Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn actinobacillus pleuropneumoniae gây viêm phổi trong hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn tại bắc giang và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN QUỐC HUY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN
ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE GÂY VIÊM PHỔI
TRONG HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN
Ở LỢN TẠI BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên

Thái Nguyên, 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chƣa từng sử dụng
để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và
hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn chính xác và


đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Quốc Huy

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn, tôi luôn
nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin trân
trọng cảm ơn Ban giám đốc, Ban quản lý Sau đại học Đại học Thái Nguyên, Ban
lãnh đạo trƣờng Đại học Nông Lâm, phòng quản lý sau đại học và khoa Chăn
nuôi Thú y, trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi
đƣợc theo học chƣơng trình đào tạo thạc sĩ tại trƣờng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ khoa Chăn nuôi Thú y, trƣờng
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; bộ môn Vi trùng, Viện Thú y Quốc gia và
Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi
nhất để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hƣớng dẫn khoa
học là GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên, phó Viện trƣởng Viện Khoa học và Sự
sống, Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp hƣớng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo - Viện Thú y
Quốc gia đã giúp đỡ, chia sẻ ý kiến quý báu và hƣớng dẫn thực hiện thí nghiệm
để tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè và các học viên cao học, các em sinh
viên đã đóng góp công sức, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2013
Tác giả

Số hóa bởi trung tâm học liệu

Nguyễn Quốc Huy
/>

iii

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

iv

MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................ vii
Danh mục các biểu đồ, hình vẽ ........................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 2
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 5

1.1. SƠ LƢỢC NGHIÊN CỨU VỀ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ
HẤP VÀ SINH SẢN (PRRS) Ở LỢN .......................................................... 5
1.1.1. Vài nét cơ bản về Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn ..... 5
1.1.2. Các đặc tính của virus gây PRRS ở lợn .......................................... 9
1.2. MỘT SỐ BỆNH KẾ PHÁT TRONG PRRS Ở LỢN ...................... 11
1.2.1. Bệnh viêm phổi- màng phổi ở lợn (VPMP) .................................. 12
Chƣơng 2 NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 29
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 29
2.2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........... 29
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 29
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 29
2.2.3.Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 29
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

v

2.3. NGUYÊN VẬT LIỆU DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU .................... 29
2.3.2. Động vật thí nghiệm ...................................................................... 30
2.3.3. Các loại hoá chất, môi trƣờng ....................................................... 30
2.3.4. Giống vi khuẩn .............................................................................. 30
2.3.5. Máy móc thiết bị .......................................................................... 31
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 31
2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu dịch tễ ................................................... 31
2.4.2. Thu thập mẫu và phân lập vi khuẩn .............................................. 33
2.4.3. Phƣơng pháp kiểm tra các đặc tính sinh hoá và khả năng lên
men đƣờng của các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc ................................ 36
2.4.4. Phƣơng pháp xác định A. pleuropneumoniae bằng kỹ thuật PCR ....... 36

2.4.5. Phƣơng pháp xác định serotype của vi khuẩn

A.

pleuropneumoniae phân lập đƣợc ................................................. 38
2.4.6. Phƣơng pháp xác định độc lực của vi khuẩn A.
pleuropneumoniae phân lập đƣợc ................................................ 39
2.4.7. Phƣơng pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của
vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập đƣợc ............................ 39
2.4.8. Phƣơng pháp xác định độ dài miễn dịch và hiệu lực của
Autovaccine .................................................................................. 40
2.4.9. Xây dựng phác đồ điều trị lợn mắc viêm phổi .............................. 41
2.4.10. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................... 42
Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 42
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỘI CHỨNG
RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN Ở LỢN TẠI TỈNH BẮC GIANG .......... 43
3.1.1. Kết quả xác định tỷ lệ lợn mắc và chết do PRRS ở một số
huyện tại tỉnh Bắc Giang ................................................................ 43
3.1.2. So sánh nguy cơ tƣơng đối ở lợn mắc PRRS giữa các huyện
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ............................................................ 45
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

vi

3.1.3. Kết quả xác định tỷ lệ mắc và chết do PRRS ở các loại lợn
khác nhau ........................................................................................ 47
3.1.4. So sánh nguy cơ tƣơng đối ở lợn mắc PRRS giữa các loại
lợn khác nhau ................................................................................. 49

