Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong việc góp phần thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 10 trang )

VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN THANH NIÊN TRONG VIỆC GÓP
PHẦN THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA: “XÂY DỰNG TRƯỜNG
HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”.
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho

học sinh, Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008
– 2013. Bên cạnh sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự tham gia của tập
thể cán bộ giáo viên và học sinh thì vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà
trường góp phần quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả phong trào này.
Năm học 2011 – 2012 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục chỉ đạo
thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Vấn đề đặt ra cho công tác Đoàn thanh niên là cần phải có những nội dung, biện
pháp để thực hiện phong trào thi đua một cách hiệu quả. Bản thân tôi qua nhiều
năm với cương vị là bí thư Đoàn trường nhận thấy đây là vấn đề được sự quan tâm
rất lớn từ phía nhà trường và xã hội, vì thế tôi tâm đắc nghiên cứu đề tài: “Vai trò
của tổ chức đoàn thanh niên trong việc góp phần thực hiện phong trào thi đua xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
a. Mục tiêu, nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông
giai đoạn 2008 – 2013, nêu rõ :
* Mục tiêu :
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường
để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều


kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.

1/10


- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt
động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả .
* Nội dung :
(1). Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
(2). Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi của học sinh ở
mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
(3). Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
(4). Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh
(5). Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
b. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần làm gì trong phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Thực hiện kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDLTƯĐTN ký ngày 19 tháng 8 năm 2008, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
phối hợp với ngành giáo dục địa phương lập kế hoạch chỉ đạo các cấp Đoàn, Đội tổ
chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi học sinh:
(1). Tổ chức các cuộc thi, liên hoan trò chơi dân gian, thi vẽ “ Vì một môi
trường thân thiện”, phát động, hướng dẫn thanh thiếu nhi làm đồ chơi, nhất là đồ
chơi dân gian cho trường mầm non.
(2). Tổ chức liên hoan âm nhạc dành cho học sinh trung học phổ thông.
(3). Thực hiện Chương trình “ Học từ thiên nhiên”, các Đoàn trường, liên
đội phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động dã
ngoại gắn với các môn học như: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục quốc phòng,
Sinh học… và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
(4). Tổ chức các hoạt động dã ngoại cho học sinh nông thôn tới thành phố và
ngược lại; tổ chức trại hè thiếu nhi các cấp.

(5). Triển khai chương trình “ Học sinh đến với trường nghề, làng nghề”
(6). Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, động viên học sinh vượt khó học tập, tổ
chức cuộc thi sáng tạo, các hoạt động “ Thắp sáng ước mơ”, “ Tự hào Việt nam”

2/10


(7). Tiến hành các hoạt động chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các di
tích, tổ chức các hoạt động như: Hành trình theo chân Bác; Hành trình về nguồn;
Hành trình về chiến trường xưa; hát múa, diễn kịch về di tích lịch sử, văn hoá ở địa
phương.
(8). Tham khảo và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các mô hình hoạt động ngoại
khoá của các nước trên thế giới.
(9). Biểu dương kịp thời các chi đoàn, liên đội, cho đội, các đoàn viên, thanh
niên, đội viên có thành tích tốt trong phong trào thi đua.
Đây chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho tôi trong việc
tìm ra những giải pháp để thực hiện đề tài này
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
a. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp an toàn
Xây dựng môi trường học tập thân thiện và an toàn là một trong những yếu
tố quan trọng góp phần đem lại hiệu quả to lớn cho phong trào. Ngoài việc tạo điều
kiện đầy đủ cho các em học sinh học tập, rèn luyện, vui chơi, trường học còn tạo
cho các em tâm lý “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và luôn thấy bài học đầy
hứng thú.
Thực hiện có hiệu quả phong trào “Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp”, tích
cực xây dựng môi trưòng học sạch đẹp, thân thiện thông qua việc trồng, chăm sóc,
bảo vệ cây xanh. Mỗi chi đoàn đăng ký phần việc thanh niên: chăm sóc cây xanh,
dọn dẹp vệ sinh trước và sau phòng học, …
Xây dựng công trình “Vườn hoa thanh niên” tạo cảnh quan sạch đẹp trong
khuôn viên nhà trường.

Xây dựng phong trào thi đua, theo dõi chéo giữa các chi đoàn lớp trong việc
thực hiện tốt giữ gìn vệ sinh trường lớp.
Có kế hoạch cho học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường,
giữ gìn vệ sinh, thu, nhặt rác trong và trước cổng trường.
b. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi của học
sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.

