Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Bài giảng bảo trì hệ thống phần II đh sư phạm huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.09 MB, 46 trang )

Bài 4. CÀI ĐẶT MẠNG LAN
Trong mục này, chúng ta sẽ xem cách thiết lập một mạng LAN ngang hàng sử dụng kiến trúc
Ethernet với thiết bị mạng thông dụng:




Cáp xoắn đôi (twisted pair) sử dụng đầu cắm RJ-45
Card mạng Ethernet
Hub

1. Lắp đặt thiết bị
a. Bấm cáp mạng
Một trong các thao tác khi lắp đặt mạng là bấm cáp mạng nhằm gắn đầu dây mạng vào cáp mạng
Quy định về thứ tự dây
Có 2 chuẩn quy định về thứ tự dây cho cáp xoắn đôi (twisted pair) sử dụng đầu cắm RJ-45

Pin
568A
568B

1
Trắng Lục
Trắng Cam

2
Lục
Cam

3
Trắng Cam


Trắng Lục

4
Xanh
Xanh

5
Trắng Xanh
Trắng Xanh

6
Cam
Lục

7
Trắng Nâu
Trắng Nâu

Nâu
Nâu

Sự khác nhau giữa hai chuẩn trên là sự đảo nhau giữa dây 1 và dây 3, dây 2 và dây 6. Trên thực
tế chỉ có các dây 1,2,3 và 6 được sử dụng, các dây còn lại chưa được sử dụng.
Đối với cáp xoắn đôi (twisted pair), tuỳ theo loại thiết bị kết nối mà chọn cách bấm cáp:
 Cáp thẳng (Straight-through):
57






Nối máy tính và hub/switch
Bấm hai đầu theo cùng chuẩn: A – A hoặc B – B

 Cáp chéo (Crossover):



Nối hai thiết bị cùng loại: nối hai máy tính trực tiếp, hoặc hai Hub qua cổng Uplink…
Bấm hai đầu theo hai chuẩn chéo nhau: A – B

Trong thực tế, việc nối mạng vẫn thành công với cách bấm dây theo thứ tự bất kỳ, miễn là thực
hiện nguyên tắc:



Cáp thẳng:hai đầu nối của một sợi cáp có thứ tự dây giống nhau
Cáp chéo: dây 1 của đầu này thành dây 3 của đầu kia và ngược lại, đối với cặp dây 2 và 6
cũng có sự đảo ngược như vậy.

b. Cài driver
 Thông thường: Khởi động máy, Windows sẽ tự cài đặt
 Dùng đĩa đi kèm (đĩa kèm mainboard nếu là card onboard)
 Tìm kiếm driver theo số hiệu card
2. Một số khái niệm
a. Địa chỉ IP
IP là địa chỉ 32 bit dùng để xác định một nút trong mạng. Được biểu diễn theo dạng
xxx.xxx.xxx.xxx, ví dụ 192.168.1.124.
Khi cài đặt mang LAN, chọn địa chỉ mạng trong vùng dành cho Intranet ( xem bảng phân bố các
lớp IP)

Lớp
Bắt dầu
Kết thúc
Netmask
Địa chỉ Internet thường
A

1.0.0.0

127.255.255.255

255.0.0.0

B

128.0.0.0

191.255.255.255

255.255.0.0

C

192.0.0.0

223.255.255.255

255.255.255.0

Dành cho Intranet

A

10.0.0.0

10.255.255.255

255.0.0.0

B

172.16.0.0

172.31.255.255

255.255.0.0

C

192.168.0.0

192.168.255.255

255.255.255.0

Các lớp D, E dành riêng cho các trường hợp đặc biệt
58


Bảng phân bố các lớp IP
b. Gateway

Gateway chỉ thiết bị kết nối giữa các mạng TCP/IP khác nhau để dẫn đường, chuyển các gói tin
giữa các mạng.
Một máy tính muốn kết nối với các máy của mạng khác cần thông qua Gateway, IP của Gateway
sẽ được khai báo trong cấu hình của máy đó.
c. DNS (Domain Name System)
DNS (Domain Name System) là một hệ cơ sở dữ liệu phân tán dùng để ánh xạ giữa các tên miền
và các địa chỉ IP. DNS đưa ra một phương pháp đặc biệt để duy trì và liên kết các ánh xạ này
trong một thể thống nhất.
Trong phạm vi lớn hơn, các máy tính kết nối với internet sử dụng DNS để tạo địa chỉ liên kết
dạng URL (Universal Resource Locators). Theo phương pháp này, mỗi máy tính sẽ không cần
sử dụng địa chỉ IP cho kết nối mà chỉ cần sử dụng tên miền (domain name) để truy vấn đến kết
nối
đó.
Với

hình
phân
cấp
như
hình
dưới
đây
:

