Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 76 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ......................................................4
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ
XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN............3
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT
NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN...........................3
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển...........................................................................3
1.1.2. Sự cần thiết của Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển........................................................................................4
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ....6
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm..........................................................................6
1.2.2. Người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm........................7
1.2.3 Người bảo hiểm................................................................................8
1.2.4 Thời hạn bảo hiểm ...........................................................................8
1.2.5 Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm...................................................9
1.2.6 Phí bảo hiểm...................................................................................11
1.2.7 Các điều kiện bảo hiểm..................................................................12
1.3 CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.....................................16
1.3.1 Vai trò của công tác khai thác........................................................16
1.3.2 Qui trình khai thác..........................................................................17
1.3.2.1 Tiếp thị nhận yêu cầu từ khách hàng.....................................17
1.3.2.2 Đánh giá rủi ro......................................................................17
1.3.2.3 Chào bảo hiểm, cấp đơn bảo hiểm.........................................18
1.3.2.4 Chuẩn bị đơn bảo hiểm..........................................................18
1.3.2.5 Ký duyệt đơn bảo hiểm...........................................................18
1.3.2.6 Đóng dấu chuyển đơn, lưu chuyển nghiệp vụ.........................19


1.3.2.7 Theo dõi quản lý đơn.............................................................19
1.3.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm và công cụ xúc tiến bán hàng20
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác khai thác. 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO
HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
PETROLIMEX.....................................................................................26
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
PETROLIMEX..........................................................................................26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển..................................................26
2.1.2 Sơ đồ tổ chức..................................................................................28
2.1.3 Nghành nghề kinh doanh ..............................................................29
2.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG
HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN...34
2.2.1 Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển...............................................................................................34
2.2.2 Thuận lợi khó khăn khi triển khai nghiệp vụ.................................41
2.3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI PJICO GIAI ĐOẠN 2004 – 2008.....................................................46
2.3.1 Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển tại PJICO.....................................................................46
2.3.2 Tình hình các kênh phân phối và công cụ xúc tiến bán hàng đang
triển khai tại PJICO................................................................................49
2.3.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng
hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển..................................51
2.3.4 Những thuận lợi khó khăn cơ bản của công ty khi triển khai nghiệp
vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.....55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY
KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP

KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN..................................58
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO
HIỂM PETROLIMEX TRONG THỜI GIAN TỚI...............................58
3.1.1 Định hướng phát triển chung..........................................................58
3.1.2 Định hướng phát triển công tác khai thác nghiệp vụ BHHH XNK
vận chuyển bằng đường biển...................................................................60
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY KHAI THÁC .............................61
3.2.1 Làm tốt hơn nữa công tác phục vụ khách hàng..............................61
3.2.2 Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi trước khi ký kết hợp đồng....62
3.2.3 Cải tiến đa dạng hoá sản phẩm.......................................................63
3.2.4 Mở rộng và nâng cao chất lượng đại lý, cộng tác viên khai thác...63
3.2.5 Nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên khai thác..........................64
3.2.6 Phát triển hệ thống thông tin..........................................................64
3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC.........................................................65
3.3.1 Hoàn thiện văn bản pháp luật tạo điều kiện các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước...............................................65
3.3.2 Tạo điều kiện doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế .....66
KẾT LUẬN...........................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................69
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
XNK Xuất nhập khẩu
HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
GTBH Giá trị bảo hiểm
DT Doanh thu
KTV Khai thác viên
GĐV Giám định viên
BHHH Bảo hiểm hàng hoá
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của PJICO....................................................28
Bảng 2.1 Doanh thu và thị phần bảo hiểm gốc của Pjico(2004-2008) 30
Bảng 2.2 Lợi nhuận của Pjico 2004-2008 ..........................................32
Bảng 2.3: Tốc độ tăng KNXNK cả nước giai đoạn 2005-2008.......34
Bảng 2.4: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong
nước giai đoạn 2004 - 2008...................................................................35
Bảng 2.5: Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong
nước giai đoạn 2004 - 2008...................................................................36
Bảng 2.6: Thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
giai đoạn 2004-2008..............................................................................40
Sơ đồ 2.2: Dịch vụ trong phân cấp ......................................................47
Sơ đồ 2.3: Dịch vụ bảo hiểm trên phân cấp ........................................48
Bảng 2.7: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu phí bảo hiểm hàng
hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PJICO (2004-2008)........51
Bảng 2.8: Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển
bằng đường biển tại PJICO(2004- 2008).............................................52
Bảng 2.9: Tỷ lệ doanh thu phí của nghiệp vụ so với tổng doanh thu
phí toàn công ty giai đoạn 2004-2008...................................................53
Bảng 2.10: Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm tại
PJICO năm 2008 ..................................................................................54
Bảng 2.11: Hiệu quả khai thác bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển
bằng đường biển tại PJICO giai đoạn 2006-2008...............................54
Bảng 3.1: Dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức PJICO 2009 ..........59
Bảng 3.2: Kế hoạch doanh thu cụ thể của các nghiệp vụ năm 2009.. 59
Tên Nội dung Trang
Bảng
Bảng 2.1 Doanh thu và thị phần bảo hiểm gốc của Pjico(2004-
2008)
30
Bảng 2.2