3/10


Trường THPT Đoàn Kết với lực lượng giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ cao (50%
trong độ tuổi Đoàn), đây được xem là lực lượng giáo viên kế cận, nòng cốt trong
nhà trường. Đoàn trường đã chỉ đạo chi đoàn giáo viên xây dựng chương trình, kế
hoạch hoạt động, trong đó trú trọng vào đổi mới phương pháp giảng dạy, hiệu quả,
phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp các em tự tin trong học tập.
Hàng năm chi đoàn giáo viên tổ chức ngoại khóa “trao đổi phương pháp học
tập mới cho học sinh khối 10” nhằm giúp cho các em học sinh mới chuyển cấp tiếp
cận, làm quen với phương pháp học tập mới để giúp các em tự tin trong học tập.
Triển khai hiệu quả trong đoàn viên, thanh niên phong trào “vượt khó trong
học tập”, phong trào “ Hoa điểm tốt – Giờ học tốt”.
Nâng cao chất lượng học tập thông qua việc xây dựng phong trào thi đua
thường xuyên theo các chặng (chặng 1 – Thi đua lập thành tích chào mừng ngày
Nhà giáo Việt Nam 20/11; Chặng 2 – Thi đua lập thành tích chào mừng ngày học
sinh, sinh viên 09/01; Chặng 3 - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập
Đoàn 26/03; Chặng 4 - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ
19/05)
Xây dựng và nâng cao dần cho học sinh thói quen tự học, chủ động, sáng tạo
trong học tập; ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả
học tập cao nhất thông qua các hoạt động ngoại khoá.
c. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

Kỹ năng sống là một trong những điều còn rất thiếu đối với thế hệ trẻ của
nước ta hiện nay. Chính vì vậy trong những năm gần đây Bộ giáo dục & đào tạo đã
đặc biệt quan tâm đến vấn đề rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, thông qua
những giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong những bài giảng thường tích hợp các
hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà
trường cũng xác định xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm rèn luyện kỹ năng
sống cho đoàn viên, thanh niên thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, snh hoạt chi
đoàn.
Thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới với 5 tiêu chí
rèn luyện và 10 tiêu chí hành động.

4/10


Tổ chức hội thi thuyết trình chủ đề “Học tập và làm theo Bác Hồ” với nội
dung “Vượt khó trong học tập”, nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết trình, nói trước
đám đông cho đoàn viên, thanh niên. Đồng thời nâng cao ý thức cho đoàn viên
thanh niên trong việc vượt khó trong học tập.
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần cho học sinh các khối với
những chủ đề theo tháng, giúp cho đoàn viên, thanh niên được bộc lộ quan điểm và
hình thành quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè, được thể hiện khả
năng của mình, được rèn luyện những kỹ năng sống: băng bó vết thương, cấp cứu
tai nạn thông thường, tập bơi, …
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm triển khai cho các chi đoàn lớp thông qua
các giờ sinh hoạt chủ nhiệm để tổ chức các hoạt động tập thể, đặc biệt là các hoạt
động theo nhóm nhằm hình thành thói quen làm việc theo nhóm. Đây là mô hình
mới tránh sinh hoạt nhàm chán trong giờ sinh hoạt tập thể mà qua đó góp phần giúp
các em có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói một cách có hệ thống, tự tin khi
trình bày trước tập thể.
d. Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, đặc biệt là thời
kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, internet. Sân chơi lành mạnh cho đoàn viên, thanh
niên ngày càng bị thu hẹp, các em dễ bị cuốn hút vào những trò chơi online trên
internet, những hoạt động thiếu lành mạnh. Chính vì vậy vấn đề đặt ra cho tổ chức
Đoàn thanh niên phải tạo sân chơi cho đoàn viên, thanh niên, thu hút đoàn viên,
thanh niên vào các hoạt động bổ ích, lành mạnh.
Cùng với nhà trường, Đoàn trường đã tổ chức các hoạt động vui tươi , lành
mạnh nhằm khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
Tổ chức và tham gia các hoạt động thể dục, thể thao: Tổ chức giải bóng
chuyền nam cho học sinh 3 khối; giải cầu lông nam, nữ; đá cầu nam, nữ; kéo co
nam, nữ phối hợp. Tham gia giải đua xe đạp tay cầm ngang huyện lần 3, giải chạy
việt dã nam 2000m, giải bóng đá mini sân cỏ nhân tạo Huyện đoàn tổ chức.
Tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ: Tổ chức hội thi vẽ
ranh tuyên truyền phòng chống ma túy, HIV/AISD; Tổ chức hội thi văn nghệ chào

5/10


mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.; Tổ chức thi viết thư “Lời tri ân gửi thầy cô
giáo” nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Thi cắm hoa nhân ngày Quốc tế Phụ nữ
08/03. Tham gia cuộc thi “Bước nhảy hiện đại” do Huyện đoàn tổ chức. Giao lưu
văn nghệ với trường khuyết tật Hà Nội.
Giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao với các trường THPT trên địa bàn
Huyện.
e. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích
lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
Để cho thế hệ trẻ, đoàn viên, thanh niên được hiểu biết những giá trị truyền
thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Ngoài việc được học tập, nghiên cứu trong sách
vở thì việc tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử góp phần quan trọng cho các
em có cái nhìn cận cận cảnh về các di tích lịch sử, truyền thống dân tộc đề từ đó