Mô hình phân cấp tên miền
3. Thiết lập cấu hình TCP/IP

Sau khi trình điều khiển của card
mạng được cài đạt thành công.
Windows tạo một mục dạng “Local

Area Connection ...” trong mục
Network
Connections.
Chọn
59


Properties của mục Local Area
Connection... sẽ xuất hiện hộp hội
thoại như hình bên. Tiếp tục chọn
properties của mục Internet Protocol.

Có hai cách khai báo địa chỉ IP cho
máy trạm: IP tĩnh và IP động.
Các thông tin cần cho cấu hình TCP/IP
bao gồm: IP, Gateway, DNS.
a. Thiết lập IP tĩnh
IP tĩnh phù hợp cho các máy cố định,
đặc biệt là các máy có chia sẻ dịch vụ.
Với cách thiết lập IP tĩnh, chúng ta chỉ
định một IP cố định cho mỗi máy.
Để khai báo IP, trong mục Internet Protocol properties, chọn Use the follow IP address. Nhập IP
Subnet Mask và Gateway (nếu cần)
b. Sử dụng IP động
IP động là giải pháp phù hợp cho các máy tính
không cố định, ngoài ra nó cung là giải pháp
giúp tiết kiệm công sức đối với các mạng có
nhiều máy tính.

Để có thể sử dụng IP động cần có một DHCP

Server trong mạng, DHCP server sẽ cung cấp
IP mỗi khi kết nối. Đồng thời, trên máy sử
dụng IP động cần có dịch vụ DHCP client (đối với máy tính Windows, dịch vụ DHCP client đã
được cài mặc định).

Để khai báo sử dụng IP động, trong mục Internet Protocol properties, chọn Obtain un IP
automatically.
c. Cài đặt DHCP Server
DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) là một chuẩn IP được thiết kế để giảm tính phức
60


tạp cho các cấu hình địa chỉ IP quản trị.

DHCP Server cung cấp tập hợp các tham số như gateway, DNS, subnet mask và một loạt địa chỉ
IP.

Sau đây là cách cài đặt DHCP server trong windows 2000 Server:
+ Chọn Configure your server trong Administrator Tools
+ Vào mục Networking -> DHCP, chọn Open DHCP manager
+Trong danh sách Server Roles, right-click trên tên máy, chọn New Scope:

61


Phạm vi (scope): tập hợp các địa chỉ IP máy tính trong mạng con dùng DHCP.

+ Ở màn hình tiếp theo, gõ tên phạm vi và bấm Next, ta đến màn hình sau:

62



+ Ở màn hình trên, nhập phạm vi địa chỉ phân phối, là dãy IP dành để cấp cho các may client,
bắt đầu từ Start IP Address đến End IP address.

63


+ Tiếp theo, nhập phạm vi địa chỉ loại trừ không phân phối (chẳng hạn một số IP được xác lập cố
định cho router hay một số máy đặc biệt không nên phân bố cho máy khác).

64


+ Màn hình trên thiết lập thời gian “thuê bao” một IP (hết hạn thời gian này IP có thể được
cấp cho máy khác, thực tế, trước khi hết hạn máy client sẽ gửi tiếp yêu gia tăng thời gian
cấp IP).
+ Ở màn hình tiếp theo, chọn Yes, I want to configure this options now để thực hiện thiết lập
Gateway và DSN Server, bấm Next
+ Hai màn hình tiếp theo để khai báo Gateway và DNS Server:

65


+ Bước cuối cùng chọn Yes, I want to activate this scope now để kích hoạt ngay hoặc No, I
will activate this scope later để tạm thời chưa kích hoạt scope này.
4. Kiểm tra hoạt động của mạng
a. Lệnh ipconfig
Lệnh ipconfig để xem cấu hình TCP/IP hoặc làm tươi thiết lập DHCP. Thường dùng dạng:
ipconfig [/all] [/renew [Adapter]] [/release [Adapter]]

/all
Hiển thị đầy đủ cấu hình TCP/IP cho mọi connection
/renew [Adapter]
Làm mới cấu hình TCP/IP (DHCP)
/release [Adapter]
Loại bỏ cấu hình TCP/IP hiện thời (DHCP)

66


b. Lệnh ping
Lệnh ping dùng để kiểm tra kết nối TCP/IP cú pháp
ping ip/hostname

67


c. Lệnh nslookup

Lệnh nslookup cho phép kiểm tra hệ thống DNS. Một số ví dụ sử dụng lệnh này:

e. Lệnh tracert (traceroute)
Có thể sử dụng lệnh này để kiểm đường đi đến một máy nào đó. Cú pháp
68


tracert [option] hostname
Ví dụ:

Ghi chú: Xem Help của Windows để biết chi tiết về các lệnh trên.