3.2. XÁC ĐỊNH VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN A. PLEUROPNEUMONIAE
Ở LỢN MẮC PRRS TẠI TỈNH BẮC GIANG ............................................... 51
3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae từ bệnh
phẩm lợn mắc PRRS ở các lứa tuổi khác nhau. ............................ 51
3.2.2. Kết quả xác định một số đặc tính sinh học của các chủng vi
khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập đƣợc ................................. 53
3.2.3. Kết quả xác định các chủng A. pleuropneumoniae phân lập
đƣợc bằng phƣơng pháp PCR ....................................................... 55
3.2.4. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn A.
pleuropneumoniae phân lập đƣợc ................................................. 56
3.2.5. Kết quả xác định độc lực các chủng A. pleuropneumoniae
phân lập đƣợc ............................................................................... 58
3.2.6. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của
các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập đƣợc ............ 60
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ
BỆNH VIÊM PHỔI Ở LỢN BỊ MẮC PRRS TẠI BẮC GIANG .............. 61
3.3.1. Kết quả xác định độ dài miễn dịch của Autovaccine .................... 61
3.3.2. Kết quả xác định hiệu lực của Autovaccine thử nghiệm ở lợn
nuôi tại tỉnh Bắc Giang ................................................................. 68
3.3.3. Kết quả xác định nguy cơ lợn mắc PRRS, viêm phổi do
không tiêm Autovaccine so sánh giữa nhóm lợn đƣợc tiêm và
nhóm lợn không tiêm .................................................................... 70
3.3.4. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc viêm
phổi tại Bắc Giang. ....................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 75
1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 75
/>
Số hóa bởi trung tâm học liệu



vii

2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ADN
AGID
A.pleuropneumoniae
BHI
CAMP
CFU
CPS
Cs
EDTA
ELISA
H. pleuropneumoniae
HIP
IHA
LPS
LTA
LDV
LD
MR

NAD
omlA
PBS
PCR
PRRS
PRRSV
RR
TYE
TSA
TSB
VP

: Acid Deoxyribonucleic
: Agargel Immuno Diffuse
: Actinobaccillus pleuropneumoniae
: Brain Heart Infusion
: Chiristie Atkinson Munch Peterson
: Colony Forming Unit
: Capsule polysaccharide
: Cộng sự
: Ethylene Diamine Tetra Acetic acid
: Enzyme Linked Immuno Sorbert Assay
: Haemophilus pleuropneumoniae
: Acid Hippuric
: Indirect Haemagglutination test
: Lypopolysaccaride
: Lipoteibic acid
: Lactate dehydrogenase
: Lethal dose
: Methyl red

: Nicotinamide Adenine Dinucleotide
: Outer membrane lipoprotein of A. pleuropneumoniae
: Phosphat buffer solution
: Polymerase Chain Reaction
: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome
: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus
: Relative Risk
: Tryptone Yeast Extract Broth
: Tryptic Soya Agar
: Tryptone Soya Broth
: Voges Prokauer

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

ix

YE

: Yeast Extract

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

x

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Trình tự mồi dùng để xác định gen omlA ...................................... 37

Bảng 2.2. Thành phần các chất trong PCR để xác định gen omlA ................. 37
Bảng 2.3: Bảng đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại
kháng sinh (NCCLS -2002) ................................................................ 40
Bảng 3.1: Kết quả xác định tỷ lệ lợn mắc và chết do PRRS tại một số
huyện thuộc tỉnh Bắc Giang ................................................................ 43
Bảng 3.2: So sánh nguy cơ tƣơng đối ở lợn mắc PRRS giữa các huyện
thuộc tỉnh Bắc Giang .......................................................................... 45
Bảng 3.3: Kết quả xác định tỷ lệ mắc và chết do PRRS ở các loại lợn
khác nhau ............................................................................................ 47
Bảng 3.4: Nguy cơ tƣơng đối ở lợn mắc PRRS giữa các loại lợn khác nhau......... 49
Bảng 3.5. Kết quả phân lập A. pleuropneumoniae từ mẫu bệnh phẩm lợn
mắc PRRS ở các lứa tuổi khác nhau.................................................... 51
Bảng 3.6. Kết quả xãc định một số đặc tính sinh học của các chủng vi
khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập đƣợc ........................................ 53
Bảng 3.7: Phản ứng lên men đƣờng của các chủng vi khuẩn A.
pleuropneumoniae phân lập đƣợc ....................................................... 54
Bảng 3.8: Kết quả xác định A. pleuropneumoniae phân lập đƣợc bằng
phƣơng pháp PCR. .............................................................................. 55
Bảng 3.9: Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn A.
pleuropneumoniae phân lập đƣợc bằng phản ứng AGID ................... 57
Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra độc lực của vi khuẩn A. pleuropneumoniae
phân lập đƣợc ...................................................................................... 59
Bảng 3.11: Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của
các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập đƣợc .................. 60
Số hóa bởi trung tâm học liệu
/>

xi

Bảng 3.12: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể có trong máu lợn đƣợc

