Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.17 KB, 24 trang )

ĐỀ TÀI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ
TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

GVHD: TS. TRƯƠNG QUANG ĐƯỢC
SVTH: HUỲNH VĂN QUỐC
1


NỘI DUNG

1

Mở đầu

2

Cơ sở lý thuyết

3

Phương pháp nghiên cứu

4

Kết quả nghiên cứu

5



Kết luận và kiến nghị

2


1. Mở đầu
Cơ sở hình thành đề tài
 Tilley (2000) đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng tài liệu thiết kế và tác động của nó đến quá trình xây dựng tại Úc.

 Andi và Minato (2003) đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng tài liệu thiết kế và tác động của nó đến quá trình xây
dựng tại Nhật Bản.

 Mostafa (2005) cũng đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng tài liệu thiết kế trong công nghiệp xây dựng tại Arập
Saudi.

 Tại Việt Nam, vấn đề chất lượng tài liệu thiết kế chưa được quan tâm
đánh giá đúng mức và cũng chưa có một nghiên cứu định lượng nào
cho thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng tài liệu thiết kế
trong công trình xây dựng
3


1. Mở đầu
Mục tiêu nghiên cứu

1


2

3

4

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
tài liệu thiết kế.

Dựa trên mô hình nghiên cứu, đo lường mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đó đến chất lượng tài
liệu thiết kế.

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tài
liệu thiết kế.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu được đưa ra các
giới hạn nghiên cứu, các kiến nghị và hướng
nghiên cứu tiếp theo.
4


1. Mở đầu
Phạm vi nghiên cứu

 Mục tiêu nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi:
 Các công trình xây dựng được thực hiện tại Tp. HCM
 Đối tượng nghiên cứu là các nhà thiết kế (designers) đã tham gia
công tác thiết kế cho các công trình xây dựng trong vòng 15 năm

trở lại đây.
 Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, yếu tố các công ty tư vấn
thiết kế của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không được
nghiên cứu.
 Thời gian thực hiện đề tài: 6 tháng, từ tháng 2 đến hết tháng
7/2009

5


1. Mở đầu
Ý nghĩa thực tiễn

 Chất lượng tài liệu thiết kế có ảnh hưởng trực tiếp và
rất lớn đến hiệu quả hoạt động chung của dự án, vì
vậy việc nghiên cứu những yếu tố nào tác động đến
chất lượng tài liệu thiết kế sẽ rất cần thiết.

 Kết quả nghiên cứu sẽ rất cần cho những đối tượng
sau:
 Chủ đầu tư (owners)
 Nhà thiết kế (designers)
 Nhà tư vấn (consultants)
 Nhà thầu (contractors)
6


2. Cơ sở lý thuyết
Các nghiên cứu liên quan


 Tilley (2000) tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng tài liệu thiết kế tại Úc. Tác giả đã đưa ra 23 yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế.

 Nghiên cứu được thực hiện bằng cách đánh giá về mức độ
thường xuyên tác động (F) và mức độ tác động (I) của từng nhân
tố qua thang đo 5 điểm. Sau đó tính toán mức độ quan trọng (IL)
và sắp xếp các giá trị từ cao xuống thấp.

 Kết quả nghiên cứu đã khẳng định việc chi phí thiết kế thấp và
khuynh hướng rút ngắn thời gian thiết kế là 2 nguyên nhân chính
gây ra một tài liệu thiết kế kém chất lượng.

 Đồng thời nghiên cứu còn cho thấy chất lượng tài liệu thiết kế
trong 12-15 năm gần đây đang trong chiều hướng giảm xuống.
7


2. Cơ sở lý thuyết
Các nghiên cứu liên quan (tt)

 Andi và Minato (2003) cũng đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu thiết kế tại Nhật Bản. Tác giả
cũng đã đưa ra 26 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu
thiết kế

 Nghiên cứu cũng được thực hiện bằng cách tính toán mức độ
quan trọng (IL) và sắp xếp các giá trị từ cao xuống thấp.