5. Khai báo tên máy và workgroup/domain
Vào System propertie, chọn Tab Computer Nam, Click Change..
 Nhập tên máy,
 Chọn workgroup hay domain và nhập tên

69


6. Chia sẽ tài nguyên trên mạng
Các dịch vụ (service) cần cho việc truy cập và chia sẻ file và máy in:
+ Client for Microsoft Network
+ File and Printer Sharing for Microsoft Network
a. Chia sẻ ổ đĩa, thư mục
Để chia sẻ (share) ổ đĩa hay thư mục, vào Window Explorer Chọn ổ đĩa/thư mục, click chuột
phải, chọn Sharing…

70


Trong hộp hội thoại sharing sẽ có một số tham số thường gặp:
+ New Share: Tạo chia sẻ
+ Remove Share: Xoá chia sẻ
+ Share this folder: Chia sẻ
+ Share name: Tên trên mạng của ổ đĩa hay thư mục
+ Allow: Giới hạn số lượng các user
+ Permissions: thiết lập quyền truy xuất

71



Bấm vào Permissions, hộp hội thoại bên xuất hiện cho phép thiết lập quyền cho từng user:
Everyone để chỉ tất cả mọi user, ứng với mỗi user, chúng ta có thể thiết lập quyền
- Read: đọc
- Change: thay đổi
Ứng với mỗi quyền, chọn Allow để cho phép hoặc Deny để cấm.

72


b. Truy xuất tài nguyên từ máy khác
Để truy xuất đến ổ đĩa, thư mục trên máy khác có thể vào mục My Network Places
Cũng có thể truy xuất bằng cách gõ trực tiếp đường dẫn có dạng: \\tênmáy\tênShare, ví dụ:
\\PC01\data\hoso
Nếu một thư mục nào đó trên mạng được truy xuất thường xuyên, nên ánh xạ thành một ổ đĩa
trên máy cục bộ.
Để thực hiện ánh xạ ổ đĩa mạng, chạy Windows Explorer, sau đó vào Tools-> Map Network
Drive (Hoặc right-click trên My Network Places rồi chọn Map Network Drive). Các bước tiếp
theo, chọn thư mục và tên của ổ đĩa mạng.

73


c. Chia sẻ máy in
Có thể chọn chia sẻ máy in trong quá trình cài đặt hoặc bất ký lúc nào. Muốn chia sẻ một máy in
có sẳn, chúng ta vào Start - Settings- Printer… Trong danh sách các máy in, right-click trên máy
in muốn chia sẻ, chọn Sharing:
Chọn Share this printer để chia sẻ hoặc Do not share this printer để không chia sẻ máy in này.
Mục Share name: tên trên mạng của máy in mà các máy khác sẽ sử dụng.
d. Cài máy in mạng

Từ một máy tính, muốn sử dụng một máy in kết nối ở máy tính khác trong mạng thì cần phải cài
một “máy in mạng”. Dĩ nhiên máy in đó phải được chia sẻ.
Việc cài máy in mạng, củng giống như cài máy in cục bộ, chọn chức năng Add Printer trong
mục Printers ( Start -> Settings-> Printers…)
Bấm Next, đến đoạn Local or Network Printer, chọn Network printer, or a printer attached to
another computer (xem hình bên)
Bấm Next, bước tiếp theo gõ tên máy in hoặc sẽ chọn (Browse). Tên của máy in có dạng
\\tênmáy\tênmáyinchiasẻ.Các bước tiếp theo như cài máy in bình thường.