tiêm Autovaccine sau một tháng ......................................................... 63
Bảng 3.13: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể có trong máu lợn đƣợc
tiêm Autovaccine sau hai tháng .......................................................... 65
Bảng 3.14: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong máu lợn thí nghiệm
đƣợc tiêm Autovaccine sau ba tháng .................................................. 66
Bảng 3.15: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong máu lợn thí nghiệm
đƣợc tiêm Autovaccine sau bốn tháng ................................................ 67
Bảng 3.16: Kết quả xác định tỷ lệ lợn nghi mắc viêm phổi ở vùng tiêm và
vùng không tiêm Autovaccine ............................................................ 69
Bảng 3.17: Kết quả xác định nguy cơ lợn mắc PRRS, viêm phổi do không
tiêm Autovaccine so sánh giữa nhóm lợn đƣợc tiêm và nhóm lợn
không tiêm ........................................................................................... 70
Bảng 3.18: Kết quả điều trị thử nghiệm lợn mắc viêm phổi ........................... 72

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

xii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Biểu đồ 3.1: So sánh tỷ lệ lợn mắc và chết do PRRS giữa các huyện khác nhau ... 45
Biểu đồ 3.2: So sánh tỷ lệ lợn mắc và chết do PRRS giữa các loại lợn ........ 49
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ lƣu hành serotype của các chủng vi khuẩn A.
pleuropneumoniae phân lập đƣợc ....................................................... 58
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình phân lập vi khuẩn A. Pleuropneumoniae (Viện
Thú y Quốc gia) .................................................................................. 34
Hình 3. 1: Kết quả xác định các chủng A. pleuropneumoniae phân lập
đƣợc bằng phƣơng pháp PCR ............................................................. 54


Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, ngành chăn lợn ở Bắc Giang đã liên tục phát triển, góp phần giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân và xóa đói giảm nghèo. Theo
thống kê, tính đến ngày 01/4/2012 tỉnh Bắc Giang có tổng đàn lợn khoảng
1.168.182 con. Trong đó, đàn lợn nái khoảng 182.780 con, lợn thịt khoảng
983.862 con và có trên 550 trại chăn nuôi lợn tập trung (Cục thống kê tỉnh
Bắc Giang, 2012) [5].
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp nói chung, chăn nuôi lợn theo
hƣớng công nghiệp ngày càng phát triển. Tuy nhiên, cũng nhƣ nhiều nƣớc
đang phát triển khác, chăn nuôi lợn cũng đã và đang gặp nhiều khó khăn,
trong đó dịch bệnh làm ảnh hƣởng lớn tới chăn nuôi. Một trong những bệnh
đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay của ngành chăn nuôi lợn là Hội chứng
rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine respiratory and reproductive
syndrome – PRRS). Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra,
bệnh lây lan nhanh, và có tỷ lệ chết cao. Lợn ở các lứa tuổi đều có thể cảm
nhiễm virus và bệnh càng trầm trọng hơn khi có các chủng loại vi khuẩn khác
gây bệnh kế phát. Chính vì vậy, việc xác định nguyên nhân và các tác nhân
tiềm ẩn gây bệnh kế phát cho lợn nuôi là rất cần thiết.
Tại Bắc Giang chỉ tính riêng năm 2010 toàn tỉnh đã có 101.371 con mắc
bệnh, chết và tiêu hủy 24.171 con. Dịch xảy ra trên 956 thôn của 151/230 xã,
phƣờng, thị trấn (Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang, 2010) [4]. Do vậy, bệnh Tai
xanh đã trở thành một hiểm họa đe dọa thƣờng trực với ngành chăn nuôi của

tỉnh. Là một bệnh mới xuất hiện, nên việc nghiên cứu về bệnh và các vi khuẩn
bội nhiễm chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ. Theo Nguyễn Hữu Nam và Nguyễn
Thị Lan Hƣơng (2007) [12]; Bùi Quang Anh và cs (2008) [2] và Cù Hữu Phú
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