Lợi nhuận của Pjico 2004-2008 32
Bảng 2.3 Tốc độ tăng KNXNK cả nước giai đoạn 2005-2008 34
Bảng 2.4 Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong
nước giai đoạn 2004 - 2008
35
Bảng 2.5 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tham gia bảo hiểm
trong nước giai đoạn 2004 - 2008
36
Bảng 2.6 Thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập giai đoạn 2004-2008
40
Bảng 2.7 Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu phí bảo hiểm
hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PJICO
(2004-2008)
51
Bảng 2.8 Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hoá XNK vận
chuyển bằng đường biển tại PJICO(2004- 2008)
52
Bảng 2.9 Tỷ lệ doanh thu phí của nghiệp vụ so với tổng doanh thu
phí toàn công ty giai đoạn 2004-2008
53
Bảng
2.10
Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo
hiểm tại PJICO năm 2008
54
Bảng
2.11
Hiệu quả khai thác bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển
bằng đường biển tại PJICO giai đoạn 2006-2008

55
Bảng 3.1
Dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức PJICO 2009
59
Bảng 3.2 Kế hoạch doanh thu cụ thể của các nghiệp vụ năm 2009 60
Biểu đồ
Biểu đồ
2.1
Doanh thu phí bảo hiểm gốc của Pjico(2004-2008) 32
Biểu đồ
2.2
Lợi nhuận trước thuế của Pjico qua các năm 2004-2008 33
Biểu đồ
2.3
Giá trị hàng hóa xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong
nước giai đoạn 2004-2008
36
Biểu đồ
2.4
Giá trị hàng hóa nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong
nước giai đoạn 2004-2008
37
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của PJICO 28
Sơ đồ 2.2 Dịch vụ trong phân cấp
47
Sơ đồ 2.3 Dịch vụ bảo hiểm trên phân cấp
48
Chuyên đề tốt nghiệp ThS. Nguyễn Thị Lệ Huyền
LỜI MỞ ĐẦU

Thương mại quốc tế ngày nay đã và đang trở thành một đòi hỏi khách
quan, một yếu tố không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất ở các nước.
Và cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế kéo theo dịch vụ vận
chuyển nói chung và dịch vụ vận chuyển bằng đường biển nói riêng ngày
càng phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay hàng hoá xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển chiếm khoảng 90% tổng khối lượng hàng hoá
xuất nhập khẩu của thế giới. Giá trị của hàng hoá xuất nhập khẩu thường là
lớn nên việc mua bảo hiểm tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu yên tâm
mở rộng quy mô hoạt động, đảm bảo khả năng tài chính cho doanh nghiệp vì
vậy mà bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đến
nay trở thành tập quán thương mại quốc tế.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam đã tăng lên đáng kể. Nhưng thực tế các doanh nghiệp bảo hiểm trong
nước mối khai thác được gần 7% giá trị hàng hóa xuất khẩu và gần 33% giá
trị hàng hoá nhập khẩu. Hàng năm làm chảy máu ngoại tệ khoảng gần 70 triệu
USD tiền phí bảo hiêm cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Để tìm
hiểu nguyên nhân nằm ở đâu và các giải pháp cần thực hiện như thế nào nhằm
giành lại thị phần nghiệp vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Với
mong muốn đó cùng với cơ hội được đi thực tập tại doanh nghiệp bảo hiểm
theo kế hoạch thực tập của trường em đã chọn đề tài nghiên cứu cho mình là:
“Một số giải pháp thúc đẩy khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham
khảo thì kết cấu của chuyên đề gồm ba chương như sau:
1
Chuyên đề tốt nghiệp ThS. Nguyễn Thị Lệ Huyền
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển
Chương 2: Thực trạng khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị thúc đẩy khai thác nghiệp vụ bảo
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo-
Th.S Nguyễn Thị Lệ Huyền và sự giúp đỡ của các anh chị tại Văn phòng bảo
hiểm khu vực I của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex. Nhưng do điều kiện
thời gian, kiến thức, kinh nghiệm hạn chế nên bài làm của em sẽ không tránh
khỏi thiếu sót mong cô và anh chị các bạn thông cảm.
Em xin chân thành cám ơn!
2
Chuyên đề tốt nghiệp ThS. Nguyễn Thị Lệ Huyền
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ
XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT
NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển
Thời xưa, hàng hóa thường được vận chuyển bằng đường hàng hải.
Các chuyến tàu có thể gặp những điều không may trong chuyến hải trình như
cướp biển, đá ngầm, bão táp…Các chủ hàng rất lo lắng cho mỗi chuyến hàng.
Bởi vì họ có thể bị phá sản do mất hết hàng hóa nếu tàu của họ gặp phải rủi
ro. Các chủ hàng có cùng lo lắng như nhau, cuối cùng họ cũng nghĩ ra một
cách đó là chia đều hàng hoá ra nhiều chiếc tàu có cùng lịch trình, để chẳng
may có chiếc tàu nào gặp tai nạn thị họ cũng chỉ mất có một phần hàng hóa,
chứ không mất trắng và bị phá sản. Nhưng cách làm này cũng có điều bất tiện
họ phải tìm những chuyến tàu có cùng lịch trình, cùng tải trọng, giá trị hàng
hoá cũng phải tương đương nhau. Nên giữa thế kỷ XIV ở nước Ý, chủ hàng
nghĩ ra một cách khác hay hơn, thuận tiện hơn: chủ hàng ký quỹ với nhà băng
bằng chính số hàng hoá của họ, khi số hàng hoá đó cập bến cảng cuối cùng
một cách an toàn thì chủ hàng phải trả cả phần vốn vay và lãi. Còn nếu hàng
bị tổn thất trên chuyến hành trình thì sẽ được nhà băng xoá toàn bộ số nợ hay