74


75


Chương III. BẢO TRÌ MÁY VI TÍNH
Bài 1. BẢO DƯÕNG MÁY TÍNH
1. Mục đích
 Ngăn ngừa sự cố.
 Hạn chế thiệt hại.
2. Bảo đảm môi trường làm việc của máy tính
 Môi trường sạch sẽ, khô thoáng
 Không cho phép hút thuốc bên cạnh PC, khói thuốc có thể gây tổn hại cho đĩa cứng máy
tính.
 Ðặt PC ở nơi không bị va sốc.
 Không để chất lỏng gần máy tính
3. Kế hoạch bảo trì
Cần vạch ra một kế hoạch bảo trì cho hệ thống các máy tính. Tùy điều kiện môi trường, tần
suất làm việc mà đưa ra kế hoạch phù hợp. Dưới đây là một ví dụ:
Thành phần

Bảo trì
Tần suất
Bên trong vỏ Làm vệ sinh các lỗ thông gió.
Hàng năm
máy
Thổi bụi đất ra khỏi vỗ máy bằng khí nén, làm vệ
sinh lỗ thông gió, bộ nguồn, và quạt bằng khí
nén.Gắn chắc chắn các chíp và card mở rộng.

Ổ đĩa cứng

Làm vệ sinh các tiếp điểm trên card mở rộng
Sao lưu setup
Chỉ làm vệ sinh đầu ổ đĩa mềm khi ổ đĩa không
chạy
Sao lưu.

Bàn phím

Tự động thi hành chương trình quét virus vào lúc Ít nhất mỗi ngày
khởi động
Hàng năm
Gom mảnh ổ đĩa và phục hồi cluster bị thất lạc
Làm vệ sinh bàn phím.
Hàng năm

CMOS setup
Ổ đĩa mềm

Mỗi khi thay đổi

Khi ổ đĩa gặp trục
trặc
Ít nhất mỗi tuần

76


Mouse
Monitor
Máy in

Làm vệ sinh trục lăn và bi lăn
Hàng tháng
Lau màn hình bằng vải mềm
Ít nhất mỗi tháng
Làm sạch bụi đất và mảnh giấy bằng khí nén hay Ít nhất mỗi tháng
chân không. có thể lấy mảnh giấy vụn ra bằng
kẹp.
Làm vệ sinh đường đi của giấy và ruy-băng bằng
vải mềm không có xơ.

Phần mềm

Bản ghi

Không dùng hộp mực đã sắc lại hoặc đổ lại mực
vào ruy-băng
Nếu được cấp trên chỉ thị, chỉ kiểm tra sự hiện Ít nhất mỗi tháng
diện của phần mềm hợp pháp
Xoá tập tin khỏi recycle bin và thư mục \temp.

Ghi chép tất cả phần mềm, kể cả số phiên bản và Mỗi khi thay đổi
hệ điều hành cài trên PC.
Ghi chép tất cả thành phần phần cứng được cài,
luôn cả xác lập phần cứng.
Ghi chép thời điểm bảo trì phòng ngừa và cách
bảo trì .
Ghi lại công việc sửa chửa PC

Khi vận chuyển trang thiết bị
 Sao lưu ổ đĩa cứng lên hộp băng từ CDROM.
 Tắt PC và mọi thiết bị khác.
 Rút dây điện ra khỏi ổ cắm điện và thiết bị. Rút tất cả thiết bị ngoài ra khỏi máy tính.
 Nếu nghĩ sau này sẽ gặp trở ngại về nhận diện dây cáp nào thuộc thiết bị hay đầu nối
nào, đánh dấu đầu nối cáp bằng băng keo trắng.
 Cuộn tất cả dây lại rồi buộc bằng dây thun.
 Bỏ máy tính, monitor, cùng tất cả thiết bị vào thùng các tông có đủ vật liệu bảo vệ chúng
4. Sao lưu dữ liệu
a. Các khái niệm
Full backup: sao lưu đầy đủ.
77


Incremental backup: sao lưu tiệm tiến: chỉ sao lưu tập tin thay đổi hoặc mới kể từ lần lưu đầy
đủ hay tiệm tiến sau cùng.
Diferential backup: sao lưu vi sai: chỉ sao lưu tập tin thay đổi hoặc mới kể từ lần lưu đầy đủ
sau cùng.
Các mức sao lưu:
 Sao lưu trên đĩa cứng
 Sao lưu vào băng đĩa, CDROM.
b. Sử dụng tiện ích backup của windows

Khởi động: [Start]->Programs->Accessories->System Tools->Backup
Các chức năng chính:



Sao lưu (backup) và khôi phục (Restore) các thư mục tập tin theo các dạng
Sao lưu và khôi phục trạng thái hệ thống (System State) bao gồm:

 Registry
 Dữ liệu về các lớp COM+ đã đăng ký.
 Các file hệ thống, file boot
 Dịch vụ Active Active Directory
Sao lưu hai dạng trên theo lịch trình (Schedule).
Có các loại sao lưu : Full (Normal), Incremental, Diferential...