2

(2011) [16] khi lợn mắc PRRS thƣờng gặp các loại vi khuẩn gây bệnh kế phát trong
đƣờng hô hấp nhƣ Actinobacillus pleuropneumoniae, Mycoplasma hyopneumoniae,
Pasteurella multocida, Bordetella bronchiseptica, Streptococcus suis... và việc
nghiên cứu về các vi khuẩn này chƣa có hệ thống. Vì vậy, nghiên cứu một cách
toàn diện về PRRS và các vi khuẩn kế phát gây viêm phổi là rất cần thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, nhằm đáp ứng cơ sở khoa học cho việc
phòng chống bệnh PRRS nói chung và bệnh viêm phổi ở lợn nói riêng, tạo
tiền đề cho ngành chăn nuôi lợn trong nƣớc ngày càng đứng vững và phát
triển, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Actinobacillus
pleuropneumoniae gây viêm phổi trong Hội chứng rối loạn sinh sản và hô
hấp ở lợn tại Bắc Giang và biện pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh
sản ở lợn tại một số huyện thuộc tỉnh Bắc Giang.
- Phân lập, xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn A.
pleuropneumoniae
- Xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn
A. pleuropneumoniae phân lập đƣợc.
- Thử nghiệm Autovaccine phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn A.
pleuropneumoniae trong Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn tại

địa phƣơng.
- Xây dựng phác đồ điều trị viêm phổi trong Hội chứng rối loạn hô hấp
và sinh sản ở lợn đạt hiểu quả cao.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

3

- Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống, lý luận gắn liền với thực
tiễn sản xuất, xác định đƣợc một số đặc tính của vi khuẩn A. pleuropneumoniae
gây viên phổi trong Hội chứng PRRS ở lợn nuôi tại Bắc Giang.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho các
nghiên cứu tiếp theo nhƣ phục vụ cho công tác bào chế các chế phẩm sinh học
phòng bệnh ( vaccine, kháng thể ...) đồng thời đóng góp thêm tƣ liệu tham
khảo cho nghiên cứu, giảng dạy tại các trƣờng đại học, cao đẳng...
- Kết quả nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh viêm đƣờng hô hấp, viêm
phổi ở lợn có hiệu quả cao sẽ giúp cho cán bộ thú y cơ sở, ngƣời chăn nuôi
trong phòng trị bệnh, góp phần giảm thiệt hại và tăng thu nhập cho ngƣời
chăn nuôi lợn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

4

Số hóa bởi trung tâm học liệu


/>

5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƢỢC NGHIÊN CỨU VỀ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP
VÀ SINH SẢN (PRRS) Ở LỢN
1.1.1. Vài nét cơ bản về Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn
1.1.1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn do virus thuộc họ
Arteriviridae, giống Nidovirales có cấu trúc dạng chuỗi đơn ARN. Dựa vào
phân tích cấu trúc gen ngƣời ta đã xác định đƣợc hai nhóm virus. Nhóm I gồm
các virus thuộc chủng Châu Âu (gọi là virus Lelystad) gồm nhiều phân nhóm
đã đƣợc xác định. Nhóm virus này đƣợc Wensvoort và cs (1991) [70] thuộc
Viện Thú y Trung ƣơng - Lelystad - Hà Lan phân lập đƣợc trên tế bào đại
thực bào phế nang của lợn và đặt tên là virus Lelystad-LV. Nhóm II gồm các
virus thuộc dòng Bắc Mỹ với tên gọi là VR-2332; nhóm này đƣợc Collins và
cs (1992) [32] phân lập đƣợc ở lợn tại Mỹ vào năm 1992. Về mặt di truyền và
tính kháng nguyên, hai nhóm virus này hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau về
cấu trúc chuỗi nucleotide của virus thuộc hai chủng Châu Âu và Bắc Mỹ là
khoảng 40% (Han và cs, 2006) [40], do đó có ảnh hƣởng đến đáp ứng miễn
dịch bảo hộ chéo giữa 2 chủng này.
Qua nghiên cứu giải mã gen của virus tại Mỹ và Trung Quốc cho thấy
các chủng PRRS tại Việt Nam có mức tƣơng đồng về amino acid từ 99 đến
99,7% so với chủng virus gây bệnh thể độc lực cao ở Trung Quốc và đều bị
mất 30 axít amin. Điều này cho thấy các chủng PRRSV ở nƣớc ta hiện nay
thuộc dòng Bắc Mỹ, có độc lực cao giống Trung Quốc (Cục Thú y, 2008) [6].
Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc từ năm 2009 đến nay đã nhận

định PRRSV tại Việt Nam hiện nay đƣợc xác định thuộc chủng Bắc Mỹ dòng
Trung Quốc (Lê Thanh Hoà và cs 2009 [9]; Lý Thị Liên Khai và Võ Thị Cẩm
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

