Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn THIẾT kế đồ DÙNG dạy học bộ môn CÔNG NGHỆ, NGHỀ điện dân DỤNG và môn vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.41 MB, 13 trang )

1

SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
Mã số:………………….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC BỘ MÔN CÔNG NGHỆ, NGHỀ
ĐIỆN DÂN DỤNG VÀ MÔN VẬT LÝ
TÊN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐÈN SÁNG LUÂN PHIÊN
GỒM: ĐIỀU KHIỂN ĐÈN NGỦ VÀ ĐÈN DÙNG ĐỂ HỌC TẬP HOẶC ĐÈN
DÙNG ĐỂ LÀM VIỆC

Người thực hiện: Mai Văn Minh
Lĩnh vực nghiên cứu: Thiết kế đồ dùng dạy học bộ môn
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp giảng dạy bộ môn

- Thiết kế đồ dùng dạy học bộ môn 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh

 Hiện vật khác

Năm học: 2012 - 2013
Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên thực hiện – Mai Văn Minh – NH 2012 - 2013



2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Mai Văn Minh
2. Ngày tháng năm sinh: 8 – 11 – 1972
3. Nam
4. Địa chỉ: Ấp 2 xã Long Thọ - Nhơn Trạch - Đồng Nai
5. Điện Thoại: 0913792807
6. Giáo viên kiêm thư kí hội đồng giáo dục
7. Đơn vị công tác: Trường THPT Phước Thiền
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị : Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM
- Năm nhận bằng: 1995
- Chuyên ngành đào tạo : Kỹ Sư Cơ Khí Động Lực
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Thiết kế đồ dùng dạy học bộ môn
- Số năm có kinh nghiệm: 13
- Các sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả dạy nghề phổ thông năm học
2005 – 2006
- Thiết kế và tính toán máy biến áp một pha công suất nhỏ năm học 2007 – 2008
- Thiết kế và tính toán máy biến áp một pha công suất nhỏ năm học 2010 – 2011
có cải tiến mới hơn so với năm học 2007 – 2008
- Thiết kế đồ dùng dạy học bộ môn: Mạch điều khiển và bảo vệ quá điện áp năm
học 2011 – 2012 đạt loại khá

Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên thực hiện – Mai Văn Minh – NH 2012 - 2013



3

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Tính Cấp thiết của đề tài (thực trạng, nhu cầu đổi mới về mặt lý luận và thực
tiễn): Thiết kế đồ dùng dạy học mang tính thực tiễn và được sử dụng rộng rãi nhiều
trong cộng đồng xã hội. Mỗi gia đình, mỗi phòng cá nhân riêng đều có Mạch đèn
sáng luân phiên gồm: Điều khiển đèn ngủ và đèn dùng để học tập hoặc đèn dùng
để làm việc để thuận tiện cho việc học tập, làm việc và kể cả lúc đi ngủ.
- Tính mới của đề tài( chưa ai đề cập đến, hoặc đề cập tới chưa đủ, chưa đúng ):
+ Khi giảng dạy, ngưởi dạy sẽ đưa ra hình vẽ minh họa và đưa mô hình này vào bài
học, học sinh dể tính toán, hiểu bài giảng hơn và dể quan sát khi chỉ có nhìn hình vẽ.
+ Học sinh có thể tự vận dụng để thiết kế cho gia đình, cho phòng cá nhân riêng của
mình và có thể lắp đặt cho mọi gia đình một mạch điện nào đó khi có nhu cầu và
cần thiết.
+ Các thiết bị và các số liệu cụ thể trong bản vẽ thiết kế để lắp mạch điện: Mạch đèn
sáng luân phiên gồm: Điều khiển đèn ngủ và đèn dùng để học tập hoặc đèn dùng
để làm việc rất đơn giản, tự bản thân học sinh sáng tạo, thiết kế và tính toán cho
phòng cá nhân riêng của mình và lắp đặt cho mọi người khi có nhu cầu sử dụng.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi:
- Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài: vận dụng
kiến thức bộ môn học như: Phần dòng điện không đổi môn vật lý lớp 11, phần
dòng điện xoay chiều lớp 12, Môn học Công nghệ lớp 12 và môn học nghề điện
dân dụng lớp 11
- Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề có liên quan với đề
tài: Lãnh đạo trường rất quan tâm đến việc làm đồ dùng dạy học bộ môn vì đây
là phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, làm tăng
hiệu quả dạy và học.
- Các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề liên quan với đề
tài: Đa số học sinh thích học khi có mô hình thực tế học tập tại lớp vì đây là

