Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn xây DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ kết QUẢ THỰC HÀNH MS WORD của học SINH lớp 10 và CHỨNG CHỈ a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 15 trang )

Trường THPT Trấn Biên
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THỰC HÀNH MS-WORD CỦA HỌC SINH LỚP 10 VÀ CHỨNG CHỈ A

I-PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, ngành công nghệ thông tin nói chung và Tin học
nói riêng đang phát triển một cách mạnh mẽ và ngày càng được ứng dụng rộng rãi
vào đời sống. Điều đó đòi hỏi người lao động trong thời đại ngày nay cần có những
kiến thức, kỹ năng cần thiết khi sử dụng máy tính. Trong đó, những kiến thức và
kỹ năng về tin học văn phòng là hết sức cần thiết cho mọi người sống trong thế kỷ
này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thực hành sinh ra hiểu biết; hiểu biết tiến
lên lý luận; lý luận lãnh đạo thực hành”. Điều đó đã cho chúng ta thấy được tầm
quan trọng của việc thực hành trong dạy học và vai trò của việc rèn luyện cho học
sinh những kỹ năng thông qua thực hành.
Ngoài ra, khi đánh giá các bài thực hành trên máy của học sinh, nhất là các
bài thực hành Microsoft Word, giáo viên thường phải mất khá nhiều thời gian và
công sức do số lượng bài thực hành của học sinh khá nhiều, một phần do đặc thù
của môn học này và phải chấm điểm trực tiếp trên máy. Điều đó đã làm cản trở
giáo viên trong việc đánh giá trình độ của từng đối tượng học sinh một cách chính
xác, chưa tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện khả năng của mình.
Từ lý do đó, tôi chọn đề tài: “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH MS-WORD CỦA HỌC SINH LỚP 10 VÀ CHỨNG
CHỈ A” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.

II. Mục đích nghiên cứu của đề tài
1. Xây dựng hệ thống các bài thực hành nhằm rèn luyện được các kỹ năng
thực hành Microsoft Word trong chương trình Tin học 10 và chứng chỉ A tin học
quốc gia.
2. Tạo ra công cụ hỗ trợ giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả rèn


luyện các kỹ năng thực hành của học sinh.
GV: Võ Long

Trang 1


Trường THPT Trấn Biên

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng:
- Nội dung phần Word trong chương trình Tin học 10 và chứng chỉ A tin
học quốc gia ở trường THPT Trấn Biên-Đồng Nai.
- Quá trình và phương pháp đánh giá học sinh của giáo viên qua các bài
thực hành Microsoft Word.
2. Phạm vi:
Để nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy các học phần tin học ứng
dụng như Windows, Winword, Excel... đòi hỏi phải có một nội dung giảng dạy vừa
đầy đủ nội dung kiến thức, vừa đáp ứng được việc giúp cho học sinh hình thành và
phát triển các kỹ năng cần thiết khi làm việc với máy tính. Bên cạnh đó, đòi hỏi
người giáo viên phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình hình thành và phát
triển của người học để có những tác động phù hợp.
Tuy nhiên với thời gian và khả năng hạn chế tôi chỉ xác định được một số kỹ
năng thực hành Word, xây dựng được hệ thống các bài thực hành nhằm rèn luyện
các kỹ năng, đồng thời tạo ra một công cụ hỗ trợ cho giáo viên trong việc kiểm tra,
đánh giá kết quả rèn luyện các kỹ năng đó của người học. Cụ thể đề tài giải quyết
một số vấn đề sau:
- Xây dựng được hệ thống các bài thực hành nhằm rèn luyện các kỹ năng đó.
- Tạo ra công cụ hỗ trợ giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả rèn
luyện các kỹ năng của học sinh.


IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu lý thuyết
Tham khảo từ các tài liệu, các Website, CD-ROM, SGK… liên quan.
2. Thực tiễn
- Dự giờ, tham khảo ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp trong trường
cũng như các trường (trong các diễn đàn giáo viên) về cách dạy, tổ chức các giờ
thực hành và cách thức kiểm tra đánh giá các bài thực hành cho học sinh.
3. Nghiên cứu cách thức lập trình xây dựng chương trình ứng dụng.
GV: Võ Long

Trang 2


Trường THPT Trấn Biên

II-PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC BÀI THỰC HÀNH NHẰM RÈN
LUYỆN CÁC KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. Thực trạng dạy và tổ chức thực hành MS Word trong chương
trình Tin học 10 và chứng chỉ A hiện nay
I.1. Thực trạng việc tổ chức thực hành hiện nay

Trong dạy học, thực hành có vai trò và ý nghĩa rất lớn. Thông qua thực hành,
học sinh tự kiểm tra và áp dụng những kiến thức được học vào thực tiễn. Do đó,
việc tổ chức tốt cho học sinh thực hành là điều hết sức cần thiết. Tuy vậy thực
trạng việc tổ chức thực hành hiện nay vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn.
Các bài thực hành phải vừa đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về mặt nội
dung kiến thức vừa phải rèn luyện cho học sinh các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Tuy
vậy, thực tế hiện nay, khi lựa chọn nội dung thực hành cho học sinh, giáo viên vẫn

còn gặp khó khăn và các bài thực hành này chỉ là các bài mẫu do giáo viên tự soạn
hay tham khảo từ các bài mẫu khác do đó vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu này.
Khi tổ chức thực hành, nhiều giáo viên chỉ đưa ra mẫu thực hành để học sinh
tự thực hiện theo mẫu này, chưa giám sát được quá trình thao tác của học sinh,
chưa có sự tác động đầy đủ với từng đối tượng học sinh giúp cho học sinh phát
triển các kỹ năng thực hành nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, đánh
giá kết quả rèn luyện các kỹ năng của học sinh.
I.2. Một số yêu cầu trong việc tổ chức thực hành rèn luyện
các kỹ năng soạn thảo văn bản

Để việc thực hành rèn luyện các kỹ năng soạn thảo văn bản mang lại hiệu
quả cao, đòi hỏi việc tổ chức thực hành phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như sau:
- Công tác chuẩn bị chu đáo (thiết bị và nội dung thực hành)

GV: Võ Long

Trang 3


Trường THPT Trấn Biên
- Nội dung thực hành đảm bảo yêu cầu vừa thực hành định tính vừa thực
hành định lượng.
- Giám sát đầy đủ quá trình thực hành
- Kiểm tra được kết quả rèn luyện của học sinh

II. Nội dung phần Word và xây dựng hệ thống các bài thực hành:
II.1. Cấu trúc logic nội dung phần Word

Cấu trúc logic nội dung phần Word có thể chia làm 8 chương.
Cụ thể:

Chương I

: Giới thiệu Word for Windows - Môi trường làm việc

Chương II

: Quá trình tạo văn bản trong Word

Chương III

: Tạo dạng văn bản

Chương IV

: Chèn thêm phần tử vào văn bản

Chương V

: Các chức năng nâng cao chất lượng văn bản

Chương VI

: Sử dụng bảng biểu trong Word

Chương VII : In trộn văn bản
Chương VIII : Các chức năng bổ sung
Trong phần hướng dẫn thực hành bao gồm 9 bài thực hành trong đó bài 9 là
bài kiểm tra.

GV: Võ Long


Trang 4


Trường THPT Trấn Biên
II.2. Xây dựng hệ thống các bài thực hành MS Word
II.2.1. Các yêu cầu chung của một bài thực hành

- Phải xác định đúng mục tiêu cần rèn luyện.
- Phải xác định đúng mức nội dung thực hành.
- Phải vạch rõ kế hoạch tổ chức cho học sinh thực hiện bài thực hành.
- Phải kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi thực hành.
- Thực hiện đúng trình tự hướng dẫn thực hành.
II.2.2. Hướng dẫn tổ chức thực hành