 Kết quả nghiên cứu khẳng định việc chủ đầu tư có khuynh hướng

rút ngắn thời gian thiết kế; chủ đầu tư chưa tỏ rõ thiên chí còn
mang tính chất thăm dò chất lượng dịch vụ thiết kế và chi phí thiết
kế còn thấp là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất
lượng tài liệu thiết kế.

8


2. Cơ sở lý thuyết
Các nghiên cứu liên quan (tt)

 Mostafa (2005) cũng tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng tài liệu thiết kế trong công nghiệp xây dựng tại Arập Saudi.
Tác giả cũng đã đưa ra 39 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu
thiết kế .

 Nghiên cứu cũng được thực hiện bằng cách tính toán chỉ số quan
trọng (II) và sắp xếp các giá trị từ cao xuống thấp.

 Kết quả nghiên cứu khẳng định việc giảm chi phí thiết kế và rút
ngắn thời gian thiết kế là 2 nguyên nhân chính gây ra một tài liệu
kém chất lượng.

 Đồng thời ông cũng khẳng định Sự thay đổi quyết định vào phút
cuối của chủ đầu tư; Nhà thiết kế phải chờ đợi quyết định của chủ
đầu tư; Nhà thiết kế có xu hướng sao chép những thiết kế tương
tự truớc đây cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng.
9



2. Cơ sở lý thuyết
Mô hình nghiên cứu đề xuất

10


3. PP nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu

11


3. PP nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu

 Nghiên cứu sơ bộ: giai đoạn nghiên cứu định tính
 Mục đích: nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến trong
thang đo.
 Phương pháp: thực hiện kỹ thuật phỏng vấn sâu (dựa trên dàn
bài đã được lập sẵn và bộ thang đo nháp).
 Đối tượng nghiên cứu: là các nhà thiết kế; những người làm
thiết kế có kinh nghiệm trên 10 năm và thực sự tham gia vào
công tác thiết kế các công trình xây dựng trong vòng 15 năm
trở lại đây.
 Kết quả khảo sát: các ý kiến của các nhà thiết kế được tiếp thu,
ghi nhận đồng thời kết hợp với bộ thang đo từ các kết quả
nghiên cứu trước bản câu hỏi được điều chỉnh sẵn sàn cho giai
đoạn nghiên cứu chính thức.
12



3. PP nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu (tt)

 Nghiên cứu chính thức: giai đoạn nghiên cứu định lượng
 Mẫu và phương pháp lấy mẫu
 Phương pháp chọn mẫu: theo phương pháp chỉ tiêu.
 Đối tượng nghiên cứu: là các nhà thiết kế đã tham gia thiết kế các
loại hình công trình xây dựng: Nhà phố, cao ốc, nhà máy công
nghiệp, đường sá, cầu, công trình điện, công trình viễn thông.
 Cách tiếp cận mẫu: phỏng vấn bản câu hỏi qua email và trực tiếp
bằng tay. Ngoài ra, một trang web được thiết kế để thu thập mẫu.
 Kích thước mẫu thu thập được : n = 189 mẫu.

 Thang đo
 Được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm
13


3. PP nghiên cứu
Quá trình phân tích dữ liệu

 Phân tích độ tin cậy của thang đo:

Được đánh giá bằng phương

pháp nhất quán nội tại
 Hệ số Cronbach’s Alpha >= 0.6
 Hệ số tương quan biến tổng >= 0.3


 Phân tích nhân tố:

thu gọn các tham số ước lượng theo từng nhóm
biến với các tiêu chuẩn sau:







Chỉ số KMO > 0.5
Kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa sig < 0.05
Factor loading > 0.4
Eigenvalue >1
Tổng phương sai trích > 50%

 Phân tích hồi qui: được thực hiện theo phương pháp stepwise
 Dùng phương pháp hồi qui đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa 5%
14


4. Kết quả nghiên cứu
Kết quả phân tích độ tin cậy
 Các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư có Cronbach's Alpha = 0.820 và
các hệ số tương quan biến tổng cũng đều lớn hơn 0.3.