minh chứng thực tiễn gây hứng thú, sinh động cho học sinh tìm hiểu cái mới và
có tính sáng tạo trong dạy học và người học.
2. Khó khăn:
- Thực trạng về mặt tiêu cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài: Chưa có
sách giáo khoa hướng dẫn cụ thể chi tiết, chủ yếu vận dụng kiến thức đã học
trong bộ môn vật lý, công nghệ và nghề phổ thông.
- Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề có liên quan với đề
tài: Học sinh chán học học kiểu lý thuyết mà không có minh chứng bằng trực
quan sinh động.
- Các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tiêu cực đến các vấ đề liên quan với đề
tài: chưa có dụng cụ thực hành đầy đủ để minh chứng thực nghệm.
3. Số liệu thống kê: số liệu này lấy số học sinh của 4 lớp 11 là 180 học sinh năm
học 2012 – 2013 của Trường THPT Phước Thiền đang học nghề phổ thông. Tất
cả học sinh 4 lớp đều tích cực tính toán và thiết kế cho bài học thực hành, nhiều
Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên thực hiện – Mai Văn Minh – NH 2012 - 2013


4

học sinh ngoài việc lắp ráp đúng, còn phát huy tính thẩm mỹ, an toàn và tiết
kiệm cho đề tài của bài học thực hành. Kết quả đạt 100% học sinh lắp ráp đúng,
đẹp, tiết kiệm và an toàn.
4. III. NỘI DUNG CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
- Quan điểm các nhà khoa học về vấn đề có liên quan đến đề tài: Trong sách giáo
khoa của môn học vật lý, công nghệ và nghề phổ thông có hướng dẫn lý thuyết
tính toán nhưng chưa thiết kế lắp ráp được mạch điện. Nhằm phát huy tích tích cực
của học sinh phổ thông, người dạy hướng dẫn thiết kế và tính toán, còn học sinh
thực hiện theo sự thiết kế và tính toán sau đó lắp ráp cho đúng, đẹp và an toàn
* Dẫn chứng: Sách giáo trình môn vật lý, công nghệ và nghề phổ thông

- Các vấn đề bức xúc( sự cần thiết, tính cấp bách, tính mới ) của đề tài cần được
giải quyết dựa trên các quan điểm nghiên cứu khoa học và thực tiễn của bản
thân người thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:
+ Sự cần thiết: Sách giáo khoa của môn học vật lý chỉ đưa ra tính toán cách mắc
điện trở song song hoặc nối tiếp và nhiều công thức tính các số liệu như dòng điện,
điện áp, công suất…..nhưng chưa dẫn chứng bằng thực nghiệm thực hành. Còn
sách giáo khoa nghề phổ thông thì đưa ra các bài thực hành quá ít như: mạch điện
chỉ có 1 bóng đèn và mạch đèn cầu thang. Giáo viên giảng dạy cần phải vừa tính
toán theo sách giáo khoa vừa minh hoạ, minh chứng thực tế bằng hình ảnh, thiết
bị dạy học, đồ dùng dạy học. để học sinh quan sát một cách rõ ràng dể hiểu.
+ Tính cấp bách: Mỗi học sinh phải thực hiện các bước thiết kế, tính toán, lắp ráp
để điều khiển mạch điện của đồ dùng dạy học như: Mạch đèn sáng luân phiên
gồm (Điều khiển đèn ngủ và đèn dùng để học tập hoặc đèn dùng để làm việc ).
+ Tính mới: Thực hiện sự toán bằng toán học vật lý và các bước điều khiển bằng
dụng cụ trực quan trực tiếp trên lớp học.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC BỘ MÔN
Tên đồ dùng dạy học: Mạch đèn sáng luân phiên gồm: Điều khiển đèn ngủ và đèn
dùng để học tập hoặc đèn dùng để làm việc
I/ CHUẨN BỊ THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ DỤNG CỤ CHO BÀI HỌC THỰC HÀNH:
1. Bảng điện nhựa 16 x 20 cm
2. 2 cầu chì
3. 1 công tắc thường và 1 công tắc 3 cực
4. 1 bóng đèn Compac loại 25W – 220V để tiết kiệm điện có thể bóng đèn có
công suất tùy theo nhu cầu người sử dụng (loại này sử dụng khi lắp thực tế ),
còn ở đây là thực hành minh họa nên dùng loại 14W – 220V cho tiết kiệm.
Bóng đèn này dùng để học tập hoặc làm việc.
5. 2 bóng đèn loại 5W – 220V giống nhau, 2 bóng đèn này dùng để khi đi ngủ
Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên thực hiện – Mai Văn Minh – NH 2012 - 2013