một phần tuỳ thuộc vào số hàng bị tổn thất đó. Phần lãi vay ở đây vì có cả
phần chi phí đảm bảo rủi ro nên các chủ hàng phải trả lớn hơn phần lãi vay
thông thường. Đây còn gọi là chế độ “vay mượn phiêu lưu” và phần chênh
lệch giữa lãi vay và lãi vay thông thường là phí bảo hiểm trá hình. Như vậy,
bảo hiểm hàng hải ra đời đầu tiên ở Ý. Thế kỷ XVII, nước Anh chiếm vị trí
hàng đầu trong buôn bán và hàng hải quốc tế. Thành thói quen các nhà buôn
3
Chuyên đề tốt nghiệp ThS. Nguyễn Thị Lệ Huyền
thường hay tập trung ở quán café để trao đổi tin tức về hàng hoá và các
chuyến tàu vận chuyển hàng. Và tại các quán café các nhà buôn có thể gặp
các chủ ngân hàng, người chuyên chở bàn luận trực tiếp với nhau. Năm 1683,
tại quán café ở London của Edward Lloyd làm chủ cửa tiệm cũng diễn ra các
hoạt động giao dịch của chủ hàng, chủ tàu, chủ nhà băng và quán này ngay
càng rất đông các thành viên tham gia. Đến năm 1770, quán cafe này đã trở
thành một tổ chức của các nhà bảo hiểm có tư cách pháp nhân và đổi tên gọi
là “Lloyd’s”. Năm 1871, hợp nhất lại theo luật Quốc hội trở thành Hội đồng
Lloy’s và sau này trở thành nơi giao dịch kinh doanh bảo hiểm, hãng bảo
hiểm lớn nhất thế giới.
Đến nay, cùng với sự phát triển của thương mại thế giới bảo hiểm hàng hoá
xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển phát triển hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Trong đó, nước Anh có thị trường bảo hiểm London là thị
trường lớn nhất thế giới và là mẫu mực cho ngành bảo hiểm nhiều nước.
1.1.2. Sự cần thiết của Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển
Vận chuyển hàng hóa quốc tế có thể tiến hành theo 4 hình thức: bằng
đường hàng không, đường bộ, đường sắt hỏa hay đường biển. Theo thống kê
có khoảng hơn 90% khối lượng hàng hoá XNK của thế giới được vận chuyển
bằng đường biển. Bởi vì, vận chuyển bằng đường biển có những ưu điểm mà
các dịch vụ vận chuyển khác không có được như:
- Vận chuyển bằng đường biển có thể chở được nhiều chủng loại hàng hoá