Trong quá trình thực hành, giáo viên phải giám sát được quá trình thao tác
của học sinh để có những hướng dẫn cần thiết giúp học sinh thực hiện được các
yêu cầu của bài thực hành.
II.2.3. Hệ thống các bài thực hành

Hệ thống các bài thực hành rèn luyện các kỹ năng soạn thảo văn bản được trình
bày ở phần phụ lục (đính kèm file trong đĩa CD)

GV: Võ Long

Trang 5


Trường THPT Trấn Biên


CHƯƠNG II

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ THỰC HÀNH MS-WORD CỦA HỌC SINH
LỚP 10 VÀ CHỨNG CHỈ A.
I. Các khó khăn trong việc kiểm tra và đánh giá kết quả rèn luyện
kỹ năng soạn thảo văn bản
Trong quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng soạn thảo
văn bản của học sinh, giáo viên thường gặp nhiều khó khăn.
- Số lượng bài làm của học sinh trong một buổi thực hành là khá lớn do đó
giáo viên phải mất rất nhiều thời gian trong việc kiểm tra kết quả từng học sinh.
- Do đặc thù của môn học nên giáo viên rất khó kiểm tra hết các thao tác
trong một bài thực hành của học sinh. Chẳng hạn, học sinh dùng thanh Spacebar
thay vì thiết đặt Tab, dùng font chữ, kiểu chữ, màu chữ khác với yêu cầu của giáo
viên…

II. Phương pháp kiểm tra và đánh giá nhờ sự hỗ trợ của công cụ
Nhờ sự hỗ trợ của công cụ, giáo viên sẽ giảm bớt thời gian và công sức trong
việc kiểm tra, đánh giá bài thực hành của học sinh. Công cụ sẽ giúp cho giáo viên
so sánh bài làm của học sinh với nội dung bài mẫu để từ đó đưa ra đánh giá tương
đối chính xác cho từng bài làm của học sinh.
Tuy vậy, công cụ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thể hỗ trợ hoàn toàn cho giáo
viên trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh. Do đó, đòi hỏi ở một số các nội
dung thực hành, giáo viên vẫn phải tiến hành kiểm tra, đánh giá thông thường.

III. Giới thiệu chức năng và hướng dẫn sử dụng
III.1. Các chức năng của công cụ

- Cho phép lưu trữ các bài thực hành của học sinh sau khi đã so sánh với file
mẫu.

- So sánh các bài thực hành của học sinh với bài mẫu của giáo viên.
GV: Võ Long
Trang 6


Trường THPT Trấn Biên
- Hiển thị số lỗi của từng bài.
- Cho điểm gợi ý hay lưu điểm của giáo viên vào bảng điểm.
- Giáo viên có thể xem các kết quả so sánh này để từ đó đưa ra các đánh giá
đúng đắn kết quả rèn luyện của học sinh.
III.2. Hướng dẫn sử dụng công cụ

Ở form chính, giáo viên tìm đến thư mục chứa file mẫu trên ổ đĩa. Trong
mục FileListBox phía bên trái của form sẽ hiển thị tất cả các file có trong thư mục
vừa chọn. Giáo viên dùng chuột chọn một file mẫu và tên file này sẽ được đưa
xuống ListBox phía dưới để giáo viên dễ quan sát.
Tương tự, giáo viên chọn một hoặc nhiều các file là các bài thực hành của
các học sinh cần so sánh từ FileListBox phía bên phải. Nếu muốn huỷ chọn một
file, click vào tên file đó trong listbox phía dưới.
Sau đó, cần phải chọn thư mục để lưu trữ các file đã được so sánh.
Để tiến hành so sánh, giáo viên click vào nút Compare để chương trình thực
hiện việc so sánh các file này. Quá trình so sánh này kết thúc khi xuất hiện hộp
thoại thông báo đã so sánh xong.
Sau khi xem kết quả file này, có thể cho điểm trực tiếp trên form và có thể
đóng file này lại để mở file khác bằng nút Close.
Để có các thông tin trợ giúp, nhấn vào nút Help trên form chính hay form kết
quả để hiển thị các thông tin trợ giúp.
Để có các thông tin về chương trình hay thông tin về tác giả, click vào biểu
tượng Information trên form chính.