5

6. 1 ổ điện loại 10A – 220V
7. 1 phích cắm điện
8. 4 mét dây điện , 2 màu khác nhau hoặc có thể cùng màu
II/ SƠ ĐỒ THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN
+
AC - 220V

Cầu chì

CT. thường


điện

1

2 đèn sợ đốt

2
CT.3 cực

3

2

1
Đèn compac


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên thực hiện – Mai Văn Minh – NH 2012 - 2013


6

III/ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MẠCH ĐIỆN VÀ TÍNH TOÁN
1. Bậc công tắc 1 (công tắc thường – công tắc 2 cực ):
- Dòng điện sẽ có chiều đi như mũi tên màu đỏ , lúc này đèn 1 Compac sáng tỏ để học
tập hoặc làm việc, còn đèn 2 và đèn 3 không sáng.
- Vì lúc này điện áp Unguồn = 220V= Uđèn1 sẽ đặt vào 2 đầu bóng đèn 1 compac, còn
bóng đèn 2 và bóng đèn 3 không có dòng điện đi qua nên đèn 1 và đèn 2 không sáng.
- Trong trường hợp này chúng ta hướng dẫn cho học sinh áp dụng công thức vật lý
tính được dòng điện qua đèn 1, rồi dùng đồng hồ đo dòng điện đo rồi so sánh.
+
AC - 220V

Cầu chì

1


điện
2 đèn sợ đốt

2

3

2


1
Đèn compac

Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên thực hiện – Mai Văn Minh – NH 2012 - 2013


7

2. Bậc công tắc 2 lên phía trên (công tắc 3 cực ): Dòng điện sẽ có chiều đi theo
chiều mũi tên màu đỏ như vậy đèn 1 sẽ không có dòng điện đi qua, đèn 1 sẽ tắt. Lúc
này đèn 2 nối tiếp đèn 3 và có dòng điện đi qua nên 2 đèn đều sáng mờ như nhau.
+ Theo như kiến thức vật lý 11 chương dòng điện không đổi thì đèn 2 sẽ nối tiếp với
đèn 3 từ đó suy ra Unguồn = Uđèn 2 + Uđèn 3 = 220V. Vì do 2 đèn giống nhau, cùng công
suất nên suy ra Uđèn 2 = Uđèn 3 = 110V. Như vậy lúc này 2 đèn giảm điện áp còn phân
nữa nên 2 đèn đều sáng mờ như nhau.
+Theo kiến thức của dòng điện xoay chiều lớp 12 thì U nguồn =
(U đen 2 + U đèè 3 ) 2 = 220V ⇒ U đèè 2 = U đèè 3 = 110V => Đèn 2 và đèn 3 sáng mờ.
+
AC - 220V

Cầu chì

điện

1

2 đèn sợ đốt

2


3

2

1
Đèn compac

Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên thực hiện – Mai Văn Minh – NH 2012 - 2013


8

3. Ngắt công tắc 1 (công tắc thường ): cả 3 đèn đều tắt
+
AC - 220V
Cầu chì

1


điện

2

2 đèn sợ đốt

2

3


1
Đèn compac

IV/ LẮP RÁP MẠCH ĐIỆN (ĐỒ DÙNG DẠY HỌC )
Để cho việc lắp ráp thuận tiện, học sinh tiếp thu dể dàng hơn, chúng ta chọn 2
màu dây riêng biệt, như thiết kế hình vẽ, ta chọn dây màu đỏ là dây dương và dây
màu xanh là dây âm ( trường hợp chúng ta chọn 1 màu dây thì phải chú ý đến dây
dương và dây âm ). Tiến hành lắp ráp theo sơ đồ thiết kế.