các em nâng cao lòng tự hào dân tộc, truyền thống đất nước.
Xác định tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống dân tộc cho đoàn
viên, thanh niên. Đoàn thanh niên duy trì phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” thăm và
tặng quà cho gia đình liệt sĩ, tổ chức cho đoàn viên, thanh niên viếng tượng đài liệt
sĩ huyện Tân Phú nhân ngày nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27/07.
Nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 đã mời Hội cựu
chiến binh Huyện đến nói chuyện và tuyên truyền về lịch sử, truyền thống, ý nghĩa
ngày thành lập QĐND Việt Nam, cũng như truyền thống cách mạng của địa
phương cho toàn thể đoàn viên, thanh niên nhà trường.
Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham quan du lịch về nguồn: Tham quan
trường Dục Thanh – Phan Thiết nơi Bác Hồ dạy học trước khi đi tìm đường cứu
nước, tham quan Khu di tích lịch sử quốc gia Minh Đạm – Bà Rịa – Vũng Tàu.
III. HIỆU QỦA CỦA ĐỀ TÀI
Những thay đổi ghi nhận được tại các lớp học trong nhà trường đó là việc
hình thành tính tự quản trong học sinh như tự trang trí lớp học, dọn dẹp sân trường,
xây dựng tiểu phẩm…; sự thay đổi tích cực về cảnh quan sư phạm của nhà trường,
giáo viên thân thiện với học sinh và học sinh thân thiện với nhau. Đội ngũ giáo

6/10


viên, đặc biệt là giáo viên trẻ tìm tòi và sáng tạo nhiều cách dạy mới hiệu quả như:
bản đồ tư duy, dạy theo nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Qua quá trình thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, học sinh ham thích đến trường, thích sinh hoạt Đoàn, tự
tin hơn trong mọi hoạt động. Có 100% đoàn viên, thanh niên tham gia sôi nổi tất cả
các hoạt động của Đoàn trường.
Bằng các hoạt động của mình Đoàn trường đã phát huy cao nhất tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và tham gia hoạt động xã hội
một cách phù hợp và hiệu quả - đáp ứng được mục tiêu của phong trào thi đua do

Bộ giáo dục đào tạo đề ra.
Có thể khẳng định việc tham gia thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã góp phần tạo nên những hiệu ứng tích
cực, những điểm nhấn quan trọng trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên
trường học. Những kết quả đó của Đoàn thanh niên đã góp phần cùng với ngành
giáo dục, nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ chính trị của
toàn ngành trong thời gian qua và những năm tới.
* Một số hình ảnh minh họa cho kết quả đạt được:

Đoàn trường với công trình “Vườn hoa thanh niên”

7/10


Hội thi vẽ tranh tuyên truyền phòng chống ma túy tháng 01/2012

Hội thi thuyết trình với chủ đề “Vượt khó học tập” tháng 03/2012”

Giải bóng đá mini nam Đoàn trường THPT Đoàn Kết tháng 05/2012

8/10


Cán bộ đoàn, đoàn viên tham quan Khu di tích lịch sử Quốc gia Minh Đạm – Vũng Tàu

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Khả năng áp dụng:
Với nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm này đã thực hiện thành công tại
trường THPT Đoàn Kết thì cũng sẽ thực hiện tốt ở các đơn vị trường THPT khác.
Tùy theo thực tế mỗi đơn vị cùng sự sáng tạo của mỗi Đoàn trường, tôi tin rằng

sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng và ngày càng phát triển.
2. Đề xuất, khuyến nghị:
* Đối với lãnh đạo ngành giáo dục các cấp:
- Định kỳ mỗi năm học mở lớp tập huấn để tập huấn về chuyên môn, nghiệp
vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên cho cán bộ Đoàn, để trao đổi kinh
nghiệm trong việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
* Đối với lãnh đạo trường:
- Tiếp tục tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên phát huy sự sáng tạo trong việc
đổi mới phương thức hoạt động Đoàn.
* Đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
- Xây dựng chương trình hành động, kế hoạch hoạt động phù hợp với thời
gian học tập, hoạt động Đoàn không làm ảnh hưởng tới thời gian học tập của đoàn
viên, thanh niên.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các trò chơi dân gian, vừa ít tốn kém lại dễ thực
hiện và đảm bảo an toàn hiệu quả cao như: nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan,
nhảy lò cò, kéo co, …

9/10


* Đối với đoàn viên là giáo viên:
- Nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, rèn cho học sinh thói quen tự học, tự
nghiên cứu, tìm hiểu thêm tài liệu ngoài bài giảng của giáo viên ở trường. Có thể
khai thác và hướng dẫn học sinh, tìm kiếm tư liệu bổ ích trên các trang web như
wikipedia.org (bách khoa toàn thư mở); Trang web của bộ giáo dục đào tạo, các tổ
chức giáo dục,..tích cực nghiên cứu, đề xuất sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy
học.
* Đối với đoàn viên là học sinh:
- Tích cực học tập, mạnh dạn hơn nữa trong việc đưa ra quan điểm, ý kiến
của bản thân; phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, nâng cao sự tương trợ giúp

đỡ lẫn nhau trong học tập.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua:
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông
giai đoạn 2008 – 2013.
- Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày
19/08/2008 về việc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với ngành giáo dục địa
phương lập kế hoạch chỉ đạo các cấp Đoàn, Đội tổ chức các hoạt động phù hợp
với lứa tuổi học sinh.
Tân Phú, ngày 04 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện

Phạm Thanh Lam

10/10



×