6

Giàng, 2012 [10]).
1.1.1.2. Triệu chứng
Theo nghiên cứu của Nguyễn Nhƣ Thanh (2007) [18] lợn đực giống: sốt
cao, bỏ ăn, đờ đẫn hoặc hôn mê, một số con có hiện tƣợng tai xanh. Đặc biệt xuất
hiện hiện tƣợng viêm dịch hoàn, bìu dái nóng đỏ (chiếm 95%), dịch hoàn sƣng
đau, lệch vị trí (chiếm 85%), giảm hƣng phấn. Lƣợng tinh ít, chất lƣợng kém, biểu
hiện qua các chỉ số nhƣ nồng độ tinh trùng C< 80.106, hoạt lực của tinh trùng A<
0,6, sức kháng của tinh trùng R< 3000, tỷ lệ kỳ hình K >10%, tỷ lệ sống của tinh
trùng < 70%, độ nhiễm khuẩn cao 20.103. Lợn đực giống rất lâu mới hồi phục
đƣợc khả năng sinh sản của mình
Lợn nái: triệu chứng chủ yếu là tím âm hộ, sảy thai, thai chết lƣu, thai
gỗ hàng loạt, đẻ non, lợn con đẻ ra yếu ớt, tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ thai chết
tăng lên theo độ tuổi của thai nhƣ thai dƣới 2,5 tháng tuổi tỷ lệ chết 20%, thai
trên 2,5 tháng tỷ lệ chết là 93,75%. (Phạm Ngọc Thạch, 2007) [17]
Theo Bùi Quang Anh và cs (2008) [2] khi nghiên cứu về các triệu chứng
lâm sàng ở lợn mắc PRRS cho thấy lợn bệnh thƣờng có các triệu chứng đầu
tiên là sốt cao, bỏ ăn, mẩn đỏ da, khó thở, táo bón hoặc ỉa chảy, tốc độ lây lan
nhanh, đặc biệt ở một số con lợn bệnh chóp tai bị ứ huyết có màu xanh tím và
một số triệu chứng khác tuỳ thuộc vào bệnh kế phát và từng loại lợn
Lợn choai, lợn thịt: lợn mắc bệnh sốt cao 40oC đến 42oC, bỏ ăn, ủ rũ,
khó thở, ho; những phần da mỏng gần tai, phần da bụng lúc đầu có màu hồng
nhạt, dần dần chuyển sang màu hồng thẫm và xanh nhạt.

Lợn nái trong giai đoạn nuôi con thƣờng lƣời uống nƣớc, viêm vú, mất sữa,
viêm tử cung âm đạo, mí mắt sƣng, có thể táo bón hoặc ỉa chảy, viêm phổi.
Lợn con theo mẹ: hầu nhƣ lợn con sinh ra chết sau vài giờ; số còn sống
sót tiếp tục chết vào tuần thứ nhất sau khi sinh. Lợn con có triệu chứng gầy
yếu, bỏ bú, da xuất huyết phồng rộp, khó thở và tiêu chảy (Hoàng Văn Năm
Số hóa bởi trung tâm học liệu
/>

7

và cs, 2012) [13].
1.1.1.3. Bệnh tích
Bệnh tích đặc trƣng nhất là viêm phổi kẽ và viêm hạch lâm ba ở cả cả 2
dạng (PRRS dạng cổ điển và PRRS dạng sốt cao). Viêm phổi hoại tử và thâm
nhiễm đặc trƣng bởi những đám đặc chắc (nhục hóa) trên các thùy phổi. Thùy
bị bệnh có màu đỏ xám, có mủ và đặc chắc. Trên mặt cắt ngang của thùy bệnh
lồi ra, khô. Nhiều trƣờng hợp lợn mắc bệnh bị viêm phế quản phổi hóa mủ ở
mặt dƣới thùy đỉnh.
Một số bệnh tích khác thƣờng thấy nhƣ thận có thể có xuất huyết lấm
tấm nhƣ đầu đinh ghim; não xung huyết; hạch hầu, amidan sƣng hoặc sung
huyết; gan sƣng, tụ huyết; lách sƣng, nhồi huyết; hạch màng treo ruột xuất
huyết; loét van hồi manh tràng; phổi tụ huyết, xuất huyết, cuống phổi chứa
đầy dịch nhớt, sùi bọt (Bùi Quang Anh và cs, 2008) [2].
1.1.1.4. Các biện pháp phòng bệnh
Hiện nay chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu lợn mắc PRRS, do vậy việc
phòng bệnh bằng vaccine và vệ sinh phòng bệnh hiện đang là hai phƣơng
pháp hữu hiệu ở nhiều cơ sở chăn nuôi.
1.1.1.4.1.Phòng bệnh bằng vaccine
Cũng nhƣ các bệnh truyền nhiễm khác, đối với PRRS ở lợn, việc phòng
bệnh bằng vaccine là một trong những biện pháp quan trọng nhằm hạn chế dịch

bệnh xảy ra. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu này, việc lựa chọn loại vaccine
phù hợp và sử dụng đúng quy trình kỹ thuật là mấu chốt hàng đầu quyết định
đến hiệu quả biện pháp phòng ngừa. Hiện nay, trên thị trƣờng đã có một số loại
vaccine phòng chống PRRS của nhiều nhà sản xuất khác nhau và sử dụng theo
hƣớng dẫn của nhà sản xuất.
Theo nghiên cứu của Cù Hữu Phú (2011) [16] để chủ động phòng PRRS ở
lợn đạt hiệu quả cần sử dụng vaccine đƣợc chế tạo từ chủng virus có nguồn gốc
Số hóa bởi trung tâm học liệu
/>