* Lưu ý : Nhằm để giảm bớt tổn hao
năng lượng điện, chúng ta lắp ráp mạch điện sao cho không có mối nối. Vì nếu có mối
nối sẽ tăng điện trở tiếp xúc, từ đó dẫn đến tiêu hao điện năng. Đây cũng là cơ sở để
cho học sinh phát huy tính sáng tạo và tích cực trong học tập.
V/ CÁCH SỬ DỤNG CỦA MẠCH ĐIỆN (ĐỒ DÙNG DẠY HỌC )
Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên thực hiện – Mai Văn Minh – NH 2012 - 2013


9

1. Bậc công tắc 1 (công tắc thường – công tắc 2 cực ): Đèn 1 (đèn compac loại 25W
-220V) sẽ sáng tỏ cho chúng ta học tập hoặc làm việc khi cần có ánh sáng. Nếu chúng
ta muốn độ sáng tăng lên hoặc giảm độ sáng thì chúng ta có thể lắp loại đèn có công
suất lớn hơn hoặc công suất nhỏ hơn, tùy theo nhu cầu.

Bậc công tắc 1, đèn 1 (Compac ) sáng để học tập hoặc làm việc
2. Bậc công tắc 2 (công tắc 3 cực ): Đèn 1 sẽ tắc, vì không có dòng điện đi qua. Đèn
2 và đèn 3 lúc này sẽ sáng mờ như nhau
* Lưu ý: Chúng ta có thể bậc công tắc 2 ( công tắc 3 cực ) lên xuống thì mạch đèn
sẽ luân phiên bóng 1 compac sáng tỏ và bóng đèn 2 và bóng đèn 3 sáng mờ.

Bậc công tắc 2 luân phiên
Bậc công
lên xuống
tắc 2 để
đểngủ
học tập và ngủ

3. Ngắt công tắc 1 (công tắc thường ): Cả 3 đèn đều tắt, vì không có dòng điện đi
qua.

Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên thực hiện – Mai Văn Minh – NH 2012 - 2013


10

Ngắt công tắc 1 sẽ tắc hết toàn bộ đèn
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua thực hiện đề tài này tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
- Tiếp tục thực hiện đề tài và chỉnh sửa bổ sung những điểm chưa phù hợp
- Giảng dạy một cách có hiệu quả bằng cách ngắn gọn, làm cho học sinh dể tiếp
thu và dể hiểu bằng hình thức trực quan sinh động.
- Bản thân cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm một số sách GK khác liên quan đến
lĩnh vực đề tài này.
- Đề tài này nhân rộng và áp dụng vào giảng dạy bộ môn Vật lý và dạy nghề phổ
thông cho học sinh
* Đề tài này đã đưa ra cho học học sinh thử nghiệm và vận dụng được trong
học tập, cho gia đình, cá nhân học sinh. Đồng thời đề tài này đã hướng dẫn cho
học sinh tham gia thi liên môn cấp Tỉnh đạt giải và dự thi toàn quốc năm học
2012 - 2013
- Học sinh cần tăng cường học tập hơn và xem nhiều tài tài liệu, hình ảnh có liên

quan đến đề tài này
- Học sinh có thể vận dụng đề tài này để sáng tạo được nhiều mạch điện khác
nhau theo nhu cầu và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

* Ý nghĩa của đề tài
Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên thực hiện – Mai Văn Minh – NH 2012 - 2013