 Các yếu tố liên quan đến nhà thiết kế có Cronbach's Alpha = 0.825. Tuy
nhiên biến Ngân sách dành cho dự án không phù hợp có hệ số tương
quan biến tổng là 2.35 và biến Lợi nhuận được từ việc thiết kế không

đủ để đào tạo nhân viên có hệ số tương quan biến tổng là 2.39 đều nhỏ
hơn 0.3 nên loại ra. Sau khi loại bỏ biến Ngân sách dành cho dự án
không phù hợp và biến Lợi nhuận được từ việc thiết kế không đủ để
đào tạo nhân viên, hệ số tin cậy Cronbach's Alpha của thang đo này là
0.838 và các tương quan biến tổng cũng đều lớn hơn 0.3.

 Các yếu tố liên quan đến quy định, pháp lý và tiêu chuẩn thiết kế có
Cronbach's Alpha = 0.738 và các hệ số tương quan biến tổng cũng đều
lớn hơn 0.3.
15


4. Kết quả nghiên cứu
Kết quả phân tích nhân tố
 Chỉ số KMO = 0.778 lớn hơn 0.5 nên phương pháp phân
tích nhân tố là thích hợp.
 Kiểm định Bartlett’s = 2744.852 có mức ý nghĩa sig 0.000<
0.05.
 Tại mức giá trị Eigenvalue >1, có 8 thành phần được rút
trích ra với tổng phương sai trích là 62.423% lớn hơn 50%
nên thang đo được chấp nhận.
 Hệ số chuyển tải của các biến quan sát cũng đều lớn hơn
0.4 nên đạt yêu cầu.

16


4. Kết quả nghiên cứu
Kquả phân tích nhân tố (tt)


 Sau khi phân tích nhân tố khám phá, có 8 thành phần được
rút trích:
 Nhóm 1: Sự thiếu năng lực của nhà thiết kế (NL) (5 yếu tố)
 Nhóm 2: Sự chưa đảm bảo mục tiêu ban đầu của nhà đầu tư (MTBD)(4 yếu
tố)
 Nhóm 3: Sự chưa đảm bảo về mặt quy phạm (QP) (4 yếu tố)
 Nhóm 4: Sự chưa đảm bảo điều kiện làm việc cho nhà thiết kế (DKLV) (4
yêu tố)
 Nhóm 5: Sự thiếu tin tưởng về nội dung thiết kế của nhà đầu tư (TT) (5 yếu
tố)
 Nhóm 6: Sự thiếu hợp tác của nhà đầu tư (HT) (3 yếu tố)
 Nhóm 7: Sự thiếu khả năng làm việc của nhóm thiết kế (KNLV) (2 yếu tố)
 Nhóm 8: Sự thiếu hiểu biết về xây dựng của nhà đầu tư (HBXD) (2 yếu tố)
17


4. Kết quả nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu điều
chỉnh

18


4. Kết quả nghiên cứu
Các giả thuyết thống kê
 H1: Sự thiếu năng lực của nhà thiết kế sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tài
liệu thiết kế.

 H2: Sự chưa đảm bảo mục tiêu ban đầu của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng xấu đến
chất lượng tài liệu thiết kế.


 H3: Sự chưa đảm bảo về mặt quy phạm sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tài
liệu thiết kế.

 H4: Sự chưa đảm bảo điều kiện làm việc cho nhà thiết kế sẽ ảnh hưởng xấu
đến chất lượng tài liệu thiết kế.

 H5: Sự thiếu tin tưởng về nội dung thiết kế của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng xấu
đến chất lượng tài liệu thiết kế.