8

Bắc Mỹ, Trung Quốc để tiêm phòng cho lợn các lứa tuổi ở Việt Nam.
Vaccine BSL-PS 100: là vaccine PRRS nhƣợc độc đông khô thế hệ mới có
nguồn gốc từ chủng JKL-100 thuộc dòng châu Mỹ. Một liều chứa ít nhất
105.0TCID50. Có độ an toàn rất cao, vaccine an toàn dù chủng cao gấp 20 liều.
Hiệu quả: Thực nghiệm chứng minh hiệu quả trên lợn con theo mẹ tỷ lệ
tử vong 0% so với lô đối chứng không sử dụng vaccine là 7%. Một tuần sau
khi tiêm phòng hàm lƣợng kháng thể trong máu đạt đƣợc mức bảo hộ và thời
gian miễn dịch kéo dài 16 tuần.
Vaccine vô hoạt có bổ trợ nhũ dầu chủng virus NVDC-JXA1: là vaccine
PRRS vô hoạt bằng Formaldehyde và sử dụng chất bổ trợ dầu khoáng do
Trung Quốc sản xuất, vaccine đƣợc chế tạo từ chủng virus NVDC-JXA1, 1ml
vaccine chứa không thấp hơn 106TCID50. Vaccine này đƣợc Viện Thú y Quốc
gia thử nghiệm năm 2011 và đƣợc lựa chọn sử dụng tiêm phòng cho lợn ở
nƣớc ta có hiệu quả phòng bệnh, an toàn.
Vaccine nhƣợc độc PRRS (type JXA1-R): là vaccine đƣợc Nguyễn Thị
Mến và cs (2012) [14] sử dụng tiêm thẳng vào ổ dịch. Sau khi tiêm phòng chỉ
có 0,5% số lợn phát bệnh ở hộ không có lợn bệnh và 14,91% số lƣợng lợn
phát bệnh ở hộ có lợn bệnh trong đợt dịch.

1.1.1.4.2. Phòng bệnh bằng vệ sinh, chăm sóc và quản lý
Trong tình hình dịch bệnh nhƣ hiện nay, việc sử dụng vaccine phòng
PRRS nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn chống lại dịch bệnh là một việc
làm cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, bên cạnh đó cần chú ý thực hiện tốt
công tác vệ sinh phòng bệnh và tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục
nâng cao ý thức phòng bệnh cho ngƣời chăn nuôi cũng nhƣ các biện pháp kiểm
dịch nhằm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát, lây lan, nhất là trong
điều kiện hội nhập kinh tế mạnh mẽ nhƣ hiện nay. Chuồng trại phải đảm bảo vệ
sinh thú y, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, thƣờng xuyên quét
Số hóa bởi trung tâm học liệu
/>

9

dọn, tiêu độc chuồng trại bằng một số hoá chất nhƣ vôi bột, Han-Iodine 10%,
chloramin B; chăm sóc, nuôi dƣỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho lợn. Lợn
mới mua về cần nuôi cách ly ít nhất 3 tuần.
Tổ chức tuyên truyền thƣờng xuyên trên các phƣơng tiện thông tin đại
chúng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng để ngƣời dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ về
mức độ nguy hiểm của dịch PRRS ở lợn từ đó thực hiện tốt các biện pháp phòng
chống dịch, đặc biệt cần phải khai báo kịp thời khi lợn có biểu hiện mắc PRRS.
Để chủ động phòng chống dịch, cần thực hiện đồng bộ và kiên quyết các
giải pháp phòng chống dịch nhƣ phát hiện sớm, bao vây xử lý kịp thời các ổ
dịch; công tác tuyên truyền thực hiện sâu rộng tới các ngành, các cấp và ngƣời
dân tham gia chăn nuôi; đặc biệt có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các
cấp từ Trung ƣơng tới các địa phƣơng. Thực hiện nghiêm việc tiêm phòng
vaccine phòng các bệnh nguy hiểm ở lợn theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN
ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.1.2. Các đặc tính của virus gây PRRS ở lợn
1.1.2.1. Cấu trúc của virus