11

- Mạch bảng điện này ứng dụng được nhiều trong gia đình và rộng rãi cho cộng đồng
xã hội.
- Mạch bảng điện này sẽ giúp ít cho chúng ta rèn luyện được kỹ năng sáng tạo khoa
học trong học sinh và vận dụng những kiến thức cơ bản đã học trong quá trình dạy và
học.
- Mạch bảng điện này đơn giản, không phức tạp cho nên chỉ dùng 1 bảng điện để bố
trí cho đèn trong phòng học tập và đèn ngủ.
- Mạch điện này sẽ tiết kiệm được năng lượng điện rất nhiều và ít bị hỏng thiết bị điện
như:
+ Sử dụng đèn compac để học tập và làm việc sẽ tiết kiệm điện và có thể thay đổi
bóng đèn compac theo yêu cầu sử dụng, chỉ cần vặn bóng đèn đang sử dụng ra và
thay bóng đèn khác vào.
+ Khi ngủ chúng ta sử dụng 2 bóng đèn sáng mờ sẽ không bị đứt bóng đèn thường
xuyên như sử dụng 1 bóng đèn. Vì đèn 2 nối tiếp với đèn 3 thì 2 bóng đèn sáng mờ
như nhau. Vì 2 bóng đèn như nhau và có công suất như nhau. Lúc này U nguồn = Uđèn 2 +
Uđèn 3 = 220V => Uđèn 2 = Uđèn 3 = 110V => Giảm điện áp khi thấp đèn trong thời gian
dài nên đèn khó đứt bóng. Đồng thời thích ứng với chế độ ngủ.
+ Nếu chúng ta sử dụng 1 bóng đèn sáng tỏ để ngủ thì bóng đèn sẽ chịu điện áp 220V
dể bị đứt bóng thường xuyên hơn, vì thời gian thấp sáng đèn quá dài. Đồng thời đèn
quá sáng không thích ứng với lúc ngủ.

VI. KẾT LUẬN:
Qua thực hiện đề tài này tôi thấy học sinh rất thích học bộ môn bằng hình thức
trực quan sinh động đồ dùng dạy học, thích hợp với học sinh vùng nông thôn kể cả đô
thị, học sinh tự thiết kế và thực hành có hiệu quả để đưa vào thực tiễn trong xã hội.
Qua đó tôi kiến nghị với cấp quản lý như sau:
- Tăng cường kích thích , ủng hộ , tài trợ và khen thưởng cho những giáo viên
làm đồ dùng dạy học thiết thực nhất.
- Cung cấp tài liệu, dụng cụ học tập, mô hình học tập thực tiễn như đồ dùng dạy
học, thiết bị dạy học……….. Có như vậy mới kích thích được trong quá trình
dạy và học có hiệu quả thiết thực.
- Nhân đây cũng kêu gọi người dạy cần nghiên cứu, tăng cường tự làm đồ dùng
dạy học để trang bị cho mình tự chủ động để dạy cho người học lĩnh hội đạt
hiệu quả cao nhất.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách giáo khoa vật lý lớp 11 chương dòng điện không đổi
- Sách giáo khoa vật lý lớp 12 chương dòng điện xoay chiều
- Sách giáo khoa Nghề điện dân dụng lớp 11 và Sách giáo khoa môn Công nghệ lớp
11, lớp 12
- Kỹ năng vận dụng, phát huy tích kiến thức của học sinh.
- Sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy
Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên thực hiện – Mai Văn Minh – NH 2012 - 2013


12

Cần tham khảo thêm tài liệu như:
1. Điện kỹ thuật - Phạm Văn Bình, Lê Văn Doanh và Trần Mai Thu – Nhà xuất
bản giáo dục – năm 2000
2. Điện điện tử - Nguyễn Văn Điện – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM.
NGƯỜI THỰC HIỆN


Mai Văn Minh

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên thực hiện – Mai Văn Minh – NH 2012 - 2013


13
TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nhơn Trạch, ngày 14 tháng 05 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 - 2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Đề Tài “Thiết kế đồ dùng dạy học bộ môn công nghệ,
nghề điện dân dụng và môn vật lý ”. Tên đồ dùng dạy học “ Mạch điều khiển đèn
sáng luân phiên gồm: Điều khiển đèn ngủ và đèn dùng để học tập hoặc đèn dùng
để làm việc”
Họ và tên tác giả: Mai Văn Minh
Lĩnh Vực: Thiết kế đồ dùng dạy học bộ môn
1.Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới:

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có

2. Hiệu quả

- Hoàn toàn mới và triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khaí áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và triển khai áp dụng tại đơn
vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng
Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên thực hiện – Mai Văn Minh – NH 2012 - 2013




×