với khối lượng lớn thậm chí cả những loại hàng hoá siêu trường và siêu trọng
mà các phương tiện vận tải khác như: Đường bộ, đường sông, đường hàng
không… không thể đảm nhận được.
- Do vận chuyển bằng đường biển lợi dụng được những điều kiện thiên
nhiên của biển nên chi phí như vốn, nguyên vật liệu, sức lao động… bỏ ra
4
Chuyên đề tốt nghiệp ThS. Nguyễn Thị Lệ Huyền
thường ít hơn so với chi phí bỏ ra cho những phương tiện khác. Chính điều
này làm cho giá thành vận chuyển bằng đường biển thấp hơn so với các
phương tiện khác. Đây là ưu thế mà những doanh nghiệp thường lựa chọn vận
chuyển bằng đường biển để XNK hàng hoá trong thương mại quốc tế.
- Các tuyến vận chuyển bằng đường biển thường là rộng lớn nên người ta
có thể đồng thời tổ chức được nhiều tuyến tàu trên cùng một tuyến hoặc cho
cả hai chiều.
- Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển mối quan hệ kinh tế
giữa các nước trong khu vực cũng như quốc tế, tăng nguồn thu ngoại tệ…
Vì vậy, nhiều nước mặc dù không tiếp giáp với biển nhưng cũng phải
thông qua cảng của người khác để vận chuyển hàng hoá bằng đường biển như
Lào, Séc…
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì vận chuyển bằng đường
biển cũng có một số nhược điểm sau:
- Vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều rủi ro do các yếu tố tự nhiên,
yếu tố kỹ thuật, yếu tố xã hội hoặc con người.
Do yếu tố tự nhiên: Quá trình vận chuyển hàng hoá trên biển phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu… Mặc dù hiện nay khoa
học kỹ thuật rất phát triển chúng ta có thể dự báo được thời tiết, cảnh báo
được động đất sóng thần… nhưng các yếu tố tự nhiên luôn xảy ra bất cứ lúc
nào và không theo một quy luật nhất định nào. Vì vậy, những thiên tai như:
bão, sóng thần, lốc, vòi rồng… khi xảy ra có thể gây thiệt hại vô cùng to lớn
về cả người và của.

Do yếu tố kỹ thuật: Ngày nay, con người ngày càng sử dụng nhiều hơn các
phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhưng dù máy móc hiện đại đến đâu
thì cũng không thể tránh khỏi những sai sót, trục trặc về mặt kỹ thuật. Đó có
thể là trục trặc của chính bản thân con tàu, kỹ thuật dự báo, các tín hiệu điều
5
Chuyên đề tốt nghiệp ThS. Nguyễn Thị Lệ Huyền
khiển từ đất liền hoặc từ vệ tinh… từ đó gây ra đổ vỡ mất mát hàng hoá trong
quá trình vận chuyển hàng hoá XNK.
Do yếu tố xã hội con người: Hàng hoá có thể bị mất trộm, mất cắp, bị cướp
hoặc bị thiệt hại do chiến tranh…
- Tốc độ tàu biển thường chậm, hành trình trên biển thường có thời gian
dài nên xác suất rủi ro xảy ra trên biển là rất cao. Thêm vào đó, việc ứng cứu
rủi ro, tai nạn lại gặp rất nhiều khó khăn.
- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mỗi chuyến hàng thường có giá
trị rất lớn bao gồm giá trị tàu và hàng hoá trở trên tàu nên khi tổn thất xảy ra
sẽ gây tổn thất rất lớn về tài sản, trách nhiệm và con người.
- Trong quá trình vận chuyển hàng hoá, chủ phương tiện sẽ là người chịu
trách nhiệm chính. Nhưng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi
và mức độ tuỳ theo điều kiện giao hàng và hợp đồng vận chuyển.
Để phát huy tối đa những mặt tích cực đồng thời hạn chế những mặt tiêu
cực trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển thì nghiệp vụ bảo hiểm hàng
hoá vận chuyển bằng đường biển đã ra đời. Từ khi nghiệp vụ ra đời thì các
doanh nghiệp yên tâm sản xuất, ổn định kinh doanh giúp nền kinh tế phát
triển tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nghiệp vụ cũng là nhân tố quan
trọng thúc đẩy hoạt động XNK hàng hoá phát triển nhanh chóng như ngày
hôm nay.
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm
Trong nghiệp vụ này đối tượng bảo hiểm là hàng hoá xuất nhập khẩu đang

trong quá trình vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác (gồm cả thời
gian lưu kho, trung chuyển, chờ xếp lên phương tiện hoặc chờ chủ hàng nhận
6

×