78


Bài 2. GIỚI MỘT SỐ TIỆN ÍCH HỆ THỐNG
1. Disk Defragmenter
Sau một quá trình sử dụng (gồm việc tạo và xoá các file, thư mục), nội dung của các tập tin và
thư mục trên trên một ổ đĩa (Volume) bị phân mảnh thành nhiều phần rải rác. Điều này ảnh
hưởng đến tốc độ đọc ghi trên ổ đĩa đó và do đó, ảnh hưởnh đến tốc độ máy tính.
Disk Defragmenter là một tiện ích của Windows dùng để gom mảnh một đĩa (Volume) trong
máy tính, làm cho nội dung các tập tin và thư mục và phần trống trong đĩa trở thành các vùng
liên tục trên đĩa.
Để khởi động chương trình (Win XP, 2000...), vào Start->Programs->Accessories->System
Tools-> Disk Defragmenter.
Giao diện:


Chọn một ổ đĩa (Volume), dùng chức năng Analyze để phân tích đĩa, từ đó quyết định nên gom
mảnh hay chưa. Để tiến hành gom mảnh, dùng chức năng Defragmenter.

79


Có thể thực hiện gom mảnh ổ đĩa từ cửa sổ lệnh: defrag volume
2. Disk CleanUp
Đây là tiện ích của Windows để xoá các file tạm của hệ thống, file tạm Internet, các file trong sọt
rác... để tạo khoảng trống cho đĩa.
Để khởi động chương trình (Win XP, 2000...), vào Start->Programs->Accessories->System
Tools-> Disk Cleanup. Trong cửa sổ của chương trình, chọn các loại file cần xoá và ấn OK.

3.Norton Ghost
Norton Ghost là một sản phẩm của tập đoàn Symantec cho phép backup toàn bộ thông tin trên
một ổ đĩa hay một partion vào một tập tin nén gọi là tập (tập tin image). Ta cũng có thể sử dụng
Ghost để nhân bản ổ đĩa, partion trên cùng máy hay ở hai máy thông qua mạng, kết nối qua cổng
USB hay cổng song song.
Norton Ghost hỗ trợ backup trên nhiều hệ thống file: FAT, FAT32, NTFS, và Linux Ext2/3 và
backup nhiều hệ điều hành khác nhau: DOS, Windows 2000/XP/NT/9x, OS/2, hay Linux.
Thông thường, ta sử dụng Norton Ghost để sao lưu dự phòng ổ đĩa, partion chứa hệ điều hành và
nhân bản hệ thống hệ điều hành + các phần mềm từ một máy tính ra nhiều máy tính, tiết kiệm
80


thời gian cài đặt..
Ngoài ra, Norton Ghost còn có nhiều chức năng khác như cho phép sửa chữa file (FAT/FAT32),
Khôi phục file đơn lẽ, quản trị đĩa và partion…
Norton Ghost gồm nhiều thành phần khác nhau:
 Norton Ghost wizards: Phần giao diện trên Windows hướng dẫn các bước chi tiết để

backup và khôi phục đĩa hay partion.
 File thực thi Norton Ghost: File Ghost.exe chạy ở chế độ DOS, cho phép thực hiện
backup, khôi phục hay nhân bản ổ đĩa, partion dễ dàng. File Ghost.exe dung lượng
nhỏ nên dễ dàng để trong các đĩa khởi động.
 Ghost Explorer: Giao diện Windows cho phép xem và quản lý nội dung bên trong
một file image của Ghost.
 Gdisk là công cụ thay thế cho FDISK và FORMAT, cho phép tạo, định dạng và quản

lý các partion…
Trong tài tiệu này chỉ hướng dẫn các bước cơ bản để backup, restore trên giao diện của
GHOST.EXE và trên giao diện Windows.
a. Sử dụng Norton Ghost ở chế độ DOS
Khởi động Norton Ghost:
Khởi động máy tính về chế độ DOS, gõ lệnh path\ghost.exe, trong đó path là đường dẫn đến vị
trí file thực thi ghost.exe.
File ghost.exe có thể tìm thấy trong thư mục Dos trong đĩa cài Norton Ghost 2003.

81


×