp quản lý của người lãnh đạo khi giải
quyết những nhiệm vụ và vấn đề nãy sinh trong quá trình người đó thực hiện
chức năng quản lý của mình (Nguyễn Đức Minh – Nguyễn Hải Khoát).


Tiến sĩ Hoàng Tâm Sơn định nghĩa phong cách làm việc của người

Hiệu trưởng là : Tổng hợp những phương pháp, biễn pháp , cách thức làm việc
riêng có, tiêu biểu, ổn định mà người Hiệu trưởng sử dụng hàng ngày để thực thi
nhiệm vụ của mình.
Như vậy, phong cách quản lý thường gắn liền với đặc trưng của người
quản lý, nó biểu hiện rất rõ nét ở hệ thống hành vi tiêu biểu, ổn định của người
lãnh đạo khi áp dụng những biện pháp, cách thức làm việc để thực hiện nhiệm vụ
của mình. Phong cách quản lý của mỗi người gắn liền với bản chất người đó, nó

là tấm gương phản ánh rất trung thực nhân cách của người lãnh đạo, tâm hồn, tư

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

23


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

tưởng, phẩm chất, năng lực và vì vậy mà người ta có thể biết được người lãnh
đạo qua phong cách quản lý của họ.
• Phân loại phong cách quản lý
Trong quản lý, người ta chia ra nhiều kiểu phong cách quản lý khác nhau
dựa trên những tiêu chí khác nhau. Xem xét cách thức làm việc của người lãnh
đạo với những người dưới quyền, người ta có thể chia phong cách lãnh đạo thành
3 loại : dân chủ, độc đoán, tự do. Trong xã hội ta việc người lãnh đạo áp dụng
phong cách quản lý nào là do những nhân tố chủ quan của người đó (tính cách,
phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý…) và những nhân
tố khách quan (đặc điểm tập thể mà họ quản lý, đặc điểm tâm lý của cấp dưới,
thời gian và điều kiện ra quyết định, những tình huống quản lý cụ thể) quy định.
Không nên hiểu người lãnh đạo dân chủ thì không bao giờ độc đoán hoặc người
lãnh đạo độc đoán thì không bao giờ dân chủ. Nói một người lãnh đạo là dân chủ
độc đoán là nói đến phong cách quản lý nào đóng vai trò chủ đạo ở người đó.
Không bao giờ có một tập thể sư phạm tốt; không bao giờ có một quá trình lao
động sư phạm diễn ra một cách tự giác nghiêm túc; không bao giờ nhà trường
tiến lên được nếu người Hiệu trưởng nhà trường đó không phải là người lãnh đạo
dân chủ. Phong cách quản lý tốt nhất ở trường học là phong cách dân chủ có tính
đến sự phù hợp với đòi hỏi của tình huống quản lý. Điều đó hoàn toàn phù hợp
với bản chất của quan hệ quản lý trong nhà trường là là dân chủ hợp tác cao độ.
Phong cách lãnh đạo dân chủ có những đặc điểm sau đây :



Khen thưởng phê bình cấp dưới thận trọng, công tâm khách quan,

tham khảo kỹ càng ý kiến tập thể.


Luôn luôn có sự bình tĩnh trong công việc.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

24


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT



Phân công công tác cho những người dưới quyền hợp lý, vừa tính

đến đòi hỏi của công việc với phẩm chất, năng lực từng cá nhân, vừa chú ý đến
yêu cầu và nguyện vọng của giáo viên.


Luôn lôi kéo mọi người tham gia thảo luận nhiều vân đề thuộc đời

sống tập thể của nhà trường, tạo điều kiện tối đa để cán bộ giáo viên góp ý kiến
vào những quyết định quản lý của Hiệu trưởng. Ngay cả khi ra quyết định cá
nhân cũng chú thích lý do và động cơ của quyết định mà mình làm.



Luôn quan tâm thông báo cho cán bộ, giáo viên biết diễn biến tình

hình phát triển của nhà trường, những thuận lợi và khó khăn mà nhà trường gặp
phải. Họ cũng quan tâm thông báo những công việc mà Hiệu trưởng đang làm,
những khó khăn, thuận lợi mà Hiệu trưởng đang gặp phải, nhờ đó mà tạo nên sự
thông cảm và tin tưởng của tập thể.


Biết lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên, quan tâm sâu sắc đến

những nhu cầu và nguyện vọng của họ để tìm cách giải quyết (quan tâm đến con
người)


Phản ứng đúng mức khi cấp dưới phê bình.



Hoạt động không đứng trên tập thể mà như là thành viên của tập thể,

không bao giờ và không dùng cách gì để tỏ ra vai trò và uy quyền của mình trong
tập thể.


Trong giao tiếp luôn ôn tồn, chân thành, tôn trọng con người.



Luôn quan tâm đếm kết quả công việc của tập thể, của từng người


nhưng không bằng cách cưỡng ép, đòi hỏi lao động quá căng mà cố gắng thuyết
phục, giải thích và cải thiện những điều kiện làm việc để có kết quả hơn.


Sâu sát với từng người, từng bộ phận hiểu và giúp đỡ họ trong công

việc.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

25


×