 H6: Sự thiếu hợp tác của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tài liệu
thiết kế

 H7: Sự thiếu khả năng làm việc của nhóm thiết kế sẽ ảnh hưởng xấu đến chất
lượng tài liệu thiết kế.

 H8: Sự thiếu hiểu biết về xây dựng của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng xấu đến chất
lượng tài liệu thiết kế.

19


4. Kết quả nghiên cứu
Kq phân tích hồi qui đa biến
 

Unstandardized Coefficients

B


Std. Error

2.683

.025

Sự thiếu năng lực của nhà thiết kế

-.216

.025

Sự chưa đảm bảo mục tiêu ban đầu của nhà đầu tư

-.185

Sự chưa đảm bảo về mặt quy phạm

Standardized Coefficients

t

Sig.

107.592

.000

-.338


-8.659

.000

.025

-.289

-7.395

.000

-.235

.025

-.368

-9.409

.000

Sự chưa đảm bảo điều kiện làm việc cho nhà thiết kế

-.241

.025

-.377


-9.650

.000

Sự thiếu tin tưởng về nội dung thiết kế của nhà đầu tư

-.198

.025

-.310

-7.937

.000

Sự thiếu hợp tác của nhà đầu tư

-.188

.025

-.294

-7.517

.000

Sự thiếu khả năng làm việc của nhóm thiết kế


-.114

.025

-.178

-4.554

.000

Sự thiếu hiểu biết về xây dựng của nhà đầu tư

-.121

.025

-.189

-4.840

.000

(Constant)

Beta

R

R Square


Adjusted R Square

Std. Error of the
Estimate

.852a

0.725

0.713

0.3428

20


4. Kết quả nghiên cứu
Kq kiểm định các giả thuyết
Các

Mô tả

giả thuyết

H1

H2

H3


H4

H5

Sự thiếu năng lực của nhà thiết kế sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tài liệu thiết kế

Sự chưa đảm bảo mục tiêu ban đầu của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tài liệu thiết
kế

Sự chưa đảm bảo về mặt quy phạm sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tài liệu thiết kế

Sự chưa đảm bảo điều kiện làm việc cho nhà thiết kế sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tài liệu
thiết kế
Sự thiếu tin tưởng về nội dung thiết kế của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tài liệu
thiết kế

Kết quả
nghiên cứu

Không bị bác bỏ

Không bị bác bỏ

Không bị bác bỏ

Không bị bác bỏ

Không bị bác bỏ

H6


Sự thiếu hợp tác của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tài liệu thiết kế

Không bị bác bỏ

H7

Sự thiếu khả năng làm việc của nhóm thiết kế sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tài liệu thiết kế

Không bị bác bỏ

H8

Sự thiếu hiểu biết về xây dựng của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tài liệu thiết kế

Không bị bác bỏ

21


4. Kết quả nghiên cứu
Kết quả mô hình nghiên cứu

22


5. Kết luận và kiến nghị
Các hạn chế, hướng nghiên
cứu tiếp theo
 Các hạn chế:

 Thứ nhất, do phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại thành phố Hồ Chí Minh
nên để tăng khả năng tổng quát phạm vi nghiên cứu cần được thực hiện
trên cả nước.
 Thứ hai, do trong nghiên cứu này số mẫu trong nghiên cứu được chọn
theo phương pháp chỉ tiêu nên tính đại diện chưa cao.
 Thứ ba, trong nghiên cứu này không xét đến yếu tố nước ngoài nên để
tăng cường mức độ so sánh giữa các công ty tư vấn trong nước và
nước ngoài cần xét đến yếu tố nước ngoài.

 Hướng nghiên cứu tiếp theo:
 Tiếp tục nghiên cứu đề tài này trên phạm vi toàn nước Việt Nam.
 Cần xét đến yếu tố các công ty tư vấn nước ngoài đang hoạt động tại
Việt Nam.
 Lấy mẫu theo phương pháp xác suất nhằm tăng tính tổng quát.

23


24



×