Dƣới kính hiển vi điện tử PRRS ở lợn là loại có vỏ bọc, hình cầu, có
kích thƣớc từ 45-80 nm, chứa nhân nucleocapsid 25-35 nm, trên bề mặt có gai
nhô ra rõ, có vỏ là lipit.
Virus gây PRRS ở lợn là ARN virus với bộ gen là một phân tử ARN sợi
đơn dƣơng, có những đặc điểm chung của nhóm Arteriviruses. Sợi ARN này
có kích thƣớc khoảng 15 kilobase, có chín ORF (open reading frame) mã hoá
cho chín protein cấu trúc. Tuy nhiên, có sáu phân tử protein chính có khả
năng trung hoà kháng thể bao gồm bốn phân tử glycoprotein, một phân tử
protein xuyên màng (M) và một protein nucleocapsid (N)
Hạt virus có đƣờng kính 50-70 nm, chứa nucleocapsid cùng kích thƣớc
có cấu trúc đối xứng 20 mặt, đƣờng kính 35 nm, đƣợc bao bọc bên ngoài bởi
Số hóa bởi trung tâm học liệu
/>

10

một lớp vỏ bọc dính chặt với cấu trúc bề mặt giống nhƣ tổ ong. Bộ gen bao
gồm một phân tử đơn chuỗi dƣơng là một ARN kích thƣớc từ 13-15 kb. Sợi
ARN virus có một cổng 5’ và một dải cổng đầu 3’. Gen ARN polymeraza
chiếm khoảng 75% đầu 5’ của bộ gen, gen mã hoá cho các protein cấu trúc
của virus nằm ở đầu 3’. Hạt virus bao gồm một protein nucleocapsid N với
khối lƣợng phân tử 1.200, một protein màng nonglycosylate hình cầu M với
khối lƣợng phân tử 16.000, hai protein peplomer N - glycosylate là GS có
khối lƣợng phân tử 25.000 và GL có khối lƣợng phân tử 42.000 (Tô Long
Thành, 2007) [20].
1.1.2.2. Đặc tính sinh học của virus
Virus gây PRRS ở lợn rất thích hợp với đại thực bào, đặc biệt là đại thực
bào hoạt động ở vùng phổi. Virus nhân lên ngay bên trong đại thực bào, sau
đó phá huỷ và giết chết đại thực bào (tới 40%). Đại thực bào bị diệt nên sức
đề kháng của lợn mắc bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Do vậy, lợn bị bệnh

thƣờng dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát. Virus không gây ngƣng kết với các loại
hồng cầu gà, dê, thỏ, chuột, hồng cầu type O của ngƣời. Virus phát triển tốt
trên môi trƣờng tế bào đại thực bào phế nang lợn, trên tế bào dòng CL 2621,
tế bào MA 140 với bệnh tích phá huỷ tế bào, sau 2- 6 ngày tế bào co tròn, tập
trung thành cụm dày lên, nhân co lại cuối cùng bong ra. Tuy có một số khác
biệt về di truyền và kiểu hình nhƣng các chủng virus Bắc Mỹ và các chủng virus
Châu Âu lại cùng gây ra các triệu chứng lâm sàng về hô hấp và sinh sản ở lợn rất
giống nhau. Dựa vào những kết quả nghiên cứu tổn thƣơng đại thể và vi thể của tổ
chức phổi lợn mắc bệnh, ngƣời ta chia ra hai nhóm virus: nhóm virus có độc lực
cao và nhóm virus có độc lực thấp. Nhóm virus có độc lực cao thƣờng gây ra các
tổn thƣơng ở tổ chức phổi lợn bệnh nặng hơn nhóm virus có độc lực thấp. Năm
2007, Kegong Tian và Yu [45] khi nghiên cứu về sự biến đổi về độc lực của
PRRS ở lợn tại Trung Quốc cho rằng virus đã có sự biến đổi về độc lực và hậu
Số hóa bởi trung tâm học liệu
/>

11

quả lợn nhiễm virus này có tỷ lệ chết rất cao, trên 20% trong tổng số nhiễm bệnh.
1.1.2.3. Sức đề kháng của virus
Virus gây PRRS có thể tồn tại một năm ở nhiệt độ lạnh từ -20 đến -70oC;
trong điều kiện 4oC, virus có thể sống một tháng; ở nhiệt độ cao virus đề
kháng kém: ở 37oC chịu đƣợc 48 giờ, 56oC bị giết sau một giờ, virus thích
hợp ở PH 5-7. Với các chất sát trùng thông thƣờng và môi trƣờng có PH axit,
virus dễ dàng bị tiêu diệt. Ánh nắng mặt trời, tia tử ngoại vô hoạt virus nhanh
chóng (Tô Long Thành, 2007) [20].
1.1.2.4. Khả năng gây bệnh của virus
Ngƣời và các động vật khác không mắc PRRS, tuy nhiên trong các loài
thuỷ cầm chân màng, vịt trời (Mallard duck) lại mẫn cảm. Virus có thể nhân
lên ở loài động vật này và chính đây là nguồn reo rắc mầm bệnh trên diện