Hy vọng chương trình sẽ là một công cụ đắc lực cho giáo viên
trong việc kiểm tra, đánh giá các bài thực hành của học sinh, để
giảm bớt phần nào những khó khăn, vất vả trong quá trình tổ
chức thực hành môn học này.

GV: Võ Long

Trang 7


Trường THPT Trấn Biên
Công cụ được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình Microsoft Visual Basic, chế
độ màn hình khuyến khích sử dụng là 1024x768 pixels. Giao diện được minh hoạ
như hình dưới đây:

GV: Võ Long

Trang 8


Trường THPT Trấn Biên
* Form chính:

* Form giới thiệu:

GV: Võ Long

Trang 9



Trường THPT Trấn Biên
* Form trợ giúp:

Các thành phần trên ứng dụng:

2

1
Chọn file đề mẫu

Chọn các file bài làm

3
4

Thực hiện

GV: Võ Long

Chọn vị trí lưu kết
quả sau khi chấm

Trang 10


Trường THPT Trấn Biên

 Màn hình đã hoàn thành các bước chuẩn bị:

Form bảng kết quả:


* Form xem bảng điểm:

GV: Võ Long

Trang 11


Trường THPT Trấn Biên

III. PHẦN KẾT LUẬN
I. Những kết quả đã đạt được
Với những nhiệm vụ đặt ra ban đầu, sau khi hoàn thành đề tài đã giải quyết
được một số vấn đề sau:
- Đã thử nghiệm chấm thử 20 bài thực hành trong 10 phút.
- Xác định được các kỹ năng cần thiết khi thực hành soạn thảo Microsoft
Word.
- Xây dựng hệ thống các bài thực hành nhằm rèn luyện các kỹ năng.
- Xây dựng được công cụ hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện
các kỹ năng của người học.

II. Khả năng ứng dụng của đề tài:
Có thể ứng dụng trong dạy học tin 10 trường THPT và chứng chỉ A quốc gia
và có thể các kỳ thi có nội dung thực hành Microsoft Word.
Hệ thống các bài thực hành có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên khi
lựa chọn nội dung thực hành cho học sinh.
Công cụ đã xây dựng có thể hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình kiểm tra,
đánh giá các kết quả rèn luyện của học sinh.

III. Những hạn chế của đề tài

Do thời gian thực hiện đề tài khá ngắn với một khối lượng công việc khá
lớn, hơn nữa do trình độ bản thân còn có phần hạn chế nên đề tài còn có nhiều hạn
chế.
- Chỉ mới xác định được các kỹ năng cần thiết khi soạn thảo văn bản trên
Word.
- Chỉ mới xây dựng được một số các bài thực hành.
- Các chức năng của công cụ hỗ trợ còn rất hạn chế.
Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp để sáng kiến được
hoàn thiện hơn.
GV: Võ Long

Trang 12


Trường THPT Trấn Biên

NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Võ Long

GV: Võ Long

Trang 13


Trường THPT Trấn Biên
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đơn vị:Trường THPT Trấn Biên

Biên Hòa., ngày 10 tháng 05 năm 2012

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011-2012
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ THỰC HÀNH MS-WORD CỦA HỌC SINH LỚP 10

Họ và tên tác giả: VÕ LONG

Chức vụ: Giáo Viên

Đơn vị: Trường THPT Trấn Biên-Biên Hòa-Đồng Nai
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 

- Phương pháp giáo dục



- Lĩnh vực khác: ........................................................ 


Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 

Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-

Có giải pháp hoàn toàn mới

-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có




2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh
nghiệm.

GV: Võ Long

Trang 14


Trường THPT Trấn Biên
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

GV: Võ Long

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Trang 15



×