rộng rất khó khống chế. Virus gây bệnh cho lợn ở tất cả các lứa tuổi, nhƣng
lợn con và lợn nái mang thai thƣờng mẫn cảm hơn cả. Loài lợn rừng cũng mắc
bệnh, đây có thể coi là nguồn dịch thiên nhiên (Tô Long Thành, 2007) [20].
Về mặt độc lực, ngƣời ta thấy virus gây PRRS tồn tại dƣới 2 dạng đó là dạng
cổ điển và dạng biến thể độc lực cao. Dạng cổ điển: có độc lực thấp, ở dạng này
khi lợn mắc bệnh thì có tỷ lệ chết thấp, chỉ từ 1 - 5% trong tổng đàn. Dạng biến
thể độc lực cao: lợn nhiễm bệnh lây lan nhanh, trầm trọng và chết nhiều (Kegong
Tian và Yu, 2007 [45]; Tô Long Thành và Nguyễn Văn Long, 2008 [21]).
1.2. MỘT SỐ BỆNH KẾ PHÁT TRONG PRRS Ở LỢN
Các vi khuẩn kế phát gây viêm phổi ở lợn bị mắc PRRS là một trong
những nguyên nhân làm chết hàng loạt lợn tại địa phƣơng. Vì PRRS với đích
tấn công phá huỷ đại thực bào, làm suy giảm miễn dịch, dẫn đến các mầm
bệnh nhiễm trùng thứ phát có cơ hội trỗi dậy gây bệnh cho đàn lợn. Theo Cù
Hữu Phú (2001) [16], khi lợn mắc PRRS thƣờng gặp các loại vi khuẩn gây bệnh
kế phát trong đƣờng hô hấp nhƣ: Actinobacillus pleuropneumoniae,
Số hóa bởi trung tâm học liệu
/>

12

Mycoplasma hyopneumoniae, Pasteurella multocida, Bordetella bronchiseptica,
Streptococcus suis... Trong đó, vi khuẩn A. pleuropneumoniae là một trong
những tác nhân làm cho bệnh trầm trọng hơn.
1.2.1. Bệnh viêm phổi- màng phổi ở lợn (VPMP)
Bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn lây lan rộng và đƣợc ghi nhận ở nhiều
nƣớc trên thế giới, những nơi có ngành chăn nuôi lợn phát triển. Bệnh có mặt và
lây lan mạnh ở hầu hết các nƣớc Châu Âu và một phần ở Mỹ, Canada, Mexico,
Nam Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Ở Việt Nam, trong những năm gần
đây vi khuẩn A. pleuropneumoniae đã đƣợc phân lập và đánh giá là một trong
những nguyên nhân gây bệnh viêm đƣờng hô hấp khá quan trọng ở tất cả các trại

lợn trên toàn quốc.
1.2.1.1. Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng của bệnh có nhiều mức, phụ thuộc vào tuổi của
lợn, tình trạng miễn dịch, điều kiện môi trƣờng và mức độ cảm nhiễm với
tác nhân gây bệnh. Tiến triển lâm sàng có thể là quá cấp tính, cấp tính hoặc
mạn tính.
Thể quá cấp tính: lợn mắc bệnh sốt cao (41,0 - 41,5oC), mệt mỏi, bỏ ăn.
Lợn bệnh có thể nôn mửa và tiêu chảy. Thời gian ngắn trƣớc khi chết, thƣờng
có những biểu hiện khó thở dữ dội, thở bằng mồm, lợn ở tƣ thế ngồi thở, nhiệt
độ ở hậu môn giảm nhanh. Ngay trƣớc khi chết, có chảy nhiều dịch bọt lẫn
máu ở miệng và lỗ mũi, nhịp tim tăng. Tiếp theo những triệu chứng này là rối
loạn tuần hoàn, da trên mũi, tai, chân và sau cùng là toàn bộ cơ thể trở nên tím
tái, lợn chết sau 24-36 giờ. Một số trƣờng hợp lợn mắc bệnh chết đột ngột mà
không có dấu hiệu lâm sàng nào.
Thể cấp tính: ở thể này thƣờng có nhiều lợn cùng mắc bệnh trong một
chuồng hoặc ở những chuồng khác nhau. Con vật sốt từ 40,5oC - 41oC, da đỏ,
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

×